Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc tại xã nam viêm, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 46 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HTX
NN&PTNN

Hợp tác xã
Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TACN

Thức ăn chăn nuôi

UBND

ủy ban nhân dân

NTM

Nông thôn mới

VCK

Vật chất khô

Hoàng Thị Hương

1

Khoa Sinh - KTNN




Khóa luận tốt nghiệp

Tên bảng

4.1

4.2

4.3

4.4

4.5

Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu

16

Chất lƣợng của một số loài cỏ thuộc họ lúa

21

Cỏ trồng và chăn nuôi bò thịt ở Nam Viêm

23

2


Phụ phẩm cây trồng làm thức ăn gia súc tại Nam
Viêm

2
25

Tỷ lệ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi
trâu, bò

Hoàng Thị Hương

2
26

2

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Chƣơng 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………1
1.2.

Mục tiêu của đề tài………………………………………………...2
Chƣơng 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc……………………3
2.1.1. Cỏ tự nhiên và đồng cỏ………………………………………3

2.1.2. Cỏ trồng………………………………………………………….5
2.1.3. Phụ phẩm cây trồng làm thức ăn gia súc………………………6
2.2. Cây thức ăn gia súc và chăn nuôi gia súc ăn cỏ…………………7
Chƣơng 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu……………………………………………11
3.2. Nội dung nghiên cứu……………………………………………11
3.2.1. Tập đoàn cây thức ăn gia súc tại Nam Viêm…………………11
3.2.2. Sử dụng cây thức ăn trong chăn nuôi tại Nam Viêm…..………11
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………11
Chƣơng 4 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu…12
4.1.1. Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc…………………………………12
4.1.2. Xã Nam Viêm………………………………………..………13
4.2. Kết quả khảo sát tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có tại Nam
Viêm…………………………………………………………………….15
4.2.1. Thảm cỏ tự nhiên……………………………………...………15
4.2.2. Giá trị dinh dƣỡng của một số loài cỏ tự nhiên ở Nam Viêm….20
Hoàng Thị Hương

3

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

4.2.3. Các loài cỏ trồng có giá trị chăn nuôi…………………………22
4.2.4. Một số cây trồng nông nghiệp đƣợc sử dụng chăn nuôi gia súc…24

Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1.

Kết luận………………………………………………………..…28

5.2.

Đề nghị………………………………………………….……29
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………30

Hoàng Thị Hương

4

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Chƣơng 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chăn nuôi là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền
vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho ngƣời
nông dân. Chăn nuôi đã cung cấp cho chúng ta nguồn thực phẩm giá trị có
chất lƣợng cao; cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, cung cấp
sức kéo, phân bón cho trồng trọt.
Để chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp thì chăn
nuôi đại gia súc ( chủ yếu là trâu, bò sữa, trâu, bò thịt ) đóng vai trò quan
trọng. Trâu, bò có thể hoàn toàn chỉ sử dụng cỏ, cây thức ăn xanh và phụ
phẩm nông nghiệp tạo ra những sản phẩm có giá trị dinh dƣỡng hoàn hảo nhƣ

thịt, sữa. Đầu tƣ thức ăn cho chăn nuôi trâu, bò thấp. Chăn nuôi trâu bò còn ít
gây ô nhiễm môi trƣờng nếu so sánh với các đối tƣợng nuôi khác. Tuy nhiên
cho đến nay, ngành chăn nuôi bò vẫn còn chƣa thật sự phát triển. Hình thức
chăn nuôi vẫn nặng về quảng canh, tận dụng, nguồn thức ăn xanh vẫn chủ yếu
dựa vào tận thu từ tự nhiên và phụ phẩm trong nông nghiệp. Mô hình chăn
nuôi nông hộ nhỏ lẻ, phân tán, thiếu đồng cỏ và thức ăn xanh, quy trình kỹ
thuật chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi, nên năng suất chăn nuôi và chất lƣợng sản
phẩm còn thấp.[ 3] [10]
Xã Nam Viêm với gần 80% dân số đang sống bằng nghề nông, sản xuất
nông nghiệp hiện nay chủ yếu vẫn là trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó chăn
nuôi trâu, bò vẫn giữ vai trò quan trọng, với mục đích cung cấp thực phẩm, sức
kéo phục vụ cho sản xuất và đời sống. Tuy nhu cầu cung cấp sức kéo đã giảm
do có máy móc cơ khí nhỏ đang thay thế dần trong các khâu sản xuất nhƣng
nhu cầu tiêu dùng thực phẩm lại tăng rất nhanh. Vì vậy chủ trƣơng của xã trong
những năm tới vẫn xác định tiếp tục phát triển chăn nuôi trâu bò, nhất là đàn bò
thịt. [12]
Hoàng Thị Hương

