Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Một số đề xuất nâng cao chất lượng dạy học phần thực hành SH 10, 11 chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 69 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
----------

NGUYỄN THANH HUYỀN

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG DẠY HỌC PHẦN THỰC HÀNH
SH 10, 11 CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Sinh học

Hà Nội – 2012

Nguyễn Thanh Huyền

1

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2


KHOA SINH – KTNN
----------

NGUYỄN THANH HUYỀN

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG DẠY HỌC PHẦN THỰC HÀNH
SH 10, 11 CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Sinh học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. HOÀNG THỊ KIM HUYỀN

Hà Nội – 2012

Nguyễn Thanh Huyền

2

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo: Thạc sĩ Hoàng Thị Kim
Huyền – Người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành

khóa luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ phương pháp, các
thầy cô trong khoa Sinh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và ban chủ
nhiệm khoa Sinh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trong trường đã giúp tôi
hoàn thành khóa luận của mình.

Hà Nội, Tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thanh Huyền

Nguyễn Thanh Huyền

3

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khoá luận này là kết quả nghiên cứu của riêng bản
thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Thạc sĩ Hoàng Thị Kim
Huyền giảng viên khoa Sinh – KTNN. Mọi kết quả nghiên cứu trong đề tài
đều trung thực, không trùng với kết quả của tác giả nào, đề tài chưa từng được
công bố tại bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào hoặc của ai khác.
Hà Nội, Tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thanh Huyền

Nguyễn Thanh Huyền

4

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

QUY ƢỚC VIẾT TẮT
CBQLGD

: Cán bộ quản lý giáo dục

CTC

: Chương trình chuẩn

DHSH

: Dạy học sinh học

ĐHSP

: Đại học sư phạm


GD

: Giáo dục

GS

: Giáo sư

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

KHV

: Kính hiển vi

KTNN

: Kĩ thuật nông nghiệp

NXB

: Nhà xuất bản

SGK


: Sách giáo khoa

SGV

: Sách giáo viên

TB

: Tế bào

TH

: Thực hành

THPT

: Trung học phổ thông

Th.S

: Thạc sĩ

TN

: Thí nghiệm

TS

: Tiến sĩ


Nguyễn Thanh Huyền

5

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỤC LỤC

Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU……………………………………………………

1

1. Lí do chọn đề tài................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................ 2
3. Giới hạn nghiên cứu.............................................................................. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 3
6. Những đóng góp của đề tài................................................................... 3
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................

4

Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài...................................... 4
1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài....................................


4

1.1.1. Tình hình nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp thực hành... 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và tìm giải pháp nâng cao chất lượng DH
phần thực hành..........................................................................................

4

1.2. Cơ sở lí luận................................................................................

4

1.2.1. Thực hành.......................................................................................

5

1.2.1.1. Khái niệm thực hành.................................................................

5

1.2.1.2. Vai trò của thực hành................................................................

5

1.2.2. Thực hành thí nghiệm…………………………………………….

5

1.2.2.1. Khái niệm thí nghiệm…………………………………………. 5
1.2.2.2. Vai trò của thí nghiệm trong dạy học Sinh học……………….. 5

1.2.2.3. Yêu cầu của phương pháp thực hành thí nghiệm……………… 6
1.2.2.4. Nội dung các bài thực hành trong chương trình SH 10, 11
(CTC)……………………………………………………………………

7

1.3. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………….

8

Nguyễn Thanh Huyền

6

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.3.1.. Đối tượng điều tra…………………………………………….

8

1.3.2. Nội dung điều tra……………………………………………..

8

1.3.3. Kết quả điều tra thực trạng dạy học phần thực hành SH 10, 11

(CTC) ở trường THPT……………………………………………….

9

1.3.3.1. Kết quả điều tra ở HS………………………………………

9

1.3.3.2. Kết quả điều tra ở GV……………………………………...

11

1.3.4. Nhận xét……………………………………………………

14

Chương 2. Thực hiện các thí nghiệm thực hành trong bài thực hành
SH 10, 11 (CTC) ở phòng thí nghiệm………………………………….

