Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tìm hiểu đặc điểm và hoạt động của một số hệ thốg chăn nuôi ở huyện hoài đức hà nội trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
---------------------

PHẠM THỊ HỒNG THẮM

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỐNG RỐI LOẠN
TRAO ĐỔI LIPID CỦA MỘT SỐ PHÂN ĐOẠN
DỊCH CHIẾT TỪ LÁ KHOAI LANG HOÀNG
LONG (Ipomoea batatas Poir.) TRÊN MÔ HÌNH
CHUỘT BÉO PHÌ
THỰC NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa sinh học

HÀ NỘI - 2011


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm
ơn TS. Trần Thị Phương Liên, người đã tận tình hướng hẫn và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất giúp em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ Trung tâm Hỗ trợ thiết bị
thí nghiệm và chuyển giao công nghệ - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2, viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, các bạn học viên trường Đại học


Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi giúp em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè,
những người luôn động viên, quan tâm giúp đỡ và là chỗ dựa tinh thần
lớn nhất đưa em vượt qua khó khăn để có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Hồng Thắm

Phạm Thị Hồng Thắm

ii

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được trình bày trong
luận văn là do tôi thực hiện và không trùng lặp với bất cứ tác giả nào
khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những nội dung được đề
cập trong bản luận văn này.


Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Hồng Thắm

Phạm Thị Hồng Thắm

iii

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

MỤC LỤC
Trang
Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các bảng, hình vẽ và đồ thị
Phần 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
Phần 2. NỘI DUNG.................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. Cây khoai lang (Ipomoea batatas) ......................................................... 4
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố, sinh thái.......................................................... 4
1.1.2. Thành phần hóa học ......................................................................... 5
1.1.3. Công dụng và tác dụng dược lý ....................................................... 5
1.2. Giới thiệu một số hợp chất tự nhiên từ thực vật ..................................... 6
1.2.1. Các hợp chất thứ sinh và các chất có hoạt tính sinh học................ 6
1.2.2. Hợp chất phenolic trong thực vật .................................................... 7

1.2.3. Flavonoid thực vật............................................................................ 8
1.2.3.1. Cấu tạo hóa học ............................................................................. 8
1.2.3.2. Tác dụng sinh học.......................................................................... 9
1.2.4. Tannin ............................................................................................... 9
1.2.4.1. Cấu tạo hóa học ............................................................................. 9
1.2.4.2. Tác dụng sinh học .......................................................................... 10
1.2.5. Alkaloid thực vật .............................................................................. 10
1.2.5.1. Cấu tạo hóa học ............................................................................. 10
1.2.5.2. Tác dụng sinh học.......................................................................... 10
1.3. Bệnh béo phì ......................................................................................... 11

Phạm Thị Hồng Thắm

iv

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

1.3.1. Khái niệm.......................................................................................... 11
1.3.2. Phương pháp đánh giá ..................................................................... 11
1.3.3. Phân loại............................................................................................ 11
1.3.4. Tác hại của bệnh béo phì.................................................................. 12
1.3.5. Nguyên nhân gây béo phì ................................................................. 12
1.3.6. Giải pháp phòng và điều trị bệnh béo phì ....................................... 13
1.3.7. Một số chỉ số hóa sinh liên quan đến rối loạn trao đổi chất và
glucid.......................................................................................................... 13

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 15
2.1.1. Mẫu thực vật..................................................................................... 15
2.1.2. Mẫu động vật .................................................................................... 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 15
2.2.1. Tách chiết các phân đoạn dịch chiết từ lá khoai lang..................... 15
2.2.2. Định tính một số nhóm hợp chất tự nhiên của lá khoai lang ......... 15
2.2.2.1. Định tính flavonoid........................................................................ 16
2.2.2.2. Định tính tannin............................................................................. 16
2.2.2.3. Định tính alkaloid .......................................................................... 16
2.2.2.4. Định tính glycoside ........................................................................ 17
2.2.2.5. Định tính các polyphenol khác...................................................... 17
2.2.3. Định lượng polyphenol tổng số theo phương pháp Folin –
Ciocalteau ................................................................................................... 17

Phạm Thị Hồng Thắm

v

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

2.2.4. Sắc ký lớp mỏng................................................................................ 18
2.2.5. Định lượng triglyceride huyết thanh theo phương pháp enzim..... 18
2.2.6. Định lượng cholesterol toàn phần theo phương pháp enzim ......... 19
2.2.7. Phương pháp nuôi chuột béo phì thực nghiệm ............................... 19

