Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và thành phần hóa học của tinh dầu của loài thìa là gỗ việt (xyloselium vietnamense pimenov kljuykov) ở tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 30 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Như các nước nhiệt đới khác ở Đông Nam Á, tính đa dạng của họ Hoa
tán (Apiaceae) ở Việt Nam không cao. Cho đến nay họ Hoa tán (Apiaceae) ở
Nam Phi được ghi nhận chủ yếu là cây bụi và cây gỗ (các chi Heteromorpha,
Polemanniopsis, Angion và một số chi khác), mặc dù các dạng sống tương tự
có rải rác ở các vùng khác, song chủ yếu là các vùng khô hạn. Đáng chú ý là
tất cả các loài thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) ở Nam và Tây Nam Trung Quốc
đều là cây thân thảo, duy chỉ có loài Peucedanum guangxiense là dạng thân rễ
hóa gỗ.
Chi Xyloselium Pimenov & Kljuykov là chi mới thuộc một nhóm
taxon phức tạp trong họ Hoa tán (Apiaceae). Trong đó có hai loài mới là loài
Thìa là gỗ việt (Xyloselium vietnamense Pimenov & Kljuykov) phân bố tại
Bát Đại Sơn và loài Thìa là gỗ leonid (Xyloselium leonid Pimenov &
Kljuykov) phân bố tại xã Sùng Chà, Mèo Vạc.
Ở Việt Nam chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về loài Thìa là gỗ việt
(Xyloselium vietnamense Pimenov & Kljuykov). Chính vì vậy, chúng tôi tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và thành
phần hóa học của tinh dầu của loài Thìa là gỗ việt (Xyloselium
vietnamense Pimenov & Kljuykov) ở tỉnh Hà Giang”
Mục đích chọn đề tài
Cung cấp dẫn liệu về sinh học, sinh thái, thành phần hóa học của tinh
dầu và công dụng loài Thìa là gỗ việt ( Xyloselium vietnamense Pimenov &
kljuykov) ở tỉnh Hà Giang.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Kết quả đề tài sẽ góp phần bổ sung kiến thức cho
chuyên ngành Thực vật học.

Ph¹m ThÞ Loan



1

K35A Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài phục vụ trực tiếp cho việc khai thác
và sử dụng loài Thìa là gỗ việt (Xyloselium vietnamense Pimenov &
Kljuykov) ở Việt Nam.
Điểm mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành nghiên cứu một số đặc
điểm về sinh học, sinh thái, thành phần hóa học của tinh dầu và công dụng
loài Thìa là gỗ việt (Xyloselium vietnamense Pimenov & kljuykov) ở tỉnh Hà
Giang.
Bố cục khóa luận: gồm 30 trang, 12 ảnh, 1 bản đồ, 3 bảng, được chia
thành các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan tài
liệu: 2 trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian, nội dung và phương
pháp nghiên cứu: 5 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 13 trang), kết luận
và kiến nghị: 1 trang), tài liệu tham khảo: 22 tài liệu, phụ lục.

Ph¹m ThÞ Loan

2

K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Trên thế giới
Năm 1789, Jussieu đề xuất tên họ Umbelliferae, sau đó vào năm 1836
John Lindley đổi thành họ Hoa tán Apiaceae [28] và tên Umbelliferae được
bảo tồn. Trên thế giới họ này có khoảng 3300 – 3700 loài, thuộc 250 – 440 (455) chi, phân bố rộng ở vùng ôn đới của 2 bán cầu, phần lớn ở Âu Á và đặc
biệt tập trung nhiều ở Trung Á; Trung Quốc có 100 chi (10 chi đặc hữu) với
614 loài (340 loài đặc hữu) [22].
Xyloselinum Pimenov & Kljuykov là chi mới cho khoa học và đặc hữu
của Việt Nam, được M. G. Pimenov và E. V. Kljuykov ở Vườn Thực vật,
Khoa Sinh học, trường Đại học Quốc gia Moscow M. V. Lomonosov, mô tả
năm 2006. Chi Xyloselinum gồm hai loài mới: Xyloselinum vietnamense
Pimenov & Kljuykov và Xyloselinum leonidii Pimenov & Kljuykov. Mẫu
chuẩn loài Xyloselinum vietnamense Pimenov & Kljuykov có ký hiệu là DKH
6183 được D. K. Harder và nhóm nghiên cứu thu ngày 11 tháng 2 năm 2001 ở
xã Bát Đại Sơn, Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bát Đại Sơn, tọa độ địa lý
23°09'11” vĩ độ Bắc (N) 104°59'06" kinh độ Đông (E), độ cao khoảng 1287
m. so với mặt nước biển (a.s.l.), mẫu chuẩn loài Xyloselinum leonidii
Pimenov & Kljuykov được Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự thu ngày 5 tháng 10
năm 1999 ở Bản Lô Lô Phìn, xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc, với tọa độ địa lý
23o11' N 105o17' E, độ cao khoảng 1200 – 1250 m a.s.l. Ngoài điểm phân bố
trên thì Xyloselinum vietnamense Pimenov & Kjiuykov còn gặp ở Bản Ngán
Chải, xã Lao Và Chải, huyện Yên Minh và Xyloselinum leonidii Pimenov &
Kjiuykov còn có ở Bản Lu Lu Phìn, xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc. [21]
Năm 2011, Averyanov và cộng sự ghi nhận thêm hai điểm phân bố mới
của loài Xyloselinum leonidii Pimenov & Kjiuykov, xã Chiềng Cọ, Thành phố

