Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

chuyên đề sinh hoạt chuyên môn về nhận xét đánh giá học sinh theo TT30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.83 KB, 25 trang )

CHUYÊN ĐỀ - SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
VỀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TT
30/2014/TT-BGDĐT NGÀY 28/8/2014
IV. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
HS THEO TT30
1. Các hình thức nhận xét:
- Nhận xét bằng lời nói (qua từng bài học cụ thể)
- Nhận xét bằng chữ viết trong vở học sinh (qua từng tiết học, buổi học)
- Nhận xét bằng chữ viết trong phiếu liên lạc (hàng tháng, hoặc bất thường)
- Nhận xét bằng chữ viết trong sổ ghi chép cá nhân (từng buổi học, hàng
tuần trong tháng)
- Nhận xét bằng chữ viết trong sổ TDCL đối với GV bộ môn (hàng tháng)
- Nhận xét bằng chữ viết trong sổ TDCL đối với GVCN (hàng tháng)

- Nhận xét bằng chữ viết trong học bạ (theo định kỳ: HKI, CN)


CHUYÊN ĐỀ - SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
VỀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TT
30/2014/TT-BGDĐT NGÀY 28/8/2014
2. Nội dung nhận xét:
- Đối với môn học và hoạt động giáo dục: Phải đảm bảo 2
yêu cầu:
+ Phần nội dung nhận xét (bằng lời hoặc viết): phải bám
sát vào mục tiêu, nội dung bài học và nêu được những
nội dung về KT-KN các môn học và hoạt động GD đã
hoàn thành hoặc chưa hoàn thành.
+ Phần biện pháp hỗ trợ (bằng lời hoặc viết): Là những lời
khuyên, gợi ý chỉ dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ HS vượt qua khó
khăn để hoàn thành nhiệm vụ hoặc tiếp tục bồi dưỡng
nâng cao đối với HS năng khiếu (Biện pháp của ai thực


hiện: HS, PHHS, Giáo viên)


CHUYÊN ĐỀ - SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
VỀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TT
30/2014/TT-BGDĐT NGÀY 28/8/2014
2. Nội dung nhận xét:
- Đối với môn học và hoạt động giáo dục: Phải đảm bảo 2
yêu cầu:
+ Phần nội dung nhận xét (bằng lời hoặc viết):
+ Phần biện pháp hỗ trợ (bằng lời hoặc viết):
 GV phải nắm được: đối với từng bài học cụ thể thì nhận
xét như thế nào (nội dung cụ thể theo mục tiêu bài học
đó); đối với hàng tháng thì mang tính chất tổng hợp
(chuẩn KT-KN) 1 hay nhiều môn; đối với nhiều đối tượng
HS khác nhau (nổi bật, năng khiếu, khó khăn,…)
3. Nhận xét bằng lời :
Nhận xét thường xuyên qua từng hoạt động trong tiết học đó
(việc làm này đã thực hiện từ trước), chỉ cần lưu ý nhận
xét nhẹ nhàng, mang tính động viên, khích lệ


CHUYÊN ĐỀ - SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
VỀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TT
30/2014/TT-BGDĐT NGÀY 28/8/2014
V. ĐỊNH HƯỚNG GHI NHẬN XÉT THƯỜNG XUYÊN
1. Ghi vào vở học sinh: Dựa vào mục tiêu bài học, môn học khi kiểm tra bài
học sinh để ghi: (ghi để động viên học sinh; ghi để học sinh tự điều
chỉnh, tự rèn luyện, ghi để phụ huynh giúp đỡ nhắc nhở thêm)
- Ghi nội dung nhận xét: …. (Chuẩn KT-KN)

