Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu xây dựng danh lục các loài thực vật thuộc lớp loa kèn (liliopsida) có tác dụng chữa bệnh phong thấp tê thấp thấp khớp tại trạm đa dạng sinh học mê linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
-------------------------

ĐỖ THỊ LAN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DANH LỤC CÁC LOÀI
THỰC VẬT THUỘC LỚP LOA KÈN (LILIOPSIDA)
CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH PHONG THẤP – TÊ
THẤP – THẤP KHỚP Ở TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC
MÊ LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : THỰC VẬT HỌC

HÀ NỘI, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
-------------------------

ĐỖ THỊ LAN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DANH LỤC CÁC LOÀI
THỰC VẬT THUỘC LỚP LOA KÈN (LILIOPSIDA)
CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH PHONG THẤP – TÊ
THẤP – THẤP KHỚP Ở TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC
MÊ LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành : THỰC VẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. LÊ ĐỒNG TẤN
2. TS. HÀ MINH TÂM

HÀ NỘI, 2013

HÀ NỘI, 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất đến TS. Lê Đồng Tấn và TS. Hà Minh Tâm là những ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
và hoàn chỉnh luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện sinh thái và tài nguyên
sinh vật, Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong việc nghiên cứu, thu thập số liệu.
Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn tới CN Trịnh Xuân Thành (Trạm đa
dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc), cùng các thầy cô ở Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời thân và bạn bè đã
luôn ở bên động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt thời gian tôi học tập
và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
ĐHSP Hà Nội 2, ngày 10/ 05/ 2013
Sinh viên
Đỗ Thị Lan



LỜI CAM ĐOAN

Để đảm báo tính trung thực c a khóa luận, tôi xin cam đoan:
hóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu xây dựng danh lục các loài thực
vật thuộc lớp Loa kèn (Liliopsida) có tác dụng chữa bệnh phong thấp – tê
thấp – thấp khớp ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh” là công trình nghiên
cứu c a cá nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn c a TS. Lê Đồng Tấn, TS.


inh Tâm và sự giúp đỡ c a CN Trịnh Xuân Thành. Các kết quả nghiên

cứu trong khóa luận là trung thực và các thông tin trích dẫn trong khóa luận
này đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
ĐHSP Hà Nội 2, ngày 10/ 05/ 2013
Sinh viên
Đỗ Thị Lan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
1.1. Trên thế giới ................................................................................................................... 3
1.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................................... 4
1.3. Những nghiên cứu về thực vật thuộc lớp Loa kèn chữa bệnh phong
thấp – tê thấp – thấp khớp ở Trạm đa dạng sinh học

ê Linh ............................... 8


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN .........................................
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................10
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................10
2.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................10
2.2.1 Vị trí địa lí, địa hình ............................................................................ 10
2.2.2 Địa chất, thổ nhƣỡng ........................................................................... 11
2.2.3 hí hậu th y văn ................................................................................. 12
2.2.4 Tài nguyên động thực vật rừng ............................................................ 12
2.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................................................15
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................................15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................19
3.1. Danh lục các loài và bộ phận dùng .......................................................................19
3.1.1. Danh lục các loài ................................................................................ 19
3.1.2.

ột số thông tin về phân loại và giá trị tài nguyên ............................. 23

3.2. Giới thiệu một số bài thuốc cho ngƣời mắc bệnh phong thấp – tê
thấp – thấp khớp ..................................................................................................................39
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................43
Phụ lục 1 ...................................................................................................... 46



1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nƣớc nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên

thời tiết thƣờng không ổn định và thất thƣờng. Do đó đã làm xuất hiện nhiều
căn bệnh do thay đổi thời tiết, khí hậu.

ột trong những căn bệnh phổ biến đó

là phong tê thấp. Phong tê thấp là bệnh thƣờng gặp ở độ tuổi trung niên và cao
tuổi. Triệu chứng c a bệnh không biểu hiện rầm rộ, chỉ thoáng qua và lặp đi
lặp lại. Đau nhức tê buốt xuất hiện từng đợt phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu
đặc biệt là mùa đông xuân hoặc những khi sức khỏe bị trục trặc, suy giảm.
Bệnh thƣờng gây khó khăn trong việc di chuyển và để lại hậu quả nghiêm
trọng cho ngƣời bệnh. Cho nên, việc nghiên cứu tài nguyên thực vật để khai
thác và sử dụng hợp lý các cây cỏ có ích vào việc chữa trị bệnh này là hết sức
cần thiết.
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh có diện tích khoảng gần 200 ha với
hơn 1129 loài thực vật, trong đó nhiều loài đã và đang đƣợc sử dụng làm
thuốc trong dân gian. Để chuẩn bị đánh giá toàn diện giá trị làm thuốc c a hệ
thực vật nơi đây, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng danh lục
các loài thực vật thuộc lớp Loa kèn (Liliopsida) có tác dụng chữa bệnh
phong thấp – tê thấp – thấp khớp ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh”.
Mục đích nghiên cứu
– Xây dựng danh lục các loài thực vật thuộc lớp Loa kèn có tác dụng
chữa bệnh phong thấp – tê thấp – thấp khớp ở Trạm đa dạng sinh học Mê
Linh.
– Đánh giá thực trạng về giá trị dƣợc liệu và sử dụng các loài làm
thuốc cho bệnh nhân bị phong thấp – tê thấp – thấp khớp.