Ph¹m ThÞ Loan

3


K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

Sơn La, tỉnh Sơn La, và khu vực Bản Nà Vang, xã Mường Lụm, huyện Yên
Châu, Sơn La.
Cho tới nay, theo chúng tôi được biết ngoài 2 tài liệu trên thì chưa có bất
kì công trình nghiên cứu nào khác ở nước ngoài về 2 loài trong chi
Xyloselinum Pimenov & Kjiuykov.
1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam cho tới nay, ngoài công trình nghiên cứu của Phạm Hoàng
Hộ (1999) và Nguyễn Tiến Bân (2003) ra thì chưa có thêm nghiên cứu nào
một cách tương đối đầy đủ về họ Hoa tán (Apiaceae Lindley). Phạm Hoàng
Hộ đã mô tả sơ bộ kèm theo hình vẽ cho 45 loài thuộc 29 chi [7]. Tuy nhiên,
Nguyễn Tiến Bân và cộng sự ( 2003) chỉ ghi nhận được ở Việt Nam có 43
loài và 3 dưới loài thuộc 23 chi [1].
Năm 2007, Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự đã sử dụng tên Thìa là gỗ để
chỉ chi mới - Xyloselinum Pimenov & Kljuykov, và hai loài mới; Thìa là gỗ
việt - Xyloselinum vietnamense Pimenov & Kljuykov, Thìa là gỗ leonid Xyloselinum leonidii Pimenov & Kljuykov. Theo tác giả thì loài Xyloselinum
vietnamense thường mọc rải rác hay thành đám nhỏ dưới tán rừng Thông có ít
ánh sáng hay ở chân các tảng đá lộ đầu trên đường đỉnh hay gần đường đỉnh
núi đá vôi có độ cao từ 1000 – 1500 m a.s.l., loài Xyloselinum leonidii có điều
kiện sống cũng tương tự như loài X. vietnamense, chúng thường mọc dưới tán
rừng Thông nguyên sinh hay bị khai thác mạnh xen lẫn cây lá rộng trên
đường đỉnh núi đá vôi .
Năm 2009, Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự đã đưa Thìa là gỗ leonid
(Xyloselinum leonidii Pimenov & Kljuykov) vào Danh lục một số loài thực
vật bị đe doạ tuyệt chủng điển hình ở cao nguyên đá vôi Đồng Văn (tỉnh Hà

Giang) [5].

Ph¹m ThÞ Loan

4

K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

Đây là hai tài liệu duy nhất ở Việt Nam đề cập tới 2 loài Thìa là gỗ trên, như
vậy có thể khẳng định rằng hai loài Thìa là gỗ chưa được nghiên cứu nhiều về
các đặc điểm sinh học, sinh thái và đặc biệt cho tới nay vẫn chưa có nghiên
cứu nào trên Thế giới cũng như ở Việt Nam nghiên cứu về tinh dầu, thành
phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của hai loài này.

Ph¹m ThÞ Loan

5

K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thìa là gỗ việt (Xyloselinum vietnamense Pimenov & Kljuykov) của

chi Thìa là gỗ (Xyloselinum Pimenov & Kljuykov) mọc ngoài tự nhiên.
Mẫu nghiên cứu: Hà Giang: Quản Bạ, khu BTTN Bát Đại Sơn, xã Cán
Tỷ, tọa độ 23°05'45"N, 105°00'48"E, độ cao 1197 m, NSK 01, NSK 02, NSK
03; tọa độ 23°05'43"N, 105°00'44"E, độ cao 1152 m, NSK 04, NSK 05, tọa
độ 23º05'49"N, 105º01'00"E, độ cao 1150 m, HAL 8351. Yên Minh, xã Lao
Và Chải, bản Ngán Chải, tọa độ 23 o07'N, 105o08'E,độ cao 1500 – 1600 m,
CBL 1913.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại một số xã huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn nằm ở vùng biên giới phía bắc
tỉnh Hà Giang có toạ độ địa lý từ 23004‟27” đến 23011”27” độ vĩ Bắc, từ
104054‟02”đến 105002„30” độ kinh Đông.
Tổng diện tích khu bảo tồn là 10.864 ha nằm trên địa phận của 4 xã như
sau : xã Bát Đại Sơn 3825 ha; xã Thanh Vân 3948 ha; một phần phía Tây xã
Cán Tỷ 1396 ha; một phần phía Đông xã Nghĩa Thuận 1515 ha.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan tài liệu và thu thập thông tin và khả năng sử dụng loài cây
Thìa là gỗ việt (Xyloselinum vietnamense Pimenov & Kljuykov)
- Nghiên cứu sự phân bố, đặc điểm sinh học của của loài Thìa là gỗ việt
(Xyloselinum vietnamense Pimenov & Kljuykov)