- Ghi lời khen, lời động viên học sinh (nếu HS hoàn thành tốt yêu cầu của
bài học, môn học)
- Ghi biện pháp hỗ trợ (nếu học sinh chưa làm được yêu cầu của bài học,
môn học)
+ VD1: Em thuộc bài/ em làm đúng các bài tập, trình bày đẹp/ em đọc to,
trả lời câu hỏi đúng/ Em đã hoàn thành tốt bài vẽ, bố cục, tô màu hợp lí/
Em tập đúng các động tác cơ bản, thực hiện tốt nhiệm vụ bài học…
(Thầy (cô) khen em, em cần phát huy nhé; … .
+ VD2: Em chưa thuộc bài/ em làm chưa đúng bài tập/ em đọc còn nhỏ,
phát âm chưa đúng/ Em viết chữ chưa đều, chưa đẹp;… (em cần chăm
học hơn/ em cần luyện làm bài tập thường xuyên hơn, nếu chưa hiểu
nhờ bạn hoặc thầy (cô) giúp đỡ nhé/ em cần luyện đọc, luyện viết nhiều
hơn;…)


CHUYÊN ĐỀ - SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
VỀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TT
30/2014/TT-BGDĐT NGÀY 28/8/2014
V. ĐỊNH HƯỚNG GHI NHẬN XÉT THƯỜNG XUYÊN
2. Ghi vào phiếu liên lạc: Đây là hình thức GV thông báo để học sinh và
PHHS biết được những kết quả về Môn học và hđ giáo dục, về Năng
lực, về Phẩm chất từ đó HS có hướng tự điều chỉnh, tự khắc phục;
PHHS biết để hướng dẫn, giúp đỡ thêm ở nhà (đây là việc làm phối
hợp giữa GV với PHHS để giúp đỡ hoặc động viên HS). Nên ngoài việc
ghi nội dung nhận xét (ngắn gọn) GV cần phải đưa ra biện pháp: cho
HS (để HS tự khắc phục, tự điều chỉnh); đưa ra biện pháp để PHHS
hướng dẫn, giúp đỡ thêm.
VD1: Em nắm vững (được) chuẩn KT-KN theo yêu cầu các môn học. Em
cần phát huy tốt hơn nữa nhé.
VD2: Em có tiến bộ, tuy nhiên em đọc còn nhỏ, em cần luyện đọc nhiều và

đọc lớn hơn, phụ huynh giúp em luyện đọc thêm ở nhà nhé/ Em chưa
chú ý học, em cần tập trung hơn, nhờ phụ huynh nhắc nhở em/ em
thường xuyện không làm bài tập, không thuộc bài, đề nghị phụ huynh
quan tâm, thường xuyên nhắc nhở học tập ở nhà/ em đã tiến bộ hơn
nhưng em tính toán còn chậm, chưa thuộc bảng nhân (chia,cộng, …)
em cần luyện tính toán và học thuộc bảng nhân (chia, cộng,…), nhờ
phụ huynh thường xuyên nhắc nhở


CHUYÊN ĐỀ - SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
VỀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TT 30/2014/TT-BGDĐT
NGÀY 28/8/2014
V. ĐỊNH HƯỚNG GHI NHẬN XÉT THƯỜNG XUYÊN

3. Ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục dành cho GV bộ môn
hoặc GVCN. (GV bộ môn có thể tích hợp từ 3, 4 hay 5 môn trong
1 cuốn sổ TDCLGD, tùy theo số cột cho các môn ở trang bài
kiểm tra định kì và ở trang Tổng hợp kết quả đánh giá HS cả
năm), cột khen thưởng trang cuối kẻ làm 2 để ghi dấu X vào cột
tương ứng với HS được khen thưởng HKI hoặc cuối năm
3.1. Mục a: Đối với môn học và hoạt động giáo dục (dựa vào Chuẩn
KT-KN (mục tiêu) của nhiều môn học trong tháng tổng hợp lại để
ghi): Do đó GV cần dựa vào chuẩn KT-KN của nhiều môn để ghi
một cách tóm tắt,khái quát. Đối với HS có năng lực học tập thì dễ
ghi. Đối với HS khó khăn, chưa hoàn thành thì chọn 1 hoặc 2 nội
dung đặc biệt nhất để ghi và đưa ra biện pháp để mình hỗ trợ
(còn những lỗi khác thì uốn nắn, giúp đỡ trong từng buổi học,
tuần học)