5

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Nam Viêm là xã thuần nông có diện tích đất nông nghiệp chiếm 50% diện
tích đất tự nhiên, đa phần diện tích này sử dụng vào mục đích canh tác nông
nghiệp: trồng lúa, màu, rau xanh... Vì vậy lƣợng phụ phẩm nông nghiệp thu
đƣợc rất dồi dào. Mặt khác diện tích thích hợp cho trồng cây thức ăn xanh của
xã cũng lớn, đó là những lợi thế cho phát triển chăn nuôi nói chung và chăn

nuôi trâu, bò nói riêng. Tuy nhiên những lợi thế đó chƣa đƣợc khai thác triệt
để, chƣa đƣợc sử dụng có hiệu quả, còn để lãng phí trong khi nguồn thức ăn
cho gia súc, đặc biệt là thức ăn thô cho trâu, bò vẫn bị thiếu trầm trọng nhất là
vào mùa đông. [12],[16]
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc tại xã Nam Viêm, thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Khảo sát tập đoàn cây thức ăn gia súc tại Nam Viêm
- Nêu các giải pháp xử dụng hiệu quả cây thức ăn gia súc để phát triển
chăn nuôi tại địa phƣơng.

Hoàng Thị Hương

6

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Chƣơng 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc
Cây thức ăn gia súc, còn gọi là cây thức ăn xanh là nguồn thức ăn quan
trọng nhất cho nghề chăn nuôi gia súc, đặc biệt là chăn nuôi trâu bò. Cây
thức ăn gia súc gồm nhiều loại: cỏ tự nhiên, cỏ trồng, cây trồng nông
nghiệp nhƣ ngô, khoai, sắn,…
2.1.1. Cỏ tự nhiên và đồng cỏ [5],[7]
Muốn phát triển chăn nuôi,một trong những vấn đề cơ bản đầu tiên cần
phải giải quyết là nguồn thức ăn gia súc. Trong hệ thống nuôi dƣỡng thì hệ

thống nuôi dƣỡng dựa vào thức ăn thô đƣợc đặc biệt chú ý nhất là ở các nƣớc
có khả năng phát triển đồng cỏ, ở những nƣớc này việc sử dụng đồng cỏ
không chỉ để chăn thả mà còn cung cấp thức ăn xanh và dự trữ cho đàn gia
súc nuôi nhốt.
Cỏ là loại thức ăn chủ yếu của trâu bò, vì trong cỏ có đầy đủ các chất
dinh dƣỡng nhƣ:bột,đƣờng,đạm,khoáng,vitamin mà các loại gia súc nhai lại
cókhả năng sử dụng và hấp thu tốt. Mặt khác, các chất dinh dƣỡng trong cỏ
không những rất cần thiết mà lại có tỷ lệ thích hợp đối với nhu cầu sinh lý của
trâu bò. Cỏ còn là loại cây thức ăn dễ sản xuất ,có năng suất cao, tƣơng đối ổn
định và là nguồn thức ăn rẻ tiền góp phần làm giảm giá thành sản phẩm chăn
nuôi,chƣa kể ƣu thế của các giống cỏ lâu năm là thƣờng chỉ cần gieo trồng
một lần mà sử dụng đƣợc nhiều năm. Ở bãi cỏ tự nhiên với điều kiện thổ
nhƣỡng tốt thì 1kg cỏ tƣơi cung cấp đƣợc 16g Protein tiêu hóa và 32g lipit, 8g
loại cỏ này tƣơng đƣơng 1 đơn vị thức ăn.
Hiện nay chƣa có một định nghĩa thỏa đáng cho danh từ đồng cỏ. Tùy
theo mỗi vùng khác nhau với những điều kiện tự nhiên khác nhau mà xác định
danh từ đồng cỏ.
Ở một số nƣớc cho rằng đồng cỏ là vùng đất rộng lớn, không dùng cho
Hoàng Thị Hương

7

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

việc trồng trọt mà chỉ dùng cho việc sinh trƣởng, phát triển của những cây cỏ
để làm thức ăn cho gia súc. Ở một số nƣớc khác đồng cỏ là những vùng đất
không có cây to, không dùng để trồng trọt mà dùng cho việc chăn nuôi gia