2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

– Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung kiến thức về đa dạng nguồn tài
nguyên thực vật và chuẩn bị cho việc đánh giá toàn diện về giá trị làm thuốc
c a hệ thực vật tại Trạm đa dạng sinh học
– Ý nghĩa thực tiễn:

ê Linh.

ết quả c a đề tài phục vụ cho việc khai thác và

sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên cây thuốc xung quanh khu vực con ngƣời
sinh sống, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.
Điểm mới của đề tài
– Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu xây dựng danh lục các loài
thực vật thuộc lớp Loa kèn có tác dụng chữa bệnh phong thấp – tê thấp – thấp
khớp ở Trạm đa dạng sinh học

ê Linh.

Bố cục của khóa luận: gồm 45 trang, 15 hình, 16 ảnh, 2 bảng đƣợc chia
thành các phần chính nhƣ sau:

ở đầu (2 trang), chƣơng 1 (Tổng quan tài

liệu: 7 trang), chƣơng 2 (Đối tƣợng, phạm vi, thời gian và phƣơng pháp
nghiên cứu: 9 trang), chƣơng 3 ( ết quả nghiên cứu: 23 trang), kết luận và
kiến nghị: 1 trang), tài liệu tham khảo: 27 tài liệu; phụ lục.


3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc đã xuất hiện cách đây hàng
nghìn năm. Nƣớc ta cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới (Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên. Ấn Độ…) đã sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa bệnh.
Tài liệu cổ về cây thuốc hiện không còn nhiều, tuy nhiên có thể coi năm 2838
trƣớc Công nguyên (TCN) là năm hình thành bộ môn nghiên cứu cây thuốc và
dƣợc liệu.
Hippocrat (460-370 TCN) đƣợc coi là tổ sƣ ngành y dƣợc. Ngoài những
công trình về giải phẫu, sinh lý, ông còn đƣa vào sử dụng hơn 200 cây thuốc.
[20].
Năm 384-322 (TCN), Aistote ngƣời Hy Lạp đã ghi chép và lƣu giữ sớm
nhất kiến thức về cây cỏ nƣớc này. Sau đó năm 340 (TCN) Theophraste với
tác phẩm “Lịch sử thực vật” đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng
c a chúng, tuy công trình c a ông mới chỉ dừng lại ở mức mô tả, thống kê,
song nó đã mở đầu một giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
[20].
Thầy thuốc ngƣời Hy Lạp Dioscorides năm 60-20 (TCN) giới thiệu 600
loài cây cỏ ch yếu để chữa bệnh trong tập sách “Dƣợc liệu học”, trong đó có
nhiều cây còn sử dụng trong y học ngày nay. Đồng thời, ông cũng là ngƣời
đầu tiên đặt nền móng cho nền y dƣợc học. [20].
Năm 79-24 (TCN), nhà tự nhiên học ngƣời La

ã Plinus soạn thảo bộ

sách “Vạn vật học” gồm 37 tập giới thiệu 1000 loài cây cỏ có ích. [20].
Cuốn “ inh Thần Nông” thế kỷ I sau Công nguyên (SCN) đã ghi chép
364 vị thuốc. Đây là cuốn sách tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục c a nền
y học dƣợc thảo Trung Quốc cho đến nay. [20].