15

2.1 Mục đích thí nghiệm………………………………………………… 15
2.2. Phương pháp tiến hành……………………………………………... 15
2.3. Qui trình thực hiện thí nghiệm……………………………………… 15
2.4. Thực hiện các thí nghiệm trong bài thực hành SH 10, 11………….

16

Chương 3: Một số đề xuất nâng cao chất lượng dạy học phần thực
hành SH 10, 11 (CTC)………………………………………………….


43

3.1. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần thực hành SH
10, 11 (CTC)…………………………………………………………….
3.2. Một số giáo án minh họa……………………………………………

43
49

Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………... 59
1. Kết luận……………………………………………………………… 59
2. Kiến nghị…………………………………………………………….. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………..
PHỤ LỤC……………………………………………………………….

Nguyễn Thanh Huyền

7

60
61

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
Phần I: MỞ ĐẦU


1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Xuất phát từ mục tiêu của chƣơng trình Sinh học phổ thông
Mục tiêu về kĩ năng thực hành của chương trình Sinh học trung học
phổ thông là: “Rèn luyện và phát triển kĩ năng thực hành thí nghiệm (TN),
Học sinh (HS) được tự tay làm các tiêu bản hiển vi, tiến hành quan sát dưới
kính lúp, biết sử dụng kính hiển vi, thu thập xử lí mẫu vật, biết bố trí và thực
hiện một số thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện
tượng, quá trình sinh học”. Muốn thực hiện mục tiêu này, việc tiến hành các
thí nghiệm thuộc các bài thực hành trong sách giáo khoa (SGK) là một việc
làm cần thiết.
1.2. Xuất phát từ vai trò của thí nghiệm trong dạy học Sinh học
Trong dạy học sinh học, giáo viên (GV) sử dụng phương pháp thực
hành thí nghiệm khi nghiên cứu quá trình sinh lí, ảnh hưởng của các nhân tố
sinh thái lên sinh vật. HS tự mình khám phá ra những điều mới mẻ từ những
tác động chú ý lên đối tượng thí nghiệm, qua đó kích thích hứng thú học tập,
tạo sự say mê, niềm tin khoa học. Các em thấy được vai trò của con người
trong việc chinh phục, cải tạo tự nhiên. Do đó các thí nghiệm không chỉ giúp
HS hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo mà kết quả thí nghiệm còn củng cố niềm tin
khoa học cho HS.
1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy - học các thí nghiệm ở trƣờng phổ
thông
Qua điều tra sơ bộ, chúng tôi nhận thấy, trên 90% giờ dạy thực hành đều
được thực hiện ở trường phổ thông (PT).
Tuy nhiên, đa số GV đều gặp khó khăn trong việc giảng dạy các bài thực
hành thí nghiệm. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều GV cho rằng các bài thực
hành là không cần thiết, tiến hành một số TN theo SGK không cho kết quả rõ

Nguyễn Thanh Huyền


8

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

ràng, phương tiện còn hạn chế. Đa số TN tiến hành thiếu hoá chất và dụng
cụ. Hoá chất chưa định rõ lượng và nồng độ. Ngoài ra hoá chất thường đắt,
khó kiếm và khó bảo quản.
1.4. Xuất phát từ việc nghiên cứu các thí nghiệm Sinh học 10, 11 (CTC)
Hiện nay, có một số luận văn nghiên cứu các TN cùng hướng với đề tài
như: luận văn đại học của Nguyễn Thị Lan Anh, Vũ Thị Thơm, Nguyễn Thị
Hiền…..một số TN trong chương trình SH 10, THPT. Các tác giả đã đưa ra
được 1 số phương án đề xuất mới, để nâng cao chất lượng dạy học các bài
thực hành. Tuy nhiên các thí nghiệm lớp 11 chưa được nghiên cứu, các đề
xuất của các tác giả vẫn còn đồng bộ.
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng mong muốn góp một phần nhỏ bé
để nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài thực hành trong DHSH ở trường phổ
thông, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số đề xuất
nâng cao chất lượng dạy học phần thực hành SH10, 11 chương trình
chuẩn (CTC )”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thông qua việc thực hành các TN trong phần SH tế bào - SH cơ thể 10,
11 THPT (CTC), rút ra được những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các
TN, từ đó xây dựng nâng cao chất lượng dạy học phần thực hành, góp phần
nâng cao chất lượng dạy - học các bài thực hành thuộc chương trình SH 10,
11 THPT (CTC).