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 20
3.1. Kết quả tách chiết và một số đặc tính hóa sinh của phân đoạn dịch chiết lá
khoai lang (Ipomoea batatas Poir.)............................................................... 20
3.1.1. Quy trình tách chiết.......................................................................... 20
3.1.2. Kết quả định tính một số nhóm hợp chất tự nhiên trong các phân
đoạn dịch chiết lá khoai lang ..................................................................... 22
3.1.3. Phân tích thành phần hóa học trong các phân đoạn bằng sắc kí lớp
mỏng............................................................................................................ 24
3.1.4. Hàm lượng polyphenol tổng số trong cao dịch chiết các phân
đoạn............................................................................................................. 25
3.1.4.1. Xây dựng đường chuẩn acid gallic ............................................... 25
3.1.4.2. Định lượng polyphenol tổng số theo phương pháp Folin –
Ciocalteau .................................................................................................. 25
3.2. Tạo mô hình chuột béo phì thực nghiệm và đánh giá tác động chống rối
loạn trao đổi lipid của các phân đoạn dịch chiết ........................................... 26
3.2.1. Tạo mô hình chuột béo phì thực nghiệm......................................... 26
3.2.2. Tác dụng của một số phân đoạn dịch chiết lên chuột béo phì thực
nghiệm......................................................................................................... 30
3.2.2.1. Tác dụng giảm khối lượng cơ thể ................................................. 30
3.2.2.2. Tác dụng chống rối loạn một số chỉ số lipid máu......................... 31
3.3. Kết quả vi thể gan, thận, tụy ở chuột béo phì thực nghiệm .................... 32

Phạm Thị Hồng Thắm

vi

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Trần Thị Phương Liên

3.3.1. Chuột nuôi bằng thức ăn bình thường ............................................ 33
3.3.2. Chuột nuôi bằng thức ăn giàu lipid ................................................. 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 38

Phạm Thị Hồng Thắm

vii

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BP

Béo phì

CHCl3

Chloroform

ĐT


Điều trị

EtOAc

Ethylacetat

EtOH

Ethanol

HDL

Lipoprotein tỷ trọng cao (High-density
lipoprotein)

LDL

Lipoprotein tỷ trọng thấp (Low-density
lipoprotein)

Met

Metformin



Phân đoạn

POD


Peroxidase

TG

Triglycerid

WHO

Tổ chức y tế thế giới

Phạm Thị Hồng Thắm

viii

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Bảng 3.1. Khối lượng mẫu thu được khi chiết qua các phân đoạn .......... 22
Bảng 3.2. Kết quả định tính một số hợp chất tự nhiên trong các phân
đoạn dịch chiết lá khoai lang ..................................................................... 23
Bảng 3.3. Kết quả đường chuẩn gallic ....................................................... 25
Bảng 3.4. Kết quả hàm lượng polyphenol tổng số trong các PĐ dịch
chiết ............................................................................................................. 26
Bảng 3.5. Thành phần thức ăn có hàm lượng lipid và cholesterol cao .... 27

Hình 1.1. Flavan (2-phenyl chroman) ........................................................ 8
Hình 2.1. Khoai lang Hoàng Long.............................................................. 15
Hình 3.1. Quy trình chiết xuất các chất tự nhiên từ lá khoai lang ........... 21
Hình 3.2. Sắc ký đồ các phân đoạn dịch chiết lá khoai lang ..................... 24
Hình 3.3. Đồ thị chuẩn acid gallic .............................................................. 25
Hình 3.4. Hình ảnh chuột nuôi bằng hai chế độ dinh dưỡng.................... 27
Hình 3.5. Biểu đồ tăng trọng của chuột sau 4 tuần nuôi ........................... 28
Hình 3.6. Biểu đồ một số chỉ số hóa sinh trong máu chuột nuôi bằng hai
chế độ ăn khác nhau................................................................................... 29
Hình 3.7. Biểu đồ so sánh khối lượng của các lô chuột béo phì trước và
sau điều trị .................................................................................................. 30
Hình 3.8. Biểu đồ một số chỉ số lipid ở chuột BP được điều trị và không
được điều trị ............................................................................................... 31

Phạm Thị Hồng Thắm

ix

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

Hình 3.9. Kết quả vi thể gan (A), thận (B), tụy (C) của chuột nuôi bằng
thức ăn bình thường................................................................................... 33
Hình 3.10. Kết quả vi thể gan (A), thận (B), tụy (C) của chuột nuôi bằng
thức ăn giàu lipid........................................................................................ 34


