Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Bước đầu nghiên cứu phân loại giống thạch sùng mí goniurosaurus thuộc họ thạch sùng eublepharidae ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.47 MB, 55 trang )

Tr­êng ®¹i häc s­ ph¹m hµ néi 2
Khoa sinh - ktnn
===== o0o =====

VŨ THỊ HẢI YẾN

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
GIỐNG THẠCH SÙNG MÍ
GONIUROSAURUS THUỘC HỌ THẠCH
SÙNG EUBLEPHARIDAE Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Động vật học

Người hướng dẫn khoa học
TS. Ngô Thái Lan
ThS. Nguyễn Thiên Tạo


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới TS. Ngô Thái Lan và ThS. Nguyễn Thiên Tạo - những người đã tận tình
hướng dẫn tôi. Tôi cũng xin cảm ơn sự quan tâm của các thầy, cô trong tổ Động vật, Ban
Chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN, Ban Giám hiệu trường ĐHSP Hà Nội 2.
Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện nghiên cứu khoa học nên còn gặp nhiều hạn chế,
khó có thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy, cô giáo cũng như các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện tốt hơn.


Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Sinh viên

Vũ Thị Hải Yến

VŨ THỊ HẢI YẾN

ii

K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi thực hiện cùng với sự hướng dẫn của TS. Ngô
Thái Lan và ThS. Nguyễn Thiên Tạo, không trùng với bất cứ đề tài nào khác. Các số liệu
nêu trong đề tài là trung thực, được thu thập từ thực nghiệm và qua xử lí thống kê, không
có sự sao chép, bịa đặt.
Nếu có gì sai phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Sinh viên

Vũ Thị Hải Yến


VŨ THỊ HẢI YẾN

iii

K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUY ƯỚC VIẾT TẮT
SVL

: Dài mút mõm – hậu môn (từ mút mõm đến khe huyệt)

TaL

: Dài đuôi (từ khe huyệt đến chóp đuôi)

HL

: Dài đầu (từ mút mõm đến rìa sau tai)

HW

: Rộng đầu (bề rộng lớn nhất của đầu, thường là khoảng cách hai góc sau của
hàm)


HH

: Cao đầu (chiều cao lớn nhất của đầu)

SE

: Dài mõm (từ mút mõm đến bờ trước của mắt)

OrbD

: Đường kính mắt (bề dài lớn nhất của ổ mắt)

EL

: Dài tai (kích thước lớn nhất của tai)

TrunkL

: Dài thân (từ nách đến gờ trước của chi sau)

SL

: Dài vai

ForeaL : Dài cẳng tay (từ nền gan bàn tay đến khuỷu tay)
FemurL

: Dài xương đùi

CrusL


: Dài cẳng chân (từ gót chân đến đầu gối)

LD4A

: Dài ngón tay thứ IV

LD4P

: Dài ngón chân thứ IV

EyeEar

: Khoảng cách từ mắt đến tai (từ góc sau của mắt đến gờ trước của tai)

MV

: Mẫu vật

KT:

Kích thước

TB:

Trung bình

MS:

Mẫu sống


MN:

Mẫu ngâm

VŨ THỊ HẢI YẾN

iv

K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Các chỉ số đo và đếm ở thằn lằn .........................................................................14
Hình 3.1. Thạch sùng mí việt nam Goniurosaurus araneus ..............................................19
Hình 3.2. Thạch sùng mí việt nam Goniurosaurus araneus ...............................................19
Hình 3.3. Thạch sùng mí lu-i Goniurosaurus luii ..............................................................21
Hình 3.4. Thạch sùng mí lu-i Goniurosaurus luii ..............................................................21
Hình 3.5. Thạch sùng mí lich-ten-phen-do Goniurosaurus lichtenfelderi .........................25
Hình 3.6. Thạch sùng mí lich-ten-phen-do Goniurosaurus lichtenfelderi .........................25
Hình 3.7. Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis ...............................................29
Hình 3.8. Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis ...............................................29
Hình 3.9. Thạch sùng mí hữu liên Goniurosaurus huuliensis ............................................34
Hình 3.10. Thạch sùng mí hữu liên Goniurosaurus huuliensis ..........................................34


VŨ THỊ HẢI YẾN

v

K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Các đặc điểm hình thái đặc trưng để phân biệt các loài thuộc giống Thạch sùng
mí Goniurosaurus ở Việt Nam ...........................................................................................15
Bảng 3.2. Kích thước các mẫu vật Thạch sùng mí lu-i .......................................................23
Bảng 3.3. Kích thước các mẫu vật Thạch sùng mí lich-ten-phen-do .................................27
Bảng 3.4. Kích thước các mẫu vật Thạch sùng mí cát bà ...................................................32
Bảng 3.5. Kích thước các mẫu vật Thạch sùng mí hữu liên ...............................................37

