Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu phân loại chi na rừng (kadsura juss ) họ ngũ vị (schisadraceae blume) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

TRẦN KIM GIANG

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI
NA RỪNG (KADSURA JUSS.) – HỌ
NGŨ VỊ (SCHISADRACEAE
BLUME) Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phân loại thực vật

Người hướng dẫn khoa học:
Th. S NGUYỄN THẾ CƯỜNG
TS. HÀ MINH TÂM

HÀ NỘI - 2011


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ
của Th.S Nguyễn Thế Cường và TS. Hà Minh Tâm. Nhân dịp này, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Dương Đức Huyến cùng tập thể cán bộ
phòng TV – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều
tổ chức và cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm
ơn Phòng TBTV viện Dược liệu; Phòng TBTV trường ĐHKHTN_ ĐH Quốc
gia Hà Nội; Ban chủ nhiệm khoa Sinh _ KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2; đặc
biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học


tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
ĐHSP Hà Nội 2, ngày 13/ 05/ 2011
Sinh viên

Trần Kim Giang

ii


LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:
Khóa luận “Nghiên cứu phân loại chi Na rừng (Kadsura Juss.)
– Họ Ngũ vị (SCHISANDRACEAE Blume) ở Việt Nam” là công
trình nghiên cứu của cá nhân tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S
Nguyễn Thế Cường và TS. Hà Minh Tâm. Các kết quả trình bày trong
khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào trước đây.

ĐHSP Hà Nội 2, ngày 13/ 05/ 2011
Sinh viên

Trần Kim Giang

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

.................................................................. 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU3
1.1. Lược sử nghiên cứu phân loại chi Na rừng (Kadsura Juss.)
trên thế giới................................................................................... 3
1.2. Lược sử nghiên cứu phân loại chi Na rừng (Kadsura Juss.)
ở Việt Nam...................................................................................... 6
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU............................................. 9
2. 1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................. 9
2. 2. Thời gian nghiên cứu............................................................... 9
2. 3. Địa điểm nghiên cứu................................................................ 9
2. 4. Nội dung nghiên cứu................................................................ 9
2. 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................... 10
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................... 12
3. 1. Lựa chọn hệ thống phân loại chi Kadsura Juss. ở Việt
Nam ......................................................................................... 12
3. 2. Đặc điểm phân loại chi Na rừng (Kadsura Juss.) ở Việt
Nam ......................................................................................... 14

iv


3. Khóa định loại các loài thuộc chi Na rừng (Kadsura Juss.)
ở Việt Nam ...................................................................................... 18
3. 4. Đặc điểm các phân chi và loài Na rừng (Kadsura Juss.)

ở Việt Nam................................................................................. ...18
3. 4. 1. Kadsura coccinea ....................................................... 19
3. 4. 2. Kadsura angustifolia ................................................... 21
3. 4. 3. Kadsuara heteroclita.................................................... 23
3. 4. 4. Kadsuara longipedunculata .......................................... 25
3. 4. 5. Kadsura verrucosa....................................................... 27
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 29

Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Bảng tra tên La tinh
Bảng tra tên Việt Nam
Ký hiệu viết tắt các phòng tiêu bản

v


MỞ ĐẦU

Chi Na rừng (Kadsura) nói riêng và họ Ngũ vị (Schisandraceae) nói
chung ở Việt Nam, được F. Gagnepain nghiên cứu phân loại đầu tiên và được
công bố trong Thực vật chí đại cương Đông Dương (Flore Générale de
l’Indo-Chine) năm 1907 và công bố bổ sung năm 1938 trong công trình
Supplement à la Flore Générale de l’Indo-Chine. Tuy nhiên, công trình này
đến nay đã thể hiện một số thiếu sót và thiếu những dẫn liệu cập nhật. Kể từ
đó đến nay, chưa có công trình nghiên cứu về mặt phân loại học nào về chi
Na rừng và họ Ngũ vị ở Việt Nam mang tính hệ thống và đầy đủ. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu phân loại chi Na rừng, tiến tới nghiên cứu một cách đầy
đủ toàn bộ họ Ngũ vị ở Việt Nam, nhằm xây dựng cơ sở cho việc biên soạn
Thực vật chí Việt Nam về họ Ngũ vị sau này là rất cần thiết. Hơn nữa, tất cả

các loài thuộc chi Na rừng ở Việt Nam đã và đang được sử dụng rất phổ biến
trong y học. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi chọn đề tài: Nghiên cứu phân
loại chi Na rừng (Kadsura Juss.) – Họ Ngũ vị (SCHISANDRACEAE
Blume) ở Việt Nam.
Mục tiêu của đề tài
Hoàn thành một công trình nghiên cứu khoa học về phân loại chi Na rừng
(Kadsura Juss.) ở Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu
- Lựa chọn hệ thống phân loại chi Na rừng ở Việt Nam.
- Xây dựng bản mô tả đặc điểm hình thái của chi Na rừng ở Việt Nam.
- Xây dựng khóa định loại và mô tả đặc điểm hình thái các taxon thuộc chi
Na rừng ở Việt Nam.
- Bổ sung các dẫn liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và giá trị
sử dụng của các taxon thuộc chi Na rừng ở Việt Nam.