Ph¹m ThÞ Loan

6

K35A- Sinh



Khãa luËn tèt nghiÖp

- Nghiên cứu khả năng nhân giống và đề xuất giải pháp bảo tồn loài
Thìa là gỗ việt (Xyloselinum vietnamense Pimenov & Kljuykov) tại khu bảo
tồn Bát Đại Sơn.
- Nghiên cứu hàm lượng và chất lượng tinh dầu của loài Thìa là gỗ việt
(Xyloselinum vietnamensePimenov & Kljuykov)
- Đánh giá thực trạng quần thể Thìa là gỗ việt (Xyloselinum
vietnamensePimenov & Kljuykov) trong tự nhiên tại khu BTTN Bát Đại Sơn
(Quản Bạ) và đề xuất giải pháp bảo tồn cho loài Thìa là gỗ việt.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1.Phƣơng pháp nghiên cứu về hình thái, sinh học và sinh thái
Để nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Thìa là gỗ
việt (Xyloselium vetnamenese Pimenov&Kljuykov),chúng tôi sử dụng phương
pháp nghiên cứu thực vật học dân tộc học phối hợp các phương pháp nghiên
cứu về đa dạng và tài nguyên thực vật phổ biến hiện nay (theo Nguyễn Nghĩa
Thìn, 2007).
Các bước tiến hành cụ thể gồm:
Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về loài
Thìa là gỗ việt (Xyloselium vetnamenese Pimenov&Kljuykov).
Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật của loài Thìa là gỗ việt
(Xyloselium vetnamenese Pimenov&Kljuykov)
Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm
mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan
khác.
Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm của loài,
chỉnh lý phần danh pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh
các nội dung khoa học khác của đề tài.

Ph¹m ThÞ Loan


7

K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

– Soạn thảo loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật và quy
phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự như sau:
Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo
tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác
giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu
chính và các tài liệu ở Việt nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các
tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu
chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy
ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng,
ghi chú (nếu có).
– Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc
truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành,
lá,...) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt).
Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã
phân tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu
typ (nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản
mô tả chi được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong
chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác
(thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những
ghi chú bổ sung.
Sử dụng máy định vị toàn cầu (GPS) Garmin Hc Vistra đo tọa độ địa
lý, độ cao so với mặt nước biển (a.s.l.), để ghi nhận các điểm phân bố, tuyến

điều tra.
Định loại mẫu vật đã thu được bằng phương pháp hình thái so sánh trên
cơ sở mẫu vật đã có và đối chiếu với các tài liệu đã công bố. Sử dụng một số
tài liệu tham khảo: Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ [7], Thực vật chí
Trung Quốc, Thực vật chí đại cương Đông Dương, Thực vật chí Việt Nam…,

Ph¹m ThÞ Loan

8

K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

mẫu vật sau khi xác định trên khoa học được lưu giữ tại Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật.
2.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu về tinh dầu và thành phần hóa học tinh
dầu
Xác định hàm lượng tinh dầu bằng phương pháp chưng cất hồi lưu
trong thiết bị Clevenger. Định tính và định lượng các thành phần hóa học của
tinh dầu bằng phương pháp sắc kí khí khối phổ GC-MS. Tinh dầu được làm
0

khan bằng Na2SO4 và để trong tủ lạnh ở nhiệt độ <5 C: thiết bị GC- MSD:
sắc kí khí HP 6890 ghép nối với Mass Selective Detector Agilent 5973. Cột
HP-5MS có kích thước 0,25  m x 30 m x 0,25 mm và HP-1 có kích thước
0

