Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu xử lý đất ô nhiễm thuôc BVTV khó phân hủy (POPs) bằng phương pháp chiết nước có phụ gia QH2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 61 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận với đề tài: “Nghiên cứu xử lý đất ô nhiễm thuốc BVTV khó
phân hủy (POPs) bằng phương pháp chiết nước với phụ gia QH2” được
thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, dưới sự động viên, khích lệ
của các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Hóa học
đã đào tạo và trang bị cho em những kiến thức cơ bản giúp em thực hiện khóa
luận này. Đồng thời, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những
người đã động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để em có thể thực hiện
khóa luận thành công.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Dương Quang
Huấn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa
luận.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, em không tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong các thầy cô và các bạn nhiệt tình đóng góp ý kiến để đề tài của
em được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Người thực hiện

Phan Thị Ngát

K35B - SP Hóa học

Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 5
1.1. Các chất bảo vệ thực vật khó phân hủy (POP) ........................................ 5
1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................... 5
1.1.2. Các nhóm thuốc BVTV .......................................................................... 5
1.2. Nhóm chất thuốc BVTV hữu cơ khó phân hủy POP ................................ 7
1.2.1. Đặc điểm hóa học của POP..................................................................... 8
1.2.2. Đặc điểm, tính chất của một số chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân
hủy ..................................................................................................................... 8
1.2.2.1. DDT (diclodiphenyltricloetan) ............................................................. 8
1.2.2.2. HCB (hexaclobenzen) ........................................................................ 10
1.2.2.3. Aldrin ................................................................................................ 11
1.2.2.4. Dieldrin ............................................................................................. 12
1.2.2.5. Endrin ................................................................................................ 12
1.2.2.6. Heptaclo ............................................................................................ 13
1.2.2.7. Chlodane ........................................................................................... 13
1.2.2.8. Thuốc diệt cỏ 2,4 D........................................................................... 14
1.2.2.9. Polychlorinatedbiphenyls (PCBs) .................................................... 15
1.2.2.10. Toxaphene ........................................................................................ 16
1.3. Tác hại sự cần thiết phải xử lý phân hủy ................................................ 16
1.3.1. Đối với môi trường................................................................................ 16


K35B - SP Hóa học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

1.3.2. POPs và sức khỏe con người ................................................................ 17
1.4. Chính sách của nhà nước ......................................................................... 18
1.5. Phương pháp xử lý phục hồi đất ô nhiễm POP ........................................ 19
1.5.1. Phân hủy bằng tia cực tím (UV) hoặc bằng ánh sáng mặt trời ............ 20
1.5.2. Phá hủy bằng vi sóng Plasma. ............................................................... 20
1.5.3. Biện pháp ozon hóa/UV ........................................................................ 21
1.5.4. Biện pháp oxi hóa bằng không khí ướt ................................................. 21
1.5.5. Biện pháp oxi hóa ở nhiệt độ cao .......................................................... 21
1.5.6. Biện pháp xử lý tồn dư HCBVTV bằng phân hủy sinh học ................ 22
1.5.7. Phương pháp tách chiết ......................................................................... 24
1.6. Thực trạng ô nhiễm thuốc BVTV POP ở nước ta .................................... 24
1.7. Kết luận về tổng quan .............................................................................. 26
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 27
2.2. Tìm hiểu về chất hoạt động bề mặt .......................................................... 27
2.2.1. Đặc điểm ............................................................................................... 27
2.2.2. Phân loại ................................................................................................ 28
2.2.3. Ứng dụng ............................................................................................... 28
2.2.4. Cách tính HLB của một chất HĐBM .................................................... 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 30

2.3.1. Phương pháp tách chiết ......................................................................... 30
2.3.1.1. Các phương pháp tách ........................................................................ 31
2.3.1.2. Đặc điểm của phương pháp chiết ....................................................... 31
2.3.2. Phương pháp sắc ký .............................................................................. 32
2.3.2.1. Định nghĩa .......................................................................................... 32
2.3.2.2. Nguyên tắc của sắc ký ........................................................................ 32
2.3.2.3. Phân loại các phương pháp sắc ký ..................................................... 32

K35B - SP Hóa học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

2.3.3. Sắc ký lớp mỏng (thinlayer chromatography) ...................................... 33
2.3.4. Sắc ký giấy (paper chromatography) .................................................... 33
2.3.5. Sắc ký cột .............................................................................................. 34
2.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ...................................... 35
2.4.1. Hóa chất, vật tư và thiết bị .................................................................... 35
2.4.1.1. Hóa chất và vật tư .............................................................................. 35
2.4.1.2. Thiết bị ............................................................................................... 35
2.4.2. An toàn thực nghiệm ............................................................................. 35
2.4.3. Thực nghiệm ......................................................................................... 36
2.4.3.1. Chuẩn bị hóa chất và chất phụ gia ..................................................... 36
2.4.3.2. Các bước tiến hành ............................................................................. 36
2.4.3.2.1. Thí nghiệm thử ................................................................................ 36
2.4.3.2.2. Tiến hành thí nghiệm với mẫu nước trắng ...................................... 36