súc. Nhƣ vậy tùy theo tình hình phát triển trong chăn nuôi gia súc cũng nhƣ
tiềm năng về diện tích đất đai mà khái niệm đồng cỏ là một vùng đất rộng lớn ở
đó có những quần thể thực vật sinh sống dùng để làm thức ăn cho gia súc.
Với những vùng diện tích rộng lớn ở vùng núi và ở đồng bằng dùng cho
chăn thả gia súc một cách tự nhiên thì gọi là bãi chăn, những vùng đồng cỏ có
sự quan tâm của con ngƣời về mặt chăm sóc, sử dụng gọi là đồng cỏ.
Theo Giáo sƣ Trịnh Văn Thịnh (1974) đề nghị danh từ đồng cỏ để chỉ
những diện tích đồng cỏ có sự tác động của con ngƣời vào việc phát triển cây
cỏ để làm thức ăn cho gia súc (vĩnh viễn hay tạm thời); còn những vùng đồng
cỏ tự nhiên thì đƣợc gọi là bãi chăn. Đồng cỏ tạm thời là những vùng đồng
cỏ có thời hạn sử dụng ngắn, thƣờng từ 2 đến 3 năm sau đó chuyển qua
trồng cây khác. Đồng cỏ vĩnh viễn là đồng cỏ có thời hạn sử dụng dài. Mục
đích chính của việc sản xuất ở vùng này là dùng cho việc cung cấp thức ăn
cho gia súc. Đồng cỏ tự nhiên là nhũng vùng đồng cỏ mà thành phần thảm
thực vật ở đó chủ yếu là cây cỏ đƣợc sinh trƣởng một cách tự nhiên. Hầu hết
diện tích đồng cỏ này đƣợc sử dụng vào mục đích chăn thả gia súc. Thông
thƣờng năng suất và giá trị dinh dƣỡng của đồng cỏ thấp do đồng cỏ bị chăn
thả không hợp lý và thành phần thảm thực vật không cân đối, chủ yếu là cỏ hòa
thảo và những cây có thể tồn tại đƣợc trong những điều kiện khắc nghiệt của
tự nhiên.
Ở Việt Nam, diện tích cỏ tự nhiên chƣa đƣợc đánh giá đầy đủ và khai
thác hợp lý, hiệu quả. Hiện nay nƣớc ta có 5.026.400 ha đồng cỏ tự nhiên
trong đó tính cả cỏ mọc ở ven đê, ven sông, bờ ruộng. Nhiều đồng cỏ tự nhiên
ở Tây Bắc, Tây Nguyên đã bị thu hẹp lại do nạn phá rừng, đốt rừng ngay khi
Hoàng Thị Hương

8

Khoa Sinh - KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

chƣa đƣợc khai thác cho chăn nuôi. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên ở
nƣớc ta còn rất hạn chế.
2.1.2. Cỏ trồng [6], [10]
Năm 1976 Bộ Nông nghiệp đã ban hành ban dự thảo “Quy phạm, xây
dựng, sử dụng, dự trữ và quản lý đồng cỏ” từ đó đến nay diện tích đồng cỏ
trồng có tới 5000-6000 ha,nhiều cơ sở nhƣ Mộc Châu, Sao Đỏ, Đồng Giao,
Phú Mãn,…đã xây dựng đƣợc hàng nghìn ha đồng cỏ chăn nuôi tập thể, đã
tiến hành cải tạo bãi cỏ thiên nhiên, đồng cỏ cho trâu bò và lợn, nhiều HTX đã
sử dụng đất ven bờ sông nhỏ, ven đê trồng cỏ cung cấp cho gia súc. Bên cạnh
việc xây dựng và cải tạo đồng cỏ, vấn đề về dự trữ,phơi khô và ủ xanh đƣợc
thực hiện có kế hoạch, có chất lƣợng nhƣ ở Sao Đỏ,Mộc Châu. Song song với
những cố gắng trên việc nghiên cứu các giống cỏ nhập nội và cỏ địa phƣơng
có năng suất và có giá trị dinh dƣỡng cao đã đƣợc chú ý,nhiều giống cỏ tốt đã
đƣợc đƣa vào sử dụng ở các cơ sở nghiên cứu và trung tâm chăn nuôi trong cả
nƣớc nhƣ Mộc Châu, Ba Vì, Đồng Dao, Thủ Đức, Tân Sơn Nhất,…
Cỏ cao sản ngoại nhập ngày càng đƣợc quan tâm một cách toàn
diện hơn. Trong những năm gần đây nƣớc ta đã nhập nhiều đợt các giống cỏ
đậu và cỏ thảo nhiệt đới ( chủ yếu từ Ôxtrâylia và CuBa ),đã tiến hành trồng
khảo nghiệm ở một số địa phƣơng. Một số giống đã đƣợc đƣa vào sản xuất
nhƣ cỏ Pangola (Digitaria decumbes ) cỏ đậu Stylo (Stylosanthes)… Nhiều
nông trƣờng và hợp tác xã đã trồng cỏ Voi, cỏ Xuđăng, cỏ Pangola… Kết
quả thu hoạch các loại cỏ đó cho biết, nếu mỗi năm cắt đƣợc 3-4 lứa thì có thể
đạt năng suốt từ 50-60 tấn/ha, trồng qua 3-4 năm cỏ vẫn phát triển tốt
Tháng 7/2004, viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp và phát triển
nông thôn đã triển khai thực hiện dự án “Trồng thử nghiệm tập đoàn giống
cỏ nhập nội nuôi bò” tại xã Cẩm Sơn, An Thạch (Mỏ Cày ), Hữu Định (Châu
Hoàng Thị Hương