VŨ THỊ HẢI YẾN

vi

K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 2
3.Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................................. 2
4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................... 4
1.1. Lịch sử nghiên cứu Bò sát ở Việt Nam ......................................................................... 4
1.2. Lịch sử nghiên cứu giống Thạch sùng mí Goniurosaurus ở Việt Nam ....................... 11
CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 13
2.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................... 13
2.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 13
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 13
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 15
3.1. Khóa định loại giống Thạch sùng mí Goniurosaurus thuộc họ Thạch sùng
Eublepharidae ở Việt Nam .................................................................................................. 15
3.2. Đặc điểm hình thái của các lo ài thuộc gi ống Thạch sùn g mí
Goniurosaurus ............................................................................................................... 17
3.2.1. Thạch sùng mí việt nam Goniurosaurus araneus ..................................................... 17
3.2.2. Thạch sùng mí lu-i Goniurosaurus luii ..................................................................... 20
3.2.3. Thạch sùng mí lich-ten-phen-do Goniurosaurus lichtenfelderi ............................... 24
3.2.4. Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis ..................................................... 28

VŨ THỊ HẢI YẾN

vii

K33C - SINH



TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

3.2.5. Thạch sùng mí hữu liên Goniurosaurus huuliensis .................................................. 33
3.3. Đặc điểm nơi sống và vùng phân bố của các loài thuộc giống Thạch sùng mí
Goniurosaurus .................................................................................................................... 38
3.3.1. Đặc điểm nơi sống và vùng phân bố của loài Thạch sùng mí việt nam Goniurosaurus
araneus và Thạch sùng mí lu-i Goniurosaurus luii ............................................................ 38
3.3.2. Đặc điểm nơi sống và vùng phân bố của loài Thạch sùng mí lich-ten-phen-do
Goniurosaurus lichtenfelderi .............................................................................................. 39
3.3.3. Đặc điểm nơi sống và vùng phân bố của loài Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus
catbaensis ............................................................................................................................ 40
3.3.4. Đặc điểm nơi sống và vùng phân bố của loài Thạch sùng mí hữu liên Goniurosaurus
huuliensis ............................................................................................................................ 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................... 42
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 44

VŨ THỊ HẢI YẾN

viii

K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là nước có kiểu khí hậu nóng ẩm đặc trưng cùng với sự đa
dạng về các loại địa hình. Chính vì thế, ở đây có số lượng các loài động thực
vật rất phong phú và đa dạng với nhiều loài đặc hữu chỉ được tìm thấy ở Việt
Nam.
Sự đa dạng của chúng góp phần đem lại những ý nghĩa to lớn cho sự
sống trên Trái Đất. Mỗi loài sinh vật đều có những ý nghĩa riêng, hiện nay
con người đang kiếm tìm những ích lợi của chúng để đáp ứng nhu cầu sống
của mình. Nhưng con người chỉ chú trọng tới những lợi ích trước mắt mà
quên đi hậu quả khôn lường mà họ gây ra. Chính vì thế đã có nhiều sinh vật bị
tuyệt chủng và nhiều loài đang trong tình trạng bị đe dọa, báo động.
Vậy chúng ta phải làm gì để có thể vẫn khai thác được nguyên liệu quý
hiếm của sinh vật mà vẫn có thể “cứu” được chúng? Làm thế nào để con
người nhận thức được sự phong phú, đa dạng của sinh vật và ý nghĩa của
chúng, từ đó tự có ý thức bảo vệ và phát triển chúng. Với tư cách là nhà sinh
học trong tương lai tôi muốn góp phần công sức của mình vào việc khám phá
những điều kì thú trong thiên nhiên.
Qua quá trình học tập, tôi nhận thấy giống Thạch sùng mí
Goniurosaurus ở Việt Nam, thuộc lớp Bò sát là những loài sinh vật có hình
thái đẹp và đa dạng. Chúng có ý nghĩa lớn cả về mặt kinh tế và khoa học.
Nhiều loài là nguồn gen quý hiếm cho nghiên cứu khoa học. Nhưng những
nghiên cứu về loài này ở Việt Nam chưa nhiều và chưa được thống kê đầy đủ.
Hiện tại giống Thạch sùng mí Goniurosaurus ở Việt Nam được ghi
nhận là có 5 loài: Thạch sùng mí việt nam Goniurosaurus araneus, Thạch