3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các bài thực hành trong chương trình SH 10, 11 (CTC) có
thí nghiệm.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về khái niệm, phân loại, vị trí, vai trò của TN
làm cơ sở xác định các nguyên tắc, qui trình thực hành TN.

Nguyễn Thanh Huyền

9

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

4.2. Điều tra thực trạng dạy thực hành TN phần SH tế bào, SH cơ thể, SH10,
11 ở các trường THPT hiện nay.
4.3. Phân tích cấu trúc nội dung phần SH tế bào, SH cơ thể - SH 10, 11
THPT, từ đó xác định vị trí, vai trò, nội dung cụ thể của các bài thực hành
trong phần này, đặc biệt chú ý đến các bài trong giới hạn nghiên cứu.
4.4. Tiến hành thực hành các TN theo SGK, từ đó rút ra các nhận xét về
những thuận lợi, khó khăn khi tiến hành TN, làm cơ sở đề xuất một số phương
án nâng cao chất lượng dạy học phần thực hành.
4.5. Đề xuất một số phương án nâng cao chất lượng dạy học phần thực hành
Sinh học 10, 11.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu lí thuyết

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, bao gồm: Sách lí
luận dạy học Sinh học, SGK, SGV SH 10, 11 THPT, tài liệu hướng dẫn dạy
học SH và một số tài liệu tham khảo liên quan đến việc tiến hành TN.
5.2. Điều tra, quan sát
- Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra đối với GV và HS để tìm hiểu thực
trạng giảng dạy các bài thực hành ở trường phổ thông.
- Dự giờ thực hành của các giáo viên phổ thông để tìm hiểu thực trạng và
hiệu quả giảng dạy các bài thực hành.
5.3. Phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
Thực hiện các thí nghiệm trong PTN để kiểm định kết quả, tìm hiểu
những mâu thuẫn, khó khăn trong khi thực hiện TN.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Phân tích, phát hiện những mâu thuẫn, khó khăn trong các TN.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phần thực
hành trong chương trình SH 10, 11.

Nguyễn Thanh Huyền

10

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Phần II: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1. Tình hình nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp thực hành
Phương pháp thực hành là một trong những phương pháp dạy học
quan trọng trong quá trình dạy học nên những cơ sở lí luận của phương pháp
thực hành đã được nghiên cứu từ rất lâu và được rất nhiều nhà khoa học quan
tâm. Điển hình là công trình nghiên cứu của tác giả: Lê Đình Tuấn, Nguyễn
Ngọc Quang, Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách, Nguyễn Thành Đạt,
Trần Bá Hoành [9], Đinh Quang Báo [1], Nguyễn Đức Thành [1]… Trong
các công trình nghiên cứu đó, các tác giả đã đề cập tới khái niệm, vai trò của
phương pháp TH và việc dạy học bài thực hành để củng cố, mở rộng kiến
thức và phát triển kĩ năng, kĩ xảo.
1.1.2.Tình hình nghiên cứu và tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy học
phần thực hành
Việc nghiên cứu và tìm giải pháp dạy học phần thực hành để củng cố,
mở rộng kiến thức và phát triển kĩ năng, kĩ xảo từ xưa đến nay chưa mấy ai
quan tâm, đã có một số tác giả nghiên cứu như đề tài thạc sĩ: “Xây dựng tài
liệu hướng dẫn thí nghiệm thực hành sinh học 10, trung học phổ thông”
của Lê Phan Quốc [10],…Tuy nhiên việc đưa ra giải pháp nâng cao chất
lượng dạy học phần TH là chưa được cụ thể và chưa có hiệu quả. Chính vì
vậy, việc đưa được giải pháp và thiết kế được giáo án dạy học bài thực hành
nói chung và phần thực hành sinh học 10, 11 (CTC) nói riêng là vấn đề cần
được quan tâm.
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2.1. Thực hành
1.2.1.1. Khái niệm thực hành