9

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Thành) và An Đức (Ba Tri) đã đƣa ra các kết luận: Cỏ Voi chiếm ƣu thế hơn
cả, nếu trồng chuyên canh trên nền đất trống, năng suất đạt 29,04 tấn/ha/năm;
trồng xen vƣờn dừa là 15,18 tấn/ha, trồng xen vƣờn ăn trái là 25-27 tấn/ha.
Đứng thứ 2 là cỏ Sả lá lớn, trồng thâm canh là 23,11 tấn/ha, trồng xen vƣờn
dừa là 11,77 tấn/ha, trồng xen vƣờn dứa là 11,77 tấn/ha, trồng xen vƣờn cây
ăn trái là 20,4-21,4 tấn/ha. Tiếp theo là cỏ Ruzi, cỏ sả lá nhỏ và cỏ lông tây…[
2]
Diện tích trồng cỏ của cả nƣớc hiện nay chỉ đáp ứng đƣợc xấp xỉ 10%
nhu cầu thức ăn thô xanh của gia súc ăn cỏ. Nguyên nhân chủ yếu của tình
trạng này do các địa phƣơng chƣa quy hoạch đất trồng cỏ,chƣa khai thác hết
diện tích đất chƣa sử dụng và chƣa mạnh dạn chuyển đổi một phần đất nông
nghiệp sang trồng cỏ thâm canh. Định hƣớng phát triển chăn nuôi đến 2020,
ngành chăn nuôi phải có sự điều chỉnh cơ cấu chiến lƣợc, cụ thể là đẩy mạnh
phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Muốn vậy cần có sự chuyển biến mạnh và
đột phá trong khâu thức ăn. Đối với những vùng phát triển mạnh chăn nuôi
gia súc ăn cỏ, cỏ phải đƣợc coi là cây trồng chính và trồng cỏ phải đƣợc coi là
hƣớng chuyển dịch hƣớng tới thâm canh.
2.1.3. Phụ phẩm cây trồng làm thức ăn gia súc
Có nhiều sự lựa chọn nhằm cải thiện hệ thống chăn nuôi gia súc nhai lại
dựa trên nguồn thức ăn sẵn có. Một trong những giải pháp đang đƣợc quan
tâm lớn ở các nƣớc nhiệt đới là khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn phụ
phẩm nông nghiệp.

Ở nƣớc ta phụ phẩm nông nghiệp đƣợc xem là nguồn thức ăn tiềm năng
cho gia súc nhai lại. Số lƣợng gia súc nhai lại ở nƣớc ta còn ít so với nguồn
thức ăn sẵn có và nếu những nguồn thức ăn này đƣợc sử dụng tốt thì có thể
tăng gấp đôi số lƣợng gia súc này mà không phải sử dụng đến nguồn thức ăn
của các loài dạ dày đơn ( Nguyễn Xuân Trạch, 2006) [ 11] Tuy vậy, việc khai
Hoàng Thị Hương

10

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

thác và sử dụng nguồn thức ăn giàu xơ từ phụ phẩm nông nghiệp còn hạn chế
có thể do các yếu tố kỹ thuật, kinh tế và cả các vấn đề xã hội.
Đó đều là những thức ăn xanh có giá trị dinh dƣỡng cao, rất tốt cho chăn
nuôi đại gia súc.
Sau khi thu hoạch cây mùa vụ có một lƣợng chất thải nhất định có thể tận
dụng làm thức ăn cho gia súc nhƣ: Rơm rạ , lá sắn, ngọn và thân mía, dây lang,
dây lá cây lạc, cây đậu tƣơng…
Một số vùng hiện nay sau khi thu hoạch mùa vụ xong còn để lãng phí
sản phẩm này. Mặt khác không có kế hoạch và biện pháp chế biến dự trữ
làm thức ăn cho gia súc.
- Sản phẩm phụ của cây họ Đậu có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc rất
tốt.
- Rơm rạ và các sản phẩm thân lá khác thƣờng nghèo về chất dinh
dƣỡng, do vậy ngƣời ta ít sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Việc xử lý các sản
phẩm nhƣ rơm rạ là biện pháp tốt nhất nhằm tăng lƣợng ăn vào cho gia súc và
tăng giá trị dinh dƣỡng. Dùng urê 3-5% ủ với rơm rạ trong một thời gian từ 1-3

tuần, sau đó cho gia súc ăn. Lƣợng ăn vào của gia súc có thể từ 2,8-5% trọng
lƣợng cơ thể (Dolberg, 1980). [ 11]
2.2. Cây thức ăn gia súc và chăn nuôi gia súc ăn cỏ [3]
Thời gian qua, Bộ NN&PTNT cùng với Cục chăn nuôi đã tổ chức nhiều
hội nghị về đẩy mạnh sản xuất, chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh, phát
triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, trong đó nêu rõ:
- Chăn nuôi gia súc ăn cỏ là một trong những thế mạnh của Việt Nam,
góp phần quan trọng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tạo việc
làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho nông dân.
- Phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ là một trong những định hƣớng ƣu
tiên của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn từ nay đến 2015 và tầm nhìn
Hoàng Thị Hương

11

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

2020 để đƣa chăn nuôi lên quy mô trang trại sản xuất hàng hoá cung cấp các
sản phẩm chăn nuôi giá trị cao và an toàn vệ sinh cho nhu cầu của xã hội
- Muốn phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ có hiệu quả kinh tế cao cần
phát huy tiềm năng và thế mạnh các vùng sinh thái của các địa phƣơng trong
cả nƣớc, sử dụng hợp lý nguồn thức ăn thô xanh để phát triển chăn nuôi bền
vững.
Nguồn thức ăn xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt do đồng cỏ chăn thả
ngày càng bị thu hẹp lại và phải nhƣờng chỗ cho cây trồng khác, lƣợng cỏ tự
nhiên không đủ để đáp ứng nhu cầu của gia súc khi chăn nuôi với quy mô lớn
và công nghiệp hóa.

