Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong thảm cây bụi tại trạm đa dạng sinh học mê linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 46 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình của ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Lê Đồng Tấn – viện Ngiên cứu
khoa học Tây Bắc và ThS. Dƣơng Thị Thanh Thảo – khoa Sinh – trƣờng
Đaị học Sƣ phạm Hà Nội 2 cùng tập thể các cán bộ phòng Thực vật – viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, trạm Đa dạng sinh học Mê Linh. Nhân dịp
này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành về những giúp đỡ đó.
Tôi xin đƣợc cảm ơn Ban lãnh đạo viên Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo khoa Sinh – KTNN – trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
học này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Các số liệu và kết quả trong khóa luận này là trung thực và chƣa đƣợc
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền


MỤC LỤC



LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 1
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 2
1.1. Quan điểm chung về đa dạng sinh học ...................................................... 2
1.2. Nghiên cứu đa dạng thực vật trên thế giới ................................................. 3
1.3. Nghiên cứu đa dạng thực vật ở Việt nam ................................................... 4
1.4. Những nghiên cứu ở trạm Đa dạng sinh học Mê Linh ............................. 7
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 8
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 8
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 8
2.2.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu ....................................................... 8
2.2.2. Tình hình dân sinh kinh tế..................................................................... 11
2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 11
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 11
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 11
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra ............................................................................ 11


2.4.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu ..................................................................... 13
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 14
3.1. Đặc điểm thảm cây bụi tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh ................... 14

3.2. Tính đa dạng về thành phần loài .............................................................. 15
3.2.1. Đa dạng ở mức độ ngành ...................................................................... 15
3.2.2. Đa dạng ở mức độ họ ............................................................................ 16
3.2.3. Đa dạng ở mức độ chi ........................................................................... 17
3.3. Tính đa dạng về dạng sống....................................................................... 18
3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát triển tính đa dạng thực vật
tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh................................................................. 21
3.4.1. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật trong thảm cây bụi tại
trạm Đa dạng sinh học Mê Linh...................................................................... 21
3.4.2. Các giải pháp bảo vệ và phát triển tính đa dạng thực vật tại trạm Đa
dạng sinh học Mê Linh .................................................................................... 21
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 23
Kết luận ........................................................................................................... 23
Kiến nghị ......................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 25
Tiếng Việt ........................................................................................................ 25
Tiếng Anh ........................................................................................................ 26
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 27
Phụ lục 1 .......................................................................................................... 27
Phụ lục 2 .......................................................................................................... 40


DANH MỤC
Danh mục bảng và đồ thị
Bảng 2.1. Phiếu điều tra thực vật ................................................................... 12
Bảng 3.1. Phân bố các taxon theo ngành của hệ thực vật trong thảm cây bụi
tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh ................................................ 15
Bảng 3.2. Bảng thống kê các họ đa dạng nhất của thảm cây bụi tại trạm Đa
dạng sinh học Mê Linh ................................................................... 17
Bảng 3.3. Thống kê các chi đa dạng nhất trong khu vực nghiên cứu ............. 18

Bảng 3.4. Dạng sống của hệ thực vật tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh................. 19
Đồ thị 3.1. Tỷ lệ các nhóm dạng sống của hệ thực vật trong thảm cây bụi
tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh .............................................. 20


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nƣớc nằm trong vùng nhiệt đới có hệ sinh thái rừng vô
cùng phong phú và đa dạng. Do sự tác động của tự nhiên cũng nhƣ con ngƣời
đã làm cho các hệ sinh thái này luôn luôn có sự biến đổi. Nghiên cứu về hệ
thực vật rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cho công tác
nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học. Việc nghiên cứu về hệ thực vật giúp
ngƣời ta hiểu biết rõ đƣợc thành phần, tính chất các hệ thực vật ở từng nơi,
từng vùng, nhằm xây dựng mô hình về khai thác, sử dụng, phát triển và bảo
vệ nguồn tài nguyên thực vật một cách bền vững, phục hồi các hệ sinh thái đã
bị suy thoái.
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là nơi có hệ thực vật rất phong phú và
đa dạng. Vì vậy việc điều tra, đánh giá tính đa dạng thực vật trong thảm cây
bụi của Trạm để xây dựng các biện pháp quản lý và bảo tồn chúng là rất cần
thiết. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật
trong thảm cây bụi tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng danh lục các loài thực vật trong thảm cây bụi tại trạm Đa
dạng sinh học Mê Linh.
- Đánh giá tính đa dạng về phân loại trong thảm cây bụi tại trạm Đa
dạng sinh học Mê Linh.
- Đánh giá đa dạng về dạng sống của thực vật trong thảm cây bụi tại
trạm Đa dạng sinh học Mê Linh.

3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung kiến thức về đa dạng thực vật
của các quần xã cây bụi trong khu vực nghiên cứu.


