Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Nghiên cứu sự biến động thành phần loài ve giáp (acari oribatida) tại rừng phòng hộ khu du lịch đại lải thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 36 trang )

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Động vật đất có vai trò vô cùng quan trọng trong tự nhiên, là thành
phần không thể thay thế trong các quá trình sinh học trong đất và sinh quyển.
Chúng có khối lượng sinh khối lớn, chiếm hơn 90% tổng sinh lượng hệ động
vật ở cạn và hơn 50% tổng số loài động vật sống trên trái đất.
Trong hệ thống động vật đất, nhóm Chân khớp bé (Microarthropoda),
với kích thước cơ thể khoảng 0,1 – 0,2 mm đến 2,0 – 3,0 mm thường chiếm
ưu thế về số lượng. Hai đại diện chính của nhóm này là Ve giáp (Acari) và Bọ
nhảy (Collembola). Ngoài ra còn có các đại diện thuộc các nhóm động vật
không xương sống khác [1]
Oribatida (Acari: Oribatida, còn gọi là Oribatei hoặc Cryptostigmata) là
những chân khớp có kìm, kích thước cơ thể khoảng 0,1 – 0,2 mm đến 1,0 –
2,0 mm. Chúng tham gia tích cực vào sự phân hủy vật chất hữu cơ, chu trình
nitơ và quá trình tạo đất [2]
Nghiên cứu sự biến động quần xã Oribatida có ý nghĩa quan trọng
trong chỉ thị sinh học, là cơ sở cho việc quản lý và khai thác bền vững nguồn
tài nguyên môi trường đất. Số lượng cá thể rất nhạy cảm với những biến đổi
của môi trường, đặc biệt là các tác động của con người vào môi trường đất tự
nhiên. Do đó, Oribatida được sử dụng như đối tượng nghiên cứu, đánh giá
chất lượng đất và sự ô nhiễm, thoái hóa đất.
Với sự phát triển mạnh mẽ về khu du lịch của đất nước nói chung và
tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đặc biệt là với khu du lịch Đại Lải thuộc thị xã Phúc
Yên đang thu hút nhiều khách du lịch tham quan, vì vậy vấn đề ô nhiễm môi
trường cần được quan tâm chặt chẽ hơn của các cấp, các ngành và nhất là
những người dân sinh sống tại đó. Những tác động của con người ít nhiều có


Mai Hải Yến

1

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

ảnh hưởng đến sự đa dạng, cấu trúc, mật độ, sự gần gũi về thành phần loài Ve
giáp của khu vực nghiên cứu. Cho đến nay chưa có nghiên cứu động vật đất
nào ở khu du lịch Đại Lải được thực hiện.
Với tất cả các lý do trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự biến
động thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại rừng phòng hộ khu
du lịch Đại Lải, thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định thành phần loài và đặc điểm phân bố của Oribatida ở các
tầng trong sinh cảnh rừng phòng hộ khu du lịch Đại Lải – Phúc Yên – Vĩnh
Phúc dựa trên đặc điểm phân bố và độ đa dạng của loài Ve giáp, từ đó đánh
giá về điều kiện môi trường đất ở khu vực này.
- Làm quen với nghiên cứu khoa học, xây dựng lòng say mê học tập,
làm tiền đề cho phục vụ giảng dạy và nghiên cứu sau này.
3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định mức độ đa dạng thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida)
ở sinh cảnh nghiên cứu.
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố, biến động của Oribatida theo độ sâu
của tầng đất tại khu vực nghiên cứu.
- Khảo sát đánh giá sự tương đồng thành phần loài và xác định được

những loài ưu thế của quần xã Oribatida có trong sinh cảnh nghiên cứu.

Mai Hải Yến

2

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) trên thế giới
Trên thế giới, các nhóm động vật không xương sống nói chung và
Oribatida nói riêng đã được nghiên cứu từ rất lâu, cách đây hàng trăm năm. Ở
Đức, từ năm 1804 với công trình của Hermann J.F; ở Ý từ năm 1876, 1877
với công trình của Canestrini G. & Fanzago F.; ... Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu về Oribatida chỉ phát triển mạnh trong thời gian gần đây [13].
Khu hệ Oribatida trên thế giới hiện đã mô tả khoảng 10000 loài và thực
tế có thể lên đến 100000 loài theo Balogh J. và Balogh P. (1992), số lượng
giống Oribatida trên thế giới đã tăng từ 700 giống đến 1000 giống chỉ trong
20 năm gần đây. Thậm chí hiện nay ở châu Âu, loài mới vẫn được mô tả đều
đặn hàng năm và ở Bắc Mĩ, khoảng 75% số loài của khu hệ Oribatida còn
chưa được mô tả (Bechan - Pelletier et al., 1993) [14], [15].
Trong các công trình nghiên cứu về Acari trước đây, các công trình của
Berlese đóng một vai trò quan trọng và có một vị trí đặc biệt. Ông là một
trong những người quan tâm đến ve giáp đầu tiên. Từ năm 1881 đến năm
1923, ông đã mô tả khoảng 120 loài Oribatida.