Ở nƣớc ta, nhận thức về vấn đề trồng cỏ để chăn nuôi còn mới, thâm
canh trồng cỏ để phát triển chăn nuôi là một hƣớng đi tốt nhƣng không phải ở
đâu cũng đã làm. Ngày nay, cùng với những nghiên cứu nhằm nâng cao năng
suất và chất lƣợng đồng cỏ, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích thì
nhiều vấn đề mới cũng đặt ra, đó là cơ cấu kinh tế hợp lý từng vùng, vấn đề
an toàn lƣơng thực và phát triển bền vững về mặt sinh thái, nhằm đáp ứng nhu
cầu cuộc sống ngày càng cao của toàn xã hội.
Là một nƣớc nông nghiệp, nhƣng Việt Nam lại phải nhập khẩu cỏ để
phục vụ chăn nuôi bò sữa. Năm 2009, Việt Nam đã nhập khẩu 2.800 tấn cỏ
thành phẩm phục vụ chăn nuôi bò sữa. [3]
Việc đáp ứng nhu cầu thức ăn thô xanh hiện là một thách thức lớn, hiện
tổng đàn gia súc ăn cỏ của nƣớc ta khoảng 11 triệu con. Tổng nhu cầu thức ăn
thô xanh vào khoảng 150 triệu tấn/năm. Chăn nuôi gia súc nhai lại chủ yếu
vẫn phụ thuộc vào cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp, luôn mất cân đối
nguồn cung giữa các mùa, lãng phí phụ phẩm lúc thu hoạch và thiếu thức ăn
lúc giáp vụ và mùa đông. Chất lƣợng cỏ còn rất thấp, giống cỏ trồng hầu hết

Hoàng Thị Hương

12

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

là cỏ hòa thảo. Cả nƣớc có khoảng 35.681 ha đất cỏ chăn nuôi tự nhiên,
nhƣng sản lƣợng rất thấp, chỉ đạt 20 tấn cỏ/ha/năm.
Mặc dù diện tích cỏ trồng thâm canh đã tăng rất mạnh với tốc độ tăng
bình quân 48% năm, từ chỗ chỉ có 4,68 nghìn ha vào năm 2001, đến nay cả

nƣớc đã có khoảng 200 nghìn ha đồng cỏ trồng thâm canh. Tuy nhiên, sản
lƣợng này chỉ đáp ứng đƣợc gần 10% nhu cầu thức ăn thô xanh của các loại
gia súc ăn cỏ.
Cả nƣớc có gần 4 triệu ha canh tác lúa mỗi năm cho phế phụ phẩm 40
triệu tấn rơm rạ, thế nhƣng hầu nhƣ toàn bộ rơm rạ đều bị nông dân đốt hết.
Do vậy, cần phải xây dựng một chƣơng trình kinh tế xã hội về sử dụng phế
phụ phẩm trong nông nghiệp, hạn chế ngƣời dân đốt rơm rạ, và phải thúc đẩy
chế biến bảo quản rơm rạ thành thức ăn cho đại gia súc.[ 4 ]
Nhằm đảm bảo nguồn cung cho chăn nuôi, Việt Nam đang cố gắng nâng
diện tích trồng cỏ từ 290.000 ha hiện nay lên 509.000ha vào năm 2020.
Tƣơng ứng đƣa tỷ lệ đất trồng cỏ từ 0,8% hiện nay so với tổng diện tích đất
sản xuất lên 5% năm 2020.
Bên cạnh đó, ngành cũng sẽ nâng tỷ lệ sử dụng thức ăn cỏ trồng và phụ
phẩm nông nghiệp qua chế biến cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ từ 35% năm
2010 lên 65% năm 2020. Việt Nam cũng phấn đấu đƣa đàn bò thịt đạt 12,46
triệu con, bò sữa đạt 500 ngàn con, đàn trâu đạt 2,92 triệu con, đàn dê, cừu đạt
3,98 triệu con....Để đảm bảo nhu cầu nuôi dƣỡng đàn gia súc ăn co này, số
lƣợng thức ăn thô xanh yêu cầu vào khoảng 150 triệu tấn/năm (tăng hơn gấp
đôi so với hiện nay)
Theo đó thì ngành chăn nuôi sẽ xây dựng và qui hoạch về sản xuất thức
ăn thô xanh trên toàn quốc phù hợp với điều kiện địa lý, khí hậu, xã hội, thị
trƣờng, trình độ sản xuất của nông dân để dần đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng
phát triển chăn nuôi trong nƣớc đồng thời xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
Hoàng Thị Hương