0,25  m x 30 m x 0,32 mm. Chương trình nhiệt độ với điều kiện 60 C/2

0

0

phút; tăng nhiệt độ 4 /phút cho đến 220 C, sau đó lại tăng nhiệt độ lên
0

0

20 /phút cho đến 260 C. Khí mang He. Tra thư viện khối phổ: NIST 98 .
2.5.3. Phƣơng pháp điều tra công dụng loài Thìa là gỗ việt
Tìm hiểu giá trị sử dụng, tình hình khai thác và buôn bán hai loài Thìa
là gỗ bằng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và điều tra có sự
tham gia của người dân (PRA) [10]
2.5.4. Phƣơng pháp nghiên cứu khả năng nhân giống
Việc giâm hom ngay khi thu hom từ cây mọc tự nhiên. Kích thước hom
giâm khoảng 10-20cm. Hom cắt bỏ phần lá gốc, sau đó ngâm trong dung dịch
thuốc diệt nấm Viben-C-50BTN ( nồng độ 25%) khoảng 30 phút thì vớt ra,
chấm vào chất kích thích ra rễ Indole butyric acid (IBA) dạng bột với nồng
độ 500 ppm, 1000ppm và cấy ngay xuống luống giâm. Luống được chứa cát
vàng, mịn và được khử trùng bằng thuốc diệt nấm Viben-C-50BTN (nồng độ
2,5%) . được bao phủ bởi mái che bằng túi PE trắng để tránh bốc hơi
nước.Trên luống có lưới đen che phủ để tránh nóng. Sau khi ươm xong hằng
ngày tưới dạng phun sương 2 lần.
Ph¹m ThÞ Loan

9

K35A- Sinh



Khãa luËn tèt nghiÖp

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, phân bố, khả năng nhân
giống của loài Thìa là gỗ việt (Xyloselinum vietnamenese Pimenov &
Kliuykov)
3.1.1. Danh pháp và vị trí phân loại loài Thìa là gỗ việt (Xyloselinum
vietnamense Pimenov & Kliuykov)
Loài Thìa là gỗ việt (Xyloselinum vietnamense Pimenov & Kljuykov)
thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) hay họ Thìa là, phân lớp Hoa hồng ( Rosidae),
lớp Một lá mầm (Dicotyledoneae), ngành Hạt kín (Angiospermatophyta).
3.1.2. Đặc điểm hình thái loài Thìa là gỗ việt (Xyloselinum vietnamense
Pimenov & Kliuykov)
Cây bụi, cao 1- 2 m, cành màu xanh đậm, khía dọc, có lóng ngắn. Lá
nhẵn ôm thân hình tam giác, có lớp màng mỏng, cuống dài 4,5 – 7 cm, không
có rãnh ở hướng trục. Phiến lá dài 10 – 13 cm, rộng 6-10 cm, hình tam giác
rộng, kép lông chim 2-3 lần, cuống bẹ dài 2 – 3 cm, thùy lá phía đỉnh hình
thoi, dài 4 – 4,5 cm, rộng 2,5 – 3 cm, gốc hình nêm, phân thùy nhỏ, thường xẻ
răng cưa nhỏ ở mép với gân nổi rõ ở mặt dưới.

Ảnh 1.Cây thu ngoài tự nhiên (ảnh: T.H.Thái, Hà Giang)

Ph¹m ThÞ Loan

10

K35A- Sinh



Khãa luËn tèt nghiÖp

Ảnh 2. Cây con (ảnh: P.T.Loan, 2013, chụp từ mẫu T.H.Thái)

Ảnh 3. Thân cây trưởng thành
(Ảnh: P.T.Loan, 2013, chụp từ mẫu T.H.Thái)
Cụm hoa ở đỉnh cành, dạng tán kép, trên lóng thon dài, tách xa nhau khi
tạo quả, hoa tán nhỏ có đường kính 2 – 2,5 cm, trên cuống nhỏ không bằng
nhau, dài 4 – 8 mm, có cạnh, được bao phủ bởi gai ngắn với 3-5 lá bắc nhỏ
hình dải tới mác ngược hoặc chia thùy, đài có răng cưa nhỏ, hình tam giác,
tràng không rõ, vòi nhụy mảnh, dài 1 mm, cong gập góc.

Ph¹m ThÞ Loan

11

K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

Ảnh 4. Cụm hoa (ảnh: T.H.Thái, Hà Giang)

Ảnh 5. Cành mang hoa
(Ảnh: P.T.Loan, 2013, chụp từ mẫu T.H.Thái)

Ph¹m ThÞ Loan

12


K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

Ảnh 6. Rễ hóa gỗ của cây trưởng
(Ảnh: P.T.Loan, 2013, chụp từ mẫu T.H.Thái)
Quả nhẵn, hình elip, dài 7 – 7,5 mm, rộng 4,5 – 5 mm, có gờ dọc, trên
đế hình nón cụt, nội nhũ gần như phẳng theo mặt gờ

Ảnh 7. Quả già khô (ảnh: P.K.Lộc, Hà Giang)

Ph¹m ThÞ Loan

13

K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

Ảnh 8.Quả già tươi (ảnh: P.K.Lộc, Hà Giang)
3.1.3. Phân bố của loài Thìa là gỗ việt (Xyloselinum vietnamense
Pimenov & Kljuykov)
Cho đến nay, loài Thìa là gỗ việt hiện biết chỉ có ở Hà Giang: Quản Bạ,
Cán Tỷ; Yên Minh, Lao Và Chải.
Mẫu nghiên cứu: Hà Giang: Quản Bạ, khu BTTN Bát Đại Sơn, xã Cán
Tỷ, tọa độ 23°05'45"N, 105°00'48"E, độ cao 1197 m, NSK 01, NSK 02, NSK
03; tọa độ 23°05'43"N, 105°00'44"E, độ cao 1152 m, NSK 04, NSK 05, tọa
độ 23º05'49"N, 105º01'00"E, độ cao 1150 m, HAL 8351. Yên Minh, xã Lao

Và Chải, bản Ngán Chải, tọa độ 23 o07'N, 105o08'E,độ cao 1500 – 1600 m,
CBL 1913.
3.1.4. Đặc điểm về sinh học và sinh thái loài Thìa là gỗ việt (Xyloselinum
vietnamense Pimenov & Kliuykov)
Cây ra hoa tháng 5, quả tháng 9-10. Tái sinh rải rác dưới tán rừng trong
các kẽ đá có đất, sinh trưởng chậm, sống lâu năm, thân, lá, rễ có chứa tinh
dầu.
Một số loài thực vật mọc cùng với Thìa là gỗ việt
Thìa là gỗ thường mọc trong Rừng kín hỗn giao cây lá rộng và lá kim,
ẩm, á nhiệt đới núi thấp [16], các loài Thông chủ yếu: Bách vàng việt
Ph¹m ThÞ Loan

14

K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

(Xanthocyparis vietnamensis), Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris), Thiết
Sam giả (Pseudotsuga sinensis), Thông đỏ bắc (Taxus chinensis), Kim giao
núi đá (Nageia fleuryi). Bước đầu chúng tôi ghi nhận được 85 loài thực vật,
thuộc 43 họ thường mọc cùng với Thìa là gỗ việt (phụ lục 3).
3.1.5. Giá trị tài nguyên của loài Thìa là gỗ việt (Xyloselinum vietnamense
Pimenov & Kljuykov)
Qua điều tra người dân địa phương và khảo sát tại thị trường ngoài chợ
tại khu vực nghiên cứu chúng tôi thấy hiện tại cây được săn lùng khai thác để
bán sang Trung Quốc với giá 10.000đ/1cây tươi.
Người dân H‟Mông tại đây thường ngâm rễ cây Thìa là gỗ việt với
rượu để uống nhằm kích thích tiêu hóa và bồi dưỡng cơ thể.

Mặt khác, tinh dầu loài Thìa là gỗ việt (chủ yếu từ thân rễ) có chứa
nhiều chất hóa học để phục vụ cho các ngành công nghiệp như: sản xuất nước
hoa, xà phòng…
3.1.6. Khả năng nhân giống loài Thìa là gỗ việt (Xyloselinum vietnamense
Pimenov & Kljuykov)
a. Nhân giống bằng giâm hom Thìa là gỗ Việt
Bảng 1. Kết quả nhân giống bằng giâm hom Thìa là hóa gỗ việt
(Xylosenlinum vietnamense) (Theo kết quả của Trần Huy Thái và cộng sự)
Hom
Xử lý

giâm
1/7/2012

Sau 3 tháng
Số
hom

Hom
có rễ

sống
Đối

Sau 5 tháng
Tỷ lệ
ra

Số hom
sống


Hom có
rễ

Tỷ lệ ra
rễ(%)

rễ(%)

30

10

0

0

0

0

0

Lô 1

50

15

0


0

0

0

0

Lô2

50

20

1

2

1

1

2

Lô 3

50

20


5

10

5

5

10

chứng

Ph¹m ThÞ Loan

15

K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

Lô 1: Xử lý chất khích thích sinh trưởng nồng độ 500ppm
Lô 2: Xử lý chất kích thích sinh trưởng nồng độ 1000ppm
Lô 3: Xử lý chất kích thích sinh trưởng nồng độ 1500ppm
Kết quả sơ bộ ban đầu về việc nhân giâm hom Thìa là gỗ việt cho thấy:
Tỷ lệ ra rễ của cành hom ở lô đối chứng đạt 0% .
Tỷ lệ ra rễ của cành hom 1 ở lô xử lý chất KTST 500ppm đạt 0.
Tỷ lệ ra rễ của cành hom ở lô xử lý chất KTST 1000ppm đạt 2% sau 3
tháng và vẫn đạt 2% sau 5 tháng.

Tỷ lệ ra rễ của cành hom ở lô xử lý chất KTST 1500ppm đạt 10% sau
3 tháng và vẫn đạt 10% sau 5 tháng.
Chỉ có hom cắt từ cành non (phần ngọn) có tỷ lệ ra sống và ra rễ nhiều
hơn so với hom lấy từ cành già. Tỷ lệ sống và ra rễ của Thìa là gỗ việt là thấp,
đạt từ 2-10%. Nồng độ 1500ppm là thích hợp cho việc giâm cành thìa là gỗ
việt. Thí nghiệm cần lặp lại và tiến hành vào thời vụ khác nhau để có số liệu
đánh giá chính xác hơn.

Ảnh 9.Nhân giống bằng hom loài Thìa là gỗ việt
(Xyloselium vietnamense Piminov& Kljuykov)

Ph¹m ThÞ Loan

16

K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

Ảnh 10. Nhân giống bằng hom loài Thìa là gỗ việt
(Xyloselium vietnamense Piminov& Kljuykov)

Ảnh 11. Nhân giống bằng hom loài Thìa là gỗ việt
(Xyloselium vietnamense Piminov& Kljuykov)

Ph¹m ThÞ Loan

17


K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

b. Nhân giống bằng hạt
Khả năng tái sinh tự nhiên của loài Thìa là gỗ việt từ hạt là có. Do
không thể thu được hạt giống qua các lần công tác, nên không thể tiến hành
công việc này. Việc thu cây bán sang Trung Quốc đã làm ảnh hưởng đến số
lượng cá thể cũng như cây trường thành của loài Thìa là gỗ việt tại đây.
3.2. Thành phần hóa học tinh dầu của loài Thìa là gỗ việt (Xyloselinum
vietnamense Pimenov & Kljuykov)
3.2.1. Thành phần hóa học tinh dầu từ lá của Thìa là gỗ việt (Xyloselinum
vietnamense Pimenov & Kljuykov)
Hàm lượng tinh dầu từ lá Thìa là hóa gỗ việt đạt 0,16% (theo nguyên
liệu khô không khí) và 0,34% (theo nguyên liệu khô tuyệt đối). Tinh dầu là
chất lỏng màu vàng nhạt, có các chỉ số lý hóa như sau: tỷ trọng d 25: 0,8825;
chỉ số khúc xạ: 1,4835; chỉ số quay cực: + 18,44. Bằng phương pháp sắc ký
khối phổ (GC/MS), 19 hợp chất trong tinh dầu đã được xác định. Thành phần
chính của tinh dầu từ lá Thìa là gỗ việt là các hợp chất sau: sabinen (75,0%),
γ-terpinen (2,5%), Z-β-ocimen (2,4%), myrcen (2,4%), α-pinen (2,2%) (bảng 2).

Ảnh 12. Mẫu tinh dầu chiết xuất từ lá
(Ảnh: P.T.Loan, 2013, chụp từ mẫu T.H.Thái)

Ph¹m ThÞ Loan

18

K35A- Sinh



Khãa luËn tèt nghiÖp

3.2.2. Thành phần hoá học tinh dầu từ thân rễ của Thìa là gỗ việt
(Xyloselinum vietnamense Pimenov & Kljuykov)
Hàm lượng tinh dầu từ thân rễ Thìa là hóa gỗ việt đạt 0,6% theo nguyên
liệu khô không khí và 1,20% theo nguyên liệu khô tuyệt đối. Bằng phương
pháp sắc ký khối phổ (GC/MS), 42 hợp chất trong tinh dầu đã được xác định.
Thành phần chính của tinh dầu từ thân rễ Thìa là hóa gỗ việt là các hợp chất
sau: sabinen (36,5%), terpinene-4-ol (10,3%), Z-β-ocimen (9,7%), γ-terpinen
(3,0%), α-pinen (2,9%), myrcen (2,2%) (bảng 2).
Bảng 2. Thành phần hóa học của tinh dầu Thìa là hóa gỗ việt (Xyloselinum.
vietnamense Pimenov & Kljuykov) (theo kết quả của phòng phân tích hóa
học, Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam)
T

Thành phần hóa học

RI

1

-Thujen

2

X.vietnamense (%)



Thân rễ

927

0,8

0,9

-Pinen

934

2,2

2,9

3

Camphen

948

0,2

0,4

4

Verbenen


964

-

0,3

5

Sabinen

974

75,0

36,5

6

-Pinen

978

1,9

2,0

7

Myrcen


992

2,4

2,2

8

-Phellandren

1006

-

-

9

-Terpipen

1018

1,2

1,5

10

o-Cymen


1025

0,6

1,5

11

-Phellandren

1030

2,2

2,3

12

(Z)-β-Ocimen

1038

2,4

9,7

13

(E)-β-Ocimen


1048

-

0,2

T

Ph¹m ThÞ Loan

19

K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

14

γ-Terpinen

1059

2,5

3,0

15


cis-sabinene hydrat

1069

0,4

0,7

16

Terpinolen

1089

0,5

0,7

17

cis-p-Menth-2-en-1-ol

1124

-

0,4

18


Allo-Ocimen

1130

-

0,2

19

trans-p-Menth-2-en-1-ol

1141

-

0,3

20

(2E)-Nonen-1-al

1160

-

0,4

21


Terpinen-4-ol

1180

-

10,3

22

Santalon

1182

5,1

-

23

-Terpineol

1194

-

0,3

24


Fenchyl acetat

1221

-

-

25

Carvacrol methyl ether

1246

0,2

2,7

26

Bornyl acetat

1287

-

-

27


Sabinyl acetat

1031

-

-

28

Daucen

1381

-

0,8

29

cis--elemen

1394

0,3

0,2

30


-Funebren

1416

-

1,4

31

-Caryophyllen

1422

0,3

0,4

32

cis-thujopsen

1433

-

-

33


γ-Elemen

1438

-

0,2

34

-Barbaten

1445

-

1,7

35

-Humulen

1456

0,2

0,2

36


(E)-β-Farnesen

1458

-

1,9

37

-Acoradien

1462

-

0,4

38

-Chamigren

1480

-

0,6

39


Germacren D

1484

0,6

1,2

40

-Selinen

1489

-

-

Ph¹m ThÞ Loan

20

K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

41

-Zingiberen


1497

-

0,5

42

-Himachalen

1502

-

0,6

43

(Z)--Bisabolen

1504

-

1,6

44

Cuparen


1508

-

0,7

45

-Bisabolen

1510

-

1,6

46

-Alasken

1515

-

0,3

47

-Curcumen


1519

-

-

48

-Sesquiphellandren

1526

-

0,5

49

Trans-cadina-1,4-dien

1535

-

0,6

50

Germacren B


1560

-

-

51

(E)-Nerolidol

1567

-

-

52

-Alasken-8-ol

1604

-

-

1636

-


1,9

99,0

96,7

53

Cadina-1(10),4-dien-8ol
Total

Như vậy có sự biến động về hàm lượng của các thành phần hóa học
chính từ tinh dầu lá và thân Thìa là gỗ việt.

Ph¹m ThÞ Loan

21

K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ
Kết luận
1. Đã bổ sung một số dẫn liệu về phân bố, sinh học, sinh thái và công
dụng của Thìa là gỗ việt (Xyloselinum vietnamense Pimenov & Kliuykov)
2. Đã xác định được hàm lượng, một số đặc tính lý hóa và thành phần
hoá học của tinh dầu Thìa là gỗ việt (Xyloselinum vietnamens Pimenov &

Kliuykove). Các thành phần chính dao động như sau:
Thành phần chính của tinh dầu từ lá Thìa là gỗ việt gồm các hợp chất:
sabinen (36,5-75,0%), terpinene-4-ol (10,3%), Z-β-ocimen (2,4- 9,7%)γterpinen (2,5 -3,0%), myrcen (2,3- 2,4%), α-pinen (2,2%-2,9%).
Thành phần chính của tinh dầu từ thân rễ Thìa là gỗ việt là các hợp chất
sau: sabinen (36,5%), terpinene-4-ol (10,3%), Z-β-ocimen (9,7%), γ-terpinen
(3,0%), α-pinen (2,9%), myrcen (2,2%).
3. Đã xác định được tỷ lệ sống và ra rễ của hom giống Thìa là gỗ việt là
2- 10%.
Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu sinh sản hữu tính của loài Thìa là gỗ việt nói trên
làm cơ sở cho việc bảo tồn bền vững chúng.
Đánh giá tình trạng bảo tồn và đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Tiếp tục
nghiên cứu nhân giống của loài trên.

Ph¹m ThÞ Loan

22

K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1.

Nguyễn Tiến Bân (2003), “Apiaceae”, Danh lục các loài thực vật Việt
Nam, (tập 2), tr.1094 – 1105, Nxb Nông nghiệp.


2.

Bộ khoa học và Công nghệ (2008), Quy phạm soạn thảo Thực vật chí
Việt Nam, tr. 9,Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

3.

Vũ Văn Cần và cộng sự, (1999), Bảo vệ và phát triển bền vững rừng và
đa dạng sinh học trên vùng núi đá vôi của Việt Nam, tr. 12 – 24, Viện
Điều tra qui hoạch rừng, Hà Nội.

4.

Lê Trần Chấn và cộng sự, (2010), Tài liệu kỹ thuật Dự án
VN/06/011(2007–2009), ”Bảo tồn và Phát triển nguồn gen cây quý
hiếm của hệ sinh thái đá vôi ở xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn,
tỉnh Hà Giang”, tr. 21-45, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà
Nội.