Nguyễn Thanh Huyền

11

K34B Sinh - KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Thực hành (TH) là HS tự mình trực tiếp tiến hành làm các thí nghiệm, tiến
hành quan sát, tập triển khai các qui trình kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt .
1.2.1.2. Vai trò của thực hành
Thực hành là phương pháp chủ đạo trong dạy học sinh học và kĩ thuật
nông nghiệp. Đồng thời có tác dụng giáo dục, rèn luyện học sinh một toàn
diện đáp ứng được nhiệm vụ trí dục - đạo đức tốt nhất vì:
- Thực hành giúp học sinh làm quen với các chất hóa học, dụng cụ làm
thực hành và trực tiếp nắm bắt được tính chất, hình dạng, cấu tạo, sự vận
chuyển các chất của sự vật, hiện tượng sinh học. Từ đó học sinh hiểu được
các quá trình sinh học.
- Thực hành giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế
cuộc sống.
- Phương pháp thực hành rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành, quan
sát, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng.
1.2.2. Thực hành thí nghiệm
1.2.2.1. Khái niệm thí nghiệm
Thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu đối tượng và hiện tượng trong
những điều kiện nhân tạo. Trong phức hệ những điều kiện tự nhiên tác động
lên cơ thể sinh vật, người nghiên cứu chỉ chọn một vài yếu tố riêng biệt để
nghiên cứu lần lượt ảnh hưởng của chúng.
1.2.2.2. Vai trò của thí nghiệm trong DHSH
- TN trong điều kiện tự nhiên là mô hình đại diện cho hiện thực khách
quan, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức của HS, nguồn cung cấp
thông tin.

- TN là cầu nối giữa lí thuyết với thực tế. TN giúp HS trực tiếp tác động
vào đối tượng bằng nhiều giác quan → lĩnh hội tri thức.

Nguyễn Thanh Huyền

12

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- TN là phương tiện giúp HS rèn luyện tư duy, kĩ năng, kĩ xảo thực hành
sinh học và ứng dụng kiến thức SH vào sản xuất, đời sống.
- TN giúp HS phát huy được tính tích cực học tập, tính độc lập trong học
tập của HS đồng thời phát triển tư duy bồi dưỡng niềm tin khoa học.
1.2.2.3. Yêu cầu của thực hành thí nghiệm
Thực hành thí nghiệm cần phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Xác định chuẩn mục tiêu thí nghiệm, các điều kiện thí nghiệm.
- Việc quan sát những diễn biến trong các bước thí nghiệm phải thật chính
xác.
- Giai đoạn cuối cùng của thực hành thí nghiệm là HS phải vạch ra được
bản chất bên trong nhất của các hiện tượng quan sát được, từ TN thông qua
việc thiết lập mối liên hệ nhân - quả giữa các hiện tượng.
- TN chủ yếu được tiến hành khi nghiên cứu các quá trình sinh lí, hưởng
của các nhân tố sinh thái lên cơ thể, vì vậy nó có thể phải thực hiện trong thời
gian dài, ngắn tùy thuộc vào tính chất diễn biến của từng quá trình. Có những
TN được tổ chức thực hiện trong một tiết học như: TN co và phản co nguyên

sinh, tách chiết AND… Có những TN phải trải qua hàng giờ, thậm chí hàng
ngày như: TN lên men etilic, lên men lactic, TN giâm, chiết, …Đối với
những thí nghiệm dài ngày GV phải có kinh nghiệm tính toán trước thời gian
từ lúc bắt đầu đến khi TN có kết quả sao cho khi giảng bài có liên quan đến
TN thì có thể biểu diễn hoặc thông báo kết quả thí nghiệm.
- Đặt TN là khâu quan trọng của thực hành thí nghiệm

Nguyễn Thanh Huyền

13

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.2.2.4. Nội dung các bài thực hành trong chương trình SH 10, 11 (CTC)
Lớp