4

Năm 1595, Lý Thời Trân (1519-1593) ngƣời Trung Quốc đã tổng kết
tất cả các kinh nghiệm về cây thuốc và dƣợc liệu để soạn thành quyển “Bản
thảo cƣơng mục”. Tác giả đã mô tả và giới thiệu 1.094 cây thuốc và vị thuốc
từ cây cỏ. [20].
Năm 1952, tác giả ngƣời Pháp A.Pétélot có công trình “Les phantes de
médicinalea du Cambodye, du Laos et du Viet Nam” gồm 4 tập nghiên cứu về
cây thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thực vật ở Đông Dƣơng. [20].
Nhƣ vậy, những công trình nghiên cứu về dƣợc liệu đã có từ lâu đời.
Hiện nay, với sự giúp đỡ c a khoa học công nghệ, việc nghiên cứu không chỉ
dừng ở mô tả, nêu công dụng c a các loài theo kinh nghiệm dân gian mà đã
có những dẫn chứng về khả năng chữa bệnh c a chúng bằng việc nghiên cứu
thành phần hóa học, tính chất dƣợc lý trong tế bào. Công nghệ chiết xuất các
hoạt tính sinh học trong cây để sản xuất dƣợc phẩm cũng đƣợc chú trọng rất
nhiều.
1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu. Có thể nói, nó
xuất hiện từ buổi đầu sơ khai, khi con ngƣời còn sống theo lối nguyên th y.
Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, tổ tiên ta đã ngẫu nhiên phát hiện ra công
dụng và tác hại c a nhiều loại cây. Suốt một thời gian dài nhƣ vậy, tổ tiên ta
đã dần dần tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm, biết lợi dụng tính chất c a cây
rừng để làm thức ăn và thuốc chữa bệnh.
Dƣới triều Trần (1244-1399) đã có kế hoạch tự túc thuốc Nam để kháng
chiến. Tƣớng Phạm Ngũ Lão đã trồng cây thuốc ở Vạn An và Dƣợc Sơn (xã
Hƣng Đạo, Chí Linh, Hải Dƣơng) để cung cấp cho quân y.
Ở địa phƣơng hạt Giao Th y, Sơn Nam (Nam Định), Dạ Cẩm, Hồng
Châu (Cẩm Bình, Hải Dƣơng) Tuệ Tĩnh đã mở nhiều cơ sở chữa bệnh làm
phúc ở các chùa và gây phong trào trồng cây thuốc ở gia đình. Ông là một đại



5

sƣ nƣớc Việt dùng thuốc Nam, sắc thuốc chữa bệnh cho nhân dân với phƣơng
châm: “Thuốc Nam chữa bệnh ngƣời Nam” ông đã truyền bá y dƣợc cổ
truyền cho nhân dân trong các tác phẩm:
- “Nam dƣợc thần hiệu” gồm 499 vị và 3.932 phƣơng thuốc trị 184 loại
bệnh, chia làm 10 khoa (năm 1752). Đây là tập sách thứ hai xuất hiện trong
lịch sử nghiên cứu cây thuốc ở nƣớc ta sau tập “Bản thảo thực vật toàn yếu”
do Phan Chu Tiên biên soạn (1492) là tập cây thuốc và dƣợc liệu đầu tiên c a
Việt Nam. [20].
- “Các bài thuốc Nam và thập tam phƣơng gia giảm” chép 13 cổ
phƣơng với bổ âm đơn do ông sáng chế để chữa các bệnh gia giảm theo
chứng. Các tài liệu này đƣợc in lại trong “Nam dƣợc chính bản” sau đƣợc
triều hậu Lê in lại trong “Hồng Nghĩa giác tứ y thƣ” (1727 và 1723) và đƣợc
lƣu truyền đến nay. [20].
Thế kỷ XVIII, Hải Thƣợng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1729-1791) đã thừa
kế dƣợc học c a Tuệ Tĩnh chép vào tập “Lĩnh Nam bản thảo”, nội dung gồm
496 vị thuốc Nam c a “Nam dƣợc thần hiệu” và phát hiện thêm hơn 300 vị
nữa. Tài liệu vĩ đại nhất c a ông là bộ sách “Hải Thƣợng y tông lĩnh” gồm 28
tập, 66 quyển viết về lý luận cơ bản, phƣơng pháp chẩn đoán, trị bệnh. [20].
Ngoài bộ sách trên còn kể đến tập “Vạn phƣơng thập nghiệm” c a
Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh gồm 8 tập, xuất bản năm 1763. Tập “Nam
bang thảo mộc” c a Trần Nguyệt Phƣơng mô tả 100 loài cây thuốc Nam, xuất
bản năm 1858. [20].
Triều Tây Sơn (1788-1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập “Nam dƣợc”
với 620 vị thuốc, các phƣơng thuốc kinh nghiệm gia truyền. [20].
Triều Nguyễn (1802-1845) có quyển “Nam dƣợc tập quốc âm” c a
Nguyễn Quang Lƣợng về phƣơng thuốc dân gian. [20].