5.

Nguyễn Tiến Hiệp, Nguyễn Sinh Khang, Phạm Văn Thế, Tô Văn Thảo,
Averyanov L.V., Nguyễn Quang Hiếu & Phan Kế Lộc, (2009), “Những
loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng và hiện trạng bảo tồn chúng ở cao
nguyên đá vôi Đồng Văn (tỉnh Hà Giang)”, Báo cáo khoa học về Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3. Hà
Nội, 22/10/2009, tr. 527 - 532, Nxb Nông nghiệp.

6.


Nguyễn Tiến Hiệp, Phạm Văn Thế, Nguyễn Sinh Khang, L.V.
Averyanov, Lệnh Xuân Chung, Nguyễn Trường Sơn & Phan Kế Lộc,
(2007), ”Bổ sung một số Thực vật có giá trị bảo tồn cao ở khu bảo tồn
thiên nhiên Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang”, Báo cáo
khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn
quốc lần thứ 2. Hà Nội, 26/10/2007, tr. 305 – 309, Nxb Nông nghiệp.

Ph¹m ThÞ Loan

23

K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

7.

Phạm Hoàng Hộ, (1999), “Apiaceae”, Cây cỏ Việt Nam, (tập 2), tr. 477488, Nxb Trẻ.

8.

Trần Đức Khoản, (1999), Dự án Khu BTTN Bát Đại Sơn, huyện Quản
Bạ, tỉnh Hà Giang, Bộ NN & PTNT,Viện Điều tra Quy hoạch rừng, tr.
1-22.

9.

Phan Kế Lộc và cộng sự, (2005),” Một số taxon mới và/ hay bổ sung
cho hệ thực vật Việt Nam và vấn đề bảo tồn chúng”, Những vấn đề

nghiên cứu cơ bản trong Khoa học và sự sống, tr. 15-19, Trường Đại
học Y Hà Nội, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

10.

Trần Văn Ơn, Phan Bích Nga, Trần Công Khánh… (2002), Thực vật
dân tộc học, Nxb nông nghiệp, Hà Nội. (dịch và bổ sung từ tiếng Anh).

11.

Đỗ Đình Sâm và cộng sự, (2006), Chương đất và dinh dưỡng đất trong
Cẩm nang ngành lâm nghiệp, tr. 62 -80, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn.

12.

Trần Huy Thái và cộng sự, (2007), “Thành phần hóa học của tinh dầu
Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon and Hiep ở Việt Nam”,
Tạp chí sinh học 29 (2), tr. 92-94.

13.

Phạm Văn Thế, Nguyễn Tiến Hiệp, Tô Văn Thảo, Nguyễn Sinh
Khang, Averyanov L.V. & Phan Kế Lộc, (2007), “ Tính đa dạng của
Hệ thực vật Việt Nam 26. Góp phần kiểm kê thành phần loài của họ
Lan ở khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà
Giang)”, Di truyền học & Ứng dụng, (Số 1), tr. 36 – 41

14.


Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Phương pháp nghiên cứu thực vật, 171.tr,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

15.

Thái Văn Trừng, (1998), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam,
tr. 113, 177, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

Ph¹m ThÞ Loan

24

K35A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

16.

Tổng cục Lâm nghiệp, Quĩ Bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam (VCF),
(2010), Báo cáo Đa dạng sinh học "Đánh giá nhanh các loài quan trọng
thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà
Giang", tr. 9-10.

17.

Nguyễn Khánh Vân và cộng sự, (2000), Các biểu đồ sinh khí hậu Việt
Nam,tr. 8 -9, 11, 45,Nxb đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Tiếng nƣớc ngoài

18.

Farjon A., N. T. Hiep, D. K. Harder, P. K. Loc, and L. Averyanov,
2002. A new genus and species in the Cupressaceae (Coniferales) from
northern Vietnam, Xanthocyparis vietnamensis. Novon 12 (2): pp. 179–
189.

19.

Jacinto C. Regalado et al., 2006. The Vietnamese Golden Cypress
(Xanthocyparis vietnamense) Conservation Status Assessment (CSA)
and Conservation Action Plan (CAP) in Hoang Lien Son project. Fauna
and Flora International.12 pp.

20.

Lindley, John, 1836, Natural System of Botany. Edition 2. London.

21.

Pimenov, M.G. & Kljuykov, E.V., (2006). A new genus of the
Umbelliferae from Vietnam with two new species. Komarovia 4: 124132

22.

She Menglan et al., 2005. Apiaceae in Flora of China (Wu Z.Y & P.H.
Raven (Eds.)). Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden
Press, St. Louis. Vol 14: pp. 1-205

Ph¹m ThÞ Loan


25

K35A- Sinh


×