Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.83 KB, 9 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THƯỜNG XUÂN

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

Trường THCS Tân Thành
Địa chỉ: Xã Tân Thành, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: 0378.963.034
Email:
Thông tin về thí sinh:
1. Họ và tên: Vi Thị Thu
Ngày sinh: 15/07/2001

Lớp: 8C

2. Họ và tên: Hà Thị Thoa
Ngày sinh: 20/03/2001

THÁNG 12 NĂM 2014

Lớp: 8C

1


1. Tên tình huống:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TUYÊN TRUYỀN VỀ SỬ
DỤNG ĐIỆN AN TOÀN, HIỆU QUẢ, TIẾT KIỆM


2. Mục tiêu giải quyết tình huống
2.1. Kiến thức
Hiểu được các nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện
đối với cơ thể con người
Hiểu đươc các quy tắc an toàn khi sử dụng điện, sự chuyển hóa giữa các
dạng năng lượng, các cách sử dụng hiệu quả điện năng
2.2. Kỹ năng
Luyện được kỹ năng lắng nghe tích cực, suy nghĩ kĩ các vấn đề trong cuộc
sống,luyện kỹ năng tự tin, tự giác, hợp tác và làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm
và xử lý thông tin.
Biết vận dụng các kiến thức liên môn đã học để phát triển năng lực, trí tuệ ở
mức độ từ đơn giản đến phức tạp.
Có kỹ năng sử dụng các thiết bị điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
2.3. Thái độ
Qua tình huống trên giúp cho chúng em thấy được sự cần thiết phải sử dụng
điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học
vào thực tế và tuyên truyền cho cộng đồng nâng cao ý thức trách nhiệm trong
việc sử dụng an toàn, hiệu quả điện năng cũng như các dạng năng lượng khác.
Hình thành và phát triển tình cảm yêu quý, gần gũi, thân thiện với thiên
nhiên và môi trường xung quanh và bảo vệ môi trường
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Để giúp cho các bạn học sinh hiểu rõ hơn về cách sử dụng điện an toàn, tiết
kiệm, hiệu quả chúng em đã vận dụng kiến thức của những môn học sau:
Môn Toán: Sử dụng để tính lượng điện năng tiêu thụ, tính toán số tiền điện
phải trả khi sử dụng điện.
Môn Vật lý: Hiểu được quy tắc an toàn điện, sự chuyển hóa giữa các dạng
năng lượng, định luật bảo toàn năng lượng.
Môn Công nghệ: Hiểu được nguyên nhân gây tai nạn điện, sự nguy hiểm của
dòng điện đối với cơ thể người, biết được một số biện pháp an toàn trong sản
xuất và đời sống, biết được một số thiết bị bảo vệ, điều khiển mạch điện, lựa

chọn thiết bị điện an toàn- tiết kiệm-hiệu quả.
Môn Giáo dục công dân: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên thông qua việc sử dụng an toàn, hiệu quả điện năng.
Môn Mỹ thuật: Để vẽ các tranh tuyên truyền, khẩu hiệu, .....
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống, chúng em đã vận dụng kiến thức liên môn đã được
học tập trong nhà trường kết hợp với những hiểu biết của bản thân về sử dụng
điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
5.1. Sử dụng điện an toàn
2


Kính thưa các thầy, cô giáo và các bạn học sinh !
Trong đời sống hiện nay,cùng với sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước,đòi hỏi nhu cầu về cơ sở vật chất,hạ tầng phục vụ cho đời sống con
người ngày càng cao, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng nhiều.
Theo Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương),
mỗi năm cả nước xảy ra khoảng 500 vụ tai nạn do điện, làm 350 - 400 người
chết, hàng ngàn người bị thương tật. Đáng lo ngại là có đến 70% số vụ tai nạn
xuất phát từ sự mất an toàn trong sử dụng điện tại gia đình…Vậy để sử dụng
điện an toàn chúng ta cần phải làm gì ?
Để chủ động ngăn ngừa các sự cố cháy, nổ do việc sử dụng điện gây ra nhằm
đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho mọi người góp phần giữ vững an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau:
a. Kiểm tra lắp đặt Áptômát hoặc cầu dao điện tổng cho đường dây điện
chính trong nhà và cho từng đường dây điện phụ, từng gian phòng và từng thiết
bị điện có công suất lớn. Phải đặt thiết bị bảo vệ trước từng ổ cắm điện, dây
chảy của cầu chì phải theo đúng tiêu chuẩn và phải phù hợp với công suất sử
dụng, đảm bảo khi có chạm, chập điện thì dây chảy phải nổ, cắt ngay nguồn