Khu hệ Oribatida của Canada là một trong những khu hệ được nghiên
cứu khá kỹ, từ rất sớm. Nhưng theo Behan – Pelletier et al., 2000. Mặc dù các
dẫn liệu về sinh thái, phân bố của chúng có nhiều, nhưng về khu hệ, số loài
được biết chỉ chiếm 1/4 số loài có trong thực tế [Behan – Pelletier et al.,
2000] [16].
Trong khoảng 20 năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu Oribatida
diễn ra mạnh mẽ và nhiều kết quả được công bố. Trên cơ sở các kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác, cùng với kết quả nghiên cứu của riêng mình.
Schatz, 2006 một chuyên gia Oribatida người Thụy Sĩ đã công bố và tổng hợp
bản mục lục các loài Oribatida đã biết ở khu vực Châu Mỹ. Danh sách gồm

Mai Hải Yến

3

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

543 loài Oribatida thuộc 87 họ. Ngoài ra, ông còn liệt kê số lượng Oribatida
đã thu thập ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng thuộc Trung Mỹ như:
Cuba (225 loài), Antilles (387 loài), Jamaica (28 loài).... Hiện tại 498 loài
Oribatida đã được ghi nhận (gồm 300 loài đã xác định tên, 198 loài còn ở
dạng sp., cf...) [9].
Nghiên cứu về Oribatida ở Nga phát triển mạnh từ những năm 50 của
thế kỷ XX. Cho đến nay đã ghi nhận được 300 loài Oribatida ở tất cả các hệ
sinh thái. Riêng khu hệ Oribatida sống trên cây cũng được quan tâm cách đây

mấy chục năm.
Đến năm 1999, Ve giáp (Acari) được coi là cư dân truyền thống của
đất và thảm mục chưa được chú ý đến nhiều ở sinh cảnh này. Dẫu sao, độ
phong phú của khu hệ Ve giáp sống tự do, cư trú trên tán cây rừng nhiệt đới,
ôn đới, được xem như “những sinh vật sống trôi nổi trên cây” (Wallter et al.,
1999) đã được một số tác giả đề cập tới. Chúng được thu thập từ vỏ cây, rêu,
địa y.
Năm 2004, Karasawa đã nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribatida ở đất
treo và các nhân tố hữu sinh, vô sinh gây nên sự đa dạng của chúng. Theo tác
giả, Oribatida là một trong những nhóm Chân khớp chiếm ưu thế về số lượng
trong đất treo. Từ sinh cảnh này thu được không ít hơn 50 loài. Độ đa dạng
loài Oribatida ở đất treo có thể thấp hơn so với khu hệ Oribatida ở đất rừng.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò chỉ thị sinh học của
Oribatida theo các hướng: chỉ thị cho chất lượng đất ở mức độ loài hay quần
xã, chỉ thị cho thuốc trừ sâu, phân bón... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp,
chỉ thị cho môi trường đô thị...
Những lợi thế của Oribatida khi sử dụng chúng như những sinh vật chỉ
thị trong việc đánh giá chất lượng hệ sinh thái trên cạn là ở chỗ: chúng có độ
đa dạng cao, thu lượm với số lượng lớn một cách dễ dàng, ở tất cả các mùa

Mai Hải Yến

4

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


trong năm, trong nhiều sinh cảnh; việc định loại cá thể trưởng thành tương đối
dễ; hầu hết chúng sống trong tầng hữu cơ của lớp đất màu mỡ và chúng là
nhóm dinh dưỡng không đồng nhất. Chúng bao gồm các taxon được đặc trưng
bởi sự sinh sản nhanh, thời gian sinh sống của các con non và con trưởng
thành dài, khả năng tăng quần thể chậm... (Behan – Pelletire, 1999) [17].
Một số nghiên cứu sơ bộ về chỉ thị sinh học trong môi trường đô thị
cũng cho thấy Oribatida là nhóm động vật nhạy cảm với sự thay đổi chất
lượng không khí.
Có thể thấy lịch sử nghiên cứu của Oribatida đã có từ rất lâu trên thế
giới, được nghiên cứu một cách hệ thống về cả khu hệ, sinh học, sinh thái và
vai trò chỉ thị. Nhưng ở Việt Nam thì hướng nghiên cứu về nhóm này mới chỉ
bắt đầu ở thời gian gần đây.
1.2. Tình hình nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam
Ở Việt Nam, động vật chân khớp bé ở đất đã được nghiên cứu từ những
năm 30 của thế kỉ XX. Ban đầu là các nghiên cứu lẻ tẻ của các tác giả nước
ngoài kết hợp nghiên cứu cùng các nhóm sinh vật khác.
Năm 1967, lần đầu tiên trong công trình “New Oribatid from Viet
Nam”, hai tác giả người Hungari là Balogh J. và Mahunka S. đã giới thiệu
khu hệ, danh pháp học và đặc điểm phân bố của 33 loài Ve giáp, trong đó đã
mô tả 29 loài, 4 giống mới cho khoa học.
Từ sau năm 1975, các tác giả trong nước bước đầu đã tiến hành nghiên
cứu độc lập về Oribatida. Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của tác
giả Vũ Quang Mạnh về nhóm Chân khớp bé (Microarthropoda) ở đất Cà Mau
và Từ Liêm (Hà Nội) năm 1980, 1984.. [7], [8].
Tiếp theo là hàng loạt các nghiên cứu của nhiều tác giả nhằm đề xuất
phương pháp nghiên cứu, xác định mật độ, thành phần loài, khu hệ (chủ yếu

Mai Hải Yến


5

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

là nhóm Acari và Collembola) ở một số vùng địa lý, loại đất và kiểu hệ sinh
thái của Việt Nam.
Vũ Quang Mạnh, Mara Jeleva (1987) đã giới thiệu đặc điểm phân bố và
danh pháp phân loại học của 11 loài mới cho khu hệ Oribatida Việt Nam và 1
loài mới cho khoa học [3].
Nghiên cứu khu hệ Oribatida ở Việt Nam của Mahunka (1988) đã xác
định 15 loài mới cho khoa học, trong đó có một số loài mới thu từ mẫu đất
vùng Tam Đảo [19]
Vũ Quang Mạnh, Cao Văn Thuật (1990) xác định được 24 loài
Oribatida ở vùng đồi núi Đông Bắc Việt Nam khi tiến hành nghiên cứu cấu
trúc định lượng của nhóm Microarthropoda ở 7 kiểu sinh thái, ở 5 dải độ cao
khí hậu và 3 loại đất. Theo 2 tác giả này, trong nhóm Microarthropoda,
Oibatida luôn chiếm số lượng chủ yếu từ 70 – 80% tổng số lượng, còn nhóm
Collembola chỉ chiếm 10% [5].
Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa (1995) đã giới thiệu danh sách 146
loài và phân loài Oribatida ở Việt Nam và phân tích đặc điểm thành phần loài
của chúng [4].
Những nghiên cứu về Chân khớp bé ở Việt Nam cho thấy: việc nghiên
cứu Microarthropoda đã đề cập một cách toàn diện và có hệ thống với kết quả
cao. Tuy nhiên các kết quả đạt được mới chỉ là những bước đi định hướng ban
đầu. Để tìm hiểu thấu đáo vai trò của nhóm động vật Chân khớp bé sống trong

môi trường đất, để đưa Microarthropoda ứng dụng vào lĩnh vực khoa học và
thực tiễn thì việc nghiên cứu Chân khớp bé cần được đẩy mạnh nghiên cứu
trong những năm tiếp theo.

