Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích lịch sử pác bó trường hà hà quảng cao bằng và những giải pháp bảo tồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.76 MB, 62 trang )

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
********

BẾ THỊ THẦM

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ PÁC
BÓ - TRƯỜNG HÀ - HÀ QUẢNG - CAO
BẰNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh Thái Học

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Hoàng Nguyễn Bình

Hà Nội - 2011

SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Hoàng
Nguyễn Bình. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng lặp với bất kỳ công trình
nghiên cứu nào từng được công bố.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2011
Người thực hiện

Bế Thị Thầm

SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng
Nguyễn Bình - Người trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành
khóa luận này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa
Sinh -KTNN, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Động Vật Học đã giúp đỡ và tạo

mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận.

Hà Nội, ngày 09 Tháng 05 năm 2011
Người thực hiện

Bế Thị Thầm

SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
1. lý do chọn đề tài
1. Mục đích nghiên cứu
2. Đối tượng nghiên cứu
NỘI DUNG
Chương 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI
GIAN NGHIÊN CỨU
1.1. Phương pháp nghiên cứu
1.2. Địa điểm
1.3. Thời gian nghiên cứu

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái niệm
2.1.1. Khái niệm về du lịch
2.1.2. Khái niệm về di tích lịch sử
2.1.3. Một số khái niệm khác
2.2. Mục đích du lịch
2.3. Vấn đề bảo tồn các di tích lịch sử ở một số bảo
tàng lớn tại Việt Nam
2.3.1. Bảo tàng Hồ Chí Minh
2.3.2. Bảo tàng cách mạng Việt Nam
2.3.3. Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam
Chương 3. Tổng quan về khu di tích lịch sử Pác Bó –
Cao Bằng
2.1. Lịch sử hình thành khu di tích
2.2. Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu
2.3. Một số điểm di tích trong khu di tích Pác Bó
2.4. Cơ sở vật chất
2.5. Con người
Chương 4. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
4.1. Tác động của du lịch tới đời sống dân cư địa phương
4.2. các lần trồng tu, tôn tạo
4.3. Thực trạng hoạt động tham quan tại khu di tích
4.4. Các giải pháp bảo tồn giá trị của khu di tích
4.4.1. Giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát triển các tài nguyên du
SVTH:Bế Thị Thầm

trang

Lớp: K33A - Sinh



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

lịch
4.4.2. Đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp phải được đào
tạo chuyên nghiệp
4.5. một số giải pháp phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn khu di
tích
4.5.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
4.5.2. Xúc tiến công tác quảng bá, tuyên truyền
4.5.3. Mở rộng liên kết với các điểm, các vùng và các hình
thức du lịch
4.5.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
4.5.5. bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ẢNH

SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cao Bằng là mảnh đất địa đầu của tổ quốc, là mảnh đất giàu truyền
thống văn hoá lịch sử và giàu truyền thống cách mạng. Không chỉ vậy, Cao
Bằng còn là nơi sơn thuỷ hữu tình, lòng người hồn hậu, chất phát. Nếu như
khu di tích lịch sử Đền Hùng là cội nguồn của dân tộc thì khu di tích lịch sử
Pác Bó được coi là cội nguồn cách mạng, nói như nhà thơ Chế Lan Viên đã
từng viết “Lịch sử chọn nơi này làm đất chôn rau”.
Nguyễn Ái Quốc quyết định chọn Cao Bằng làm nơi về nước xây dựng
căn cứ địa cách mạng, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước vì theo
Người “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra một triển vọng lớn cho cách mạng
nước ta, Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới lấy đó làm
cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng Cao Bằng còn phải phát triển về
Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được, có
nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu
tranh vũ trang lúc thuận lợi có thể tấn công, lúc khó khăn có thể giữ”. Cao
bằng còn là một trong những căn cứ địa cách mạng quan trọng của chiến khu
Việt Bắc, được ví như sao bắc đẩu soi sáng con đường cách mạng. Nó có vai
trò quyết định trực tiếp đến thắng lợi cách mạng tháng 8 – 1945.
Mảnh đất đầu tiên mà Bác đặt chân đến sau 30 năm bôn ba hải ngoại ở
nước ngoài là Pác Bó – Cao Bằng. Tại đây Bác đã sống và hoạt động cách
mạng, lãnh đạo toàn dân kháng chiến trong giai đoạn lịch sử từ năm 1941 –
1945. Vì vậy, mà tại đây vẫn còn lưu giữ những hiện vật những điểm di tích
gắn với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Khi nhắc đến cội nguồn

SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

cách mạng thì ta nghĩ ngay đến Pác Bó như một suy nghĩ đã đi sâu vào tiềm
thức con người Việt Nam.
Nhân dân ta vẫn có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ
kẻ trồng cây”. Vì vậy mà hoạt động hướng về tổ tiên, luôn được lưu giữ bao
đời. Người ta đến với Pác Bó để tìm về gốc tích cách mạng để hiểu thêm về
Bác - một con người vĩ đại. Tuy nhiên, do quá trình tôn tạo, tu sửa cùng với
cách thức tổ chức hoạt động, tổ chức du lịch chưa hợp lí mà làm mất đi ý
nghĩa, giá trị, vai trò giáo dục, tuyên truyền cách mạng của khu di tích. Chính
vì lí do trên nên tôi chọn đề tài “Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại
khu di tích lịch sử Pác Bó – Trường Hà – Hà Quảng - Cao Bằng và những
giải pháp bảo tồn”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm trả lại nguyên trạng cho khu di tích gốc để thấy được khung
cảnh Pác Bó thời xưa. Với các hiện vật, điểm di tích giống như nguyên gốc
nhất nhằm khơi lại giá trị vật thể, từ đó rút ra giá trị nhân văn.
- Nhằm tìm ra cách tổ chức hoạt động du lịch cội nguồn phù hợp để
khơi dậy giá trị truyền thống cách mạng, học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu hoạt động tham quan du lịch cội nguồn tại khu di tích lịch
sử Pác Bó, từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn giá trị và các biện pháp phát
triển du lịch.
- Nghiên cứu các vật thể (Suối Lê Nin, núi Các Mác, hang Cốc Bó…)
và các giá trị phi vật thể để giữ gìn, bảo vệ và phát huy ý nghĩa vai trò tích

cực của di tích.

SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

NỘI DUNG

Chương 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI
GIAN NGHIÊN CỨU
1.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực địa: đi đến khu di tích, quan sát, khảo địa.
- Phương pháp thu thập tài liệu: sử dụng sách, báo, Internet
- Phương pháp phát vấn: trưởng phòng nghiệp vụ, giám đốc ban quản lí
di tích, cư dân địa phương.
1.2. Địa điểm
Khu di tích lịch sử Pác Bó thuộc xã Trường Hà huyện Hà Quảng tỉnh
Cao Bằng.
1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 07/2010 đến tháng 04/2011

SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Khái niệm du lịch
Thuật ngữ “du lịch” xuất hiện rất sớm và được dùng phổ biến trên toàn
thế giới, du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp và với ý nghĩa là đi một vòng. Sau
nó được La Tinh hoá thành tornus rồi thành touriste (tiếng Pháp) tourism
(tiếng Anh). Học giả người Anh Robert Lanquar cho biết “Từ Touriste lần
đầu xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800”.
Trong tiếng việt thuật ngữ “du lịch” được dịch thông qua tiếng Hán:
“Du” có nghĩa là di chuyển, thay đổi vị trí không gian (ví dụ: du canh, du cư,
du học…) bên cạnh đó “du” còn có nghĩa là chơi, đi chơi (ví dụ: chu du, xuân
du, du khách…) còn “lịch” ở đây có nghĩa trải qua, kinh qua, có vốn hiểu biết
rộng (ví dụ: lịch duyệt, lịch lãm…)
Theo từ điển tiếng việt của viện ngôn ngữ 2006 – Nhà xuất bản Đà
Nẵng thì du lịch là đi chơi xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình ở.
Như vậy “du lịch” tìm hiểu theo nghĩa khái quát nhất là họat động đi,
đi chơi để được trải nghiệm, tăng cường hiểu biết và làm phong phú thêm vốn
sống của bản thân.
Đến nay có nhiều định nghĩa về “du lịch”
Tại hội nghị liên hợp quốc về du lịch tại Roma – Italia (21/08 05/09/1963) các chuyên gia đưa ra định nghĩa “Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc lưu trú của cá
nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ hay ngoài nước
họ với mục đích hoà bình, nơi đến không phải nơi làm việc của họ”

SVTH:Bế Thị Thầm


Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Theo tổ chức du lịch thế giới UNTWO (world Tourist Organization ) –
là một cơ quan của liên hợp quốc thì “Du lịch là đi đến một nơi khác xa hơn
nơi thường trú để giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian rỗi. Du lịch bao gồm tất
cả hoạt động của người du hành, tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá
và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi giải trí, thư giãn như
mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục
nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống, định cư, nhưng loại
trừ các du hành mà có mục đích làm tiền. Du lịch cũng là nghỉ ngơi, năng
động trong môi trường sống khác hẳn với nơi định cư”
Theo triết học thì du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ
phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi hoặc không kết hợp với
mục đích chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Theo bộ luật du lịch Việt Nam có hiệu lực từ 01/01/2006 “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, tìm hiểu,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Như vậy tuỳ thuộc vào mục đích, góc độ và cách tiếp cận mà người ta
đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. Song, suy cho cùng thì cái gốc
của du lịch vẫn là tìm đến những không gian địa điểm khác với nơi ở thường
ngày của mình để hưởng thụ các giá trị vật chất cũng như các giá trị tinh thần
ở nơi mình đến nhằm mục đích tăng thêm hiểu biết, vốn sống, vốn kinh
nghiệm thực tế của bản thân. Đó là tác động hết sức to lớn mà du lịch mang