2

- Ý nghĩa thức tiễn: Các kết quả nghiên cứu là cơ sở để đánh giá hiện
trạng phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển đa dạng thực vật tại Trạm.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quan điểm chung về đa dạng sinh học
Cuộc sống của con ngƣời liên quan mật thiết tới nguồn tài nguyên mà
trái đất cung cấp (nƣớc, không khí, khoáng sản, cây cối, động vật). Nền văn
minh của nhân loại ngày nay đang lâm nguy do con ngƣời lạm dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên và làm rối loạn các hệ sinh thái tự nhiên. Tài nguyên sinh
vật nhất là thực vật có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc duy trì sự sống
còn của hành tinh của chúng ta. Thế nhƣng loài ngƣời đang phải đối mặt với
vấn nạn suy giảm đa dạng sinh học. Chính vì vậy, việc nghiên cứu bảo tồn
cũng nhƣ đánh giá mức độ tác động tới đa dạng sinh học hiện nay đang là một
vấn đề cấp bách. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc bảo vệ đa dạng
sinh học và môi trƣờng, năm 1992 tại Rio de Janeiro (Braxin) đã diễn ra Hội
nghị Thƣợng đỉnh Quốc tế về Môi trƣờng và Phát triển bền vững. Tại hội
nghị, đồng loạt các quốc gia trên toàn thế giới đã kí Công ƣớc Quốc tế về bảo
tồn đa dạng sinh học, đảm bảo việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh
vật. Theo công ƣớc này đa dạng sinh học là toàn bộ sự phong phú của các cơ
thể sống và các tổ hợp sinh thái mà chúng ta là thành viên, bao gồm sự đa
dạng bên trong và giữa các loài và sự đa dạng về hệ sinh thái.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) trong “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh
vật” đã đƣa ra định nghĩa về đa dạng sinh học nhƣ sau: “Đa dạng sinh học là

toàn bộ các dạng sống khác nhau của cơ thể sống trên trái đất gồm các sinh
vật phân cắt đến động, thực vật ở trên cạn cũng nhƣ ở dƣới nƣớc, từ mức độ
phân tử ADN đến các quần thể sinh vật kể cả xã hội loài ngƣời” [13]. Trong


3

“Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật” xuất bản năm 2008, tác
giả phân biệt 2 khái niệm là: Đa dạng sinh học và đa dạng sinh vật. Theo ông
Đa dạng sinh học là khoa học nghiên cứu về tính đa dạng của vật sống trong
thiên nhiên. Còn đa dạng sinh vật là toàn bộ các dạng khác nhau của cơ thể
sống trên trái đất từ các sinh vật phân cắt đến các động vật và thực vật (trên
cạn cũng nhƣ ở dƣới nƣớc) và cả loài ngƣời chúng ta, từ mức độ phân tử đến
các cơ thể, các loài và các quần xã mà chúng sống. Đa dạng sinh vật đƣợc thể
hiện ở 3 cấp độ:
Đa dạng di truyền đƣợc thể hiện bằng đa dạng về nguồn gen và
genotype nằm trong mỗi loài.
Đa dạng loài thể hiện bằng số lƣợng các loài hoặc phân loài khác nhau
sinh sống trong một vùng nhất định. Trên một đơn vị diện tích ở các vùng
khác nhau có số loài khác nhau chứng tỏ mức độ đa dạng khác nhau. Đa dạng
loài hoàn toàn bao trùm tính đa dạng di truyền và thƣờng đƣợc coi trọng nhất
khi đề cập tới tính đa dạng sinh học.
Đa dạng hệ sinh thái thể hiện bằng sự khác nhau cả các kiểu quần xã
sinh vật tạo nên do các cơ thể sống và mối liên hệ giữa chúng với nhau và với
các điều kiện sống (đất, nƣớc, khí hậu, địa hình) [17].
1.2. Nghiên cứu đa dạng thực vật trên thế giới.
Vấn đề đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng, cũng
nhƣ bảo tồn chúng, đã trở thành một chiến lƣợc quan trọng trên toàn thế giới.
Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hƣớng dẫn, giúp đỡ việc đánh giá, bảo tồn
và phát triển đa dạng sinh vật trên phạm vi toàn thế giới. Đó là Hiệp hội quốc

tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chƣơng trình môi trƣờng liên hợp quốc
(UNEP), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Tài nguyên Di
truyền quốc tế (IPGRI),...


4

Để tránh sự phá huỷ tài nguyên và duy trì sự sống một cách bền vững
trên trái đất, Hội nghị Thƣợng đỉnh bàn về môi trƣờng và đa dạng sinh vật đã
đƣợc tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992, 150 quốc gia đã
ký vào Công ƣớc về Đa dạng sinh vật và bảo vệ chúng. Từ đó, nhiều cuộc Hội
thảo đƣợc tổ chức và nhiều cuốn sánh mang tính chất chỉ dẫn đã ra đời. Năm
1990, WWF cho xuất bản cuốn sách nói về tầm quan trọng của đa dạng sinh
vật. Năm 1991, IUCN và WWF xuất bản cuốn Bảo tồn đa dạng sinh vật thế
giới.... Tất cả các công trình đó nhằm hƣớng dẫn và đề xuất phƣơng pháp để
bảo tồn đa dạng sinh vật, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển trong
tƣơng lai.
Cùng với các công trình đó, đã có hàng ngàn cuộc hội thảo khác nhau
đƣợc tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, phƣơng pháp, cùng các kết quả
đạt đƣợc ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới.
Tất cả tình hình trên đây chứng tỏ tầm quan trọng to lớn của vấn đề đa
dạng sinh học nói chung và da dạng thực vật nói riêng đối với toàn thế giới,
đối với mỗi quốc gia và đối với mỗi vùng lãnh thổ địa phƣơng trong mỗi
nƣớc, đặc biệt là các Khu bảo tồn (Vƣờn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên
nhiên,...) và sự cần thiết phải nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học, trong đó
có thực vật phục vụ cho mục đích bảo tồn nguyên vị (In – situ conservation)
lâu dài.
Cho đến nay, hầu hết các quốc gia đều đã và đang nghiên cứu đánh giá
hay có những công trình về đa dạng thực vật trên cả nƣớc hay mỗi khu vực ở
các mức độ khác nhau, đƣợc công bố trong các tập sách chuyên khảo nhƣ