Mai Hải Yến

6

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài Oribatida (Acari: Oribatida) thuộc phân lớp Ve bét (Acari),
lớp Hình nhện (Arachnida), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata),
ngành Chân khớp (Arthropoda).
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng IV năm 2011 đến tháng V năm 2013.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành thu mẫu đất rừng và thảm lá mục rừng phòng hộ
khu du lịch Đại Lải ở 3 tầng: tầng thảm lá kí hiệu là tầng 0, tầng đất có độ sâu
0 – 10 cm kí hiệu là tầng -1 và tầng đất có độ sâu 11 – 20 cm kí hiệu là tầng 2. Tổng số mẫu đất đã thu là 20 mẫu.
Bảng 2.1. Địa điểm, tầng đất và số lượng mẫu thu ở khu vực nghiên cứu
Địa điểm


0

-1

-2

Tổng số mẫu

Rừng phòng hộ

10

5

5

20

2.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khu hệ và sinh
thái động vật đất ở thực địa và trong phòng thí nghiệm theo Krivolutsky,
1975.
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Các mẫu được lấy ở 3 tầng: tầng có độ sâu từ 0 – 10 cm (tính từ mặt
đất) kí hiệu là tầng -1, ở độ sâu 11 – 20 cm kí hiệu là tầng -2. Mỗi mẫu có
kích thước (5 x 5 x 10) cm và tầng thảm lá.

Mai Hải Yến

7


K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Các mẫu định lượng của đất được thu lặp lại 2 lần( khi thu lần 1 xong,
sau 7 ngày thu lại lần 2) ở mỗi tầng và ở mỗi điểm nghiên cứu. Mỗi mẫu được
cho vào 1 túi nilon riêng được buộc chặt, bên trong có chứa nhãn ghi đầy đủ
các thông số: tầng đất, ngày tháng, địa điểm… lấy mẫu [2]
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Tách lọc mẫu Oribatida
Các mẫu sau khi thu ở thực địa về sẽ tiến hành tách động vật Chân
khớp bé ra khỏi đất theo phương pháp phễu lọc “Berlese – Tullgren”, trong
thời gian 7 ngày đêm, ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm [2]
Để xử lý mẫu, bảo quản và định loại: Các ống nghiệm chứa động vật
thu được nhờ phễu “Berlese – Tullgren” sẽ được đổ trên giấy lọc đặt sẵn trong
đĩa petri để dưới kính lúp 2 mắt để nhặt riêng từng nhóm Oribatida. Các mẫu
Oribatida không làm tiêu bản, sẽ được cho vào trong ống nghiệm chứa dung
dịch định hình là formaldehyt 4%. Các ống nghiệm đều được gắn nhãn ghi
đầy đủ ngày thu mẫu, địa điểm... Toàn bộ tiêu bản định loại và các mẫu vật
được bảo quản tại phòng thí nghiệm Động vật học, khoa Sinh – KTNN,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Định loại Oribatida
Mẫu Oribatida, trước khi được định loại cần được tẩy màu, làm trong
vỏ kitin cứng. Quá trình làm trong màu có thể diễn ra trong một vài ngày hoặc
lâu hơn nên cần nhặt Oribatida riêng ra một lam kính lõm. Đưa lam kính lõm
quan sát dưới kính lúp, dựa vào đặc điểm hình dạng ngoài, dùng kim tách sơ

bộ chúng thành nhóm có hình thù giống nhau riêng. Đặt lamel ở bên trái lam
kính sao cho chỉ phủ một phần chỗ lõm. Dùng kim chuyển từng Oribatida vào
chỗ lõm dưới lamel để quan sát ở các tư thế khác nhau theo hướng lưng và
bụng và ngược lại. Khi mẫu ở đúng tư thế quan sát, ta chuyển sang kính hiển
vi.

Mai Hải Yến

8

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Sau khi định loại xong, tất cả các cá thể cùng một loài để chung vào
một ống nghiệm, dùng dung dịch định hình bằng formol 4%. Dùng giấy can
ghi các thông số tên loài cần thiết bằng bút chì rồi nút bằng bông không thấm
nước; tất cả các ống nghiệm được đặt chung vào lọ thủy tinh lớn chứa formol
4% để bảo quản lâu dài.
Danh sách các loài Oribatida được sắp xếp theo hệ thống cây chủng
loại phát sinh dựa theo hệ thống phân loại của Balogh J. và Balogh P., 1992.
Các loài trong một giống được sắp xếp theo vần a, b, c. Định loại tên loài theo
các tài liệu phân loại, các khóa định loại của các tác giả: Baker E. et al., 1952;
Grandjean, 1954; Ghilarov M., et al, 1975; Norton R A., 1990; Willmann,
1931; Vũ Quang Mạnh.
Tất cả các mẫu Oribatida sau khi đã phân tích, xử lý và định loại đều
được TS. Đào Duy Trinh kiểm định lại.