VŨ THỊ HẢI YẾN

1


K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

sùng mí lich-ten-phen-do Goniurosaurus lichtenfelderi, Thạch sùng mí lu-i
Goniurosaurus luii, Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis và
Thạch sùng mí hữu liên Goniurosaurus huuliensis. Trong đó, loài Thạch sùng
mí cát bà G. catbaensis và Thạch sùng mí hữu liên G. huuliensis được công
bố năm 2008 mới chỉ tìm thấy ở Việt Nam. Các loài này có số lượng ít, hình
thái đẹp nên bị săn bắt nhiều. Nếu chúng ta không có các biện pháp bảo tồn
kịp thời và đúng đắn chúng sẽ bị giảm sút nhanh về số lượng.
Chính vì các lí do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Bước đầu
nghiên cứu phân loại giống Thạch sùng mí Goniurosaurus thuộc họ
Thạch sùng Eublepharidae ở Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình phân loại giống Thạch sùng mí Goniurosaurus ở
Việt Nam.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung thêm dẫn liệu mới về đặc điểm hình thái và vùng phân bố của
các loài thuộc giống Thạch sùng mí ở Việt Nam, cung cấp thêm kiến thức cho
chuyên khảo Lưỡng cư - Bò sát học và phần sinh thái học động vật.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Dựa trên cơ sở phân loại giống Thạch sùng mí có thể nhận biết các loài
ở tự nhiên. Từ đó có biện pháp bảo vệ, phát triển chúng làm tăng độ đa dạng
sinh học cho khu hệ động vật ở Việt Nam.

4. Nội dung nghiên cứu

VŨ THỊ HẢI YẾN

2

K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- Phân tích, đánh giá các hệ thống phân loại giống Thạch sùng mí
Goniurosaurus để lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc nghiên cứu
giống này ở Việt Nam.
- Xây dựng khóa định loại giống Thạch sùng mí Goniurosaurus.
- Xây dựng bản mô tả đặc điểm hình thái của các loài thuộc giống Thạch sùng
mí Goniurosaurus.
- Tìm hiểu đặc điểm nơi sống và vùng phân bố của các loài thuộc giống
Thạch sùng mí Goniurosaurus.
- Tìm hiểu giá trị tài nguyên của các loài thuộc giống Thạch sùng mí
Goniurosaurus.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

VŨ THỊ HẢI YẾN

3


K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có địa hình
phức tạp tạo nên sự đa dạng về sinh cảnh ở cả vùng đồng bằng, trung du và
vùng núi nên phù hợp cho sự phát triển của động vật nói chung, Bò sát nói
riêng. Khu hệ Bò sát của nước ta rất đa dạng. Bò sát không chỉ giữ vai trò
quan trọng trong hệ sinh thái vì chúng là những mắt xích quan trọng trong
chuỗi thức ăn tự nhiên mà còn có ý nghĩa sử dụng đối với đời sống con người
như làm thực phẩm, dược liệu, kỹ nghệ da, nuôi làm cảnh. Bò sát là đối tượng
trực tiếp tiêu diệt chuột và côn trùng có hại cho nông nghiệp. Bên cạnh đó,
chúng cũng là động vật gây hại ở một mức độ nào đó: một số loài rắn độc gây
nguy hiểm đến tính mạng người, gia súc và gia cầm, các loài rắn ăn cá gây
thiệt hại cho ngư nghiệp hoặc là vật chủ của nhiều loại ký sinh... Những
nghiên cứu có liên quan đến Bò sát đã thu hút được sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học trong và ngoài nước ngay từ thế kỷ XVII và ngày càng phát
triển. Ban đầu chỉ là những nghiên cứu mang tính ứng dụng trực tiếp như sử
dụng làm thuốc cổ truyền, sau đó đến việc ghi nhận thành phần loài và mô tả
loài mới, hiện nay đã mở rộng trên nhiều lĩnh vực như phân loại học, hệ thống
học, quan hệ di truyền và tiến hoá, sinh học và sinh thái, ký sinh trùng và
bệnh học.
1. Lịch sử nghiên cứu Bò sát ở Việt Nam
Điểm lại quá trình nghiên cứu Bò sát ở nước ta có thể thấy qua các thời
kỳ có những biến đổi đáng kể sau:
Trước năm 1954: Tuệ Tĩnh (1623-1713) – nhà y học dân tộc, người
đầu tiên đã ghi nhận 16 vị thuốc có nguồn gốc từ Ếch nhái và Bò sát. Sau đó

những nghiên cứu về Bò sát hoàn toàn do người nước ngoài thực hiện. Các
kết quả nghiên cứu được xuất bản trên nhiều ấn phẩm khác nhau cả trong và
ngoài nước cho một khu vực hay chung cho cả vùng Đông Dương. Một số

VŨ THỊ HẢI YẾN

4

K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

sách chuyên khảo về Ếch nhái và Bò sát đã được xuất bản như: Sur la Faune
de la Cochinchine Francase của Morice (1875), Notes sur les Reptiles et
Batraciens de la Cochinchine et du Cambodge của Tirant (1885). Theo
Nguyen et al. (2009), trong thế kỷ thứ XIX (1829-1897) có 10 loài mới được
các tác giả Cuvier (1829), Duméril & Bibron (1839), Mocquard (1897),
Morice (1875), Schlegel (1839) và Strauch (1887) mô tả ở Việt Nam [9].
Nửa đầu thế kỷ XX, ba cuốn chuyên khảo của Bourret gồm Les
Serpents de l’Indochine xuất bản năm 1936, Les Tortues de l’Indochine xuất
bản năm 1941 và Les Batraciens de l’Indochine xuất bản năm 1942 được coi
là tài liệu đầy đủ nhất về Ếch nhái và Bò sát của vùng Đông Dương (Việt
Nam, Lào và Campuchia). Tác giả này đã ghi nhận 177 loài và phân loài thằn
lằn, 245 loài và phân loài rắn, 45 loài và phân loài rùa và 171 loài và phân loài
ếch nhái ở vùng Đông Dương. Các tài liệu công bố trong thời kỳ này chú ý
đến việc thống kê và phân loại, địa điểm khảo sát tập trung ở các khu vực đồn
trú của Pháp hoặc ở các khu nghỉ mát như Mẫu Sơn, Ngân Sơn, Sa Pa, Tam