3.1. Mục a: Đối với môn học và hoạt động giáo dục:
- Nhận xét những điểm nổi bật về sự tiến bộ, hứng thú học
tập đối với Môn học và hoạt động GD
- Nhận xét những KT-KN của Môn học và hoạt động giáo
dục mà HS chưa làm được; biện pháp của giáo viên
giúp đỡ HS
VD1: Em nắm chắc KT-KN các môn Toán, TV, KH, LS&ĐL,
… Tính toán thành thạo, giải được các bài toán trong
SGK/ Em nắm chắc kiến thức cơ bản của từng bài học
trong các môn T, TV, KH, LS & ĐL. Em đọc lưu loát, viết
đẹp, vốn từ của em rất tốt/ Em nắm vững KT-KN các
môn học/ Em hoàn thành (tốt, khá tốt) nội dung các môn
học, có kỹ năng quan sát, hát đúng giai điệu các bài hát/
Em hoàn thành tốt nội dung các môn học theo yêu cầu,
đặc biệt em đọc rất diễn cảm, làm toán rất nhanh, trình
bày đẹp


3.1. Mục a: Đối với môn học và hoạt động giáo dục (dựa vào Chuẩn KT-KN
(mục tiêu) của nhiều môn học trong tháng để ghi):

VD2: Em nắm được kiến thức cơ bản các môn học. Tuy nhiên chữ
viết thường mắc lỗi chính tả s/x (c/t,…), nhắc HS cần kiểm tra lại
khi viết xong và cho HS luyện viết các tiếng có âm vần này nhiều
hơn/ Em hoàn thành các môn học theo yêu cầu, nhưng em
thường làm sai các phép tính nhân (chia, cộng, trừ), nhắc HS học
thuộc bảng nhân (chia, cộng, trừ) và hướng dẫn HS cách thực
hiện phép tính/ Em hoàn thành KT-KN cơ bản một số môn học.
Tuy nhiên khi thực hiện các phép tính chia cho số có hai chữ số
còn chậm, chưa đúng, hướng dẫn HS cách ước lượng thương khi

chia, cho thêm bài tập và hướng dẫn lại cách chia/ Em chưa nắm
được kiến thức một số môn học, em đọc chưa lưu loát, không làm
được các bài tập trong SGK, mời HS thường xuyên luyện đọc,
hướng dẫn lại cách làm các dạng bài tập và cho thêm bài tập để
rèn luyện/


V. ĐỊNH HƯỚNG GHI NHẬN XÉT THƯỜNG XUYÊN

3. Ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục dành cho
GV bộ môn hoặc GVCN.
3.2. Mục b: Năng lực: Nhận xét một hoặc một số biểu
hiện nổi bật hay một biểu hiện chưa tốt về sự hình
thành và phát triển năng lực của HS.
 Ví dụ:
- Tự phục vu, tự quản:
+ Có ý thức tự phục vụ/ chuẩn bị đủ và biết giữ gìn
sách vở, đồ dùng học tập/ tự giác tham gia và chấp
hành sự phân công của tổ, lớp,…/ Biết giữ gìn đồ
dùng, sách vở cẩn thận ngăn nắp/ biết tự học và
giải quyết vấn đề/ Em đã biết tự hoàn thành các
nhiệm vụ học tập/ Chấp hành tốt nội quy trường
(lớp), có khả năng tự học/ Chuẩn bị tốt đồ dùng ,
sách vở khi đến lớp/…;