13

Khoa Sinh - KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

trong nƣớc đồng thời xuất khẩu sản phẩm thức ăn thô xanh trong khu vực và
tiếp cận thị trƣờng quốc tế. Hoàn thiện công nghệ thu gom, phơi sấy khô,
đóng bánh, bảo quản để nâng cao gia trị dinh dƣỡng của phụ phẩm nông
nghiệp sau thu hoạch nhƣ thân ngô già, rơm... theo phƣơng pháp công nghiệp
và dự trữ bảo quản sau chế biến.
Xây dựng mô hình trồng cỏ thâm canh; hỗ trợ kinh phí cho các hoạt
động chuyển giao qui trình kỹ thuật thâm canh các giống cỏ mới, năng suất
cao phù hợp với từng vùng.
Tuy nhiên, hiện tại chăn nuôi các loại gia súc ăn cỏ vẫn chủ yếu tận dụng
các bãi tự nhiên, đất trống, đồi trọc, ven rừng, đê, ven sông các bờ kênh
mƣơng, đồng ruộng sau vụ gặt... Sản lƣợng cỏ trồng thâm canh hiện mới chỉ
đáp ứng đƣợc gần 10% nhu cầu thức ăn thô xanh.
Trên thực tế, nhiều địa phƣơng đã xây dựng dự án, hỗ trợ tiền cho ngƣời
chăn nuôi nhƣng lại không tính đến việc phát triển đồng cỏ. Trong khi diện
tích cỏ tự nhiên ngày càng bị co hẹp do tốc độ đô thị hóa và hoang mạc hóa.
Chất lƣợng cỏ tự nhiên cũng bị suy giảm. Cỏ trồng ở các địa phƣơng chủ yếu
là cỏ voi, lƣợng cỏ giàu đạm nhƣ cỏ họ Đậu, cỏ hỗn hợp,... còn rất ít. Nguồn
lợi phụ phẩm công, nông nghiệp tuy dồi dào nhƣng khả năng tận dụng làm
TACN còn rất thấp. Rơm không phải để cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc
mà để... trồng nấm và lót hàng. Tuy nhiên, thay vì phải chú trọng đầu tƣ vùng
nguyên liệu, hệ thống đồng cỏ rồi mới tính đến phát triển đàn gia súc thì ở ta
đã làm ngƣợc quy trình. [3]

Hoàng Thị Hương

14

Khoa Sinh - KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

Chƣơng 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Tập đoàn cây thức ăn gia súc ở xã Nam Viêm, ( cỏ tự nhiên, cỏ trồng,
các loại cây trồng có thể tận thu làm thức ăn cho gia súc )
- Mô hình chăn nuôi gia súc có sử dụng các loại cây thức ăn
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Tập đoàn cây thức ăn gia súc tại Nam Viêm
-

Điều tra về thành phần loài thảm cỏ tự nhiên

-

Thống kê các loài cỏ trồng dùng làm thức ăn gia súc

-

Thống kê các loài cây trồng đƣợc sử dụng nhƣ một nguồn

thức ăn xanh của trâu, bò.
3.2.2. Sử dụng cây thức ăn trong chăn nuôi tại Nam Viêm
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên
+ Tập trung nghiên cứu một số điểm điển hình của xã.
+ Dựa vào các nguồn thông tin do UBND xã và Ban khuyến nông xã

Nam Viêm cung cấp và qua khảo sát thực tế để chọn khu vực nghiên cứu cho
từng nội dung.
Phương pháp điều tra trong dân
+ Xây dựng phiếu điều tra gồm các mục: Loài cỏ tự nhiên, cỏ trồng, tên
Việt Nam, diện tích trồng, năng suất/ha, hình thức khi sử dụng, …
+ Gửi phiếu điều tra.
+ Trực tiếp phỏng vấn các hộ trồng cỏ, nuôi bò…

Hoàng Thị Hương

15

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Chƣơng 4 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu
4.1.1. Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc [12],[16]
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng,
khoảng giữa của miền Bắc Viêt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và
đồng bằng vì vậy có 3 vùng sinh thái :đồng bằng ở phía Nam tỉnh,trung du ở
phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo.
Gần thủ đô Hà Nội đƣợc xem là một thị trƣờng rộng lớn thứ 2 trong cả
nƣớc, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt: chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội,
giá trị lịch sử,…đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ
và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nƣớc. Trong cấu trúc địa lý, không
gian thuận lợi nhƣ vậy sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong
những tiềm lực to lớn cần đƣợc phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát

triển kinh tế-xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hóa của tỉnh Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi, trung du và
vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, bởi vậy địa hình thấp dần từ Đông Bắc
xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: vùng núi, trung du, đồng
bằng.
- Vùng núi: có diện tích tự nhiên 65.300 ha (đất nông nghiệp 17.400 ha,
đất nông nghiệp 20.300 ha). Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập
Thạch, huyện sông Lô, huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, một
xã thuộc thị xã Phúc Yên. Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du
lịch quý giá của tỉnh và của cả nƣớc. Vùng này có địa hình phức tạp, khó
khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thong.
- Vùng trung du: kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông
Nam. Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha (đất nông nghiệp
Hoàng Thị Hương

