Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Bước đầu nghiên cứu phân loại giống cóc mắt xenophrys thuộc họ cóc bùn megophryidae ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.47 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN

NGUYỄN THỊ THANH THÁI

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
GIỐNG CÓC MẮT XENOPHRYS THUỘC
HỌ CÓC BÙN MEGOPHRYIDAE
Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Động vật học

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGÔ THÁI LAN
ThS. NGUYỄN THIÊN TẠO

HÀ NỘI – 2011


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi thực hiện cùng với sự hướng dẫn
của TS. Ngô Thái Lan và ThS. Nguyễn Thiên Tạo, không trùng với bất kì đề
tài nào khác trước đây. Các số liệu nêu trong đề tài là trung thực, được thu
thập từ thực nghiệm và qua xử lí thống kê, không có sự sao chép, bịa đặt.
Nếu có gì sai phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Người cam đoan

Nguyễn Thị Thanh Thái

Nguyễn Thị Thanh Thái

ii

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện luận văn này em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Ngô
Thái Lan và thầy giáo ThS. Nguyễn Thiên Tạo đã trực tiếp hướng dẫn em
trong quá trình học tập và làm luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong tổ Động vật
học, khoa Sinh – KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà 2 cùng các thầy cô
công tác tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên và tin tưởng em trong
suốt thời gian học tập và làm việc vừa qua.
Đây là một đề tài mới, thời gian nghiên cứu chưa nhiều và kinh nghiệm
có hạn nên còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Em rất mong các thầy cô giáo, các
bạn sinh viên quan tâm đóng góp, bổ sung ý kiến để giúp cho đề tài nghiên

cứu được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Thái

Nguyễn Thị Thanh Thái

iii

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................3
4. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.................................4
1.1. Lược sử nghiên cứu phân loại Lưỡng cư ở Việt Nam ..........................4
1.2. Sơ lược về giống Cóc mắt Xenophrys .................................................5
1.2.1.Vị trí phân loại............................................................................. 5

1.2.2. Đặc điểm hình thái.......................................................................6
1.2.3. Sinh học và sinh thái....................................................................6
Chương 2. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ...............................................................................................................8
2.1. Thời gian nghiên cứu...........................................................................8
2.2. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................8
2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................8
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................12
3.1. Đặc điểm chung giống Cóc mắt Xenophrys ở Việt Nam ................12
3.2. Khóa định loại 5 loài thuộc giống Cóc mắt Xenophrys ở
Việt Nam ..........................................................................................12
3.3. Định loại 5 loài thuộc giống Cóc mắt Xenophrys ở Việt Nam........13
3.3.1. Cóc mắt chân ngắn Xenophrys brachykolos...............................13

Nguyễn Thị Thanh Thái

iv

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

3.3.2. Cóc mắt kuatun Xenophrys kuatunensis.....................................15
3.3.3. Cóc mắt bên Xenophrys major.................................................. 17
3.3.4. Cóc mày bắc bộ Xenophrys palpebralespinosa..........................23
3.3.5. Cóc mắt bé Xenophrys parva.....................................................27
3.4. Những loài hiểu biết chưa đầy đủ...................................................29

3.4.1. Cóc mắt jingdong Xenophrys jingdongensis ..............................29
3.4.2. Cóc mắt nhỏ Xenophrys minor ..................................................31
3.4.3. Cóc mắt gai Xenophrys pachyproctus........................................32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................34
1. Kết luận................................................................................................34
2. Kiến nghị..............................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................35
PHỤ LỤC ................................................................................................... 38

Nguyễn Thị Thanh Thái

v

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

X.brachykolos

: Xenophrys brachykolos

X.major

: Xenophrys major


X.kuatunensis

: Xenophrys kuatunensis

X.palpebralespinosa : Xenophrys palpebralespinosa
X.parva

Nguyễn Thị Thanh Thái

: Xenophrys parva

vi

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Bản đồ điểm nóng đa dạng sinh học Đông dương – Mi-an-ma (CI
2010)………………………………………………………………..1
Hình 2.1 Sơ đồ đo ếch nhái không đuôi (theo Banikov A.G.et al, 1977; có bổ
sung)……………………………………………………………… 10
Hình 3.1. Bản đồ vùng phân bố của loài Cóc mắt chân ngắn Xenophrys
brachykolos………………………………………………………..15
Hình 3.2. Bản đồ vùng phân bố của loài Cóc mắt kuatun Xenophrys
kuatunensis………………………………………………………...17
Hình 3.3. Cóc mắt bên Xenophrys major……………………………………18