Thực vật chí, Danh lục các taxon, Sách đỏ, Danh lục đỏ, nghiên cứu các
taxon,... cũng nhƣ các bài báo trên các tạp chí, báo cáo khoa học trong các hội
nghị, hội thảo,...
1.3. Nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Việt Nam


5

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, do sự khác biệt
lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự
đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên, cho nên hệ thực vật
rất phong phú và đƣợc coi là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật có
tính đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều loài có giá trị khoa học và
kinh tế cao, loài đặc hữu, nhiều nguồn gen quý hiếm.
Việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá về đa dạng thực vật ở Việt Nam
đƣợc tiến hành hơn 2 thế kỷ, nhƣng các công trình mới chỉ đƣợc công bố
nhiều ở khoảng 50 năm trở lại đây.
Từ những năm đầu thế kỷ đã xuất hiện một công trình nổi tiếng, là nền
tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ thực vật chí
Đông Dƣơng do H. Lecomte chủ biên (1907 - 1937). Trong công trình này,
tác giả ngƣời Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khóa mô tả các loài thực vật có
mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dƣơng. Về sau Humbert (1938 - 1950) đã
bổ sung, chỉnh lý để hoàn thiện việc đánh giá thành phần loài cho toàn vùng
[20]. Bên cạnh đó cũng phải kể đến bộ Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt
Nam do Aubresville khởi xƣớng và chủ biên (1960 - 1997) cùng với nhiều tác
giả khác.
Từ năm 1991 đến 1993, Phạm Hoàng Hộ công bố bộ Cây cỏ Việt Nam
xuất bản tại Canada và đƣợc tái bản có bổ sung tại Việt Nam năm 1999 - 2000
[6, 7]. Gần đây bộ sách Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam (2003 - 2005)
[2] là kết quả nghiên cứu của tập thể các tác giả tại viện Sinh thái và Tài

nguyên sinh vật Việt Nam. Có thể nói đây là những bộ sách đầy đủ nhất và dễ
sử dụng nhất góp phần đáng kể cho nghiên cứu khoa học thực vật ở Việt Nam.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã thống kê hệ thực vật Việt Nam có 11373
loài, 2524 chi và 378 họ. Cụ thể, ngành Ngọc lan (Magoliophyta) có 9812 loài
(chiếm 86,27% tổng số loài), 2175 chi (chiếm 86,17% tổng số chi) và 299 họ


6

(chiếm 79,10% tổng số họ). Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) có 669 loài
(chiếm 5,88% tổng số loài), 137 chi (chiếm 5,42% tổng số chi) và 25 họ
(chiếm 6,61% tổng số họ). Ngành Thông (Pinophyta) có 63 loài (chiếm
0,55% tổng số loài), 23 chi (chiếm 0,91% tổng số chi) và 8 họ (chiếm 2,8%
tổng số họ). Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 57 loài (chiếm 0,5% tổng
số loài), 5 chi (chiếm 0,19% tổng số chi) với 3 họ (chiếm 2,1% tổng số họ).
Ngành Rêu (Bryophyta) có số loài 793 loài (chiếm 6,97% tổng số loài), 182
chi (chiếm 7,21% tổng số chi), 60 họ (chiếm 15,87% tổng số họ). Hai ngành
còn lại là ngành Quyết lá thông (Psilotophyta), ngành Thân đốt
(Equisetophyta) chiếm tỷ lệ thấp nhất với tổng số loài là 04 (chiếm 0,035% so
với tổng số loài), tổng số chi là 03 (chiếm 0,079%), tổng số họ là 02 họ
(chiếm 0,529%) [13].
Nguyễn Tiến Bân (1997) đã thống kê hệ Thực vật Việt Nam có 368 loài
Vi khuẩn lam (sinh vật Tiền nhân - Prycaryota); 2176 loài Tảo (Algae); 481
loài Rêu (Bryophyta); 01 loài Quyết lá thông (Psilotophyta); 53 loài Thông đất
(Lycopodiophyta) nâng tổng số loài thực vật Việt Nam lên hơn 20000 loài [1].
Ngoài ra, phải kể đến một số công trình nghiên cứu các họ riêng biệt ở
Việt Nam của các tác giả trong nƣớc nhƣ họ Cói (Cyperaceae) của Nguyễn
Khắc Khôi (2000), họ Trúc đào (Apocynaceae) của Trần Đình Lý (2007), họ
Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) của Vũ Xuân Phƣơng (2007), họ Cúc (Asteraceae)
của Lê Kim Biên (2007)... Đây là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho

việc đánh giá về đa dạng sinh học phân loại thực vật Việt Nam.
Cùng với những công trình mang tính chất chung về taxon hay vùng
lãnh thổ cả nƣớc, còn rất nhiều công trình nghiên cứu về đa dạng thực vật của
mỗi khu vực và các khu bảo tồn (vƣờn Quốc gia, khu Bảo tồn thiên nhiên,...)
đƣợc nghiên cứu hoặc công bố. Có thể kể đến nhƣ đa dạng thực vật các vƣờn
Quốc gia Cúc Phƣơng (Ninh Bình), Hoàng Liên – Sa Pa (Lào Cai), Ba Bể


7

(Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng), Pù Mát (Nghệ An), Phong Nha – Kẻ Bàng
(Quảng Bình), Cát Tiên (Đồng Nai), Yok Đôn (Đắk Lắk), Xuân Sơn (Phú
Thọ), Bạch Mã (Thừa Thiên -Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mũi Cà Mau (Cà
Mau),… Đa dạng thực vật các khu Bảo tồn nhiên nhiên Khau Ca (Hà Giang),
Na Hang (Tuyên Quang), Chạm Chu (Tuyên Quang), Hữu Liên (Lạng Sơn),
Pù Huống (Nghệ An), Yên Tử (Quảng Ninh). Các khu vực Tây Bắc; vùng núi
đá vôi Hoà Bình, Sơn La; vùng ven biển Phong Điền (Thừa Thiên - Huế); khu
Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; trạm Đa dạng sinh học Mê Linh,...
Bên cạnh những công trình nêu trên còn có các bài báo, sách chuyên
khảo, các đề tài nghiên cứu về đa dạng thực vật ở các mức độ khác nhau.
1.4. Những nghiên cứu ở trạm Đa dạng sinh học Mê Linh.
Tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh cũng có một số công trình nghiên
cứu về đa dạng sinh học cũng nhƣ một số biện pháp nhằm tăng cƣờng tính đa
dạng thực vật nơi đây nhƣ:
+ Nguyễn Tiến Bân (2003, 2006) nghiên cứu phục hồi bảo tồn và phát
triển đa dạng thực vật tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh [3].
+ Vũ Xuân Phƣơng và cộng sự (2005) nghiên cứu hệ thực vật trạm Đa
dạng sinh học Mê Linh và biện pháp phục hồi một số loài cây bản địa [12].
+ Ma Thị Ngọc Mai (2007) nghiên cứu quá trình diễn thế đi lên của
thảm thực vật ở trạm Đa dạng sinh học Mê Linh và vùng phụ cận [10].

+ Ma Thị Ngọc Mai và Lê Đồng Tấn (2009) đã nghiên cứu về thành
phần và phân bố cây tái sinh dƣới tán rừng thứ sinh tại trạm Đa dạng sinh học
Mê Linh. Trong đó thảm cây bụi với số lƣợng loài tái sinh là khá lớn, thƣờng
là những cây tiên phong [11].
+ Vũ Xuân Phƣơng, giai đoạn 2006 - 2007, 2008 - 2009 đã triển khai
một số đề tài nhằm tăng cƣờng tính đa dạng thực vật tại trạm Đa dạng sinh
học Mê Linh bằng các loài Tre trúc, Song mây, Thông, Cau, Dƣơng xỉ.


8

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thảm cây bụi tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh. Ở đây, có kiểu thảm
cây bụi thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp đƣợc phát sinh hình
thành do khai thác quá mức, xử lý thực bì để trồng rừng nhƣng thất bại và
hình thành trên đất sau nƣơng rẫy.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
 Vị trí địa lý
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh nằm trong địa phận xã Ngọc Thanh,
thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Khu vực Trạm có tọa độ 21°23’57’’- 21°25’35’’
độ Vĩ Bắc và 105°42’40’’ - 105°46’65’’ độ Kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện
Phổ Yên - Thái Nguyên, phía Đông và Nam giáp hợp tác xã Đồng Trầm, xã
Ngọc Thanh, phía Tây giáp xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên - xã vùng đệm
vƣờn Quốc gia Tam Đảo.
 Địa hình

Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Đông Nam dãy núi Tam Đảo thuộc
tỉnh Vĩnh Phúc. Là nơi có địa hình dốc, độ chia cắt mạnh, có nhiều dông phụ
gần nhƣ vuông góc với dông chính. Độ dốc trung bình từ 15° - 25°, nhiều nơi
dốc từ 30° - 35°. Độ cao từ 100m – 520m so với mực nƣớc biển.
 Địa chất và thổ nhưỡng


9

- Địa chất: khu vực nghiên cứu là một bộ phận của dãy núi Tam Đảo
nên có cấu tạo địa chất chủ yếu bằng hệ tầng phún trào axit gồm các lớp
Rionit, Daxit kết tinh xen kẽ nhau, có tuổi 260 triệu năm.
- Thổ nhưỡng: nhìn chung các loại đá mẹ khá cứng, thành phần khoáng
có nhiều thạch anh, Muscovit, khoáng phong hoá, hình thành nên các loại đất
có thành phần cơ giới nhẹ, các hạt thô dễ bị rửa trôi và xói mòn, nhất là những
nơi dốc cao bị xói mòn mạnh để trơ lại phần đá rất cứng (điển hình là khu vực
có độ cao 300 - 400m).
Theo nguồn gốc phát sinh trong vùng có hai loại đất chính sau:
+ Ở độ cao trên 300m là đất Feralit mùn đỏ vàng.
+ Ở độ cao dƣới 300m là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại
đá khác nhau.
Ngoài ra, còn có đất dốc tụ phù sa ở ven các suối lớn trên độ cao dƣới
100m. Thành phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng đất dày, độ ẩm
cao, màu mỡ, đã đƣợc khai phá trồng lúa và hoa màu. Đất thuộc loại chua với
pH là 3,5 - 5,5, độ dày tầng đất trung bình 30 - 40cm.
 Khí hậu - thuỷ văn
- Khí hậu: trạm Đa dạng sinh học Mê Linh nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa.
- Thuỷ văn: trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là một trong những khu
vực đầu nguồn của nhiều suối nhỏ đổ vào hồ Đại Lải, có một suối nhỏ, nƣớc

chảy quanh năm bắt nguồn từ điểm cực Bắc chảy dọc biên giới phía Tây giáp
với vƣờn Quốc gia Tam Đảo và gặp suối Thanh Lộc đổ vào hồ Đại Lải. Ngoài
ra còn có một số suối cạn ngắn chỉ có nƣớc sau những trận mƣa.
 Tài nguyên rừng
- Hệ động vật: theo kết quả điều tra năm 2003 của phòng Động vật có
xƣơng sống - viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật, đã xác định thành phần


10

phân loại học của 5 lớp thú, chim, bò sát, ếch nhái, côn trùng gồm 25 bộ, 99
họ, 461 loài.
- Hệ thực vật: Theo Nguyễn Tiến Bân (2001), khu vực nghiên cứu nằm
trong miền địa lý thực vật Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, trong đó chủ yếu tồn
tại những nhân tố bản địa đặc hữu của khu hệ thực vật Bắc Việt Nam - Nam
Trung Hoa với các ƣu hợp thực vật họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ
Dâu tằm (Moraceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ
Xoài (Anacardiaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Bồ hòn (Sapinraceae), họ
Sau sau (Hamamelidaceae), họ Gạo (Bombaceae). Đây cũng là nơi có các yếu
tố thực vật di cƣ từ phía Nam lên Nhƣ các loài cây thuộc họ Dầu
(Dipterocarpaceae)… Với diện tích khoảng 178ha, trạm Đa dạng sinh học
Mê Linh hiện có 166 họ thực vật với 651 chi và 1129 loài. Trong đó đã gặp
các ngành:
+ Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 2 họ, 3 chi, 6 loài.
+ Ngành Mộc tặc (Equisetophyta) 1 họ, 1 chi, 1 loài.
+ Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 15 họ, 32 chi, 62 loài.
+ Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 147 họ, 612 chi, 1055 loài. Trong
đó:
* Lớp Ngọc lan (Magnolisida) 120 họ, 487 chi, 823 loài.
* Lớp Hành (Liliopsida) 27 họ 125 chi, 232 loài.

Những họ có số lƣợng nhiều gồm: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 67
loài; họ Cà phê (Rubiaceae) 53 loài; họ Lan (Orchidaceae) 38 loài; họ Cói
(Cyperaceae) 35 loài; họ Đậu (Fagaceae) 35 loài; họ Cúc (Asteraceae) 29 loài;
họ Ráy (Araceae) 22 loài; họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) 21 loài; họ Dâu tằm
(Moraceae) 21 loài; họ Gừng (Zingiberaceae) 20 loài; họ Đơn nem
(Myrsinaceae) 20 loài.


11

- Hiện trạng thảm thực vật theo Lê Đồng Tấn, thảm thực vật trên khu
vực hoàn toàn là các trạng thái thảm thực vật thứ sinh nhân tác từ trảng cỏ,
trảng cây bụi đến rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên hay rừng trồng.
2.2.2 Tình hình dân sinh kinh tế
Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh nơi có diện tích
đất lâm nghiệp chiếm 51,8% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã, với mật độ
dân số 139 ngƣời/km2, dân tộc Kinh chiếm 53%, dân tộc thiểu số chiếm 47%,
thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp. Trong khu vực nghiên cứu không có dân
sinh sống, tuy nhiên do tập quán của dân quanh vùng nên vẫn có một số tác
động tiêu cực tới diện tích rừng trong khu vực nghiên cứu nhƣ: thả rông gia
súc sau mùa vụ, lấy củi, măng và khai thác lâm sản phi gỗ.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ 5/2011 đến 4/2012
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án đã thực hiện tại trạm
Đa dạng sinh học Mê Linh trong giai đoạn 2000-2010. Đó là các số liệu thống
kê về thành phần loài thực vật, các tài liệu nghiên cứu cấu trúc và diễn thế
thảm thực vật, và các số liệu điều tra thu thập đã đƣợc lƣu giữ tại Trạm.
2.4.2. Phương pháp điều tra

- Thu thập số liệu ngoài thực địa đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp điều
tra tuyến và ô tiêu chuẩn.
Tuyến điều tra: Tuyến điều tra đƣợc thiết kế đi vuông góc với đƣờng
đồng mức. Cự ly giữa hai tuyến cách nhau 400-500m, độ dài tuyến tùy thuộc
vào địa hình, nhƣng không ngắn hơn 500m. Trên tuyến điều tra ghi chép tất cả
các loài cây xuất hiện trong phạm vi 2m dọc theo hai bên tuyến. Các số liệu
đƣợc ghi chép theo bảng 2.1.