1


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài cung cấp những dẫn liệu cơ bản
về phân loại chi Na rừng (Kadsura Juss.) ở Việt Nam, tạo sự hiểu biết sâu
sắc hơn về mặt phân loại, đặc biệt là phân loại taxon thuộc họ Ngũ vị nói
chung và chi Na rừng nói riêng, góp phần nâng cao khả năng và ứng dụng
phương pháp trong nghiên cứu và giảng dạy môn Phân loại thực vật. Đồng
thời cung cấp dữ liệu cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam về họ Ngũ vị
và cho những nghiên cứu có liên quan.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài góp phần giúp cho việc nhận biết
và sử dụng các loài thuộc chi Na rừng trong nghiên cứu về thực vật học và
các ngành khoa học khác như Y - dược học, đa dạng sinh học và bảo tồn...
Điểm mới của đề tài

– Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Na rừng
(Kadsura Juss.) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống.
– Xây dựng hệ thống phân loại cho chi Na rừng (Kadsura Juss.) ở Việt
Nam
Bố cục của khóa luận: gồm 40 trang, 2 hình vẽ, 11 ảnh, 3 bảng, 5 bản đồ
được chia thành các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng
quan tài liệu: 5 trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương
pháp nghiên cứu: 3 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 18 trang), kết luận
và đề nghị: 2 trang, tài liệu tham khảo: 33 tài liệu; bảng tra tên khoa học và
tên Việt Nam, phụ lục.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1. Lược sử nghiên cứu phân loại chi Na rừng (Kadsura Juss.)
trên thế giới.

2


Chi Na rừng (Kadsura Juss.) được Jussieu chính thức công bố năm 1810
trong công trình “Annales du Muséum d’hidtoire naturelle”, tập 16, trang 340
[27]. Sau đó Blume (1825) [28], Bentham (1861) [13], Clarke (1889) [14],
King (1889) [16], Rehder & Wilson (1913) [22], Arnot (1938) [11], Smith
(1947) [18]... đã nghiên cứu và công bố thêm một số loài mới thuộc chi này ở
Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và một số khu vực khác.
Năm 1825, Blume [28] căn cứ vào đặc điểm của bộ nhị đực và nhụy cái
đã xếp chi Kadsura vào họ Schisandraceae. Cho đến nay, quan điểm này được
hầu hết các nhà nghiên cứu phân loại đồng tình.
M. R. Sukshom Kashmsanta (1970) [19] khi nghiên cứu thực vật ở Thái
Lan, đã xây dựng khóa phân loại và mô tả 3 loài thuộc chi Kadsura có phân
bố ở Thái Lan là: K. ananosma Kerr, K. heteroclita (Roxb) Craib, K.

scandens (Blume) Blume. Tác giả xếp chi Kadsura trong họ Schisandraceae.
Li Hui-Lin, Chaw và Shu-Miaw (1996) [17] khi nghiên cứu hệ thực vật
ở Đài Loan đã mô tả 2 loài thuộc chi Kadsura là: K. japonica (L.) Dunal, K.
philippinensis Elmer. Các tác giả đã xây dựng bản mô tả và khóa phân loại
cho 2 loài này chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái của lá. Trong công trình
này, chi Kadsura cũng được xếp trong họ Schisandraceae.
Y. W. Law (1996) [33], khi nghiên cứu hệ thực vật Trung Quốc, đã xếp
chi Kadsura vào họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Dựa trên đặc điểm của cơ quan
sinh sản chủ yếu là bộ nhụy và bộ nhị để chia chi Kadsura thành 2 phân chi
(subgen) là Cosbaea và Kadsura. Trong công trình này, ông đã lập khoá phân
loại, mô tả của tất cả các loài và kèm theo hình vẽ của nhiều loài thuộc chi
này có ở Trung Quốc. Công trình này được Xia Nianhe, Liu Yuhu và R. M.
K. Saunders dịch sang tiếng Anh và công bố trong “Flora of China” năm

3


2008 [23]. Tuy nhiên khác với quan điểm của Y. W. Law, các tác giả đã xếp
chi Kadsura cùng với Schisandra vào họ Schisandraceae.
Bảng 1. 1: Hệ thống phân loại chi Kadsura của Y. W. Law (1996)
Subgenus