Hinh 3.4. Cóc mắt bên Xenophrys major (Mặt lưng)………………………..19
Hình 3.5. Cóc mắt bên Xenophrys major (Mặt bụng)……………………….19
Hình 3.6. Cóc mắt bên Xenophrys major (Mặt lưng)………………………..20
Hình 3.7. Cóc mắt bên Xenophrys major (Mặt bụng)……………………….20
Hình 3.8. Bản đồ vùng phân bố của loài Cóc mắt bên Xenophrys
major……………………………………………………………...23
Hình 3.9. Cóc mày bắc bộ Xenophrys palpebralespinosa…………………..24
Hình 3.10. Bản đồ vùng phân bố của loài Cóc mày bắc bộ Xenophrys
palpebralespinosa………………………………………………... 26
Hình 3.11. Bản đồ vùng phân bố của loài Cóc mắt bé Xenophrys parva……29
Hình 3.12. Bản đồ vùng phân bố của loài Cóc mắt jingdong Xenophrys
jingdong………………………………………………………… 30
Hình 3.13. Bản đồ vùng phân bố của loài Cóc mắt nhỏ Xenophrys minor….32
Hình 3.14. Bản đồ vùng phân bố của loài Cóc mắt gai Xenophrys
pachyproctus……………………………………………………....33

Nguyễn Thị Thanh Thái

vii

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Số đo các đặc điểm hình thái các loài thuộc giống Cóc mắt

Xenophrys…………………………………………………………...39

Nguyễn Thị Thanh Thái

viii

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam nằm trong vùng địa lý động vật Đông dương–Mi-an-ma (IndoBurma), một trong những điểm nóng đa dạng sinh học của thế giới (Hình 1,
Conservation International 2010) [9]. Việt Nam cũng là một trong những
nước có thành phần loài Bò sát và Ếch nhái đa dạng nhất trên thế giới với
tổng số 571 loài đã được ghi nhận. Khu hệ Bò sát và Ếch nhái có tính đặc hữu
cao [7], [9].

Hình 1. Bản đồ điểm nóng đa dạng sinh học Đông dương – Mi-an-ma (CI 2010).

Trong vài thập kỷ gần đây, nghiên cứu về sự đa dạng của các loài Ếch
nhái và Bò sát được tiến hành ở nhiều khu vực khác nhau trên toàn quốc. Các
chương trình nghiên cứu đã khám phá nhiều loài mới cho khoa học, đồng thời,
sự đa dạng về số loài Bò sát và Ếch nhái ở Việt Nam cũng tăng lên rõ rệt: từ

Nguyễn Thị Thanh Thái


1

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

340 loài (năm 1996) lên 458 loài (năm 2005) và 545 loài (năm 2009). Riêng
số loài ếch nhái đã tăng lên gấp đôi: từ 82 loài (năm 1996) lên 162 loài (năm
2005) và 177 loài (năm 2009) [1],[2], [4], [6]. Sau khi cuốn danh lục của
Nguyễn Văn Sáng và những người khác (2009) được xuất bản, có bốn loài
mới và một ghi nhận mới được công bố, nâng tổng số loài Ếch nhái hiện biết
của Việt Nam lên 182 loài [3], [5], [9].
Theo Nguyễn Văn Sáng và những người khác (2009) trong lớp Ếch nhái,
họ Cóc bùn Megophryidae có sự đa dạng khá cao với tổng số 27 loài ghi nhận,
trong số này giống Cóc mắt Xenophrys chiếm ưu thế với 8 loài được ghi nhận,
bao gồm Cóc mắt chân ngắn Xenophrys brachykolos; Cóc mắt jingdong
Xenophrys jingdongensis; Cóc mắt kuatun Xenophrys kuatunensis; Cóc mắt
bên Xenophrys major; Cóc mắt nhỏ Xenophrys minor; Cóc mắt gai Xenophrys
pachyproctus; Cóc mày gai mí Xenophrys palpebralespinosa; Cóc mắt bé
Xenophrys parva.
Mặt khác các loài thuộc giống Cóc mắt rất hiếm gặp cũng như các tài
liệu mô tả và nghiên cứu về nhóm loài này không nhiều. Để góp phần cung
cấp dẫn liệu đầy đủ hơn về hệ thống phân loại giống Cóc mắt, chúng tôi chọn
đề tài: “Phân loại giống Cóc mắt Xenophrys thuộc họ Cóc bùn
Megophryidae ở Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Mô tả và định loại các loài thuộc giống Cóc mắt Xenophrys ở Việt Nam.