Phạm Thị Hồng Thắm

x

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

Phần 1. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay tốc độ phát triển kinh tế ngày càng mạnh, đời sống vật chất và
tinh thần ngày càng tăng cao, kéo theo đó là sự phát triển nhanh của một số
loại bệnh có tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của con người. Trong số
đó có tình trạng thừa cân và bệnh béo phì (BP).
Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một
vùng cơ thể hay toàn thân gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như: bệnh tim
mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, đột quỵ, giảm khả năng
sinh sản, giảm chức năng hô hấp, tăng viêm xương, khớp, ung thư, bệnh
đường tiêu hóa,… và tình trạng kháng insulin [1, 7].
Y học hiện đại ngày nay có nhiều loại thuốc chống béo phì và rối loạn
trao đổi lipid - glucid như: Metformin, Fluoxiten… Tuy nhiên chúng thường
có tác dụng phụ không mong muốn và chi phí điều trị đắt đỏ.Vấn đề đặt ra là
cần nghiên cứu phát triển các loại thuốc nguồn gốc thảo dược với nguyên liệu
sẵn có, rẻ tiền và ít tác dụng phụ. Ở nước ta cây khoai lang thuộc chi Ipomoea
tương đối phổ biến ở các vùng miền và được nhân dân sử dụng nhiều trong
đời sống hàng ngày làm thực phẩm cũng như thuốc chữa các bệnh đơn giản
2,6. Tuy nhiên việc nghiên cứu đặc tính hóa sinh, y dược của các hoạt chất

thiên nhiên từ đối tượng này chưa được nghiên cứu một cách thỏa đáng.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khả năng chống rối
loạn trao đổi lipid của một số phân đoạn dịch chiết từ lá khoai lang Hoàng
Long (Ipomoea batatas Poir.) trên mô hình chuột béo phì thực nghiệm”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu nhằm góp phần hiểu biết thêm về đặc tính sinh lý,
hóa sinh và khả năng chữa bệnh của dịch chiết từ lá khoai lang, tạo cơ sở cho

Phạm Thị Hồng Thắm

1

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

những hướng nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực tìm kiếm các phương thuốc
mới cũng như tìm hiểu tác dụng của các loại thảo dược sẵn có trong tự nhiên.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Định tính, định lượng và tách một số phân đoạn dịch chiết chứa
hoạt chất thiên nhiên từ lá cây khoai lang.
3.2. Nghiên cứu đặc tính hóa sinh của các phân đoạn dịch chiết được
tách ở nội dung 3.1.
3.3. Xây dựng, hoàn thiện mô hình chuột béo phì thực nghiệm có thể áp
dụng để sàng lọc, đánh giá tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường và béo phì
của các phân đoạn dịch chiết từ thực vật.
3.4. Nghiên cứu khả năng chống rối loạn trao đổi lipid trên mô hình

chuột in vivo.
3.5. Nghiên cứu mức độ tổn thương gan, thận, tuỵ ở chuột béo phì
trước và sau điều trị.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Mẫu thực vật: lá cây khoai lang.
- Mẫu động vật: chuột bạch chủng Swiss nặng từ 18-20g.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của một số phân
đoạn dịch chiết từ lá khoai lang Hoàng Long (Ipomoea batatas Poir.) trên mô
hình chuột béo phì thực nghiệm.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp hóa lý và hóa sinh: sử dụng các hệ dung môi hữu cơ có
độ phân cực khác nhau để tách một số phân đoạn dịch chiết chứa các hoạt
chất thiên nhiên từ lá cây khoai lang.

Phạm Thị Hồng Thắm

2

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

- Sử dụng các phương pháp hóa sinh: Định tính, định lượng, nghiên cứu
đặc tính hóa sinh của các phân đoạn dịch chiết.
- Tạo mô hình chuột BP thực nghiệm: Chuột nhắt trắng chủng Swiss

(18-20g) sau 3 ngày thích nghi với điều kiện phòng thí nghiệm, được nuôi
bằng chế độ thức ăn giàu lipid [13] trong thời gian là 4 tuần, khi đó khối
lượng của chuột nuôi bằng chế độ thức ăn giàu lipid tăng có ý nghĩa thống kê
so với chuột nuôi bằng thức ăn thường.
- Sử dụng phương pháp hóa sinh – y dược để định lượng một số chỉ số
hóa sinh liên quan đến rối loạn trao đổi lipid [8] ở chuột trước và sau khi điều
trị bằng các phân đoạn dịch chiết lá cây khoai lang.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu hình thái giải phẫu để nghiên cứu vi
thể của một số nội quan (gan, thận, tụy) ở chuột béo phì.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Cung cấp các dẫn liệu khoa học về thành phần hóa học, hàm lượng các
nhóm hợp chất hữu cơ, khả năng chống béo phì của phân đoạn dịch chiết từ lá
cây khoai lang Hoàng Long (Ipomoea batatas Poir).