3.2. Mục b: Năng lực:
 Ví dụ:
- Tự phục vu, tự quản:
+ Ý thức tự phục vụ chưa cao, nhắc nhở HS phải biết tự làm

những việc của mình/ Chưa biết giữ gìn sách vở đồ dùng
học tập, hướng dẫn HS cách sử dụng giữ gìn sách vở đồ
dùng học tập/ Chấp hành chưa tốt nội quy của trường, lớp,
thường xuyên nhắc nhở HS thực hiện tốt (nêu gương, kích
cầu)/…
- Giao tiếp, hợp tác:
+ Có sự tiến bộ khi giao tiếp/ nói to, rõ ràng/ Đã thắc mắc với
cô giáo khi không hiểu bài/ Đã tích cực giúp đỡ bạn bè cùng
học tốt/ Có năng lực chỉ đạo tổ (nhóm) hoạt động tốt/ Có sự
tiến bộ khi giao tiếp/


3.2. Mục b: Năng lực:
 Ví dụ:
- Giao tiếp, hợp tác:
+ Giao tiếp còn rụt rè, nói nhỏ, tạo cơ hội cho học sinh vui
chơi, thường xuyên nhắc nhở HS nói to hơn/ Chưa dám
nêu ý kiến của mình trước tập thể, tập cho học sinh tính tự
tin, mạnh dạn/ Chưa tự tin trong giao tiếp, hỗ trợ HS hợp
tác nhóm/ Chưa biết giúp đỡ bạn bè, thường xuyên nhắc
nhở HS giúp đỡ bạn trong học tập và vui chơi/…
- Tự học và giải quyết vấn đề:
+ Biết tự học/ Bước đầu biết tự học/ Tự hoàn thành các nhiệm
vụ học tập/ Biết dặt câu hỏi và tự tìm tòi câu trả lời/ Em đã
biết tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập/…


3.2. Mục b: Năng lực:
 Ví dụ:
- Tự học và giải quyết vấn đề:

+ Chưa biết tự học, hướng dẫn HS cách tự học/ Chưa tự hoàn
thành các nhiệm vụ học tập, hướng dẫn kiểm tra HS tự học/
Chưa biết dặt câu hỏi và tự tìm câu trả lời, hướng dẫn học
sinh cách học nêu và giải quyết vấn đề/ Em chưa tự giác
hoàn thành các nhiệm vụ học tập, thường xuyên nhắc nhở
HS
3.3. Mục c: Phẩm chất: Nhận xét một hoặc một số biểu hiện
nổi bật hay một biểu hiện chưa tốt về sự hình thành và phát
triển Phẩm chất của HS.
 Ví dụ:
- Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục:


3.3. Mục c: Phẩm chất: Nhận xét một hoặc một số biểu hiện
nổi bật hay một biểu hiện chưa tốt về sự hình thành và phát
triển Phẩm chất của HS.
 Ví dụ:
- Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục:
+ Tích cực tham gia các hoạt động của nhóm (lớp, trường)/
Em rất chăm học/ Biết làm việc phù hợp ở nhà/ thích đá
bóng/ thích múa , hát/ thích vẽ, thích đọc sách/…
+ Chưa tích cực tham gia các hoạt động của nhóm (lớp,
trường), động viên học sinh tham gia/ Em chưa chăm học,
nhắc nhở HS chăm học hơn/ Chưa làm được một số việc
thích hợp ở nhà, hướng dẫn HS làm việc vừa sức ở nhà/
Em không thích các hoạt động ngoại khóa, động viên HS
thường xuyên tham gia


3.3. Mục c: Phẩm chất: Nhận xét một hoặc một số biểu hiện

nổi bật hay một biểu hiện chưa tốt về sự hình thành và phát
triển Phẩm chất của HS.
Ví dụ:
- Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm:
+ Biết nhận lỗi/ biết sửa lỗi/ Tự tin trao đổi ý kiến của mình
trước tập thể/ Mạnh dạn nhận và chịu trách nhiệm về những
việc mình đã làm/ Mạnh dạn báo cáo trước lớp/
+ Em chưa biêt tự nhận lỗi, nhắc nhở HS phải can đảm nhận
lỗi/ em chưa biêt tự sửa lỗi, nhắc nhở HS biết tự sửa lỗi/ Em
chưa dám trao đổi ý kiến của mình trước tập thể, giáo dục
HS cần mạnh dạn hơn trong cuộc sống/ Em chưa mạnh dạn
nhận và chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm, em
cần mạnh dạn hơn/ Em chưa dám báo cáo trước lớp,
khuyến khích , động viên HS mạnh dạn trước tập thể/


