Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Đánh giá các đặc tính nông sinh học và giá trị chọn giống của 4 dòng lúa đột biến (CL81, HD3, DH2, HN1) trồng vụ xuân tại cao minh, phúc yên, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.13 KB, 45 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryra sativa L.) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá
trình phát triển của loài người.
Từ xa xưa, giữa các nước Châu Á, Trung cận đông và cả Châu Âu đã có
một số con đường giao lưu vật tư được khai thông và lúa gạo cũng theo đó
mà phát tán đi khắp nơi. Đến nay, cây lúa đã trở thành cây lương thực chính
của Châu Á nói chung và của người Việt Nam nói riêng. Đồng thời, nó có vai
trò quan trọng trong nét văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nền nông nghiệp thế
giới cũng như nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể.
Theo thống kê của tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hợp quốc
(FAO) thì diện tích trồng lúa trên thế giới không ngừng tăng lên. Tổng diện
tích cho trồng lúa hiện nay có khoảng gần 158 triệu ha, tổng sản lượng lúa
gạo đạt xấp xỉ 700 triệu tấn, cung cấp cho cả dân số thế giới.
Châu Á là vùng đất chật người đông, trình độ dân trí chưa cao, đa số các
nước Châu Á sống nhờ lúa gạo. Sau cuộc “Cách mạng xanh”, nhiều nước
đang từ thiếu đói trở thành nước xuất khẩu lúa gạo lớn trên thế giới trong đó
có Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với dân số trên 87,84 triệu
người trong đó khoảng 69,4% thuộc khu vực nông thôn (2011). Lúa gạo là
cây lương thực chủ yếu và có vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhân
dân. Nhờ sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân đến năm 1989 nước ta đã thoát
khỏi tình trạng thiếu lương thực và vươn lên đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu
gạo sau Thái Lan. Tổng sản lượng hàng năm đạt 460 triệu tấn (1987) lên tới
560 triệu tấn (1997) và dự kiến đạt 760 triệu tấn (2020).


SVTH: Hoàng Thị Hằng

1

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

Thực tế hiện nay: Dân số tăng lên một cách nhanh chóng trong khi diện
tích đất nông nghiệp có xu hướng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và phát
triển cơ sở hạ tầng.
Việc luân canh tăng vụ đều không thể giải quyết một cách thỏa đáng về
nhu cầu lương thực cho con người. Vì vậy, để tăng sản lượng lúa mà không
gây ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái thì việc áp dụng biện pháp kỹ thuật canh
tác cụ thể là sử dụng giống có năng suất cao, chất lượng tốt là một biện pháp
quan trọng và hiệu quả nhất. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều
giống lúa cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt và phần nào hạn chế được sự
phụ thuộc vào giống nhập nội từ nước ngoài (khoảng 70% là từ Trung Quốc).
Trong tương lai, sản xuất lúa gạo ở Việt Nam vẫn là ngành sản xuất trọng
điểm trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển bền vững về
năng suất, chất lượng và có sự cạnh tranh cao với thị trường quốc tế.
Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và ở Vĩnh Phúc nói riêng, để đáp ứng
được mục tiêu trên cần có sự quan tâm và đầu tư một cách toàn diện đặc biệt
là trong công tác chọn tạo giống. Hiện nay, ngoài việc sử dụng lúa lai, lúa
thuần có năng suất cao, chất lượng tốt từ Trung Quốc thì các giống lúa chọn
tạo trong nước bằng phương pháp lai, xử lý đột biến... cũng dần khẳng định
được vị trí của mình trong sản xuất. Để xác định được khả năng thích ứng của

giống trong điều kiện sản xuất thì việc đánh giá đặc tính nông sinh học là rất
cần thiết. Chính vì vậy nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá các đặc
tính nông sinh học và giá trị chọn giống của 4 dòng lúa đột biến (CL81,
DH3, HD2, HN1) trồng vụ xuân 2012 tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh
Phúc” nhằm mục tiêu chọn tạo được nhiều giống lúa thuần phù hợp với khí
hậu, thời tiết, đất đai, cho năng suất cao, chất lượng tốt (dẻo, thơm) phục vụ
cho việc bổ sung giống lúa thương phẩm chất lượng cao cho sản suất.

SVTH: Hoàng Thị Hằng

2

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

2. Mục đích của đề tài.
2.1. Mục đích
Đánh giá đặc tính nông sinh học và khả năng chống chịu sâu bệnh của 4
dòng lúa đột biến (CL81, HD3, HD2, HN1), qua đó lựa chọn dòng ưu tú có
tiềm năng lớn, năng suất cao.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các dòng lúa thí
nghiệm.
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng thí
nghiệm.
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh đồng ruộng của các dòng lúa

thí nghiệm.
- Tuyển chọn một số dòng có triển vọng được gieo trồng tại Cao Minh,
Phúc Yên, Vĩnh Phúc và một số nơi khác.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Tìm hiểu đặc tính nông sinh học và giá trị chọn giống của 4 dòng lúa đột
biến (CL81, HD3, HD2, HN1)
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp các dữ liệu khoa
học về các đặc điểm nông sinh học, hình thái, khả năng chống chịu sâu bệnh
và các chỉ tiêu chất lượng của các dòng đột biến.
- Góp phần tuyển chọn được một số dòng lúa có triển vọng: thời gian
sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, chất lượng
tốt có thể đưa đi khảo nghiệm, phát triển sản xuất trong thời gian tới.