2.4.3.2.3. Tiến hành thí nghiệm với chất phụ gia QH2-15% .......................... 37
2.4.3.2.4. Tiến hành thí nghiệm với thuốc thử QH2-20% .............................. 38
2.4.3.2.5. Tiến hành thí nghiệm với thuốc thử QH2-25% .............................. 38
2.4.3.2.6. Tiến hành thí nghiệm với thuốc thử QH2-30% .............................. 38
2.4.3.2.7. Tiến hành thí nghiệm với thuốc thử QH2-35% .............................. 38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 39
3.1. Phân tích hàm lượng POP tổng trong mẫu đất......................................... 39
3.2. Chiết rửa bằng dung môi nước với phụ gia QH2 15 – 35% ................... 39
3.2.1. Số lần chiết và tỉ lệ phụ gia QH2 .......................................................... 40
3.2.1.1. Chiết lần 1 .......................................................................................... 40
3.2.1.2. Chiết lần 2 .......................................................................................... 41
3.2.1.3. Chiết lần 3 .......................................................................................... 42
3.2.2. Các hợp phần chiết được và ảnh hưởng của điều kiện rửa ................... 43
3.2.2.1. Hợp phần DDE ................................................................................... 43

K35B - SP Hóa học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

3.2.2.2. Hợp phần DDD .................................................................................. 44
3.2.2.3. Hợp phần op-DDT ............................................................................. 44
3.2.2.4. Tổng lượng DDT chiết rửa được ....................................................... 45
3.2.3. So sánh ái lực của phụ gia với từng hợp phần DDE, DDD và op-DDT ........ 45
3.2.3.1. So sánh ái lực của phụ gia với hợp phần DDE .................................. 45
3.2.3.2. So sánh ái lực của phụ gia với hợp phần DDD .................................. 46

3.2.3.3. So sánh ái lực của phụ gia với hợp phần opDDT .............................. 47
3.2.3.4. So sánh ái lực của phụ gia với hợp phần DDT tổng .......................... 47
3.2.4. Lượng POP chiết được theo tỉ lệ chất phụ gia QH2 ............................. 48
3.3. Hiệu suất chiết rửa đất.............................................................................. 51
3.4. Nhận xét ................................................................................................... 51
Kết luận ........................................................................................................... 53

K35B - SP Hóa học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

POP

: Persistent Oraganic Pollutant

BVTV

: Bảo vệ thực vật

TBVTV

: Thuốc bảo vệ thực vật


HCBVTV

: Hóa chất bảo vệ thực vật

NĐTĐCP

: Nồng độ tối đa cho phép

KHCN

: Khoa học công nghệ

UBND

: Ủy ban nhân dân

TN&MT

: Tài nguyên và môi trường

HĐBM

: Hoạt động bề mặt

HHBM

: Hoạt hóa bề mặt

HLB


: Hydrophilic Lipophilic Balance

K35B - SP Hóa học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm
của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng thuận lợi
cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Để đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng do việc bùng nổ dân số, cùng với xu hướng đô thị
hóa và công nghiệp hóa ngày càng mạnh, con người chỉ còn một cách duy
nhất là: thâm canh để tăng sản lượng cây trồng. Khi thâm canh cây trồng, một
hậu quả tất yếu không thể tránh được là gây mất cân bằng sinh thái, kéo theo
sự phá hoại của dịch hại ngày càng tăng. Do vậy, việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững
an ninh lương thực quốc gia là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng
với phân bón hóa học, thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo an
ninh lương thực cho loài người.
Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam đã và đang sử dụng khoảng 300 loại
thuốc trừ sâu, 200 loại thuốc trừ bệnh, gần 150 loại thuốc trừ cỏ, 6 loại thuốc
diệt chuột và 23 loại thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng khác nhau gọi
chung là hóa chất BVTV. Phần lớn, các hóa chất BVTV nói trên có nguồn
gốc hữu cơ (hợp chất cơ - clo), trong đó có một số loại thuộc nhóm có độc

tính cao đối với môi trường và sức khỏe, khó phân hủy, nằm trong danh mục
các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs) trong Công ước Stockhom
tháng 5/2001. Việt Nam là nước chịu thiệt hại nặng nề từ ảnh hưởng của các
chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy POPs. Theo khảo sát, hiện cả nước vẫn
còn tới 1.140 tấn thuốc BVTV POPs cần tiêu hủy. Một cuộc khảo sát kiểm kê
các khu tồn lưu hóa chất BVTV POP trong khuôn khổ dự án "xây dựng năng
lực nhằm loại bỏ hóa chất BVTV POPs tồn lưu tại Viêt Nam" cho thấy, tại 25

K35B - SP Hóa học

1

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

tỉnh dự kiến hoặc được biết là có lượng tồn dư lớn, đã tìm thấy 70 tấn hóa
chất BVTV POPs tồn lưu trên mặt đất và ước tính là 150 tấn trên cả nước.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn cả là số tồn dư hóa chất BVTV đã được tìm
thấy ở các điểm chôn lấp lẫn với đất trên cả nước với số lượng ước tính lên tới
1.140 tấn. Theo đánh giá, các điểm chôn lấp đáng lo ngại hơn nhiều so với
các nguồn tồn lưu trên mặt đất vì chúng có quy mô lớn hơn và ít được kiểm
soát hơn. Các điểm chôn lấp này thực sự đang gây nguy hiểm cho sức khỏe
con người. Mặt khác, trong khi các nguồn tồn lưu trên mặt đất được biết đến,
thì hồ sơ về nguồn tồn lưu chôn lấp thường không đầy đủ và nhiều khi thất lạc
hoàn toàn. Kết quả là đã không ít nông dân sử dụng khu vực đất đó để làm
vườn, thậm chí dựng nhà ngay trên đó.