12

Bảng 2.1: Phiếu điều tra thực vật
Số hiệu tuyến/ô tiêu chuẩn………………..

Ngƣời điều tra…………

Bắt đầu từ………. đến………

Ngày điều tra…………

Chiều dài tuyến/diện tích ô tiêu chuẩn……………...
TT

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

Tên địa phƣơng

Dạng sống


01
02
Ô tiêu chuẩn: ô tiêu chuẩn đƣợc bố trí dọc theo hai bên tuyến điều tra.
Diện tích ô tiêu chuẩn là 400m2 (20mx20m). Trong ô tiêu chuẩn bố trí 30 ô
dạng bản, mỗi ô có kích thƣớc 4m2 (2mx2m) trên các cạnh, đƣờng chéo của ô
tiêu chuẩn (hình 2.1). Trong ô dạng bản thu thập số liệu về thành phần loài,
dạng sống. Số liệu đƣợc ghi chép theo bảng 2.1.
20m

20m

Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống ô dạng bản 4m2 trong ô tiêu chuẩn 40m2
Trong quá trình điều tra, những loài chƣa biết tên khoa học thu thập tiêu
bản để giám định tên. Phƣơng pháp thu thập tiêu bản và xử lý mẫu theo các
phƣơng pháp thông thƣờng đang đƣợc áp dụng hiện nay [5].


13

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Tên loài cây đƣợc xác định theo phƣơng pháp so sánh hình thái, sau đó
chỉnh lý theo các tài liệu: Phạm Hoàng Hộ (tập I, II, III) [6], Danh lục thực
vật Việt Nam [2]. Danh lục thực vật đƣợc sắp xếp theo ngành, lớp. Trong
ngành, lớp xếp thứ tự ABC theo tên họ, chi và loài.
Dạng sống đƣợc xác định theo Raukier [18, 22].


14


Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm thảm cây bụi tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh
Cho đến nay đã có 1 đề tài cấp viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
2 đề tài cấp cơ sở viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 1 đề tài luận án tiến
sĩ và 2 đề tài thạc sĩ nghiên cứu về tính đa đạng hệ thực vật và thảm thực vật
tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. Các dẫn liệu cho thấy, thảm cây bụi tại
Trạm đều thuộc quần hệ “Thảm cây bụi thƣờng xanh cây lá rộng trên đất địa
đới” có hay không có cây gỗ. Đồng thời các tác giả cùng đƣa ra nhận xét, các
quần xã cây bụi này đều đang trong quá trình diễn thế đi lên. Do đó chúng sẽ
có những biến đổi cả về thành phần và cấu trúc theo thời gian.
Kết quả điều tra nghiên cứu trên các diện tích thảm cây bụi của chúng
tôi đều cho thấy các quần xã cây bụi tại các địa điểm nghiên cứu cũng thuộc
quần hệ “Thảm cây bụi thƣờng xanh cây lá rộng trên đất địa đới”. Điều khác
biệt ở đây là độ che phủ của lớp cây bụi, thành phần và độ tàn che của cây gỗ
đã tăng, có một số địa điểm thảm cây bụi đã có độ che phủ của cây gỗ trên
dƣới 10%, trong khi kết quả điều tra năm 2005 là thảm cây bụi không có cây
gỗ. Tổng hợp kết quả điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn, có 4 ƣu hợp cây bụi
nhƣ sau:
+ Thành ngạnh (Cratoxylum pruniflorum) + Thàu táu (Aporosa
sphaerosperma) + Sầm (Memecylon edule).
+ Mua (Melastoma tomentosa) + Mua tép (Osbeckia chinensis) + Cỏ
lào (Eupatorium odoratum).
+ Ba chạc (Euodia lepta) + Thàu táu (Aporosa sphearosperma) + Cỏ
lào (Eupatorium odoratum).
+ Ƣu hợp Mua (Melastoma normale ) + Ba đậu (Croton tiglium L.) +
Thàu táu (Aporosa sphearosperma ).


15


3.2. Tính đa dạng về thành phần loài
3.2.1. Đa dạng ở mức độ ngành
Phân bố các taxon theo ngành của hệ thực vật trong thảm cây bụi tại trạm Đa
dạng sinh học Mê Linh đƣợc trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Phân bố các taxon theo ngành của hệ thực vật trong thảm cây bụi
tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh
Họ
TT

1

2

3

Ngành thực vật

Ngành Dƣơng xỉ
(Polypodiophyta)
Ngành Thông
(Pinophyta)
Ngành Ngọc Lan
(Magnoliophyta)
- Lớp Ngọc lan
(Magnolisida)
- Lớp Hành
(Liliopsida)
Tổng


Chi

Loài

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

lƣợng

(%)

lƣợng

(%)

lƣợng

(%)

5


5.56

8

3.79

11

4.17

1

1.11

1

0.48

1

0.38

84

93.33

202

95,73


252

95.45

69

76.67

169

80,09

208

78.79

15

16.66

33

15.64

44

16.66

90


100

211

100

264

100

Số liệu bảng 3.1. cho thấy:
- Trong số 6 ngành thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam, ở thảm cây
bụi tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh đã ghi nhận đƣợc 3 ngành, trong đó:
- Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) có 11 loài chiếm 4,17% tổng số
loài thuộc 8 chi, 5 họ.
- Ngành Thông (Pinophyta) mới ghi nhận đƣợc 1 loài chiếm 1,11%
tổng số loài.