Đảo, Ba Vì, Đà Lạt và Nam bộ. Trong giai đoạn từ 1900 đến 1954, đã có 75
loài mới được mô tả từ bộ mẫu chuẩn thu ở Việt Nam trong đó nổi bật nhất là
hàng loạt công bố của Smith (giai đoạn 1920-1940) và của Bourret (giai đoạn
1930-1940). Sau đó, do chiến tranh chống thực dân Pháp ở khu vực Đông
Dương bùng nổ, những nghiên cứu về Ếch nhái và Bò sát gần như đình trệ.
Thời kỳ 1954-1974: Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng,
những nghiên cứu về Ếch nhái và Bò sát do các nhà khoa học Việt Nam thực
hiện. Ở miền Bắc, chuyến khảo sát đầu tiên do Đào Văn Tiến chủ trì tiến hành
ở khu vực Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị), từ ngày 8 đến ngày 28 tháng 8 năm
1956. Trong thời kỳ này, những nghiên cứu vẫn tập trung vào thống kê và
phân loại ở các khu vực khác nhau. Địa điểm khảo sát đã mở rộng ra một số

VŨ THỊ HẢI YẾN

5

K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

vùng như: Quảng Ninh (kể cả vùng đảo), Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hoà Bình, Hà Tĩnh, và Ninh Bình. Tuy nhiên, các kết
quả khảo sát chỉ được thể hiện trong các báo cáo khoa học mà chưa được
công bố trên các tạp chí hay sách chuyên khảo. Ở miền Nam, chỉ có duy nhất
một loài rắn mới cho khoa học, Calamaria buchi, được Max và Inger mô tả
năm 1955. Năm 1970, Campden - Main xuất bản cuốn sách A field guide to
the snakes of South Vietnam [8].

Tài liệu tổng kết về các kết quả khảo sát ở miền Bắc của Trần Kiên và
cộng sự (cs). (1981) đã ghi nhận có 68 loài ếch nhái và 159 loài bò sát.
Thời kỳ 1975–1986: Sau khi đất nước thống nhất, cùng với sự phát
triển kinh tế, nhiều trường đại học, viện nghiên cứu mới được thành lập, công
tác nghiên cứu cơ bản trong đó có Ếch nhái và Bò sát cũng bắt đầu được chú
ý. Mở đầu thời kỳ này là chương trình khảo sát do Viện Sinh vật học thuộc
Viện Khoa học Việt Nam tổ chức từ ngày 5 tháng 3 đến ngày 12 tháng 5 năm
1977 ở miền Tây Nam bộ: Hà Tiên, Phú Quốc, Côn Đảo, Mũi Gót, rừng U
Minh, Rạch Giá, Tây Ninh. Sau đó hàng loạt khảo sát của Viện Sinh vật học,
Khoa Sinh vật của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội I, Trường Đại học Huế, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện
Nghiên cứu biển Nha Trang ở nhiều địa phương khác nhau như: Xuân Sơn
(Phú Thọ), Mường Nhà và Mường Lói (Điện Biên), vùng Tây Nguyên (Kon
Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng). Trong giai đoạn này có 5
loài thằn lằn mới được phát hiện ở Việt Nam trong đó có 3 loài do Darevsky
và Nguyễn Văn Sáng mô tả (Nguyen et al., 2009).
Bên cạnh các nghiên cứu về thành phần loài và phân loại học, đã có
một số nghiên cứu về sinh thái, sinh học của một số loài có giá trị kinh tế như:
về tắc kè (Gekko gecko) của Vũ Thanh Tịnh, về rắn hổ mang (Naja naja) của