điện. Không dùng giấy bạc hoặc dây kim loại khác không phù hợp để thay thế
dây chảy cầu chì, cầu dao, Áptômát bị hỏng. Trang bị máy ổn áp để tránh hiện
tượng gây cháy nổ do quá dòng, quá áp.
b. Ngay từ ban đầu khi thiết kế lắp đặt phải tính toán và lựa chọn tiết diện của
dây dẫn sao cho có đủ khả năng tải dòng điện đến các thiết bị tiêu thụ điện mà
nó cung cấp. Điểm nối vào mạch rẽ ở hai đầu dây nóng ( dây pha) và nguội
( dây trung tính) không được trùng lên nhau, khi thấy nơi quấn băng của các
điểm nối dây bị khô và cháy sáng thì phải kiểm tra ngay và nối chặt lại điểm nối.
Đường dây dẫn điện, các cầu chì, cầu dao không để bị gỉ, nếu bị gỉ thì nơi gỉ là
nơi phát nhiệt lớn và dễ phát lửa khi bị quá tải, cần được thay mới.
c. Không dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ cho các thiết bị điện có công suất lớn.
Không phơi, treo quần áo, khăn, mũ, tranh ảnh,...trên các dây điện và bảng
điện... Không cắm dây dẫn điện trực tiếp trên ổ cắm. Không dùng đinh, dây thép
để buộc giữ dây điện vì chỗ tiếp xúc sẽ bị ăn mòn. Không luồn dây điện qua mái
lá, mái tôn, câu mắc điện tùy tiện, để hở các mối nối dây điện.
d. Những thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà...quá cũ cần phải được kiểm tra
thường xuyên để sửa chữa hoặc thay thế. Khi không còn nhu cầu sử dụng các
thiết bị tiêu thụ điện nữa hoặc trường hợp đang sử dụng mà bị mất điện thì phải
ngắt ngay các thiết bị điện ra khỏi nguồn điện. Bàn là, Lò sưởi, Bếp điện... phải
đặt trên vật liệu không cháy và đúng nơi quy định. Phải thường xuyên bảo
dưỡng, vệ sinh cho các thiết bị, dụng cụ điện.
e. Để hạn chế nguy cơ gây cháy khi sử dụng các thiết bị như bàn ủi, bếp điện,
các thiết bị gia nhiệt bằng điện trở phải có người trông coi hoặc các thiết bị phải
được lắp hệ thống báo. Không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị bệnh tâm
thần... sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà.
f. Lắp đặt các thiết bị chiếu sáng phải gắn vào các móc treo chuyên dùng,
không treo trực tiếp bằng dây dẫn và không dùng vật liệu cháy được như giấy,
vải, nilon... để bao che bóng điện. Không đặt các chất gây cháy (ga, xăng, dầu,
3
.


.

.


giấy...) gần các thiết bị, dụng cụ điện như: đèn, bàn là, bếp điện, ổ cắm điện,
bảng điện, chấn lưu đèn huỳnh quang v.v... Không lắp đặt ổ cắm điện trong nhà
vệ sinh, nhà tắm.
g. Thường xuyên kiểm tra các đầu nối của hệ thống điện (Công tắc, Ổ cắm,
Hộp đấu dây, Mối nối trên đường dây) nếu có hiện tượng đánh lửa phải tách
chúng ra khỏi nguồn điện và sửa chữa chúng lại hoặc báo cho thợ điện đến sửa
chữa. Đối với các loại thiết bị có sử dụng nguồn điện như ô tô, xe máy... Khi
đưa vào nhà ở để bảo quản qua đêm nên ngắt hết các thiết bị tiêu thụ điện và rút
chìa khóa ra khỏi ổ cắm đề phòng chạm chập gây cháy.
h. Trước khi ra khỏi nhà phải tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ, đồ dùng điện và
trước khi đi ngủ phải kiểm tra lại các thiết bị, đồ dùng như đèn, quạt...cắt điện
đối với các thiết bị điện không cần thiết.
i. Khi xảy ra cháy do sử dụng điện phải nhanh chóng cắt cầu dao điện tổng,
báo cho mọi người xung quanh biết, báo Cảnh sát PCCC và dùng phương tiện
chữa cháy tại chỗ dập lửa. Cấm dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện….
Và dưới đây là một số lưu ý nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra
a. Không trèo lên cột điện.

.

.

.


b. Không đứng dưới cột điện khi trời mưa hoặc lúc có giông sét.

c. Không thả diều gần dây điện.

4


d. Không cột trâu, bò, gia súc và ghe thuyền vào cột điện.

e. Không họp chợ, tụ tập dưới đường dây điện.

f. Không dùng súng bắn lên đường dây điện.

5


g. Không ném bất cứ vật gì lên đường dây điện.

h. Không tự ý trèo lên cột điện để sửa chữa, mắc điện.

i.

Không dùng các loại cây tre, trúc, tầm vông, gỗ mục để làm cột điện.

k. Không dùng điện chích cá, bẫy chuột, chốn g trộm cắp tài sản.

l. Không chặt cây gần đường dây điện.

m. Không cất nhà dưới đường dây điện.
6



5.2. Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả
Kính thưa các thầy, cô giáo và các bạn học sinh !
Trong những năm qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo đầu tư phát triển
nguồn và lưới điện nhằm đảm bảo cung cấp điện cho các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước và đáp ứng nhu cầu
điện cho sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, một vài năm tới, Việt Nam có thể
sẽ còn gặp khó khăn trong việc bảo đảm cung cấp điện trong các tháng mùa khô,
nhất là khi gặp hạn hán kéo dài, không đủ nước cho các nhà máy thủy điện phát
điện. Trong khi đó, việc thực hiện tiết kiệm điện trong sản xuất, kinh doanh và
tiêu dùng còn chưa được triệt để; tiết kiệm điện chưa được sự quan tâm thật sự
của cộng đồng xã hội, người dân và các doanh nghiệp, gây lãng phí tài nguyên
của đất nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Điện là dạng năng lượng phổ biến, thiết yếu, ích lợi trong sản xuất và sinh
hoạt gia đình, rất cần sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Sử dụng điện tiết
kiệm, hiệu quả giúp mọi người, gia đình, hộ sản xuất ít trả tiền điện hơn nhưng
vẫn hưởng được đầy đủ các lợi ích và sự thoải mái mà mọi người mong muốn
khi sử dụng điện.
Có nhiều cách sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả như chỉ bật, mở thiết bị điện
hoạt động khi cần sử dụng và tắt khi không sử dụng; một so sánh đơn giản như
khi buổi tối bạn quây quần cùng gia đình tại phòng khách thì chúng ta tắt bớt các
đèn chiếu sáng ở nhà bếp, phòng ngủ…hay khi ta mở các cửa sổ và không khí
dịu mát thì tắt các quạt điện đang hoạt động; hoặc không để tất cả thiết bị điện
(động cơ) hoạt động tối đa như ban đầu khi đã giảm nguyên liệu đưa vào trong
quá trình sản xuất; sơ chế sản phẩm v.v…
Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đôi khi rất dễ thực hiện nếu bạn quan tâm,
đó là từ bỏ thói quen mở tất cả các đèn vào buổi tối và hình thành thói quen tắt
đèn, quạt, máy lạnh các thiết bị điện khác khi rời khỏi phòng ngủ, phòng làm
việc;Một cách sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả mà mọi người, mọi gia đình áp