16

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

14.000ha) chiếm phần lớn diện tích đất huyện Tam Dƣơng và Bình Xuyên (15
xã ), thành phố Vĩnh Yên (9 phƣờng, xã) một phần của huyện Lập Thạch và
sông Lô, thị xã Phúc Yên. Qũy đất đồi của vùng có thể xây dựng công nghiệp
và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia
súc. Trong vùng còn có nhiều hồ lớn nhƣ Đại Lải, Xạ Hƣơng, Vân Trục, Liễn
Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nƣớc cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi
sinh và phát triển du lịch.
- Vùng đồng bằng: có diện tích 32.800ha, gồm các huyện Vĩnh Tƣờng,

Yên Lạc và một phần thị xã Phúc Yên, huyện Tam Dƣơng. Đất đai bằng
phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cƣ đô thị và thích
hợp cho sản xuất nông nghiệp.
Sự phân chia 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiên thuận lợi cho tỉnh bố trí
các loại hình sản xuất đa dạng.
Tổng diện tích tự nhiên 123.650.05 ha; đất nông nghiệp:86.718.73 ha
trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 50.365.99 ha; đất lâm nghiệp 32.688.66
ha; đất nuôi trồng thủy sản 3.590.21 ha; đất nông nghiệp khác 73.8 ha; đất phi
nông nghiệp 34.768.7 ha;đất chƣa sử dụng 2.162.54 ha.
4.1.2. Xã Nam Viêm [13], [16]
Xã Nam Viêm thuộc thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, nằm giữa 2 khu đô
thị phát triển là Phúc Yên và Xuân Hòa; trong tƣơng lai gần tuyến đƣờng cao
tốc Nội Bài- Lào Cai chạy qua sẽ hoàn thành.
Nam Viêm có địa hình của vùng tƣơng đối bằng phẳng không có đồi núi.
Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trƣng của cấu trúc địa chất thuộc vùng
chuyển tiếp giữa vùng gò đồi, trung du với vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng.
Nhìn chung xã Nam Viêm, Phúc Yên, Vĩnh Phúc có nhiều điều kiên
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Hoàng Thị Hương

17

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

- Tổng diện tích tự nhiên là 938,85 ha, trong đó đất nông nghiệp là
383,68 ha, dân số trên 8.260 nhân khẩu.

- Về phát triển kinh tế:
+ Tổng sản lƣợng lƣợng thực năm 2011 là: 2.250 tấn tăng so với năm
+ Giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tác năm 2011 đạt bình quân 58
triệu đồng/ ha.
+ Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời năm 2011 là 289 kg/ ngƣời/ năm.
Năm 2011, đề án quy hoạch tổng thể xây dựng NTM của xã Nam Viêm,
thị xã Phúc Yên đã đƣợc phê duyệt. Chính quyền và ngƣời dân xã Nam Viêm
đã và đang khẩn trƣơng, cùng nhau chung tay xây dựng NTM. Hiện Nam
Viêm đã đáp ứng đƣợc 05/19 tiêu chí về xây dựng NTM, gồm: Đƣờng,
trƣờng, trạm, điện và trụ sở UBND. Nhờ vậy mà diện mạo của xã dần dần
đƣợc thay đổi, bà con nông dân rất phấn khởi.
Riêng về chăn nuôi, nằm trong quy hoạch chung của tỉnh Vinh Phúc,
thị xã Phúc Yên, Nam Viêm nhận đƣợc nhiều chính sách hỗ trợ ngƣời dân
thực hiện các chƣơng trình lai hóa đàn bò thịt, nạc hóa đàn lợn, phát triển đàn
bò sữa, gia cầm chất lƣợng cao…thúc đẩy ngành chăn nuôi chuyển dịch theo
hƣớng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đối với đàn bò, do mang lại hiệu quả kinh tế khá, lại dễ dàng trong khâu
chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, không phải bỏ vốn lớn nên việc phát triển
chăn nuôi bò thịt đang ngày càng thu hút nhiều hộ dân trong toàn xã quan
tâm. Phƣơng thức chăn nuôi tập trung, trang trại đã đƣợc hình thành và bƣớc
đầu phát triển. Tuy nhiên, phần lớn bò thịt (trên 90%) vẫn là chăn nuôi nhỏ,
phân tán trong các hộ dân, chăn nuôi bò thịt vẫn dựa vào chăn thả tự nhiên.

