Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Tổ chức và hoạt động của Liên đoàn Lao động quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.75 KB, 46 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

MỤC LỤC

Nội dung
Mục lục
Phân mở đầu
Phần nội dung

Trang
01
02
04

Chương I:

04

Những quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Công đoàn:

1. Vị trí, tính chất, vai trò, chức năng của Công đoàn:
2. Quyền hạn và nhiệm vụ của Công đoàn
3. Cơ cấu tổ chức
4. Nhiệm kỳ Đại hội
Chương II:

04
15
19


20
21

Thực trạng tổ chức, hoạt động của Liên đoàn Lao động quận Cẩm Lệ:

1. Thành tựu đạt được thời gian qua
2. Những tồn tại, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của Liên đoàn
Lao động quận Cẩm Lệ.
3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Liên
đoàn Lao động quận Cẩm Lệ:
Phần Kết luận
Tài Liệu Tham khảo
Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn
Nhận xét của cơ quan thực tập

GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

21
34
35
44
45
46
47

Trang 1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

PHẦN MỞ ĐẦU
Ra đời từ tháng 7 năm 1929, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công đoàn đã có
quá trình liên tục xây dựng, phát triển, trưởng thành cùng với lịch sử giải phóng
dân tộc, lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong phát triển kinh tế- xã hội của
đất nước hơn 77 năm qua.
Từ Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1959; Hiến pháp 1980 đến Hiến pháp 1992,
việc xác định vị trí, vai trò của Công đoàn dần được khẳng định “là tổ chức chính
trị xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam”. Công đoàn
được phân thành 4 cấp. Luật Công đoàn Việt Nam 1990 cũng đã xác định “Công
đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao
động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội
Việt Nam, là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động”. Điều đó thể hiện vị
trí, vai trò của tổ chức Công đoàn không thể thiếu trong hệ thống chính trị của
nước ta.
Trong những năm qua, cùng với những thành tựu trong công cuộc đổi mới
của đất nước, hoạt động của Công đoàn các cấp đi vào nề nếp thể hiện được vai trò
của mình, hoạt động của Công đoàn đi vào thực tế hơn, đáp ứng được nguyện vọng
của của người lao động. Công đoàn đã phát huy vai trò là là trường học quản lý,
trường học kinh tế, trường học của chủ nghĩa cộng sản.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, hoạt động của Công đoàn các cấp
trong thực tiễn vẫn còn nhiều hạn chế và vướn mắc, chưa phát huy hết chức năng
và nhiệm vụ, quyền hạn của mình; chưa thực hiện được vai trò là trường học, chưa
đáp ứng được lòng mong đợi và tin cậy của người lao động và chưa đáp ứng được
yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.
Việc tổ chức và hoạt động của Công đoàn đã được đề cập trong nhiều Nghị
quyết của Đảng, Hiến pháp và đặc biệt được cụ thể hóa trong Luật Công đoàn Việt
Nam năm 1990.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức và hoạt động của Công đoàn là
vấn đề rất quan trọng. Để làm rõ những kết quả trong tổ chức và hoạt động của
Công đoàn cụ thể tại đơn vị đáng công tác, tôi đã chọn đề tài “Tổ chức và hoạt
động của Liên đoàn Lao động quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” làm báo cáo
thực tập tốt nghiệm của mình.
Với phương pháp lý luận, tổng hợp và so sánh, đề tài có những nội dung cơ
bản sau:
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

Chương I: Những quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Công
đoàn.
Chương II: Tổ chức và hoạt động của Liên đoàn Lao động quận Cẩm Lệ,
thành phố Đà Nẵng.
Trong thời gian ngắn và kiến thức có hạn nên bản thân chỉ đề cập một số nội
dung cơ bản về lý luận, những vấn đề về tổ chức và hoạt động của Công đoàn quận
Cẩm Lệ và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên đoàn
Lao động quận trong thời gian tới. Bản thân rất mong được sự hướng dẫn, giúp đỡ
của khoa Luật Đại học Khoa học Huế và của Giáo viên hướng dẫn.

GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 3



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN:
1. Vị trí, tính chất, vai trò, chức năng của Công đoàn:
Phát triển một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, hoàn thiện hệ thống lý
luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, trong đó gồm cả những vấn đề thuộc lý luận,
thực tiễn hoạt động của Công đoàn. Theo quan điểm của Lênin, “các Công đoàn đã
trở thành tổ chức của giai cấp lãnh đạo, thống trị nắm chính quyền, của giai cấp
thực hiện nhiều chuyên chính, của giai cấp thực hiện cưỡng chế của Nhà nước”.
Lênin chỉ ra rằng, Công đoàn theo vị trí của mình trong hệ thống chuyên chính vô
sản đứng ở chỗ, nếu như có thể nói được là “giữa Đảng và chính quyền Nhà nước”.
Trên cơ sở những quan điểm cơ bản của Lênin về Công đoàn, chúng ta sẽ đi
sâu nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề thuộc bản chất của Công đoàn Việt Nam.
1.1. Vị trí của Công đoàn:
Vị trí của Công đoàn là địa vị của Công đoàn giữa các tổ chức khác của hệ
thống chính trị và mối quan hệ của Công đoàn với các tổ chức đó.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, dưới chế độ Tư bản chủ nghĩa,
Công đoàn đại diện cho giai cấp công nhân và người lao động đứng đối lập với giai
cấp bóc lột, đấu tranh đòi lợi ích kinh tế, tiến tới giành chính quyền dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, khi nói về vị trí của Công
đoàn trong hệ thống chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa Chủ nghĩa xã hội,
V.I.Lênin đã chỉ rõ: Công đoàn “đứng giữa Đảng và chính quyền Nhà nước”.
“Đứng giữa” có nghĩa là Công đoàn không phải là tổ chức mang tính chất Đảng
phái, Nhà nước, mà Công đoàn là một tổ chức độc lập, Công đoàn không tách biệt
với Đảng và Nhà nước, mà có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng và Nhà nước. Công

đoàn là bộ máy chuyển lực từ Đảng cộng sản đến quần chúng…”.
Đối với Công đoàn Việt Nam, trong xã hội có giai cấp bóc lột Công đoàn đại
diện cho giai cấp công nhân và người lao động đứng đối lập với giai cấp bóc lột,
đấu tranh đòi lợi ích kinh tế, tiến tới giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản, nên ngay từ năm 1930, trong “Án Nghị quyết về công nhân vận động”,
Trung ương Đảng ta đã xác định rõ: “Công hội với Đảng quan hệ với nhau lại càng
cốt yếu, Đảng phải lãnh đạo Công hội, nhưng tổ chức của Đảng và tổ chức của
Công hội phải riêng nhau”.
Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, vị trí của Công đoàn Việt Nam
đã được xác định từ Đại hội III, IV, V và đã được phát triển ở Đại hội VI, VII,
VIII, IX: Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị, là trung tâm
tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ công nhân, lao động.
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 4


BO CO THC TP TT NGHIP

SVTH: Lấ VN I

Cụng on Vit Nam l ch da vng chc ca ng, l si dõy ni lin ng vi
qun chỳng. Cụng on Vit Nam l ngi cng tỏc c lc ca Nh nc.
Ti iu 10 Hin phỏp 1992 nờu rừ: Cụng on Vit Nam l t chc chớnh
tr xó hi ca giai cp cụng nhõn v ca ngi lao ng Vit Nam. Ti iu 1
Lut Cụng on Vit nam 1990 cng ó xỏc nh: Cụng on l t chc chớnh tr
xó hi rng ln ca giai cp cụng nhõn v ca ngi lao ng Vit Nam (gi chung
l ngi lao ng) t nguyn lp ra di s lónh o ca ng Cng sn Vit nam,
l thnh viờn trong h thng chớnh tr ca xó hi Vit Nam, l trng hc ch ngha
xó hi ca ngi lao ng. T ú cho thy Cụng on cú mt v trớ ht sc quan