lại góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống.
Du lịch về nguồn là một loại hình du lịch mang nhiều ý nghĩa xã hội,
nhân văn sâu sắc, hành trình đó không chỉ đáp ứng được nhu cầu vui chơi,
giải trí, tham quan, khám phá của du khách mà còn mang ý nghĩa tích cực
trong việc giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Du lịch về nguồn là một hành trình văn hoá hết sức thiết thực. Đối với
mỗi người “Về nguồn” là về với những gì bản sắc nhất, truyền thống nhất để
lắng đọng và cảm nhận “Khí phách cha ông, hồn thiêng sông núi”, đến với cái
đích “Chân - Thiện - Mỹ” trong cuộc sống hiện đại. Nó sẽ góp phần khơi dậy
mạnh mẽ niềm tự hào về truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng.
2.1.2. Khái niệm về di tích lịch sử
Chúng ta cùng nhau đi phân tích hai từ “Di tích”.
- Di: có nghĩa là còn sót lại, rơi lại, còn lại.
- Tích: một dấu tích nào đó hay một dấu vết.
Vậy di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên
mặt đất có ý nghĩa về văn hoá và lịch sử.
Di tích lịch sử là những bằng chứng, chứng tích mang tính vật chất có
liên quan đến sự hình thành, phát triển tồn tại của một cộng đồng, một tộc
người, một khu vực lãnh thổ hay một giá trị.
Di tích lịch sử của bất kì dân tộc nào trên thế giới cũng có khối lượng
rất lớn để nghiên cứu và khai thác các giá trị do các di tích lịch sử để lại cũng

như bảo quản, trùng tu cần phải phân loại các di tích lịch sử tuỳ theo mục đích
nghiên cứu và khai thác mà có các hình thức phân loại khác nhau.
Những người nghiên cứu có nhiệm vụ bảo quản, khôi phục, trùng tu
các di tích. Họ phân loại theo kiểu kiến trúc vật liệu để nghiên cứu lịch sử
phát triển của từng lĩnh vực và đưa ra các phương án trùng tu, bảo vệ và khai
thác.
Các di tích lịch sử nó không chỉ tồn tại với tư cách là một chứng tích
một bằng chứng trong quá khứ, nó không chỉ có giá trị về mặt khoa học, văn
hoá, lịch sử, nó còn là một phần không thể thiếu trong đời sống đương đại, nó
nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Vì vậy, nó được nghiên cứu để
thực hiện với nhiệm vụ với tư cách là một sản phẩm văn hoá – du lịch.
SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Từ các di tích lịch sử để hiểu lịch sử của một cộng đồng, một dân tộc.
Vì lịch sử là tất cả những ghi chép, những nhận xét, đánh giá về quá khứ
nhưng tất cả những nghi chép ấy không khách quan vì người viết lịch sử
thường là những người đang cai trị xã hội. Lịch sử thường thuộc về kẻ chiến
thắng và những gì lịch sử ghi lại bằng văn bản phải có lợi cho người cầm
quyền, phải được soi sáng bởi quan điểm của người chiến thắng.
Như vậy, việc nghiên cứu các di tích lịch sử là căn cứ khách quan hoá
lịch sử, đính chính lịch sử, trả lại bản chất đúng đắn cho lịch sử.
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá khoa học, di tích lịch sử - văn hoá,
danh lam thắng cảnh được chia thành:

- Di tích cấp tỉnh: là di tích có giá trị tiêu biểu cho địa phương. Do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích.
- Di tích cấp quốc gia: là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Do Bộ
trưởng Bộ Văn hoá Thông tin quyết định xếp hạng di tích quốc gia.
- Di tích quốc gia đặc biệt: là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của
quốc gia. Do Thủ tướng chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc
biệt quyết định việc đề nghị tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của liên
hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào danh mục di sản thế
giới.
Trong trường hợp di tích được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác
định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị hủy hoại không có khả năng phục hồi thì
người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào đó có quyền ra quyết
định hủy bỏ xếp hạng đối với di tích đó.
2.1.3. Một số khái niệm khác
- Bảo tồn di tích: là những hoạt động bảo đảm sự tồn tại lâu đời, ổn
định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích đó.

SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

- Bảo quản di tích: là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những
tác nhân hủy hoại di tích mà không làm thay đổi những yếu tố vốn có nguyên
gốc của di tích.
- Tu bổ di tích: là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích.