SVTH: Hoàng Thị Hằng

3

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và phân loại cây lúa
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa
Lúa trồng (Oryra sativa L.) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá

trình phát triển của xã hội loài người, nhất là vùng Châu Á.
Lúa thuộc thực vật có hoa (Angios permes), lớp lá mầm (Meno
Cotyledones), họ hòa thảo (Proaceae) trước đây gọi là họ (Graminae), thời
gian sinh trưởng của các giống lúa dài ngắn khác nhau và trong khoảng 60 –
250 ngày.
Về nguồn gốc cây lúa có nhiều giả thiết khác nhau như:
+ Bằng những di chỉ đào được Makkey và Vavilor cho rằng lúa trồng có
nguồn gốc từ Ấn Độ.
+ Theo Gritst D.H: cây lúa xuất phát từ Đông Nam Á, từ đó lan dần lên
phía Bắc.
+ Đinh Dĩnh (Trung Quốc) dựa vào lịch sử phát triển lúa hoang trong
nước cho rằng lúa trồng xuất xứ ở Trung Quốc.
+ Một số nhà nghiên cứu Việt Nam thì cho rằng nguồn gốc cây lúa ở
miền Nam nước ta và Campuchia…
Tuy có nhiều ý kiến chưa thống nhất, nhưng căn cứ vào các tài liệu lịch
sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa trồng và sự hiện diện
rộng rãi các loại lúa hoang dại trong khu vực, nhiều người đồng ý rằng nguồn
gốc cây lúa là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó lan dần đi khắp nơi. Sự
kiện thực tế là cây lúa và nghề trồng lúa đã có từ rất lâu ở vùng này, lịch sử và
đời sống của dân tộc Đông Nam Á gắn liền với lúa gạo đã chứng minh nguồn
gốc của lúa trồng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) [2].
Theo phương diện thực vật học, lúa trồng bắt nguồn từ lúa dại Oryra
fatma. Loài Oryra fatma thường phân bố ở Ấn Độ, Campuchia, Nam Việt

SVTH: Hoàng Thị Hằng

4

K35D - SP KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

Nam, vùng Đông Nam Trung Quốc, Thái Lan và Myanma. Loài Oryra sativa
L được trồng phổ biến khắp các nước trên thế giới và phần lớn tập trung ở
Châu Á. Loài Oryra gluberrimas được trồng với diện tích nhỏ ở một số nước
Châu Phi.
1.2. Phân loại.
Việc phân loại cây lúa có nhiều quan điểm khác nhau:
*Phân loại theo đặc tính thực vật học:
- Lúa trồng thuộc họ Gramineae (hòa thảo), tộc Oryzae, chi Oryza.
Oryra có khoảng 20 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm ở Châu
Phi, Nam, Đông nam Châu Á, Nam Trung Quốc, Nam và Trung Mỹ (Chang ,
1976 theo De Datta, 1981). Trong đó, chỉ 2 loài là lúa trồng còn lại là lúa
hoang hằng niên và đa niên. Loài lúa trồng quan trọng nhất, thích nghi rộng
rãi nhất và chiếm đại bộ phận lúa trồng trên thế giới là Oryra sativa L. Loài
này hầu như có mặt ở khắp nơi từ đầm lầy đến sườn núi, từ xích đạo, nhiệt
đới đến ôn đới…[2]
Một loài lúa nữa là Oryza glaberrima Steud chỉ được trồng ở một số
quốc gia thuộc Tây Châu Phi và hiện bị thay thế dần bởi Oryza sativa L. (De
Datta, 1981).
* Phân loại theo điều kiện địa lí:
- Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, lúa trồng được phân làm 2 nhóm:
+ Nhóm Indica (= “Hsien” = lúa tiên) bao gồm các giống lúa ở nam và
trung Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Đài Loan và một số nước khác ở vùng
nhiệt đới. Đặc điểm chủ yếu của nhóm lúa tiên là: cây to, lá nhỏ xanh nhạt, đẻ
nhánh nhiều, bông xòe, hạt thóc thon dài, vỏ trấu mỏng, cơm khô, phản ứng
quang chu kỳ, kém chịu phân nên năng suất thường thấp.

+ Nhóm Japonica (= “Keng” = lúa cánh) bao gồm các giống lúa ở vùng Á
nhiệt đới và vùng ôn đới như Nhật Bản, Triều Tiên… Đặc điểm của lúa cánh

SVTH: Hoàng Thị Hằng

5

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

là: cây lá to, xanh đậm, bông chụm, hạt thóc bầu, vỏ trấu dày, cơm dẻo, thích
nghi với điều kiện thâm canh, chịu phân tốt, thường cho năng suất cao [2]
* Phân loại theo đặc tính sinh lý:
Dựa vào mức độ phản ứng với quang kỳ (độ dài chiếu sáng trong ngày),
người ta phân thành hai nhóm chính:
- Nhóm lúa quang cảm: là nhóm lúa có phản ứng với quang kỳ, cây chỉ
ra hoa trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn thích hợp, nên gọi là lúa mùa. Tùy
theo mức độ mẫm cảm với quang kỳ ít hay nhiều, mạnh hay yếu, người ta
phân biệt:
+ Lúa mùa sớm: là nhóm có quang cảm yếu, cây trồng tái vụ vẫn trỗ
được. Ví dụ: Giống lúa Tiêu, Samo… (ở đồng bằng sông Cửu Long)
+ Lúa mùa lỡ: Là nhóm có phản ứng trung bình với quang kỳ. Nhóm này
có thể trồng trái vụ, lúa trỗ nhưng thời gian sinh thưởng biến đổi nhiều.
+ Lúa mùa muộn là nhóm có phản ứng rất mạnh với quang kỳ.
- Nhóm lúa không quang cảm: Hầu hết các giống lúa lai tạo phục vụ cho
việc thâm canh tăng vụ hiện nay đều không quang cảm. Ví dụ IR8, IR20… [2]

* Phân loại theo điều kiện môi trường canh tác:
Dựa trên kiểu gen và môi trường là một khối thống thất, các vùng sinh
thái, địa lí khác nhau với sự tác động của con người đến cây lúa thì các nhóm
sinh thái khác nhau chứa các kiểu gen lúa khác nhau. Theo Liakhovkin A.G
(1992) (trích theo Nguyễn Văn Hoan, 1994) [3], lúa trồng có 8 nhóm sinh thái
địa lý như sau:
- Nhóm 1: Nhóm Đông Á bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Bắc Trung
Quốc. Đặc trưng của nhóm là chịu lạnh tốt và hạt khó rụng.
- Nhóm 2: Nhóm Nam Á gồm bắt đầu từ Pakistan sang vùng bờ biển
phía Nam Trung Quốc đến Bắc Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của nhóm sinh
thái địa lý này là chịu lạnh kém và phần lớn có hạt dài và nhỏ.