Species

Cosbaea

K. ananosma Kerr
K. coccinea (Lem.) A. C. Sm.

Kadsura


K. induta A. C. Sm.
K. interior A. C. Sm.
K. heteroclita (Roxb) Craib
K. longipedunculata Finet & Gagnep.
K. polysperma Yang in Cotr.
K. renchangiana S. F. Lan
K. oblongifolia Merr.
K. japonica (L.) Dunal

R. M. K. Saunders (1997) [20], khi nghiên cứu phân loại các taxon thuộc
họ Schisandraceae ở vùng Malesiana, đã ghi nhận và mô tả 9 loài thuộc chi
Kadsura có phân bố ở Malayxia là: K. heteroclita (Roxb) Craib, K.
philippinensis Elmer, K. lanceolata King, K. borneensis A. C. Sm., K.
acsmithii R. M. K. Saunders, K. celebica A. C. Sm., K. marmorata (Hend. &
A. A. Hend.) A. C. Sm., K. verrucosa (Gagnep.) A. C. Sm., K. scandens
(Blume) Blume.
R. M. K. Saunders (2001) [21] khi nghiên cứu phân loại taxon thuộc họ
Schisandraceae trên toàn thế giới đã xây dựng hệ thống phân loại, lập khoá
định loại, chỉnh lý danh pháp, mô tả tất cả 16 loài thuộc chi Kadsura trên toàn

4


thế giới. Căn cứ vào đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản ông đã chia chi Na
rừng thành 2 phân chi (subgen.), 2 nhánh (sect.). Trong công trình này,
Saunders đã nghiên cứu rất kĩ tất cả các đặc điểm hình thái, từ đó xây dựng
bản mô tả, lập khóa định loại, chỉnh lí danh pháp và chỉ ra mẫu chuẩn, các đặc
điểm sinh học – sinh thái, vùng phân bố và chỉ rõ mẫu nghiên cứu cho toàn bộ
các loài được nghiên cứu.

Gần đây nhất, Takhtajan (2009) [24] cũng thống nhất quan điểm xếp chi
Kadsura cùng với Schisandra vào họ Schisandraceae.
Bảng 1. 2: Hệ thống phân loại chi Kadsura của R. M. K. Saunders
(2001)
Subgenus

Sectio

Species

Cosbaea
Bộ nhị rời, chỉ
nhị chỉ dính nhau
K. coccinea (Lem.) A. C. Sm.

ở gốc; đỉnh của
đế hoa đực có tới
22 nhị lép hình
dùi

hiếm

khi

không có.
Kadsura
Bộ nhị dính nhau Chiều

Kadsura
rộng


K. induta A. C. Sm.
của K. renchangiana S. F. Lan

tạo thành khối trung đới lớn hơn K. angustifolia A. C. Sm.
hình đầu; chỉ nhị chiều dày; túi phấn K. heteroclita (Roxb.) Craib
dính nhau nhưng ở hai bên chỉ nhị, K.

longipedunculata

các bao phấn rời liền với túi phấn của Gagnep.
K. oblongifolia Merr.

nhau; đỉnh của đế nhị bên cạnh.

5

Finet

&


hoa không có nhị

K. japonica (L.) Dunal

lép hình dùi

K. philippinensis Elmer


Sarcocarpon

K. lanceolata King

Chiều rộng của bao K. borneensis A. C. Sm.
phấn

bằng

chiều K. acsmithii R. M. K. Saunders

dày; túi phấn đính ở K. celebica A. C. Sm.
hai bên lưng của chỉ K. marmorata (Hend. & A. A.
nhị; không liền với Hend) A. C. Sm.
túi phấn của nhị bên K. verrucosa A. C. Sm.
K. scandens (Blume) Blume

cạnh

1. 2. Lược sử nghiên cứu chi Na rừng (Kadsura Juss.) ở Việt Nam.
Người đầu tiên nghiên cứu các loài thuộc chi Kadsura Juss. ở Việt Nam
là Gagnepain. Năm 1907 [25], ông đã mô tả các loài: K. chinensis Hance, K.
oblongifolia Merill, K. Peltigera Rehd., K. roxburghiana Arn. thuộc chi
Kadsura Juss. trong hệ thực vật Đông Dương, trong đó có 3 loài ở Việt Nam
là K. chinensis Hance, K. oblongifolia Merill, K. roxburghiana Arn.. Tiếp đó
vào năm 1938 [26], ông đã mô tả 4 loài thuộc chi Kadsura Juss. có 3 loài
được ông ghi nhận có ở Việt Nam. Trong công trình này tác giả vẫn xếp loài
Schisandra verrucosa trong chi Schisandra và xếp các chi trong họ