2.5. Xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê trong tính toán và xử lý số liệu, trên
nền phần mềm Primer, 2001; phần mềm Microsoft office Excell 2007.
Các công thức tính:
- Độ ưu thế D
D=
Trong đó:

na
× 100 (%)
n
D : độ ưu thế
na: số lượng cá thể của loài a
n : tổng số cá thể của toàn bộ mẫu theo sinh cảnh hay

địa điểm
Theo Ermilov và Chistyakov, 2007: loài Oribatida ưu thế là những loài
có độ ưu thế đạt giá trị 5% trở lên [3].

Mai Hải Yến

9

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


- Chỉ số Shannon – Weaver (H’)
s

H ′ = −∑
i =1

ni ni
ln
n n

Trong đó: s: Số lượng loài.
ni: Số lượng cá thể trong sinh cảnh nghiên cứu
- Chỉ số đa dạng tiềm tàng (J)
J=

H′
ln S *

Trong đó: H ′ : độ đa dạng.
S*: Số loài ưu thế tiềm tàng trong sinh cảnh.
- Chỉ số tương đồng thành phần loài Jaccard (J):
J=
Trong đó:

c
× 100 (% )
a+b−c

a: là số lượng loài gặp ở sinh cảnh nghiên cứu A
b: là số lượng loài gặp ở sinh cảnh nghiên cứu B

c: là số loài chung gặp ở sinh cảnh nghiên cứu A và B
J: là chỉ số Jaccard, chỉ sự gần gũi thành phần loài giữa 2
quần xã sinh vật ở hai sinh cảnh sống nghiên cứu.

Mức độ tương đồng thành phần loài giữa các khu vực nghiên cứu hay
giữa các dạng sinh cảnh ngay trong một khu vực nghiên cứu cho phép hình
dung được mức độ gần gũi hay xa cách về điều kiện sống của các sinh cảnh
nghiên cứu.

2.6. Một vài nét khái quát về khu vực nghiên cứu
2.6.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Hiện nay, Vĩnh Phúc đã xây dựng được rất nhiều khu du lịch như Tam

Đảo, Tây thiên, Đại Lải… Nhưng đang được đầu tư hơn cả là khu du lịch Đại
Lải thuộc thị xã Phúc Yên. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Vĩnh Phúc đến năm 2020 thì phát triển công nghiệp là nền tảng, du lịch trở

Mai Hải Yến

10

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh phát
triển mạnh về khu du lịch [19].

Khu du lịch Đại Lải nằm trên địa phận hai xã Ngọc Thanh và Cao Minh
thuộc thị xã Phúc Yên,sát cạnh thị trấn Xuân Hòa về phía Bắc huyện Mê
Linh, khu du lịch Đại Lải chỉ cách nội thành Hà Nội 50km và cách sân bay
Nội Bài 15km, từ lâu đã nổi tiếng là một khu du lịch sinh thái hấp dẫn gần kề
thủ đô. Với khí hậu ôn hòa giữa khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, cùng hệ
thống giao thông thuận tiện cả đường bộ, đường sắt và đường hàng không,
Đại Lải đã nhanh chóng trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần đầy ấn
tượng của tỉnh Vĩnh Phúc.
Nguyên trước kia vùng hồ Đại Lải ngày nay là một thung lũng cằn cỗi
nằm trên một phần của dãy núi Mỏ Quạ, giữa một bên là dải núi Thằn Lằn và
một bên là các đồi trọc trải dần ra từ phía chân dãy Tam Đảo, cũng là nơi ngụ
cư của dân tộc Sán Dìu di cư từ Trung Quốc sang. Khi mùa mưa lũ đến, nước
ở các con suối chảy dồn về như thác, nhưng lại cũng rút đi rất nhanh đã cuốn
trôi theo bao phù sa màu mỡ, khiến cho đồng ruộng bị xói mòn, đất đai bạc
màu vì khô cằn… [20].
Để khắc phục những bất lợi từ thiên nhiên, ngay từ năm 1959 Bộ Thủy
Lợi đã tiến hành khảo sát, thiết kế xây dựng hồ Đại Lải với nhiệm vụ chủ yếu
là chứa nước, tưới tiêu cho đại bộ phận ruộng đồng của huyện Kim Anh và
Sóc Sơn cùng một phần diện tích đất nông nghiệp huyện Bình Xuyên. Sau
gần bốn năm nỗ lực chỉ bằng sức lao động chân tay, công trình đã cơ bản
hoàn thành vào năm 1963 với 2.226.100 ngày công được huy động,
121.900m³ đất được đào đắp đã tạo nên lòng hồ rộng lớn có diện tích mặt
nước 525ha, chứa 26,4 triệu m³ nước mang lại lợi ích thiết thực, góp phần
phát triển kinh tế, xã hội, nông lâm nghiệp và phục vụ tưới tiêu cho khoảng
2.900 - 3.500ha đất canh tác [20].