SVTH: Hoàng Thị Hằng

6

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

- Nhóm 3: Nhóm Philippin bao gồm toàn bộ vùng Đông Nam Á, miền
nam Việt Nam. Đặc trưng của nhóm này là nhóm lúa điển hình nhiệt đới
không chịu lạnh.
- Nhóm 4: Nhóm Trung Á bao gồm toàn bộ các nước Trung Á. Đặc
trưng của nhóm này là hạt to, khối lượng1000 hạt đạt trên 32 gam, chịu nóng
và chịu lạnh khá.
- Nhóm 5: Nhóm lúa Iran bao gồm toàn bộ các nước Trung Đông xung

quanh Iran. Đây là nhóm sinh thái địa lý với các loại hình chịu lạnh tốt, hạt
gạo to đục, cơm dẻo.
- Nhóm 6: Nhóm Châu Âu bao gồm các nước có trồng lúa như Nga, Tây
Ban Nha, Italia…Đây là nhóm sinh thái với loại hình Japonica chịu lạnh, hạt
to, thân to khỏe, hạt to, cơm dẻo, chịu nóng kém.
- Nhóm 7: Nhóm Châu Phi bao gồm các nhóm lúa trồng thuộc loài
Oryza glaberrima.
- Nhóm 8: Nhóm Châu Mỹ la tinh bao gồm các nước trung Mỹ, Nam
Mỹ, đặc trưng của nhóm này là cây cao, thân to khỏe, hạt to, gạo trong và dài,
chịu ngập và chống đổ tốt .
* Phân loại theo điều kiện môi trường canh tác:
Dựa vào điều kiện môi trường canh tác, đặc biệt là nước có thường
xuyên ngập ruộng hay không, người ta phân biệt như sau:
- Nhóm lúa rẫy (Upland rice): Lúa được trồng trên đất cao, không có
khả năng giữ nước, không có bờ ngăn để giữ nước trên mặt đất. Cây lúa sống
hoàn toàn vào nước trời trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của nó.
- Nhóm lúa nước (Lowland rice) gồm:
+ Lúa có nước tưới (Irrigated rice): Lúa được trồng trên những cánh
đồng có hệ thống thủy lợi, chủ động về nước tưới trong suốt thời gian sinh
trưởng, phát triển, đạt năng suất cao.

SVTH: Hoàng Thị Hằng

7

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp


Khoa Sinh - KTNN

+ Lúa nước sâu (Deepwater rice): Lúa được trồng trên những cánh đồng
thấp, không có khả năng rút nước sau mưa hoặc lũ. Tuy nhiên, nước không
ngập quá 10 ngày và nước không cao quá (50 – 100 cm).
+ Lúa nổi (Floatinh rice): Lúa được gieo trồng trước mùa mưa, khi mưa
lớn, cây lúa đã đẻ nhánh khi nước lên cao, cây lúa vươn khỏi mặt nước
khoảng 10 cm/ngày để ngoi theo ( Nguyễn Thị Trâm, 2002) [7].
* Theo đặc tính sinh lý của hạt gạo:
Tùy theo lượng Amylase trong tinh bột hạt gạo, người ta phân biệt lúa
nếp và lúa tẻ.
Ngoài các kiểu phân loại trên, người ta còn phân loại lúa trồng theo nhiệt
độ, khả năng chống chịu, theo mối quan hệ giữa kiểu gen với kiểu hình…[2].
1.2 Giá trị kinh tế của cây lúa
Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu người trồng, là lương thực chính
của 1/3 tỷ người nghèo, là kế sinh chủ yếu của nông dân. Nó cũng là nguồn
cung cấp năng lượng lớn cho con người. Ở Việt Nam có đến 87,84 triệu người
(2011) và 100% người dân sử dụng lúa gạo làm lương thực chính
( [17].
* Sản phẩm chính của cây lúa.
Sản phẩm chính của cây lúa là gạo. Gạo là thức ăn giàu chất dinh dưỡng,
thành phần chứa nhiều đường bột (60-70%) và protein (8-9%). Từ gạo, ta có
thể nấu cơm, chế biến các món ăn khác như: làm bánh đa nem, phở, bánh đa,
bánh trưng, bún, rượu và hàng chục sản phẩm khác từ gạo.
* Sản phẩm phụ của cây lúa
Ngoài gạo ra thì các phụ phẩm của cây lúa cũng có giá trị sử dụng khá
cao:
+ Cám chiếm khoảng 10% trọng lượng khô, chứa nhiều protein, chất
béo, chất khoáng và Vitamin, đặc biệt là các Vitamin nhóm B, nên cám được


SVTH: Hoàng Thị Hằng

8

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

sử dụng làm bột dinh dưỡng cho trẻ em, điều trị cho người bệnh phù lề. Dầu
cám chất lượng cao chế tạo sơn cao cấp, mỹ phẩm, xà phòng…
+ Tấm: sản xuất tinh bột, rượu, cồn, Axeton, phấn mịn, thuốc chữa
bệnh…
+ Trấu: ngoài công dụng làm chất đốt, chất độn chuồng còn làm ván ép,
vật liệu cách nhiệt, cách âm… (Nguyễn Ngọc Đệ) [2].
+ Rơm rạ: sản xuất giấy, đồ gia dụng (thừng, chão, mũ, giầy dép), làm
thức ăn cho gia súc, trộn với cây họ đậu làm thức ăn ủ chua, sản xuất nấm…
1.3. Một số đặc điểm nông sinh học của cây lúa
Lúa là cây thân thảo, sinh sống hàng năm, Thời gian sinh trưởng của các
giống dài ngắn khác nhau và nằm trong khoảng 60 – 250 ngày tùy thuộc theo
giống ngắn ngày hay giống dài ngày, vụ lúa chiêm hay lúa mùa, cấy sớm hay
cấy muộn. Chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây lúa được tính từ khi gieo hạt
và cây lúa cũng kết thúc một chu kỳ của nó khi nó tạo ra hạt mới.
* Các đặc điểm nông sinh học:
- Rễ lúa:
+ Chức năng của rễ: Rễ làm nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng nuôi
cây, giúp cây bám chặt vào đất. Do đó, bộ rễ có khỏe mạnh thì cây mới phát
triển được.