3.3. Mục c: Phẩm chất: Nhận xét một hoặc một số biểu
hiện nổi bật hay một biểu hiện chưa tốt về sự hình thành
và phát triển Phẩm chất của HS.
Ví dụ:
- Trung thực, kỷ luật, đoàn kết:
+ Nhặt được của rơi em đã biết tìm và trả lại cho người
đánh mất/ Em chấp hành tốt nội quy của trường, của
lớp/ Em luôn quý mến, đoàn kết gắn bó với bạn bè
+ Em chưa tự giác trả lại người mất thứ mà mình nhặt
được, Nhắc nhở HS nên trả lại những thứ không phải
của mình/ Em chưa chấp hành tốt nội quy của trường,
của lớp, thường xuyên nhắc nhở HS/ Em chưa biết giữ
gìn tình đoàn kết gắn bó với bạn bè, thường xuyên nhắc
nhở khuyên bảo HS



3.3. Mục c: Phẩm chất: Nhận xét một hoặc một số biểu
hiện nổi bật hay một biểu hiện chưa tốt về sự hình thành
và phát triển Phẩm chất của HS.
Ví dụ:
- Yêu gia đình, bạn bè và những người khác, yêu trường
lớp, quê hương, đất nước:
+ Em luôn yêu quý (ông, bà, cha, mẹ, thầy, cô)/ em biết
kính trọng người lớn tuổi/ Em luôn cởi mở thân thiện với
mọi người/ Em yêu trường, yêu lớp/
+ Em chưa có biểu hiện tốt với (ông, bà, cha, mẹ, thầy,
cô), giáo dục HS cần tỏ lòng biết ơn yêu quý / em chưa
có thái độ tốt khi tiếp xúc với người lớn tuổi, Nhắc HS
cần tỏ thái độ kính trọng, lễ phép khi tiếp xúc với người
lớn/ Em chưa thân thiện với mọi người, em cần gần gũi
với bạn bè và tập thể/


V. ĐỊNH HƯỚNG GHI NHẬN XÉT THƯỜNG XUYÊN
3. Ghi vào Học bạ:
Học bạ là tài sản theo suốt cuộc đời người HS, nên khi ghi
chép GV cần ghi những điều tốt đẹp, những nhận xét đánh
giá nhẹ nhàng không gây tổn thương HS, không để một lúc
nào đó các em nhìn lại thấy tức giận người ghi nhận xét.
Trong phần nhận xét ở học bạ không ghi biện pháp giúp đỡ
(vì khi các em cầm được cuón học bạ trong tay thì đã không
còn những hạn chế đó nữa,…), không dùng những từ ngữ
như: yếu, còn yếu, còn chậm, em còn yếu môn toán, hoàn
thành, hoàn thành tốt,…

Học bạ dùng để ghi kết quả tổng hợp từng môn trong suốt HKI
và cuối năm nên nội dung ghi nhận xét trong học bạ phải
được tổng hợp khái quát nhất về KT-KN của môn học trong
suốt một học kỳ hoặc cuối năm (ghi những tiến bộ của HS,
không nhận xét chụp mũ, cảm tính). Đặc biệt ở môn Tiếng
Việt bao gồm nhiều phân môn nên chúng ta phải ghi một
cách tóm tắt, đầy đủ (chứ không chỉ ghi nhận xét về đọc,
viết)