VŨ THỊ HẢI YẾN

6

K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Trần Kiên. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đòi hỏi cần có tài liệu tiếng Việt phục
vụ công tác nghiên cứu, Đào Văn Tiến đã công bố liên tiếp 4 bài báo về Bò
sát: Về định loại rùa và cá sấu Việt Nam (1978), Về định loại thằn lằn Việt
Nam (1979), Về định loại rắn Việt Nam (1981, 1982) trên tạp chí Sinh vật Địa học, sau đó tách ra thành tạp chí Sinh học. Tác giả này đã thống kê ở Việt
Nam có 77 loài Thằn lằn, 165 loài rắn, 32 loài rùa và 2 loài cá sấu. Cùng thời
gian này (1980), Trần Kiên và Nguyễn Quốc Thắng xuất bản cuốn Các loài
rắn độc Việt Nam.
Thời kỳ 1987–2009: Sau thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển kinh
tế - xã hội, giao lưu với các nước thuận tiện hơn, sự bùng nổ thông tin đã giúp
cho những cán bộ nghiên cứu về Bò sát có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và
tham khảo các tài liệu. Công tác nghiên cứu và bảo tồn do vậy cũng phát triển
mạnh mẽ, đặc biệt là sau năm 1990. Các lĩnh vực nghiên cứu cũng hết sức đa
dạng: phân loại học, hệ thống học, di truyền và tiến hoá, sinh học, sinh thái,
ký sinh trùng và bệnh học. Có thể nói đây là thời kỳ phát triển đáng khích lệ
của các nghiên cứu về Bò sát ở Việt Nam, đóng góp đáng kể cho khoa học
cũng như góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Về thành phần loài, số lượng loài Bò sát tăng lên nhanh chóng: năm
1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc thống kê ở nước ta có 258 loài Bò
sát, đến năm 2005 là 296 loài Bò sát (Nguyễn Văn Sáng và (cs), 2005), và
cuốn danh lục mới xuất bản năm 2009 đã ghi nhận có tổng số 368 loài Bò sát
(Nguyen et al., 2009) [7]. Số loài mới cho khoa học được công bố hàng năm
cũng tăng lên rõ rệt qua các thời kỳ. Nếu trong thời kỳ 1975–1986 phát hiện
được 6 loài mới cho khoa học, trong đó chỉ có 3 loài có tác giả là người Việt
Nam thì từ năm 1987–2009, số loài phát hiện mới cho khoa học đã tăng lên
108 loài, trong đó có 65 loài có nhà khoa học Việt Nam tham gia và có tới 11

VŨ THỊ HẢI YẾN

7


K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

loài có tác giả đứng đầu là người Việt Nam. Điều đó chứng tỏ cán bộ Việt
Nam đã có những bước trưởng thành đáng kể và tiềm năng nghiên cứu về khu
hệ Ếch nhái và Bò sát ở nước ta còn rất lớn.
Song song với nghiên cứu về thành phần loài, đã có một số nghiên cứu
về sinh học, sinh thái học của một số loài có giá trị kinh tế như: “Sinh thái học
của Rắn hổ mang non Naja naja (Linnaeus, 1758) nuôi trong lồng” của Lê
Nguyên Ngật (1991); “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của Rắn ráo
trưởng thành (Ptyas korros) nuôi tại Quảng Nam - Đà Nẵng” của Đinh Thị
Phương Anh (1994); về Tắc kè (Gekko gecko) của Nguyễn Văn Sáng (1988);
về Nhông cát (Leiolepis belliana) của Ngô Đắc Chứng; về Rắn cạp nong
(Bungarus fasciatus), Rắn cạp nia (Bungarus multicinctus), và Rắn hổ mang
(Naja naja) của Hoàng Nguyễn Bình; về Rắn hổ mang (Naja naja) của Trần
Kiên, Lê Nguyên Ngật, Ngô Thị Kim; về Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis) của
Hoàng Duy Quý.
Số nhà khoa học nước ngoài có công trình công bố liên quan đến khu
hệ Ếch nhái và Bò sát Việt Nam cũng tăng theo từng giai đoạn: từ 4 nước
trong giai đoạn 1975-1986 (Nga, Pháp, Ôxtrâylia, Ukraina) đã tăng lên 17
nước trong giai đoạn 1987-2009: Anh, Bỉ, Canada, Đài Loan, Đức, Gioócgia,
Hoa Kỳ, Hungari, Kirgixtan, Nga, Nhật Bản, Malaixia, Ôxtrâylia, Pháp, Thụy
Sĩ, Trung Quốc và Ukraina. Các cơ quan, tổ chức thường xuyên hợp tác và tài
trợ cho các nghiên cứu về Ếch nhái và Bò sát ở Việt Nam gồm có: Bộ Khoa
học và Công nghệ (MOST), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(MARD), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam (VAST), Tổ chức bảo tồn chim Quốc tế (Birdlife
International), Tổ chức CARE Quốc tế (CARE International), Tổ chức bảo
tồn Quốc tế (CI), Tổ chức bảo tồn Động Thực vật Quốc tế (FFI), Hiệp hội bảo