Mai Hải Yến

11


K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

“Đại Lải” theo tiếng dân tộc Sán Dìu có nghĩa là hồ lớn. Trong thực tế
đã từng có giả thuyết về một dòng nước lớn chảy ngầm dưới lòng đất, vì vậy
cũng có người muốn hiểu “Đại Lải” theo nghĩa là một luồng nước lớn. Bao
quanh hồ Đại Lải là dãy Tam Đảo hùng vĩ ở phía Bắc, ba phía còn lại là
những dãy đồi lúp xúp và dảinúi Thằn Lằn được nối với nhau bằng những con
đập kiên cố tạo nên những bờ thành giữ nước vững chắc. Vào mùa mưa, nước
từ các con sông, suối phía Nam dãy núi Tam Đảo như sông Vực Tuyền, sông
Tôn, sông Bá Hạ, suối Đồng Câu, Đồng Chão… đều dồn chảy vào lòng hồ
khiến mực nước hồ có thể lên tới cao trình 21m [20].
Năm 1964, rừng được trồng ở Đại Lải, nhưng sau đó đã bị phá sạch.
Mãi đến năm 1984, rừng mới được trồng lại và đến năm 1987, Đại Lải được
đưa vào khai thác du lịch. Hồ Đại Lải hiện nay nằm giữa một màu xanh trùng
điệp của 9.000ha rừng phòng hộ. Tại đây còn một số ít cây rừng to lớn được
trồng từ trước, còn lại là những cây rừng mới với hai loại cây chủ đạo là
Thông và Tràm. Đặc biệt ở đây có những cây Keo lá tràm có lá thật lớn mà
những nơi khác ít thấy.
Nhờ sự che chắn của dãy núi Tam Đảo, các ngọn gió bấc cắt da xé thịt
của mùa Đông không đến được vùng hồ đã tạo cho nơi đây một vùng khí hậu
lý tưởng với nhiệt độ trung bình 28,9ºC vào mùa Hè và 16,8ºC vào mùa
Đông, rất thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng cuối tuần vào bất kỳ mùa nào trong
năm [20].
2.6.2. Hiện trạng môi trường tại khu du lịch và các khu vực xung quanh
Phần lớn các hồ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có Đầm Vạc và hồ Đại

Lải phải tiếp nhận nhiều nguồn thải: sinh hoạt, công nghiệp và y tế. Các
nguồn thải này đã gây nên sự quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
(hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông, hệ thống thu gom, xử lý
rác và chất thải sinh hoạt) [21].

Mai Hải Yến

12

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Cho đến nay, hệ thống cấp nước và thoát nước còn đơn giản, chưa được
xây dựng quy mô, đồng bộ. Nước thải tại khu dân cư, các cơ quan, nhà máy,
bệnh viện trên địa bàn thị xã, thị trấn được đổ trực tiếp vào các mương thoát
nước mưa ven các đường giao thông nội thị, sau đó thải ra các ao, hồ,
đầm[19].
Hồ Đại Lải và Đầm Vạc đang ô nhiễm nặng và xu hướng ngày càng
nghiêm trọng, đặc biệt Đại Lải là khu du lịch thu hút rất nhiều khách tham
quan nên cần được quan tâm nhiều hơn về vấn đề bảo vệ môi trường nơi đây
[19].
Về vấn đề thu gom, xử lý chất thải công nghiệp của các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng còn rất hạn chế. Các doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp không thể tự mình xử lý các loại rác thải phát
sinh mà thải trực tiếp ra môi trường, làm môi trường ngày càng xấu đi [19].


Mai Hải Yến

13

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Hình 2.1. Vị trí địa lí khu du lịch Đại Lải – Phúc Yên- Vĩnh Phúc

Mai Hải Yến

14

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đa dạng thành phần loài Oribatida ở khu vực nghiên cứu
3.1.1. Thành phần loài Oribatida ở khu vực nghiên cứu
Danh sách loài Oribatida thu thập được ở rừng phòng hộ khu du lịch
Đại Lải, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong danh sách này, thành phần
loài Oribatida được xếp theo hệ thống phân loại của Balogh J.et al, 1992; Vũ

Quang Mạnh, 2007 và các tác giả Willmann, 1931; Grandjean, 1954;
Sellnick, 1960; Ghilarov, 1975.
Bảng 3.1. Thành phần loài và sự phân bố của chúng theo độ sâu của
tầng đất ở khu vực nghiên cứu
STT loài

STT họ
I
1

1

Hoplophorella cuneiseta Mahunka, 1988

-2

0

X

NOTHRIDAE BERLESE, 1896
II1

Giống Nothrus C. L. Koch, 1836

2

Nothrus baviensis sp.

X


TRHYPOCHTHONIDAE WILLMANN, 1931
III1

Archeozetes Grandjean, 1931

3

Archegozetes longisetosus Aoki, 1965

X

HERMANNIIDAE, 1928
VI1

Phyllhermannia Berlese, 1916

4

Phyllhermannia similis Balogh et Mahunka, 1967

V
5

-1

Hoplophorella Berlese, 1923

IV
4


Thảm


I1

III
3

Đất

PHTHIRACARIDAE PERTY, 1841

II
2

Loài

X

DAMAEIDAE BERLESE, 1896
V1

Giống Metabelba Grandjean, 1936

5

Metabelba orientalis Balogh et Mahunka, 1967

VI


Mai Hải Yến

X

MICROTEGEIDAE BALOGH, 1972

15

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

6

VI1

Microtegeus Berlese, 1916

6

Microtegeus reticulatus Aoki, 1965

VII
7

VII1

Cultroribula Berlese, 1908


7

Cultroribula lata Aoki, 1961

10

VIII1

Furcoppia Balogh et Mahunka, 1966

8

Furcoppia parva Balogh et Mahunka, 1967

IX1

Otocepheus Berlese, 1905

9

Acrotocepheus duplicornutus Aoki, 1965

X

10

Dolicheremaeus bartkei Rajski et Szudrowice, 1974

X


IX2

Fissicepheus Balogh et Mahunka, 1967

11

Fissicepheus elegans Balogh et Mahunka, 1967

13

14

X1

Eremella Berlese, 1913

12

Eremella vestita Berlese, 1913

X

X

OPPIIDAE GRANDJEAN, 1954
XI1

Lasiobelba Aoki, 1959


13

Lasiobelba remota Aoki, 1959

XI2

Arcoppia Hammer, 1977

14

Arcoppia arcualis (Berlese, 1913)

X

15

Arcoppia baloghi Subias, 1984

X

XI3

Pseudoamerioppia Subias, 1989

16

Pseudoamerioppia vietnamica (Mahunka, 1988)

XII
15


X

EREMELLIDAE BALOGH, 1961

XI
12

X

OTOCEPHEIDAE BALOGH, 1961

X
11

X

PELOPPIIDAE BALOGH, 1943

IX
9

X

ASTEGISTIDAE BALOGH, 1961

VIII
8

Trường ĐHSP Hà Nội 2


X

X

SUCTOBELBIDAE JCOT, 1938
XII1

Suctobelbella Jacot, 1937

17

Suctobelbella semiplumosa (Balogh et Mahunka,

X

1967)