trng v c bit, cụng on khụng ch i din cho lc lng ca mỡnh m cũn i
din cho mi ngi lao ng trong xó hi. Phỏp lut cũn ghi nhn Cụng on cú
quyn tham gia quản lý Nhà nớc và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động
của cơ quan Nhà nớc, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và
những ngời lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo iu 10 Hin phỏp
1992.
Cụng on cú mi quan h cht ch vi cỏc t chc trong h thng chớnh tr:
- Mi quan h gia Cụng on vi ng cng sn Vit Nam:
Trong chng ng u thi k quỏ i lờn ch ngha xó hi nc ta,
mi quan h gia Cụng on vi ng nhm m bo s lónh o ca ng i
vi Cụng on, th hin trỏch nhim ca Cụng on trong vic thc hin ng
li, chớnh sỏch ca ng, xõy dng ng; ng thi th hin vai trũ lónh o ca
ng vi Cụng on. Thc tin cỏch mng Vit Nam cho thy Cụng on khụng
th thiu s lónh o ca ng, s lónh o ca ng khụng phi ngu nhiờn, ỏp
t m nú c hỡnh thnh trong lch s u tranh cỏch mng ca giai cp cụng
nhõn v Cụng on Vit Nam. Di s lónh o ca ng, Cụng on Vit Nam
ó tham gia tớch cc trong cỏc cuc cỏch mng dõn tc, dõn ch v trong cuc cỏch
mng Xó hi ch ngha nc ta. S lónh o ca ng i vi t chc Cụng
on thụng qua Ngh quyt ca i hi, ca cp u ng; ng tụn trng tớnh c
lp v mt t chc ca Cụng on. tớnh c lp tng i v mt t chc ca
Cụng on cú ngha l Cụng on c lp v ni dung cụng tỏc v v phng
thc hot ng ca t chc Cụng on, ch khụng c lp v mt chớnh tr, t
tng v ng li. c lp v mt t chc cú ngha l Cụng on xõy dng t
chc v hot ng phự hp vi iu l ca t chc Cụng on v Ngh quyt i
hi cỏc cp Cụng on.
Quan h gia Cụng on vi ng th hin: Cụng on l si dõy ni lin
ng vi giai cp cụng nhõn, vi ton th ngi lao ng. Vai trũ lónh o ca
ng i vi Cụng on cũn th hin cỏc ng viờn ca ng. ng viờn l
ngi tham gia tớch cc hot ng cụng on v vn ng, lm gng mi
ngi cú trỏch nhim xõy dng t chc Cụng on. Cụng on Vit Nam l ngi

tuyờn truyn, ph bin ch trng, ng li, ch , chớnh sỏch, Ngh quyt ca
ng n vi qun chỳng, cụng nhõn, viờn chc v lao ng. Cụng on nm tõm
GVHD: THS.TRN VIT DNG

Trang 5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

tư, nguyện vọng của quần chúng phản ánh với Đảng để Đảng lãnh đạo Nhà nước
hoàn thiện chế độ, chính sách đối với người lao động. Công đoàn có trách nhiệm
xây dựng Đảng, Công đoàn bồi dưỡng công nhân ưu tú để kết nạp vào tổ chức
Đảng, để tăng thêm thành phần công nhân trong Đảng. Công đoàn vận động, giáo
dục công nhân, viên chức và lao động tích cực tham gia xây dựng tổ chức Đảng và
các Đảng viên của Đảng.
- Mối quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước: Công đoàn Việt Nam là người
cộng tác đắc lực của Nhà nước. Dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, quan hệ giữa Công
đoàn với Nhà nước là sự thống nhất, cộng tác, giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước không
can thiệp vào công việc nội bộ của Công đoàn. Nhà nước luôn tạo cho Công đoàn
về điều kiện vật chất, ban hành các văn bản pháp quy đảm bảo về mặt pháp lý cho
Công đoàn hoạt động. Giữa Công đoàn với Nhà nước không có sự đối lập. Công
đoàn là người cộng tác đắc lực của Nhà nước, góp phần xây dựng chính quyền Nhà
nước, vì mục đích của Nhà nước, của giai cấp công nhân, của Công đoàn là đồng
nhất: xây dựng nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn
minh”… Công đoàn là “bể chứa” của chính quyền Nhà nước, Công đoàn là người
cung cấp cán bộ cho Đảng và Nhà nước, “Không có một nền móng như các tổ chức
Công đoàn thì… không thể thực hiện được các chức năng của Nhà nước”. Mối
quan hệ giữa Công đoàn và Nhà nước còn thể hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn

nhau và phối hợp chặt chẽ với nhau trong các mặt hoạt động.
- Mối quan hệ với mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Công đoàn Việt Nam với
Mặt trận Tổ quốcViệt Nam là mối quan hệ giữa thành viên Mặt trận Tổ quốc với tổ
chức liên minh chính trị, là hợp tác, bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, phối
hợp và thống nhất trong hành động nhằm cùng thực hiện các mục tiêu chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại của Nhà nước và các
chương trình của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Mối quan hệ giữa Công đoàn với các tổ chức chính trị- xã hội (Đoàn Thanh
niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân) là mối quan hệ giữa
các thành viên của Mặt trận Tổ quốc với nhau, đó là mối quan hệ bình đẳng, hợp
tác, tôn trọng lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ trong các mặt hoạt động.
- Mối quan hệ giữa Công đoàn với giới chủ (người sử dụng lao động): Giới
chủ (người sử dụng lao động) là người tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh tại
doanh nghiệp, đại diện cho người sở hữu tại doanh nghiệp, quản lý, sử dụng lực
lượng lao động trong doanh nghiệp. Mối quan hệ của Công đoàn và người sử dụng
lao động là mối quan hệ giữa đại diện của người lao động với người sử dụng lao
động, trong mối quan hệ đó bảo đảm sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, vừa hợp
tác, vừa đấu tranh, vừa đấu tranh, vừa hợp tác nhằm giải quyết hài hoà quyền, lợi
ích của mỗi bên trong quan hệ lao động. Nội dụng và mục đích hoạt động trong
mối quan hệ giữa Công đoàn với người sử dụng lao động là nhằm làm cho doanh
nghiệp phát triển, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI


động thực hiện lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất… làm cho
doanh nghiệp ngày càng phát triển.
1.2. Tính chất của Công đoàn:
Tính chất của một tổ chức là đặc điểm riêng tương đối ổn định của tổ chức,
để từ đó phân biệt tổ chức đó với tổ chức khác. Công đoàn Việt Nam có tính chất
giai cấp của giai cấp công nhân và tính chất quần chúng rộng lớn.
+ Tính chất giai cấp của công nhân:
Giai cấp công nhân là cơ sở hình thành, tồn tại và phát triển tổ chức Công
đoàn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng công sản Việt Nam, trong cuộc đấu tranh chống
lại giai cấp tư sản, Công đoàn là một hình thức tổ chức của giai cấp công nhân, tập
hợp, đoàn kết công nhân và người lao động đấu tranh lật đổ Nhà nước của giai cấp
bóc lột, đòi lại lợi ích cho công nhân và người lao động. Trong cuộc kiến thiết đất
nước khi chính quyền nhà nước đã về tay giai cấp công nhân và người lao động,
Công đoàn là một thành viên trong hệ thống chính trị, là người tập hợp, đoàn kết
công nhân và người lao động xây dựng Nhà nước kiểu mới của giai cấp công nhân
và người lao động, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Khác với Đảng, Công
đoàn là hình thức tổ chức của giai cấp công nhân, tập hợp, đoàn kết đông đảo công
nhân và quần chúng lao động, còn Đảng là hình thức tổ chức chính trị cao nhất của
giai cấp công nhân, bao gồm những người tiên tiến nhất, tích cực nhất của giai cấp
công nhân. Khác với Nhà nước, Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn
của giai cấp công nhân và người lao động tự nguyện lập nên; còn Nhà nước là tổ
chức chính trị, là công cụ của giai cấp công nhân. Những đặc điểm trên là đặc
trưng cơ bản để phân biệt tổ chức Công đoàn với các tổ chức khác trong hệ thống
chính trị, là cơ sở quan trọng để hiểu đúng vị trí của Công đoàn trong hệ thống
chính trị xã hội Việt Nam.
Tính chất giai cấp công nhân của tổ chức công đoàn được biểu hiện ở chỗ:
“Hoạt động của Công đoàn Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam” (theo quy định Điều 10 của Hiến pháp 1990), nhằm đảm bảo hoạt
động của Công đoàn Việt Nam luôn có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam,
đảm bảo được sự thống nhất hoạt động trong giai cấp công nhân Việt Nam; thực

hiện thắng lợi mục tiêu chính trị của Đảng và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân là xoá bỏ chế độ bóc lột. Đồng thời thực hiện đường lối cán bộ của Đảng
cộng sản Việt Nam trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn; quán triệt
nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc tổ chức của giai cấp công nhân, của
Đảng cộng sản Việt Nam - trong tổ chức và hoạt động công đoàn.
+Tính chất quần chúng rộng lớn: Công đoàn là tổ chức rộng lớn của giai cấp
công nhân và người lao động Việt Nam không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề
nghiệp, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng (Điều 1 Điều Lệ Công đoàn)… mọi công dân,
viên chức và lao động đều có quyền tự nguyện gia nhập Công đoàn theo quy định
của điều lệ Công đoàn Việt Nam. Tính chất quần chúng của Công đoàn Việt Nam
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