VŨ THỊ HẢI YẾN

8

K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Tổ chức TRAFFIC Đông Nam Á, Tổ chức
WAR Việt Nam (Wildlife at Risk), Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (WWF)
và các dự án bảo tồn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Quỹ môi
trường toàn cầu (GEF), Cơ quan Hợp tác kỹ thuật Việt Đức (GTZ), Cơ quan
Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB).
Cho đến nay đã có 8 chuyên khảo về Ếch nhái và Bò sát Việt Nam
được xuất bản: Danh lục Bò sát và Ếch nhái Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng
và Hồ Thu Cúc (1996), Ếch nhái và Bò sát ở một khu bảo tồn thiên nhiên của
Việt Nam [Die Amphibien und Reptilien eines TieflandfeuchtwaldSchutzgebietes in Vietnam] của Ziegler (2002), Bò sát và Ếch nhái Vườn
Quốc gia Cúc Phương của Nguyễn Văn Sáng và cs. (2003), Danh lục Ếch
nhái và Bò sát Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng và cs. (2005), Động vật chí
Việt Nam – Phân bộ Rắn của Nguyễn Văn Sáng (2007), Thằn lằn Việt Nam
của Bobrov và Semenov (2008), Ếch nhái, Bò sát ở Khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Huống của Hoàng Xuân Quang và cs. (2008), Khu hệ Bò sát và Ếch nhái

Việt Nam [Herpetofauna of Vietnam] của Nguyen et al. (2009). Bên cạnh đó,
từ năm 2000 trở lại đây, ít nhất 6 cuốn sách nhận dạng của một số Vườn Quốc
gia hoặc Khu Bảo tồn thiên nhiên như Ba Bể, Na Hang, Phú Quốc hoặc các
loài thường bị buôn bán cũng được xuất bản bởi các cơ quan quản lý hoặc các
tổ chức bảo tồn quốc tế [9].
Một số nghiên cứu chung về sinh học của bò sát
Lớp Bò sát (Reptilia) hiện có khoảng 6500 loài, được chia thành 4 bộ:
bộ Đầu mỏ hay Chủy đầu (Rhynchocephalia), bộ Có vảy (Squamata), bộ Rùa
(Testudinata) và bộ Cá sấu (Crocodilia).
Bộ Có vảy có số loài đông nhất hiện nay, hơn 6280 loài. Đặc điểm
chung của bộ này là: cơ thể phủ vảy nhỏ, lỗ huyệt ngang, có 2 cơ quan giao
VŨ THỊ HẢI YẾN

9

K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

phối rỗng ở gốc đuôi và mở ra ở 2 bên huyệt; chưa có khẩu cái thứ sinh, 2
thận và 2 tuyến sinh dục thường nằm lệch nhau nên ống dẫn sinh dục và ống
dẫn niệu bên phải dài hơn bên trái.
Bò sát là lớp Động vật có xương sống ở cạn chính thức. Nhờ bộ da hóa
sừng, không thấm nước, không thấm khí nên ít lệ thuộc vào độ ẩm của môi
trường. Mặt khác, nhờ trứng lớn, có vỏ bảo vệ, phát triển không cần nước, đẻ
trên cạn, khả năng di chuyển nhanh nên Bò sát phân bố rộng hơn Lưỡng cư.
Tuy vậy, thân nhiệt còn thay đổi theo môi trường nên chúng tập trung nhiều

hơn ở vùng nhiệt đới và sa mạc, nơi có nhiệt độ thích hợp.
Bò sát có thể sống ở dưới nước (kể cả các đại dương), trong hang, trên
mặt đất, trên cây, và vùng sa mạc khô nóng. Nhưng ứng với mỗi loại môi
trường chỉ có một số loài sinh sống. Mỗi loài Bò sát chỉ có thể tồn tại trong
những điều kiện nhất định của môi trường.
Bò sát có chu kì hoạt động ngày, mùa. Thời gian rời khỏi nơi trú ẩn ra
ngoài để hoạt động của Bò sát, ngoài việc phụ thuộc vào nguồn thức ăn còn
phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Bò sát thường thích nghi với khí hậu
khô, chịu được nhiệt độ cao và ưa ánh nắng mặt trời, nhưng lại nhạy cảm với
nhiệt độ thấp. Khi nhiệt độ môi trường giảm đến một mức nào đó, thường là
dưới 19°C thì tính linh hoạt của Bò sát cũng giảm theo. Nhiệt độ thuận lợi cho
nhiều loài hoạt động khoảng 19-40°C. Bò sát thường hoạt động vào mùa ấm,
còn vào mùa lạnh, chúng tìm nơi ngủ đông hoặc trú đông.
Sự sai khác đực cái trong loài thể hiện ở cỡ lớn. Một số loài rắn do cá
thể cái mang nhiều trứng lớn nên có kích thước lớn hơn rắn đực. Với kì đà và
nhông, đực thường lớn hơn cái. Ở nhiều loài thằn lằn và rắn, cá thể đực có
đuôi dài hơn và gốc đuôi lớn hơn vì bên trong chứa cơ quan giao phối. Vào
mùa sinh sản, ở nhiều loài thằn lằn, màu sắc ở cá thể đực rực rỡ hơn ngày
VŨ THỊ HẢI YẾN