- Gia cố, Gia cường di tích: là biện pháp xử lí các cấu kiện của di tích
nhằm giữ ổn định về mặt cấu trúc và tăng cường khả năng chịu lực của các
cấu kiện này.
- Tôn tạo di tích: là những hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử
dụng và phát huy giá trị di tích nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài
hoà của di tích và cảnh quan lịch sử - văn hoá của di tích.
- Phục hồi di tích: là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn
hoá, danh lam thắng cảnh đó.
- Tu sửa cấp thiết di tích: là hoạt động sửa chữa nhỏ nhằm gia cố, gia
cường các bộ phận di tích để kịp thời ngăn chặn di tích khỏi bị sụp đổ trước
khi tiến hành công tác tu bổ toàn diện.
2.2. Mục đích du lịch
Mục đích du lịch được thể hiện qua động cơ du lịch
a) Động cơ du lịch là gì?
Động cơ là mục tiêu chủ quan của hoạt động con người nhằm đáp ứng
nhu cầu đặt ra. Nói cách khác, động cơ phản ánh mong muốn, những nhu cầu
của con người và lí do của hành động. Động cơ chính là nhu cầu mạnh nhất
của con người trong một thời điểm nhất định nó quyết định đến hành động
của con người.
Động cơ du lịch là lí do của hành động du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu
mong muốn của du khách.

SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình


Động cơ du lịch là nhân tố chủ quan khuyến khích mọi người hành
động. Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích người ta thực
hiện du lịch, đi du lịch nơi nào, thực hiện loại du lịch nào.
b) Các loại động cơ du lịch
Các nhà nghiên cứu du lịch Mỹ Mcintosh, Goeldner và Ritchie cho
rằng có năm động cơ khiến người ta đi du lịch.
- Động cơ về thể chất: thông qua các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi,
điều dưỡng, vui chơi, giải trí, tiêu khiển, vận động để khắc phục sự căng
thẳng, thư giãn sảng khoái về đầu óc, phục hồi sức khỏe.
- Động cơ về văn hóa: thông qua hoạt động du lịch như khám phá và
tìm hiểu phong tục tập quán, nghệ thuật văn hóa, di tích lịch sử, tôn giáo tín
ngưỡng… nhằm thỏa mãn sự ham hiểu biết kiến thức, các loại hình nghệ
thuật, món ăn…
- Động cơ giao tiếp: thông qua hoạt động du lịch để kết bạn, mở rộng
quan hệ, thăm bạn bè người thân và muốn có được những kinh nghiệm, cảm
giác mới lạ, thiết lập được mối quan hệ và củng cố theo hướng bền vững. Đối
với loại động cơ này du lịch là sự trốn tránh khỏi sự đơn điệu trong quan hệ
xã hội thường ngày hoặc vì lí do tinh thần và trách nhiệm xã hội.
- Động cơ về sự khẳng định vị trí, địa vị và kính trọng: thông qua các
hoạt động du lịch như khảo sát khoa học, giao lưu nghệ thuật tham dự hội
nghị…
- Động cơ kinh tế: thông qua hoạt động du lịch như khảo sát thị trường,
tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm kiếm bạn hàng, cơ hội làm ăn…
Trong những động cơ du lịch trên thì du khách đến với khu di tích chủ
yếu thuộc động cơ văn hóa nhằm mục đích hiểu sâu sắc thêm cuộc đời và sự
nghiệp cách mạng của Bác, thấy được những khó khăn về vật chất mà Bác
vẫn sống vì một lí tưởng cao đẹp.
SVTH:Bế Thị Thầm


Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Ngoài ra khách du lịch đến đây còn có động cơ giao tiếp đây là dịp tốt
cho mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và tăng thêm mối quan hệ hữu
nghị hợp tác.
Hoặc theo tiến sĩ Harssel (Trường đại học Nigara, New York, Mỹ) con
người du lịch với nhiều lí do khác nhau. Theo ông những lí do của người đi
du lịch có thể chia thành các nhóm sau:
- Tự khám phá: con người đi du lịch nhằm mục đích khám phám những
điều thú vị bất ngờ chưa biết hoặc muốn được chiêm nghiệm thực tế những gì
họ đã được nghe, đã được đọc sách báo…
- Giao lưu xã hội: nhu cầu giao tiếp với xã hội là một phần quan trọng
trong cuộc sống của mỗi con người. Trong trường hợp này du khách thường
hoạt động thể thao, giải trí, tham gia lễ hội…
- Sự hứng thú: một trong nhu cầu khá phổ biến của khách du lịch là tìm
kiếm sự thay đổi khác lạ so với công việc và cuộc sống đơn điệu quen thuộc
hàng ngày. Thông qua du lịch họ có nhiều hưng phấn khi quay về thực tại.
- Tăng cường bản ngã hay còn gọi là “Nâng cao thương hiệu cá nhân”:
đối với nhiều khách du lịch uy tín các nhân tố thường ảnh hưởng tới sự lựa
chọn của chuyến đi. Việc đến nơi kì lạ nổi tiếng với chi phí cao hơn mức bình
thường được họ lựa chọn hơn những nơi chi phí trung bình, việc đi du lịch và
sử dụng các dịch vụ chất lượng cao của họ ngoài mục đích thoả mãn nhu cầu
của chuyến đi họ còn muốn người khác biểu lộ sự kính trọng, thán phục, thèm
muốn tới nơi họ đã tới.
Trong trường hợp này thì du khách đến với Pác Bó chủ yếu với lí do tự