V. ĐỊNH HƯỚNG GHI NHẬN XÉT THƯỜNG XUYÊN
3. Ghi vào Học bạ:
3.1. Ở trang thứ nhất cần ghi đầy đủ các thông tin theo giấy
khai sinh của HS
3.2. Căn cứ vào những nhận xét ở sổ theo dõi chất lượng
dành cho GVCN tổng hợp các tháng để ghi nhận xét
a) Đối với các môn học và hoạt động giáo dục:
Cột “nhận xét” từng môn ghi:
- Những điểm nổi bật về sự tiến bộ, năng khiếu, hứng thú học
tập đối với môn học, hoạt động giáo dục của HS trong học
kỳ I hoặc cả năm học
- Những nội dung, KT-KN chưa hoàn thành trong môn học,
hoạt động giáo dục cần được khắc phục giúp đỡ
- Mức độ hoàn thành hoặc chưa hoàn thành của HS theo
chuẩn KT-KN của môn học, hoạt động giáo dục


- Đối với các môn học có bài kiểm tra định kỳ : ghi kết quả cuối
cùng mà HS đạt được và lưu ý đặc biệt nếu có (tránh nhận
xét tốt mà điểm kiểm tra thấp hoặc dưới 5, nhận xét chưa

tốt mà điểm KT cao (7, 8, 9, 10)
 Ví dụ: Em nắm được KT-KN môn học, có nhiều tiến bộ
trong học tập/ Em hoàn thành KT-KN môn học/ Em nắm
chắc KT-KN môn học/ Em nắm vững KT-KN môn học; Em
chưa nắm vững KT-KN môn học/ Em chưa thực hiên được
yêu cầu KT-KN môn học


3. Ghi vào Học bạ:
b) Phần Các năng lực:
- Ghi kí hiệu X vào ô Đạt hoặc Chưa đạt (nếu đánh giá bổ
sung thì ghi kết quả cuối cùng). Chú ý : xếp loại phải đồng
nhất với nhận xét, tránh nhận xét HS thực hiện chưa thực
hiện được yêu cầu mà xếp loại Đạt,…
- Nhận xét các biểu hiện, sự tiến bộ, mức độ đạt được về sự
hình thành và phát triển một số năng lực của HS. Chỉ ghi:
Ưu điểm hoặc hạn chế (ghi hạn chế một cách tế nhị, nhẹ
nhàng)
Ví dụ:
+ Tự phục vụ, tự quản: Tổng hợp và chép lại từ sổ theo dõi
CLGD (hoặc: Biết vệ sinh thân thể, ăn mặc,.../ Biết chuẩn bị
sách vở đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà/…) hoặc chưa biết,
…/Chưa thực hiện được,…
+ Giao tiếp, hợp tác: Mạnh dạn khi giao tiếp/ trình bày rõ ràng,
ngắn gọn/ Nói đúng nội dung cần trao đổi/ sử dụng ngôn
ngữ phù hợp


3. Ghi vào Học bạ:
b) Phần Các năng lực:

Ví dụ:
+ Tự học và giải quyết vấn đề: Có khả năng thực hiện nhiệm vụ
học tập trên lớp, làm việc trong nhóm, (tổ, lớp)/ Có khả năng
tự học/ Tự giải quyết được các nội dung học tập, hoạt động/
Có khả năng tự học, nhưng còn phải nhờ giúp đỡ
c) Các Phẩm chất:
- Ghi kí hiệu X vào ô Đạt hoặc Chưa đạt (nếu đánh giá bổ sung
thì ghi kết quả cuối cùng). Chú ý : xếp loại phải đồng nhất với
nhận xét, tránh nhận xét HS thực hiện chưa tootd (chưa
được) mà xếp loại Đạt,…
- Nhận xét các biểu hiện, sự tiến bộ, mức độ đạt được về sự
hình thành và phát triển một số năng lực của HS. Chỉ ghi: Ưu
điểm hoặc hạn chế (ghi hạn chế một cách tế nhị, nhẹ nhàng)


c) Các Phẩm chất:
Ví dụ: Dựa vào sổ TDCLGD tổng hợp lại để ghi
+ Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động giáo
dục: Đi học đầy đủ, đúng giờ/ Thường xuyên trao đổi bài
với bạn, với thầy cô giáo, người lớn/ Tích cực tham gia các
hoạt động tập thể
+ Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện
nhiệm vụ học tập/ Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân/ Dám
chịu trách nhiệm với việc mình làm
+ Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: Không nói sai về bạn/ Biết tôn
trọng lời hứa/ Biết giữ lời hứa
+ Yêu gia đình, bạn bè và người khác; yêu trường, lớp, quê
hương, đất nước: biết yêu trường, yêu lớp/ biết quan tâm
chăm sóc ông bà, cha mẹ, bạn bè/ Biết kính trọng người
lớn, biết ơn thầy cô