+ Phân loại: Rễ gồm 2 loại: rễ mầm và rễ phụ (rễ bất định)
 Rễ mầm là rễ mọc ra đầu tiên khi hạt lúa nảy mầm. Thường mỗi hạt
chỉ có một rễ mầm. Rễ mầm không ăn sâu, ít phân nhánh, chỉ có lông ngắn,
thường dài khoảng 10-15cm. Rễ mầm có nhiệm vụ chủ yếu là hút nước cung
cấp cho phôi phát triển và sẽ chết sau 10-15 ngày.
 Rễ phụ (rễ bất định) được mọc ra từ mắt (đốt) trên thân lúa. Mỗi mắt
có từ 5-25 rễ phụ. Rễ phụ mọc dài, có nhiều lông hút và nhánh. Tại mỗi mắt
có 2 vòng rễ: vòng rễ trên to, khỏe, vòng rễ dưới nhỏ, kém quan trọng hơn.
Trong giai đoạn sinh trưởng, các mắt này thường rất khít nhau và nằm dưới

SVTH: Hoàng Thị Hằng

9

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

đất nên rễ lúa tạo thành chùm, do đó rễ lúa còn gọi là rễ chùm (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008) [2]
- Thân lúa và khả năng đẻ nhánh
+ Chức năng: Vận chuyển và tích trữ các chất dinh dưỡng cho cây.
+ Cấu tạo: Thân lúa gồm nhiều mắt và lóng. Thời kỳ mạ và lúa non, thân
lúa do các bẹ lá tạo thành. Sau khi làm đốt, thân do các lóng và đốt tạo thành,
bên ngoài có các bẹ lá. Tổng số mắt trên thân chính bằng số lá trên thân cộng
thêm 2, chỉ vài lóng ở ngọn dài ra số còn lại ngắn và dày đặc. Lóng trên cùng
dài nhất. Một lóng dài hơn 5 cm được xếp là lóng dài, số lóng dài khoảng 3-8

lóng (www.vaas.org.vn/images/caylua/06/index.htm) [18]
Các giống có thời gian sinh trưởng trung ngày có khoảng 6-7 lóng,
giống ngắn ngày có khoảng 4-5 lóng. Sự phát triển của các lóng đốt quyết
định chiều cao cây và liên quan đến khả năng chống đổ. Hiện nay các giống
lúa mới thấp cây đang dần thay thế các giống lúa cao cây vì chúng có khả
năng chống đổ tốt hơn (Bùi Huy Đáp) [1].
Khả năng đẻ nhánh là đặc tính của giống. Khi gặp điều kiện thuận lợi,
sự đẻ nhánh của cây lúa diễn ra như sau:
+ Khi có lá thứ 4: Thêm 1 nhánh con.
+ Khi có lá thứ 5: Thêm 1 nhánh con nữa (nhánh 2).
+ Khi có lá thứ 6: Thêm nhánh 3 và 2 nhánh cháu.
+ Khi có lá thứ 7: Thêm nhánh 4. Lúc này cây lúa sẽ có 4 nhánh con, 3
nhánh cháu và 2 nhánh chắt.

SVTH: Hoàng Thị Hằng

10

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

Sơ đồ đẻ nhánh của cây lúa
Như vậy, từ cây mẹ đẻ ra nhánh con (cấp 1), nhánh cấp 1 đẻ nhánh cấp
2, nhánh cấp 2 đẻ nhánh cấp 3… Những nhánh hình thành vào giai đoạn cuối
thường là nhánh vô hiệu [20]
Thường thì các giống lúa mới khả năng đẻ nhánh cao, tỷ lệ nhánh hữu

hiệu cũng cao hơn các giống lúa cũ, cổ truyền.
Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào giống, nhất là điều kiện
chăm sóc, ngoại cảnh… Nếu cây lúa có nhiều nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu
cao, năng suất sẽ cao (Nguyễn Ngọc Đệ) [2]
- Bộ lá và khả năng quang hợp
Lá được hình thành từ mầm lá ở mắt thân. Tốc độ ra lá thay đổi theo thời
gian sinh trưởng và điều khiện ngoại cảnh.
+ Thời kỳ mạ non: trung bình 3 ngày ra được 1 lá.
+ Thời kỳ mạ khỏe: từ lá thứ 4, tốc độ ra lá chậm lại, từ 7-10 ngày ra
được một lá.
+ Thời kỳ đẻ nhánh: 5-7 ngày/lá.
+ Thời kỳ cuối đẻ nhánh – làm đòng: khoảng 12-15 ngày/lá (Hoàng
Kim, 2010) [4]
Lá lúa mọc đối diện hai bên thân lúa, lá ra sau nằm về phía đối diện với
lá ra trước đó. Các lá trên cây lúa phát triển liên tục từ dưới gốc lên trên, mỗi
lá phát triển cách nhau một bước. Lá cuối cùng mọc ra gọi là lá đòng. Một

SVTH: Hoàng Thị Hằng

11

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

giống lúa bao giờ cũng có một số lá nhất định đã được định trong phôi và là
đặc điểm của giống. Tuy nhiên với cùng một giống lúa nhất định có nhiều yếu

tố ảnh hưởng đến tổng số lá như: khí hậu, thời tiết, biện pháp bón phân, kỹ
thăm chăm sóc, thời vụ cấy… Ở nước ta nhóm giống lúa ngắn ngày thường
có 12-15 lá, nhóm trung ngày có 16-18 lá, nhóm dài ngày có 20-21 lá. Thông
thường trên cây lúa có khoảng 5-6 lá xanh cùng hoạt động, sau giai đoạn hoạt
động thì các lá dưới gốc chuyển vàng rồi chết đi, các lá mới lại tiếp tục hoạt
động.
Lá lúa là một đặc trưng hình thái để phân biệt các giống lúa với nhau,
đồng thời lá lúa còn là bộ phận thực hiện chức năng quang hợp của cây. Một
giống lúa tốt khi có bộ lá thích hợp, thông thoáng sẽ tăng cường khả năng hấp
thu ánh sáng tốt và hiệu suất quang hợp cao góp phần tăng năng suất.
Theo Đào Thế Tuấn (1977) [8] một giống lúa có năng suất cao phải có
đủ hai điều kiện:
Một là: phải có diện tích lá cao trước trỗ để tạo ra nguồn dự trữ lớn,
muốn vậy lá phải thẳng đứng.
Hai là: Lá phải có hiệu suất quang hợp sau trỗ cao để tạo ra được bông
lúa to tức sức chứa lớn.
Tuy hoạt động quang hợp phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng
giống, nhưng các yếu tố ngoại cảnh lại đóng một vai trò rất quan trọng, đó là
cường độ và độ dài chiếu sáng, nhiệt độ không khí, hàm lượng CO2, kỹ thuật
canh tác trong đó có mật độ và phân bón đóng vai trò khá quan trọng. Quang
hợp của cây lúa chủ yếu xác định bằng chỉ số năng lượng mặt trời, cường độ
quang hợp trên một đơn vị diện tích lá, chỉ số diện tích lá và thời gian tồn tại
của diện tích lá và hướng lá (Yosida,1979) [11].

SVTH: Hoàng Thị Hằng

12

K35D - SP KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

* Bông lúa
- Sau khi ra đủ số lá nhất định thì cây lúa sẽ trổ bông. Bông lúa là loại
phát hoa chùm gồm nhiều trục chính mang nhiều nhánh gié bậc 1, bậc 2 và
đôi khi cả nhánh gié bậc 3. Hoa lúa được mang bởi một cuống hoa ngắn mọc
ra từ nhánh gié này.
Bông lúa có nhiều dạng: dạng túm hoặc xòe do các nhánh gié bậc nhất
tạo với trục bông một góc nhỏ hay lớn, đóng hạt thưa hay dày...
Lúa khi trỗ có thể trỗ giấu bông hoặc trỗ khoe bông.
+ Lúa trỗ giấu bông: cuống bông được lá đòng bao kín một phần hoặc
một số gié phía dưới.
+ Lúa trỗ khoe bông: cuống bông phát triển cao lên trên bẹ lá đòng.
1.4. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Hiện nay trên thế giới, cây lúa được trồng trên 100 quốc gia (115 quốc
gia năm 2010) với tổng diện tích khoảng 158 triệu ha, sản lượng xấp xỉ 700
triệu tấn lúa trong đó tập trung chủ yếu ở châu Á - chiếm gần 90% diện tích
và hơn 91% sản lượng lúa thế giới. Hai quốc gia dẫn đầu về diện tích trồng
lúa là Trung Quốc (29,4 triệu ha) và Ấn Độ (42,5 triệu ha). Những năm 70,
diện tích trồng lúa trên thế giới là 134,39 triệu ha, sản lượng đạt 308,767 triệu
tấn đến năm 1992 đạt 152,2 triệu ha sản lượng là 520 triệu tấn. Tuy sản lượng
tăng 70% trong vòng 32 năm nhưng do sự bùng nổ dân số, nhất là ở các nước
đang phát triển như Châu Á, Châu Mỹ la tinh và Châu Phi nên vấn đề ANLT
vẫn là vấn đề cấp bách cần được quan tâm.
Trong những năm sau đó (2000 – 2010) thì năng suất và sản lượng
không ngừng được cải thiện theo theo thời gian.


SVTH: Hoàng Thị Hằng

13

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới (2000 – 2010)
Năm

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2000

153,76

38,84

595,6

2001


155,0

37,85

586,8

2002

147,58

38,7

571,07

2003

152,24

38,51

586,24

2004

153,25

39,7

608,49


2005

153,78

40,02

615,42

2006

156,3

41,21

644,1

2007

156,95

41,5

651,7

2008

153,73

43,6


689,14

2009

158,3

43,2

685,24

2010

164

43,7

672,01

Năm 2010, tổng sản lượng lúa trên thế giới 672,01 triệu tấn, năm 2011 là
722 triệu tấn và đến năm 2012 thì tổng sản lượng là 724,5 triệu tấn tăng 2,5
triệu tấn so với năm 2011.
Về năng suất bình quân trên thế giới tăng từ 1,04 tấn/ha (1960) lên 4,25
tấn/ha năm 2008 và đến năm 2010 năng suất đạt 4,37 tấn /ha trong đó, nước
có sản lượng cao nhất là Australia (khoảng 10,84 tấn/ha). Việt Nam có sản
lượng đướng thứ 5 và năng suất đạt 5,56 tấn/ha.
1.4.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam với địa hình phức tạp từ miền núi đến đồng bằng, từ Bắc đến
Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, trong đó
có đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là 2 khu vực sản

xuất lúa lớn nhất của nước ta ( Agricaltural, 2000) [22].