- Cập nhật các thông tin về vùng phân bố các loài thuộc giống Cóc mắt
Xenophrys ở Việt Nam.
- Xây dựng khóa định loài các loài thuộc giống Cóc mắt Xenophrys ở Việt
Nam.

Nguyễn Thị Thanh Thái

2

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

3. Nội dung nghiên cứu
- Mô tả đặc điểm hình thái để định loại các loài thuộc giống Cóc mắt
Xenophrys ở Việt Nam.
- Tổng hợp các tài liệu mới để cập nhật các thông tin về vùng phân bố các
loài thuộc giống Cóc mắt Xenophrys ở Việt Nam.
- Xây dựng khóa định loại các loài thuộc giống Cóc mắt Xenophrys ở Việt
Nam dựa trên các đặc điểm mô tả hình thái.
4. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề
phân loại học của nhóm động vật này, nhằm xây dựng khóa định loại một
cách hệ thống tất cả các loài thuộc giống Cóc mắt Xenophrys ở Việt Nam.
Mặt khác thông qua phân tích tài liệu tham khảo, đề tài cũng cập nhật các địa
điểm phân bố mới cho các loài này ở Việt Nam.


Nguyễn Thị Thanh Thái

3

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lược sử nghiên cứu phân loại Lưỡng cư ở Việt Nam
Trong những thập kỷ gần đây, nhóm Bò sát và Ếch nhái của Việt Nam
đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài
nước. Kết quả cho thấy số loài được ghi nhận tăng lên rõ rệt. Việc thống kê
nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam đã được người Pháp bắt đầu hơn 100
năm trước đây và được người Việt Nam tiếp tục nghiên cứu hơn 50 năm qua.
Đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu Lưỡng cư, Bò sát Đông Dương của
Bourret từ 1934- 1944, trong đó có nước ta [14].
Sau hòa bình lặp lại ở miền Bắc Việt Nam (1954) các nghiên cứu về
thành phần loài Lưỡng cư, Bò sát mới được tăng cường bởi các tác giả Việt
Nam.
Thời kỳ từ năm 1970 - 1990: đã có thêm một số công trình như “Kết
quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam”, năm 1981 (phần Lưỡng cư,
Bò sát) của tác giả Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã thống kê
được 159 loài Bò sát, 69 loài Lưỡng cư. Trong “Tuyển tập báo cáo kết quả
điều tra thống kê động vật Việt Nam” (1985) của Viện sinh thái và Tài
nguyên sinh vật, đã thống kê được 350 loài Lưỡng cư, Bò sát; trong đó Bò sát
có 260 loài, Lưỡng cư là 90 loài. Ngoài ra, các tác giả còn phân tích được sự

phân bố các loài ở các sinh cảnh.
Từ năm 1990- 2002: Đây là giai đoạn nghiên cứu Lưỡng cư, Bò sát
nước ta được tăng cường. Đặc biệt nhiều nhất từ năm 1995 trở lại đây có các
tác giả : Nguyễn Văn Sáng, Lê Nguyên Ngật, Ngô Đắc Chứng, Hồ Thu Cúc,
Hoàng Xuân Quang, Hoàng Nguyễn Bình, Đinh Thị Phương Anh, Nguyễn
Quảng Trường…đưa ra danh sách thành phần loài một số vùng như: Khu bảo