6

Trong thời kỳ 1884-1945, thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân,
loại y học dân tộc nƣớc ta ra khỏi danh sách bảo hộ, việc nghiên cứu gặp
nhiều khó khăn.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 và chiến thắng Điện Biên Ph năm
1945 đã mở ra một con đƣờng mới cho ngành Y học cổ truyền dân tộc phát
triển. Đảng và nhà nƣớc ch trƣơng xây dựng nền Y học dân tộc “đại chúng”,
“kết hợp Đông y và Tây y” với phƣơng châm “tự lực cánh sinh” (Đỗ Tất Lợi,
2005). Vì vậy các nhà khoa học đã có điều kiện điều tra, phát hiện, thống kê,
nghiên cứu tính năng, tác dụng các loài cây thuốc ở Việt Nam. Từ năm 1960,
công tác điều tra đã phát hiện và tập hợp đƣợc gần 2000 loài cây thuốc và
khoảng 40 loài động vật làm thuốc từ những loài quý có giá trị đến những loài
thƣờng dùng theo kinh nghiệm dân gian.
Năm 1965, GS.TS Đỗ Tất Lợi cho xuất bản bộ sách “Những cây thuốc
và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập, giới thiệu trên 600 vị thuốc. Công trình này
sau đó đƣợc tái bản nhiều lần, không ngừng đƣợc tác giả bổ sung thêm các kết
quả nghiên cứu mới trong nƣớc và quốc tế, đến năm 1995 lên đến 792 loài,
trong đó có 69 loài công dụng chữa bệnh phong tê thấp. [16].
Trƣơng Công Quyền, Đỗ Tất Lợi và cộng sự với cuốn “Dƣợc liệu Việt
Nam” (1978) đã giới thiệu 415 loài thực vật làm thuốc, 68 loài và 15 bài
thuốc chữa bệnh phong tê thấp. Các tác giả cũng đã miêu tả khá chi tiết cách
thu hái, bảo quản. [20].
Năm 1990, tập thể các nhà khoa học Viện dƣợc liệu đã giới thiệu 68
loài có khả năng chữa thấp khớp trên tổng số 399 loài trong cuốn “Cây thuốc
Việt Nam” có kèm theo hình vẽ minh họa rất rõ ràng. [20].
Năm 1995, Đỗ Huy Bích và cộng sự trong cuốn “Thuốc từ cây cỏ và
động vật” đã đề cập tới 500 loài cây thuốc trong đó có 76 loài chữa bệnh

phong tê thấp. [20].


7

Trần Đình Lý năm 1993 đã xuất bản cuốn “1900 loài cây cỏ có ích ở
Việt Nam” cho biết trong số các loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam có
76 loài cho nhựa thơm, 160 loài cho tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài
chứa tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây. Trong
công trình này, tác giả đã đề cập đến tác dụng chữa bệnh thấp khớp c a 75
loài. [20].
Nhà khoa học Võ Văn Chi là ngƣời có tâm huyết, ông đã thống kê
1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc. Năm
1997, sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu ông đã cho ra mắt cuốn sách “Từ
điển cây thuốc Việt Nam” giới thiệu 3.200 loài thực vật có khả năng làm
thuốc trong đó có 431 loài và 45 bài thuốc chữa thấp khớp. Tác giả đã mô tả
chi tiết từng cây có kèm theo hình vẽ minh họa, nơi phân bố, thành phần hóa
học, công dụng và liều dùng. Đặc biệt ông đã tham khảo kinh nghiệm sử dụng
cây thuốc c a nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin,
Pháp… nên đã bổ sung đƣợc công dụng c a rất nhiều loài mà các nghiên cứu
tại Việt Nam trƣớc đây chƣa đề cập tới. [7]. Năm 2012, ông đã cho ra mắt
cuốn “Từ điển cây thuốc” bộ mới với 4.470 loài và 1500 ảnh màu, rất thuận
tiện cho việc tra cứu. Có thể nói đây là công trình đồ sộ nhất viết về cây thuốc
Việt Nam hiện nay. [8].
Cuốn sách “Cây cỏ Việt Nam” (1999) c a Phạm Hoàng Hộ gồm 3 tập
là cuốn sách rất có giá trị đối với những ngƣời làm về thực vật trong việc tra
cứu, định loài. Tuy tác giả ch yếu đi sâu vào việc miêu tả nhƣng ông cũng đã
đề cập qua công dụng làm thuốc c a 1559 loài trong đó có 175 loài có khả
năng làm thuốc. [15].
Cùng với “Từ điển cây thuốc” c a Võ Văn Chi và “Những cây thuốc và

vị thuốc Việt Nam” c a Đỗ Tất Lợi, cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở
Việt Nam” là 3 bộ Dƣợc liệu cây thuốc đƣợc đánh giá cao tại Việt Nam. Với