Hoàng Thị Hương

18

Khoa Sinh - KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

Ở Nam Viêm phong trào nuôi bò bắt đầu từ năm 1995, đến nay số lƣợng
bò trên địa bàn xã đã tăng lên rất nhanh, tính trung bình mỗi gia đình có 1 con
bò., cá biệt có gia đình nuôi hàng chục con. Tuy giá trị kinh tế chƣa thực sự
cao nhƣng nghề nuôi bò đã giúp bà con nông dân tận dụng lợi thế đồng đất và
thời gian nhàn để có thêm thu nhập. Tuy vậy, chăn nuôi bò thịt ở Nam Viêm
cũng giống nhƣ các địa phƣơng khác nói chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn
nhƣ: hạ tầng cơ sở, giống; cơ sở vật chất; kỹ thuật và trình độ chăn nuôi bò
còn thấp; chăn nuôi nhỏ lẻ; phân tán,quảng canh tận dụng, dựa vào chăn thả
tự nhiên vẫn là chủ yếu; năng suất sinh sản, tăng trọng,chất lƣợng thịt thấp;
thiếu đồng cỏ và thức ăn thô xanh; quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi chƣa
đƣợc áp dụng rộng rãi trong sản xuất. [13 ]
4.2. Kết quả khảo sát tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có tại Nam
Viêm
4.2.1. Thảm cỏ tự nhiên
Cỏ tự nhiên có năng suất trên một đơn vị diện tích không cao nhƣ cỏ
trồng nhƣng là một thành phần quan trọng trong danh mục cây thức ăn của gia
súc. Vì chúng mọc ở nhiều nơi, không cần trồng, không mất công chăm sóc,
thƣờng có vị ngon và giá trị dinh dƣỡng cao. Chúng tôi đã tiến hành điều tra
thành phần loài cỏ tự nhiên tại một số điểm nghiên cứu thuộc xã Nam Viêmmột xã trọng điểm về chăn nuôi của thị xã Phúc Yên.
Điểm 1: Cánh đồng soi- đội 7+8 thôn Khả Do-xã Nam Viêm-Phúc Yên
Điểm 2: Bãi Từa – đội 3- khu 3- thôn Khả Do- xã Nam Viêm- Phúc Yên
Điểm 3: Bãi Bảnh –đội 5- thôn Khả Do- xã Nam Viêm – Phúc Yên
Điểm 4: Cánh đồng trống – đội 4- Khả Do –xã Nam Viêm –Phúc Yên

Hoàng Thị Hương

19


Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 4.1. Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu
STT

Tên khoa học

Tên địa phƣơng

Các điểm nghiên cứu
1

1
2

3
4
5
6

7

8
9
10
11
12

13
14

Polipodiaceae

Họ dƣơng xỉ

Blechmum
Orientale
Dryopteris
Parascitica
Asteraceae

Dƣơng xỉ lá dừa
Dƣơng xỉ thƣờng

+

2

3

+

+

+

+


+

+

+

Họ cúc
Cỏ cứt lợn

Ageratum
Conyzoides
Artemisia
Japonica
Calotis
Guadichanii
Elephantopus Scaber

Cúc dại

+

Cúc chỉ thiên

+

+

Cyperaceae

Họ cói


Cyperus
Esculentus
Poaceae

Củ gấu

+

+

Centosteca
Lappacea
Chrysopogon
Aciculatus
Cynodon
Dactynon
Imperate
Cylindrical
Paspalum
scrobiculatum
Digitaria
Timorensis
Coelorachis
Striata

Cỏ lá tre

+


+

Hoàng Thị Hương

4

+

Ngải cứu dại

+

+

+

Họ lúa

Cỏ may

+

Cỏ gà

+

+

+


+

+

+

Cỏ tranh

+

Cỏ đắng

+

Cỏ chân nhện

+

Cỏ thừng

+

20

+

+

+
+


+

+

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

15

Panicum Sasmentosum

Cỏ sậy

+

+

Điểm nghiên cứu 1: Cánh đồng soi thuộc đội 7+8 thôn Khả Do
Cánh đồng soi là một bãi lớn với diện tích khoảng 1 ha thuộc địa phận
đội 7 và đội 8 thôn Khả Do, xã Nam Viêm, là một bãi chăn thả tự nhiên lớn (
ảnh cánh đồng soi - phụ lục 1)
Tại đây tôi đã thu thập đƣợc 9 loài thuộc 4 họ khác nhau ( Bảng 4.1).
Trong đó họ có số loài cao nhất là họ lúa ( Poaceae) 6 loài, chiếm 66.67%
tổng số loài của điểm này, gồm các loài nhƣ : cỏ thừng, cỏ sậy, cỏ may, cỏ
tranh, cỏ đắng,cỏ chân nhện. Họ dƣơng sỉ ( Polipodiaceae), họ cúc (
Asteraceae), họ cói (Cyperaceae) mỗi họ có một loài.
Nhƣ vậy, tại điểm nghiên cứu này, họ lúa (Poaceae) có số loài nhiều

nhất, chúng chiếm ƣu thế sinh thái, tạo độ phủ cao với 2 loài chiếm là cỏ đắng
(Paspalum scrobiculatum) và cỏ may (Chrysopogan aciculatus). Đây là 2 loài
cỏ đóng vai trò là thức ăn chủ yếu cho đàn bò đƣợc nuôi trên địa bàn này.
Ngoài ra, các loài cỏ thuộc họ cúc (Asteraceae) cũng phát triển mạnh nhