Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

THIẾT KẾ CHẾ TẠO Ô TÔ CHỞ XE MÁY TRÊN CƠ SỞ Ô TÔ SAT XI HUYNDAI HD72

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.08 KB, 32 trang )

GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường

LỜI NÓI ĐẦU
Sau thời gian học tập là một quá trình rèn luyện nghiên cứu mang tính chất
phục vụ cho chuyên môn. Đề tài tốt nghiệp sẽ là cơ sở để đánh giá một cách tổng
quan về những kiến thức mà chúng ta đã thu nhận được trong suốt quá trình học
tập, nó giúp sinh viên hiểu được cặn kẽ và sâu rộng về chuyên nghành của mình.
Và qua đề tài sinh viên sẽ có một cái nhìn tổng quát về công việc thực tế của
người kỹ sư cơ khí ôtô.
Việc nắm bắt những tiến bộ về khoa học kỹ thuật không chỉ bó gọn trong
chuyên ngành đã học mà yêu cầu thực tế là chúng ta phải tìm hiểu cả những lĩnh
vực có liên quan. Hiện nay do đời sống con người ngày càng cao, nhu cầu đi lại
của con người ngày càng lớn thì ôtô vẫn là phương tiện chưa thể thay thế, nhất là
trong vận chuyển nội địa. Chính vì lý do đó mà chiếc ôtô ngày càng được hoàn
thiện để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.
Theo kinh tế của nước Việt Nam ta, là nước đang trong quá trình phát
triển, thì phương tiện đi lại trên đường bộ thường là phương tiện xe máy. Nhưng
trên thực tế, quá trình để đưa các phương tiện xe máy về các đại lý bán xe là một
yếu tố. Chính vì vậy, em tìm hiểu về loại xe ô tô chở xe máy để làm đề tài tốt
nghiệp.
Đề tài này có nhiệm vụ là: “THIẾT KẾ CHẾ TẠO Ô TÔ CHỞ XE MÁY TRÊN CƠ SỞ
Ô TÔ SAT XI HUYNDAI HD72 ( Thiết kế thùng xe )”

Sau 3 tháng làm việc cố gắng, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.S

Nguyễn Quang Cường và toàn thể các thầy trong bộ môn ôtô đã giúp đỡ
em hoàn thành được đồ án của mình. Mặc dù vậy cũng không tránh khỏi những
thiếu sót do trình độ còn hạn chế do trình độ và thời gian có hạn, kinh nghiệm
thực tế còn thiếu cho nên đồ án của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong

Lớp:cơ khí K13b BTX



1

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
các thầy cô giáo, cùng các bạn đóng góp ý kiến để đồ án của em được hoàn
thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Như Thành

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Tình hình chế tạo và sử dụng ô tô chở xe máy ở Việt Nam
1.1.1 Tình hình sản xuất
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu giao
lưu hội nhập kinh tế ngày càng cao dẫn đến hoạt động của các phương tiện tham
gia giao thông ngày càng tăng cả về chủng loại và số lượng. Đặc biệt là các loại
xe tải và các loại xe chở hàng yêu cầu đảm bảo không chịu mưa nắng. Trong khi
giá thành nhập khẩu các loại xe này rất cao, thì với cơ sở hạ tầng cộng với trình
độ sản xuất của các cơ sở sản xuất trong nước hoàn toàn có thể sản xuất được các
loại xe này. Việc thay đổi tuyến hình có thể làm cho các tính năng của ô tô thay
đổi nhưng trong quá trình thiết kế chúng ta sẽ tính toán lắp đặt để ô tô thay đổi ,
sau khi cải tạo vẫn đạt được các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam quy
định và được thị trường chấp nhận do đem lại được những lợi ích kinh tế như:
- Hạ được giá thành sản phẩm.
- Tận dụng được nguồn nhân lực trong nước.

- Cải tiến được 1 số kết cấu để phù hợp với nhu cầu và điều kiện sử dụng ở
nước ta.

Lớp:cơ khí K13b BTX

2

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
Để phục vụ nhu cầu đó chúng ta có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp
khác nhau như:
- Nhập xe mới nguyên chiếc.
- Nhập xe cũ nguyên chiếc.
- Nhập sát xi về sau đó lắp thùng vào.
Trước đây khi nền công nghiệp cơ khí nước ta còn chưa phát triển, xe chuyên
dùng còn phải nhập từ nước ngoài. Trong các năm gần đây ngành cơ khí ở nước
ta đã được ưu tiên phát triển và khả năng sản xuất chế tạo được mở rộng, có khả
năng lắp chế tạo một số thiết bị chuyên dùng trên ô tô, phù hợp với nhu cầu sử
dụng và đảm bảo tính kinh tế. Do vậy việc nhập mới hoàn toàn các phương tiện
chuyên dùng từ nước ngoài được giảm bớt, thay vào đó là việc thiết kế mới và
cải tiến mới phương tiện trên cơ sở xe nguyên thuỷ.
1.1.2.Tình hình sử dụng.
Ô tô được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân như giao
thông vận tải công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và quốc phòng. Ngành ô tô
chiếm một vị trí quan trọng đối với sự phát triển chung của các ngành kinh tế
khác.
Ở nước ta các loại xe tải có thùng hàng hiện nay xuất hiện rất nhiều nhưng
loại xe tải chở xe máy thì rất hạn chế. Vì vậy việc chế tạo sản xuất lắp ráp xe ô tô

chở xe máy là hết sức cần thiết.
Đây là đề tài có tính khả thi cao, nếu thực hịên thì sẽ đóng góp một số
lượng lớn ô tô chở xe máy vào khai thác có hiệu quả, nâng cao năng suất vận
chuyển, tăng năng suất nội địa hóa và góp phần giải quyết việc làm cho người
lao động, cũng như góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện chuyên dùng, đồng thời tạo
cho phương tiện có chức năng đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa năng, linh
hoạt các nước Nhật Bản, Hàn Quốc đã chế tạo các xe chuyên dùng kết hợp chức

Lớp:cơ khí K13b BTX

3

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
năng là nâng hàng lên thùng xe 2 tầng. Các xe này có giá thành cao, đòi hỏi ngân
sách mua sắm lớn, trong khi đó ngân sách mua sắm của chúng ta còn hạn chế.
Nhu cầu sử dụng của các loại phương tiện tham gia giao thông gia tăng đặc
biệt là phương tiện vận tải bằng ôtô ngày càng được sử dụng nhiều. Nhu cầu của
con người đòi hỏi tính tiện nghi càng cao đó là khả năng chuyển động êm dịu khi
đi trên các loại đường khác nhau. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành
công nghiệp ô tô, trong những năm gần đây ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã
đạt được những thành công nhất định, nhiều sản phẩm, mẫu mã chủng loại với tỷ
lệ nội địa hóa ngày càng cao. Mặt khác công nghệ sản xuất ô tô của chúng ta mới
dừng lại ở việc sản xuất lắp ráp đó là nhập linh kiện về sau đó lắp ráp các linh
kiện lại với nhau tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Để có thể tiến kịp và phát triển
tốt ngành công nghiệp ô tô cần có sự quan tâm của ngành công nghiệp phụ trợ,
đội ngũ cán bộ kỹ thuật không chỉ có trình độ lý thuyết mà còn cả trình độ công

nghệ. Với yêu cầu trên, là một kỹ sư cơ khí ôtô trong tương lai thì việc tính toán,
thiết kế để nắm bắt được công nghệ sản xuất là vi ệc hết sức cần thiết.
Xe máy là phương tiện giao thông đáp ứng 90% nhu cầu di chuyển, đi lại của
người dân Việt Nam. Tính trung bình bốn người dân Việt Nam đăng ký sở hữu
một chiếc xe gắn máy.
Từ công nhân đến trí thức, từ thị dân đến vùng nông thôn, từ đồng`bằng đến
vùng núi, đại đa số người Việt Nam nhiều thành phần và giai tầng xã hội ở mọi
nơi đều sử dụng xe gắn máy để đi làm, đi chơi, chuyên chở hàng hóa… và cả để
thể hiện đẳng cấp của mình nữa.
Tại Việt Nam và đặc biệt ở khu vực phía Bắc tập trung nhiều nhà máy sản
xuất xe máy như Honda, YAMAHA, SYM, Piaggio, …vv. Do đó nhu cầu vận
chuyển xe trung chuyển từ nhà máy nơi sản xuất tới các đại lý tiêu thụ tại các
tỉnh thành, và xuất khẩu là rất lớn. Vì vậy chế tạo và sản xuất ôtô chở xe máy
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và năng xuất vận chuyển là một điều rất quan trọng, vì
Lớp:cơ khí K13b BTX

4

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
vậy ngành sản xuất ôtô nói chung và nghành chế tạo và thiết kế ôtô chở xe máy
ra đời để đáp ứng nhu cầu của đời sống và xã hội.
1.2 Lựa chọn ô tô cơ sở
1.2.1 Lựa chọn ô tô cơ sở
Bảng số liệu các xe cơ sở
Loại xe
Thông số
Dài(mm)


Forward

WUY422

Mistubishi
HD72
Fuso

3,5T

Canter

6750

6675

6750

6624

Rộng (mm) 2060

1995

2035

2000

2300


2240

2210

3400

2345

2450

2440

3085

7000

7500

7500

7200

3

3

3

3


105

82

100

103

38

40

42

35,2

6,8

7,3

4D34-

D4DB-

2AT4

Turbo

Cao (mm)

Tải trọng (KG)
Trọng lượng toàn
bộ (KG)
Số chỗ ngồi
Vận tốc lớn nhất
Vmax (Km/h)
Khả năng leo dốc

Bán kính vòng
quay min (m)
Động cơ
Công

suất

(ps/prm)


Isuzu

Hino

men

7,1

4JB1-E2N

W04D-TN


130/2800

86/2500

136/2900

96/2900

353/1800

38/1600

373/1800

xoắn 34/2600

Lớp:cơ khí K13b BTX

5

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
(Kgm/rpm)
Dung tích động
cơ (cc)
Cỡ lốp

Trước

Sau

2999

4009

7,50-16/14R 7,00-16PR

3908

3907
7,50-

16/14PR

7.50-16

Xe cơ sở được lựa chọn phải thỏa mãn một số điều kiện như: đảm bảo khả
năng tải, kết cấu gọn để không làm cản trở giao thông. Với điều kiện của nước ta
hiện nay cần có phương án sử dụng các xe cơ sở có giá thành thấp. Với yêu cầu
của đề tài là thiết kế ô tô chở xe máy để xe có thể đi vào đường phố để giao xe
cho các đại lý và có thể đi xa đến các nhà máy để vận chuyển xe máy ta chọn
loại xe tải trung bình làm xe cơ sở. Từ bảng thông số loại xe HD72 có thông số
phù hợp nhất nên chọn làm xe cơ sở.
Tại Việt Nam xe HD72 mới được nhập vào từ những năm đổi mới trở lại đây
và mức tiêu thụ hàng năm liên tục gia tăng. Dựa vào khảo sát thực tế xe HD72 có
các ưu điểm sau:
- Tải trọng xe HD72 có nhiều loại tải trọng phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Tận dụng tối đa chiều dài để đảm bảo vận chuyển các hàng tấm, khối, hàng có
chiều dài phù hợp.

- Xe HD72 có nhiều tính năng kỹ thuật tốt mà nhiều loại xe khác không có như ít
tốn nhiên liệu, tuổi bền sử dụng cao.
Vì vậy em chọn xe cơ sở là xe HD72
1.2.2 Yêu cầu đối với ô tô thiết kế
Ôtô chở xe máy ở nước ta nói chung phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

Lớp:cơ khí K13b BTX

6

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
- Phù hợp với điều kiện đường xá tại Việt nam: Đường xá nhỏ hẹp và phức tạp
do đó yêu cầu ô tô thiết kế phải có kích thước phù hợp để có thể vận chuyển xe
máy len lỏi tới hệ thống các đại lý bán xe.
- Đảm bảo năng suất vận chuyển: Tải trọng của ô tô sẽ quyết định đến năng suất
vận chuyển từ đó giảm giá thành vận chuyển.
- Đảm bảo tính kinh tế, tiết kiệm nhiên liệu, giá thành rẻ, dễ dàng bảo dưỡng
thay thế phụ tùng.
- Dễ dàng sử dụng vận hành
1.2.2 Giới thiệu về ô tô cơ sở
Chính những điều kiện lựa trọn ô tô cơ sở trên. Ta chọn Hyundai là thương
hiệu xe nổi tiếng của Hàn Quốc, trong các dòng xe của Hyundai có xe tải
Hyundai HD72 tải trọng 3,5 tấn được sử dụng rộng rãi trong vận chuyển hang
hóa trong các doanh nghiệp và đời sống dân sinh.
Xe Hyundai HD72 có thể ứng dụng đóng thùng vận chuyển hàng khô, hàng
đông lạnh, xe chuyên dùng (VD xe ôtô chở xe máy…vv). Đặc điểm xe dễ sử
dụng, phụ tùng thay thế đa dạng, phù hợp với điều kiện đường xá và thời tiết tai

Việt Nam.

Lớp:cơ khí K13b BTX

7

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường

THÔNG SỐ KỸ THUẬT Ô TÔ THIẾT KẾ

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị

1. Thông số chung
1.1

Loại phương tiện

Ôtô sát xi có buồng lái

1.2


Nhãn hiệu,số loại

Huyndai HD72

1.3

Công thức bánh xe

4x2

2. Thông số về kích thước
2.1

Kích thước bao
(DxRxC)

mm

6624 x 2000 x 2500

2.2

Chiều dài cơ sở

mm

3735

2.3


Chiều rộng cơ sở(trước/sau)

mm

1650/1495

Lớp:cơ khí K13b BTX

8

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
2.4

Khoảng sáng gầm xe

mm

235

3. Thông số về trọng lượng
3.1

Trọng lượng không tải

KG

3878


3.2

Trọng lượng toàn tải

KG

7200

3.3

Phân bố cầu trước

KG

2600

3.4

Phân bố cầu sau

KG

4300

3.5

Số người cho phép trở

Người


03

4. Động cơ
4.1

Kiểu loại

D4DB(EURO 2)
Turbo-charged
intercooled

4.2

Loại nhiên liệu, số kỳ, số xi

Diezel, 4 kỳ, 4 xi lanh,

lanh, cách bố trí, kiểu làm mát

thẳng hàng,
Làm mát bằng nước

4.3

Dung tích xi lanh

Cm3

3907


4.4

Công suất tối đa

Kw/v/ph

130/2900

4.5

Mômen tối đa

N.m/v/ph

37/1600

4.6

Bình điện

4.7

Hộp số

4.8

Tỷ số truyền cầu sau

6,666


4.9

Tỷ số truyền tay số 1

5,464

24V - 90AH
M035S5

5 số tiến, 1 số lùi

5. Tính năng
5.1

Vận tốc tối đa

Km/h

103

5.1

Bán kính quay vòng tối thiểu

m

7,3

6. Các hệ thống

Lớp:cơ khí K13b BTX

9

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
6.1

Hệ thống treo

Nhíp trước và sau hình
bán nguyệt tác dụng hai
chiều.

6.2

Hệ thống

Phanh chân

Tang trống mạch kép
thuỷ lực, có trợ lực chân

phanh

không.
Phanh tay


Cơ cấu cơ khí khoá trục
dẫn động chính.

6.3

Lốp xe

6.4

Thùng nhiên liệu

7.50R * 16 – 12PR
Lít

100

1.3 Giới thiệu về ô tô thiết kế
Ô tô thiết kế là ô tô tải chuyên dùng chở xe máy có công thức bánh xe là
4x2
Kích thước bao (Lo x Bo x Ho )

= 6624 x 2000 x 34000

Kích thước thùng hàng ô tô (mm) =

4700 x 2000 x 2500

Trọng tải (KG)

= 2000 Kg


Trọng lượng toàn bộ (KG)

= 7200 Kg

1.3.1. Thïng hµng xe thiết kế.
Yêu cầu:
- Thùng phải có kết cấu vững chắc, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
- Số lượng hàng hóa chứa được là tối đa, thùng phải có kết cấu sao cho tận dụng
được hết diện tích.
- Kết cấu đơn giản, trọng lượng nhỏ, có thẩm mỹ đẹp.
Lớp:cơ khí K13b BTX

10

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
1.4 Giới thiệu mục tiêu và nội dung đề tài.
1.4.1 Mục tiêu:
Như em đã trình bày trên, việc thiết kế, sản xuất, lắp ráp ô tô chở xe máy đang là
nhu cầu rất cần thiết. Với cơ hội thực tiễn đó, em lựa chọn đề tài: “Thiết kế ô tô
chở xe máy trên cơ sở ô tô sát xi HD72 3,5 tấn” làm đề tài tốt nghiệp. Đề tài
được tham khảo tại một số xưởng sản xuất lắp ráp ô tô. Đồng thời tham khảo kết
cấu của các loại xe có tải trọng tương tự.
Đề tài giúp em nghiên cứu sâu hơn và bổ sung được kiến thức chung về ô tô
cũng như các kiến thức về nền công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô.
Qua thời gian được giao nhiệm vụ với sự cố gắng của bản thân cùng với giúp
đỡ tận tình của Thầy giáo, Thạc sĩ Nguyễn Quang Cường, đề tài của em đã hoàn

thành. Tuy nhiên do thời gian có hạn và hạn chế về kiến thức thực tế nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy
và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
1.4.2 Nội dung đề tài.
Thiết kế hệ thống phanh, khai thác kỹ thuật hệ thống phanh.
Thiết kế hệ thống lái, khai thác kỹ thuật hệ thống lái.
Thiết kế ly hợp, dẫn động ly hợp và khai thác kỹ thuật hệ thống ly hợp.
Thiết kế chế tạo thùng hàng.
Thiết kế chế tạo hệ thống bửng nâng.
Trong đó nhiệm vụ riêng của đồ án là: Thiết kế thùng hàng. Bao gồm các
phần công việc cụ thể như sau :
- Thiết kế kết cấu thùng hàng.

Lớp:cơ khí K13b BTX

11

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
- Kiểm tra bền thùng hàng.
- Lập quy trình lắp ráp tổng thể
- Các bản vẽ chính : Tối thiểu 5 bản vẽ A1.

1.4.3 Nội dung Thiết kế thùng hàng.
Trên cơ sở ô tô sát xi có buồng lái Huyndai HD72 :
- Chế tạo và lắp đặt cụm thùng ô tô chở xe máy lên sát xi ô tô cơ sở.
- Sơn chống gỉ và sơn phủ toàn bộ phần chế tạo lắp ráp mới.
- Kiểm tra, hiệu chỉnh và chạy thử.

Yêu cầu kĩ thuật :
- Các mối hàn phải đủ ngấu, đảm bảo đủ bền trong quá trình sử dụng.
- Sai lệch kích thước không được quá giới hạn cho phép
- Các bu lông xiết đủ mô men theo tiêu chuẩn đảm bảo không bị tự tháo
trong quá trình vận hành của ô tô.
- Ô tô đóng mới được tính toán đảm bảo chuyển động ổn định và an toàn
trên các loại đường giao thông công cộng ở Việt Nam.
- Đặc tính kỹ thuật của ô tô thỏa mãn tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường của Việt Nam

Lớp:cơ khí K13b BTX

12

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường

CHƯƠNG II: Thiết kế thùng xe.
2.1 Thiết kế kết cấu thùng xe
Thùng hàng là bộ phận không thể thiếu của ô tô thiết kế. Nó có nhiệm vụ chứa
hàng hóa cần chuyên chở.
Tùy thuộc từng loại hàng hóa và điều kiện khai thác mà có kết cấu, hình dạng
phù hợp. Thùng xe thiết kế phải có độ bền cao, tính chống mòn và chống
xoắn tốt ,đặc biệt là khi nâng hạ cánh thùng. Do đó thiết kế phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
− Thùng xe phải có kích thước hợp lý, thể tích thùng chứa hàng phải đủ lớn
nhằm tận dụng hết công suất của xe, nâng cao nâng suất lao động.
− Thùng xe phải được bố trí hợp lý trên xe, chiếm không gian hợp lý.

− Kết cấu thùng hàng phải an toàn khi vận chuyển và không gây xô lệch.
− Kết cấu thùng phải vững chắc cho phép chất hàng, thùng xe phải đảm bảo
đủ bền trong trường hợp quá tải.
− Kết cấu thùng xe phải đảm bảo độ cứng vững khi nâng cánh thùng.


Đặc điểm kết cấu: Thùng hàng được dựng lên từ các dầm đứng và dầm
ngang. Ngoài ra thùng hàng được gia cố bằng các thanh gia cường. Thùng
được gắn kết với sát xi bằng các bu lông quang.

Thùng hàng được chia làm 2 phần :

Lớp:cơ khí K13b BTX

13

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
Phần sàn thùng hàng thứ nhất gồm 2 dầm dọc U 120x55x5 có chiều dài
4970mm.
Các dầm dọc được kẹp chặt với khung xe bằng 6 bu lông quang M16x1.5 (
mỗi bên 3 bu lông ) và 16 bu lông M12 bắt tại 4 vị trí để hạn chế dịch
chuyển ngang và dọc của thùng hàng so với khung xe. Phía trên các dầm
dọc đặt sàn xe tầng 1 với kết cấu sàn tầng 1 là : bao sàn ngang 2 bên bằng
sắt L 60x60x5 = 2000mm, bao sàn dọc U80x30x2.5 = 4970mm, thanh dọc
của sàn bằng 2 thanh U120x50x5. và 9 thanh ngang U80x30x2.5. Sàn
được lát bằng tôn nhám δ3
Khung sương của thùng hàng được cấu tạo bằng 12 thép hộp []40x40x1,2

được hàn trực tiếp vào khung thép vây sàn thùng. Liên kết các cột bằng các
thanh ngang thép []40x40x1,2 và bằng phương pháp hàn hồ quang điện. 2 bên
sàn đứng buộc dây được liên kết với thành bên của thùng hàng bằng 12 bộ bản
lề.
Hệ thống khung mui bao gồm có sắt []30x30x1,2 và được bọc bằng tôn
0,8 ly.
Các kết cấu được trình bày trên các bản vẽ.
2.2 - TÍNH TOÁN KIỂM TRA BỀN THÙNG HÀNG

2.2.1 - Kiểm tra bền sàn tầng 1
Dầm ngang thùng hàng chịu tác dụng của trọng lượng hàng hoá và trọng
lượng bản thân của thùng hàng, giả thiết rằng:
- Trọng lượng hàng hoá và phần sàn thùng hàng phân bố đều trên mặt sàn, tức là
các phần trọng lượng này phân bố đều trên cho các dầm ngang và trên suốt chiều
dài dầm.
- Trọng lượng thành thùng hàng tác dụng lên dầm ngang tai điểm đầu mút của
mỗi dầm.
Lớp:cơ khí K13b BTX

14

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
Bảng bóc tách khối lượng thùng hàng
Trọng lượng của thùng xe được xác định trên cơ sơ trọng lượng của các
mảng.công thức tính trọng lượng của một chi tiết .
Q =∑γ . Vi =∑n.F.L.γ (KG).
Vi : thể tích của thanh hoặc chi tiết cần tính ().

γ: trọng lượng riêng ,đối với thép γt = 7,85 .103 (KG/ m3 ).
n: số lượng chi tiết cần tính.
F: diện tích mặt cắt chi tiết.
L: độ dài chi tiết.

STT
1
2

Tên chi tiết

Thành thùng

Số lượngKL
Tên vật liệu

Tổng KL

(m; m2) /1m;m3(kg)

[]40x40x1.2

60,08

1,16

Ke gia cường ( 76 cái)

Ghi chu


70
3

Tổng

73

1

[]40x40x1.2

25,52

1,16

30

2

Thép tròn Φ 18

4,14

12,33

51

3
4


Sàn buộc dây

Bản lề ( 12 cái )

1

Tôn 1ly

4,67

11,78

Tổng

137

Thành trước []50x50x1.5
thùng hàng Thép tấm 0.8ly

18,50

2,35

43

5,00

6,28

31


Tổng
1

75

Sàn xe tầng 2 []50x50x1.8

Lớp:cơ khí K13b BTX

55

27,94
15

2,06

58

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
2

U60x30x2,5

4,00

2,35


9

3

Tôn nhám δ3

9,94

23,55

234

Tổng
1
2

Nóc thùng

301

[]30x30x1.2

34,25

0,80

27

Tôn 1ly


11,43

7,85

90

Tổng

117

1

U lệch 100x50x10x2.5

4,00

3,14

13

2

U80x30x2.5

18,00

2,70

49


U120x50x5

19,88

8,63

172

Sàn tôn nhám δ3

9,94

23,55

234

3

Sàn xe tầng 1

4

Tổng
1
2
3

Thành sau
thùng hàng


467

C100x90x5

5,00

10,99

55

[]50x50x2.5

3,60

3,90

14

Bửng nâng

190

Tổng

259

Tổng cộng

1.353


Thông số tính toán
TT

Thông số

Kí hiệu

Đơn vị

Giá trị

1 Tải trọng

Q

kG

1000

2 Trọng lượng sàn thùng

Qst

kG

467

3 Trọng lượng thành thùng, khung nóc, sàn


Qtt

kG

4 Chiều dài dầm ngang

ldn

cm

200

5 Khoảng cách 2 dầm dọc thùng

ldd

cm

62

tâng 2, tải trọng tâng 2

Lớp:cơ khí K13b BTX

16

1887

SV:Nguyễn Như Thành



GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
6 Số dầm ngang

n

dầm

11

7 Giới hạn chảy vật liệu làm dầm ngang (CT3)

δch

kG/cm2

2400

mm

U75/35 x 62 x 2

8

Kích thước

Biểu đồ lực tác dụng lên dầm ngang thùng hàng được thể hiện trên hình
vẽ:

q


p/2

p/2

Trọng lượng phân bố đều:
q = ( Qst + Q )/(nldn)
q = ( 467 + 1000 )/(11 x 200) = 0.67 (kG/cm)
Tải trọng tập trung do thành thùng gây nên: P = Qtt / n
P = 1887/11 = 171,5 (kG)
Mô men uốn lớn nhất tại điểm đặt dầm ngang lên khung:
Mu max = q ( ( ldn − ldd ) / 2 ) / 2 + ( ( ldn − ldd ) / 2 ) .P / 2
2

M umax = 0,67 [ (200-62)/2]2/2 + [(200-62)/2]171,5/2 = 7511KGcm
Mô men chống uốn của dầm ngang tại mặt cắt nguy hiểm là Wu:
Lớp:cơ khí K13b BTX

17

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
Wu = bh2 / 6 − ( b − δ ) ( h − 2δ ) / 6
2

Wu = 5,5x 122/6 – (5,5 – 0,5)(12 – 2x0,5)2/6 = 31 kG
Ứng suất uốn phát sinh tại mặt cắt có mô men lớn nhất là: σu = Mu / Wu =
7511/31 = 242 kG/cm2

Ứng suất cho phép: [ σu ] = δch / ( 1,5 ( k d + 1) ) = δch / ( 1,5 ( 1,5 + 1) ) = 2400/3,75 =
640 kG/cm2
Bảng kết quả tính toán
TT Thông số

Kí hiệu

Đơn vị

Giá trị

Mumax

kGcm

7511

2 Mô men kháng uốn

Wu

kG

31

3 Ứng suất uốn max

σu

kG/cm2


242

[σu ]

kG/cm2

640

1 Mô men uốn max

4 Ứng suất uốn cho phép

Kết luận :σu < [σu ] - Vậy các dầm ngang sàn thùng của ô tô đủ bền.
2.2 Kiểm tra bền thùng hàng tầng 2.

Thông số tính toán
TT

Thông số

Kí hiệu

Đơn vị

Giá trị

1 Tải trọng

Q


kG

1000

2 Trọng lượng sàn thùng

Qst

kG

301

3 Trọng lượng thành thùng, khung nóc

Qtt

kG

1484

4 Chiều dài dầm ngang

ldn

cm

200

5 Khoảng cách 2 dầm dọc thùng


ldd

cm

62

6 Số dầm ngang

n

dầm

11

7 Giới hạn chảy vật liệu làm dầm ngang (CT3)

δch

kG/cm2

2400

Lớp:cơ khí K13b BTX

18

SV:Nguyễn Như Thành



GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
8

Kích thước

mm

U75/35 x 62 x 2

Biểu đồ lực tác dụng lên dầm ngang thùng hàng được thể hiện trên hình
vẽ:

q

P/2

P/2

Trọng lượng phân bố đều:
q = ( Qst + Q )/(nldn)
q = ( 301 + 1484 )/(11 x 200) = 0.81 (kG/cm)
Tải trọng tập trung do thành thùng gây nên: P = Qtt / n
P = 1484/11 = 135 (kG)
Mô men uốn lớn nhất tại điểm đặt dầm ngang lên khung:
Mu max = q ( ( ldn − ldd ) / 2 ) / 2 + ( ( ldn − ldd ) / 2 ) .P / 2
2

M umax = 0,81 [ (200-62)/2]2/2 + [(200-62)/2].135/2 = 1979KGcm
Mô men chống uốn của dầm ngang tại mặt cắt nguy hiểm là Wu:
Wu = bh2 / 6 − ( b − δ ) ( h − 2δ ) / 6

2

Wu = 5x 52/6 – (5 – 0,18)(5 – 2x0,18)2/6 = 3,54 kG

Lớp:cơ khí K13b BTX

19

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
Ứng suất uốn phát sinh tại mặt cắt có mô men lớn nhất là: σu = Mu / Wu =
1979/3,54 = 559 kG/cm2
Ứng suất cho phép: [ σu ] = δch / ( 1,5 ( k d + 1) ) = δch / ( 1,5 ( 1,5 + 1) ) = 2400/3,75 =
640 kG/cm2
Bảng kết quả tính toán
TT Thông số

Kí hiệu

Đơn vị

Giá trị

Mumax

kGcm

1979


2 Mô men kháng uốn

Wu

kG

3,54

3 Ứng suất uốn max

σu

kG/cm2

559

[σu ]

kG/cm2

640

1 Mô men uốn max

4 Ứng suất uốn cho phép

Kết luận :σu < [σu ] - Vậy các dầm ngang sàn thùng tầng 2của ô tô đủ bền.
2.3 Kiểm tra bền khung thùng hàng
Hệ thống khung thùng hàng kín là một khung siêu tĩnh, ta kiểm tra

bền tại chân các cột chính, các thanh liên kết phụ và lớp vỏ là kết cấu có tính
chất gia cường.
Thùng xe ôtô chở xe máy thì xe máy phải được chằng buộc trên khung
thùng xe, do đó không có hiện tượng hàng hóa bị xô vào thành thùng khi phanh
và khi quanh vòng. Khi ôtô chuyển động chịu các lực sau đây:
+ Trọng lượng bản thân khung thùng (phần trọng lượng kể từ chân cột
lên).
+ Tải trọng động khi ôtô phanh gấp hay khi quay vòng.

Lớp:cơ khí K13b BTX

20

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
Do tải trọng động tác dụng khi quay vòng hoặc khi phanh gấp lớn hơn nhiều
lần tải trọng tĩnh nên khi tính bền khung thùng chỉ cần tính cho trường hợp tải
trọng động.
a. Tính toán ở chế độ phanh gấp
Khi phanh thì toàn bộ khung sẽ xô về phía trước do đó toàn bộ thành trước
sẽ chịu toàn bộ các lực này.
Khi phanh các cột bên sẽ nguy hiểm hơn các cột ở giữa vì các khung sườn
sẽ tác dụng trực tiếp vào các cột này. Do đó để đơn giản và chính xác trong quá
trình tính toán thì ta giả thiết các cột bên sẽ chịu 70% lực quán tính khi phanh,
lực này sẽ phân bố đều trên toàn bộ chiều dài cột.
Khi phanh gấp lực quán tính sẽ là: Pj = [Gt/g]. Jpmax
Trong đó:


Gt = 887 kg: Trọng lượng của khung thùng hàng + bửng

nâng
- Jpmax= 7 m/s2: Gia tốc phanh cực đại
Pj = [887/9,81].7 = 632,9 (kG)
Lực phân bố đều lên các cột là: q=0,7.Pj/(2.l)
Trong đó: l=250 (cm) là chiều dài cột bên sườn
q= 0,7.632,9/(2.250) = 0,89(kG/cm)
Ta có sơ đồ tính:

Lớp:cơ khí K13b BTX

21

SV:Nguyễn Như Thành


q = 0,89 (kG/cm)

GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường

Mu ( kGcm)

Mô men uốn lớn nhất tại chân cột là: Mu= q.l2/2 = 0,89.2502/2 = 27812,5
(kG.cm)
Với cột thép cấu tạo từ 2 thanh []50x50x1.5 có
Wux=131,3 (cm3)
Ứng suất uốn khi phanh là:
u = Mu / Wu = 211,8 (kG/cm2)
Do cột khung làm bằng vật liệu thép CT3 có ứng suất uốn cho phép ở chế

độ tải trọng động là [u ] = 860 (kG/cm2) nên cột khung đủ bền.
b. Tính toán khi ôtô quay vòng
Khi ô tô quay vòng toàn bộ khối lượng thùng hàng sẽ dồn về phía thành
thùng bên ngoài bán kính quay vòng. Khi quay vòng hai cột ở góc sẽ nguy hiểm
vì các khung sườn sẽ tác dụng trực tiếp vào các cột này. Do đó để đơn giản và
Lớp:cơ khí K13b BTX

22

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
chính xác trong quá trình tính toán thì ta giả thiết hai cột này sẽ chịu 70% lực ly
tâm khi phanh, lực này sẽ phân bố đều trên toàn bộ chiều dài cột.
Khi ôtô quay vòng ở bán kính Rmin =7,3 m thì lực ly tâm phát sinh do khối
lượng khung thùng và hàng hóa gây ra được tính theo công thức:
Plt = Gt.V2/(Rmin.g) =887.6,72/(7,3.9,81) = 556 kG
Lực phân bố đều lên các cột là: q=0,7.Plt/(2.l)
Trong đó: l=250 (cm) là chiều dài cột bên sườn
q= 0,7.556/(2.250) = 0,78 (kG/cm)

q = 0,78 (kG/cm)

Ta có sơ đồ tính sau:

Mu ( kGcm)

Lớp:cơ khí K13b BTX


23

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
Mô men uốn lớn nhất tại chân cột là: Mu= q.l2/2 = 0,78.2402/2 = 22464
(kG.cm)
Với cột thép cấu tạo từ 2 thanh []50x50x1.5 có Wuy= 38,7 (cm3). Ứng suất
uốn khi phanh là:
u = Mu / Wu = 580,5 (kG/cm2)
Do cột khung làm bằng vật liệu thép CT3 có ứng suất uốn cho phép ở chế
độ tải trọng động là [u ] = 860 (kG/cm2) nên cột khung đủ bền.
Kết luận :u < [u ] - Vậy các dầm ngang sàn thùng của ô tô đủ bền.
CHƯƠNG 3 : LẬP QUY TRÌNH LẮP RÁP TỔNG THÊ
A. Lắp ráp thùng hàng, bửng nâng
Sau khi các khung sườn, nóc thùng, sàn xe của thùng hàng đã được hàn
liên kết bằng phương pháp hồ quang điện. Ta tiến hành lắp bửng nâng vào vị trí
thùng hàng.
3.1.1 Các khái niệm cơ bản về lập quy trình lắp ráp.
3.1.1.1 Khái niêm.
Quy trình lắp ráp là một phần của quá trình sản xuất bao gồm các hoạt động
theo một thứ tự lắp ráp các linh kiện thành nhóm, khâu, khâu tổng thành, và các
ô tô hoàn chỉnh.
Quy trình lắp ráp được thực hiện tại một vị trí sản xuất.
Vị trí sản xuất là một phần diện tích sản xuất trên mặt bằng nhà xưởng, có trang
bị các thiết bị, dụng cụ đồ nghề… phù hợp với chức năng đảm nhiệm. Tên của vị
trí thường là tên của nguyên công mà vị trí thực hiện hay tên nguyên công.

Lớp:cơ khí K13b BTX


24

SV:Nguyễn Như Thành


GVHD:ThS.Nguyễn Quang Cường
Nguyên công là một phần của quy trình công nghệ, là đơn vị tính toán cơ bản
cho định mức kỹ thuật trong thiết kế bộ phận sản xuất cũng như xác định giá
thành của quy trình công nghệ. Xây dựng nguyên công là công việc quan trọng
của kỹ sư công nghệ.
3.1.1.2 Yêu cầu đối với quy trình lắp ráp.
Các quy trình lắp ráp phải được sắp xếp khoa học theo đúng thứ tự trong dây
truyền sản xuất.
Nguyên công trong các quy trình lắp ráp được thực hiện đúng các bước, đảm
bảo giá thành cho quy trình là ít nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Quy trình lắp ráp phải chỉ rõ và đầy đủ các bước và công việc của từng mục
một cách dễ hiểu.
Bảng kê chi tiết, tổng thành của hệ thống bửng nâng
TT

Tên gọi

Vật liệu

Số lượng

1

Hộp trượt


Thép CT3

2

2

Thanh trượt

Thép CT3

2

3

Bàn nâng

Thép CT3

1

4

Bản lề

Thép CT3

2

5


Bản lề xoay bàn nâng

Thép CT3

2

6

Thanh treo

Thép CT3

2

7

Tôn nhám

Thép CT3

1

8

Chốt xoay

Thép CT3

2


9

Xy lanh thủy lực

10

Ống dẫn dầu

11

Con lăn

Lớp:cơ khí K13b BTX

1
Đồng

2
4

25

SV:Nguyễn Như Thành


×