Nguyễn Thị Thanh Thái

4

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

tồn thiên nhiên Xuân Sơn (Phú Thọ); Vườn quốc gia Ba Vì có 62 loài thuộc
16 họ, 3 bộ…
Ngoài những công trình nghiên cứu về khu hệ còn có những công trình
nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học. Cụ thể là năm 1996 -1997
Trần Kiên và Nguyễn Kim Tiến có đề tài: “Cơ sở sinh thái học của việc chăn
nuôi ếch đồng và tắc kè” đã tập trung vào việc nuôi những loài có ý nghĩa
kinh tế và xây dựng các quy trình nuôi và bảo tồn.
Các nghiên cứu vẫn tập trung vào việc nghiên cứu các đặc điểm sinh
học, sinh thái, mô tả loài mới hay công bố các khu phân bố mới… mà ít tác
giả nghiên cứu về phân loại Lưỡng cư. Việc phân loại thường gặp ở bậc họ và
những loài quen thuộc.
Năm 1977, tác giả Đào Văn Tiến có đề tài nghiên cứu về định loại Ếch

nhái ở Việt Nam.
Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thái, Andrew Grieser John, Cao
Tiến Trung, Hồ Anh Tuấn, Chu Văn Dũng (2008) có đề cập về việc phân loại
các họ thuộc lớp Lưỡng cư và Bò sát qua đề tài: “Ếch nhái, Bò sát ở khu Bảo
tồn thiên nhiên Pù Huồng”.
1.2. Sơ lược về giống Cóc mắt Xenophrys
Trên thế giới hiện tại ghi nhận tổng số 22 loài thuộc giống Xenophrys
phân bố ở phía Đông, Nam và khu vực Đông Nam Á; ở Việt Nam đại diện có
8 loài (Nguyen et al., 2009).
1.2.1. Vị trí phân loại
Lớp Lưỡng cư - Amphibia
Bộ Có đuôi - Caudata hay Urodela

Nguyễn Thị Thanh Thái

5

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Họ Cóc bùn - Megophryidae
Giống Cóc mắt Xenophrys
1.2.2. Đặc điểm hình thái
Đầu: đầu trung bình, dẹt, chiều rộng lớn hơn chiều dài. Mõm cụt,
nghiêng, vượt quá hàm dưới, gần dài bằng mắt. Góc mắt nhọn, vùng má thẳng
đứng, lõm. Lỗ mũi nằm khoảng giữa mắt và đầu mõm. Gian mắt lõm, rộng

bằng hoặc rộng hơn một chút so với mí trên. Màng nhĩ rõ, trên màng nhĩ có
một nếp da kéo dài từ mắt xuống vai. Mí mắt trên có một mấu lồi làm thành
gai nhỏ trên mí.
Chi: Ngón chi trước mảnh, đầu ngón hơi phình. Ngón I dài bằng hoặc
hơn ngón II một chút. Ngón II dài khoảng 2/3 ngón III. Không có các củ bàn.
Các ngón chi sau dài và mảnh, đầu ngón hơi phình. Có màng nhỏ ở gốc ngón.
Không có các củ bàn. Khớp cổ bàn vượt quá đầu mõm. Đầu gối tới nách hay
tới vai. Dài đùi ngắn hơn dài thân và dài hơn bàn chân
Màu sắc: Lưng nhẵn có màu xám hay nâu ôliu. Có hai đôi nếp da mảnh
từ vai nhập lại ở phía sau thân cho đến phía trên lỗ huyệt. Trên các chi có
những vạch ngang sẫm. Sau đùi mầu nâu sẫm, với một hay hai vết tròn trắng
nhạt. Bụng có các vết nâu. Họng và ngực có màu nâu sẫm hay có các vết lớn,
nâu sẫm đối xứng nhau. Con đực có túi kêu trong
1.2.3. Sinh học và sinh thái
Chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về sinh thái các loài thuộc giống Cóc
mắt, các tài liệu ghi nhận cho thấy Cóc mắt sống ở vùng rừng núi, hoạt động
về ban đêm, ban ngày ẩn dưới tảng đất đá hay trong hang tối. Bị động chúng
thường nhảy ra ngoài và dễ bị mất phương hướng. Cóc mắt có màu sắc dễ
thay đổi. Cóc mắt đẻ trứng vào mùa hè, mỗi lần khoảng 10-12 trứng đẻ trên lá

Nguyễn Thị Thanh Thái

6

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2


cây ẩm ướt hay các đám rêu ở thân cây. Nòng nọc phát triển trực tiếp trong
trứng chứ không phát triển ở trong môi trường nước như các loài ếch khác.
Tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm ấu trùng trong trứng sẽ phát triển và thoát ra
môi trường nước, nòng nọc phát triển trong nước.