8

2 tập sách, các tác giả đã giới thiệu 920 loài cây và 80 động vật đƣợc lựa chọn
từ hơn 4000 cây thuốc và 400 động vật làm thuốc hiện biết trong đó có 215
loài và 164 bài thuốc chữa bệnh phong tê thấp. [5], [6].
Ngoài những công trình nghiên cứu thuốc trên toàn lãnh thổ Việt Nam
còn có những công trình nghiên cứu cây thuốc c a từng vùng, từng địa
phƣơng.
Đến nay, với sự phát triển c a các ngành khoa học công nghệ thì việc
nghiên cứu cây thuốc không chỉ dừng ở việc đánh giá độ đa dạng và công
dụng c a chúng mà mở rộng sang nghiên cứu một số hoạt tính sinh học nhƣ
diệt vi khuẩn, virut, côn trùng, lấy tinh dầu…để có thể chiết rút và sản xuất
thuốc.
Có thể nói nền Y học cổ truyền nƣớc ta có một kho tàng phong phú
không chỉ về nguồn tài nguyên cây thuốc mà còn có các phƣơng thuốc trị
bệnh dân gian. Việc điều tra, nghiên cứu, thống kê những loài có giá trị làm
thuốc, tìm hiểu kinh nghiệm trị bệnh c a các đồng bào dân tộc sinh sống trên
khắp đất nƣớc ta vẫn là một vấn đề cần đƣợc quan tâm hơn nữa. Nó không chỉ
góp phần làm phong phú thêm kho tàng y học dân tộc nƣớc nhà, bảo tồn và
phát huy nền văn hóa dân tộc mà còn giúp bảo tồn đa dạng sinh học đảm bảo
cho sự phát triển bền vững.
1.3. Những nghiên cứu về thực vật thuộc lớp Loa k n chữa ệnh phong
thấp – tê thấp – thấp khớp ở Tr m đa d ng inh học Mê Linh – Vĩnh
Phúc
Trạm đa dạng sinh học


ê Linh có diện tích gần 200 ha (thuộc xã Ngọc

Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) là khu vực nằm bên cạnh VQG Tam
Đảo và là khu vực đầu nguồn c a con suối Đại Lại, do đó thảm thực vật ở đây
hết sức phong phú. Theo Vũ Xuân Phƣơng và cộng sự (2001) hệ thực vật tại
đây có 171 họ thực vật với 669 chi và 1226 loài, trong đó có rất nhiều thực


9

vật có tác dụng chữa bệnh cho con ngƣời. Đây là công trình duy nhất nghiên
cứu xây dựng danh lục các loài thực vật thuộc lớp Loa kèn có tác dụng chữa
bệnh phong thấp – tê thấp – thấp khớp ở Trạm đa dạng sinh học

ê Linh.


10

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thực vật thuộc lớp Loa kèn có tác dụng chữa bệnh phong thấp – tê
thấp – thấp khớp ở Trạm đa dạng sinh học

ê Linh và khu vực xung quanh xã

Ngọc Thanh dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu.
2.2. Ph m vi nghiên cứu
Trạm đa dạng sinh học

Vĩnh Phúc.

ê Linh, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh

2.2.1. Vị trí địa lí, địa hình [18].
Trạm đa dạng sinh học

ê Linh - Vĩnh Phúc nằm trong địa phận c a xã

Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (trƣớc thuộc huyện

ê Linh,

tỉnh Vĩnh Phúc). Trạm đa dạng sinh học cách trung tâm thị xã Phúc Yên
khoảng 35 km về phía Bắc.
Với diện tích trên 170,3 ha trong đó chiều dài khoảng 3.000 m, chiều
rộng trung bình khoảng 550 m (chỗ rộng nhất khoảng 800 m, chỗ hẹp nhất
khoảng 300 m).
hu vực Trạm có toạ độ:
21o23’57’’ - 21o23’35’’ vĩ độ Bắc
105o42’40’’ - 105o42’40’’ kinh độ Đông
Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Phía Đông và phía Nam giáp hợp tác xã Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh,
thị xã Phúc Yên.
Phía Tây giáp vùng ngoại vi Vƣờn Quốc gia Tam Đảo, huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc.
Đây thuộc vùng bán sơn địa phía Bắc huyện

ê Linh, là phần kéo dài


về phía Đông Nam c a dãy Tam Đảo, có địa hình đồi và núi thấp với xu


11

hƣớng thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Địa hình khu vực nghiên cứu phần lớn là đất dốc, độ chia cắt sâu với
nhiều dông phụ gần nhƣ vuông góc với dông chính, độ dốc trung bình từ 1530o, nhiều nơi dốc đến 30-35o, điểm cao nhất là 520 m (điểm cực đông thuộc
đỉnh núi Đá trắng). Ở khu vực Trạm các bãi bằng rất ít nằm rải rác dọc theo
ven suối phía Tây.