6



Schisandraceae trong họ Magnoliaceae. Mặc dù việc lập khóa phân loại chưa
mang tính hệ thống, một số khái niệm hình thái còn thiếu chính xác, danh
pháp còn thiếu sót,... nhưng cho tới thời điểm này công trình của Gagnepain
vẫn được coi là công trình nghiên cứu đầy đủ và hoàn chỉnh nhất về phân loại
chi Kadsura Juss. ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.
Phạm Hoàng Hộ là người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu chi Kadsura
Juss. ở Việt Nam. Năm 1991 [7], ông đã mô tả vắn tắt một số đặc điểm nhận
biết, sinh thái, phân bố và hình vẽ sơ bộ 4 loài thuộc chi Kadsura phân bố ở
Việt Nam. Công trình này được tái bản lại năm 1999 [8]. Đây được coi là tài
liệu phân loại chi Kadsura Juss. của người Việt Nam có giá trị nhất tới thời
điểm này.
Nguyễn Tiến Bân (2003) [3] đã lập danh lục 5 loài thuộc chi Kadsura
Juss. hiện biết ở Việt Nam, cung cấp 1 số dẫn liệu về vùng phân bố, dạng
sống và sinh thái cũng như giá trị sử dụng các loài trong chi này ở Việt Nam.
Bên cạnh các công trình đề cập đến phân loại nêu trên, còn có một số
công trình nghiên cứu về giá trị làm thuốc của một số loài ở Việt Nam như:
Đỗ Tất Lợi (1995) [9], đề cập đến 1 loài; Võ Văn Chi (1997) [5] đề cập đến 4
loài; Đỗ Huy Bích (2004) [4] đã đề cập đến 1 loài và nhiều các tác giả và
công trình công bố khác. Các tác giả không có những dẫn liệu bổ sung về mặt
thực vật học, nhưng đã cung cấp những thông tin về giá trị sử dụng của một
số loài thuộc chi Kadsura Juss. ở Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy rằng, trong số các công trình nêu trên, công trình
của Gagnepain (1907) được coi là công trình đầy đủ nhất về phân loại chi
Kadsura ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, danh pháp một số loài không
còn phù hợp, các dẫn liệu vẫn chưa đầy đủ, nhất là các thông tin về phân bố,
sinh thái... Ngoài ra, công trình này viết bằng tiếng Pháp, nên không thuận lợi

7



cho việc tra cứu; các công trình của Phạm Hoàng Hộ chỉ nêu tóm tắt đặc điểm
nhận biết các loài. Cho nên, công trình “Nghiên cứu phân loại chi Na rừng
(Kadsura Juss.) – Họ Ngũ vị (Schisandraceae Blume) ở Việt Nam” của
chúng tôi, là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống
về phân loại chi Kadsura Juss. ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

8


2. 1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các taxon thuộc chi Na rừng (Kadsura Juss.) ở
Việt Nam, thông qua mẫu vật nghiên cứu là các tiêu bản của các taxon thuộc
chi Na rừng (Kadsura Juss.) được lưu giữ tại các phòng Tiêu bản thực vật của
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN); Trường Đại học Dược Hà Nội
(HNIP); Viện Dược liệu (HNPM); trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại
học Quốc Gia Hà Nội (HNU) và các mẫu vật chúng tôi thu được trong các đợt
điều tra thực địa. Ngoài ra, vật liệu nghiên cứu còn bao gồm một số tài liệu,
ảnh, hình vẽ liên quan tới các taxon thuộc chi Na rừng (Kadsura Juss.) có ở
Việt Nam hiện đang lưu giữ tại các thư viện, phòng tiêu bản và bảo tàng thực
vật trong và ngoài nước.
Tổng số mẫu tiêu bản chúng tôi nghiên cứu là 37 số hiệu với 88 mẫu của
5 loài thuộc chi Na rừng ở Việt Nam.
2. 2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2008 – 5/2011
2. 3. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu chủ yếu tại Phòng thực vật – Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Khoa Sinh học – Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2.
2. 4. Nội dung nghiên cứu.
Tập hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước liên quan tới các
nghiên cứu về chi Na rừng (Kadsura Juss.) Từ các kết quả phân tích, lựa chọn
hệ thống phân loại phù hợp cho việc nghiên cứu chi Na rừng (Kadsura Juss.)
ở Việt Nam.

9


Phân tích đặc điểm hình thái của các taxon thuộc chi Na rừng (Kadsura
Juss.) ở Việt Nam bao gồm cơ quan sinh dưỡng: thân, nhánh non, lá... và cơ
quan sinh sản: cụm hoa, các bộ phận của hoa(đài, tràng, nhị, nhụy), quả và
hạt.
Phân loại các taxon thuộc chi Na rừng (Kadsura Juss.) ở Việt Nam bao
gồm:
- Xây dựng khóa định loại cho các taxon thuộc chi Na rừng ở Việt Nam.
Khóa định loại được xây dựng theo kiểu khóa lưỡng phân.
- Mô tả cho các taxon theo trình tự: tên khoa học, tài liệu gốc, tài liệu liên
quan đến tên chính thức, tên đồng nghĩa (basionym, synonym), tên Việt Nam,
mô tả tóm tắt đặc điểm hình thái các taxon, mẫu vật chuẩn (typus), nơi thu
mẫu đầu tiên (loc. class.), phân bố, mẫu nghiên cứu, đặc điểm sinh học và
sinh thái, giá trị sử dụng, ghi chú, ảnh và hình vẽ chi tiết (nếu có).
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu, hoàn chỉnh nội dung nghiên cứu.
2. 5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Na rừng (Kadsura Juss.) ở Viêt Nam chúng
tôi chọn phương pháp Hình thái so sánh. Đây là phương pháp cổ điển nhưng
cho tới nay vẫn là phương pháp phổ biến trong nghiên cứu phân loại thực vật.

Ưu điểm của phương pháp này là không đòi hỏi những trang thiết bị nghiên
cứu phức tạp, dễ áp dụng, đơn giản mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cao, phù hợp
với điều kiện ở nước ta. Phương pháp này dựa vào đặc điểm hình thái bên
ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản.
Nguyên tắc khi so sánh hình thái là chỉ so sánh các cơ quan tương ứng
với nhau đó là những cơ quan có cùng nguồn gốc. Đồng thời, để đảm bảo tính
chính xác chỉ so sánh các cơ quan tương ứng ở cùng một giai đoạn phát triển

10


(cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so
sánh với hoa,...). Đôi khi, hiện tượng tiêu giảm một số cơ quan gây khó khăn
khi sử dụng phương pháp hình thái so sánh. Tuy nhiên, đối với các loài trong
cùng một chi thì sự sai khác này là không lớn, do đó không ảnh hưởng tới
việc sử dụng phương pháp hình thái so sánh.
Để hoàn thành tốt nội dung nghiên cứu, chúng tôi thực hiện công việc ở
ngoài thực địa (ngoại nghiệp) cũng như trong phòng thí nghiệm (nội nghiệp).
Chúng tôi đã sử dụng các phương tiện hỗ trợ nghiên cứu như máy ảnh, lúp
thường, lúp nối với camera-màn hình vô tuyến, các tài liệu tham khảo.
Công tác ngoại nghiệp: Thực hiện các đợt đi thực địa nhằm thu thập mẫu
vật, nghiên cứu mẫu vật ngoài thiên nhiên, tìm hiểu các đặc điểm sinh học,
sinh thái, xây dựng các bộ ảnh sưu tập của các đối tượng nghiên cứu.
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các
mẫu vật khô được tiến hành tại các phòng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu vật
được phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc
và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của
Việt Nam và các nước lân cận) để phân tích, so sánh và định loại.
Việc nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau:
- Nghiên cứu tư liệu về chi Na rừng (Kadsura Juss.) trên thế giới và Việt

Nam, qua đó lựa chọn hệ thống phù hợp nhất cho việc nghiên cứu.
- Nghiên cứu mẫu vật, tập hợp số liệu, so sánh đối chiếu các tài liệu, lập
khóa định loại, mô tả, chỉnh lý danh pháp cho các taxon...
- Tập hợp kết quả nghiên cứu, hoàn chỉnh các nội dung của đề tài.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3. 1. Lựa chọn hệ thống phân loại chi Kadsura Juss. ở Việt Nam.

11


Qua việc phân tích các công trình nghiên cứu phân loại chi Kadsura,
chúng tôi thấy có 2 quan điểm về vị trí và giới hạn của chi này trong ngành
Mộc lan (Magnoliophyta).
– Quan điểm thứ nhất: chi Kadsura được xếp vào họ Ngọc lan
(Magnoliaceae). Theo quan điểm này có các tác giả: F. Gagnepian (1907,
1938) và Y. W. Law (1996).
– Quan điểm thứ hai: chi Kadsura được xếp vào họ Ngũ vị (Schisandraceae).
Theo quan điểm này có các tác giả Blume (1825); M. R. Sukshom
Kashmsanta, Li Hui-Lin (1996); Chaw, Shu-Miaw (1996); R. M. K. Saunders
(1997, 2001, 2008) và Takhtajan (2009).
Trong số các công trình nghiên cứu về chi Kadsura theo quan điểm xếp
chi Kadsura vào họ Ngũ vị, hệ thống phân loại chi Kadsura của R. M. K.
Saunders (2001) được coi là hệ thống phân loại đầy đủ, có cơ sở khoa học phù
hợp cho việc phân loại chi Kadsura Juss. trên thế giới. Bên cạnh việc tách
Schisandraceae ra khỏi họ Magnoliaceae thành một họ riêng, gồm 2 chi
Schisandra và Kadsura. Căn cứ vào đặc điểm của cơ quan sinh sản, tác giả đã
cung cấp những dẫn liệu tương đối đầy đủ về chi Kadsura, tách chi thành 2
phân chi và 2 nhánh. Các đặc điểm này là ổn định, tách biệt rõ ràng, dễ sử
dụng cho phân loại hình thái. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn hệ thống này để
phân loại chi Kadsura ở Việt nam.