SVTH: Hoàng Thị Hằng

14

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

Tình hình sản xuất lúa gạo của nước ta thay đổi nhiều theo các mốc lịch
sử. Trước năm 1975, diện tích trồng lúa dao động trong khoảng 4,42 – 4,92
triệu ha, năng suất có tăng nhưng rất chậm, chỉ khoảng 700 kg/ha trong vòng
20 năm. Sản lượng lúa hai miền chỉ trên dưới 20 triệu tấn.
Sau năm 1975, diện tích trồng lúa tăng khá nhanh và ổn định nhưng năng
suất bình quân giảm sút khá nghiệm trọng do đất đai mới khai hoang chưa
được cải thiện, thiên tai sâu bệnh, với cơ chế quản lý nông nghiệp trì trệ
không phù hợp đặc biệt từ 1978-1979.
Sau năm 1980 năng suất lúa dần được khắc phục do các công trình thủy
lợi trong cả nước, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long. Cơ chế quản lý nông
nghiệp thoáng hơn với chủ trương khoán sản phẩm trong sản xuất nông
nghiệp.
Sau những nỗ lực khắc phục khó khăn, nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn: Từ một nước phải nhập khẩu gạo hàng năm, chúng ta đã tự túc
được lương thực và dần dần tái hòa nhập vào thị trường lương thực thế giới,
chiếm lĩnh vị trí thứ 3 rồi thứ 2 thế giới sau Thái Lan về nước xuất khẩu gạo.
Từ sau năm 1997 đến nay, hàng năm nước ta xuất khẩu gạo trung bình

trên dưới 4 triệu tấn, đem về một nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể. Hiện nay,
Việt Nam đướng hàng thứ 6 về diện tích và thứ 5 về sản lượng.

SVTH: Hoàng Thị Hằng

15

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam
từ năm 2000 – 2012.
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)


2000

7,67

4,24

32,53

2001

7,49

4,29

32,11

2002

7,5

4,59

34,45

2003

7,45

4,64


34,57

2004

7,44

4,86

36,15

2005

7,33

4,89

35,83

2006

7,32

4,89

35,85

2007

7,21


4,99

35,94

2008

7,41

5,23

38,73

2009

7,44

5,23

38,90

2010

7,49

5,34

39,99

2011


7,65

5,53

42,31

2012

7,75

5,63

43,7

(Nguồn từ bộ nông nghiệp và PTNN năm 2012) [9] [10]
Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Năm
2010 Việt Nam sản xuất 39,9 triệu tấn thóc và xuất khẩu 6,83 triệu tấn gạo.
Cùng với Thái Lan, Việt Nam chiếm đến 50% thị trường lúa gạo thế
giới. Theo VFA, tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 đạt kỷ lục
7,5 triệu tấn, tăng 4% so với 2011 và năng suất vẫn tiếp tục được cải thiện qua
từng năm.

SVTH: Hoàng Thị Hằng

16

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp


Khoa Sinh - KTNN

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của nghề trồng lúa Việt Nam là chất lượng
gạo còn chưa cao, khả năng cạnh tranh còn kém. Vì vậy cần tập trung đầu tư
phát triển nghề trồng lúa theo hướng chọn tạo giống là có tính quyết định.
1.5. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo chọn tạo giống lúa trên thế giới và
Việt Nam.
1.5.1. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống lúa trên thế giới.
Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ
phân tử (ADN, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến sự biến đổi
đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền
vững và có thể di truyền cho các đời sau. Đột biến là quá trình xảy ra đột ngột,
riêng rẽ, ngẫu nhiên, không định hướng ở cơ thể sống trong điều kiện tự nhiên.
Từ lâu, gây đột biến thực nghiệm để làm vật liệu khởi đầu cho chọn
giống đã được coi là một trong những kỹ thuật ứng dụng cao trong nông
nghiệp. Phương pháp này được biết đến vào năm 1925 khi Natxon và
Philippôp phát hiện rằng tia Roentgen có khả năng gây ra biến dị di truyền ở
nấm Hạ Đẳng. Đến năm 1926 - 1928, với các nghiên cứu của Muller trên ruồi
dấm, Stadler trên lúa mạch... di truyền học phóng xạ đã trở thành nền tảng cho
sự ra đời ngành chọn giống đột biến phóng xạ. Năm 1946, Auerbach và
Robson phát hiện vài hợp chất có thể gây đột biến, sau đó ngày càng nhiều
hóa chất được tìm thấy có khả năng làm tăng tần số đột biến. Nhưng đến nay,
phương pháp sử dụng hóa chất gây đột biến bị hạn chế vì độc hại và có nguy
cơ gây ung thư cao.
Hiện nay, theo thống kê của FAO/IAEA đã có trên 3.000 giống cây trồng
mới được tạo ra bằng phương pháp đột biến; trong đó có hơn 600 giống lúa và
Trung Quốc đang là nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực trồng giống lúa đột
biến có những tính trạng đặc sắc. Việc ứng dụng kỹ thuật hạt nhân để cải tiến
cây trồng đã mang lại hiệu quả cực kỳ to lớn về mặt kinh tế.


SVTH: Hoàng Thị Hằng

17

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

Hơn 90% các giống đột biến nói trên được tạo ra nhờ việc sử dụng tia X
và tia gamma. Và phần lớn các giống đột biến được đưa vào sản xuất là
những dạng có thay đổi về kiểu hình, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất,
phẩm chất cao, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường.
Ngoài ra, nhờ phương pháp này người ta đã tạo ra các dòng cận phối có khả
năng tổ hợp tốt để cho ra các con lai có ưu thế lai.
Những thành tựu mà phương pháp gây đột biến thực nghiệm trên cây lúa
có thể kể là: giống nửa lùn chịu lạnh Remei của Nhật Bản; giống Zhefu 802
của Trung Quốc đã được trồng với diện tích lớn nhất thế giới (trên 10,5 triệu
ha) và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất qua thời gian trên 10 năm; giống
DT10 của Viện Di truyền NN Việt Nam đã được trồng ở miền Bắc với diện
tích khoảng 1 triệu ha (chiếm 33% diện tích trồng lúa thập kỷ 90); giống
VND95-20 của Viện KHKTNN miền Nam là một trong 5 giống lúa xuất khẩu
chủ lực với diện tích gần 200,000 ha…(angiang.gov.vn ) [16].
1.5.2. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống lúa ở Việt Nam
Ở Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo giống lúa đột biến đã được cố
giáo sư Lương Đình Của khởi xướng từ những năm 1960. Nhưng mãi đến
năm 1980, hướng nghiên cứu này mới được phát triển một cách tương đối có

hệ thống và định hướng do cố tiến sĩ Phan Phải và cộng sự tiến hành. Sau đó,
một loạt nghiên cứu của các tác giả như: Trần Duy Quý, Nguyễn Hữu Đống,
Trần Đình Long, Mai Quang Vinh, Đỗ Hữu Ất, Lâm Quang Dụ, Nguyễn Văn
Bích, Nguyễn Quang Xu, Lê Văn Nhạ… trên nhiều đối tượng cây trồng khác
nhau như: lúa, ngô, đậu, lạc, táo, cà chua, hoa cúc… đã tạo ra nhiều dòng đột
biến có giá trị, được chọn lọc và phát triển trực tiếp thành các giống quốc gia
hoặc các dòng có triển vọng phục vụ cho công tác lai tạo giống mới
(angiang.gov.vn) [15].

