Tải bản đầy đủ (.pptx) (53 trang)

KIẾN TRÚC NHIỆT ĐỚI NHÀ TRUYỀN THỐNG MALAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.07 MB, 53 trang )

KIẾN TRÚC NHIỆT ĐỚI
NHÀ TRUYỀN THỐNG MALAYSIA


A - PHÂN VÙNG KHÍ HẬU CỦA WLADIMIR KÖPPEN


Phân loại khí hậu Köppen là một trong những hệ thống phân loại khí hậu được sử dụng rộng rãi nhất. Nó được Wladimir Köppen, một nhà khí
hậu học người Đức phát triển vào khoảng năm 1900 (với vài sửa đổi sau này do chính ông thực hiện, đáng chú ý nhất là vào các năm 1918 và
1936). Nó dựa trên khái niệm cho rằng thảm thực vật bản địa là diễn giải tốt nhất cho khí hậu, vì thế ranh giới của các đới khí hậu phải được lựa
chọn với sự phân bố thảm thực vật trong suy nghĩ và ý tưởng. Nó kết hợp các nhiệt độ trung bình hàng năm và hàng tháng cùng lượng giáng
thủy, cũng như tính chất theo mùa của giáng thủy

Sơ đồ phân loại khí hậu Köppen phân chia các đới khí hậu ra thành 5 nhóm chính và vài kiểu cùng vài phụ kiểu. Mỗi kiểu khí hậu cụ thể được ký
hiệu bằng 2 tới 4 chữ cái.






Nhóm A: Khí hậu nhiệt đới/đại nhiệt
Nhóm B: Khí hậu khô (khô cằn và bán khô cằn)
Nhóm C: Khí hậu ôn đới/trung nhiệt
Nhóm D: Khí hậu lục địa/tiểu nhiệt



PHÂN VÙNG KHÍ HẬU XÍCH ĐẠO

Đường xích đạo là giao điểm của mặt cầu với mặt phẳng vuông góc với trục quay của quả cầu và chứa trọng tâm của quả cầu


Xích đạo là một đường tưởng tượng trên bề mặt của Trái đất cách đều Bắc Cực và Nam Cực, chia trái đất thành Bắc bán cầu và Nam bán
cầu.

EQUATOR


Các khu vực gần đường xích đạo có khí hậu rừng mưa nhiệt đới, hay còn gọi là khí hậu xích đạo.

Thông thường, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 30 ° C (86 ° F) vào ban ngày và 23 ° C (73 ° F) vào ban đêm.

Lượng mưa rất cao, thường là từ 2.500 đến 3.500 mm mỗi năm.

Trung bình ngày mưa khoảng 200 mỗi năm và số giờ nắng trung bình khoảng 2000 mỗi năm

Như tên gọi, khí hậu xích đạo được tìm thấy tại hoặc gần đường xích đạo.

Các nét đặc trưng của nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa được mô tả dưới đây:

Nhiệt độ thường cao đồng đều suốt năm

Nhiệt độ trung bình của mỗi tháng dao động quanh 80 F (27 C).

Sự khác biệt giữa các tháng nóng nhất và lạnh nhất là rất nhỏ, thường ít hơn 5 F (3 C).


Lượng mưa lớn và đồng đều trong từng tháng trong năm

Độ ẩm tương đối cũng rất cao.

Tổng lượng mưa hàng năm cho khu vực xích đạo thường là hơn 80 inch (2.000 mm) và độ ẩm tương đối trung bình là khoảng 80%


Khí hậu xích đạo
Khí hậu này ở các khu vực có vị trí rất gần với đường xích đạo.

Khí hậu quanh năm nóng và ẩm ướt với lượng mưa lớn.

Không có mùa khô và lượng mưa phân bố đều trong tất cả các tháng trong năm.

Đây là loại khí hậu cũng được gọi là khí hậu “3 số 80”: nhiệt độ trong suốt cả năm là 80 F (27 C), tổng lượng mưa hàng năm hơn 80 inch (2000 mm), và độ ẩm
tương đối 80% trong suốt cả năm.

Đây là loại khí hậu đặc trưng ở Indonesia và Malaysia


MALAYSIA

Malaysia là một nước liên bang quân chủ lập hiến ở Đông Nam Á.
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Liên bang Malaysia gồm bán đảo Malaysia và các bang Sabah và Sarawak trên đảo Borneo.
Bao gồm mười ba bang và ba vùng lãnh thổ liên bang, có tổng tích đất là 329.847 km vuông (127.350 sq mi).
Biên giới trên đất liền được chia sẻ với Thái Lan, Indonesia, Brunei và biên giới biển tiếp giáp với Singapore, Việt Nam và Philippines.
Thành phố thủ đô là Kuala Lumpur, trong khi Putrajaya là thủ phủ của chính phủ liên bang.
Malaysia bao gồm các điểm cực nam của lục địa Á-Âu, Tanjung Piai, nằm gần đường xích đạo và có khí hậu nhiệt đới.


Malaysia hệ thực vật và động vật đa dạng phong phú, và được coi là một quốc gia megadiverse (mức độ đa dạng sinh học vô cùng phong phú).
Đây là đất nước đa sắc tộc và đa văn hóa, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nền văn hóa và đóng một vai trò lớn trong chính trị.
Mặc dù Hiến pháp bảo vệ tự do tôn giáo, nhưng quốc giáo của Malaysia vẫn là đạo Hồi.


KHÍ HẬU MALAYSIA


Nằm gần đường xích đạo, khí hậu Malaysia được phân loại là khí hậu xích đạo, nóng ẩm quanh năm.
Lượng mưa trung bình là 250 cm (98 in) một năm.
Nhiệt độ trung bình là 27 ° C (80,6 ° F).
Biến đổi khí hậu có thể có tác động đáng kể đến Malaysia, làm tăng mực nước biển và lượng mưa, làm tăng nguy ngập và dẫn đến hạn hán lớn.
Bờ biển có thời tiết nắng ấm, với nhiệt độ từ 23 ° C (73,4 ° F) và 32 ° C (89,6 ° F), và lượng mưa dao động từ 10 cm (4) đến 30 cm (12 in) một
tháng.

Những vùng đất thấp có nhiệt độ tương tự, nhưng có kiểu hình lượng mưa đặc trưng hơn và có độ ẩm rất cao.
Các cao nguyên mát mẻ hơn và ẩm ướt hơn, và có biên độ nhiệt lớn hơn.




Malaysia nhận được lượng mưa cả năm cao. Vùng này có độ ẩm thấp nhất là
67%; trung bình là hơn hơn 80%.



Bán đảo Malaysia, được bao quanh bởi các vùng biển nên chịu ảnh hưởng của
gió biển và đất liền. Vào buổi chiều, vận tốc của gió biển khoảng từ 5,14-7,71
m / s (10-15 hải lý) và vươn lên đến vài chục km trên đất liền (Cục Khí tượng
Malaysia, 2012).



BIỂU ĐỒ BIỂU KIẾN MẶT TRỜI CỦA MALAYSIA


ĐÔNG CHÍ (9:00 AM)



HẠ CHÍ (9:00 AM)


XUÂN – THU PHÂN (9:00 AM)


SỐ GIỜ CHIẾU SÁNG TRONG NĂM


KIẾN TRÚC MÃ LAI

Kiến trúc Mã Lai truyền thống sử dụng các quy trình kiến trúc tinh tế rất phù hợp với điều kiện nhiệt đới.
Cấu trúc nhà sàn, trong đó cho phép thông gió chéo bên dưới nơi ở để làm mát ngôi nhà trong khi giảm thiểu tác động của lũ lụt thường xuyên.
Mái nhà cao vút và cửa sổ lớn không chỉ cho phép thông gió chéo mà còn được chạm khắc với thiết kế hữu cơ phức tạp và tinh xảo.
Nhà truyền thống ở Negeri Sembilan được xây dựng bằng gỗ cứng và hoàn toàn không có móng nền. Chúng được xây dựng bằng cách sử dụng các
cây xà / dầm, được ghép với nhau bằng nêm.

Một ví dụ rất đẹp và đặc sắc của kiểu kiến trúc này là tòa cung điện cổ của Sri Menanti ở Negeri Sembilan, được xây dựng khoảng năm 1905.


PALACE OF SRI MENANTI IN NEGERI, SEMBILAN


Cung điện cổ Sri Menanti có năm tầng tráng lệ được xây dựng vào năm 1902 để thay thế cho các cung
điện truyền thống ban đầu đã được san bằng vào năm 1875 bởi quân Anh trong chiến tranh Sungai Ujong.

Được thiết kế và xây dựng bởi hai thợ thủ công địa phương và thợ mộc, Tukang Kahar và Tukang Taib,
ban đầu cung điện bằng gỗ hay còn gọi là "Istana Lama" (cung điện cũ) được xây dựng mà không sử dụng

móng hay ốc vít, và toàn bộ công trình phức tạp này đã được hoàn thành vào năm 1908.

Được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ cứng lấy từ rừng, tòa nhà có tổng cộng 99 cột trụ.
Phía trước có một ban công dài thoáng mát và những cột trụ chính tại tháp trung tâm cao khoảng 21m.
Đây có lẽ là tòa nhà có cấu trúc gỗ toàn bộ theo kiểu truyền thống cao nhất thế giới.


Cung điện là nơi ở chính thức của gia đình hoàng gia Sembilan Negeri cho đến năm 1931 đến khi được đánh giá là phù hợp cho các chức năng ngày
càng đa dạng của nhà nước. Hiện tại, nơi này là Bảo tàng Hoàng gia.