Dựa vào hệ thống phân loại chi Kadsura Juss. của R. M. K. Saunders;
căn cứ vào các đặc điểm hình thái các loài thuộc chi này qua các mẫu nghiên
cứu và tham khảo các nguồn tài liệu, hệ thống phân loại các loài thuộc chi
Kadsura Juss. ở Việt Nam được chúng tôi sắp xếp như sau (Bảng 1.3).
Bảng 3. 1. Hệ thống phân loại chi Na rừng (Kadsura Juss.) ở Việt Nam.

12


Subgenus

Sectio

Species

Cosbaea
Bộ nhị rời, chỉ nhị
chỉ dính nhau ở

K. coccinea (Lem.) A. C. Sm.

gốc; đỉnh của đế
hoa đực có tới 22
nhị lép hình dùi
hiếm khi không có.
Kadsura

Kadsura

Bộ nhị dính nhau Chiều rộng của trung K. angustifolia A. C. Sm.

tạo thành khối hình đới lớn hơn chiều K. heteroclita (Roxb.) Craib
đầu; chỉ nhị dính dày; túi phấn ở hai K. longipedunculata Finet &
nhau

nhưng

các bên chỉ nhị, liền với Gagnep.

bao phấn rời nhau; túi phấn của nhị bên
đỉnh của đế hoa cạnh.
không có nhị lép
hình dùi
Sarcocarpon
Chiều rộng của bao K. verrucosa (Gagnep.) A. C.
phấn bằng chiều dày; Sm.
túi phấn đính ở hai
bên lưng của chỉ nhị;
không liền với túi
phấn của nhị bên
cạnh
3. 2. Đặc điểm phân loại chi Na rừng (Kadsura Juss.) ở Việt Nam

13


KADSURA Juss. – NA RỪNG, XƯN XE, CHUA CÙM
Juss. 1810. Ann. Mus. Nat. 16: 340; Gagnep.1907. Fl. Gen. Indoch.1: 41;
Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 597; Y. W. Law, 1996. Fl. Reip. Pop. Sin.
30(1): 232; R.M.K.Saunders, 2001. Fl. World, 4: 31; N. T. Ban, 2003.
Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 135; Xia Nianhe, Liu Yuhu, R. M. K. Saunders,

2008. Fl. China. 7: 39.
Dạng sống: Các loài thuộc chi Na rừng (Kadsura Juss.) ở Việt Nam đều
có thân hoá gỗ, leo hoặc trườn, dài tới 20-30 m, có dịch, cành non thường
không có lông, màu nâu hoặc xám đen khi khô, trên thân non có nhiều bì
khổng, vỏ thân già thường có khía dọc. (Ảnh3. 1, ảnh 3. 2)

Ảnh 3. 1. Kadsura coccinea (Lem.) A.C. Smith
Dạng sống
(Ảnh Bùi Văn Thanh, chụp tại Lạng Sơn)

14


Ảnh 3. 2. Kadsura heteroclite (Roxb.) Craib
Bề mặt các đoạn thân già
(Ảnh Bùi Văn Thanh; chụp tại Cao Bằng)

Lá: Tất các loài thuộc chi Kadsura Juss. ở Việt Nam đều có lá đơn, mọc
cách, không có lá kèm; phiến lá hình bầu dục hoặc hình trứng, dạng giấy tới
dạng da; chóp lá nhọn hoặc có mũi nhọn, gốc lá hình nêm (nhất là ở giai đoạn
non), tù, cụt ngang hoặc gần hình tim; mép lá có răng cưa nhỏ tới nguyên, gân
lá có hình lông chim, khi khô thường có màu vàng đến nâu.(Ảnh 3. 1, 3.6, 3.
7, 3. 8, 3. 9, 3. 10, 3. 11; hình 3. 1, 3. 2)
Hoa: Đơn tính, cùng gốc hoặc khác gốc, thường mọc đơn độc ở nách lá
hoặc thân già không còn lá, hiếm khi thành cụm 2-3 hoa mọc ở nách lá.
Cuống hoa dài xấp xỉ đến gấp 2-3 lần nụ. Nụ hoa có hình dạng phổ biến là
hình trứng, hình trứng ngược hoặc hình cầu; màu sắc thay đổi từ màu trắng
đến vàng, hồng hoặc đỏ. Bao hoa chưa phân hoá thành đài và tràng, gồm 7-24
mảnh, hình dạng thay đổi từ gần tròn đến bầu dục hoặc trứng, hiếm khi hình
trứng ngược; màu sắc biến đổi từ trắng, vàng, hồng đến đỏ; các bao hoa bên

ngoài thường có màu xanh lá cây. Hoa đực có 13-80 nhị, đính trên đế hoa lồi;
nhị rời hoặc hợp thành khối nạc, nhị lép đôi khi tạo thành phần phụ hình dải