SVTH: Hoàng Thị Hằng

18

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

Hiện nay, sự biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên đang là vấn đề
nghiệm trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội của cả nước nói chung và của
nghành nông nghiệp nói riêng. Do vậy, việc tìm giống lúa thích nghi với biến
đổi khí hậu là cấp thiết và đang được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu.
Mục tiêu hiện nay của các nhà nghiên cứu, chọn tạo chính là: (1) Chọn
tạo giống lúa ngắn ngày (80-90 ngày), kháng sâu bệnh, phẩm chất gạo tốt,
thích nghi cho canh tác các vùng trồng 3 vụ lúa/năm; (2) Chọn tạo các giống
lúa theo hướng tăng trần năng suất (đạt 10-12 tấn/ha), thời gian sinh trưởng từ
95-105 ngày, kháng sâu bệnh, phẩm chất gạo tốt, thích nghi cho vùng 2 vụ
lúa/năm. Với xu hướng tăng trần năng suất, công tác nghiên cứu, chọn tạo

giống lúa mới từ các tổ hợp lai giống lúa dạng hình indica với giống lúa
japonica đang được tập trung thực hiện.
Sau đây là một số kết quả bước đầu nghiên cứu theo hai định hướng trên:
- Tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa (Bộ môn Công nghệ sinh học - Viện Lúa
ĐBSCL). Viện Lúa ĐBSCL đang thực hiện đề tài nghiên cứu chọn tạo bộ
giống lúa chịu mặn trong 5 năm. Từ năm 2009 đến nay, Viện đã tìm được 30
dòng/giống lúa có triển vọng được phát hiện chịu mặn.
- Tiến sĩ Võ Công Thành (Phó trưởng bộ môn Di truyền giống NN Khoa NN&SHƯD - Trường ĐHCT), trong 2 năm 2008 - 2009, giống lúa BN
được chọn tạo từ giống lúa IR50404 đột biến cho thấy có khả năng thích nghi
trên vùng đất phèn, chịu hạn ở Đồng Tháp, Trà Vinh và Hậu Giang với diện
tích được gieo trồng 400 – 500 ha. Giống BN kháng rầy, đạo ôn, bệnh cháy
lá, lúa von… và cho gạo có phẩm chất tốt (bạc bụng 5%, mềm cơm…). Hiện
tại, giống lúa BN2 (cải tiến từ giống BN) được tác giả đánh giá là giống khá
lý tưởng, có thể đưa vào sản xuất trên diện rộng trong thời gian tới
(angiang.gov.vn) [15].

SVTH: Hoàng Thị Hằng

19

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

- Trung tâm nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Đồng Tháp 10 đã
nghiên cứu, chọn tạo ra một số giống lúa có khả năng thích ứng với tình hình
biến đổi khí hậu hiện nay như:

+ Giống lúa chịu mặn ĐTM 126, ĐTM 129 được công nhận giống sản
xuất thử năm 2010 và có 5 dòng triển vọng khác được đưa vào mạng lưới
khảo nghiệm Quốc gia năm 2013 như ĐTM 17-1, ĐTM 13-8, ĐTM 1-122,
ĐTM 14-258, ĐTM 14-233.
+ Giống lúa chịu nóng là dự án được thực hiện từ năm 2010-2012 giữa
viện nghiên cứu KHKTNN miền Nam với Trung tâm kỹ thuật hợp tác Hàn
Quốc ITCC và Trung tâm nghiên cứu và PTNN Đồng Tháp 10, Kết quả là đã
tạo được gần 100 dòng triển vọng, trong đó nổi bật là DTM 14-2-5-3, DTM
14-2-2-3-1, DTM 14-2-2-1-2…
+ Nghiên cứu chọn giống lúa chống chịu khô hạn của Viện cây lương
thực thực phẩm với phương pháp thu thập nguồn vật liệu giống lúa cạn chịu
hạn địa phương và các dòng lúa cải tiến nhập nội từ IRRI với phương pháp lai
hữu tính kết hợp với gây đột biến để tạo ra các tổ hợp lai có khả năng chịu
hạn khá và năng suất cao như CH2, CH3, CH 133, CH5 trồng rộng rãi ở vùng
Trung du miền núi phía Bắc, Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây nguyên
(www.haiduong.dost.gov.vn) [16].

SVTH: Hoàng Thị Hằng

20

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
4 dòng lúa đột biến là: dòng CL81, dòng HD3, dòng HD2, dòng HN1 do
bộ môn Di truyền, trường ĐHSP Hà Nội 2 cung cấp và giống Khang dân 18
làm đối chứng.
* Giống Khang dân 18
- Nguồn gốc và xuất xứ:
Giống Khang dân 18 hay còn gọi Kháng mằn, là giống lúa thuần được
nhập nội từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam năm 1992, được công nhận
giống theo Quyết định số 1659 QĐ/BNN-KHCN, ngày 13 tháng 5 năm 1999.
- Đặc tính nông sinh học:
+ Khang dân 18 là giống lúa ngắn ngày, Thời gian sinh trưởng ở trà
Xuân muộn là 135- 140 ngày, ở trà mùa sớm là 105-110 ngày, ở trà hè thu là
95 ngày.
+ Chiều cao cây: 95-100 cm. Phiến lá cứng rộng, gọn khóm, màu xanh
vàng.
+ Khả năng đẻ nhánh trung bình đến kém.
+ Hạt thon nhỏ, màu vàng đẹp.
+ Chiều dài hạt trung bình: 5,93 mm.
+ Tỷ lệ chiều dài/chiều rộng hạt là 2,28.
+ Trọng lượng 1000 hạt từ 19,5 - 20,2 g.
+ Gạo trong, hàm lượng amylose (%): 24,4.
+ Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 60 –
65 tạ/ha
+ Khả năng chống đổ trung bình đến kém, bị đổ nhẹ - trung bình trên
chân ruộng, chịu rét khá [19].