 ở phần NL-PC : Nếu HS chưa Đạt thì chỉ cần thêm vào
trước của câu Nhận xét Đạt từ: “Chưa” hoặc “chưa thực
hiện”,…


3. Ghi vào Học bạ:
3.3. Mục thành tích nổi bật:
- Ghi lại những thành tích nổi bật trong các HĐGD mà HS đạt được tong
HKI, trong năm học/ những điều lưu ý HS cần phải khắc phục hoặc cần
phải giúp đỡ
- Ghi rõ nhiệm vụ giáo dục HKII (hoặc năm học tiếp theo) của học sinh (kể
cả trong trường hợp HS đã được đánh giá hoàn thành.
Ví dụ:
+ Học kì I: Em cần rèn kỹ năng tính toán tốt hơn trong HKII;…
+ Cuối năm: Em cần phát âm chính xác và viết đúng chính tả đối với các
chữ ch/tr,…trong năm học tới
3.4. Mục khen thưởng: Ghi nội dung khen thưởng được nhà trường thống
nhất
3.5. Mục Hoàn thành CTLH/HTCTTH: Ghi Hoàn thành chường trình lớp
học/ Hoàn thành chương trình tiểu học (hoặc Chưa hoàn thành chương
trình lớp học/ tiểu học)


TÓM LẠI: Trong cách ghi nhận xét đánh giá Cần lưu ý một số điểm sau:
- Không nhận xét nhầm lẫn giữa các nội dung (Môn học, hoạt động giáo dục với
Năng lực hoặc Phẩm chất hay Năng lực với PC)
- Không nhầm lẫn giữa nhận xét với xếp loại (dựa vào chuẩn KT-KN hoặc biểu
hiện (với NL, PC) để nhận xét, còn xếp loại là: Hoàn thành, Chưa hoàn
thành ; Đạt, Chưa đạt
- Không vì một vài lần chưa tốt mà nhận xét HS cả tháng, hoặc cả HK, cả năm;

chú ý lời nhận xét phải lô gic gắn kết với điểm KT (đối với môn được KTĐK),
nếu không thì xem là bất thường, cần xem xét hoặc có thể KT lại;
- Không lặp lại một lời nhận xét đối với nhiều HS
- Trong học bạ (phần nhận xét) không đưa ra biện pháp hỗ trợ; lời nhận xét phải
nhẹ nhàng tế nhị không chê bai gây tổn thương HS
- Cần nhận xét khái quát một hay nhiều môn trong tháng (đối với sổ TDCL),
trong HK hoặc cả năm (đối với học bạ);
- Phải biết được ghi nhận xét, BPHT trong từng loại sổ từ đó đưa ra biện pháp
cho từng đối tượng thực hiện (HS, PHHS, GV)
- GV bộ môn nên sử dụng 4 môn/cuốn sổ; các GV phải có sổ ghi chép cá nhân
- Không dùng điểm số để nhận xét, đánh giá, phân loại, xếp loại học sinh
- Trong cùng một nhà trường phải thống nhất chung nội dung khen thưởng
- Cần hướng dẫn(tập) cho HS làm quen dần cách tự đánh giá mình, đánh giá
bạn và quen dần với lời nhận xét của GV.
- Cần đọc kỹ hướng dẫn cách ghi nhận xét, ở phần trong trang bìa mỗi loại sổ
- Mỗi đơn vị cần mở chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn về TT30/2014/TTBGD&ĐT


Chúc quý thầy cô mạnh khỏe – hạnh
phúc – thành công trong cuộc sống
– thành công trong việc nhận xét
đánh giá học sinh theo Thông tư 30


×