Chƣơng

Tên bài

Chương II. Cấu trúc tế

Bài 12. Thực hành:

bào


Thí nghiệm co và

Phần

phản co nguyên sinh
Chương III. Chuyển hóa Bài 15. Thực hành:
Phần 2. Sinh
học tế bào

vật chất và năng lượng

Một số thí nghiệm

trong tế bào

về enzim

Chương IV. Phân bào

Bài 20. Thực hành:
Quan sát các kì của

10

nguyên phân trên
tiêu bản rễ hành

11


Chương I. Chuyển hóa

Bài 24. Lên men

Phần 3. Sinh

vật chất và năng lượng

etilic

học Vi sinh

ở vi sinh vật

và lactic

vật

Chương II. Sinh trưởng

Bài 28. Thực hành:

và sinh sản của vi sinh

Quan sát một số vi

vật

sinh vật


Chương I. Chuyển hóa

- Bài 7. Thực hành:

vật chất và năng lượng

Thí nghiệm thoát

Phần 4. Sinh

hơi nước và thí

học cơ thể

nghiệm về vai trò
của phân bón.
- Bài 13. Thực hành:
Phát hiện diệp lục và
carotenoit.

Nguyễn Thanh Huyền

14

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


- Bài 14. Thực hành:
Phát hiện hô hấp ở
thực vật.
Chương II. Cảm ứng

- Bài 25. Thực hành:
Hướng động
- Bài 33. Thực hành:
Xem phim về tập
tính của động vật

Chương III. Sinh trưởng Bài 40. Thực hành:
và phát triển

Xem phim về sinh
trưởng và phát triển
ở động vật
Bài 43. Thực hành:

Chương IV. Sinh sản

Nhân giống vô tính
ở thực vật bằng
giâm, chiết, ghép

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Để tìm hiểu thực trạng giảng dạy phần thực hành sinh học 10, 11
(CTC) tại trường THPT, chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng.
1.3.1. Đối tƣợng điều tra

Chúng tôi đã tiến hành điều tra HS lớp 11 và GV đã dạy SH lớp 10, 11,
12 tại trường THPT Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội.
1.3.2. Nội dung điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra theo các nội dung sau:
- Vai trò của bài thực hành

Nguyễn Thanh Huyền

15

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Nội dung hướng dẫn trong SGK (mục tiêu, chuẩn bị dụng cụ, hóa chất,
mẫu vật, cách tiến hành,…)
- Thực hiện các bài thực hành ở trường phổ thông: Số lượng các bài thực
hành, việc chuẩn bị , kết quả các TN, thời gian tiến hành các TN, trang thiết
bị của nhà trường.
1.3.3. Kết quả điều tra thực trạng
1.3.3.1. Kết quả điều tra ở HS
Qua điều tra HS lớp 11, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Kết quả điều tra HS lớp 11 (CTC)
Stt

1


Nội dung đánh giá
Các bài thực hành có cần
thiết không?

Số HS (%)


Không

100

0

Ý kiến khác

Lí do:
- Vì bài thực hành lí
thú, bổ ích, giúp rèn
luyện kĩ năng thực

2

Em có thích học các bài
thực hành không?

hành TN
88,89

11,11


- Gắn liền với thực
tiễn, có thể áp dụng
vào thực tế
- Giúp dễ hiểu bài
hơn, khắc sâu, mở
rộng kiến thức…

Mục tiêu của bài thực hành
3

trong SGK có cần thiết

100

0

không?

Nguyễn Thanh Huyền

16

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Các mẫu vật, hóa chất, dụng

cụ chuẩn bị trong bài thực
4

hành (SGK) có đầy đủ để

88,89

11,11

88,89

11,11

77,78

22,22

77,78

22,22

thực hiện các thí nghiệm
không?
Cách bố trí, cách tiến hành
5

TN trình bày trong SGK SH
10, 11 (CTC) có dễ hiểu
không?


6

7

Có được làm tất cả các bài
thực hành không?
Các mẫu vật có dễ tìm
không?

- Cây lẻ bạn, củ hành
tía, hành tây thay thế

Có mẫu vật nào được GV
8

thay thế bằng mẫu vật khác

77,78

22,22

không? Ví dụ?

cho thài lài tía
- Cải bắp, dưa
chuột, cà thay thế
cho Cải đông dư

9


Có tự làm thành công các

- Các thí nghiệm đã

thí nghiệm không?

làm thành công:

Nguyên nhân thất bại:

+ SH 10: TN 1 và

- Chưa nắm rõ các thao tác
thực hành.

50

50

TN 3 bài 12, bài 15,
bài 24, bài 28

- Dụng cụ hóa chất xuống

+ SH 11: Bài 7, bài

cấp.