15


phía đỉnh của đế hoa; chỉ nhị hình bản rộng, trung đới rộng, bao phấn 2 ô,
hướng ngoài hoặc hướng bên. Hoa cái có bộ nhụy gồm 17-300 lá noãn rời,
đính trên đế hoa lồi; mào của núm nhụy hình dùi cong hoặc dẹt; bầu chứa 15(-11) noãn. (Ảnh 3. 3, 3. 4)

Ảnh 3. 3. Cơ quan sinh sản đực
1. Hoa đực với bộ nhị có phần phụ ở đỉnh (Kadsura coccinea); 2. Hoa đực
với bộ nhị không có phần phụ ở đỉnh (Kadsura longipedunculata).
(Ảnh Bùi Văn Thanh; chụp tại Lạc Dương – Lâm Đồng)

Ảnh 3. 4. Cơ quan sinh sản cái
1. Hoa cái (Kadsura heteroclita); 2. Bộ nhuỵ (Kadsura coccinea).
(Ảnh Bùi Văn Thanh; chụp tại Cao Bằng)

16


Quả và hạt: Giống như tất cả các loài thuộc họ Schisandarceae, quả của
các loài thuộc chi Kadsura là quả mọng, gồm các phân quả hình trứng tới bầu
dục hoặc hình chùy; vỏ phân quả khi khô mỏng, dính sát vào hạt. Quả khi
chín có màu đỏ hoặc màu vàng. Hạt hình đĩa hoặc hình thận, ít khi hình quả
lê; vỏ hạt nhẵn hoặc sần sùi; màu nâu, xám, nâu đen; mỗi phân quả có 1- 5(11) hạt. (Ảnh 3. 5).

Ảnh 3. 5. Quả
1, 2. Phân quả không có cuống, dính nhau thành khối nạc (Kadsura coccinea);

3,4. Phân quả có cuống, rời nhau (Kadsura longipedunculata).
(Ảnh 1, 2. Bùi Văn Thanh, chụp tại Cao Bằng; 3, 4. Trần Thế Bách, chụp tại Lạc
Dương – Lâm Đồng )

17


Typus: Kadsura Japonica (L.) Dunal.
Có 16 loài, phân bố chủ yếu ở Đông Á, từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc qua Sri Lanka, Đông Dương tới Philippin, In-đô-nê-xia. Việt Nam có 5
loài.
3. 3. Khóa định loại các loài thuộc chi Na rừng (Kadsura Juss.)
ở Việt Nam
1A. Bộ nhị ở hoa đực rời, có tới khoảng 20 nhị lép, hiếm khi không có
(Subgenus 1. Cobaea) ......................................................... 1. K. coccinea
1B. Bộ nhị dính thành khối hình đầu; hoa đực không có nhị lép. (Subgenus 2.
Kadsura).
2A. Bao phấn ở hai bên chỉ nhị, liền kề với bao phấn của nhị bên cạnh.
(Section 1. Kadsura).
3A. Hoa cái mang 28- 80 lá noãn; phân quả cỡ 10-22 x 8-14 mm
4A. Nhị phủ kín đỉnh của đế hoa đực; hạt hình tròn ...... 2. K. angustifolia
4B. Nhị không phủ kính đỉnh của đế hoa đực; hạt hình quả lê, hình tròn
hoặc hình thận............................................................3. K. heteroclita
3B. Hoa cái mang 17-58 lá noãn; phân quả cỡ 5-11,5 x 3-7,5 mm...............
..........................................................................4. K. longipedunculata
2B. Bao phấn đính ở lưng của chỉ nhị, không liền với túi phấn của nhị bên
cạnh (Section 2. Sarcocarpon) .......................................... 5. K. verucosa
3. 4. Đặc điểm các phân chi và loài Na rừng (Kadsura Juss.) ở Việt Nam.
Subgenus 1. Cobaea
Y. W. Law, 1996. Fl. Republ. Popul. Sin. 30(1): 234, 272.

