Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng (trên cạn) đến quần thể sinh vật thông qua các mối quan hệ tương tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 17 trang )

BÀI TẬP
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Đề tài: Ảnh hưởng của ánh sáng
(trên cạn) đến quần thể sinh vật
thông qua các mối quan hệ tương tác
Nhóm: .......................10.........................
GVGD:

........Đinh Thị Phương Anh.....


Các thành viên của nhóm:
1. TRẦN THỊ DIÊP TUYỀN
2. HUỲNH THỊ LỆ
3. NGUYỄN THỊ THANH TÂM
4. NGUYỄN HOÀI NAM
5. NGUYỄN NHƯ THẬT SANG


Mối quan hệ tương tác trong quần thể
Nội dung
QUẦN

SINH

THỂ

VẬT

 Quan hệ giữa các cá
thể trong quần thể


 Quan hệ giữa quần
thể với môi trường

 Một số ví dụ về quần
thể và tác động của
ánh sáng


I. Mối quan hệ tương tác giữa các cá thể trong quần thể
Mối quan hệ của các cá thể trong quần thể thực chất là
mối quan hệ trong nội bộ loài, hướng đến nâng cao tính
ổn định của hệ thống và làm tối ưu hoá mối tương tác
giữa quần thể với môi trường, cũng như khả năng đồng
hoá và cải tạo môi trường tốt hơn. Những tín hiệu sinh
học để tạo nên sự liên kết giữa các cá thể trong quần thể
là các pheremon. Pheremon được chia thành pheremon
họp đàn, pheremon sinh sản, pheremon báo động,
pheremon làm dấu, doạ nạt..Trong điều kiện mật độ cao,
những chất tiết, tiếng rú, kể cả những tác động tâm sinh
lý…lại là những tín hiệu kìm hãm nhau.


1. Quan hệ cạnh tranh

a.

Đấu tranh trực tiếp

b.


Quan hệ kí sinh – vật chủ

c.

Quan hệ con mồi – vật giữ


a. Đấu tranh trực tiếp
Đấu tranh trực tiếp giữa các cá thể trong quần thể xảy ra do tranh
giành về nơi ở, nơi làm tổ trong mùa sinh sản, vùng dinh dưỡng…
hoặc còn biểu hiện trong việc tranh giành con cái của các cá thể đực
trong mùa sinh sản, thường gặp ở nhiều loài động vật, từ động vật
không xương sống đến động vật có xương sống như bọ hung, cá
chọi, chim, hươu tuần lộc…

Bọ hung

Hươu sao


b. Quan hệ kí sinh – vật chủ:
Sống ký sinh vào đồng loại rất hiếm gặp. Ở một số loài cá sống ở
tầng sâu thuộc tổng họ Ceratoidei, loài Edriolychnus schmidtii và
Ceratias sp., trong điều kiện sống khó khăn của tầng nước không thể
tồn tại một quần thể đông, con đực thích nghi với lối sống ký sinh vào
con cái. Do cách sống như vậy, con đực có kích thước rất nhỏ; một số
cơ quan tiêu giảm đi.

Cá kí sinh



c. Quan hệ con mồi – vật dữ
Thể hiện dưới dạng ăn thịt đồng loại, xuất hiện trong những hoàn cảnh
khá đặc biệt. Ví dụ ở cá vược (Perca fluviatilis ) khi điều kiện dinh
dưỡng xấu, cá bố mẹ bắt con làm mồi bởi vì cá vược trưởng thành là
cá dữ, không có khả năng khai thác nguồn thức ăn khác là các sinh vật
phù du (plankton) như các con của mình.
Cá sụn (Chondrichthyes) chủ yếu thụ tinh trong, đẻ ít, trứng và ấu thể
phát triển trong tuyến sinh dục của cơ thể mẹ, các ấu thể nở trước ăn
trứng chưa nở, ấu thể khoẻ ăn ấu thể yếu.

Cá vược

Cá sụn


2. Quan hệ hỗ trợ:
Sự tụ họp
hay tập
trung thành
bầy đàn

Lối sống xã
hội


a. Sự tụ họp hay tập trung thành bầy đàn:
Là hiện tượng phổ biến nhờ những pheremon họp đàn và sinh sản.
Sự họp đàn có khi tạm thời (để săn mồi, chống lại vật dữ, sinh
sản…) hoặc lâu dài đối với nhiều loài cá, chim, thú sống đàn.

Những loài sống đàn thường có “màu sắc đàn” như những tín hiệu
sinh học để thông tin cho nhau trong các hoạt động sống.

Cá voi

Sứa biển


b. Lối sống xã hội:
Nhiều loài động vật có lối sống xã hội, trong đó còn thiết lập nên con
“đầu đàn” bằng các cuộc đọ sức giữa các cá thể. Những hình thức
nguyên khai của lối sống xã hội đem lại cho các cá thể của quần thể
những lợi ích thực sự và cuộc sống yên ổn để chống trả với những điều
kiện bất lợi của môi trường. Người ta gọi đó là hiệu suất nhóm.

Cá nhím biển


II. Mối quan hệ giữa quần thể với môi trường
1. Quá trình hình thành quần thể:
-Trải qua các giai đoạn sau :
+Một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới.
+Những cá thể không thể thích nghi được với môi trường sống mới,
chúng sẽ di cư đi nơi khác hoặc bị tiêu diệt.
+Những cá thể còn lại thích nghi dần với môi trường sống và gắn bó
với nhau qua các mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể
ổn định, thích nghi
-Ví dụ:
+Hỗ trợ giữa các cá thể trong khóm tre, các cây dựa vào nhau nên
đứng vững, chống gió bão

+Các cây thông nhựa mọc gần nhau có hiện tượng liền rễ, giúp sinh
trưởng nhanh và có khả năng chịu hạn
+Thực vật cạnh tranh giành ánh sáng và chất dinh dưỡng


Một số hình ảnh ví dụ

Khóm tre mọc liền nhau

Rễ thông có hiện tượng liền rế khi mọc
cạnh nhau

Quần thể hoa hướng dương cạnh
tranh về chất dinh dưỡng và ánh
sáng


2. Mối quan hệ giữa quần thể sinh vật và môi trường .
Quần thể sinh vật sống trong môi trường không chỉ thích nghi với mọi biến đổi của
các yếu tố môi trường một cách bị động mà còn phản ứng lại một cách tích cực
theo hướng đồng hóa và cải tạo môi trường để sống tốt hơn. Do đó, giữa môi
trường và quần thể có mối liên quan chặt chẽ trên cơ sở tương tác lẫn nhau.
Một trong những đặc tính quan trọng của mối tương tác đó là tỷ lệ giữa số lượng
sinh khối và sinh cảnh của quần thể . Tỷ lệ này càng nhỏ, trong điều kiện cân bằng
ổn định thì tác động của quần thể lên sinh cảnh càng yếu và tính ổn định của môi
trường hướng đến việc làm tăng độ bền vững của toàn hệ thống càng kém hiệu
quả.

Cây lá lốt thường mọc nơi ít nhân
đươc ánh sáng nên lá cây xếp ngang

để nhân được nhiều nhiệt nhất

Cây lúa mọc nơi đông ruộng, luôn
nhận được nhiều ánh sáng, có lá xếp
nghiêng tránh ánh nắng chiếu thẳng
góc


III. Ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng đến một số quần thể động
vật
Nhiều loài động vật đinh hướng di chuyển nhờ ánh sáng.Thí dụ
nhờ định hướng ánh sáng mà loài ong có thể bay cách xa tổhàng
chục km để kiếm mật hoa và nhiều loài chim di cư có thể bay
được hàng chục nghìn km tìm đến nơi ấm áp để tránh khỏi mùa
đông giá lạnh.

Ong di chyển tìm mật hoa

Én di cư theo đàn


Nhịp chiếu ánh sáng ngày và đêm ảnh hưởng đến hoạt động của
nhiều loài động vật.

Ngỗng thường kiếm ăn buổi chiều tối

Chim bìm bịp thường đi kiếm ăn vào
sáng sớm

Cú mèo chuyên hoạt động về đêm



"CHÂN THÀNH CẢM ƠN
GIÁO VIÊN CÙNG CÁC BẠN
ĐÃ THEO DÕI!"



×