Nguyễn Thị Thanh Thái

7

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu
Tiến hành từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011 nhằm mục đích
thu thập các tài liệu, đo đếm các chỉ số và phân tích hình thái các mẫu vật
hiện có.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 8 loài thuộc giống Cóc mắt Xenophrys ở Việt
Nam được lưu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Viện Sinh thái và
Tài nguyên Sinh vật, ngoài ra một số mẫu vật không được lưu giữ tại Việt
Nam, chúng tôi dựa vào mô tả gốc của chúng, thông qua các số liệu có được
để phân tích so sánh. Các loài bao gồm:
Cóc mắt chân ngắn Xenophrys brachykolos

Cóc mắt jingdong Xenophrys jingdongensis
Cóc mắt kuatun Xenophrys kuatunensis
Cóc mắt bên Xenophrys major
Cóc mắt nhỏ Xenophrys minor
Cóc mắt gai Xenophrys pachyproctus
Cóc mày bắc bộ Xenophrys palpebralespinosa
Cóc mắt bé Xenophrys parva
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu, thu thập các tài liệu có liên quan đến giống Cóc mắt
Xenophrys ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Thanh Thái

8

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

2.3.2. Phương pháp quan sát, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống trong phân loại học bao
gồm kế thừa tài liệu và phân tích hình thái so sánh các mẫu vật hiện đang lưu
giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel
để thống kê và phân tích các số đo hình thái các loài. Từ các chỉ số hình thái
so sánh để mô tả định loại các loài và xây dựng khóa định loại theo nguyên
tắc lưỡng phân.

Các chỉ số đo được đo bằng thước kẹp ALPHA-TOOLS (xuất xứ cộng
hòa LB Đức) với đơn vị đo nhỏ nhất là 0,1 mm. Ngoài giá trị nhỏ nhất (min)
và giá trị lớn nhất (max), giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (TB ± SE, với số
cá thể tối thiểu n ≥ 2) cũng được thống kê trong bảng chỉ tiêu hình thái. Các
chỉ tiêu hình thái sau được sử dụng:
SVL: Chiều dài thân, tính từ mút mõm đến hậu môn
HW: Rộng đầu - Ở phần lớn nhất của hộp sọ
HL: Dài đầu - Tính từ phía sau của hàm dưới đến mút mõm
HD: Cao đầu - Chiều cao nhất của đầu, đo ở phía trước ổ mắt
IOD: Khoảng cách gian ổ mắt
F1L: Chiều dài ngón chân I
F2L: Chiều dài ngón chân II
F3L: Chiều dài ngón chân III

Nguyễn Thị Thanh Thái

9

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Tài liệu sử dụng để định loại: Tên của các loài ếch nhái theo hệ thống
phân loại của Nguyen et al. (2009), Frost (2010). Mô tả đặc điểm hình thái
theo các tài liệu trích dẫn liệt kê ở phần tài liệu tham khảo và dựa vào các chỉ
tiêu đo đếm trên mẫu vật [2], [4], [7], [8], [12], [13], [16], [17], [18], [19].


Nguyễn Thị Thanh Thái

10

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

2.3.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm Excel để thống kê các số liệu hình thái cơ thể của
các loài trong giống Cóc mắt.

Nguyễn Thị Thanh Thái

11

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Bản mô tả chung giống Cóc mắt Xenophrys ở Việt Nam
Dựa vào bộ mẫu vật được lưu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam,
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thu thập ở các địa điểm khác nhau, mô