SVTH: Hoàng Thị Hằng

21


K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

2.2. Nội dung nghiên cứu
+ Đánh giá các chỉ tiêu nông sinh học của 4 dòng lúa đột biến.
+ Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh của 4 dòng lúa đột biến.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung đánh giá đặc tính nông sinh học và giá trị chọn giống
của 4 dòng lúa đột biến: dòng CL81, dòng HD3, dòng HD2, dòng HN1.
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Thí nghiệm đồng ruộng tại xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc.
+ Phòng thí nghiệm khoa Sinh - KTNN
- Thời gian: Vụ xuân 2012, từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2012
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
Bố trí thí nghiệm đồng ruộng: thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu
nhiên, 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm 10 m2.
Hạt giống được ngâm ủ theo quy trình chung. Sau khi hạt nảy mầm đem
gieo, khi mạ có từ 3-4 lá thật (18 -20 ngày tuổi) thì cấy vào từng luống đã
được làm đất kỹ, san phẳng.
Mật độ cấy: 45 khóm/m2 (cấy 3 dảnh/khóm)
Ngày gieo mạ: 20/01/2012
Ngày cấy: 07/02/2012
Tiến hành chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh theo quy trình kỹ thuật chung.

2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
Theo dõi và thu thập các tính trạng nông sinh học trong suốt thời kỳ gieo
cấy, thu hoạch của 4 dòng lúa trên.

SVTH: Hoàng Thị Hằng

22

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

- Nghiên cứu các chỉ tiêu nông sinh học và các đặc tính xác định giá trị
chọn giống được xác định theo “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa” [14]
năm 1996 của IRRI và “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị
canh tác và sử dụng của giống lúa, QCVN 01 – 55: 2011/BNNPTNT” [13],
được so sánh với giống đối chứng.
- Theo IRRI, quá trình phát triển cá thể ở cây lúa gồm 9 giai đoạn sinh
trưởng và phát triển được biểu thị bằng số như sau:
1. Nảy mầm

4. Vươn lóng

7. Chín sữa

2. Mạ


5. Làm đòng

8. Vào chắc

3. Đẻ nhánh

6. Trỗ bông

9. Chín hoàn toàn

Bảng 2.1. Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng
của các dòng lúa
Chỉ tiêu theo Giai đoạn
dõi

Phương pháp và thang điểm

đánh giá
Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy
1 Mạnh: cây sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây

1. Sức sống
của mạ

2

có hơn 1 dảnh
5 Trung bình: cây sinh trưởng trung bình, hầu
hết có 1 dảnh
9 Yếu: cây mảnh yếu hoặc còi cọc, lá vàng

Quan sát khả năng trỗ thoát cổ bông của quần

2. Độ thoát
cổ bông

thể
7–9

1 Thoát tốt
3 Thoát trung bình
5 Vừa đúng cổ bông

SVTH: Hoàng Thị Hằng

23

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

7 Thoát được một phần
9 Không thoát được
3. Số bông
hữu hiệu

9


Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của một cây
Số cây mẫu: 5
Quan sát sự chuyển màu của lá

4. Độ tàn lá

9

1 Muộn và chậm: Lá giữ màu xanh tự nhiên
5 Trung bình: Các lá trên biến vàng
9 Sớm và nhanh: Tất cả lá biến vàng hoặc chết

5. Thời gian
sinh trưởng

Tính số ngày từ khi gieo hạt đến khi 85% số
9

hạt/bông đã chín

(ngày)
Đếm số dảnh/cây
6. Khả năng
đẻ nhánh
(dảnh)

1 Rất cao (hơn 25 dảnh/cây)
2

3 Tốt (20-25 dảnh/cây)

5 Trung bình (10-19 dảnh/cây)
7 Thấp (5-9 dảnh/cây)
9 Rất thấp (<5 dảnh/cây)
Quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch
1 Cứng: Cây không bị đổ

7. Độ cứng
cây

8-9

3 Cứng vừa: Hầu hết cây nghiêng nhẹ
5 Trung bình: Hầu hết cây bị nghiêng đổ
7 Yếu: Hầu hết cây bị đổ rạp
9 Rất yếu: Tất cả cây bị đổ rạp

SVTH: Hoàng Thị Hằng

24

K35D - SP KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

Bảng 2.2. Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá đặc điểm hình thái
của các dòng lúa
Chỉ tiêu theo dõi


Giai đoạn

Phương pháp, thang điểm

đánh giá
Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất
(không kể râu hạt).
Số cây mẫu: 10
1. Chiều cao cây

1. Bán lùn (vùng trũng <110cm, vùng cao
9

< 90cm)
5. Trung bình (vùng trũng <110-130cm,
vùng cao <90-125cm)
9. Cao (vùng trũng > 130cm, vùng cao >
125)

2. Chiều dài bông
3. Chiều dài lá
đòng
4. Chiều rộng lá
đòng
5. Độ dài thìa lìa

SVTH: Hoàng Thị Hằng

8

9

9
4-5

Đo từ cổ bông đên đỉnh bông (n=30)
Đo từ cổ lá đến đầu mút lá đòng (cm)

Đo từ chỗ rộng nhất của lá đòng (cm)

Đo từ cổ lá đến đỉnh thìa lìa (cm)

25

K35D - SP KTNN


×