14, bài 21, bài 25,


- Thời gian thực hành chưa đủ

bài 43

Nguyễn Thanh Huyền

17

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Thiếu dụng cụ, hóa chất

- Các thí nghiệm

(đặc biệt là KHV có độ

chưa thành công:

phóng đại cao)

+ SH 10: TN 2 bài
12, bài 20
+ SH 11: Bài 13, bài
33 và bài 40


10

Có giải thích được kết quả

88,89

11,11

- Mẫu vật

88,89

11,11

- Hóa chất

33,33

66,67

- Dụng cụ

77,78

22,22

88,89

11,11


của các thí nghiệm không?
Các trang thiết bị của nhà
trường chuẩn bị cho các bài

11

12

thực hành có đầy đủ không?

Thời gian để tiến hành các
thí nghiệm có đủ không?

1.3.3.2. Kết quả điều tra ở GV
Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra cho đối tượng là các GV dạy
môn SH tại 2 trường là: THPT Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội và THPT
Trần Đăng Ninh - Ứng Hòa - Hà Nội (10 GV). Kết quả điều tra được tổng
hợp trong bảng sau (tính ra đơn vị %):
Bảng 2: Kết quả điều tra 10 GV lớp 11 (CTC)
Stt

1

Số GV (%)

Nội dung đánh giá
Số lượng các bài thực hành trong
chương trình SH 10, 11 có phù

Nguyễn Thanh Huyền


18



Không

100

0

Ý kiến khác

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

hợp không?

2

Mục tiêu các bài thực hành trong
SGK có rõ ràng không?

100

0


80

20

Các mẫu vật, hóa chất, dụng cụ
3

chuẩn bị nêu trong bài thực hành
(SGK) có đầy đủ để thực hiện
các thí nghiệm không?
Các mẫu vật sử dụng trong

4

phòng thí nghiệm có phù hợp 100

0

không?
Cách bố trí, cách tiến hành thí
5

nghiệm trình bày trong SGK SH 80

20

10, 11 (CTC) có dễ hiểu không?
6
7


Có được làm tất cả các bài thực
hành không?
Các mẫu vật có dễ tìm không?

80

20

90

10
- Cây lẻ bạn, củ
hành tía, hành
tây thay thế cho

Có mẫu vật nào được GV thay
8

thế bằng mẫu vật khác không?
Ví dụ

thài lài tía
50

50

- Cải bắp, dưa
chuột , cà thay
thế cho Cải đông



9

Có tự làm thành công các thí
nghiệm không?

Nguyễn Thanh Huyền

19

80

20

- Các thí nghiệm
đã

làm

thành

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nguyên nhân thất bại:


công :

- Chưa nắm rõ các thao tác thực

+ SH 10: TN 1

hành.

và TN 3 bài 12,

- Dụng cụ hóa chất xuống cấp.

bài 15, bài 24,

- Thời gian thực hành chưa đủ.

bài 28

- Thiếu dụng cụ, hóa chất (đặc

+ SH 11: Bài 7,

biệt là KHV có độ phóng đại

bài 14, bài 21,

cao)

bài 25, bài 43

- Các thí nghiệm
chưa thành công:
+ SH 10: TN 2
bài 12, bài 20
+ SH 11: Bài 13,
bài 33 và bài 40,

10

Có giải thích được kết quả của 90

10

các thí nghiệm không?
Các trang thiết bị của nhà trường
chuẩn bị cho các bài thực hành

11

12

có đầy đủ không?
- Mẫu vật

90

10

Thiếu kính hiển


- Hóa chất

40

60

vi, que thủy tinh

- Dụng cụ

30

70

80

20

Thời gian để tiến hành các thí
nghiệm có đủ không?

Nguyễn Thanh Huyền

20

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.3.4. Nhận xét
Về phía HS: Phần lớn các em đều thích học bài thực hành, không chỉ
bởi vai trò củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng mà còn vì tò mò về hiện
tượng, thích khám phá khi làm TN và có nhiều niềm vui, hứng thú trong học
tập. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều HS chưa ý thức được tầm quan trọng của bài
thực hành, chưa nắm vững được các bước tiến hành TN được thực hiện trong
kết quả điều tra HS ở trên.
Về phía GV: Phần lớn GV đều nhận thức được vai trò của các bài thực
hành trong dạy bộ môn, số lượng GV thực hiện tốt, nghiêm túc thực hiện tất
cả các bài thực hành. Còn một số ít GV còn hạn chế về kĩ năng làm TN và
hướng dẫn HS làm thí nghiệm. GV còn gặp khó khăn về cở sở vật chất (kính
hiển vi) được thực hiện trong kết quả điều tra GV ở trên.
Với kết quả điều tra cùng với sự quan sát cho thấy việc DH các bài thực
hành chưa thực sự được quán triệt và hiệu quả. Phân tích nguyên nhân cho
thấy do sự thiếu thốn cơ sở vật chất, ý thức học tập, kĩ năng của HS,… Kĩ
năng hướng dẫn HS làm TN của một số GV còn chưa tốt.

Nguyễn Thanh Huyền

21

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Chƣơng 2. THỰC HIỆN CÁC THÍ NGHIỆM TRONG BÀI THỰC
HÀNH SH 10, 11 (CTC) Ở PHÒNG THÍ NGHIỆM
2.1. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
- Xác định chính xác mục tiêu của TN.
- Phân tích các TN trong SGK.
- Phát hiện những khó khăn và đề xuất những biện pháp khắc phục các
TN từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
các phần thực hành SH 10, 11 (CTC).
2.2. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
Các TN được tiến hành theo đúng qui trình và được lặp lại nhiều lần
để khẳng định tính chính xác. Thực hiện các TN theo các giai đoạn sau:
- Phân tích các TN trong SGK về các yếu tố trong điều kiện TN,
phương pháp TN, kết quả TN.
- Phát hiện những mâu thuẫn, khó khăn trong cácTN và đề xuất các
phương án khác nhau để giải quyết.
- Trên cơ sở tiến hành các TN ở những phương án giải quyết thu
hoạch kết quả để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần
thực hành SH 10, 11 (CTC).
2.3. QUI TRÌNH THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM
- Bước 1: Chuẩn bị đối tượng (mẫu vật) và dụng cụ TN (hóa chất,..)
- Bước 2: Tiến hành thí nghiệm
Thao tác đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu cụ thể từng TN. Đặc biệt là thao
tác kĩ thuật và thời gian.
- Bước 3: Quan sát, theo dõi thí nghiệm
Quan sát, theo dõi TN , theo dõi diễn biến. Cần quan sát nhận ra kết quả, yếu
tố ảnh hưởng, làm rõ cơ sở cho kết luận.
- Bước 4: Kết luận từ kết quả TN

Nguyễn Thanh Huyền


22

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Chỉ ra mối liên hệ những dấu hiệu bản chất, tính quy luật trong TN để khái
quát hóa khoa học
- Bước 5: Nêu nhận xét và giải thích kết quả thí nghiệm
Diễn biến của TN, thời gian thực hiện TN, các kết quả TN được thể hiện như
thế nào? Đồng thời dựa trên cơ sở khoa học để giải thích kết quả TN đó, đưa
ra luận chứng phù hợp với kết quả.
- Bước 6: Rút ra những khó khăn trong khi tiến hành thí nghiệm, từ đó đề
xuất cách giải quyết những khó khăn khi thực hiện thí nghiệm.
2.4. THỰC HIỆN CÁC THÍ NGHIỆM TRONG BÀI THỰC HÀNH
2.4.1. Thí nghiệm trong chƣơng trình SH 10
2.4.1.1. Bài 12: Thực hành: Co nguyên sinh và phản co nguyên sinh
a) Thực hiện thí nghiệm theo SGK
* Chuẩn bị thí nghiệm
- Mẫu vật: Lá thài lài tía
- Dụng cụ: Kính hiển vi quang học với vật kính x10 và x40, thị kính x10
hoặc x15; lưỡi dao cạo râu; phiến kính sạch; lá kính sạch; ống nhỏ giọt; giấy
thấm
- Hóa chất: Nước cất, dung dịch muối hay đường loãng
* Tiến hành thí nghiệm
- Bước 1: Làm tiêu bản
+ Nhỏ lên phiến kính một giọt nước cất: Dùng ống nhỏ giọt hút lấy một ít