Hình 2.2.1. Bản đồ địa hình Tr m ĐDSH Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.2 Địa chất - Thổ nhưỡng [18].
Theo nguồn gốc phát sinh trong vùng có hai loại đất chính sau:
- Ở độ cao trên 300 m là đất Feralit mùn đỏ vàng. Đất có màu vàng ƣu


12

thế do độ ẩm cao, hàm lƣợng sắt di động và nhôm tích luỹ cao. Do đất phát
triển trên đá

ácma axit kết tinh chua nên tầng đất mỏng, thành phần cơ giới

nhẹ, tầng mùn mỏng, không có tầng thảm mục, đá lộ đầu nhiều trên 75%.
- Ở độ cao dƣới 300 m là đất Feralit vàng đỏ phát triển trên nhiều loại
đá khác nhau, đất có khả năng hấp phụ không cao do có nhiều khoáng sét phổ
biến là aolinit.
Ngoài ra còn có đất dốc tụ phù sa ven suối ở độ cao dƣới 100 m. Thành

phần cơ giới c a loại đất này là trung bình, tầng đất dày, độ ẩm cao, màu mỡ,
đã đƣợc khai phá để trồng lúa và hoa màu.
Đất thuộc loại chua với độ pH 3,5-5,5 độ dày tầng đất trung bình 30-40
cm.
2.2.3. Khí hậu - thuỷ văn [18].
Đây là vùng nhiệt đới gió mùa, nằm trong vùng khí hậu chung c a đồng
bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22-23oC, tập trung không đều,
tháng có nhiệt độ cao là tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Còn mùa lạnh vào các
tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Nhiệt độ cao điểm trong các tháng nóng nực lên
đến 40oC, nhiệt độ lạnh nhất tới 4oC. Nhìn chung nhiệt độ trung bình vào mùa
hè từ 27-29oC, trung bình vào mùa đông là 16-17oC.
Lƣợng mƣa từ 1.100-1.600 mm/năm, phân bố không đều, tập trung vào
mùa hè từ tháng 6-8 hàng năm, ở đây có 2 mùa gió thổi rõ rệt là gió mùa
Đông Bắc (từ tháng 10 đến 3 năm sau) và gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến
tháng 9). Độ ẩm trung bình là 80%. Là khu vực đầu nguồn c a nhiều suối nhỏ
đổ vào hồ Đại Lải.
2.2.4. Tài nguyên động thực vật rừng [18].
- hu hệ đông vật: Theo kết quả điều tra năm 2003 c a phòng động vật
có xƣơng sống – Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, đã xác dịnh thành phần
phân loại c a 5 lớp thú, chim, bò sát, ếch nhái, côn trùng thuộc 25 bộ, 99 họ,
461 loài.


13

- hu hệ thực vật: Theo Vũ Xuân Phƣơng & CS (2001) trong “Trạm đa
dạng sinh học c a hệ thực vật tại trạm sinh học
ảng 3.1.

ê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc”.


u tr c h th c v t t i Tr m a d ng sinh học Mê Linh

Ngành

Số họ

Số chi

Số loài

Th ng đất (Lycopodiophita)

2

3

6

C th p út (Equisetophyta)

1

1

1

Dư ng ỉ (Polypodiophyta)

19


35

67

Thông (Pinophyta)

2

2

4

147

628

1148

171

669

1226

Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Tổng

Nguồn: Nguyễn Thị Hải (2012), “Nghiên cứu xây dựng danh lục và
thực trạng sử dụng các loài thực vật có tác dụng lợi sữa ở Trạm đa dạng sinh

học

ê Linh”, Khóa lu n tốt nghi p

i học, Đại học sƣ phạm Hà Nội 2.

Thảm thực vật
Theo Lê Đồng Tấn và cộng sự rừng nguyên sinh trong khu vực nghiên
cứu đã bị phá huỷ hoàn toàn, thay thế vào đó là các trạng thái thảm thực vật
thứ sinh nhân tác từ trảng cỏ, trảng cây bụi đến rừng thứ sinh phục hồi tự
nhiên hay rừng trồng nhân tạo.

hu vực rừng trồng (khoảng 100 ha) với

phƣơng thức rừng trồng thuần loại 1 trong 5 loài (không phải là cây bản địa)
là: Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb.), Thông nhựa (Pinus merkusii
Jungh. & Vriese),

eo tai tƣợng (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth.),

Keo lá tràm (Acacia confusa

err.), Bạch đàn (Eucalyptus globulus Labill.).

Rừng trồng: gồm có rừng thuần loại (rừng Bạch đàn,
eo lá tràm, Thông nhựa) và rừng hỗn giao (Bạch đàn -

eo tai tƣợng,

eo tai tƣợng, Bạch



14

đàn - Keo lá tràm, Thông - Keo lá tràm).
Nhƣ vậy, rừng trồng ch yếu là cây nhập nội với phƣơng thức trồng
thuần loại hay hỗn giao đơn giản. Rừng chƣa khép tán nên khả năng chống
xói mòn bảo vệ đất rất hạn chế. Nhiều nơi phần lớn đã khai thác nhƣng không
đƣợc trồng lại hay chăm sóc nên chất lƣợng rừng rất thấp. Trên những diện
tích này khả năng phục hồi lại thảm thực vật là rất khó khăn do đất đai bạc
màu và đã bị suy thoái nghiêm trọng.

