Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Khảo sát tính đa dạng vật nuôi trong hệ thống chăn nuôi tại xã phú cường, huyện sóc sơn, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 43 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
__________________

LƢƠNG KHÁNH HỒNG

KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG VẬT NUÔI
TRONG HỆ THỐNG CHĂN NUÔI TẠI
XÃ PHÖ CƢỜNG, HUYỆN SÓC SƠN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. LƢU THỊ UYÊN

Hà Nội - 2014


Khóa luận tốt nghiệp đại học

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu, Phòng Đào
tạo, BCN Thư viện cùng toàn thể các thầy, cô giáo khoa Sinh – KTNN,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Lưu Thị Uyên
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của em.
Tuy nhiên do thời gian có hạn và đây là lần đầu tiên làm quen với công
tác nghiên cứu khoa học, bởi vậy không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy,


em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa
luận của em được hoàn thiện hơn!
Hà Nội, Tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Lƣơng Khánh Hồng

Lương Khánh Hồng

K36C - Sp KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng đào tạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Khoa Sinh - Kĩ thuật nông nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu, các số liệu trình bày trong khóa luận là trung thực và không
trùng với kết quả của tác giả khác.
Hà Nội, Tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Lƣơng Khánh Hồng

Lương Khánh Hồng

K36C - Sp KTNN



Khóa luận tốt nghiệp đại học
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCN

: Ban chủ nhiệm

FAO

: Tổ chức lương thực và Nông nghiệp liên hợp quốc

KH&KT

: Khoa học và kỹ thuật

KH&CN&MT : Khoa học và công nghệ và môi trường
NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTM

: Nông thôn mới

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc


UBND

: Ủy ban nhân dân

Lương Khánh Hồng

K36C - Sp KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Các giống vật nuôi chủ yếu ở Việt Nam .......................................... 8
Bảng 3.1: Hiện trạng và quy mô sử dụng đất xã Phú Cường....................... 17
Bảng 3.2: Dân số và lao động xã Phú Cường.............................................. 18
Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi tại xã Phú Cường (12/2013) ....................... 19
Bảng 3.4: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm (con) .............................................. 20
Bảng 3.5: Con giống trong chăn nuôi tại xã Phú Cường ............................. 21
Bảng 3.5A: Con giống trong chăn nuôi lợn ở xã Phú Cường ...................... 23
Bảng 3.5B: Nguồn gốc con giống trong chăn nuôi tại xã Phú Cường ......... 24
Bảng 3.6: Con giống trong chăn nuôi bò tại xã Phú Cường ........................ 25
Bảng 3.7: Con giống trong chăn nuôi thủy cầm tại xã Phú Cường .............. 27

Lương Khánh Hồng

K36C - Sp KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3
1.1.Tổng quan về đa dạng sinh học ............................................................. 3
1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học ........................................................... 3
1.1.2. Giá trị của đa dạng sinh học .......................................................... 4
1.1.3. Đa dạng sinh học và tính bền vững của hệ thống nông nghiệp ....... 5
1.2. Đa dạng động vật và giống vật nuôi ở Việt Nam .................................. 6
1.3. Quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi................................................. 8
1.3.1. Sự cần thiết phải quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi ................ 8
1.3.2. Trích lược pháp lệnh giống vật nuôi ............................................ 10
1.4. Giới thiệu một số giống vật nuôi được nuôi ở Việt Nam ................... 12
1.4.1. Một số giống gà ............................................................................ 12
1.4.2. Một số giống lợn .......................................................................... 12
1.4.3. Một số giống dê ............................................................................ 12
1.4.4. Một số giống vịt ............................................................................ 13
1.4.5. Một số giống ngan ........................................................................ 13
1.4.6. Một số giống bò ............................................................................ 14
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG – NỘI DUNG – PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 15
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 15

Lương Khánh Hồng

K36C - Sp KTNN



Khóa luận tốt nghiệp đại học
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 16
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Phú Cường............................... 16
3.2.Tình hình phát triển chăn nuôi tại xã Phú Cường ................................. 18
3.3.Tập đoàn giống vật nuôi trong hệ thống chăn nuôi xã Phú Cường ....... 20
3.3.1. Giống gà ...................................................................................... 20
3.3.2. Giống lợn ..................................................................................... 22
3.3.3. Giống bò ...................................................................................... 25
3.3.4. Các giống vật nuôi khác. .............................................................. 26
3.4 Đa dạng vật nuôi trong các hệ thống chăn nuôi tại Phú Cường và
những yếu tố ảnh hưởng ............................................................................ 28
3.4.1. Yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng vật nuôi trong các hệ thống
chăn nuôi ............................................................................................... 28
3.4.2. Biện pháp bảo vệ đa dạng vật nuôi trong các hệ thống chăn
nuôi ..................................................................................................... 29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 30
1.

KẾT LUẬN ........................................................................................ 30

2.

KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 32
PHỤ LỤC.................................................................................................... 34

Lương Khánh Hồng

K36C - Sp KTNN



Khóa luận tốt nghiệp đại học
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên sinh học đa
dạng, phong phú và giàu có. Sự đa đạng, phong phú được thể hiện không chỉ
ở sự có mặt của những loài động vật, thực vật hoang dã quý hiếm với nguồn
gen đặc hữu, chỉ có thể tồn tại ở một hoặc một số khu vực địa lý xác định ở
nước ta, mà còn ở nguồn gen vật nuôi, cây trồng truyền thống có giá trị kinh
tế cao.
Trong hội thảo khoa học chuyên đề “Bảo hộ sáng chế liên quan đến đa
dạng sinh học và nguồn gen” được tổ chức vào ngày 13/09/2007 tại TP.HCM
do Cục Sở Hữu Trí tuệ Việt Nam phối hợp với Viện Sở hữu Trí tuệ Liên bang
Thụy Sĩ đã đánh giá như sau: “Việt Nam là một trong 16 quốc gia trên thế
giới được đánh giá là có tính đa dạng sinh học rất cao, đặc biệt là về nguồn
gen. Đây là nguồn thực liệu quan trọng đảm bảo sự phát triển nông nghiệp,
đảm bảo an ninh lương thực, đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế
đất nước” [3].
Đa dạng sinh học ở Việt Nam với gần 11.500 loài động vật, hơn 21.000
loài thực vật và 3.000 loài vi sinh vật. Riêng vật nuôi, Việt Nam có 14 loài gia
súc và gia cầm đang được chăn nuôi chủ yếu, bao gồm 20 giống lợn; 27 giống
gà; 10 giống vịt; 7 giống ngan; 5 giống ngỗng; 5 giống dê; 3 giống trâu; 1
giống cừu; 4 giống thỏ; 3 giống ngựa,... [4]
Tuy nhiên, có một thực trạng đang xảy ra cho nền nông nghiệp Việt
Nam là chỉ tính riêng về cây trồng thì hơn 80% giống cây trồng bản địa đã
mất (theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2005 của Ngân hàng
Thế giới - WB) [10]. Báo cáo trên cũng chỉ ra rằng sự du nhập các giống mới,
đặc biệt là những giống lai năng suất cao đã làm suy giảm nguồn gen của các


Lương Khánh Hồng

1

K36C - Sp KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học
giống bản địa. Hơn 80% giống cây trồng bản địa đã mất đi trên đồng ruộng
sau những phong trào hiện đại hóa. Giống vật nuôi đang mất đi với tốc độ
10%/năm.
Xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn là một xã ngoại thành Hà Nội, trong
mấy năm gần đây đất nông nghiệp liên tục bị thu hẹp, các loại hình dịch vụ tại
Phú Cường ngày càng chiếm ưu thế, hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi
tăng trưởng thấp, nhiều hộ gia đình đã bỏ hoặc thu nhỏ quy mô chăn nuôi.
Trong bối cảnh đó, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Khảo sát
tính đa dạng vật nuôi trong hệ thống chăn nuôi tại xã Phú Cường, huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu tập đoàn con giống trong hệ thống chăn nuôi xã Phú Cường
và những yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng vật nuôi tại địa phương.

Lương Khánh Hồng

2

K36C - Sp KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tổng quan về đa dạng sinh học
1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học
Theo Mackenzie và cs (2003), đa dạng sinh học là tính đa dạng giữa
các sinh vật sống từ mọi nguồn, trong đó bao gồm các hệ sinh thái trên cạn,
biển và các hệ sinh thái dưới nước khác cùng với các phức hệ sinh thái khác
trong đó các sinh vật sống chỉ là một thành phần [4].
Theo Richard (1999) đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống,
bao gồm toàn bộ sinh vật sống trên trái đất, có thể nhìn nhận đa dạng sinh học
ở ba cấp độ khác nhau, bao gồm: đa dạng loài, đa dạng gen và đa dạng hệ sinh
thái. Đa dạng loài là đa dạng ở mức độ loài, là sự phong phú của các loài. Ở
cấp độ này, đa dạng sinh học bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất
từ vi khuẩn, nấm đến các loài động, thực vật sống trong một vùng nhất định.
Đa dạng di truyền hay đa dạng gen là đa dạng ở mức độ trong loài, bao gồm
sự đa dạng phong phú của các gen trong quần thể. Ngoài ra, đa dạng sinh học
còn bao gồm sự phong phú về các hệ sinh thái gọi là đa dạng hệ sinh thái. Đa
dạng về hệ sinh thái là một cộng đồng gồm các loài sinh vật sống trong cùng
một điều kiện nhất định, nó thể hiện ở sự khác nhau giữa các kiểu quần xã
sinh vật tạo nên do các cơ thể sống và mối quan hệ giữa chúng với nhau và
với các điều kiện sống (đất, nước, khí hậu, địa hình). Ba cấp độ này có mối
quan hệ tương hỗ, nhưng mỗi cấp độ đều đủ độc lập để nghiên cứu như ba
phần riêng biệt [4].
Trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân như áp lực của sự gia
tăng dân số, ô nhiễm môi trường, sự nóng lên của Trái đất, lạm dụng giống
mới trong nông nghiệp… đã phá vỡ cân bằng sinh thái và suy giảm đa dạng

Lương Khánh Hồng

3


K36C - Sp KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học
sinh học. Cần phải nắm vững về đa dạng sinh học, từ đó mới tiến hành chiến
lược bảo tồn các sinh vật, nhằm duy trì sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất.
1.1.2. Giá trị của đa dạng sinh học [4]
Vai trò của đa dạng sinh học đối với con người khó có thể đánh giá hết
được. Ngoài những giá trị có thể nhìn thấy của đa dạng sinh học, còn có
những giá trị vô cùng to lớn khác mà chúng ta không thể đánh giá. Bởi vì
không có sự đa dạng sinh vật trên trái đất của chúng ta thì sẽ không bao giờ
có sự sống. Giá trị của đa dạng sinh học gồm những giá trị trực tiếp và giá trị
gián tiếp.
Hầu hết lương thực, thực phẩm cho con người được cung cấp từ động
thực vật, đây là giá trị vô cùng quan trọng của đa dạng sinh học, hơn 3000
loài/250.000 giống cây được coi là nguồn thức ăn, 75% chất dinh dưỡng cho
con người cung cấp từ lúa, mì, ngô, khoai, mạch, khoai lang và sắn. Một
nguồn thực phẩm quan trọng mà không thể không kể đến là thực phẩm có
nguồn gốc từ động vật. Con người không thể sống được nếu không có lượng
protein cung cấp cho cơ thể, mà hầu hết nguồn thực phẩm này được cung cấp
từ động vật như chim, thú, cá, côn trùng, sâu, ấu trùng, ....Ngoài vai trò là
nguồn cung cấp thực phẩm, đa dạng sinh học còn có vai trò về văn hóa, giáo
dục, thẩm mỹ và tinh thần. Ngoài ra, các gen, các loài và các hệ sinh thái là
kho tàng chứa đựng các thông tin về sự sống để thích nghi với môi trường
thay đổi trong quá khứ (Lê Trọng Cúc, 2002) [4].
Ngoài những giá trị trực tiếp, đa dạng sinh học còn đem đến những giá
trị mà ta định lượng được, đó là đa dạng sinh học điều hoà khí hậu, đảm bảo
số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, cân bằng sinh thái... Năng suất nông
nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đang còn phụ thuộc rất nhiều vào các loài

hoang dã, họ hàng của các loài đã thuần hoá. Chúng cung cấp các nguyên liệu

Lương Khánh Hồng

4

K36C - Sp KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học
di truyền có khả năng kháng bệnh, nâng cao năng suất, cải thiện sự thích nghi
đến các điều kiện môi trường...
1.1.3. Đa dạng sinh học và tính bền vững của hệ thống nông nghiệp
 Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp [10]
Cũng như các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học trong các hệ sinh
thái nông nghiệp bao gồm đa dạng trong loài (do số kiểu gen trong loài quyết
định) và đa dạng khác loài (do số loài quyết định). Sự đa dạng như vậy trong
các hệ sinh thái tự nhiên thuần thục thường đạt ở mức rất cao, và nó đảm bảo
cho tính ổn định cao nhất của hệ thống. Còn trong các hệ sinh thái nông
nghiệp, con người chỉ chủ động đưa vào sản xuất một số loài cây trồng và vật
nuôi đã được thuần hoá. Do đó hệ sinh thái nông nghiệp thường kém đa dạng
sinh học hơn rất nhiều so với các hệ sinh thái tự nhiên. Và đó cũng chính là lý
do cơ bản dẫn đến tính kém mềm dẻo, ổn định của các hệ sinh thái nông
nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nâng cao tính đa dạng sinh học trong
các hệ sinh thái "nhân tạo" này.
Theo Southwood và Way (1970), đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái
nông nghiệp phụ thuộc vào 4 yếu tố sau: (1) đa dạng thảm thực vật ở trong và
xung quanh hệ sinh thái nông nghiệp; (2) sự duy trì thường xuyên các cây trồng,
vật nuôi khác nhau trong hệ sinh thái; (3) mức độ luân phiên cây trồng theo
không gian và thời gian; và (4) mức độ tách biệt hệ sinh thái nông nghiệp ra khỏi

thảm thực vật tự nhiên [3].
Đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp được tạo lên bởi
thành phần loài và kiểu gen của các sinh vật chính như: cây trồng, vật nuôi,
côn trùng, các động vật ăn cỏ, ăn thịt và ký sinh khác, cũng như vi sinh vật
cùng các sinh vật phân huỷ khác. Tuy nhiên trong quá trình phát triển nông
nghiệp chuyên canh, thâm canh theo hướng công nghiệp hoá, đã dần làm mất
đi tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp. Đó là một trong

Lương Khánh Hồng

5

K36C - Sp KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học
những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự kém ổn định và bền vững của
các hệ sinh thái nông nghiệp. Chính vì vậy, một trong những chiến lược của
phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay là bảo vệ, duy trì và nâng cao tính
đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp.


Ý nghĩa của đa dạng sinh học trong nông nghiệp

Ngày nay, các công trình nghiên cứu khoa học đều khẳng định vai trò
và ý nghĩa của đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp, nó góp
phần đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững.
Như phần trên đã đề cập, đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông
nghiệp không những chỉ làm cho hệ sinh thái trở lên "mềm dẻo" hơn, trước
những biến động của môi trường (thời tiết, khí hậu, đất đai và sâu bệnh), mà

còn làm cho sản xuất nông nghiệp trở lên có hiệu quả hơn, bền vững hơn về
kinh tế và xã hội. Đa dạng các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi sẽ đáp ứng
được đầy đủ hơn các nhu cầu khác nhau của xã hội, hạn chế được thấp nhất
những rủi ro trước những biến động về giá cả, thị trường, đồng thời tận dụng
được triệt để nhất các nguồn lợi lao động, vật tư, kỹ thuật trong xã hội.
Như vậy đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp có thể được
coi là yếu tố trung tâm đảm bảo tính bền vững của các hệ thống nông nghiệp
trên các phương diện sinh thái, môi trường, cũng như kinh tế và xã hội. Trong
những thập niên gần đây, xu hướng phát triển nông trại đa dạng sản phẩm đã
và đang trở thành phổ biến trong phát triển nông nghiệp bền vững của nhiều
khu vực và quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực nhiệt đới.
1.2. Đa dạng động vật và giống vật nuôi ở Việt Nam
- Ở những vùng nhiệt đới nói chung và Việt Nam nói riêng, với khí hậu
nóng ẩm, mưa nhiều và rất đa dạng về sinh thái, địa hình. Hệ thống động thực
vật ở đây vô cùng phong phú và thường có chuỗi thức ăn phức tạp. Kết quả
nghiên cứu của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới cho thấy Việt Nam là

Lương Khánh Hồng

6

K36C - Sp KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học
một nước giàu về thành phần loài, có mức độ cao về đặc hữu so với các nước
trong khu vực.
- Riêng đối với vật nuôi tại Việt Nam, theo đánh giá của Jucovski
(1970) (tdt Lê Trọng Cúc (2002) [4]: Việt Nam là một trong 12 trung tâm
nguồn gốc giống cây trồng và cũng là trung tâm thuần hóa vật nuôi nổi tiếng

thế giới. Sự ra đời của các giống vật nuôi ở Việt Nam gắn liền với quá trình
phát triển nông nghiệp hàng ngàn năm của người nông dân. Mặt khác, trong
quá trình phát triển về nông nghiệp, Việt Nam luôn được coi là nước đi sau về
công tác giống vật nuôi, đặc biệt ở nông thôn vùng sâu, vùng xa chưa có điều
kiện tiếp cận và đầu tư thâm canh các giống gia súc có năng suất cao theo
hướng công nghiệp. Do vậy, các giống bản địa vẫn được người nông dân nuôi
dưỡng, mặc dầu những giống này có năng suất thấp, nhưng có phẩm chất thịt
ngon, khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường và đặc
biệt nó phù hợp với phương thức chăn nuôi quảng canh với nguồn thức ăn
nghèo dinh dưỡng của địa phương.
- Trong những năm qua, song song với quá trình bảo tồn các giống vật
nuôi bản địa, chúng ta còn nhập ngoại nhiều giống gia súc, gia cầm có năng
suất cao nhằm tạo bước đột phá về năng suất vật nuôi. Theo số liệu thống kê
của Viện Chăn nuôi tính đến năm 2002 nước ta đã nhập 65 giống vật nuôi.
Trong đó có 1 giống trâu, 5 giống bò, 1 giống ngựa, 5 giống dê, 3 giống hươu, 1
giống thỏ, 9 giống lợn, 26 giống gà, 6 giống vịt, 2 giống ngan, 1 giống ngỗng, 2
giống bồ câu, 2 giống chim cút, 1 giống đà điểu [1].
Các giống vật nuôi chủ yếu hiện nay ở Việt Nam được thể hiện ở bảng 1.

Lương Khánh Hồng

7

K36C - Sp KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Bảng 1. Các giống vật nuôi chủ yếu ở Việt Nam
TT


Giống

Tổng số

1

Lợn

2

Trong đó
Giống nội

Giống nhập ngoại

20

14

6



21

5

16

3




5

2

3

4

Trâu

3

2

1

5

Cừu

1

-

1

6


Thỏ

4

2

2

7

Ngựa

3

2

1

8



27

16

11

9


Vịt

10

5

5

10

Ngan

7

3

4

11

Ngỗng

5

2

3

106


53

53

Tổng

(Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005)[1]
Qua bảng trên ta thấy ở Việt Nam, số lượng các giống vật nuôi bản địa
và nhập ngoại tương đương nhau. Việc nhập ngoại các giống vật nuôi đã nâng
cao năng suất vật nuôi, tạo nguyên liệu để thực hiện các phép lai tạo giống
mới… nhưng nó cũng làm nghèo đi sự đa dạng của các giống vật nuôi bản
địa, do quá trình loại thải những động vật nuôi năng suất thấp.
1.3. Quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi
1.3.1. Sự cần thiết phải quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi
Cùng với cây trồng, vật nuôi là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm
nuôi sống con người. Theo nghiên cứu mới được FAO công bố, khoảng 70%
số người nghèo trên thế giới chăn nuôi động vật và phụ thuộc vào hoạt động

Lương Khánh Hồng

8

K36C - Sp KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học
này như là phần quan trọng của cuộc sống [3].
Khoa học ngày càng phát triển, con người luôn tạo ra các giống cây
trồng, vật nuôi mới bổ sung vào bộ giống mà chúng ta đang có. Các giống bản

địa bị mất dần do sự du nhập của các giống mới hay các động, thực vật ngoại lai.
Tuy nhiên, có những giống mới cho năng suất cao, nhưng chất lượng bị
giảm sút và không an toàn cho con người khi sử dụng (chẳng hạn thực phẩm
biến đổi gen). Hơn nữa, theo các nhà khoa học, các giống cây trồng, vật nuôi
mới sau khi lai tạo, mở rộng, phát tán đã “tấn công” lại các giống cây trồng, vật
nuôi cũ vốn có số cá thể hạn chế, lại không được quan tâm bảo tồn. Việc sản
sinh ra các giống cây trồng, vật nuôi mới không đủ theo kịp đà mất đi của chúng.
Nhiều người biện minh rằng, các giống cây trồng, vật nuôi mới tuy ít
về mặt chủng loại nhưng nhờ năng suất cao nên có thể thay thế cho nhiều
giống cũ bị tuyệt chủng. Theo GS. Emila Zehik điều đó không đúng, bởi sức
sống của các giống mới đều thua kém giống cũ, khả năng chống lại dịch bệnh
cũng rất yếu. Vì vậy chúng dễ dàng bị “tấn công” khi điều kiện tự nhiên thay
đổi.
Bên cạnh đó các thảm hoạ thiên nhiên, quá trình sản xuất thải ra các
chất độc hại làm huỷ hoại môi trường sống, thiên tai và rất nhiều các yếu tố
đang làm cho bảo tàng gen giống cây trồng, vật nuôi trên Trái đất ngày càng
nghèo kiệt.
Quản lý sự đa dạng sinh học vật nuôi có tầm quan trọng cơ bản:
- Như một phương tiện sống còn đối với khu vực nông thôn nghèo trên
thế giới, cho sự bền vững của địa phương.
- Như một phương tiện đáp ứng thị hiếu và sở thích luôn thay đổi của
người tiêu dùng của các nền kinh tế.
- Như là một tài sản sinh học để cải thiện di truyền trong tương lai.
- Đa dạng gen giúp sản xuất lương thực, thực phẩm có sức bật tốt hơn

Lương Khánh Hồng

9

K36C - Sp KTNN



Khóa luận tốt nghiệp đại học
trước nguy cơ của nạn đói, hạn hán, dịch bệnh và những thách thức nổi lên từ
biến đổi khí hậu [9].
FAO cảnh báo cộng đồng thế giới vẫn còn nhiều việc phải làm để quản
lý và bảo tồn tốt hơn các nguồn gen này vì trong thời gian từ năm 2000 đến
năm 2007, hàng tháng, trung bình một giống động vật đã bị biến mất. Hiện
nay, 21% trong tổng số các loài động vật nuôi có nguy cơ tuyệt chủng. Biến
đổi khí hậu và sự xuất hiện của nhiều loại bệnh mới ở động vật đã làm nổi bật
tầm quan trọng của việc duy trì năng lực thích nghi của hệ thống sản xuất
nông nghiệp. Đa dạng gen giúp sản xuất lương thực, thực phẩm có sức bật tốt
hơn trước nguy cơ của nạn đói, hạn hán, dịch bệnh và những thách thức nổi
lên từ biến đổi khí hậu. Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc đã yêu cầu các
nước thành viên thực hiện Chiến lược Toàn cầu để quản lý các nguồn tài
nguyên giống vật nuôi [10].
1.3.2. Trích lược pháp lệnh giống vật nuôi [11]
Nội dung phần này chỉ đề cập đến các chương, điều, mục trong pháp lệnh
có liên quan đến quỹ gen vật nuôi.
Nguồn gen bản địa ở Việt Nam về vật nuôi và cây trồng rất phong phú,
mỗi địa phương đều có những giống riêng của mình. Những giống cây trồng,
vật nuôi bản địa không những giúp địa phương phát triển kinh tế nhờ những
phẩm chất tốt, thích nghi cao của giống, mà nó còn mang những nét văn hóa
đặc trưng cho địa phương đó.
Có một thực trạng đang xảy ra cho nền nông nghiệp Việt Nam là chỉ
tính riêng về cây trồng thì hơn 80% giống cây trồng bản địa đã mất (theo Báo
cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2005 của Ngân hàng Thế giới
(WB)[10]. Báo cáo trên cũng chỉ ra rằng sự du nhập các giống cây trồng mới,
đặc biệt là những giống lai năng suất cao đã làm suy giảm cả về diện tích lẫn
nguồn gen của các giống cây trồng bản địa. Hơn 80% giống cây trồng bản địa


Lương Khánh Hồng

10

K36C - Sp KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học
đã mất đi trên đồng ruộng sau những phong trào hiện đại hóa. Giống vật nuôi
đang mất đi với tốc độ 10%/năm.
Những quy định của pháp lệnh giống vật nuôi:
- Quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi.
- Nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định và công nhận giống
vật nuôi mới.
- Sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi.
- Quản lý chất lượng giống vật nuôi.
Quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi là một trong bốn nội dung qui
định của pháp lệnh. Trong sáu nguyên tắc hoạt động về giống vật nuôi,
nguyên tắc thứ 6 nói về nguồn gen vật nuôi. Nguyên tắc đó là: "Bảo tồn và
khai thác hợp lý nguồn gen vật nuôi; bảo đảm tính đa dạng sinh học; kết hợp
giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, bảo đảm lợi ích chung của toàn xã
hội".
Nghiên cứu và bảo tồn nguồn gen là vấn đề gắn với nhiều lợi ích kinh
tế, xã hội, cùng các giá trị về sinh thái, môi trường. Từ năm 1987, Việt Nam
đã có Chương trình bảo tồn nguồn gen quốc gia do Ủy ban KH&KT Nhà
nước thực hiện. Đến năm 1997, Bộ KH&CN&MT đã có quy chế quản lý và
bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật. Từ khoảng 10 năm nay,
Nhà nước đã xây dựng khung pháp lý tương đối đầy đủ, với nhiều bộ luật về
quản lý tài nguyên thiên nhiên liên quan tới vấn đề bảo tồn nguồn gen như

Luật Thủy sản (2003), Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004), Luật bảo vệ
môi trường (2005), Luật Tài nguyên nước (2012), và đặc biệt là Luật Đa dạng
sinh học (2008).
Hiện nay, nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen được phân công cho nhiều Bộ,
ngành, như Bộ NN&PTNT phụ trách bảo tồn nguồn gen thực vật phục vụ cho
mục tiêu lương thực và nông nghiệp, nguồn gen vật nuôi, vi sinh vật, nguồn

Lương Khánh Hồng

11

K36C - Sp KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học
gen cây rừng, cây chống chịu, cây cao su, nguồn gen thủy sản nước ngọt,...;
Bộ Y tế bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc, vi sinh vật y học; Bộ Công
thương phụ trách bảo tồn nguồn gen vi sinh vật công nghiệp thực phẩm và
nguồn gen cây công nghiệp...
1.4. Giới thiệu một số giống vật nuôi đƣợc nuôi ở Việt Nam [2, 5]
Hiện nay Việt Nam có 14 loài gia súc và gia cầm đang được chăn nuôi
chủ yếu bao gồm: 20 giống lợn (14 giống nội), 21 giống bò (5 giống nội), 27
giống gà (16 giống nội), 10 giống vịt (5 giống nội), 7 giống ngan (3 giống nội), 5
giống ngỗng (2 giống nội), 5 giống dê (2 giống nội), 3 giống trâu (2 giống nội), 1
giống cừu, 4 giống thỏ (2 giống nội), 3 giống ngựa (2 giống nội)…
1.4.1. Một số giống gà [2, 5]
 Giống gà nội: 16 giống nội, gồm: Ri, Tè, Mía, Hồ, Đông Tảo, Tàu
Vàng, Ác, Ô kê, H'mông nâu, H'mông trắng, H'mông đen, Văn Phú, Tre,
Chọi, Lùn, Rốt Ri, trong đó gà Ri chiếm 75 %
 Giống gà nhập ngoại: Tam Hoàng, Jiangcun, Kabir, Lương Phượng,

Ai cập, Golden, Leghorn, Sasso , Newhampshire, Goldline, Sao, Ross-208 với
mục đích nâng cao sản lượng thịt, trứng.
1.4.2. Một số giống lợn [2, 5]
 Giống lợn bản địa: Ỉ đen, Ỉ mỡ, Móng Cái, Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu,
Mẹo, Sóc, Mường Khương, Sơn Vĩ, Bản, Lang Hồng, Cỏ, H'mông.
 Giống lợn nhập ngoại: có 6 giống nhập nội là Landrace, Yorkshire,
Duroc, Pietrain, Hampshire, Bershire.
1.4.3. Một số giống dê [2, 5]
 Giống dê nội địa: Dê “Cỏ” có 3 màu trắng, đen, xám; Dê Bách
Thảo: Nguồn gốc từ Ấn Độ đã được nhập vào nước ta hàng trăm năm nay.
 Giống dê nhập ngoại: Dê giống chất lượng cao hiện có ở nước ta là
những giống dê ngoại nhập, bao gồm các giống dê hướng sữa, hướng thịt và

Lương Khánh Hồng

12

K36C - Sp KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học
kiêm dụng sữa thịt. Dê Jumnapari: Dê Beetal; Dê Barbari: nguồn gốc từ Ấn
Độ được nhập vào nước ta những năm 1990; Dê Alpine: Là giống dê sữa ở
vùng núi Anpine của Pháp. Dê Alpine nhập vào nước ta bằng tinh cọng rạ để
lai tạo với dê trong nước; Dê Boer là giống dê chuyên dụng thịt, có nguồn gốc
từ châu Phi.
1.4.4. Một số giống vịt [2, 5]
 Giống vịt nội: Có nhiều giống vịt nội đã và đang tồn tại ở Việt Nam
như:
- Vịt Bầu có nguồn gốc ở vùng Chợ Bến tỉnh Hoà Bình.

- Vịt Kỳ Lừa là giống vịt kiêm dụng và có năng suất trung bình, có
nguồn gốc ở vùng Kỳ Lừa, Lạng Sơn.
 Vịt Cỏ chiếm một tỉ trọng cao trong tổng đàn vịt của cả nước, phân
bố rộng rãi, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là vùng đồng bằng sông Hồng và
sông Cửu Long. Giống vịt nhập ngoại: Trong khoảng 4 thập kỷ qua Việt Nam
đã nhập nhiều giống vịt có năng suất thịt, trứng cao trên thế giới như:
- Vịt Bắc Kinh
- Vịt Anh Đào Hung
- Vịt Anh Đào Tiệp
- Vịt CVSuperM, M2, M2
- Vịt Khali Campbell
- Vịt CV2000
1.4.5. Một số giống ngan [2, 5]
 Giống ngan nội: được nuôi nhiều ở nhiều nơi thuộc vùng Đồng
bằng Sông Hồng. Có 3 loại màu lông: Trắng (ngan Ré); Loang trắng đen
(ngan Sen), Màu đen (ngan Trâu).
 Giống ngan nhập ngoại:
- Ngan siêu thịt; Ngan Pháp là tên gọi chung cho các dòng ngan của
hãng Grimaud Freres của nước Pháp, gồm một số dòng: dòng R51 có lông

Lương Khánh Hồng

13

K36C - Sp KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học
màu trắng tuyền và trắng, có đốm đầu; dòng R31có màu lông loang xám, tốc
độ sinh trưởng nhanh.

1.4.6. Một số giống bò [2, 5]
 Giống bò nội:
- Bò Việt Nam nguồn gốc từ bò Bostaurus, nhánh bò châu Á, có u như
bò Zebu Ấn Độ, hầu hết màu vàng, vàng nhạt hoặc vàng đậm, nên có tên
chung là bò vàng Việt Nam. Giống bò này nuôi chủ yếu làm sức kéo từ lâu
đời chưa được cải tạo, nên không có thiên hướng sản xuất rõ rệt, không có tên
riêng mà gọi theo địa danh:
- Bò Thanh Hoá; Bò Nghệ An; Bò Bình Định; Bò Phú Yên.
 Giống bò nhập ngoại:
- Bò Brahman: Được tạo ra tại Hoa Kỳ, Úc.
- Bò sind đỏ (Red Sindhi): Giống bò được tạo ra tại tỉnh Sindhi của
Pakistan. Được nhập vào Việt Nam từ năm 1923 - 1986.
- Bò Charolais: Là giống bò chuyên dụng thịt, được tạo ra ở vùng
Charolais của Pháp.
- Bò Limousin: Bò chuyên dụng thịt của Pháp.
- Bò Simental: Bò kiêm dụng thịt sữa được tạo ra ở vùng Goestanis
của Thuỵ Sĩ.
- Bò lai Sind: Bò lai Sind có khả năng thích nghi rộng rãi ở mọi miền
của đất nước.
- Bò lai Charolais.
 Giống trâu nội:
- Trâu ngố: Nuôi nhiều ở Tây Bắc.
- Trâu Việt Nam: chủ yếu nuôi ở khắp cả nước.

Lương Khánh Hồng

14

K36C - Sp KTNN



Khóa luận tốt nghiệp đại học
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG – NỘI DUNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các hệ thống chăn nuôi của xã Phú Cường.
- Tập đoàn con giống vật nuôi trong các hệ thống chăn nuôi.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình phát triển chăn nuôi của xã Phú Cường.
- Tập đoàn giống vật nuôi trong hệ thống chăn nuôi xã Phú Cường.
(Đa dạng về loài và giống vật nuôi).
- Những yếu tố ảnh hưởng tính đa dạng vật nuôi trong các hệ thống
chăn nuôi.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Sử dụng các kết quả nghiên cứu trước.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa: Tiến hành
khảo sát, điều tra, thu thập mẫu vật, bổ sung, cập nhật số liệu.
- Phương pháp quan sát phỏng vấn tại chỗ: phỏng vấn người dân bằng
phiếu điều tra, liên hệ với các bộ phận chức năng để xin số liệu.

Lương Khánh Hồng

15

K36C - Sp KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Phú Cƣờng [16]
Xã Phú Cường nằm ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội, phía Tây Nam huyện
Sóc Sơn. Phía Bắc giáp xã Quang Tiến và sân bay quốc tế Nội Bài. Phía Tây
giáp xã Thanh Xuân. Phía Nam giáp xã Quang Minh (huyện Mê Linh) và xã
Bắc Hồng (huyện Đông Anh), ranh giới là đoạn sông Cà Lồ thuộc địa phận xã
dài 3.5 km. Phía Đông giáp xã Phú Minh, xen kẽ là những thửa ruộng liền bờ
giữa hai xã.
Phú Cường thuộc vùng trung du bán sơn địa, đất nghiêng dần theo
chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trên địa bàn xã có các nút giao thông
đường bộ quan trọng của Trung ương đi các tỉnh như: đường quốc lộ 2, quốc
lộ 18, đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, đường nối Nhật Tân và đặc
biệt là cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Xã Phú Cường đang trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới (NTM). Trong quá trình triển khai dù còn nhiều khó khăn
nhưng xã đã nỗ lực phấn đấu, đã đạt nhiều tiêu chí NTM như tiêu chí về
trường học, cơ sở vật chất văn hoá. Để từng bước nâng cao đời sống cho
Nhân dân, Đảng ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể xã đã tập trung chỉ
đạo, vận động đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng mô hình kinh tế làm ăn có hiệu
quả như: Mô hình nuôi nhím, ếch, gà đẻ trứng, lợn… Hội nông dân có phong
trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xoá
đói giảm nghèo. Hội Phụ nữ có dự án vay vốn để phát triển mô hình chăn nuôi
bò sinh sản, bò thịt.

Lương Khánh Hồng

16

K36C - Sp KTNN



Khóa luận tốt nghiệp đại học
Cả xã hiện có 3.159 hộ, trong đó chỉ còn 41 hộ nghèo; bình quân thu
nhập đầu người năm 2013 đạt 30 triệu đồng/người/năm; Phấn đấu thu nhập
bình quân đầu người năm 2014 là: 32triệu/người/năm [13].
Theo kế hoạch, năm 2014, xã Phú Cường phấn đấu đạt chuẩn NTM với
19 tiêu chí. Phú Cường sẽ hoàn thành mục tiêu trở thành xã nông thôn mới
trong năm 2014 [16].
 Hiện trạng tài nguyên đất đai xã Phú Cƣờng và quy mô sử
dụng [13]
Bảng 3.1. Hiện trạng và quy mô sử dụng đất xã Phú Cƣờng
(ĐVT: ha)
Hiện trạng

Loại đất

TT

(2010)

Tổng diện tích đất tự nhiên

1

899,13

Đất nông – lâm nghiệp

303,72


Đất trồng lúa

212,80

Đất trồng cây hàng năm

70,10

Đất trồng cây lâu năm

18,82

Đất trồng cỏ chăn nuôi

0

Đất nuôi thủy sản

2,00

Đất phi nông nghiệp

595,41

Đất ở nông thôn

119,44

Đất ở đô thị
2


0

Đất chuyên dùng

371,97

Đất trụ sở cơ quan, công trình SN

0,45

Đất quốc phòng an ninh

13,51

Đất SXKD phi nông nghiệp

1,30

Đất sông suối và mặt nước

88,74

Nguồn: UBND xã Phú Cường. 2010

Lương Khánh Hồng

17

K36C - Sp KTNN



Khóa luận tốt nghiệp đại học
Xã Phú Cường là một xã thuần nông, không có đất ở đô thị tuy nhiên
do liền kề các công trình phát triển kinh tế, xã hội cấp Quốc gia nên diện tích
đất đai tự nhiên của Phú Cường ngày càng thu hẹp lại. Đặc biệt đất dành cho
chăn nuôi ở Phú Cường hoàn toàn không có, đất nuôi trồng thủy sản cũng
không đáng kể (2,0 ha).
 Dân số và lao động của xã Phú Cƣờng [13]
Bảng 3.2. Dân số và lao động xã Phú Cƣờng
TT
1
2

Chỉ tiêu
Dân số
Số người trong độ tuổi lao động
( Nam từ 15-60, nữ 15-55 )

3

Số hộ gia đình

4

Số hộ nghèo

Tổng số

Trong đó (nữ)


13.762

6.525

8.354

4110

3.195
41
Nguồn: UBND xã Phú Cường, 1.2014

3.2.Tình hình phát triển chăn nuôi tại xã Phú Cƣờng
Phú Cường là một xã thuần nông, diện tích đất đô thị không có. Tuy
nhiên, tốc độ đô thị hóa và việc mở rộng các công trình công cộng cấp Quốc
gia đã tác động đến sản xuất nông nghiệp ở Phú Cường nói chung và chăn
nuôi nói riêng. Mấy năm gần đây tình hình chăn nuôi ổn định ở mức tăng
trưởng thấp. Nhiều hộ gia đình đã bỏ hoặc thu nhỏ quy mô chăn nuôi, các loại
hình dịch vụ tại Phú Cường ngày càng chiếm ưu thế [16]. Là địa phương có
ưu thế về sức lao động, thị trường và giao thông thuận tiện nhưng nông
nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng phát triển chưa tương ứng.

Lương Khánh Hồng

18

K36C - Sp KTNN



×