16

- Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có 252 loài chiếm 95,45% tổng số
loài, 202 chi, 84 họ, chiếm địa vị thống trị trong hệ thực vật.
3.2.2. Đa dạng ở mức độ họ
Việc đánh giá và phân tích đa dạng ở mức độ họ cũng là một phần quan
trọng khi nghiên cứu đa dạng một hệ thực vật. Thông thƣờng, khi đánh giá
tính đa dạng của một hệ thực vật, ngƣời ta thƣờng phân tích 10 họ nhiều loài
nhất của hệ thực vật đó. Bởi vì: Tỷ lệ (%) của 10 họ giàu loài nhất so với tổng
số loài của toàn hệ đƣợc xem là bộ mặt của mỗi hệ thực vật và là chỉ tiêu so
sánh đáng tin cậy. Vì nó không phụ thuộc vào diện tích nghiên cứu cũng nhƣ

mức độ giàu loài của hệ thực vật. Khi xét đến mức độ này tôi đã phân tích 15
họ đa dạng nhất – với số loài từ 5 trở lên và thu đƣợc kết quả thể hiện ở bảng
3.2, cho thấy:
Có 15 họ (chiếm 16,67% tổng số họ của toàn hệ thực vật) có từ 5 loài
trở lên với 119 loài – chiếm 45,05% tổng số loài thuộc 91 chi – chiếm 43,13%
tổng số chi của toàn hệ.
Họ giàu loài nhất là họ Euphorbiaceae có 23 loài (chiếm 8,71%) thuộc
16 chi (chiếm 7,58%), tiếp theo là các họ Poaceae có 13 loài thuộc 12 chi
(chiếm 5,69%), họ Rubiaceae có 10 loài thuộc 8 chi, họ Trôm (Sterculiaceae)
và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) cùng có 8 loài; họ Cúc (Asteraceae), họ
Cam (Rutaceae) và họ Long não (Lauraceae) có 7 loài, họ Đậu (Fabaceae) có
6 loài, các họ còn lại có 5 loài.


17

Bảng 3.2. Bảng thống kê các họ đa dạng nhất của thảm cây bụi tại trạm
Đa dạng sinh học Mê Linh
Họ
STT

Tên khoa học

Số loài
Tên Việt Nam

Số chi

Số


Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

lƣợng

(%)

lƣợng

(%)

1.

Euphorbiaceae Juss.

Họ Thầu dầu

23

8,71

16

7,58

2.


Poaceae Barnh.

Họ Hòa thảo

13

4,93

12

5,69

3.

Rubiaceae Juss.

Họ Cà phê

10

3,79

8

3,79

4.

Sterculiaceae Barth.


Họ Trôm

8

3,03

5

2,37

5.

Verbenaceae Jaume

Họ Cỏ roi ngựa

8

3,03

5

2,37

6.

Asteraceae Dumort.

Họ Cúc


7

2,65

7

3,32

7.

Lauraceae Juss.

Họ Long não

7

2,65

5

2,37

8.

Rutaceae Juss.

Họ Cam

7


2,65

7

3,32

9.

Fabaceae Lindl.

Họ Đậu

6

2,27

5

2,37

10.

Sapindaceae Juss.

Họ Bồ hòn

5

1,89


5

2,37

11.

Malvaceae Juss.

Họ Bông

5

1,89

4

1,90

12.

Moraceae Link.

Họ Dâu tằm

5

1,89

3


1,42

13.

Solanaceae

Họ Cà

5

1,89

3

1,42

14.

Smilacaceae Vent.

Họ Khúc khắc

5

1,89

1

0,47


15.

Urticaceae Juss.

Họ Gai

5

1,89

5

2,37

119

45,05

91

43,13

Tổng số

3.2.3. Đa dạng ở mức độ chi
Khi nghiên cứu tính đa dạng ở mức độ chi, các nhà nghiên cứu thƣờng
thống kê số lƣợng các chi có từ 10 loài trở lên. Số liệu thống kê cho thấy trong
tổng số 211 chi thực vật trong khu hệ nghiên cứu thì có tới 171 chi có 1 loài
(chiếm 81,04% tổng số chi), 29 chi có 2 loài (chiếm 13,75% tổng số chi) và
chỉ có 11 chi có từ 3 loài trở lên (chiếm 5,21% tổng số chi). Với kết quả này

cho thấy hệ thực vật trong thảm cây bụi ở trạm Đa dạng sinh học Mê Linh có


18

thành phần chi khá đa dạng, nhƣng tính đa dạng ở mức độ chi không cao.
Danh sách các chi có từ 2 loài trở lên đƣợc trình bày trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Thống kê các chi đa dạng nhất trong khu vực nghiên cứu
TT