Hình 2.2.2. Bản đồ đa d ng thực vật Tr m ĐDSH Mê Linh


15

2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10/2011 – 05/2013
2.4. Phư ng ph p nghiên cứu
Để nghiên cứu “Nghiên cứu xây d ng danh lục các loài th c v t thuộc
lớp Loa kèn (Liliospida) có tác dụng chữa b nh phong th p – tê th p –th p
khớp ở Tr m a d ng sinh học Mê Linh” chúng tôi sử dụng phƣơng pháp
nghiên cứu thực vật học dân tộc học phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu về
đa dạng và tài nguyên thực vật phổ biến hiện nay (theo Nguyễn Nghĩa Thìn,
2007).
Các bƣớc tiến hành cụ thể gồm:
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu tài liệu về thực vật trên thế giới và Việt Nam nhất là các tài
liệu về cây thuốc Việt Nam.

Trên cơ sở các tài liệu về giá trị sử dụng c a thực vật từ đó:
- Nắm vững bản chất taxon cần nghiên cứu nhƣ:
+ Hình thái để có thể nhận biết ngoài thực địa (thực tế việc nhận biết
ngoài tự nhiên là rất khó nhất là đối với ngƣời mới nghiên cứu, cho nên phải
dựa vào các chuyên gia).
+ Phân bố (địa diểm, độ cao) để biết đƣợc vị trí các loài đang nghiên
cứu.
+ Sinh học (thông tin về thời gian ra hoa, quả, khả năng tái sinh).
+ Sinh thái (nơi sống, khả năng thích ứng, loại hình sinh thái thích hợp).
Trên những cơ sở trên để xác định điểm và tuyến nghiên cứu phù hợp
với hƣớng nghiên cứu.
ế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu c a các tác giả nghiên cứu
trƣớc đó nhằm hiểu rõ khu vực nghiên cứu, thành phần và tính chất hệ thực


16

vật nơi nghiên cứu, nhất là các taxon nghiên cứu. Đây có thể coi là cơ sở dữ
liệu rất quan trọng.
Bước 2: Nghiên cứu thực địa
- Phư ng ph p điều tra cộng đồng
Trong quá trình nghiên cứu cộng đồng, chúng tôi sử dụng hai phƣơng
pháp nghiên cứu là RRA và PRA. [11], [19].
- Tiến hành thu mẫu
Sau khi đã phỏng vấn xong thì cùng với ngƣời đƣợc phỏng vấn ra thực
địa để thu mẫu.
Thu mẫu: Các mẫu vật đƣợc thu thập theo kinh nghiệm sử dụng c a
ngƣời dân địa phƣơng.
Các mẫu tiêu bản tốt phải đảm bảo có đầy đ các bộ phận đặc biệt là
cành, lá cùng với hoa, quả (đối với cây lớn) hay cả cây (cây thảo nhỏ hay

dƣơng xỉ). Các cây lớn thu từ 3-5 mẫu trên cùng cây; các cây thảo nhỏ và
dƣơng xỉ thì thu 3-5 cây (mẫu) sống gần nhau. Điều này là rất cần thiết để bổ
sung cho nhau trong quá trình định mẫu và trao đổi mẫu vật. [17], [21]. Các
mẫu đƣợc thu thập phải có tỷ lệ tƣơng đối phù hợp với kích thƣớc chuẩn c a
mẫu tiêu bản: 41 x 29 cm.
Tuy nhiên trong điều tra thực vật dân tộc học, các mẫu tiêu bản thu
đƣợc thƣờng không đầy đ các tiêu chuẩn trên. Trong các trƣờng hợp này,
chúng tôi tiến hành thu thập các mẫu vật có thể (cành, lá, hoa, quả, hạt, rễ… )
các mẫu này không đ cơ sở để xác định chính xác tên khoa học nhƣng có thể
định hƣớng cho quá trình thu thập thông tin kèm theo và thu mẫu tiêu bản bổ
sung sau này.
Bên cạnh các mẫu thực vật điển hình thì để mô phỏng cho giá trị sử
dụng, chúng tôi còn thu thập các mẫu thực vật dân tộc học - các mẫu thực vật
chứa đựng giá trị tri thức dân tộc nhƣ: bộ phận dùng, các bộ phận có đặc điểm