Mai Hải Yến

16

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

18
XIII
16


18

19

20

XIII1

Limnozetes Hull, 1916

19

Limnozetes pastulatus (Mahunka, 1987)

XIV1

Brasilobates Pérez-Inigo et Baggio, 1980

20

Brasilobates maximus Mahunka, 1988

XIV2

Setoxylobates Balogh et Mahunka, 1967

21

Setoxylobates foveolatus Balogh et Mahunka, 1967


XIV3

Perxylobates Hammer, 1972

22

Perxylobates brevisetus Mahunka, 1988

X

23

Perxylobates vietnamensis (Jeleva et Vu, 1987)

X

X

XIV4

Xylobates Jacot, 1929

24

Xylobates capucinus (Berlese, 1908)

X

X


25

Xylobates lophotrichus (Brerlese, 1904)

X

26

Xylobates gracilis Aoki, 1962

X

27

Xylobates monodactylus (Haller, 1804)

XV1

Liebstadia Oudemans, 1906

28

Liebstadia humerata Sellnick, 1928

24

25

X


X

X

X

X

X

ORIBATULIDAE THOR, 1929
XVI1

Cordiozetes Mahunka, 1983

29

Cordiozetes olahi (Mahunka, 1987)

XVII
23

X

PROTORIBATIDAE J. BALOGH ET P. BALOGH, 1984

XVI
22


X

XYLOBATIDAE J. BALOGH ET P. BALOGH, 1984

XV
21

X

Suctobelbella sp.
LIMNOZETIDAE GRANDJEAN, 1954

XIV
17

Trường ĐHSP Hà Nội 2

X

HAPLOZETIDAE GRANDJEAN, 1936
XVII1

Magnobates Hammer, 1967

30

Magnobates flagellifer Hammer, 1967

XVII2


Cosmobates Balogh, 1959

31

Cosmobates nobilis Golosova, 1984

XVII3

Peloribates Berlese, 1908

Mai Hải Yến

17

X

X

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

26

32

Peloribates gressitti Balogh et Mahunka, 1967

X


33

Peloribates kaszabi Mahunka, 1988

X

34

Peloribates stellatus Balogh et Mahunka, 1967

X

XVII4

Rostrozetes Sellnick, 1925

35

Rostrozetes areolatus (Balogh, 1958)

X

X

36

Rostrozetes trimorphus Balogh et Mahunka, 1979

X


X

XVIII
28

SCHELORIBATIDAE GRANDJEAN, 1953
XVIII1 Rhabdoribates Aoki, 1967
37

29

32

Scheloribates laevigatus (C. L. Koch, 1836)

39

Scheloribates latipes (C. L. Koch, 1841)

40

Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840)

X

41

Scheloribates praeincisus (Berlese, 1916)


X

X

X
X

X

X

X
X

ORIPODIDAE JACOT, 1925
XIX1

Oripoda Bank, 1904

42

Oripoda excavata Mahunka, 1988

X

CERATOZETIDAE JACOT, 1925
XX1

Allozetes Berlese, 1914


43

Allozetes pusillus Berlese, 1915

XX2

Fuscozetes Sellnick, 1928

44

Fuscozetes fuscipes (C. L. Koch, 1844)

XXI
32

X

38

XX
31

Rhabdoribates siamensis Aoki, 1967

XVIII2 Scheloribates Berlese, 1908

XIX
30

Trường ĐHSP Hà Nội 2


X

X

AUSTRACHIPTERIDAE LUXTON, 1985
XXI1

Lamellobates Hammer, 1958

45

Lamellobates ocularis Jeleva et Vu, 1987
Số loài theo tầng sinh cảnh

Mai Hải Yến

18

X
13

8

39

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học


Ghi chú:

Trường ĐHSP Hà Nội 2

X: loài bắt gặp
Tầng 0: tầng thảm lá mục
Tầng -1: tầng đất 0 – 10 cm
Tầng -2: tầng đất 11 – 20 cm

Trong số 45 loài ghi nhận được có 43 loài đã xác định được đầy đủ tên
khoa học và 2 loài thuộc dạng sp..
3.1.2. Thành phần phân loại học
Bảng 3.2. Thành phần phân loại học của Ve giáp ở rừng phòng hộ khu du
lịch Đại Lải – Phúc Yên – Vĩnh Phúc
Tầng -1 Tầng -2

Tầng 0

Tỉ lệ % so

Số giống

Số loài

Số giống

Số loài

Số giống


Số loài

Tổng số giống

Tổng số loài

Giống (%)

Loài (%)

Phthiracaridae Perty, 1841

0

0

0

0

1

1

1

1

3,13


2,22

2

Nothridae Berlese, 1896

0

0

0

0

1

1

1

1

3,13

2,22

3

Trhypochthonidae Willmann,


0

0

0

0

1

1

1

1

3,13

2,22

STT
1

Taxon

với tổng

1931
4


Hermanniidae, 1928

0

0

0

0

1

1

1

1

3,13

2,22

5

Damaeidae Berlese, 1896

0

0


0

0

1

1

1

1

3,13

2,22

6

Microtegeidae Balogh, 1972

0

0

0

0

1


1

1

1

3,13

2,22

7

Astegistidae Balogh, 1961

0

0

0

0

1

1

1

1


3,13

2,22

8

Peloppiidae Balogh, 1943

0

0

0

0

1

1

1

1

3,13

2,22

9


Otocepheidae Balogh, 1961

0

0

0

0

2

3

2

3

6,25

6,67

10

Eremellidae Balogh, 1961

1

1


1

1

0

0

1

1

3,13

2,22

11

Oppiidae Grandjean, 1954

0

0

0

0

3


4

3

4

9,38

8,89

12

Suctobelbidae Jcot, 1938

0

0

0

0

1

2

1

2


3,13

4,45

13

Limnozetidae Grandjean, 1954

0

0

0

0

1

1

1

1

3,13

2,22

14


Xylobatidae J. Balogh et P.