Cosbaea Lem. 1855. Ill. Hort. 2: 71; Kadsura sect. Cosbaea (Lem.) A. C.
Smith, 1947. Sargentia, 7: 162

18


Đế hoa kéo dài thành hình nón. Hoa đực có (10-) 20-70 nhị, bộ nhị rời, chỉ
nhị chỉ dính nhau ở gốc; đỉnh của đế hoa đực có tới 20 nhị lép hình dùi hiếm
khi không có. Hoa cái có 50-70 lá noãn, vòi nhị giả hẹp, hình giùi.
Typus: Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Smit
3. 4. 1. Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Smith – Na rừng
A. C. Smith, 1947. Sargentia, 7: 166; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 384;
Y. W. Law, 1996. Fl. Reip. Pop. Sin. 30(1): 234; R. M. K. Saunders, 2001. Fl.
World, 4: 32; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 135; Xia Nianhe, Liu
Yuhu, R. M. K. Saunders, 2008. Fl. China. 7: 40.
Cosbaea coccinea Lem. 1855. Ill. Hort. 2: 71; K. chinensis Hance ex
Benth. 1861. Fl. Hongkong: 8; Schisandra hanceana Baill. 1868. Hist. Pl. 1:
150; K. chinensis var. annamensis Gagnep.1938. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1:58..
Na rừng, Na dây, (dây) Xưn xe, Ngũ vị (tử) nam; Re ba, Ro po.
Dây leo, dài tới 30m, nhánh non có phấn mịn, không có lông. Lá đơn,
mọc cách, hình bầu dục hoặc hình trứng, kích thước 7-16(-19) x 2,5-7,5(-10)
cm; mỏng như giấy tới dạng da; chóp lá nhọn tới có mũi nhọn, hiếm khi tù;
gốc lá từ nhọn tới tù, hiếm khi bị cụt; mép nguyên, hiếm khi có răng cưa nhỏ;
gân hình lông chim, gân chính nổi rõ ở mặt dưới lá, gân bên (3-)5-8(-12) đôi,
gân bên kết thúc vấn hợp; cuống dài (9-)10-30(-41) mm. Hoa mọc đơn độc ở
nách lá, thường ở gốc các chồi ngắn, không bao giờ mọc ở nách thân hoặc
cành lớn, nụ hình trứng ngược, bao hoa ở phía trong dài hơn bao hoa ở phía
ngoài. Cuống hoa đực dài (4,5-)8-20(-31)mm, cuống hoa cái dài 7-38mm.
Bao hoa (8-)10-16(-24); màu trắng, đỏ hoặc đỏ tía (hiếm khi hơi vàng), cỡ
(8)12-22,4(-23) x (6-)6-12(-15) mm. Hoa đực có (10-)20-70 nhị, đỉnh của đế

hoa có 0-14(-22) nhị bất thụ (hiếm khi chỉ nhị bất thụ một phần). Hoa cái có
20-70 lá noãn, vòi nhụy giả hẹp, dạng dùi; không có núm nhụy giả. Quả

19


mọng, khi chín có màu đỏ hoặc đỏ tía, có cuống dài 26-49 mm, các phân quả
không có cuống, kích thước 14-24 x 7-17 mm; vỏ phân quả rất dày về phía
ngoài; mỗi phân quả có 1-2 hạt hình quả lê, kích thước 10-18 x 7,5-11
mm.(Ảnh 3. 6, ảnh 3. 7; hình 3. 1)
Typus: icon in C. Lemaire, 1855. Ill. Hort. 2: 71
Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thường xanh, ở độ cao
400-800 m. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 8-9.
Phân bố: Lào Cai (Sa Pa), Yên Bái, Thái Nguyên (Đại Từ, Linh Thông),
Lạng Sơn (Văn Quan), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Ba Vì), Quảng Trị
(Đông Trị ), Kon Tum, Lâm Đồng (Di Linh , Braian, Bảo Lộc). Còn có ở
Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Myanma.
Mẫu nghiên cứu: LÀO CAI, Đoàn k/s Việt Trung 1818 (HN). – YÊN
BÁI, N. Q. Bình & al. 813 (HN). – THÁI NGUYÊN, Đoàn k/s TV Việt
Trung 1561 & 1959A (HNPM). – LẠNG SƠN, Đoàn k/s TV Việt Trung 2062
(HNPM). – VĨNH PHÚC, N. T. Bân 162 & 698 (HN); Đoàn k/s LX–VN 989
(HN); TĐ 04; TĐ 05 & TĐ 06 (HN). – THỪA THIÊN HUẾ, H. V. Tuế 702
(HN). – KON TUM, L. Averyanov & al. 5367(HN); T. Đ. Đại 165 (HN); L.
Averyanov & al. 1775 (HN); V. X. Phương 570 (HN). – LÂM ĐỒNG, VH
3272 & 4448 (HN). (Bản đồ 1)
Giá trị sử dụng: Quả chín ăn được; rang khô được dùng làm thuốc an
thần, gây ngủ. Rễ dùng trị viêm ruột mãn tính, viêm da dày và hành tá tràng,
phong thấp, đau xương, đòn ngã ứ đau, đau bụng trước khi hành kinh, xưng
vú, hoạt huyết hòa khí, giảm đau u bướu, thường dùng chữa bệnh phụ khoa.
Vỏ thân và vỏ rễ ngâm rượu làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa (TĐCT: 800)

[5].

20


×