được thể hiện trong tổ chức và hoạt động Công đoàn như: cơ quan lãnh đạo của
Công đoàn Việt Nam là do công nhân, viên chức, và lao động tín nhiệm bầu ra.
Cán bộ Công đoàn là những người trưởng thành từ phong trào công nhân, hoạt
động công đoàn, trưởng thành từ phong trào quần chúng ở cơ sở. Công đoàn Việt
Nam đại diện cho đông đảo công nhân, viên chức và lao động, có nội dung,
phương pháp hoạt động phù hợp, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của công nhân,
viên chức và lao động.
Hai tính chất của Công đoàn có mối liên hệ gắn bó với nhau. Nếu chỉ coi
trọng tính chất giai cấp công nhân thì tổ chức sẽ bị bó hẹp, khó tồn tại đúng với
bản chất của tổ chức công đoàn. Ngược lại, nếu chỉ coi trọng tính chất quần chúng
thì sẽ xa rời mục tiêu chính trị, dần dần biến thành phường hội, sai lệch phương

hướng hành động cách mạng và không đúng với bản chất của một tổ chức Công
đoàn cách mạng.
1.3. Vai trò của Công đoàn:
Nghiên cứu vai trò của Công đoàn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng
không chỉ về mặt lý luận, thực tiễn mà cả về mặt tư tưởng. Nói vai trò của một tổ
chức là nói đến sự tác động của tổ chức đó đến tiến trình phát triển của lịch sử và
cách mạng, được phản ánh trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng mà tổ
chức đó tồn tại và phát triển.
Theo luận điểm của Lênin: Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, Công đoàn có vai
trò là trường học đấu tranh giai cấp, Công đoàn vận động, tổ chức công nhân, lao
động đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi của công nhân, lao động,
vai trò này ngày càng gay gắt trong chủ nghĩa tư bản. Cuộc đấu tranh giai cấp ngày
càng gay gắt, nó biểu hiện từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị mà mục đích
là lật đổ chế độ tư sản, chế độ người bóc lột người. Sau thắng lợi của cách mạng xã
hội chủ nghĩa tháng mười Nga vĩ đại, trong điều kiện kinh tế - xã hội xã hội chủ
nghĩa, Công đoàn có vai trò là trường học quản lý, trường học kinh tế, trường học
của chủ nghĩa cộng sản.
Là trường học quản lý, Công đoàn giúp cho người công nhân, viên chức, lao
động biết quản lý mà trước mắt là tham gia quản lý sản xuất, quản lý doanh nghiệp,
quản lý các công việc xã hội.
Là trường học kinh tế, Công đoàn vận động công nhân, viên chức, lao động
tham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn thiện các chính
sách kinh tế, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất
- kinh doanh.
Là trường học của chủ nghĩa cộng sản, Công đoàn giáo dục công nhân, viên
chức, lao động thái độ lao động mới. Cùng với giáo dục lao động, Công đoàn tiến
hành giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục văn hoá, giáo dục
lối sống, giáo dục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, hình thành nhân sinh
quan, thế giới quan khoa họccho công nhân, viên chức và lao động.
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG


Trang 8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, vai trò của Công đoàn vẫn được khẳng định tại Luật Công đoàn đã được
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua (tại kỳ họp thứ 7
khoá VIII ngày 30/6/1990 ) đã khẳng định: “ Công đoàn là tổ chức chính trị - xã
hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam tự nguyện lập
ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Là thành viên trong hệ thống
chính trị của xã hội Việt Nam, là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động ”
và vai trò đó ngày càng được mở rộng trong sự ngiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá.
Trong những chặng đường lịch sử của đất nước, Công đoàn Việt Nam đã thể
hiện rõ vai trò của mình đối với xã hội, Công đoàn đã thu hút, vận động, giáo dục,
tổ chức công nhân, viên chức, lao động tham gia tích cực vào các cuộc đấu tranh
cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa, vào cá lĩnh vực
của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và tư tưởng). Công đoàn đã
tỏ rõ sự tác động mạnh mẽ của mình thông qua hệ thống tổ chức từ trung ương đến
địa phương, ngành, cơ sở, thông qua lực lượng đoàn viên, công nhân, viên chức,
lao động và đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần xứng đáng vào sự
nghiệp cách mạng của Đảng. Ngày nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của Công đoàn vẫn không ngừng phát triển và
thể hiện:
- Trong lĩnh vực kinh tế: Công đoàn quan tâm đến việc đổi mới cơ chế quản
lý kinh tế nhằm xoá bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở

mở rộng dân chủ, từ đó tác động tích cực đến việc xây dựng và thực hiện cơ chế
quản lý kinh tế mới, đẩy mạnh hoạt động của các thành phần kinh tế nhưng vẫn
đảm bảo cho kinh tế quốc doanh giữ vị trí then chốt, chủ đạo và hỗ trợ các thành
phần kinh tế khác phát triển có lợi cho quốc kế dân sinh.
- Trong lĩnh vực chính trị: Xây dựng và nâng cao hiệu quả hạt động của hệ
thống chính trị xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và
nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bước
hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà
nước thựuc sự là “ Nhà nước của dân, do dân và vì dân ”.
- Trong lĩnh vực xã hội: Cơ cấu nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa tất yếu nảy sinh sự phân tầng xã hội, dẫn đến kết cấu kinh tế - xã hội
đa dạng, phức tạp, luôn biến động. Do vậy, Công đoàn có vai trò quan trọng trong
việc xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, bảo đảm sự thống nhất trong giai
cấp công nhân Việt Nam, không ngừng nâng cao trình độ, giác ngộ chình trị, tính
tổ chức kỷ luật, trình độ văn hoá, khoa học và công nghệ, có nhãn quan và bản lĩnh
chính trị để giai cấp công nhân thực sự là giai cấp lãnh đạo cách mạng, quyết định
tiến trình tiến bộ xã hội, củng cố khối liên minh công nhân với nông dân và trí thức
xã hội chủ nghĩa trở thành nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân và là cơ sở xã
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

hội vững chắc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của
Nhà nước.
- Trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng: Công đoàn cần phải phát huy vai trò

của mình trong việc giáo dục công dân, viên chức và lao động nâng cao lập trường
giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền
thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những tinh hoa thành tựu tiên tiến của văn minh
nhân loại. Đó là những yếu tố quan trọng làm cho vai trò của Công đoàn ngày càng
mở rộng và phát triển.
1.4. Chức năng của Công đoàn:
Vai trò và chức năng của công đoàn có mối liên hệ khăng khít với nhau. Từ
tính chất, vị trí, vai trò sẽ xác nhận chức năng Công đoàn và khi thực hiện tốt chức
năng sẽ làm cho vai trò Công đoàn ngày càng củng cố và nâng cao. Chức năng của
Công đoàn gắn chặt với các mặt hoạt động của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị,
tư tưởng, văn hoá, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Do
đó, cần nghiên cứu kỹ, có hệ thống để nhận thức rõ chức năng Công đoàn Việt
Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Xác định đúng chức năng của Công đoàn có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và đầy
ý nghĩa tư tưởng sâu sắc. Về lý luận, nó phản ánh đầy đủ và toàn diện bản chất của
Công đoàn. Về thực tiễn, tránh được sự trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động giữa
Công đoàn với Đảng, Nhà nước và tỏ chức chính trị - xã hội khác trong hệ thống
chính trị. Về tư tưởng, nó giải đáp những vướng mắc, phân vân của quần chúng,
phản bác sự xuyên tạc, bôi đen tổ chức Công đoàn, củng cố lòng tin của công nhân,
viên chức và lao động đối với Công đoàn.
Công đoàn hình thành trong điều kiện của Chủ nghĩa tư bản, thực chất Công
đoàn là hình thức tập hợp công nhân, lao động đấu tranh chống lại áp bức bóc lột
của Chủ nghĩa tư bản để bảo vệ lợi ích của công nhân lao động. Vì vậy, theo quan
điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, bảo vệ lợi ích công nhân, lao động là chức năng
bẩm sinh, cơ bản nhất của Công đoàn. Nhưng để bảo vệ lợi ích công nhân, lao
động, Công đoàn phải tập hợp, vận động, giáo dục công nhân, lao động đấu tranh
để bảo vệ lợi ích của họ, vì thế, việc giáo dục đã hình thành một cách tất yếu, phát
triển thành chức năng của Công đoàn. Vì vậy, trong chủ nghĩa tư bản, chức năng
của Công đoàn là bảo vệ lợi ích người lao động.

Điều 2 Luật Công đoàn quy định: “ Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền,
lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà
nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất tinh thần
cho người lao động. Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản
lý cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý kinh tế-xã hội, quản lý Nhà nước; trong phạm
vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan,
đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật. Công đoàn có trách nhiệm tổ chức
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

giáo dục, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện
nhiệm vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
+ Chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân,
viên chức, lao động:
Trong thời kỳ xã hội Việt Nam có gia cấp bóc lột, thực hiện sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân, Công đoàn Việt Nam tập hợp, đoàn kết công nhân, lao
động đấu tranh đòi quyền lợi và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và người lao
động.
Sau khi giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam, dưới sự lãnh đạo
của Đảng đã đập tan bộ máy thống trị của chế độ xã hội cũ, thành lập bộ máy Nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Do trình độ và kinh nghiệm quản lý của đội ngũ cán bộ
quản lý còn non kém, còn tàn dư của xã hội cũ dẫn đến một số người, một số bộ
phận còn quan liêu, hành chính, thời ơ trước quyền lợi của công nhân, viên chức và
lao động, họ độc đoán, cửa quyền, trù dập, ức hiếp quần chúng, tham ô, lãng phí,

móc ngoặc, hối lộ, tham nhũng, vi phạm đến lợi ích, đời sống người lao động và
không thể ngay một lúc xoá bỏ hết được. Vì vậy, Công đoàn vẫn phải thực hiện
chức năng bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao động. Song sự bảo vệ này
đặc biệt khác hẳn với sự bảo vệ trong xã hội có giai cấp bóc lột, đó là:
- Công đoàn bảo vệ lợi ích của người lao động không mang tính đối kháng
giai cấp, không phải là đấu tranh giai cấp hay chống lại Nhà nước, mà là đấu tranh
chống lại các thói hư tật xấu của một số người, nhóm người lạc hậu bị tha hoá, đấu
tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước.
- Bảo vệ lợi ích của người lao động gắn liền với bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, vì Nhà nước là người bảo đảm, còn Công đoàn là người bảo vệ, lợi ích đó
không chỉ thuần tuý là lợi ích vật chất trước mắt mà cao hơn là lợi ích chính trị, lợi
ích lâu dài của tập thể, của Nhà nước. Đây là vấn đề quan trọng nói lên mối quan
hệ khăng khít, biện chứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi, là cơ sở nhận thức về lợi ích
công nhân, viên chức và lao động trong điều kiện mới, thể hiện đúng bản chất cách
mạng của Công đoàn Việt Nam.
- Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, các
thành phần kinh tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài đang phát triển mạnh mẽ; đã xuất hiện quan hệ chủ thợ, tình
trạng bóc lột ức hiếp người lao động diễn ra hàng ngày và có xu hướng phát triển.
Vì vậy chức năng bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và
lao động của Công đoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là bảo vệ lợi ích mọi
mặt của công nhân, lao động trong các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, thể hiện
trong văn kiện Đại hội IX Công đoàn Việt Nam.
- Công đoàn cần tham gia quá trình cải cách, xây dựng các cơ chế, chính
sách về tiền lương, tiền thưởng, đảm bảo hệ thống thang, bậc lương hợp lý, tiền
thưởng phải đi đôi với việc bảo đảm định mức kinh tế - thuật hợp lý, khuyến khích
được người có tài, khắc phục những bất hợp lý về chế độ trợ cấp khó khăn.
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 11



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

- Điều tra, khảo sát đánh giá việc thực hiện Luật Công đoàn. Bảo vệ có hiệu
quả quyền, lợi ích, hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, bảo
đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với thực hiện tốt các chế độ, chính sách xã
hội, trước hết là tyam gia xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hộ lao động để sớm ban hành chế độ bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp và
các chế độ bảo hiểm khác góp phần mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh
xã hội, chính sách về nhà ở nhất là nhà ở cho người lao động thu nhập thấp.
- Chăm lo giải quyết việc làm cho công nhân, viên chức, lao động, thực hiện
tốt các chế độ hỗ trợ cho lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước,
đặc biệt là lao động nữ, góp phần làm giảm thất nghiệp trong công nhân, viên
chức, lao động và trong xã hội. Giúp đỡ công nhân, lao động ký hợp đồng lao động
theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện
thoả ước lao đôngj tập thể, kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng lao động của
người sử dụng lao động nhằm phòng ngừa tranh chấp lao động. Quản lý sử dụng
quỹ phúc lợi tập thể và sự nghiệp phúc lợi tập thể.
- Phát triển các hình thức và nâng cao chất lượng công tác trợ giúp, tư vấn
pháp luật, miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động; hỗ trợ lao động nghèo
trong quá trình tham gia tố tụng. Phối hợp với Công đoàn Và tổ chức quốc tế có
liên quan để bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động Việt Nam
đang làm việc tại nước ngoài. Xây dựng cơ chế đối thoại giữa Công đoàn với các
nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nhân trong nước nhằm tăng cường quan hệ hợp
tác trong doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh các hoạt động xã hội phát huy dân chủ, công bằng xã hội; phát
triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch, tham quan, nghỉ

mát… nhằm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, thăm hỏi, động viên, giúp
nhau giải quyết khó khăn trong công nhân, viên chức, lao động. Phối hợp với các
cấp chính quyền giải quyết các vấn đề xã hội, vận động cộng nhân, viên chức, lao
động tích cực tham gia xây dựng các quỹ tình nghĩa, đẩy mạnh các hoạt động “đền
ơn đáp nghĩa”, nhân đạo, từ thiện, phát triển kinh tế gia đình, thực hiện “xoá đói
giảm nghèo” trong công nhân, viên chức, lao động.
+ Chức năng giáo dục.
Dưới xã hội tư bản chủ nghĩa Công đoàn tiến hành giáo dục cho giai cấp
công nhân hiểu rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, hiểu rõ sứ mệnh của giai
cấp công nhân, nâng cao giác ngộ chính trị để tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân
và người lao động đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản, bảo vệ lợi ích công nhân và
người lao động.
Dưới chủ nghĩa xã hội, trong điều kiện Nhà nước của giai cấp công nhân do
chính Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, chức năng giáo dục Công đoàn đã
thay đổi về căn bản, theo quan điểm của Lênin: Công đoàn đã trở thành “trường
học giáo dục”.
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

Đối với Công đoàn Việt Nam, để bảo vệ được lợi ích của công nhân, viên
chức, lao động, xuất phát từ thực tiễn của tiến trình đấu tranh cách mạng Việt Nam
một đòi hỏi khách quan là phải giáo dục công nhân, viên chức, lao động một cách
toàn diện cả về chính trị, kinh tế, khoa học và công nghệ, văn hoá, tư tưởng… làm
cho người lao động nhận thức đầy đủ về lợi ích cá nhân gắn liền với lợi ích của

đơn vị, của người sử dụng lao động. Thực hiện chức năng giáo dục của Công đoàn,
Đại hội IX Công đoàn Việt Nam đã xác định nội dung của Công đoàn Việt Nam
hiện nay là:
- Duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, ý
thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho công nhân, viên chức, lao động; xây dựng các
nội dung, chương trình, đề ra các biện pháp thiết thực, cụ thể để tổ chức triển khai
thực hiện các nội dung chương trình đó có hiệu quả. Đặc biệt cần phải chú trọng và
có những giải pháp tích cực, phù hợp để tuyên truyền, giáo dục đội ngũ công nhân,
lao động trẻ, công nhân, lao động khu vực ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài về chính trị, tư tưởng, pháp luật, về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, nhằm nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp, rèn luyện phẩm chất
đạo đức, tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ học vấn kỹ năng nghề nghiệp để
giai cấp công nhân thực sự là giai cấp tiên phong lãnh đạo cách mạng, hoàn thành
tốt sứ mệnh lịch sử của mình.
- Tuyên truyền phổ biến các nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước để công nhân, viên chức, lao động nâng cao giác ngộ
chính trị, tư tưởng, kiên định với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, khắc phục khó
khăn vươn lên trong sản xuất, công tác, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội,
góp phần tích cực vào việc xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là
giai cấp lãnh đạo, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và bảo vệ tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Triển khai việc giáo dục chính trị cơ bản cho công nhân, viên chức, lao
động để họ vững tin vào đường lối, chính sách của Đảng, vào thắng lợi của sự
nghiệp đổi mới, luôn tỉnh táo, cảnh giác và đấu tranh với những khuynh hướng tư
tưởng tiểu tư sản, ảo tưởng, mị dân, cơ hội, làm sai lệch mục tiêu của chủ nghĩa xã
hội; hiểu được “ đấu tranh để hợp tác - hợp tác để đấu tranh ” từ đó vận động, tổ
chức cho công nhân, viên chức, lao động tực hiện tốt kỷ luật lao động, tích cực học
tạp nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng ý thức
tự nguyện, tự giác trong lao động, công tác. Đồng thời, nắm bắt tâm tư, nguyện

vọng của công nhân, viên chức, lao động để phản ánh với Đảng và Nhà nước, hiểu
rõ chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn, tự nguyện gia nhập Công đoàn và xây
dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
- Giáo dục về “ đức, trí, thể, mỹ ” cho công nhân, viên chức, lao động trên
cơ sở phát triển phong trào xây dựng “ đời sống văn hoá cơ sở ”, xây dựng “ Nếp
sống văn hoá công nghiệp ”, tích cực phòng chống các tiêu chực, tệ nạn xã hội; tổ
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, góp phần nâng cao đời
sống tinh thần trong sáng, lành mạnh trong công nhân, viên chức, lao động. Xây
dựng và nhân rộng các “ điển hình tiên tiến ” những tập thể, cá nhân có thành tích
xuất sắc trong lao động, công tác, học tập.
+ Chức năng tham gia quản lý.
Công đoàn đã tham gia quản lý kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước là nhằm
thực hiện quyền dân chủ và phát huy quyền làm chủ của công nhân, viên chức, lao
động trong điều kiện chính quyền đã thuộc về tay giai cấp công nhân; cũng là biện
pháp bảo vệ lợi ích của người lao động, của tập thể, của Nhà nước một cách căn
bản từ gốc, có hiệu quả, đồng thời phát huy được vai trò “ trường học quản lý ”của
Công đoàn. Nhưng thực hiện chức năng tham gia quản lý của Nhà nước hay làm
việc không đúng thẩm quyền, chức năng của Công đoàn.
Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa, thực hiện chức năng tham gia quản lý như Đại hội IX Công đoàn Việt Nam
đã xác định các cấp công đoàn cần phải:

- Tích cực, chủ động và có trách nhiệm tham gia với Chính phủ, các Bộ,
Ngành liên quan trong việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản pháp luật,
chính sách, chế độ liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích người lao động, đảm bảo
hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
- Tổ chức thực hiện nhiều biện pháp phát huy trí tuệ của đông đảo công
nhân, viên chức, lao động tham gia thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước (cổ phần hoá,
bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước), tham gia giải quyết những vướng
mắc ở cơ sở, quản lý tốt vật tư, kỹ thuật, tài chính; nâng cao hiệu quả sử dụng vật
tư kỹ thuật nhằm giảm chi phí sản xuất sản phẩm, góp phân nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập người lao
động.
- Vận động và đại diện công nhân, viên chức, lao động tham gia xây dựng và
thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác, tham
gia quản lý lao động, đại diện tập thể xây dựng, thương lượng, ký kết thoả ước lao
động tập thể, giải quyết các tranh chấp lao động nhằm xây dựng mối quanhệ lao
động hài hoà giữa người sử dụng lao động với tập thể lao động trong các doanh
nghiệp thuộc các thành phân kinh tế, nhất là các doanh nghiệp thuộc thành phần
kinh tế, nhất là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Chủ động phối hợp với chính quyền đồng cấp hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện
các hoạt động dân chủ ở cơ sở theo quy định tại Nghị định số 07/ 1999/NĐ-CP
cùng các văn bản hướng dẫn về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong các doanh
nghiệp, Nghị định số 71/1998/NĐ-CP về thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt
động của cơ quan, Nghị định số 29/1998/NĐ-CP về thực hiện Quy chế dân chủ ở
xã, phường.
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 14



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

- Tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất - biện pháp tổng hợp nhất
- để thu hút công nhân, viên chức, lao động trực tiếp tham gia quản lý. Chú trọng
đến việc phát triển tiềm năng lao động, phát huy sáng kiến cải tiến, tham gia thị
trường chứng khoán để khai thác các nguốn vốn, mở rộng thị trường, đăng ký bảo
hộ thương hiệu và giữ gìn thương hiệu sản phẩm. Kiểm tra, giám sát hoạt động của
người sử dụng lao động, của chính quyền cac cấp, chống quan liêu, tham nhũng …
Chức năng Công đoàn là một thể thống nhất, có mối quan hệ khăng khít
không thể tách rời nhau, là tiền đề, điều kiện để cho nhau phát triển, trong đó, chức
năng bảo vệ lợi ích là trung tâm, thể hiện mục tiêu hoạt động Công đoàn. Chức
năng tham gia quản lý xoay quanh chức năng bảo vệ lợi ích để thực hiện mục tiêu
của chức năng trung tâm là bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân,
viên chức, lao động.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn:
2.1. Quyền hạn của Công đoàn:
Công đoàn Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng trong việc tham gia giải
quyết những vấn đề về chính sách lao động -xã hội. Theo quy định của pháp Luật
Công đoàn có các quyền sau:
Theo quy định tại Điều 4, Chương II Luật Công đoàn 1990 về quyền và
trách nhiệm của Công đoàn có nêu “Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động
tham gia với Nhà nước xây dựng và thực hiện chương trình phát triển Kinh tế- Xã
hội, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, chủ trương, chính sách liên quan đến
quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam có quyền tham dự Hội nghị của Hội đồng Bộ trưởng. Chủ tịch Công
đoàn các cấp được dự Hội nghị của cơ quan Nhà nước, đơn vị tổ chức hữu quan,
khi bàn những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người

lao động. Công đoàn cơ sở cùng với cơ quan, đơn vị, tổ chức bảo đảm việc thực
hiện quyền làm chủ của tập thể lao động theo quy định của pháp luật. Công đoàn
cùng với cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế quốc doanh, đơn vị sự nghiệp và hợp tác
xã tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa, phát huy mọi tiềm năng của người
lao động thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội.” Công đoàn có quyền:
- Sáng kiến pháp luật: Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam có quyền trình dự
án luật, dự án Pháp lệnh ra trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Tham gia
với cơ quan Nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ liên quan đến quyền,
lợi ích của người lao động;
- Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền tham dự phiên họp
của Chính phủ khi bàn đến những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ,
lợi ích của người lao động;
- Tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật liên quan
đến quyền và lợi ích người lao động do Chính phủ, Bộ, ngành tổ chức. Kiến nghị
với Nhà nước về những vấn đề phát sinh trong việc thực hiện pháp luật, chế độ,
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

chính sách với người lao động. Tham gia với cơ quan Nhà nước giải quyết khiếu
nại, tố cáo của người lao động.
- Tham gia ý kiến khi Chính phủ quyết định mức lương tối thiểu chung, mức
lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành, mức lương tối thiểu trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho từng thời kỳ (Điều 56, Điều 132 Bộ
Luật Lao động). Tham gia ý kiến khi Chính phủ quy định nguyên tắc xây dựng

thang lương, bảng lương, định mức lao động; quy định thang lương, bảng lương
đối với doanh nghiệp Nhà nước;
- Tham gia ý kiến khi Chính phủ quy định các trường hợp đặc biệt được làm
thêm không quá 300 giờ trong một năm. Tham gia với Chính phủ trong việc xây
dựng chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, xây
dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật về Bảo hộ lao
động, an toàn vệ sinh lao động. Tham gia ý kiến với Chính phủ về danh mục các
loại bệnh nghề nghiệp trước khi Chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước ban hành.
- Phối hợp tổ chức các phong trào thi đua, nâng cao đời sống người lao
động, quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật,
chính sách, chế độ liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động; tham
gia quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội; phối hợp thống nhất với Chính phủ ban hành
hướng dẫn việc thành lập Công đoàn cơ sở, việc chỉ định Ban chấp hành lâm thời
tại các doanh nghiệp; thành lập các tổ chức dịch vụ việc làm, dạy nghề, tương tế, tư
vấn pháp luật và các cơ sở phúc lợi chung cho người lao động. Quyền khởi kiện vụ
án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể
người lao động.
2.2. Nhiệm vụ của Công đoàn:
Trên cơ sở những quyền cơ bản và quyền chung của tổ chức Công đoàn, thì
nhiệm vụ của Công đoàn được quy định ở từng cấp công đoàn như sau:
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam: quyết định chương trình, nội dung
hoạt động của Công đoàn nhằm thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn toàn quốc
và các Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam; chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động
của các cấp Công đoàn. Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Chỉ đạo nghiên cứu
lý luận công đoàn, tổng kết thực tiển và giai cấp công nhân và hoạt động Công
đoàn. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình, biện pháp phối hợp với Nhà
nước để bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghề nghiệp
cho công nhân, viên chức, lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Phối hợp với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở Trung ương

tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt dộng xã hội trong công nhân,
viên chức, lao động. Quyết định phương hướng, biện pháp đổi mới tổ chức, cán bộ.
thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và các chính sách đối với cán bộ
Công đoàn. Tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính, tài sản Công đoàn
theo quy định của pháp luật; chỉ đạo các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, nghĩ
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

ngơi của Công đoàn các cấp. Mở rộng quan hệ đối ngoại với tổ chức Công đoàn
các nước, các tổ chức quốc tế theo đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và
nhà nước. Thông qua dự toán, quyết toán hàng năm, quyết định các chủ trương,
biện pháp quản lý tài chính, tài sản Công đoàn.
- Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố: Tuyên truyền đường lối, chủ trương
của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ của công đoàn. Đại
diện, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân,
viên chức, lao động trên địa bàn. Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của
ban chấp hành, Đoàn Chủ Tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và nghị quyết
đại hội công đoàn tỉnh, thành phố; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách,
pháp luật của nhà nước. Tham gia với cấp uỷ Đảng cơ quan nhà nước tỉnh, thành
phố và các chủ trương, kế hoạch phát triẻn kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên
quan đến đời sống, việc làm và điều kiện làm việc của công nhân, viên chức, lao
động trên địa bàn .Tổ chức phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội của
công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn. Phối hợp với các cơ quan chức năng
của Nhà nước, Công đoàn ngành Trung ương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực

hiện pháp luật và các chính sách có liên quan trực tiếp đến công nhân, viên chức,
lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp, tham gia Hội đồng trọng tài ở địa
phương hướng dẫn và chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp lao động, tham gia điều
tra tai nạn lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng người lao động
trong các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Chỉ đạo các Công đoàn ngành địa
phương, Công đoàn Tổng công ty (thuộc tỉnh, thành phố), Liên đoàn Lao động
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công đoàn các khu công nghiệp và chế
xuất. Hướng dẫn, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở của Công đoàn Tổng công ty thuộc
Trung ương và các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Trung ương
đóng trên địa bàn tỉnh thành phố. Tổ chức giáo dục nâng cao trình độ văn hoá,
nghề nghiệp cho công nhân, viên chức, lao động, tổ chức các hoạt động văn hoá,
văn nghệ, thể dục thể thao, quản lý nhà văn hoá công nhân, công đoàn; tổ chức các
trung tâm giới thiệu việc làm, văn phòng tư vấn pháp luật theo quy định của Nhà
nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Thực hiện quy hoạch, quản lý, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp của tỉnh uỷ,
thành uỷ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Hướng dẫn, chỉ đạo đại hội các
Công đoàn cấp dưới; xây dựng Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn vững mạnh. Thực
hiện quan hệ đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam.
- Công đoàn ngành Trung ương: Tuyên truyền đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
Đại diện, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công
nhân, viên chức, lao động thuộc ngành. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế
độ, chính sách thuộc ngành, nghề; tham gia các hội đồng của ngành nghề để giải
qyết các vấn đề có liên quan đến công nhân, viên chức, lao động. Kiến nghị với cơ
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 17



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

quan Nhà nuớc bổ sung, sửa đổi và giải quyết những chế độ, chính sách ngành,
nghề đáp ứng yêu cầu phát triển ngành, nghề và lợi ích người lao động. Phối hợp
với các cơ quan quản lý hướng dẫn, tổ chức các hình thức thi đua yêu nước theo
đặc điểm ngành; tổ chức các hoạt động xã hội. Hướng dẫn chỉ đạo đại hội các
Công đoàn cấp dưới. Hướng dẫn chỉ đạo Công đoàn Tổng công ty, Công đoàn cơ
quan bộ, Công đoàn các ban của Đảng, đoàn thể Trung ương, Công đoàn cơ sở trực
thuộc và cấp tương đương (trực thuộc Công đoàn ngành): nghiên cứu, cụ thể hoá
triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam, Nghị quyết đại hội Công đoàn ngành Trung ương; tổ
chức các hình thức tham gia quản lý và bảo vệ lợi ích của người lao động theo quy
định của pháp luật; tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ quan, đại hội công nhân,
viên chức, xây dựng và ký thoả ước lao động tập thể, giao kết hợp đồng lao động;
tuyên truyền, giáo dục trong công nhân, viên chức, lao động nâng cao trình độ
nghề nghiệp, thông tin về pháp luật, chính sách, nghĩa vụ, quyền lợi của đoàn viên,
công nhân, viên chức, lao động trong ngành. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước
theo đặc điểm ngành, nghề.
- Công đoàn các khu công nghiệp và chế xuất: Tuyên truyền đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức
Công đoàn; giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, pháp luật cho công nhân,
viên chức, lao động trong các khu công nghiệp. Tổ chức triển khai thực hiện chỉ
thị, Nghị quyết của Đảng; chỉ thị, nghị quyết và chủ trương công tác của Công
đoàn cấp trên, nghị quyêt Đại hội Công đoàn cấp mình. Phối hợp kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật lao động, giải quyết tranh chấp
lao động, đơn thư khiếu nại của công nhân, viên chức, lao động trong các khu công
nghiệp. Hướng dẫn, chỉ đạo Công đoàn cơ sở: Xây dựng, thương lượng, ký thoả
ước lao động tập thể, tham gia xây dựng nội quy lao động, thành lập hội đồng hoà

giải lao động cơ sở, giả quyết tranh chấp lao động; tổ chức các phong trào thi đua
yêu nước, an toàn vệ sinh lao động, các hoạt động văn hoá, thể thao, phòng chống
tệ nạn xã hội; phối hợp với người sử dụng lao động chăm lo đời sống công nhân,
viên chức, lao động. Phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng
Công đoàn cơ sở vững mạnh; thực hiện công tác quản lý cán bộ công đoàn theo
phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố. Hướng dẫn, chỉ đạo các Công
đoàn cơ sở thuộc Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty của
Trung ương trong khu công nghiệp thực hiện các nội dung theo quy định của Điều
lệ Công đoàn Việt nam.
- Công đoàn Tổng công ty: Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Triển
khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương công tác của Công đoàn cấp trên
và nghị quyết đại hội Công đoàn tổng công ty. Phối hợp với Hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức đại hội công nhân, viên
chức; đại diện cho đoàn viên, CNVCLĐ ký thoả ước lao động tập thể với Tổng
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

giám đốc Tổng công ty phù hợp với các quy định của pháp luật. Chỉ đạo các Công
đoàn cơ sở thuộc công đoàn Tổng công ty thực hiện các hình thức tham gia quản
lý, thực hiện pháp luật lao động và Luật Công đoàn, tổ chức phong trào thi đua yêu
nước; giáo dục theo đặc điểm ngành, nghề, hướng dẫn công tác bảo hộ lao động,
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách ngành, nghề khác. Quyết
định thành lập hoặc giải thể các Công đoàn cơ sở thuộc công đoàn tổng công ty.

Chỉ đạo xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh. Tiếp nhận ý kiến tham gia và chỉ
đạo của các Liên đoàn Lao động địa phương, Công đoàn KCN đối với các Công
đoàn cơ sở, Công đoàn cơ sở thành viên của Tổng công ty đóng trên địa phương,
thực hiện các nội dung nhiệm vụ quy định của Điều lệ Công đoàn.
- Công đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân là
những tổ chức Công đoàn nghành nằm trong hệ thống Công đoàn Việt Nam, tập
hợp những công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các đơn vị
sản xuất, khoa học, kĩ thuật hành chính sự nghiệp, dịch vụ trong lực lượng quốc
phòng và an ninh. Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong Quân đội nhân dân
Việt Nam và công đoàn trong Công an nhân dân do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam qui định sau khi thảo luận thống nhất với lãnh đạo Bộ Quốc
phòng và Bộ Công an trên nguyên tắc bảo đảm đúng các qui định của Luật Công
đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam .
- Liên đoàn Lao động quận, huyện: Tuyên truyền đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết và chủ trương công tác của Liên đoàn
Lao động tỉnh, thành phố; chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ Đảng và nghị quyết Đại
hội công đoàn cấp mình. Tham gia với cấp uỷ Đảng, cơ quan Nhà nước về các chủ
trương phát triển kinh tế xã hội và các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống
của công nhân, viên chức, lao động. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước, góp
phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn. Vận động đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động
tham gia các hoạt động xã hội, hướng dẫn các hình thức, biện pháp chăm lo đời
sống, cải thiện điều kiện làm việc, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn
hoá, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội. Phối hợp với
các cơ quan chức năng của Nhà nước cấp huyện, Công đoàn ngành địa phương,
Công đoàn Tổng công ty để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính
sách, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động đối với các cơ sở đóng trên
địa bàn. Thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở,
nghiệp đoàn, công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh,

thành phố; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.
3. Cơ cấu tổ chức của Công đoàn:
Công đoàn Việt Nam ra đời vào ngày 28/7/1929 và được phân thành 4 cấp
theo Điều 6 Điều Lệ Công đoàn Việt nam:
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam: là cơ quan trung ương của Công đoàn
Việt Nam. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được cơ cấu gồm: Ban chấp hành
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với 150 thành viên, cơ quan thường trực của
Ban chấp hành là Đoàn Chủ tịch với 12 thành viên, trong đó 01 Chủ tịch, 05 Phó
Chủ tịch, và 06 Uỷ viên. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gồm có 10 cơ quan
chuyên môn giúp việc cho Đoàn Chủ tịch là các Ban: Ban Bảo Hộ lao động, Ban
chính sách-kinh tế- xã hội, Ban đối ngoại, Ban nữ công, Ban pháp luật, Ban Tài
chính, Ban Tổ chức, Ban tuyên giáo, Uỷ ban kiểm tra và văn phòng.
- Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công đoàn
ngành Trung ương: do Tổng Liên đoàn Lao động ra quyết định thành lập, tổ chức
hoạt động theo ngành, địa phương.
- Công đoàn cấp trên cơ sở: Công đoàn ngành địa phương; Liên đoàn Lao
động quận, huyện; Công đoàn các khu Công nghiệp và chế xuất; Công đoàn ngành
Giáo dục quận, huyện.
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.
GIẢN ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN


Công đoàn
Ngành TW

Công đoàn
Tcty thuộc
ngành


Cơ sở


Cơ sở

LĐLĐ
tỉnh, thành phố

Công đoàn
Tcty thuộc
tỉnh, TP


Cơ sở


Cơ sở

CĐ cơ sở
Thành viên


Công đoàn
ngành địa
phương

LĐLĐ
quận, huyện
thị, xã


Cơ sở


Cơ sở


Giáo dục
quận, huyện

CĐCS
Trường


Cơ sở

Chỉ đạo trực tiếp
Chỉ đạo phối hợp

GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 20



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

4. Nhiệm kỳ đại hội của Công đoàn:
Là tổ chức do công nhân, viên chức, lao động tín nhiệm bầu ra, vì vậy nhiệm
kỳ đại hội được quy định cụ thể ở Điều 7 Điều Lệ Công đoàn Việt Nam cho từng
cấp Công đoàn như sau:.
Đối với Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn 5 năm 2 lần. Đối với Công đoàn cơ
sở có số lượng đoàn viên đông và nhiều Công đoàn cơ sở thành viên hoạt động
phân tán có thể 5 năm đại hội một lần. Đại hội Công đoàn cấp trên cơ sở 5 năm 1
lần. Trường hợp đặc biệt, nếu được Công đoàn cấp trên đồng ý, đại hội Công đoàn
các cấp có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá 12 tháng đối với
Công đoàn cấp trên cơ sở và 6 tháng đối với Công đoàn cơ sở. Riêng đối với đại
hội Công đoàn toàn quốc thì do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam quyết định. Số lượng đại biểu dự đại hội cấp nào do Ban chấp hành cấp đó
quyết định và triệu tập theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đại
biểu dự đại hội phải được đại hội biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Số lượng
Uỷ viên ban chấp hành Công đoàn cấp nào do Đại hội Công đoàn cấp đó quyết
định nhưng không quá số lượng quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ban chấp hành công đoàn cấp nào do đại hội Công đoàn cấp đó bầu ra và phải
được Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp Công nhận.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG QUẬN CẨM LỆ-THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG:
1. Những thành tựu đạt được trong thời gian qua:
Thực hiện Nghị định 102 của Chính phủ về chia tách quận Cẩm Lệ, ngày 25
tháng 8 năm 2005 Thành uỷ Đà Nẵng ra quyết định thành lập và chỉ định Ban chấp
hành lâm thời Quận uỷ Cẩm Lệ, ngày 05/9/2005 Ban Thường vụ Liên đoàn Lao

động thành phố Đà Nẵng đã ra quyết định số: 215, 216/QĐ-LĐLĐ về việc thành
lập và chỉ định Ban chấp hành, Uỷ ban kiểm tra lâm thời Liên đoàn Lao động quận
Cẩm Lệ. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với giai cấp công nhân, tổ chức
Công đoàn, nhằm thực hiện vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia
quản lý; tập hợp tuyên truyền, giáo dục và đại diện chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của Công nhân viên chức, lao động trên địa bàn quận trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH của thành phố.
Từ khi thành lập, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động
thành phố Đà Nẵng và Ban Thường vụ Quận uỷ Cẩm Lệ; hỗ trợ phối hợp của Uỷ
ban Nhân dân và các ban, ngành đoàn thể, CNVC-LĐ toàn quận đã tổ chức tốt các
phong trào hành động cách mạng và phong trào thi đua yêu nước góp phần hoàn
thành các nhiệm vụ KT-XH-QPAN trên địa bàn quận. Tháng 9/2006 thực hiện
Điều Lệ Công đoàn Việt Nam, Ban chấp hành lâm thời đã tổ chức thành công đại
hội đại biểu Liên đoàn Lao động quận Cẩm Lệ lần thứ I; đại hội có tầm quan trọng
là đánh giá thực trạng tình hình giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn trong thời
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

gian qua trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 20062011, đồng thời bầu ra Ban chấp hành mới đủ năng lực để lãnh đạo hoạt động
Công đoàn và phong trào CNVC-LĐ của quận Cẩm Lệ, góp phần cùng nhân dân
toàn quận thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ I và Nghị
quyết lần thứ XIX Đảng bộ thành phố đã đề ra.
1.1. Đặc điểm, tình hình:
Quận Cẩm Lệ được thành lập trên cơ sở các xã: Hoà Thọ, Hoà Phát, Hoà

Xuân của huyện Hoà Vang và phường Khuê Trung của quận Hải Châu thành phố
Đà Nẵng, hiện nay quận Cẩm Lệ có 6 phường, với diện tích tự nhiên 3.330 ha, dân
số 71.429 người. Nhân dân trong quận sống bằng nhiều ngành nghề khác nhau,
nhưng chủ yếu là làm dịch vụ và buôn bán nhỏ. Phần lớn các hộ dân nằm trong
diện giải toả dân cư, tái định cư chiếm 60% hộ dân trên địa bàn, nên đời sống, việc
làm còn gặp nhiều khó khăn; về công nghiệp của quận có 231 doanh nghiệp, trong
đó có 04 doanh nghiệp Trung ương, thành phố, 02 doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, 225 doanh nghiệp dân doanh, quy mô hoạt động còn nhỏ lẻ, chưa ổn
định.
Về Liên đoàn Lao động quận Cẩm Lệ hiện có 29 Công đoàn cơ sở, 01 Công
đoàn cấp trên cơ sở trực thuộc (Công đoàn giáo dục quận), trong đó 05 công đoàn
ngoài quốc doanh, 06 Công đoàn cơ quan phường, 19 Công đoàn của các đơn vị
hành chính, với 2.431 công nhân, viên chức, lao động, trong đó nữ 1.082 người,
công nhân lao động thuộc 05 doanh nghiệp 997 người, các trường học 782 người,
cơ quan hành chính nhà nước: 652 người. Đại đa số công nhân, viên chức, lao
động của quận có trình độ và đã qua thực tiển công tác, có phẩm chất đạo đức tốt
và bản lĩnh chính trị vững vàng, được đào tạo cơ bản nên tiếp cận tốt với công
việc; về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: cao học có 02 người, cao đẳng, đại học
có: 1.547 người, Trung cấp 347 người, công nhân lành nghề 323 người; trình độ
chính trị: 56 cử nhân, cao cấp, 123 trung cấp; ngoại ngữ 478 người; tin học 585
người.
Với chính sách cải cách tiền lương của Nhà nước nên đời sống của công
nhân, viên chức, lao động tương đối ổn định, yên tâm công tác, bình quân thu nhập
1.100.000đồng/người/tháng, các chế độ chính sách được thực hiện tốt. Tuy nhiên
một bộ phận công nhân, viên chức, lao động ở cơ quan các phường, công nhân,
viên chức, lao động mới được tuyển dụng lương còn thấp, đời sống còn gặp nhiều
khó khăn. Xu hướng ngày càng có nhiều lao động có nguyện vọng được vào làm
việc tại các cơ quan hành chính nhà nước. Công nhân lao động các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho người lao động, thu
nhập bình quân của CNLĐ ngoài quốc doanh đạt 800.000đồng/người/tháng. Bên

cạnh đó vẫn còn một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh công nhân lao động việc
làm không ổn định, nên đời sống gặp nhiều khó khăn.
1.2. Tình hình tổ chức và hoạt động của Liên đoàn Lao động quận Cẩm LệThành phố Đà Nẵng.
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

Ban chấp hành Liên đoàn Lao động quận đã xác định nhiệm vụ trước mắt là
củng cố tổ chức, thành lập CĐCS, phát triển đoàn viên Công đoàn. Trên cơ sở tiếp
nhận 07 CĐCS từ quận Hải Châu và huyện Hoà Vang chuyển sang với 305 đoàn
viên; Liên đoàn Lao động quận đã tiến hành thành lập mới 20 CĐCS trực thuộc và
Công đoàn ngành giáo dục quận với 811 đoàn viên, chỉ định 95 uỷ viên BCH lâm
thời và tiếp nhận 01 Công đoàn ngoài quốc doanh do thành phố chuyển giao. Công
đoàn Giáo dục quận đã tiếp nhận từ Công đoàn Giáo dục quận Hải Châu, Công
đoàn giáo dục huyện Hoà Vang và Công đoàn giáo dục thành phố chuyển giao 18
CĐCS trường học và thành lập mới 01 CĐCS cơ quan phòng Giáo dục trực thuộc
Công đoàn giáo dục quận.
Thi hành Điều Lệ Công đoàn Việt nam, Liên đoàn Lao động quận đã chỉ đạo
21/21 Công đoàn cơ sở tổ chức Đại hội lần thứ I, 02 Công đoàn cơ sở Đại hội hết
nhiệm kỳ, 06 Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị. Qua Đại hội và Hội nghị của 29
CĐCS đã bầu 120 uỷ viên BCH, 29 chủ tịch Công đoàn, 12 phó chủ tịch đảm bảo
tiêu chuẩn, theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Trình độ chủ
tịch Công đoàn cơ sở: Đại học có 25 đồng chí; trung cấp 5 đồng chí; về chính trị:
cao cấp có 15 đồng chí, trung cấp có 7 đồng chí, sơ cấp có 02 đồng chí.
Tổ chức thành công Đại hội Công đoàn quận lần thứ I bầu 15 Uỷ viên Ban

chấp hành đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, cơ cấu theo quy định, trong đó trình độ
Đại học, Cao đẳng là 9 đồng chí, trung cấp các loại 06 đồng chí; trình độ chính trị:
cao cấp có 07 đồng chí, trung cấp có 7 đồng chí, sơ cấp 01 đồng chí. Đồng thời tổ
chức thành công cuộc họp BCH khoá I phiên họp thứ I bầu 05 Uỷ viên Ban
Thường vụ, Chủ tịch, 03 uỷ viên Uỷ ban kiểm và Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra đảm
bảo tiêu chuẩn, cơ cấu theo quy định và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên
trong BCH khoá I. Thường trực Liên đoàn Lao động quận có 03 người.
Toàn quận hiện có 206 cán bộ làm công tác Công đoàn từ quận đến cơ sở.
THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP
TT

Đơn vị

01

Khối CĐ cơ
quan HChính
Khối CĐ các
Doanh
nghiệp
Khối CĐ Cơ
quan phường
Khối Trường
học

02
03
04

Số

lượng
đơn
vị
19

Số
lượng
Cán bộ

65

Đảng
viên

05

25

4

17

6

06

30

23


19

19

83

62

42

56

GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trình độ CMNV
Đại
Trung Dưới
học,
cấp
12

51
14
0

Cao
cấp

Chính trị
Trung Sơ

cấp
cấp

Tin
học

Ngoại
ngữ

15

17

19

65

65

2

0

1

3

16

19


11

0

5

19

2

30

24

41

0

2

32

21

67

61

Trang 23



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

Công tác phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh cũng
được chú trọng, hưởng ứng chương trình phát triển 20 vạn đoàn viên theo Nghị
quyết của Ban chấp hành Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng phát động, trên
cơ sở đó Liên đoàn Lao động quận đã tuyên truyền, vận động kết nạp mới 312
đoàn viên, nhận bàn giao của Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng 01 Công
đoàn cơ sở với 95 đoàn viên, đến nay 100% các cơ quan hành chính có tổ chức
Công đoàn và 100% cán bộ công chức là đoàn viên. Cơ cấu tổ chức của Liên đoàn
Lao động quận được đảm bảo với 29 Công đoàn cơ sở và 01 Công đoàn cấp trên
cơ sở, tổng số công nhân, viên chức, lao động: 2.431 người, trong đó nữ: 1.082
người. Tổng số đoàn viên hiện có: 2.012, trong đó nữ 1.033người.
Uỷ ban kiểm tra Liên đoàn Lao động quận làm tốt công tác củng cố tổ chức
và thành lập Uỷ ban kiểm tra Công đoàn cơ sở, đã tham mưu với Ban Thường vụ
tiến hành củng cố 03 Uỷ ban kiểm tra Công đoàn cơ sở của Liên đoàn Lao động
quận Hải Châu và huyện Hoà Vang bàn giao sang và thành lập mới 07 Uỷ ban
kiểm tra ở 07 Công đoàn cơ sở, hướng dẫn 18 Công đoàn cơ sở không đủ điều kiện
thành lập Uỷ ban Kiểm tra tiến hành cử cán bộ làm công tác kiểm tra, đồng thời chỉ
đạo Công đoàn giáo dục quận thành lập và củng cố Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn ở
19 Công đoàn cơ sở trực thuộc. Đến nay 28/28 Công đoàn cơ sở trực thuộc quận và
19 Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành giáo dục đều có cán bộ làm công
tác kiểm tra, toàn quận có 99 cán bộ làm công tác kiểm tra Công đoàn, trong đó 50
cán bộ ở Công đoàn ngành giáo dục; 49 cán bộ ở cơ quan hành chính và các doanh
nghiệp; có 56 cán bộ nữ làm công tác kiểm tra Công đoàn. Chất lượng cán bộ làm
công tác kiểm tra từ quận đến cơ sở được đảm bảo, có 100% tốt nghiệp phổ thông
trung học; Đại học, Cao đẳng có 48 người; trung cấp 37 người; trình độ chính trị:

có 02 người cao cấp, cử nhân chính trị; trung cấp chính trị 19 người, sơ cấp 44
người. Bên cạnh đó, Uỷ ban kiểm tra Công đoàn quận tham gia cùng Ban Thường
vụ duyệt nhân sự Đại hội 22 Công đoàn cơ sở, qua đại hội các CĐCS đã tổ chức
bầu 09 Uỷ ban Kiểm tra với 27 cán bộ, cử 13 cán bộ làm công tác kiểm tra đảm
bảo đúng nguyên tắc và quy định của Điều Lệ Công đoàn Việt Nam. Đồng thời
tham gia giới thiệu nhân sự Uỷ ban kiểm tra Công đoàn quận nhiệm kỳ 2006-2011
cho Ban Thường vụ xem xét.
Năm 2006 đã tham gia với cấp uỷ giới thiệu 55 đoàn viên ưu tú cho Đảng
xem xét kết nạp. Đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng xét khen thưởng
kỷ niệm chương “vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn” cho 08 cán bộ công
đoàn đủ tiêu chuẩn. Tiếp nhận 01 Công đoàn cơ sở do Liên đoàn Lao động thành
phố Đà Nẵng chuyển giao về: Công ty TNHH Nhật Linh với 192 công nhân, viên
chức, lao động, trong đó có 47 đoàn viên Công đoàn. Tổ chức thành lập mới 03
Công đoàn cơ sở trong đó 02 Công đoàn cơ sở hành chính sự nghiệp và 01 Công
đoàn cơ sở ngoài quốc doanh, phát triển mới 397 đoàn viên Công đoàn. Vận động
31 cán bộ Công đoàn cơ sở tham gia tốt lớp tập huấn do Liên đoàn Lao động thành
phố Đà Nẵng tổ chức.
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: LÊ VĂN ĐẠI

Thực hiện chương trình phối hợp, Liên đoàn Lao động quận đã tiến hành ký
kết chương trình phối hợp với Uỷ ban nhân dân quận và các cơ quan liên quan về
công tác đảm bảo ATGT, vệ sinh môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội trong
công nhân, viên chức, lao động theo chương trình nghị quyết liên tịch 01; phối hợp

cùng Quận đội trong công tác bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng địa phương và vận
động thanh niên lên đường nhập ngũ; ký kết với phòng LĐTB-XH trong việc tổ
chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, Hợp đồng lao động, Thoả ước
lao động tập thể và việc thực thi Bộ Luật Lao động; với Uỷ ban Dân số-Gia đìnhTrẻ em về công tác chăm sóc giáo dục trẻ em, DS-KHHGĐ,... từ đó góp phần hoàn
thành chỉ tiêu của quận đã đề ra.
Nhìn chung, công tác củng cố tổ chức, thành lập Công đoàn cơ sở, phát triển
đoàn viên trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả, đến nay các Công đoàn
cơ sở đã đi vào hoạt động ổn định và nề nếp, công tác phát triển đoàn viên và xây
dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh được chú trọng, việc tổ chức thực hiện các quy
chế, các chương trình phối kết hợp bước đầu đạt hiệu quả.
1.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, vận động công nhân, viên
chức, lao động thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp Luật của
Nhà nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền giáo dục, nhất là
trong thời điểm diễn ra Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ X, với ý nghĩa đó Liên đoàn Lao động quận đã tổ chức nhiều hình thức tuyên
truyền các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua các Hội thi,
phối hợp với Ban Tuyên giáo Quận uỷ tổ chức quán triệt các Nghị quyết của Đảng
để nâng cao nhận thức cho công nhân, viên chức, lao động.
Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, Hội thi thu hút
đông đảo công nhân, viên chức, lao động tham gia như: giải bóng đá mini, cầu
lông, cờ tướng, bóng chuyền; Hội thi nữ công nhân viên chức giỏi,…qua đó đã
tuyên truyền, giáo dục tìm hiểu về các Luật lao động, Luật Công đoàn, tạo sân chơi
giải trí lành mạnh, giao lưu học hỏi góp phần nâng cao đời sống tin thần cho công
nhân, viên chức, lao động toàn quận. Tổ chức triển khai và tuyên truyền trong công
nhân, viên chức, lao động chương trình “5không”, “3 có” của thành phố, đặc biệt là
tuyên truyền vận động công nhân, viên chức, lao động có nếp sống văn minh đô thị
gắn với xây dựng gia đình, cơ quan, công sở, trường học văn hoá.
Công đoàn giáo dục cũng đã tổ chức tốt các lớp chính trị cho giáo viên, triển
khai chỉ thị 40 của Ban Bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

và cán bộ quản lý cho 100% cán bộ GV-CNV trong ngành.
Mặc khác, với ý thức học tập nâng cao kiến thức hiểu biết về chính trị,
chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, các CĐCS đã tham mưu với lãnh đạo
đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, giáo viên, công nhân viên
tham gia học tập nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhiệm vụ được giao.
GVHD: THS.TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 25


×