2

4

2

2

3

5

4

8

12,5

17,8

Mai Hải Yến

19

K35B Sinh - KTNN



Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Balogh, 1984
15

Protoribatidae J. Balogh

1

1

1

1

1

2

1

2

3,13

2,22

et P. Balogh, 1984

16

Oribatulidae thor, 1929

0

0

0

0

1

1

1

1

3,13

2,22

17

Haplozetidae Grandjean, 1936

1


2

1

2

3

5

4

7

12,5

15,6

18

Scheloribatidae Grandjean,

2

3

1

2


2

5

2

5

6,25

11,1

1953
19

Oripodidae Jacot, 1925

1

1

0

0

0

0

1


1

3,13

2,22

20

Ceratozetidae Jacot, 1925

0

0

0

0

1

1

1

1

3,13

2,22


21

Austrachipteriidae luxton,

0

0

0

0

1

1

1

1

3,13

2,22

9

13

6


8

27

39

32

45

100

100

1985
Tổng số

Phân tích thành phần phân loại học Ve giáp của rừng phòng hộ khu du
lịch Đại Lải ở bảng 3.2 ta thấy rất rõ sự đa dạng thành phần giống và loài
Oribatida. Đa số các giống và loài Oribatida tập trung ở thảm lá, đến tầng đất
-1 số lượng giống và loài giảm dần và ít nhất là tầng -2. Về số lượng giống:
27 (tầng 0) > 9 (tầng -1) > 6 (tầng -2); về số lượng loài: 39 (tầng 0) > 13
(tầng -1) > 8 (tầng -2).
Các họ có số lượng giống và loài nhiều nhất là Xylobatidae J. Balogh et
P. Balogh, 1984 (4 giống, 8 loài) ; Họ Haplozetidae Grandjean, 1936 (4
giống, 7 loài) ; Họ Oppiidae Grandjean, 1954 (3 giống, 4 loài)
Những Họ này có số lượng giống và loài tăng dần khi đi lên cao hơn.
Có 14 Họ chỉ có 1 giống, 1 loài là Họ Phthiracaridae Perty, Họ Nothridae
Berlese, Họ Trhypochthonidae Willmann, Họ Hermanniidae, Họ Damaeidae

Berlese, Họ Microtegeidae Balogh, Họ Astegistidae Balogh, Họ Peloppiidae
Balogh, Họ Eremellidae Balogh, Họ Limnozetidae Grandjean, Họ
Oribatulidae thor, Họ Austrachipteriidae luxton, Họ Ceratozetidae Jacot, Họ

Mai Hải Yến

20

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Oripodidae Jacot.. Những Họ này chỉ có mặt ở 1 tầng nhất định, trừ 1 Họ
Eremellidae Balogh ở cả 2 tầng đất -1 và -2..
3.1.3. Những loài ưu thế có trong sinh cảnh nghiên cứu
Theo Vũ Quang Mạnh, 2003, 2007 [2], [12] độ ưu thế được phân ra 4
mức sau (tính theo giá trị %):
Rất ưu thế

: > 10,00% tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu.

Ưu thế

: 5- 9,99% tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu.

Ưu thế tiềm tàng : 2- 4,99% tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu.
Không ưu thế


: < 2,00% tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu

Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể riêng chiếm từ 5% trong tổng số
cá thể chung của quần xã trở lên. Ở mỗi sinh cảnh, mỗi tầng phân bố trong
cùng một sinh cảnh.. . có một tập hợp các loài ưu thế đặc trưng và tập hợp này
thay đổi ở các sinh cảnh, ở mỗi tầng phân bố trong cùng 1 sinh cảnh... khác
nhau theo thời gian. Sự thay đổi các loài ưu thế phản ánh sự thay đổi của môi
trường sống. Trong điều kiện môi trường sống tối ưu, mang tính chất tự
nhiên, thông thường các loài ưu thế có số lượng cá thể riêng không vượt trội
so với các loài khác trong quần xã. Ngược lại, khi điều kiện môi trường thay
đổi, tác động đến từng cá thể, sinh vật phải tự điều chỉnh để thích ứng với
điều kiện sống mới, dẫn đến kết quả: một số loài bị diệt vong, một số loài
khác phát triển đột biến làm thay đổi hình ảnh tập hợp ưu thế trong quần xã.
Trên cơ sở thay đổi ấy, người ta có thể phán đoán được quá trình cũng như
chiều hướng diễn thế của sự thay đổi điều kiện môi trường.
Trong quá trình nghiên cứu tôi xác định được có tất cả 9 loài ưu thế,
được biểu hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1 như sau:

Mai Hải Yến

21

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Bảng 3.3. Tỷ lệ Oribatida ưu thế trong các sinh cảnh nghiên cứu
(Đơn vị tính : %)

STT

Loài ưu thế

1

Dolicheremaeus bartkei Rajski et Szudrowice, 1974

2

Oripoda excavata Mahunka, 1988

3

Rostrozetes trimorphus Balogh et Mahunka, 1979

4

Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840)

5

Liebstadia humerata Sellnick, 1928

9,2

6


Eremella vestita Berlese, 1913

9,2

7

Perxylobates vietnamensis (Jeleva et Vu, 1987)

8

Metabelba orientalis Balogh et Mahunka, 1967

5,8

9

Nothrus baviensis sp.