tả đặc điểm hình thái và dẫn liệu về phân bố của 8 loài Cóc mắt ở Việt Nam
được trình bày như sau:
Đặc điểm chung: 8 loài Cóc mắt có các đặc điểm chung như đầu dẹt,
chiều rộng lớn hơn chiều dài. Mõm cụt, nghiêng, vượt quá hàm dưới, gần dài
bằng mắt. Góc mắt nhọn, vùng má thẳng đứng, lõm. Lỗ mũi nằm khoảng giữa
mắt và đầu mõm. Gian mắt lõm, rộng bằng hoặc rộng hơn một chút so với mí
trên. Màng nhĩ rõ, trên màng nhĩ có một nếp da kéo dài từ mắt xuống vai. Mí
mắt trên có một mấu lồi làm thành gai nhỏ trên mí.
3.2. Khóa định loại 5 loài thuộc giống Cóc mắt Xenophrys ở Việt Nam
Để xây dựng khoá định loại, chúng tôi đã lập bảng so sánh các đặc
điểm hình thái quan trọng, khoá định loại được xây dựng theo nguyên tắc
khóa lưỡng phân dạng đối lập.
1a. Đầu rộng hơn dài………………………………………………………….2
1b. Đầu dài hơn rộng …………………………………………..Cóc mắtkuatun
Xenophrys kuatunensis
2a. Có 1 gai nhỏ giữa mí mắt trên…………………………………………….3
2b. Không có gai nhỏ giữa mí mắt trên……………………………………….4
3a. Chiều dài ngón tay 1 lớn hơn chiều dài ngón tay 2, củ dưới bàn lớn,không
có nếp da hình chữ V ngược trên lưng…………………...Cóc mắt chân ngắn
Xenophrys brachykolos

Nguyễn Thị Thanh Thái

12

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

3b. Chiều dài ngón tay 1 nhỏ hơn chiều dài ngón tay 2, củ dưới nhỏ (nhiều khi
không rõ), có nếp da hình chữ V ngược trên lưng…………….Cóc mày bắc bộ
Xenophrys palpebralespinosa
4a. Ngón thứ 2 dài hơn ngón thứ 3……………………….Cóc mắt bên
Xenophrys major
4b. Ngón thứ 2 ngắn hơn ngón thứ 3..…………………..Cóc mắt bé
Xenophrys parva
3.3. Định loại 5 loài thuộc giống Cóc mắt Xenophrys ở Việt Nam
3.3.1. Cóc mắt chân ngắn - Xenophrys brachykolos (Inger et Romer, 1961)
Xenophrys brachykolos R. F. Inger et J. D. Romer, 1961 - Fieldiana Zool., 39:
533-538
Mẫu chuẩn: Ghi nhận ở đèo Shan Teng (300-400 m) Hồng Kông Trung
Quốc
Tên Việt Nam: Cóc mắt chân ngắn
Tên Tiếng Anh: Short-legged horned toad
Mô tả:
Đầu : Đầu rộng hơn dài, chiều rộng khoảng 0,36-0,43 của mõm, chiều
dài 0,33-0,44. Mõm ngắn, khoảng cách mút mõm mắt gần bằng gian ổ mắt.
Chiều rộng của gian ổ mắt bằng hoặc lớn hơn của mí mắt trên. Mí mắt trên có
một gai mắt ở giữa trung tâm. Vùng trước mắt thẳng đứng, không lõm, đường
kính của mắt bằng hoặc lớn hơn mõm. Màng nhĩ riêng biệt, đường kính hơn
một nửa đường kính của mắt khoảng 0,06-0,09 của mõm, lưỡi trơn.
Chi: Ngón I dài hơn ngón II, ngón thứ IV ngắn hơn ngón thứ II, có một
củ lồi lớn tại đầu của các ngón tay, một củ lồi lớn ở đầu của ngón tay I và

Nguyễn Thị Thanh Thái

13


K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

ngón thứ IV. Ngón chân thứ III dài hơn ngón chân thứ V, mấu của các ngón
chân mảnh.
Màu sắc (trong cồn): màu xám hoặc nâu ở trên. Gian ổ mắt hình tam
giác tối với vệt ánh sáng lớn. Đỉnh của tam giác trên chỏm đầu thường mờ tối.
bên đầu có các thanh dọc tối, thường là một trong những vùng trước mắt, một
bên dưới mắt và một phía sau mắt. Bụng màu trắng hoặc vàng. Con đực với
cổ họng tối. Cả cá thể đực và cá thể cái đều có sọc đen dọc xuống cổ họng.
Hai bên của cơ thể có những đốm nhỏ đen tối. Vùng hậu môn và mặt sau của
xương cổ chân và chân màu nâu sẫm. Bề mặt bụng gần háng hơi hồng.
Kích thước : Mẫu ở Việt Nam dài thân cá thể đực 36,5 mm, cá thể cái
43,5 mm. Mẫu từ Hồng Kông cá thể đực 34,1-39,5 mm; cá thể cái 40-48,4
mm.
Vật mẫu nghiên cứu: gồm 3 mẫu có số hiệu VNMN 3210, VNMN
3211 và MNMN 3222
Sinh học, sinh thái: Loài này phát hiện thấy ven bờ suối đá chảy xiết ở
độ cao 300-350 m.
Phân bố:
Việt Nam: Đông Bắc Việt Nam bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang
Thế giới: Trung Quốc, Hồng Kông
Giá trị sử dụng: Có giá trị khoa học, bổ sung cho danh lục Ếch
nháiViệt Nam