khám phá và giao lưu xã hội.
2.3. Vấn đề bảo tồn các di tích lịch sử ở một số bảo tàng lớn ở Việt Nam
Ở Việt Nam một số bảo tàng lớn như Bảo tàng cách mạng Việt Nam,
Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng quân đội… Vậy những
SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

bảo tàng lớn đó có những hoạt động gì để bảo tồn nét đẹp, nét văn hóa có ý
nghĩa giáo dục thế hệ trẻ. Chúng ta cùng đi tìm hiểu một số bảo tàng lớn sau.
2.3.1. Bảo tàng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt
xuất. Người đã dâng hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Theo nguyện vọng của toàn
thể nhân dân cả nước để tưởng nhớ vị lãnh tụ kính yêu của mình. Đảng và nhà
nước ta quyết định xây dựng công trình bảo tàng Hồ Chí Minh.
Công trình được khánh thành vào ngày 19/05/1990 nhân dịp kỷ niệm
100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh tại số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà
Nội. Công trình thể hiện lòng biết ơn với Bác và tỏ sự quyết tâm của nhân dân
Việt Nam tiếp tục kế thừa sự nghiệp cách mạng, đoàn kết, phấn đấu độc lập,
dân giàu, nước mạnh, hợp tác và hữu nghị với nhân dân thế giới.
Từ ngày khánh thành bảo tàng đã đón hàng triệu lượt khách trong và
ngoài nước đến tham quan và học tập. Với chức năng nhiệm vụ của một thiết
chế văn hóa, bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành một trung tâm nghiên cứu,

giới thiệu cuộc đời của một vỹ nhân vào thế kỷ thứ XX.
Trong cuốn sổ vàng nhà văn Trần Văn Giàu có viết “Cụ Hồ là một nhà
yêu nước, một nhà hoạt động cách mạng, một nhà tư tưởng và triết học lớn,
viện bảo tàng đã nói lên tư tưởng chính trị và triết học của cụ Hồ…”. Người
khách nước ngoài đánh giá cao tính giáo dục của bảo tàng một vị khách nước
ngoài viết “Bảo tàng tồn tại như một tượng đài. Hồ Chí Minh sống mãi”.
Tòa nhà bảo tàng là một hình vuông đặt chéo góc mỗi cạnh khoảng
70m và mang dáng một bông sen. Ở bảo tàng có kho bảo quản hiện vật bảo
đảm mọi điều kiện kĩ thuật có tầng trưng bày, có gian triển lãm, bảo tàng còn

SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

có thư viện chuyên phục vụ công tác nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh, có
hội trường 400 chỗ ngồi họp và chiếu phim tư liệu về Bác.
Tầng trưng bày của bảo tàng gồm ba không gian chính gian long trọng,
phần trưng bày tiểu sử, phần trưng bày các đề mục mở rộng.
Gian long trọng: nằm giữa trung tâm của toà nhà ở đây có bức tượng
đồng toàn thân của Hồ chí Minh.
Gian trưng bày tiểu sử: nằm bên tay phải của gian long trọng. Tiếp thu
sự trưng bày mới của bảo tàng, phần tiểu sử là một hệ thống thống nhất gồm
đai tiểu sử và các tổ hợp không gian hình tượng.
- Chủ đề 1: Thời thơ ấu và thanh niên của chủ tịch Hồ Chí Minh, bước
đầu hoạt động yêu nước và cách mạng (1890 – 1911).

- Chủ đề 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy chủ nghĩa Mác – Lê Nin và
khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1911 – 1920 ).
- Chủ đề 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng
tạo đường lối của VI Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920 – 1924 ).
- Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính Đảng của giai cấp
công nhân Việt Nam (1924 – 1930).
- Chủ đề 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo
cuộc giải phóng dân tộc và cách mạng tháng tám thắng lợi và sáng lập ra nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1930 – 1945 ).
- Chủ đề 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo
cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực
dân Pháp và can thiệp của Mỹ (1946 – 1954 ).
- Chủ đề 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và chống Mỹ xâm lược, giải phóng
miền nam thống nhất đất nước (1954 - 1969 ).
- Chủ đề 8: Mãi mãi đi theo con đường của chủ tịch Hồ Chí Minh.
SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Những tranh ảnh, tài liệu, bút tích và hiện vật trên đai tiểu sử được gắn
bó chặt chẽ với giải pháp mỹ thuật đa dạng nhằm tăng sức hấp dẫn chú ý của
người xem. Theo vành đai lịch sử, du khách được xem tám tư liệu lịch sử giới
thiệu những hình ảnh sống động của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kết thúc mỗi chủ đề là những biểu tượng mỹ thuật gợi suy nghĩ về ý

nghĩa của từng giai đoạn lịch sử. Đó cũng là điểm ghi dấu những mốc quan
trọng cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam.
Bằng hình tượng nghệ thuật khái quát và sự kết hợp với hiện vật gốc,
hiện vật mô phỏng, hiện vật có tính nghệ thuật, đem lại cho người xem những
hiểu biết cảm xúc của mảnh đất Việt Nam gắn với từng giai đoạn hoạt động
cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong quá trình tham quan, ta bắt gặp
sáu tổ hợp hình tượng.
- Quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Xô viết nghệ tĩnh.
- Mảnh đất cách mạng Pác Bó.
- Mảnh đất chiến đấu (1945 – 1954).
- Tang lễ (1969).
- Nước Việt Nam thống nhất.
Trên tầng trưng bày còn có các chuyên đề và các đề mục mở rộng (gọi
tắt là chuyên đề). Những chuyên đề này được trưng bày ở tám gian xung
quanh đai tiểu sử. Những chuyên đề này giúp người xem hiểu biết thêm về
phong trào và sự kiện thế giới trên mỗi chặng đường hoạt động của Bác.
Bảo tàng VI Lên Nin ở Matscova là cố vấn và là người cộng tác với
bảo tàng Hồ Chí Minh.

SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

2.3.2. Bảo tàng cách mạng Việt Nam

Bảo tàng cách mạng Việt Nam có trụ sở tại số 25 phố Tông Đản, Hoàn
Kiếm, Hà Nội. Ngôi nhà bảo tàng trước năm 1954 là Sở thương chính Đông
Dương do người pháp xây dựng năm 1917.
Đây là bảo tàng đầu tiên của nước ta chính thức mở cửa đón khách vào
ngày mùng 06/01/1959. Khi ra đời tổng kho của bảo tàng có trên một vạn
hiện vật, hình ảnh, tài liệu và văn bản. Giờ đây con số đã tăng lên tám vạn
gồm nhiều sưu tập và bộ sưu tập có giá trị cho việc nghiên cứu khoa học và
xã hội – nhân văn, cho việc tuyên truyền giáo dục truyền thống, bồi dưỡng
niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ trẻ.
Hệ thống trưng bày của bảo tàng sử dụng trên 2.500 hiện vật, hình ảnh,
tư liệu bày trong 29 phòng với diện tích trên 2.000m2 nội dung trưng bày gồm
ba phần:
- Phần thứ nhất: Thời kì đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt
Nam từ năm 1858 – 1945.
- Phần hai: Cuộc kháng chiến chống các thế lực xâm lược để bảo vệ
độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc năm 1945 – 1975.
- Phần ba: Việt Nam trên con đường xây dựng dân giàu nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ văn minh.
Các phần trưng bày trên đều được sử dụng các hiện vật phù hợp với
từng thời kì khó khăn, gian khổ trong sự nghiệp cách mạng giải phóng đất
nước thống nhất nước nhà.
Bảo tàng cách mạng đã trở thành một trung tâm sử liệu phong phú là
cảm hứng cho các nhà văn hoá sáng tạo.
Trong những năm tới Bảo tàng cách mạng Việt Nam tập trung nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động trưng bày cũng như hoạt động nghiệp vụ

SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

khác trên cơ sở đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và tăng cường hợp
tác với các bảo tàng trong nước.
2.3.3. Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam
Trước đây bảo tàng này được gọi là Bảo tàng quân đội là một viện bảo
tàng về lịch sử quân sự nằm tại 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội. Bảo
tàng mở cửa lần đầu vào dịp kỷ niệm 15 năm thành lập quân đội nhân dân
Việt Nam (22/12/1959).
Bảo tàng trưng bày các hiện vật hình thành lịch sử quân đội từ thời kỳ
các vua Hùng đến các cuộc chiến đấu từ nhà Lý đến nhà Nguyễn.
Theo dòng lịch sử du khách có thể theo dõi và cảm nhận được sự
trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam từ những đội du kích nhỏ đến
cuộc kháng chiến chống Mỹ và kết thúc là đại thắng mùa xuân năm 1975, rất
nhiều hiện vật được trưng bày tại đây. Các công cụ, phương tiện chiến đấu rất
độc đáo đặc sắc làm cho du khách có thể cảm nhận cuộc chiến đấu gian khổ
của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến để giải phóng đất nước giành độc lập
dân tộc.
Các bảo tàng lớn với điều kiện cơ sở vật chất hiện đại cùng với công
tác thuyết minh tốt, phương pháp trình bày theo không gian ba chiều sử dụng
phối hợp với thiết bị nghe, nhìn, ánh sáng bảo tàng được điều chỉnh phù hợp,
hình thức bảo quản hiện vật tốt, nên đã giữ gìn được nét đẹp của bảo tàng, bảo
tồn được vẻ đẹp nguyên trạng và mang tính giáo dục cao, ngày càng thu hút
được nhiều du khách trong và ngoài nước.

SVTH:Bế Thị Thầm


Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Chương 3. TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
PÁC BÓ – CAO BẰNG
3.1. Lịch sử hình thành khu di tích
Ban quản lí di tích Hồ Chí Minh Cao Bằng được thành lập năm 1983
trực thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng. Năm 1990 Ủy ban nhân dân tỉnh
ra quyết định thành lập Ban quản lí khu di tích Pác Bó trực thuộc Ban quản lí
di tích Hồ Chí Minh tại tỉnh Cao Bằng. Cuối năm 1992, Ban quản lí di tích
Hồ Chí Minh tỉnh Cao Bằng là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở văn hoá thông tin Cao Bằng và chịu sự chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ của Bảo tàng Hồ
Chí Minh Trung ương .
Ban quản lí di tích Hồ Chí Minh có chức năng nghiên cứu, sưu tầm,
bảo quản, kiểm kê trưng bày và tuyên truyền giáo dục thông qua những tài
liệu hiện vật và các di tích lịch sử có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp hoạt
động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phạm vi tỉnh Cao Bằng.
Nhiệm vụ của Ban quản lí di tích là sưu tầm kiểm kê, bảo quản tài liệu,
hiện vật và các di tích liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của
Bác để phục vụ cho công tác nghiên cứu và tuyên truyền đối với nhân dân
trong nước và quốc tế.
Tổ chức hướng dẫn khách trong nước và ngoài nước đến tham quan,
nghiên cứu, học tập tại khu di tích lịch sử Pác Bó và một số di tích khác trên
toàn tỉnh, kết hợp với các hình thức tuyên truyền giáo dục khác như: triển lãm
lưu động, tổ chức nói chuyện với chuyên đề chủ tịch Hồ Chí Minh, biên soạn
tài liệu tuyên truyền… nghiên cứu đề tài và thực hiện kế hoạch sưu tầm, bảo
quản, công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy tác dụng của các di tích Hồ Chí

Minh trên phạm vi toàn tỉnh.

SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Khu di tích lịch sử Pác Bó được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di
tích lịch sử văn hoá theo thuyết minh số 09 VH/QĐ, ngày 21/02/1975 và đến
ngày mùng 07/06/1975 khu di tích Pác Bó được xếp hạng cấp quốc gia.
3.2. Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu
* Vị trí địa lí:
Khu di tích Pác Bó thuộc xã Trường Hà - Hà Quảng - Cao Bằng. Nằm
sát biên giới Việt - Trung cách thị xã Cao Bằng 55km theo đường 203 về phía
Bắc.
Xã Trường Hà nằm ở phía Tây bắc huyện Hà Quảng, phía Bắc và phía
Tây giáp với Trung Quốc, phía Đông giáp xã Kéo Yên, phía Nam giáp xã Nà
Sác. Đường đi từ trụ sở xã đến trụ sở huyện là đường 203 rải 8km đường
nhựa.
Làng ở bản xã được hình thành lâu đời gồm có 5 thôn: Pác Bó, Hoàng
I, Hoàng II, Hoong I, Hoong II. Năm 1983, nhập thêm hai thôn là Nà Mạ và
Nà Kéo.
Diện tích ở khu di tích Pác Bó là 2.784 ha (Sách Tài nguyên và môi
trường du lịch Việt Nam, NXB giáo dục, năm 2000)
* Địa hình:
Đây là vùng núi hiểm trở thuộc địa hình caxto (karto) là hệ thống dãy

núi đá vôi phân nhánh mãnh liệt với đỉnh nhọn tai mèo, ghồ ghề, lởm chởm,
cao thấp, có nhiều hang hốc tự nhiên có phương kéo dài chung hướng Tây bắc
- Đông nam.
Xã có dãy núi Các Mác, hang Pác Bó có ý nghĩa lớn trong lịch sử. Suối
Lê Nin bắt nguồn từ hang Cốc Bó với chiều dài là 12km qua 6 thôn trên địa
bàn xã, cuối cùng suối đổ ra ngã ba Đôn Chương, có chiều rộng trung bình là
12m, độ sâu 2m.
Trong khu di tích có 2 suối là suối Lê Nin và suối Khuổi Nặm.
SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Hệ động thực vật ở đây khá phong phú và đa dạng gồm hệ thực vật ở
cạn và hệ thực vật ở nước.
Ở đây cũng có một số loài động vật hoang dã nhưng ít khi nhìn thấy.
nguyên nhân là do trước đây cuộc sống dân cư còn nghèo nên họ săn bắt trái
phép đồng thời cũng do hoạt động du lịch của khách nên động vật di cư đến
nơi ở mới.
* Khí hậu:
Khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm đó là điều kiện tốt cho hoạt động
tham quan và du lịch, nghỉ dưỡng.
Ở nước ta các công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện khí hậu dễ chịu
nhất đối với người Việt Nam với nhiệt độ trung bình là 15 – 23oC.
Khí hậu ở đây mùa hè thường có nắng nóng, mưa nhiều từ tháng 4 đến
tháng 9 hàng năm. Mùa đông thường từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt

độ thấp có sương mù vào buổi sáng song không đáng kể. Nhiệt độ trung bình
là 27oC, nhiệt độ cao nhất là 32oC, nhiệt độ thấp nhất là 8oC. Có những năm
nhiệt độ thất thường và thấp nhất là 5oC, độ ẩm 70%.
Sương muối nặng nhất vào năm 1960, 1973. kéo dài từ tháng 11 năm
trước đến tháng 3 năm sau. Gây thiệt hại về gia súc, gia cầm và hoa màu
khác.
3.3. Một số điểm di tích trong khu di tích Pác Bó
- Khu ruộng Nà Chang
Tại đây nhân dân Hà quảng, Pác Bó đã tổ chức mít ting đón Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong dịp người lên thăm hang Pác Bó ngày 20/02/1961.
- Nhà cụ Dương Văn Đình
Sau cuộc mít ting tại khu ruộng Nà Chang Chủ tịch Hồ Chí Minh đến
thăm gia đình và ăn bữa cơm thân mật tại nhà cụ Dương Văn Đình. Đây là

SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

một gia đình cơ sở cách mạng ở Pác Bó - nơi Bác thường xuyên qua lại tiếp
xúc và tuyên truyền cách mạng.
- Nhà ông La Thanh
Là cơ sở cách mạng nơi gặp gỡ của cán bộ hoạt động cách mạng. Tại
đây, năm 1941 là nơi đón tiếp các đại biểu đến dự hội nghị Trung ương Đảng
lần thứ VIII tháng 05/1941.
- Núi Các Mác, suối Lê Nin

Suối Lê Nin, trước đây đồng bào gọi là Suối Giàng hoặc Dòng Chừng.
Núi Các Mác kéo dài từ ngã ba Khuổi Nặm đến hang Cốc Bó gồm ba ngọn
núi, trước đây dân địa phương gọi là Phia Tào, Phia Nà Cọn, Phia Nà Táng.
Từ khi bác đến đây hoạt động tại Pác Bó đã đặt tên cho dãy núi này là núi Các
Mác và suối Lê Nin.
Trong thời kì hoạt động tại đây dù sống trong điều kiện gian khổ Bác
vẫn luôn tin vào sự thắng lợi của cách mạng với tinh thần lạc quan cách
mạng, trước cảnh núi rừng hùng vĩ, phong thuỷ hữu tình Bác đã làm làm thơ :
“ Non xa xa, Nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê Nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà ”
- Nơi Bác ngồi câu cá
Sau những giờ làm việc căng thẳng, thỉnh thoảng Bác lại ra ngồi câu cá
- Cột mốc 108
Ngày 28/01/1941 Bác cùng với các đồng chí Phùng Chí Kiên, Lê
Quảng Ba, Đặng Văn Cáp, Hoàng Văn Lộc, Đào Thế An vượt qua cột mốc
108 về Pác Bó.

SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Theo sử liệu cột mốc 108 được xây dựng vào khoảng năm 1889 sau
hiệp ước Pháp – Thanh năm 1887, Là một trong 314 cột mốc dùng để phân

định ranh giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc ở thời kì đó.
Vào thời gian ấy, Bác đề nghị cả nhóm hoá trang ăn mặc như đàn ông
nùng để che mắt địch, vì phong tục của họ là cứ đến tết các chàng rể đều phải
mang đồ lễ về “cúng ma” ở nhà bố mẹ vợ. Nên Bác đã mặc đúng kiểu đàn
ông Nùng để che mắt địch.
Hiện nay, cột mốc 108 vẫn còn đó và sau hiệp định biên giới Việt Trung năm 1999 thì cách cột mốc 108 khoảng 2 - 3m là cột mốc 675 phân
định ranh giới Việt Nam - Trung Quốc và được xây dựng kiên cố vào năm
2001.
- Nhà ông Lý Quốc Súng
Thường gọi là nhà ông Máy Lỳ là tên con gái cả của ông Súng. Trong
những ngày đầu về Pác Bó, Bác và các đồng chí cán bộ cách mạng đến và làm
việc tại nhà ông Lý Quốc Súng. Nhà ông Lý Quốc Súng là cơ sở cách mạng
của các đồng chí Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm, Hoàng Tô…
Ở và làm việc tại nhà ông Lý Quốc Súng được một tuần do điều kiện
nhà trật chội và cũng để đảm bảo bí mật, Bác cùng với các đồng chí chuyển
xuống ở hang. Ông Lý Quốc Súng là người chỉ cho Bác và các đồng chí cách
mạng đến hang Cốc Bó
- Hang Cốc Bó
Ngày mùng 08/02/1941 Bác và các đồng chí cán bộ cách mạng đã
chuyển từ nhà ông Lý Quốc Súng sang ở và làm việc tại hang Cốc Bó.
Bác đã dùng than củi để đánh dấu ngày Bác lên ở hang với nội dung:
“ Nhất cửu tứ nhất niên nhị nguyệt bát nhật” (tức ngày 08/02/1941)
Bác về đây tuy thời tiết đã sang xuân nhưng cái rét của miền núi vẫn
lạnh buốt da, buốt thịt. Trên chiếc giường đơn sơ này trong những đêm thâu
SVTH:Bế Thị Thầm

Lớp: K33A - Sinh



×