Việc sử dụng thuốc BVTV ngoài mặt tích cực là tiêu diệt các sinh vật
gây hại mùa màng, thuốc BVTV còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
phá vỡ cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm
môi trường sống và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng và cả cho
người sản xuất. Đứng trước thực trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất
BVTV trong ngành nông nghiệp hiện nay cần có một biện pháp xử lý hóa
chất BVTV tồn lưu trong đất.
Với mục đích làm hạn chế ảnh hưởng của hóa chất BVTV với môi
trường và con người, em đã chọn đề tài: "Nghiên cứu xử lý đất ô nhiễm
thuốc BVTV khó phân hủy (POPs) bằng phương pháp chiết nước với phụ
gia QH2". Đề tài thành công sẽ mở ra một hướng đi mới cho nền kinh tế của
Việt Nam đi lên, hơn nữa đây còn là một phương pháp thân thiện với môi
trường góp phần bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường, xây dựng
một môi trường xanh, sạch, đẹp.

K35B - SP Hóa học

2

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

2. Mục đích nghiên cứu
+ Xử lý đất nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật POP còn tồn lưu trong đất,
làm sạch đất ở những nơi bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
+ Tìm ra phương pháp tối ưu để loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật trong đất

với mức chi phí thấp mà lại đạt hiệu quả cao.
+ Quá trình khử thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn, không phát tán
chất độc, không phát sinh chất độc hại thứ cấp, không gây hại tới môi trường.
+ Dung môi dùng để khử thuốc bảo vệ thực vật có thể tái tạo sử dụng.
+ Các thiết bị, máy móc đơn giản, dễ sử dụng phù hợp với điều kiện
thực tế của Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu về vấn đề ô nhiễm thuốc BVTV, các
loại HCBVTV và các phương pháp xử lý thuốc BVTV còn tồn dư trong đất.
+ Khảo sát hiện trạng ô nhiễm, lấy mẫu đất nghiên cứu đem phân tích
để tìm ra các loại thuốc BVTV có trong đất, khoanh vùng đất bị ô nhiễm,
đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm tại các điểm đã phát hiện đất bị ô nhiễm
thuốc BVTV.
+ Tách rửa đất ô nhiễm thuốc BVTV có trong đất bằng phương pháp
chiết nước với chất phụ gia QH2 ở các nồng độ khác nhau.
+ Phân tích, đánh giá kết quả mẫu nước sau khi đã xử lý với chất phụ
gia QH2.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Qua quá trình nghiên cứu của bài tiểu luận đã làm cơ sở khoa học để
giúp ta đánh giá khả năng xử lý đất bị ô nhiễm thuốc BVTV bằng việc sử
dụng thêm chất phụ gia, từ đó giúp ta tìm ra chất phụ gia thích hợp và thân
thiện với môi trường.

K35B - SP Hóa học

3

Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

Ta có thể áp dụng phương pháp nghiên cứu trong khóa luận triển khai
vào thực tế để xử lý tại chỗ các điểm bị ô nhiễm thuốc BVTV tồn dư trong
đất với chi phí thấp và đạt hiệu quả tốt.

K35B - SP Hóa học

4

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Các chất bảo vệ thực vật khó phân hủy (POPs) ([1], [5], [17], [18])
1.1.1. Định nghĩa
Thuốc BVTV là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế
phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng,
…), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây
trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng,
nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại, …).
Theo quy định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban
hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ),
ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV

còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật,
các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ
giới được thuận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc, …).
Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại
tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại.
Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và
nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại,
…) có một tên chung là những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ
chúng được gọi là thuốc trừ dịch hại.
1.1.2. Các nhóm thuốc BVTV
Thuốc bảo vệ thực vật có thể được phân loại theo nhiều cách như: phân
loại theo đối tượng phòng trừ (thuốc trừ sâu, thuốc tình trừ bệnh,thuốc trừ cỏ
dại,…) hoặc phân loại theo gốc hóa học (nhóm clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ,…).
Các thuốc trừ sâu khác nhau thì độc tính và khả năng gây độc khác nhau.

K35B - SP Hóa học

5

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

+ Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại:
- Thuốc trừ bệnh


- Thuốc trừ cá hại mùa màng

- Thuốc trừ sâu

- Thuốc trừ thân cây mộc

- Thuốc trừ cỏ dại

- Thuốc làm dụng lá cây

- Thuốc trừ nhện hại cây

- Thuốc làm khô cây

- Thuốc trừ tuyến trùng

- Thuốc điều hòa sinh trưởng cây

- Thuốc trừ ốc sên

- Thuốc trừ chuột

+ Phân loại theo gốc hóa học:
- Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy
trong môi trường.
- Nhóm clo hữu cơ: DDT, “666”,… nhóm này có độ độc cấp tính tương
đối thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây
độc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
- Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58,... độ độc cấp tính của các loại
thuốc thuộc nhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người

và môi trường hơn so với nhóm clo hữu cơ.
- Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,… đây là thuốc được dùng
rộng rãi bởi vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối
cao, khả năng phân hủy tương tự nhóm lân hữu cơ.
- Nhóm Pyrethoide (Cúc tổng hợp): Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm
này dễ bay hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người.
- Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do vi sinh vật
tiết ra để kích thích hành vi của những vi sinh vật khác cùng loài. Các chất
điều hòa sinh trưởng côn trùng (Nomolt, Applaud,…): là những chất được
dùng để biến đổi sự phát triển của côn trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến
thái từ tuổi nhỏ sang tuổi lớn hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất
sớm: Rất ít độc với người và môi trường.
- Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV,…): Rất
ít độc với người và các sinh vật không phải là dịch hại.
K35B - SP Hóa học