Tên chi

Số loài

TT

Tên chi

Số loài

1

Smilax

5

21

Cratoxylum


2

2

Phyllanthus

4

22

Sida

2

3

Lygodium

3

23

Melastoma

2

4

Amaranthus


3

24

Ardisia

2

5

Mallotus

3

25

Clematis

2

6

Litsea

3

26

Rubus


2

7

Ficus

3

27

Mussaenda

2

8

Solanum

3

28

Psychotria

2

9

Sterculia


3

29

Adenosma

2

10

Clerodendrum

3

30

Helicteres

2

11

Dioscorea

3

31

Symplocos


2

12

Colysis

2

32

Eurya

2

13

Saurauia

2

33

Trema

2

14

Alangium


2

34

Callicarpa

2

15

Allospondias

2

35

Aglaonema

2

16

Bauhinia

2

36

Costus


2

17

Chenopodium

2

37

Dracaena

2

18

Aporosa

2

38

Pandanus

2

19

Breynia


2

39

Setaria

2

20

Desmosdium

2

40

Alpinia

2

3.3. Tính đa dạng về dạng sống
Một quần xã thực vật đƣợc đặc trƣng về mặt cấu trúc bởi các dạng sống
của các loài cấu thành hệ thực vật đó. Mỗi loài đều có những đặc điểm hình
thái nhất định phân biệt với các loài khác, đó chính là kết quả của quá trình
tiến hóa – quá trình biến đổi lâu dài thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.Vì


19

thế, đối với một khu hệ thực vật thì việc nghiên cứu dạng sống là rất quan

trọng, nó giúp cho việc xác định cấu trúc hình thái của hệ và từ đó đƣa ra
những biện pháp tối ƣu trong công tác bảo tồn và khai thác. Khi nghiên cứu
về dạng sống của hệ thực vật trong thảm cây bụi ta thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Trong số 264 loài đã xác định, nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ƣu thế
với tỷ lệ 68,93%, tiếp đến là nhóm cây chồi ẩn (Cr) – 9,85% - tập trung chủ
yếu vào các họ Smilacaceae, Zingiberaceae; nhóm cây sống một năm (Th) –
9,09% - tập trung chủ yếu trong họ Solanaceae, Amaranthaceae, Asteraceae;
nhóm chồi nửa ẩn (H) – 7,58% - tập trung trong các họ Scrophulariaceae,
Poaceae;… Nhƣ vậy, nhóm chồi trên đất có số lƣợng loài lớn nhất là 184 loài,
chiếm 68,93% tổng số loài của toàm khu hệ thực vật giữ vai trò ƣu thế nổi trội
so với các nhóm cây chồi khác, các nhóm cây khác đều chiếm tỷ lệ thấp dƣới
10%.
Bảng 3.4. Dạng sống của hệ thực vật tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh
Dạng sống

Số loài

Tỉ lệ (%)

Nhóm chồi trên mặt đất (Ph)

184

68,93

Cây chồi trên 8-30m và cây chồi trên >30m (MM)

30

11,36


Cây chồi trên 2-8m (Mi)

52

19,7

Cây chồi trên <2m (Na)

63

23,86

Cây chồi trên có thân leo quấn (Lp)

29

10,98

Cây chồi trên sống phụ sinh (Ep)

4

1,51

Cây chồi trên thân thảo (Hp)

3

1,14


Cây chồi trên kí sinh và bán kí sinh (Pp)

1

0,38

Nhóm chồi sát mặt đất (Ch)

12

4,55

Nhóm chồi nửa ẩn (H)

20

7,58

Nhóm chồi ẩn (Cr)

26

9,85

Nhóm cây sống một năm (Th)

24

9,09


264

100

Tổng


20

Th, 9.09

Cr, 9.85

H, 7.58

Ch, 4.55

Ph , 68.93

Đồ thị 3.1. Tỷ lệ các nhóm dạng sống của hệ thực vật trong thảm cây bụi
tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh

Trong nhóm cây chồi trên, nhóm cây chồi thấp (Na) chiếm tỷ lệ cao
nhất với 63 loài – 34,24% số loài trong dạng sống Ph, tƣơng đƣơng 23,86%
số loài trong toàn hệ thực vật. Thuộc nhóm này chủ yếu là những loài thuộc
các họ Euphorbiaceae, Melastomaceae, Rubiaceae, Sterculiaceae, Urticaceae,
Verbenaceae. Tiếp theo là cây chồi trên nhỏ (Mi) với 52 loài – 28,26% số loài
trong dạng sống Ph, tƣơng đƣơng 19,7% số loài trong toàn hệ thực vật (chủ
yếu thuộc các họ Euphorbiaceae, Anacardiaceae, Lauraceae, Rutaceae); nhóm

cây chồi vừa và lớn (MM) với 30 loài – 16,30% Ph (thuộc các họ Pinaceae,
Alangiaceae, Euphorbiaceae, Lauraceae, Sapindaceae,…); nhóm cây chồi leo
quấn (Lp) với 29 loài – 15,76% Ph (thuộc các họ Caesalpiniaceae,
Capparaceae,

Convolvulaceae,

Fabaceae,

Ranunculaceae,

Rosaceae,


×