5,2

Mai Hải Yến

-1

-2

0
53,2


30,77

22

10,77
9,2

6,15

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Hình 3.1. Cấu trúc loài Oribatida ưu thế trong sinh cảnh rừng phòng hộ
khu du lịch Đại Lải – Phúc Yên – Vĩnh Phúc
Ghi chú: Các số thứ tự từ 2 – 42 là các loài ưu thế có số thứ tự như bảng 3.1.
Từ bảng 3.2 và hình 3.1 cho thấy ở sinh cảnh rừng phòng hộ, loài
Dolicheremaeus bartkei chiếm độ ưu thế cao nhất (53,2%), sau đó giảm dần
theo thứ tự: Oripoda excavata (30,77) - Rostrozetes trimorphus (10,77%) Scheloribates pallidulus (9,2%) - Liebstadia humerata (9,2%) - Eremella
vestita (9,2) - Perxylobates vietnamensis (6,15%) - Metabelba orientalis
(5,8%) và loài có độ ưu thế thấp nhất là Nothrus baviensis(5,2%).
Sự chênh lệch về tỷ lệ phần trăm độ ưu thế của các loài ưu thế của một
sinh cảnh khá lớn, thể hiện rõ nét theo độ sâu của tầng đất (từ 5,2% đến 53,2).

Mai Hải Yến

23


K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

3.2. Đặc điểm phân bố của quần xã Oribatida tại rừng phòng hộ khu du
lịch Đại Lải – Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
3.2.1. Phân bố theo tầng đất
Trong 45 loài Oribatida nêu trong danh sách trên có 8 loài xuất hiện ở
tầng -1, 13 loài xuất hiện ở tầng -2 và 39 loài xuất hiện ở tầng 0.
Nhìn vào bảng 3.1 ta có thể thấy sự phân bố của các loài Oribatida
không đồng đều, tầng 0 có số lượng loài đa dạng hơn rất nhiều so với tầng -1,
-2. Có thể xem đây là các loài Oribatida phổ biến của rừng phòng hộ khu du
lịch Đại Lải, thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc
Từ bảng 3.2 ta thấy, số lượng loài ở các tầng của sinh cảnh tại rừng
phòng hộ khu du lịch Đại Lải, thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc có sự khác
nhau, có sự chênh lệch. Cụ thể:
Trong 45 loài Oribatida nêu trong danh sách trên có 13 loài xuất hiện ở tầng
-1 (Eremella vestita , Perxylobates brevisetus, Perxylobates , Xylobates
capucinus , Xylobates monodactylus , Liebstadia humerata , Rostrozetes
areolatus , Rostrozetes trimorphus, Rhabdoribates siamensis , Scheloribates
pallidulus , Scheloribates praeincisus, Oripoda excavata ), 8 loài xuất hiện
tầng -2 (Eremella vestita , Liebstadia humerata , Rostrozetes areolatus ,
Rostrozetes trimorphus , Scheloribates latipes , Scheloribates pallidulus,
Perxylobates vietnamensis , Xylobates capucinus ) và 39 loài ở tầng 0
(Hoplophorella cuneiseta , Nothrus baviensis, Archegozetes longisetosus,
Phyllhermannia similis, Metabelba orientalis, Microtegeus reticulatus,

Cultroribula

lat,

Furcoppia

parva,

Acrotocepheus

duplicornutus,

Dolicheremaeus bartkei, Fissicepheus elegans, Lasiobelba remota, Arcoppia
arcualis, Arcoppia baloghi, Pseudoamerioppia vietnamica, Suctobelbella
semiplumosa, Suctobelbella vietnamica, Limnozetes pastulatu, Brasilobates
maximus, Setoxylobate, foveolatus, Xylobates lophotrichus, Xylobates

Mai Hải Yến

24

K35B Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

gracilis, Xylobates monodactylus, Liebstadia humerata Sellnic, Cordiozetes
olahi, Magnobates flagellifer, Cosmobates nobilis, Peloribates gressitti,

Peloribates

kaszabi,

Peloribates

stellatus,

Rhabdoribates

siamensis,

Scheloribates laevigatus, Scheloribates latipes, Scheloribates pallidulus,
Scheloribates

praeincisus,

Allozetes

pusillus,

Fuscozetes

fuscipes,

Lamellobates ocularis).
Số loài phân bố ở tầng 0 là nhiều hơn tầng -1 và tầng -2 với 39 loài.
Trong đó số loài có mặt ở cả 3 tầng là 8 loài (Eremella vestita Berlese, 1913;
Eremella vestita Berlese, 1913; Xylobates capucinus (Berlese, 1908) ;
Liebstadia humerata Sellnick, 1928; Rostrozetes areolatus (Balogh, 1958);

Rostrozetes trimorphus Balogh et Mahunka, 1979; Scheloribates pallidulus
(C. L. Koch, 1840); Oripoda excavata Mahunka, 1988.
3.2.2. Độ đa dạng loài H’
Độ đa dạng loài H’ của Oribatida ở các tầng sinh cảnh dao động từ
1,888 đến 2,303. Tầng -2 có độ đa dạng thấp nhất H’=1,888; tầng -1 có độ đa
dạng H’=2,057, độ đa dạng lớn nhất ở tầng 0 H’=2,303.
3.3. Sự tương đồng thành phần loài của quần xã Oribatida ở khu vực
nghiên cứu
3.3.1. Sự tương đồng thành phần loài trong sinh cảnh rừng phòng hộ
Tuy cùng sống trong một khu vực, một vùng nhất định nào đó, nhưng
do có sự đa dạng về các yếu tố địa hình, độ sâu, nhân tác... đã tạo ra những tổ
hợp động vật nói chung và Oribatida nói riêng với thành phần khác nhau.
Mức độ tương đồng về thành phần loài giữa các sinh cảnh nghiên cứu cho
phép hình dung được mức độ gần gũi hay xa cách về các điều kiện sống của
các sinh cảnh nghiên cứu.
Nguyên nhân hình thành các nhóm chung với sự gần gũi về thành phần
loài ở sinh cảnh rừng phòng hộ khu du lịch Đại Lải chúng tôi có thể giải thích

Mai Hải Yến

25

K35B Sinh - KTNN


×