Công trình này thường là các địa điểm và là đối tượng nghiên cứu của các sinh viên và các chuyên gia về kiến trúc và nghệ thuật truyền thống
Malay.

99 trụ cột đại diện cho 99 chiến binh trong những bộ tộc thống khác nhau của nhà nước, với các cột trụ được chạm khắc tinh xảo sử dụng họa tiết
hoa vàng ở Malay .

Công trình này hiện đang trong quá trình xem xét trở thành di sản thế giới UNESCO.


KIẾN TRÚC NHÀ MÃ LAI

Các ngôi làng này được gọi là "kampongs" trong tiếng Bahasa Malaysia.

Chú ý rằng chúng được xây dựng với sàn bên dưới và có cửa sổ lớn.

Điều này chủ yếu là để giữ cho tòa nhà mát mẻ và sàn nhà cao giúp đối phó với lũ lụt.

Nhà Kampong là những ngôi nhà tách rời và thường không có hàng rào xung quanh

Ngôi nhà truyền thống này của Malaysia phục vụ nhu cầu nhà ở của đại đa số người dân sống ở khu vực nông thôn của Malaysia.


Nhà Malay có thể được mô tả như là một ngôi nhà sàn gỗ và được làm bằng vật liệu có sẵn, có thể dễ dàng tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới như
gỗ, tre, nứa, song mây, rễ cây và lá.


Nhà Malay truyền thống cơ bản là một cấu trúc bằng gỗ, được xây dựng cách xa khỏi mặt đất bằng cách sử dụng phương pháp cột trụ và dầm/xà bởi các thợ
mộc địa phương hoặc bởi chủ nhà.

Tường nhà thường được làm bằng gỗ, mặc dù tre nứa vẫn được sử dụng ở một số vùng nhất định.

Nhiều cửa sổ dài nằm thẳng hàng trên các bức tường, giúp thông gió và ngắm cảnh bên ngoài


Thông thường ngôi nhà có mái dốc, mái hiên hoặc tiền sảnh ở phía trước, trần nhà
cao và có
rất nhiều khe hở lớn cho mục đích thông gió.

Mặc dù những đặc điểm này đặc biệt phổ biến ở tất cả các nhà Malay suốt bán
đảo Malaysia, nhưng hình dạng và kích thước của chúng khác nhau giữa các bang.

Các ngôi nhà Malay truyền thống bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác
nhau như khí hậu, lối sống, tình trạng kinh tế của chủ sở hữu, môi trường
xung quanh, vật liệu xây dựng sẵn có và những huyền thoại khác nhau.


Nhà Malay được thiết kế và xây dựng dựa trên việc xem xét rất kỹ những điểm này:

BỐ TRÍ – NhàtruyềnthốngMãLailàmộtngôinhàgỗlớnđượcdựnglêntrênsàn.Vềcơbản,nócócấutrúccộtvớinhữngbứctườngbằnggỗhoặctrevàmáitranh.
Cộtgỗvàkếtcấudầmđược xâydựngtrênmộtnềnđá vànhữngchiếccọc đượcnângcaotừmặtđấtkéodài thôngquasànđầutiên đểchốngđỡcácphầncònlạicủangôinhà


THÔNG GIÓ- Có rất nhiều tính năng trong các ngôi nhà truyền thống Malay được hướng tới việc cung cấp thông gió hiệu quả
Điều này được thể hiện bằng nhiều khoảng trống trên ngôi nhà như cửa sổ, lưới thông gió; các khe mở ở dưới; và nội thất trong nhà với những
vách ngăn nhỏ nhất.


LẮP ĐẶT THÔNG GIÓ:
Ngôi nhà được nâng lên như nhà sàn để đón gió với một vận tốc cao hơn.
Cấu trúc của ngôi nhà truyền thống Malay với các phân vùng nội thất nhỏ, cho phép không khí xuyên qua dễ dàng và thông gió xuyên
phòng.
Các tấm gỗ được chạm khắc và lưới tản nhiệt bằng gỗ trong nhà cũng là các thiết bị thông gió hiệu quả.

THÔNG GIÓ TRÊN MÁI NHÀNhững hình dạng cánh buồm trên mái nhà được sử dụng để đón gió và không khí trực tiếp để thông gió cho không gian mái..
Các khớp thông gió trên mái nhà gọi là Patah là một thiết bị thông gió sáng tạo khác, được dùng để thông gió trên khoảng không gian
mái. Bên cạnh việc đảm bảo thông gió phù hợp bên trong của ngôi nhà, những cơn gió từ bên ngoài cũng được tận dụng để lưu thông
qua ngôi nhà.
Sự sắp xếp ngẫu nhiên của những ngôi nhà cùng với việc trồng và lựa chọn các cây xanh đảm bảo rằng gió không bị chặn cho những
ngôi nhà đó.


×