17

để phân biệt bởi tri thức dân tộc, các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật…
[11], [15].
Ghi chép thông tin: Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải
đƣợc ghi chép ngay tại hiện trƣờng. Các thông tin về thực vật cần có nhƣ:
Dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả trong đó đặc biệt lƣu ý đến các
thông tin không thể hiện đƣợc trên mẫu tiêu bản khô nhƣ màu sắc hoa, quả
khi chín, màu c a nhựa, dịch, m , mùi, vị c a hoa quả nếu có thể biết đƣợc…
Bên cạnh đó, các thông tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên,
sinh thái nơi sống, mật độ, ngƣời thu mẫu… cũng nên đƣợc ghi cùng. [11],
[22].
Các thông tin về thực vật dân tộc học đƣợc ghi chép thông qua tri thức
c a ngƣời cung cấp thông tin. Có thể phỏng vấn trực tiếp hay quan sát cách

thức thực hiện các tri thức đó để thu nhận thông tin. Các thông tin cần ghi là:
tên dân tộc c a cây, ý nghĩa c a tên, mục đích sử dụng, bộ phận dùng, cách
khai thác, bảo quản và sử dụng, nguồn gốc thông tin… Ngoài ra, do mẫu thực
vật dân tộc thƣờng không có đầy đ các bộ phận để quan sát trực tiếp nên cán
bộ điều tra đề nghị ngƣời cung cấp tin mô tả các bộ phận còn thiếu tuy nhiên
những mô tả này chỉ để tham khảo và định hƣớng tiếp theo chứ không đƣợc
coi là các mô tả thực vật vì cách nhìn nhận, mô tả c a ngƣời dân không hoàn
toàn trùng khít với cách mô tả thực vật c a ngƣời nghiên cứu. Các thông tin
có thể đƣợc vào phiếu điều tra ngay tại hiện trƣờng hoặc ghi vào sổ tay sau đó
đến cuối ngày phải vào phiếu.
Xử lý mẫu: Trong khi thực địa, các mẫu đƣợc cắt tỉa cho phù hợp sau
đó kẹp vào giữa hai tờ báo (kích thƣớc 45 x 30 cm) và đƣợc ngâm trong dung
dịch cồn 40o - 45o để mang về.

hi về, mẫu đƣợc lấy ra khỏi cồn và đƣợc đặt

giữa hai tờ báo khô, cứ nhƣ vậy thành từng tập, kẹp bằng kẹp mắt cáo để


18

mang đi phơi hoặc sấy khô.

ẫu có thể đƣợc xử lý độc và khâu hay không là

tùy vào yêu cầu cụ thể. [22].
Bước 3: X c định tên cây
Việc định tên đƣợc sử dụng theo phƣơng pháp hình thái so sánh. Cơ sở
để xác định là dựa vào các đặc điểm phân tích đƣợc từ mẫu vật, các thông tin
ghi chép ngoài thực địa, từ đó so sánh với các khoá phân loại đã có hay với

các bản mô tả, hình vẽ. Các tài liệu thƣờng xuyên đƣợc dùng là: Cẩm nang tra
cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam [1], Cây cỏ Việt Nam
[15].
Các mẫu vật phức tạp, không có nhiều đặc điểm nhận dạng sẽ đƣợc
chuyển cho các chuyên gia phân loại sâu để giám định.
Bước 4: Lập danh lục loài
Từ các mẫu tiêu bản đã có tên, chúng tôi tiến hành lập danh lục thực
vật, Tên khoa học c a các loài đƣợc kiểm tra và chỉnh lý theo bộ “Danh lục
các loài thực vật Việt Nam”. Danh lục cuối cùng đƣợc xây dựng theo nguyên
tắc: Tên các họ và trong mỗi họ thì tên cây đƣợc sắp xếp theo thứ tự abc.
Trong bảng danh lục có các cột là: Stt, tên phổ thông, tên khoa học, họ thực
vật, chế biến và sử dụng, bộ phận dùng, nhóm công dụng.
Bước 5: Tổng hợp tài liệu và viết

oc o

Đƣợc tiến hành trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, từ đó lập danh
sách các loài, cung cấp một số thông tin về phân loại , về phân bố, về công
dụng chữa bệnh c a thực vật đang nghiên cứu... (tùy mục đích nghiên cứu) và
cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác theo quy định.


19

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Danh lục c c loài và ộ phận dùng
3.1.1. Danh lục các loài
Lập bảng danh lục các loài cây thuộc lớp này có ở Trạm. Các họ đƣợc
sắp xếp theo Brummitt R. . (1992) [23], các loài trong họ đƣợc xếp theo thứ
tự a,b,c… Lập bảng so sánh thành phần loài tại khu vực nghiên cứu.

Đã xác định đƣợc 13 loài thuộc 8 họ thực vật thuộc lớp Loa kèn có tác
dụng chữa bệnh phong thấp – tê thấp – thấp khớp.


×