10

K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

thường (hiện tượng khoác áo cưới). Đầu thằn lằn tốt mã có màu đỏ gạch,

họng nhông xanh đực có màu đỏ tươi.
Nhiều quần thể Bò sát đã bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng, nhiều
loài đã bị tuyệt chủng. Mất sinh cảnh là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự suy
giảm quần thể của các loài Bò sát, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như
săn bắt trái phép, ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu.
Các chương trình gây nuôi sinh sản đã được áp dụng để lưu giữ và bảo
tồn các loài Bò sát quý hiếm. Các chương trình này được chứng minh là rất có
hiệu quả.
1.2. Lịch sử nghiên cứu về giống Thạch sùng mí Goniurosaurus ở Việt
Nam
Giống Thạch sùng mí Goniurosaurus thuộc họ Thạch sùng
Eublepharidae.
Họ Thạch sùng Eublepharidae được các nhà khoa học nước ngoài như:
Mocquard, Grismer, Boyle, Orlov,... bắt đầu nghiên cứu vào những năm cuối
thế kỉ XIX [7].
Vào những năm đầu thế kỉ XX, thì các giống thuộc họ Thạch sùng
Eublepharidae mới bắt đầu được các nhà khoa học Việt Nam (Hồ Thu Cúc,
Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Thiên Tạo,...) cùng các nhà khoa học nước
ngoài nghiên cứu rộng rãi hơn ở các khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
Giống Thạch sùng mí Goniurosaurus hiện biết có 11 loài phân bố ở
phía Bắc Việt Nam, phía Nam Trung Quốc và một số hòn đảo của Nhật Bản.
Ở Việt Nam hiện tại ghi nhận 5 loài phân bố ở một số đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ
và khu vực Đông Bắc.

VŨ THỊ HẢI YẾN

11

K33C - SINH



TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Vào năm 1897, Mocquard phát hiện loài đầu tiên thuộc giống
Goniurosaurus ở Việt Nam thuộc đảo Na Uy, của quần đảo Bái Tử Long
trong Vịnh Bắc Bộ đó là Thạch sùng mí Goniurosaurus lichtenfelderi [16].
Năm 1999, Grismer, Viet & Boyle phát hiện ra loài Goniurosaurus
araneus (Thạch sùng mí việt nam) trong vùng núi đá vôi của tỉnh Cao Bằng,
Việt Nam [15] và loài Goniurosaurus luii (Thạch sùng mí lu-i) ở tỉnh Quảng
Tây, Trung Quốc. Thạch sùng mí lu-i Goniurosaurus luii được thu ở Việt
Nam lần đầu tiên vào ngày 5/11/2005 ở độ cao khoảng 770m so với mực
nước biển tại xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.
Tháng 6/2003, Orlov, Ryabov, Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Thiên
Tạo và Hồ Thu Cúc phát hiện ra loài Goniurosaurus huuliensis (Thạch sùng
mí hữu liên) tại vùng núi đá vôi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên – Yên
Thịnh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Loài này được các tác giả trên công
bố vào năm 2008 [19].
Tháng 5/2007, Ziegler, Schmitz, Stenke, Rosler và Nguyễn Quảng
Trường phát hiện ra loài Goniurosaurus catbaensis (Thạch sùng mí cát bà)
trong cuộc nghiên cứu thực địa tại đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải
Phòng. Loài này được các tác giả trên công bố vào năm 2008 [23].

CHƯƠNG 2.THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

VŨ THỊ HẢI YẾN

12


K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10/2009 đến tháng 4/2011.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 5 loài trong giống Thạch sùng mí (Goniurosaurus) - họ Thạch
sùng (Eublepharidae) - bộ Có vảy (Squamata) - lớp Bò sát (Reptilia) ở Việt
Nam.
Thạch sùng mí việt nam Goniurosaurus araneus
Thạch sùng mí lich-ten-phen-do Goniurosaurus lichtenfelderi
Thạch sùng mí lu-i Goniurosaurus luii
Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis
Thạch sùng mí hữu liên Goniurosaurus huuliensis
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu, thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan
đến giống Thạch sùng mí.
2.3.2. Phương pháp quan sát
Quan sát trực tiếp các mẫu ngâm trong cồn thuộc giống Thạch sùng mí
có ở Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và các mẫu sống có ở trại Nghiên cứu
Lưỡng cư - Bò sát (Cổ Nhuế - Hà Nội) để mô tả đặc điểm hình thái.
Đo đếm các chỉ tiêu hình thái của Thạch sùng mí theo phương pháp của
Manthey U. and Grossmann W., 1997, có bổ sung được minh hoạ ở hình 1.
Sử dụng thước điện để đo kích thước các phần cơ thể của con vật.


VŨ THỊ HẢI YẾN

13

K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hình 2.1. Các chỉ số đo và đếm ở thằn lằn (theo Manthey U. and
Grossmann W., 1997, có bổ sung)

2.3.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm Excell để thống kê các số liệu hình thái cơ thể của
các loài trong giống Thạch sùng mí.
Dựa trên đặc điểm hình thái của các loài giống Thạch sùng mí, chúng
tôi xây dựng khóa định loại theo nguyên tắc khóa lưỡng phân [1]

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khóa định loại giống Thạch sùng mí Goniurosaurus thuộc họ Thạch
sùng Eublepharidae ở Việt Nam

VŨ THỊ HẢI YẾN

14

K33C - SINH



TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Các đặc điểm đặc trưng của các loài thuộc giống Thạch sùng mí
Goniurosaurus ở Việt Nam được trình bày ở bảng 1:
Bảng 3.1. Các đặc điểm hình thái đặc trưng để phân biệt các loài thuộc
giống Thạch sùng mí Goniurosaurus ở Việt Nam
Tên loài

Thạch sùng mí cát bà

Nốt sần

Vảy gian

Vòng sau

Vết nâu

trên ổ mắt

mũi

gáy

bên sườn




Không

Kéo dài, hình

Không

Goniurosaurus

chữ V

catbaensis
Thạch sùng mí lu-i





Goniurosaurus luii
Thạch sùng mí lich-ten-

Kéo dài, hình



chữ V
Không




Tròn



Không



Kéo dài, hình



phen-do
Goniurosaurus
lichtenfelderi
Thạch sùng mí hữu liên
Goniurosaurus

chữ V

huuliensis
Thạch sùng mí việt nam

Không



Goniurosaurus araneus


Kéo dài, hình

Không

chữ V

Dựa trên các đặc điểm ở bảng 1, tôi đã xây dựng khóa phân loại của
giống này như sau:
1(4). Có dãy nốt sần lớn trên ổ mắt

VŨ THỊ HẢI YẾN

15

K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2(3). Không có vảy ở gian mũi, vảy trên mũi nằm ở đường giao nhau
của đường kẻ giữa sau đường nối mõm ...................................................
………………….....Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis
3(2). Có ít nhất 1 vảy ở gian mũi, vảy trên mũi không tiếp xúc
.................................................Thạch sùng mí lu-i Goniurosaurus luii
4(1). Không có dãy nốt sần lớn trên ổ mắt
5(6). Vòng sau gáy tròn ………………………………………………...
……..Thạch sùng mí lich-ten-phen-do Goniurosaurus lichtenfelderi
6(5). Vòng sau gáy kéo dài về phía sau (hình chữ V)

7(8). Có các vết nâu bên sườn (vùng tiếp xúc của bề mặt lưng cơ thể và
vùng bụng xám sáng)...............................................................................
…………………..Thạch sùng mí hữu liên Goniurosaurus huuliensis
8(7). Không có các vết nâu bên sườn (vùng tiếp xúc của bề mặt lưng cơ
thể và vùng bụng xám sáng)......................................................................
…………………….Thạch sùng mí việt nam Goniurosaurus araneus

3.2. Đặc điểm hình thái của các loài thuộc giống Thạch sùng mí
Goniurosaurus trong họ Thạch sùng Eublepharidae ở Việt Nam

VŨ THỊ HẢI YẾN

16

K33C - SINH


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giống Thạch sùng mí ở Việt Nam là một trong những giống thuộc họ
Thạch sùng, mới được phát hiện và công bố trong những năm gần đây. Hiện
nay, đã phát hiện được 5 loài ở Việt Nam:
Thạch sùng mí việt nam Goniurosaurus araneus
Thạch sùng mí lich-ten-phen-do Goniurosaurus lichtenfelderi
Thạch sùng mí lu-i Goniurosaurus luii
Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis
Thạch sùng mí hữu liên Goniurosaurus huuliensis
Năm loài này đều được tìm thấy ở miền Bắc Việt Nam như: Vịnh Bắc

Bộ, Hải Phòng, Cao Bằng, Bắc Giang,…Các loài này do các nhà khoa học
Việt Nam và các nhà khoa học nước ngoài phát hiện ra. Một số mẫu vật đã
đưa sang nước ngoài bảo tồn và lưu giữ. Ở Việt Nam, hiện có bốn loài đang
được lưu giữ và bảo tồn ở Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Các loài này cũng
đang được nuôi dưỡng trong Trại nghiên cứu Lưỡng cư - Bò sát (Cổ Nhuế Hà Nội), đó là Thạch sùng mí lich-ten-phen-do, Thạch sùng mí lu-i, Thạch
sùng mí cát bà, Thạch sùng mí hữu liên.
Sau đây là mô tả chi tiết đặc điểm hình thái phân loại các loài trong
giống Thạch sùng mí:
3.2.1. Thạch sùng mí việt nam Goniurosaurus araneus Grismer, Viet &
Boyle, 1999
Tên tiếng Anh: Vietnamese Leopard Gecko.
Thạch sùng mí việt nam được Grismer, Viet & Boyle mô tả vào năm
1999.

VŨ THỊ HẢI YẾN

17

K33C - SINH


×