dụng sẽ tiết kiệm nhiều tiền điện mà vẫn đảm bảo tốt nhu cầu chiếu sáng hoặc
giữ mức sản phẩm tạo ra trong sản xuất đó là lắp đặt và sử dụng những thiết bị
tiết kiệm điện như: đèn compact, đèn LED, đèn tuyp gầy (T5, T8), Bình nước
nóng sử dụng năng lượng mặt trời hoặc động cơ điện có hiệu suất cao hoặc thay
đổi chu trình sản xuất một cách hợp lý.
7


Tiết kiệm điện không chỉ thực hiện khi có nhu cầu sử dụng điện mà còn là
quá trình mua sắm và lựa chọn thiết bị điện từ ban đầu trước khi sử dụng đó là
lựa chọn những sản phẩm có chứng nhận Energy Star (sử dụng công nghệ tiết
kiệm điện) hoặc có dán nhãn tiết kiệm năng lượng; Mặt khác, cũng với chính
thiết bị điện đó nếu chúng ta sử dụng vào những giờ bình thường, giờ thấp điểm
thì sẽ tiết kiệm điện hơn là sử dụng những giờ cao điểm (từ 17 giờ đến 20 giờ
hàng ngày);
Sau đây là một số hướng dẫn sử dụng thiết bị điện thông thường góp phần
giảm bớt chi tiêu gia đình nhờ sử dụng điện hợp lý hơn so với trước đây:
5.2.1. Thiết bị chiếu sáng
Sử dụng đèn compact, đèn LED hoặc đèn tuyp gầy T5, T8 là một lựa chọn
hiệu quả cho việc tiết kiệm điện mà vẫn đảm bảo ánh sáng theo yêu cầu. Không
sử dụng đèn tròn dây tóc vì sẽ tốn nhiều điện hơn gấp 2 đến 3 lần so với sử dụng
đèn compact trên cùng một không gian chiếu sáng.
5.2.2. Ti vi
Nên chọn Tivi có màn hình LCD, LED vì tiết kiệm điện năng từ 30% trở lên
so với các loại thông thường khác; Khi xem tivi nên tắt bớt đèn điện không cần
thiết trong phòng để tiết kiệm điện và mang lại hiệu quả hình ảnh cao hơn; Mặt
khác cần chỉnh độ tương phản và độ sáng màn hình không quá cao và phù hợp.
Khi không xem nên tắt bằng nút Power ở Ti vi và rút phích cắm ra khỏi ổ cắm
hoặc ngắt điện bằng công tắc tại ổ cắm.
5.2.3. Bàn ủi điện

Nên chọn bàn ủi có rơ-le nhiệt. Tránh dùng bàn ủi vào giờ cao điểm từ
khoảng 05 giờ chiều đến 08 giờ tối; Tập trung nhiều đồ ủi trong cùng một lần để
tiết kiệm điện; nhớ cài đặt nhiệt độ bàn ủi thích hợp với loại vãi cần ủi và không
nên ủi đồ khi còn ướt hoặc trong phòng có máy lạnh (điều hòa nhiệt độ)
5.2.4. Quạt điện
Các bạn lưu ý, nên điều chỉnh tốc độ quạt phù hợp với nhu cầu cần thiết vì
khi mở quạt ở số mạnh nhất sẽ tốn hao điện nhiều nhất; Nhớ vệ sinh định kỳ và
tra dầu vào ổ quạt sau mỗi 6 (sáu) tháng sử dụng.
5.2.5. Nồi cơm điện
Tránh mua nồi cơm điện giá rẻ của một số nhà sản xuất chưa rỏ thương
hiệu và nguồn gốc xuất xứ; không dùng chung ổ cắm với những đồ điện tiêu thụ
công suất cao vì có thể phát nhiệt nhiều trên dây dẫn và ổ cắm điện.Không nên
nấu cơm quá sớm, chỉ nên nấu cơm trước khi ăn khoảng 30 đến 45 phút để hạn
chế thời gian hâm nóng (sẽ ít tốn điện). Làm sạch đáy nồi (phía bên trong và bên
ngoài) và làm sạch mâm nhiệt (tiếp xúc đáy nồi) chính là biện pháp tiết kiệm
điện năng trong quá trình sử dụng nồi cơm điện.
5.2.6. Máy giặt
Hiện nay, máy giặt đã trở thành một thiết bị gia dụng hiệu quả, nhất là đối
với những phụ nữ phải quán xuyến công việc gia đình; Để tiết kiệm điện, chỉ sử
dụng máy giặt khi quần áo cần giặt đã đủ theo số lượng định mức của máy, hạn
chế sử dụng máy trong giờ cao điểm và hạn chế cài đặt chế độ giặt bằng nước
nóng khi không thật sự cần thiết.
5.2.7. Tủ lạnh
8


Nên chọn mua loại có chứng nhận Energy Star (sử dụng công nghệ tiết kiệm
điện) và nên thường xuyên kiểm tra ron nhựa cánh tủ để tránh bị hở gây giảm
độ lạnh và tốn điện. Nên đặt nhiệt độ các ngăn vừa đủ độ lạnh (khoảng nấc 3
hoặc 4 là vừa); Nhiệt độ trong ngăn lạnh nên để chế độ từ 3 0C đến 40C,còn đối

với ngăn đá thì để ở mức từ -15 0C đến -180C. Bạn nên nhớ, cứ lạnh hơn 10 0C là
thêm 25% điện năng tiêu hao;
5.2.8. Đối với máy lạnh ( máy điều hòa)
Khi có nhu cầu lắp đặt bạn cần chọn loại có công suất phù hợp với phòng và
không nên mua loại đã qua sửa chữa mà cần chọn loại có chứng nhận tiết kiệm
năng lượng (Energy Star); Khi sử dụng nên cài đặt nhiệt độ lạnh hợp lý: Ban
ngày 250C đến 260C, ban đêm 250C đến 270C.
5.2.9. Máy bơm nước dùng điện
Hiện nay là một thiết bị phổ biến trong sản xuất nông nghiệp và sử dụng
nhiều cho sinh hoạt gia đình; Nên chọn máy bơm nước phù hợp với công suất
cần sử dụng, vì máy có công suất lớn hơn nhu cầu sẽ tiêu thụ điện nhiều hơn;
Nên sử dụng bồn chứa nước để giảm tần suất sử dụng, tiết kiệm chi phí điệnnước và tăng độ bền máy bơm
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả không chỉ làm giảm thiểu nguy cơ,
rủi ro, phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh cháy nổ, … mà còn đóng
vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm điện năng nói riêng và tiết kiệm năng
lượng nói chung vì năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người,
nó quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống con người. Việc gia
tăng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng như hiện nay trên
thế giới cũng như Việt Nam đã dẫn đến nguồn tài nguyên năng lượng không tái
sinh như than, dầu lửa, khí đốt đang bị cạn kiệt. Dân số toàn cầu hiện nay đã hơn
6 tỉ người. Muốn duy trì sự phát triển của xã hội cần khai thác được các nguồn
tài nguyên lớn trong đó có tài nguyên năng lượng. Bằng việc tiết kiệm năng
lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, các cá nhân, hộ gia đình, tập thể,
cơ quan, đơn vị doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đồng thời góp phần tiết
kiệm được tài nguyên của đất nước, bảo vệ môi trường.
Trên đây là một trong nhiều tình huống thực tiễn mà nhóm học sinh trường
THCS Tân Thành đã gặp và giải quyết. Trong quá trình giải quyết tình huống
có thể còn có những hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô và các bạn.


9



×