Nguyễn Thị Thanh Thái

14

K33C – CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Hình 3.1 Bản đồ vùng phân bố của loài Cóc mắt chân ngắn Xenophrys
brachykolos
(Phần chấm đỏ là vùng phân bố của loài)
3.3.2. Cóc mắt kuatun - Xenophrys kuatunensis (Pope, 1927)
Xenophrys kuatunensis C. H. Pope, 1929 - Am. Mus. Novit., New York,
352: 1-2
Xegophrys kuatunensis C. C. Liu and S. Q. Hu, 1961, Tailles Amphib.
China, Peking: 65
Mẫu chuẩn: Thu tại Phúc Kiến độ cao 5500-6000 m
Tên Việt Nam: Cóc mắt qua-tun
Tên tiếng Anh: Kuatun spadefoot toad

Nguyễn Thị Thanh Thái

15

K33C – CN Sinh



Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Mô tả:
Đầu: Dài hơn rộng. Mõm hơi dài hơn mắt, khóe mắt lõm sâu. Lỗ mũi
gần đỉnh của mõm hơn mắt, khoảng cách giữa hai lỗ mũi rộng, màng nhĩ
riêng biệt bằng 3/5 đường kính của mắt. Chiều dài mõm khoảng 34mm.
Đường kính màng nhĩ bằng 2/5 của mắt.
Chi: Ngón tay dài và mảnh, hơi phồng ở đầu. Trên cẳng tay có những
điểm đen. Ngón đầu tiên và ngón thứ hai bằng nhau. Ngón chân mảnh. Xương
bàn chân phẳng. Đường kính của đĩa đệm ngón tay lớn hơn so với đĩa đệm
ngón chân. Ở mặt sau của đùi có một đốm trắng.
Màu sắc: Màu xám. Trên lưng có các khoanh màu đen. Trên đùi có
những vết đốm màu xám nhạt hơn.
Kích thước: Mẫu ở Việt Nam dài thân cá thể đực 29-32 mm, cá thể cái
31-38 mm.
Vật mẫu nghiên cứu: IEBR 0098, IEBR 001349
Sinh học, sinh thái: Chưa có dẫn liệu
Phân bố:
Việt Nam: Lào Cai (Sapa)
Thế giới: Trung Quốc (Phúc Kiến, Hồ Nam, Triết Giang)
Giá trị sử dụng: Có giá trị khoa học, lần đầu tiên phát hiện thấy tại
Việt Nam năm 1999.

Nguyễn Thị Thanh Thái

16

K33C – CN Sinh



Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Hình 3.2 Bản đồ vùng phân bố của loài Cóc mắt kuatun - Xenophrys
kuatunensis
(Phần chấm đỏ là vùng phân bố của loài)
3.3.3. Cóc mắt bên Xenophrys major (Anderson, 1871)
Ixalus lateralis J. Anderson, 1871 - J. Asiat. Soc. Bengal, 40(2): 29
Xenophrys gigas T. C. Jerdon, 1870, Proc. Asiat. Soc. Bengal, Calcuta,
1870: 85
Xenophrys lateralis C. C. Liu, 1950, Fieldiana, Zool. Mem., Chicago,
2: 180 Xenophrys major G. A. Boulenger, 1908, Proc. Zool. Soc. London,
1908: 416 Xenophrys major C. H. Pope and A. M. Boring, 1940, Peking Nat.
Hist. Bull., 15: 28

Nguyễn Thị Thanh Thái

17

K33C – CN Sinh


×