6

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

- Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản
phẩm từ dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu.
Trong các nhóm thuốc BVTV trên đây được sử dụng phổ biến hơn cả là
thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại. Trong đó các loại thuốc
BVTV khó phân hủy (Persistent Organic Pollutant – POP) là nguy hiểm cho

môi trường sinh thái và sức khỏe con người nhất. Hầu hết các loại thuốc
BVTV nhóm POP đã bị cấm sử dụng như DDT, thuốc trừ sâu 666, tuy nhiên
các điểm ô nhiễm POP hiện nay hầu hết là tồn dư từ hàng chục năm nay.
1.2. Nhóm thuốc BVTV hữu cơ khó phân hủy POPs ([1], [5], [14], [15])
Thống kê cho thấy ở nước ta có tới 13 chất thuộc nhóm hữu cơ khó
phân hủy POP gây ô nhiễm, bảng 1.
Bảng 1. 13 chất thuộc nhóm hữu cơ khó phân hủy POP tìm thấy ở nước ta
STT

Tên chất

1

Thuốc diệt cỏ
2,4 D

2

Aldrin

Công thức

STT

Tên chất

Công thức

8


Hexachlorobenzene

9

Mirex

3

Chlordane

10

Polychlorinated
biphenyls (PCBs)

4

DDT

11

Polychlorinated
dibenzo-p-dioxins

5

Dieldrin

12


Toxaphene

13

Polychlorinated
dibenzo furans

6
7

Endrin
Heptachlor

K35B - SP Hóa học

7

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

1.2.1. Đặc điểm hóa học của POP
POPs là các hợp chất hữu cơ bền có khả năng chống phân hủy sinh học,
quang hóa hoặc bằng hóa chất. POPs thường là các dẫn xuất halogen, nhất là
dẫn xuất clo Cl. Các liên kết carbon-clo rất bền và ổn định đối với thủy phân
phân hủy sinh học và quang hóa. Dẫn xuất Clo – nhân thơm (benzen) vòng
còn bền và ổn định hơn.

Các chất POP có đọ tan trong nước rất thấp, độ hòa tan trong dầu mỡ
cao, dẫn đến xu hướng của họ để vượt qua dễ dàng màng sinh học thấm vào tế
bào, tích lũy trong mỡ.
Các chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm khó phân hủy nguy hiểm POP
điển hình được ghi trong bảng 1.
Hầu hết các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy ở nước ta có nguồn gốc
gần như hoàn toàn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Các chất hữu cơ khó phân hủy thường là hợp chất dễ bay hơi, phát tán
vào không khí, có thể được phân tán xa nguồn ô nhiễm trên một khoảng cách
lớn trong khi quyển. Bay hơi có thể xảy ra từ bề mặt lá cây và đất sau khi áp
dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy được sử dụng làm thuốc trừ sâu.
Do độ bền hóa cao nên POP có khả năng chống lại các quá trình phân
hủy hóa – lí – sinh, do đó tế bào hay cơ thể nhiễm POP rất khó bài tiết những
chất gây ô nhiễm này do đó có xu hướng tích lũy trong các sinh vật.
Đường ô nhiễm đối với sinh vật có thể do tiếp xúc, do nước uống,
không khí, đặc biệt có thể thông qua chuỗi dinh dưỡng – thức ăn.
1.2.2. Đặc điểm, tính chất của một số chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
1.2.2.1. DDT (diclodiphenyltricloetan)
DDT là tổng hợp của 3 dạng là p,p’-DDT (85%), o,p’-DDT (15%) và
o,o’-DDT (lượng vết). DDT là một chất hữu cơ khó phân hủy phổ biến nhất
được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh thế giới thứ 2 nhằm ngăn chặn các

K35B - SP Hóa học

8

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp


Phan Thị Ngát

dịch bệnh lây truyền bởi côn trùng (đặc biệt là bệnh sốt rét và bệnh do ruồi
vàng). Ở một số nước nó được sử dụng liên tục trong nhiều năm để diệt muỗi,
hạn chế sốt rét. Dạng chế phẩm thường gặp: 30ND, 75BHN, 10BR, 5H,…
Công thức hóa học của DDT: C14H9Cl15
Tên hóa học: 1,1,1-triclo-2,2-bis(p-clorophenyl)etan
Cấu tạo phân tử DDT:

Tính chất vật lý: DDT kỹ nghệ là một hỗn hợp nhiều đồng phân para có
độ độc cao nhất đối với côn trùng. Sản phẩm công nghiệp ở thể rắn, màu trắng
ngà có mùi hôi.
Tính chất hóa học: rất bền ở điều kiện thường nhưng dễ bị kiềm phân
hủy tạo thành DDE (1,1-diclo-2,2-bis-(4-clophenyl)eten), nhất là khi hiện
diện các muối sắt. Bị tia cực tím phân hủy.
Độc tính: LD50 (chuột) = 113mg/kg; thuốc có khả năng tích lũy trong
cơ thể người và động vật đặc biệt là ở các mô mỡ, mô sữa, đến khi đủ lượng
gây độc thì thuốc sẽ gây ra các bệnh hiểm nghèo như: ung thư, sinh quái thai.
DDT gây độc mạnh với cá và ong mật nhưng an toàn đối với cây trồng, trừ
những cây thuộc họ bầu bí. Thuốc bị cấm sử dụng.
Phổ phòng trị: rộng với tác dụng vị độc và tiếp xúc, thuốc trị được rất
nhiều loại sâu hại sống không ẩn náu, nhất là các loài nhai gặm trên nhiều loài
cây trồng khác nhau.

K35B - SP Hóa học

9

Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

1.2.2.2. HCB (hexaclobenzen)
HCB được dùng để diệt nấm hại cây lương thực, bảo vệ hạt giống.
HCB là một phụ phẩm của quá trình sản xuất một số hóa chất nhất định và là
kết quả của những quá trình phát thải đioxin và furan.
Công thức hóa học của HCB: C6Cl6
Tên hóa học: Hexaclobenzen
Cấu tạo phân tử của HCB:

Cl
Cl

Cl

Cl

Cl
Cl

Tính chất vật lý: Là bột hoặc tinh thể, không màu hoặc trắng không tan
trong nước, tan trong bezen và etanol sôi, tnc = 231oC, ts = 322oC, dễ thăng
hoa. Điều chế bằng cách cho clo tác dụng với benzen ở 300oC và có xúc tác.
Trong môi trường lao động, HCB xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp
và qua da, nó kích ứng mũi họng, đường hô hấp và mắt. HCB được tích lũy
trong mỡ cơ thể, nó gây trở ngại cho sự chuyển hóa của porphyrin, làm tăng

bài tiết coproporphyrin và uroporphyrin trong nước tiểu. Nó gây tổn thương
gan, nó gây kích ứng da và tăng sự nhạy cảm của da đối với ánh sáng, sau đó
có thể làm biến đổi sắc tố da và làm phồng rộp da, nước tiểu có màu đỏ hoặc
sẫm màu. Đặc biệt HCB có thể gây ung thư, người ta đã thấy nó gây ung thư
gan và tuyến giáp ở động vật.
Tiếp xúc lâu dài có thể ảnh hưởng đến sinh sản, tổn thương gan, hệ
miễn dịch, tuyến giáp, thận và hệ thần kinh, tiếp xúc lâu dài với da làm cho da
bị biến đổi.

K35B - SP Hóa học

10

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

Trong nhiễm độc cấp tính do HCB, người ta thử dùng EDTA và có một
số kết quả, nhiễm độc mãn tính cần điều trị dài hạn và chủ yếu là điều trị triệu
chứng. Nồng độ tác động cho phép của HCB ở Mỹ (1998) là 0,002mg/m3.
HCB đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam từ năm 1996.
1.2.2.3. Aldrin
Aldrin được sử dụng như một loại hóa chất bảo vệ thực vật được dùng
để diệt các loại côn trùng như: mối, châu chấu, sâu rễ ngô và nhiều loại côn
trùng gây hại khác.
Tên hóa học của Aldrin: 1,2,3,4,10,10-hexaclo-1,4,4a,5,8-hexahyđroexo-1,4-endo-5,8-dimetylen naphtalin
Aldrin được sản xuất từ hexachlorocyclopentadiene và norbornadiene

trong phản ứng Diels-Alder:

Cấu tạo phân tử của aldrin:

Aldrin có độ bền hóa học lớn, không bị ánh sáng, kiềm và axit phân
hủy. Tác dụng tiếp xúc, vị độc và cả xông hơi, ở trong đất và trong cây thuốc
chuyển hóa thành Diedrin. Khi phun thuốc lên cây, thuốc diệt sâu tương đối
nhanh nhưng không lâu dài; khi phun thuốc lên đất tác dụng trừ sâu kéo dài
nhiều ngày.
K35B - SP Hóa học

11

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

1.2.2.4. Dieldrin
Dieldrin được sử dụng chủ yếu để diệt mối và các loại sâu hại cây họ
vải, kiểm soát các dịch bệnh lây lan do côn trùng và các loại côn trùng sống
trong đất nông nghiệp.
Tên hóa học của Dieldrin: 1,2,3,4,10,10-hexaclo-6,7-epoxy1,4,4a,5,6,7,8,8a-octahydro-exo-1,4-endo-5,8-đimetylen naphtalin.
Công thức phân tử của Dieldrin:

Đặc điểm hóa học rất giống Aldrin. Dieldrin có độ độc cấp tính cao hơn
Aldrin LD50 (chuột) = 25-30 mg/kg.
1.2.2.5. Endrin

Endrin là một đồng phân lập thể của Diedrin. Endrin là loại hóa chất
bảo vệ thực vật sử dụng để diệt côn trùng trên những cánh đồng trồng bông và
ngũ cốc và diệt chuột, các loài gặm nhấm khác.
Tên hóa học của Endrin: 1,2,3,4,10,10-hexachloro-6,7-epoxy1,4,4a,5,6,7,8,8a-octahydro-exo-1,4-exo-5,8-dimethanonaphth [2,3-b]oxirene
Công thức hóa học của Endrin: C12H8Cl6O
Cấu tạo phân tử của Endrin:

Khối lượng phân tử của Endrin: 380,90932 g/mol.