Phạm Thị Hồng Thắm

3

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

PHẦN 2. NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CÂY KHOAI LANG (Ipomoea batatas)[6]
Khoai lang tên khoa học là Ipomoea thuộc họ khoai lang Convolvulaceae,
là loài cây thân thảo dạng dây leo, có lá mọc so le hình tim hay xẻ thùy chân

vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ ăn được có hình
dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu từ đỏ, tím, nâu hay trắng.
Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay tím.
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố, sinh thái
Khoai lang có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới Châu Mỹ, được con người
trồng cách đây khoảng 5000 năm. Ngày nay, khoai lang được trồng rộng khắp
trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm với lượng nước đủ để hỗ trợ sự phát
triển của nó. Các xứ trồng nhiều khoai lang gồm: Trung Quốc, Indonesia,
Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Brazil, Argentina, Mỹ… Tại Hoa Kỳ, khoai
lang được trồng nhiều ở các tiểu bang phía Nam, từ North Carolina đến Texas
và được xem là thức ăn chính của người dân trong vùng.
Ở Việt Nam, tại các tỉnh phía Bắc, khoai lang được trồng nhiều nhất tại
Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… Tại các tỉnh phía Nam
khoai lang được trồng tập trung tại Quảng Nam, Đà Nẵng, rải rác tại Quảng
Ngãi, Phan Rang, Phan Thiết, Đồng Nai.
Khoai lang có thể mọc trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau, có khả
năng chịu mặn, pH thích hợp từ 4,2 - 8,3; không chịu được sương giá, phát
triển tốt nhất ở nhiệt độ trung bình 24oC (75oF).

Phạm Thị Hồng Thắm

4

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên


1.1.2. Thành phần hóa học
Trong 100g củ khoai lang tươi có khoảng 6,8g nước; 0,8g protein; 0,2g
lipid; 28,5g glucid (24,5g tinh bột; 4g glucose); 1,3g cellulose, cung cấp cho
cơ thể 122 calo. Ngoài ra trong khoai lang tươi còn có nhiều vitamin và muối
khoáng (34mg canxi; 49,4g photpho; 1mg sắt; 0,3mg carotene; 0,05mg
vitamin B1; 0,05mg vitamin B2; 0,6mg vitamin PP; 23mg vitamin C...).
Trong 100g khoai lang khô có 11g nước; 2,2g protein; 0,5 lipid; 80g glucid;
3,6g cellulose, cung cấp cho cơ thể tới 342 calo.
Trong 100g rau khoai lang có 91,9g nước; 2,6g protein; 2,8g glucid; 1,4g
cellulose; 48mg canxi; 54mg photpho; 11mg vitamin C, v.v...
1.1.3. Công dụng và tác dụng dược lý [15]
Lá khoai lang là loại rau dân giã vừa ngon, vừa mát, bổ. Để phòng chống
béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc.
Củ khoai lang có vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận,
tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Nó được dùng chữa vàng da, ung
nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nam giới di tinh, trẻ em
cam tích, lỵ.
Khoai lang là một loại thức ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Ngọn khoai
lang đỏ có một chất gần giống như Insulin. Củ khoai lang còn chứa caiapo –
chất giúp kiểm soát tốt lượng đường và cholesterol trong máu người mắc tiểu
đường typ II.
Ngoài ra khoai lang còn được dùng chữa nhiều bệnh khác như: nghẹt mũi,
hen suyễn, viêm phế quản, thấp khớp, viêm dạ dày, tá tràng, thiếu sữa, táo
bón.

Phạm Thị Hồng Thắm

5

Lớp: K33B- Sinh



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

1.2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỢP CHẤT TỰ NHIÊN TỪ THỰC VẬT
1.2.1. Các hợp chất thứ sinh và các chất có hoạt tính sinh học
Quá trình trao đổi chất của sinh vật bao gồm sự tạo thành các hợp chất
sơ cấp và thứ cấp (còn gọi là hợp chất thứ sinh).
Hợp chất sơ cấp được tạo thành là sản phẩm của quá trình đồng hóa và
dị hóa, có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống. Nó bao gồm những chất
thiết yếu cho sự sống như các axit amin, các axit nucleic, cacbohidrat, lipid…
Chúng là trung tâm của quá trình trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của
sinh vật.
Các hợp chất thứ cấp (hợp chất thứ sinh) được tạo thành từ các hợp
chất sơ cấp và các chất trao đổi trung gian của chu trình đường phân, chu
trình pentose-phosphate, chu trình axit citric, v.v… Khác với các chất trao đổi
bậc nhất, hợp chất thực vật thứ sinh không phải là yếu tố đặc biệt cần thiết
cho quá trình sinh trưởng, phát triển, quang hợp và sinh sản [14]. Chúng được
tạo ra trong những tế bào chuyên biệt với vai trò điều hòa mối quan hệ qua lại
giữa các tế bào trong cơ thể. Đồng thời chúng là các hợp chất phòng thủ giúp
thực vật chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhiễm thực vật từ môi trường
xung quanh.
Người ta tiến hành phân loại các hợp chất thứ sinh dựa trên nhiều tiêu
chuẩn khác nhau. Dựa vào bản chất hóa học chia hợp chất thứ sinh thành các
hợp chất phenolic, flavonoid, alkaloid, coumanrin, glycoside,… Dựa vào lịch
sử phát hiện và sử dụng, các hợp chất thứ sinh được chia thành 4 nhóm chính:
+ Terpen (gồm isoprenoid, terpenoid, carotenoid…).
+ Glycosid (gồm glycoside trợ tim…).

+ Các phenylpropanoid (gồm flavonoid, tannin, lignin…).
+ Các hợp chất chứa nitơ (gồm alkaloid, hợp chất dị vòng thơm…).

Phạm Thị Hồng Thắm

6

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

Hiện nay nhiều hợp chất thứ sinh đã được tách chiết và sử dụng để
phòng tránh và điều trị một số bệnh thông thường và cả bệnh hiểm nghèo ở
người. Phổ biến nhất là các hợp chất phenolic, flavonoid và alkaloid. Chúng
được bào chế thành các dạng dược liệu hay được bổ sung vào thực phẩm
nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng và tăng cường khả năng phòng ngừa bệnh
tật.
1.2.2. Hợp chất phenolic trong thực vật [4]
Hợp chất phenolic là nhóm các chất khác nhau rất phổ biến trong thực
vật. Trong phân tử có vòng thơm (benzen) mang một, hai hay ba nhóm
hydroxyl (-OH) gắn trực tiếp với vòng benzene. Dựa vào thành phần và cấu
trúc chia các phenolic thành ba nhóm chính là: hợp chất phenolic đơn giản,
hợp chất phenolic phức tạp và hợp chất phenolic đa vòng (polyphenol).
Vai trò của các hợp chất phenolic trong thực vật: Hợp chất phenolic
có hầu hết trong tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt là các tế bào thực vật
tham gia vào quá trình quang hợp. Chúng là những sản phẩm thứ cấp của quá
trình đường phân và chu trình pentose qua cynamic acid hay theo con đường

acetate malonate qua Acetyl-CoA. Đối với thực vật, nhóm hợp chất này có
một số vai trò nhất định trong đời sống của chúng.
Các phenolic tham gia vào quá trình hô hấp của thực vật với vai trò như
là một chất vận chuyển hydro.
Các polyphenol có thể hình thành liên kết hydro với protein và enzyme,
dẫn đến thay đổi hoạt động của các enzyme bị tác động tương tự như hiệu ứng
điều hòa dị lập thể.
Tác dụng mạnh lên quá trình sinh trưởng của thực vật, là chất hoạt hóa
IAA-oxydase và tham gia vào quá trình sinh tổng hợp của enzyme này.
Phenolic như là chất điều hòa các chất điều khiển sinh trưởng ở thực vật.

Phạm Thị Hồng Thắm

7

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

Hợp chất phenolic có tính kháng khuẩn: những hợp chất phenol bảo vệ
thường không được tổng hợp ở những cây khỏe mà được hình thành như là
một trong những phản ứng tự vệ đối với các vết thương do vi khuẩn gây bệnh
gây nên tương tự như loại phản ứng kháng nguyên - kháng thể ở người và
động vật. Các hợp chất phenol có tác dụng quan trọng trong quá trình liền sẹo
ở các vết thương cơ học của thực vật, có tác dụng đẩy nhanh quá trình tái
sinh, chống bức xạ, gốc tự do, tác nhân gây đột biến và các chất gây oxy hóa.
Các phenolic chỉ là những chất chuyển hóa thứ sinh trong thực vật nên

hàm lượng của chúng chỉ mang tính tương đối.
1.2.3. Flavonoid thực vật
1.2.3.1. Cấu tạo hóa học
Các flavonoid là dẫn xuất của 2-phenyl chroman (flavan). Đó là những
hợp chất có cấu tạo gồm 2 vòng benzen A và B với một dị vòng pyran C tạo
thành khung carbon C6-C3-C6, trong đó vòng A kết hợp với C tạo thành
khung chroman.

Hình 1.1. Flavan (2-phenyl chroman)
Tùy theo mức độ oxy hóa của vòng pyran, sự có mặt hay không có mặt
của nối đôi giữa C2 với C3 và nhóm carbonyl ở C4 mà có thể chia flavonoid
thành nhiều nhóm phụ nhỏ: flavon, flavonol, flavanon, chalcon, auron,
antoxyanidin, leucoantoxyanidin, catechin. Trong đó nhóm có độ oxy hóa cao
nhất là flavonol, còn nhóm có độ oxy hóa thấp nhất là catechin.

Phạm Thị Hồng Thắm

8

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

1.2.3.2. Tác dụng sinh học
- Tác dụng làm bền thành mạch.
- Tác dụng chống oxy hóa (antioxydant): flavonoid có khả năng kìm hãm
các quá trình oxy hóa dây chuyền sinh ra bởi những gốc tự do hoạt động.

- Flavonoid có khả năng điều hòa hoạt độ enzyme do có khả năng liên
kết với nhóm amin trong phân tử protein, làm thay đổi cấu hình không gian
của enzim do đó tạo hiệu ứng điều hòa dị lập thể.
- Flavonoid có tính kháng khuẩn, kháng virus, tăng khả năng đề kháng
của cơ thể do kích thích lympho bào, tăng sản xuất interferon, ức chế hiện
tượng thoát bọng (digramilation).
- Flavonoid có tác dụng chống ung thư: một số flavonoid có khả năng
kìm hãm các enzyme oxy hóa khử, kìm hãm quá trình đường phân và quá
trình hô hấp, kìm hãm phân bào, phá vỡ cân bằng trong các quá trình trao đổi
chất của tế bào ung thư.
- Flavonoid có hoạt tính chống đái tháo đường và rối loạn trao đổi chất.
1.2.4. Tannin
1.2.4.1. Cấu tạo hóa học
Tannin (chất chát) được cấu tạo dựa trên gallic acid và tanic acid. Tannin
được chia thành hai nhóm chính là tannin thủy phân và tannin ngưng tụ.
- Tannin thủy phân: gồm các tannin mà thành phần chính để trùng hợp
thành polyme thường là este của gallic acid với gốc đường, các este không
mang đường của phenolcacbonic và este của ellagovic acid với đường.
- Tannin ngưng tụ: đó là những oligome hay polyme của các đơn vị
flavonoid (flavan 3-ol) nối với các “dây nối” C-C không bị cắt khi thủy phân

Phạm Thị Hồng Thắm

9

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Trần Thị Phương Liên

như catechin, epicatechin hay những chất tương tự. Mỗi tannin ngưng tụ có
thể có từ 2 đến 50 hoặc nhiều hơn các đơn vị flavonoid.
1.2.4.2. Tác dụng sinh học
Tannin có tác dụng làm giảm sự bài tiết trong ống tiêu hóa, kết tủa
protein tạo thành một màng che niêm mạc góp phần vào chữa căn bệnh tiêu
chảy. Tannin chữa ngộ độc kim loại nặng và alkaloid do có khả năng tạo kết
tủa với chúng. Tannin có tác dụng chống ung thư do khả năng kết hợp với các
chất gây ung thư. Ở nồng độ cao, tannin ức chế hoạt động của các enzyme,
nhưng ở nồng độ thấp chúng thường kích hoạt enzyme. Ngoài ra, tannin có
tác dụng ức chế và diệt khuẩn, tác dụng cầm máu do làm se hệ mao mạch hay
tác dụng làm giảm đau tại chỗ do làm giảm tác dụng ở đầu dây thần kinh
trung ương.
1.2.5. Alkaloid thực vật
1.2.5.1. Cấu tạo hóa học
Alkaloid là một nhóm các hợp chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp chứa
nitơ, đa số có nhân dị vòng, có đặc tính kiềm, thường gặp ở thực vật, đôi khi ở
cả động vật, có hoạt tính sinh học mạnh và cho phản ứng hóa học với thuốc
thử chung của alkaloid.
1.2.5.2. Tác dụng sinh học
Do được hình thành từ các sản phẩm của các quá trình trao đổi chất như
trao đổi protein nên ở thực vật, alkaloid được coi như là chất dự trữ cho tổng
hợp protein, các chất bảo vệ cây, tham gia vào sự chuyển hóa hydro ở các
mức độ khác nhau… Alkaloid được sử dụng nhiều trong công nghiệp dược.
Hiện nay có rất nhiều thuốc được sử dụng trong y học có nguồn gốc là các
alkaloid tự nhiên hoặc nhân tạo như morphin, cocain …

Phạm Thị Hồng Thắm


10

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp
1.3.

GVHD: Trần Thị Phương Liên

BỆNH BÉO PHÌ [1,7 ]

1.3.1. Khái niệm
Bệnh béo phì (obesity) được Tổ chức y tế thế giới WHO định nghĩa là:
tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay
toàn thân tới mức ảnh hưởng tới sức khỏe.
1.3.2. Phương pháp đánh giá
Có nhiều phương pháp đánh giá như: đo chỉ số trọng lượng cơ thể BMI,
Tỷ lệ eo/hông (WHR), đo vòng eo… Trong đó phương pháp sử dụng chiều
cao và cân nặng được sử dụng rộng rãi nhất. WHO thường sử dụng chỉ số
khối của cơ thể BMI (Body Mass Index) để nhận định tình trạng béo gầy. Để
xác định chỉ số khối của cơ thể, ta sử dụng công thức sau:
W

W: Cân nặng cơ thể (kg)

H2

H: Chiều cao (m)


BMI =

Đối với người châu Âu, người ta coi chỉ số bình thường nên có trong
giới hạn 20 – 25, trên 25 là thừa cân, trên 30 là béo phì. Đối với người châu
Á, BMI bình thường có giới hạn từ 18,5 – 23; vượt quá 27,8 với nam và 27,3
với nữ được xác định là BP. Mỗi vùng khác nhau thì BMI cũng có sự khác
biệt.
1.3.3. Phân loại
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, chia béo phì thành hai dạng chính:
- Béo phì đơn thuần: nguyên nhân chủ yếu là do lượng năng lượng
được hấp thu vào cơ thể nhiều vượt quá mức cần thiết dẫn đến tình trạng tích
lũy mỡ.
- Béo phì bệnh lý: nguyên nhân béo phì là do bệnh lý như một số bệnh
nội tiết: hội chứng Cushing khiến lượng hormon cortisosteroid trong cơ thể
quá cao, bệnh suy tuyến giáp trạng, bệnh trứng đa nang …

Phạm Thị Hồng Thắm

11

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

1.3.4. Tác hại của bệnh béo phì
Bệnh béo phì gây ra rất nhiều tác hại cho cuộc sống của con người như:
mất thoải mái trong cuộc sống do có cảm giác mệt mỏi toàn thân, giảm hiệu

suất lao động do khối lượng cơ thể nặng nề, kém lanh lợi… Béo phì có nguy
cơ dẫn đến các bệnh như rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch, đái tháo đường
không phụ thuộc insulin, tăng huyết áp, đột quỵ, giảm khả năng sinh sản,
giảm chức năng hô hấp, tăng viêm xương khớp, sỏi mật…
Ở trẻ em bị béo phì, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng tăng cao như
bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não…
Ngoài ra, thừa cân và béo phì còn làm giảm vẻ đẹp của con người.
1.3.5. Nguyên nhân gây béo phì [7]
Béo phì do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể chia thành ba nguyên
nhân chủ yếu sau:
- Do tác động của điều kiện sống: Đó là sự mất cân bằng trong việc ăn
uống cũng như hoạt động thể chất. Lượng năng lượng cung cấp vượt quá so
với nhu cầu năng lượng của cơ thể. Cân nặng của cơ thể tăng lên có thể do
chế độ ăn dư thừa vượt quá nhu cầu năng lượng hoặc do cách sống tĩnh tại ít
tiêu hao năng lượng. Điều này là do khẩu phần ăn quá dư thừa và chế độ quá
giàu chất béo hơn nữa hoạt động thể lực kém, lười vận động sẽ làm giảm việc
tiêu thụ năng lượng của cơ thể do đó sẽ dẫn đến việc tích tụ mỡ trong cơ thể.
Ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng béo phì là ăn nhiều đường,
ăn nhiều món xào rán, ít ăn các chất xơ và rau quả.
- Yếu tố di truyền: yếu tố di truyền có thể có một vai trò nhất định,
những trẻ béo phì thường có cha mẹ béo. Tuy nhiên nhìn trên đa số cộng đồng
yếu tố này không lớn mà chủ yếu do cách sống cũng như ăn uống của cha mẹ.
- Yếu tố kinh tế xã hội: ở những nước đang phát triển, tỷ lệ người béo
phì ở tầng lớp nghèo thường thấp (do nhiều nguyên nhân như thiếu ăn, lao
động chân tay nặng nhọc, phương tiện đi lại khó khăn…) và béo phì được coi
là bệnh của những người giàu có. Nhưng ở những nước phát triển, khi mà tình

Phạm Thị Hồng Thắm

12


Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

trạng thiếu ăn không còn thì béo phì lại xuất hiện nhiều ở tầng lớp nghèo, ít
học hơn so với tầng lớp giàu có.
1.3.6. Giải pháp phòng và điều trị bệnh béo phì [1, 7]
 Nguyên tắc cần thiết để chống béo phì: Thực hiện chế độ ăn uống hợp
lí và hoạt động thể lực đúng mức để duy trì cân nặng ổn định ở người trưởng
thành. Các biện pháp cụ thể để phòng tránh béo phì là:
+ Chế độ ăn năng lượng (calorie) thấp, cân đối, ít mỡ, đủ đạm, vitamin
và nhiều rau quả.
+ Luyện tập trong môi trường thoáng.
+ Xây dựng nếp sống năng động, tăng cường hoạt động thể lực.
 Nguyên tắc điều trị béo phì: Kết hợp chế độ ăn uống, chế độ luyện
tập và cách dùng thuốc. Thuốc điều trị béo phì như metformin có tác dụng
chủ yếu là ức chế sự sản xuất glucose từ gan nhưng cũng làm tăng tính nhạy
của insulin ngoại vi, tác động hạ glucose trong máu khoảng 2-4 mmol/l.
Thuốc cũng có tác dụng duy trì hoặc làm giảm cân nặng, vì vậy còn được
dùng trong điều trị thừa cân, béo phì.
1.3.7. Một số chỉ số hóa sinh liên quan đến rối loạn trao đổi chất và glucid
[1, 7]
Lipid chỉ các hợp chất là este của acid béo. Chúng tan trong các dung
môi hữu cơ nhưng hầu như không tan trong nước. Lipid được chia thành
glycerid (triglycerid…), các steroid (gồm cholesterol, các acid béo) hoặc các
chất chứa các acid béo như phospholipid, và các eicosanoid, các vitamin tan

trong dầu (A, D, E, K) và các sphingolipid.
Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy hại liên quan đến sự phát triển các
bệnh tim mạch. Theo nhiều nghiên cứu người béo phì có nguy cơ mắc các
bệnh về rối loạn lipid máu cũng như xơ vữa động mạch cao hơn so với người
bình thường. Để xác định tình trạng rối loạn lipid máu người ta dựa vào một
số chỉ số hóa sinh cơ bản như: cholesterol máu, TG (triglycerid), LDL (low

Phạm Thị Hồng Thắm

13

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

density lipoprotein - lipoprotein có tỷ trọng thấp), HDL (high density
lipoprotein - lipoprotein có tỷ trọng cao).
Cholesterol: là thành phần cấu trúc của các màng tế bào và là tiền chất
để tổng hợp acid mật và các hormon steroid (hormon thượng thận, hormon
sinh dục…). Cholesterol được cung cấp từ hai nguồn là từ gan sản xuất ra
(khoảng 80% nhu cầu của cơ thể) và do thức ăn cung cấp. Ở người bình
thường, hàm lượng cholesterol máu luôn tương đối ổn định. Khi vì một lý do
nào đó khiến hàm lượng cholesterol tăng quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng “tăng
mỡ máu”.
Thực chất cholesterol không thể hòa tan trong máu. Khi lưu thông trong
cơ thể chúng được bao quanh bởi một lớp “áo” protein (gọi là lipoprotein). Có
hai loại lipoprotein quan trọng là lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) và

lipoprotein tỉ trọng cao (HDL). LDL có vai trò vận chuyển và phân phối
cholesterol cho các tế bào, khi hàm lượng LDL cao sẽ khiến cho thành động
mạch bị đóng mỡ gây xơ vữa thành mạch nên chúng được gọi là các
cholesterol “xấu”. HDL có vai trò lấy cholesterol ra khỏi mạch máu và ngăn
không cho chúng xâm nhập vào thành động mạch và được gọi là các
cholesterol “tốt”.
Triglycerid (TG): Chúng được cung cấp từ thức ăn. Sự sinh tổng hợp TG
nội sinh diễn ra ở gan và mô mỡ. Trong các mô mỡ, chúng là nguồn năng
lượng dự trữ chính của cơ thể. Ở những người béo phì, nồng độ acid béo tự do
và TG thường tăng cao trong máu gây ra hiện tượng “nhiễm độc mỡ”.

Phạm Thị Hồng Thắm

14

Lớp: K33B- Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Phương Liên

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Mẫu thực vật
Rau khoai lang (Ipomoea batatas Poir.): lá khoai lang Hoàng Long sấy
khô ở 60oC, tán bột, ngâm kiệt trong ethanol 90%.

Hình 2.1. Khoai lang Hoàng Long
2.1.2. Mẫu động vật

Chuột bạch chủng Swiss nặng từ 18 - 20g được nuôi béo phì trong 60
ngày.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tách chiết các phân đoạn dịch chiết từ lá khoai lang
Lá khoai lang được sấy khô ở nhiệt độ 60-650C, nghiền nhỏ. Ngâm bột
khô lá khoai lang với ethanol 90% ở nhiệt độ phòng trong 2 tuần. Sau đó lọc
bằng giấy lọc và cất loại dung môi với áp suất giảm thu được cao phân đoạn
ethanol. Cao ethanol sau khi hòa tan lại trong nước cất nóng được chiết qua
hệ các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan → chloroform →
ethylacetate. Cất loại dung môi từ các phân đoạn dịch chiết thu được cao các
phân đoạn.
2.2.2. Định tính một số nhóm hợp chất thiên nhiên của lá khoai lang
Để khảo sát sơ bộ thành phần hóa học trong lá rau khoai lang chúng tôi
tiến hành thực hiện một số thí nghiệm định tính với thuốc thử. Mẫu thử được
pha trong EtOH và chia vào các ống nghiệm.

Phạm Thị Hồng Thắm

15

Lớp: K33B- Sinh


×