nước cất nhỏ một giọt xuống phiến kính, tránh để ống nhỏ giọt tiếp xúc với
phiến kính.
+ Tách lớp biểu bì lá thài lài tía: Dùng lưỡi dao lam tách lớp biểu bì lá thài
lài tía. Sao cho lớp biểu bì thật mỏng và đều.
+ Đặt miếng biểu bì vừa cắt lên phiến kính có giọt nước cất. Nhẹ nhàng
đặt lớp biểu bì lên bên trên giọt nước sao cho lớp biểu bì dàn đều trên mặt
nước không bị gấp vào nhau.

Nguyễn Thanh Huyền

23

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

. + Đặt lá kính lên phiến kính: Thao tác tương tự như ở thí nghiệm trên.Yêu
cầu không có bọt khí ở vị trí tiếp xúc giữa lá kính với phiến kính.
+ Thấm hút phần nước dư: Dùng giấy thấm, đặt góc nhọn của tờ giấy thấm
vào cạnh của lá kính để cho giấy hút hết phần nước dư ở phía ngoài

H12.1. Dụng cụ mẫu vật

H12.4. Đậy lá kính

H12.2. Nhỏ giọt nước cất


H12.5. Thấm nước dư

H12.3. Tách Tế bào biểu bì

H12.6. Lên kính

- Bước 2: Chuẩn bị tiêu bản lên kính hiển vi
+ Chuẩn bị KHV: Lắp vật kính, thị kính vào KHV, chỉnh nguồn sáng.
+ Đưa mẫu lên KHV: Đặt phiến kính lên bàn kính sao cho vùng mẫu vật
nằm giữa thị kính
- Bước 3: Quan sát tiêu bản
+ Quan sát ở vật kính x10: Tìm vùng có tế bào quan sát thấy rõ, đều, mỏng,
phân biệt được các tế bào với nhau, để cho vùng này nằm giữa vi trường của
kính. Chỉnh ốc thứ cấp để thấy được tế bào rõ nét.
+ Quan sát mẫu ở vật kính x40: Điều chỉnh sang vật kính x40, chỉnh ốc thứ
cấp để thấy được tế bào rõ nhất.
- Bước 4: Gây co và phản co nguyên sinh

Nguyễn Thanh Huyền

24

K34B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

+ Nhỏ dung dịch gây co nguyên sinh: Phiến kính vẫn được giữ nguyên trên

bàn KHV. Dùng ống nhỏ giọt hút lấy một vài giọt dung dịch muối ăn hay
đường loãng. Đặt ống hút cạnh mép rìa của lá kính, nhỏ từ từ và nhẹ nhàng 1
giọt vào trong đó. Đặt tờ giấy thấm ở phía bên kia để dung dịch được thấm
nhanh qua mẫu. Chúng tôi kiểm tra trên các nồng độ loãng khác nhau và
chọn muối 5% hoặc đường 20%.
+ Theo dõi sự thay đổi của các tế bào: Quan sát mẫu trong KHV để xem sự
thay đổi của màng tế bào. Chú ý quan sát cả tế bào biểu bì và tế bào khí
khổng.
+ Nhỏ nước để gây phản co nguyên sinh: Dùng ống nhỏ giọt lấy một ít
nước cất cho vào mẫu tương tự như thao tác nhỏ dung dịch gây co nguyên
sinh. Khi quan sát phản co nguyên sinh phải theo dõi xem tốc độ phản co
nguyên sinh của các tế bào có đều nhau không? Và có phải tất cả các tế bào
đều phản co nguyên sinh không
* Kết quả
Hình. Co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây thài lài tía

H12.7. TB lúc đầu

H12.8. TB co nguyên sinh

H12.9. TB phản co ngsinh

* Nhận xét
Qua quan sát kết quả trên, có thể nhận thấy rằng:
+ Tế bào biểu bì mỏng và đều tạo thành một lớp tế bào, phân biệt rõ với các
tế bào xung quanh, ở các đường gân lá các tế bào thường có màu đậm hơn, có
chiều dài dài hơn, số lượng tế bào khí khổng ít hơn.

Nguyễn Thanh Huyền


25

K34B Sinh - KTNN


×