K35B - SP Hóa học

12

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

Tính chất vật lý: là chất kết tinh trắng, bền vững trong môi trường nước
và cồn metylic, tan trong một số dung môi hữu cơ khác.
Endrin có đặc tính sinh lý, hóa học tương tự Diedrin. Tính độc của
Endrin khá cao, LD50 (chuột) = 7-35 mg/kg.
1.2.2.6. Heptaclo
Heptaclo được dùng chủ yếu để diệt các loại côn trùng và mối trong
đất, các loại côn trùng hại bông, châu chấu, các loại gây hại cho nông nghiệp
khác và muỗi truyền bệnh sốt rét.
Công thức hóa học của heptaclo: C10H15Cl17
Tên hóa học của heptaclo: 1,4,5,6,7,8,8-heptaclo-3a,4,7,7a-tetrahyđro4,7-metyleninden.

Tên khác của heptaclo: heptox, heptamul, termid.
Công thức cấu tạo của heptaclo:

Heptaclo là một chất rắn, màu trắng đến màu nâu nhạt, có mùi giống
long não, không tan trong nước, tan trong xylen, điểm chảy từ 95 - 96oC.
Heptaclo ít bị kiềm phân hủy hơn DDT, heptaclo có LD50 (chuột) vào
khoảng 90 mg/kg. Với tác động tiếp xúc, vị độc, heptaclo được dùng để trừ
các loại sâu sống trong đất hại ngô, bông và các loại hoa màu khác và được
coi là có hiệu lực tốt hơn HCB.
1.2.2.7. Chlodane
Chlodane được sử dụng rộng rãi để diệt mối và trừ sâu diện rộng trong
nông nghiệp.
Công thức hóa học của Chlodane: C10H6Cl8

K35B - SP Hóa học

13

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

Công thức cấu tạo của Chlodane:

Chlodane là một chất lỏng sáng như dầu, không màu hoặc màu nâu
nhạt, không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
Chlodane có độc tính như heptaclo, nó gây ung thư ở súc vật thực

nghiệm, có khả năng gây ung thư ở người.
Nồng độ cho phép: Mỹ NĐTĐCP (1998) là 0,5 mg/m3, Liên Xô
NĐTĐCP là 0,01 mg/m3.
1.2.2.8. Thuốc diệt cỏ 2,4 D
* Đặc điểm:
O.K 683 DD là thuốc trừ cỏ thuộc nhóm chlovinatephenoxy, chế phẩm
ở dạng dung dịch.
O.K 683 DD là thuốc trừ cỏ chọn lọc, nội hấp, hậu nảy mầm.
O.K 683 DD có tác dụng kích thích sự phát triển quá mức của tế bào,
ức chế quá trình quang hợp, làm thay đổi đột ngột cường độ hô hấp, ngọn cỏ
bị quăn queo, lá bị uốn vặn, thân giòn nứt làm cho cây cỏ chết.
O.K 683 DD có độc tính thuộc nhóm độc II. LD50 qua miệng (chuột):
800 mg/kg. Độc trung bình với người, gia súc và cá. Ít hại thiên địch trong
ruộng lúa. Thuốc không tồn lưu lâu trong môi trường, ở trong đất 2,4 D bị các
vi sinh vật đất phân giải.
* Công dụng:
Thuốc trừ cỏ O.K 683 DD chủ yếu diệt trừ các loại cỏ năn lác và cỏ lá
rộng như cỏ cháo, cỏ chác, cỏ năn, cỏ cú (cỏ gấu), cỏ mực, mác bao, cỏ bợ,
dền gai, rau sam,… trên ruộng lúa, mía, bắp, các vườn cây ăn quả, cây công

K35B - SP Hóa học

14

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát


nghiệp. Thuốc không hiệu quả với cỏ hòa bản như cỏ lồng vực, đuôi phụng,
mần trầu,bông tua…
Trên cây lúa: phun thuốc 15-20 ngày sau sạ hoặc 7-10 ngày sau cấy. Khi
phun chân ruộng phải có nước 2-3 cm và giữ nước từ 3-4 ngày.
Trên bắp, mía, cây ăn quả, cây công nghiệp: phun khi cây tròng đã lớn
(bắp, mía cao 20-30 cm), tránh đừng để thuốc chạm vào cây trồng và các mô
sinh trưởng.
1.2.2.9. Polychlorinatedbiphenyls (PCBs)
PCBs là môt nhóm các hợp chất nhân tạo dược sử dụng rộng rãi trong
quá khứ, chủ yếu trong các thiết bị điện nhưng chúng đã bị cấm vào cuối
những năm 1970 ở nhiều nước bởi nguy cơ gây tác hại cho môi trường và sức
khỏe. Tuy nhiên, PCBs là những hợp chất rất bền vững hiện nay chúng vẫn
còn tồn tại trong môi trường.
Các chất POPs nói chung và PCB nói riêng có thể gây tác hại nghiêm
trọng tới môi trường và sức khỏe con người, động vật gây ung thư, tổn thương
gene, hệ thần kinh, hệ miễn dịch, gây rối loạn sinh sản…
Polychlorinatedbiphenyls viết tắt là PCBs là một nhóm các hóa chất
nhân tạo. Trước đây, PCBs được sử dụng trong các sản phẩm như thiết bị
điện, chất phủ bề mặt, mực, keo dán, các chất làm chậm bốc cháy và sơn. Khi
ta đốt hoặc chôn các phế phẩm có chứa PCBs thì PCBs sẽ phát thải vào môi
trường. Khoảng 10% PCBs sản xuất từ năm 1929 vẫn còn tồn tại trong môi
trường ngày nay. Vì những ảnh hưởng có thể xảy ra của chúng đối với sức
khỏe con người và môi trường nên việc sử dụng và sản xuất PCBs hiện nay dã
bị cấm hay bị hạn chế một cách nghiêm ngặt ở nhiều nước.
Tất cả PCBs đều là nhân tạo và có cấu trúc cơ bản tương tự nhau, chúng
được cấu tạo bởi các nguyên tử cacbon, hydro và clo. Các nguyên tử này có
khả năng tạo các liên kết khác nhau nên chúng có thể tạo ra 209 loại phân tử

K35B - SP Hóa học


15

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

PCBs với mức độ độc hại của chúng khác nhau. Thông thường, PCBs rất bền
vững điều này giải thích cho sự tồn tại dai dẳng của chúng trong môi trường.
Ở nhiệt độ cao, PCBs có thể cháy và tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm.
Cũng như các chất độc dioxin, PCBs không có khuynh hướng bay hơi hay
hòa tan trong nước tuy nhiên chúng hòa tan được chất béo và các chất tương
tự. Đó cũng là lí do giải thích vì sao PCBs có thể hình thành trong mỡ động
vật và tích tụ qua chuỗi thức ăn.
1.2.2.10. Toxaphene
Tên gọi khác là camphechlor là hóa chất bảo vệ thực vật, sử dụng trong
nông nghiệp trồng bông, ngũ cốc, hoa quả hạt và rau xanh. Chất Toxaphene
còn được sử dụng dùng để diệt các loại ve, rệp kí sinh và các vật nuôi.
Công thức hóa học là: C10H8Cl8
Khối lượng phân tử là: 411,79452 g/mol
Độc tính: Thuốc có độ độc cấp tính cao với người, gia súc và cá nhưng
đặc biệt ít độc đối với ong mật. An toàn đối với cây trồng, ngoại trừ một số
cây mẫn cảm như dưa leo, dưa bở.
Tính chất khác: Là thuốc vị độc và tiếp xúc. Tác động đến sâu hại chậm
nhưng hiệu lực kéo dài hơn DDT, thuốc chỉ phát huy tác dụng khi nhiệt độ
môi trường lớn hơn 20oC.
1.3. Tác hại sự cần thiết phải xử lý phân hủy ([1], [11], [12], [13])

1.3.1. Đối với môi trường
Phân tích trong các mô sinh học hoặc mẫu môi trường ô nhiễm, một số
POPs hầu như luôn luôn được tìm thấy. POPs có khả năng được tích lũy, tồn
tại và tích tụ sinh học làm tăng nồng độ độc hại mặc dù quá trình ô nhiễm,
tiếp xúc với POP có thể rời rạc không liên tục.
Đáng chú ý sự tồn dư lâu dài trong môi trường và trong cơ thể sinh học
của chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy POP đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự

K35B - SP Hóa học

16

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

tích tụ các đơn vị nồng độ dường như nhỏ không đáng kể trong thời gian dài,
gây ra tác hại nguy hiểm. Kết quả thực nghiệm cho thấy tiếp xúc tích lũy như
vậy làm cho mức ô nhiễm chất độc thấp nhưng tồn tại lâu ngày trở thành mãn
tính, tuy không gây chết người ngay nhưng có tác động gây ra hiệu ứng làm
suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, biến đổi tính chất bên ngoài (hiệu ứng
da, vở cây, lá …), làm suy giảm chất lượng sinh sản và trực tiếp gây ung thư.
Các kết quả điều tra cho thấy rối loạn miễn dịch do ô nhiễm tích lũy
thuốc bảo vệ thực vật POP là một nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ tử vong
nhiều loài động vật biển và cũng đã chứng minh rằng chế độ ăn uống nhiễm
POP có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin, biến dạng tuyến giáp, làm cho cơ thể
mẫn cảm với vi sinh và đặc biệt dẫn đến rối loạn sinh sản. Nhiều loài động vật

hoang dã nhiễm POP như chlordane, toxaphene và DDT, 666, trong đó có
một số loài động vật có vú sống ở biển như cá heo, cá heo mũi chai và cá voi
đã có biểu hiện suy giảm sinh sản.
1.3.2. POPs và sức khỏe con người
Cho đến nay, mặc dù chưa xác định được cơ chế tương tác trực tiếp gây
bệnh chết người và di chứng sinh sản của ô nhiễm POP từ từ kéo dài đối với
con người, nhưng kết quả nghiên cứu liên tục nhiều năm chỉ ra rằng nghề
nghiệp và tiếp xúc (dù là vô tình – ngẫu nhiên) ở mức cao với POP là nguyên
nhân cho cả hai loại bệnh do ô nhiễm bệnh cấp và bệnh mãn.
Các nước đang phát triển việc sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy POP cho nông nghiệp nhiệt đới đã dẫn đến một số lượng lớn người
nhiễm độc và rất nhiều ca tử vong hoặc để lại di chứng thương tâm.
Ngoài các đường tiếp xúc thông thường, công nhân tiếp xúc với các
chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ trong quá trình quản lý chất thải là một
nguồn quan trọng của rủi ro nghề nghiệp ở nhiều quốc gia. Tiếp xúc với nồng
độ cao các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ dù chỉ ở mức ngắn hạn nhưng

K35B - SP Hóa học

17

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

vẫn dẫn đến bệnh tật và cái chết. Ví dụ, một nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy
vào năm 1990, thuốc endosulfan trong bình xịt bảo vệ cây xoài lại trở thành

nguyên nhân số một gây ra ngộ độc cấp tính cho nông dân trồng lúa ở gần.
Sự sử dụng trực tiếp do nghề nghiệp, việc bị tiếp xúc với hóa chất độc
hại do môi trường bị ô nhiễm thường rất khó bị hạn chế ở các nước đang phát
triển. Những khó khăn trong quản lý, điều kiện làm việc, thiếu hiểu biết do
không được đào tạo vì nghèo đói, thiếu thiết bị an toàn, không đạt tiêu chuẩn
lưu kho vận chuyển và bảo quản… là những nguyên nhân khó tránh dẫn đến
nhiễm độc POP ở các nước này.
Một vụ ngộ độc cấp ở Ý năm 1976 đã xảy ra do một lượng lớn 2,3,7,8TCDD thải vào môi trường, dẫn đến sự gia tăng của chất chloracne.
Những tác động của phơi nhiễm POP có thể bao gồm rối loạn chức
năng miễn dịch, thần kinh, dị thường sinh sản, rối loạn hành vi, và hàng loạt
các loại bệnh về tiêu hóa khác, và cuối cùng là gây ung thư, đẻ non sảy thai,
sinh con di dạng, thiểu năng trí tuệ, trầm cảm …
Các bằng chứng khoa học chứng minh một liên kết giữa phơi nhiễm
mãn tính với nồng độ gây chết. Thụy Điển đã thông báo kết quả nghiên cứu
rằng chế độ ăn uống nhiễm POP là nguyên nhân làm giảm tế bào lymphoytes,
rằng trẻ em có chế độ ăn uống nhiều clo hữu cơ có thể nhiễm độc cao khoảng
10-15 lần so với trẻ em tiêu thụ clo hữu cơ thấp.
Sự phát triển thai nhi và trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với POP và dễ bị
tổn thương do tiếp xúc với các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ.
Trẻ em ở khu vực phía Bắc Quebec của Canada, nhiễm POP qua sữa mẹ
lại nhiều hơn so với những trẻ em không bị nhiễm do ăn sữa sạch (bú bình).
1.4. Chính sách của nhà nước ([8])
Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường năng lực quản lý POP, đẩy
mạnh công tác điều tra, nghiên cứu và áp dụng KHCN, nâng cao nhận thức,
tăng cường hợp tác quốc tế.
K35B - SP Hóa học

18

Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp

Phan Thị Ngát

Xác định các điểm tồn lưu thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường trên
phạm vi cả nước (240 điểm ô nhiễm nghiêm trọng cần xử lý trước 2015, 95
điểm gây ô nhiễm cần xử lý trước 2020).
Xác định trách nhiệm của cán bộ, ngành liên quan và UBND các
tỉnh/thành phố trực thuộc TW, xác định nguồn kinh phí xử lý, cải tạo và phục
hồi môi trường các điểm ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi
trường các điểm ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu theo đúng nội dung kế
hoạch và kinh phí dược phê duyệt.
Điều tra bổ sung, xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm của các điểm tồn
lưu hóa chất BVTV, báo cáo bộ TN&MT.
Tiến hành cô lập, ngăn chặn phát sinh ô nhiễm và di dời các hộ dân,
công trình công cộng nằm trên các điểm ô nhiễm đến nơi an toàn khi chưa có
điều kiện xử lý triệt để.
Xây dựng , ban hành và hướng dẫn các quy định về quản lý, sử dụng
hóa chất BVTV, thu gom, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường do hóa chất
BVTV tồn lưu gây ra theo thẩm quyền.
1.5. Phương pháp xử lý phục hồi đất ô nhiễm POP ([15])
Các nhà khoa học trên thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo
động hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học. Ô
nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới nông nghiệp và chất lượng nông
sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả... ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe
con người và động vật.

Sử dụng hóa chất BVTV không hợp lí gây ô nhiễm môi trường và mức
độ ô nhiễm tùy theo dư lượng trong đất, nước, không khí. Hiện nay trên thế
giới đã có nhiều biện pháp khác nhau được nghiên cứu và sử dụng để xử lý

K35B - SP Hóa học

19

Trường ĐHSP Hà Nội 2


×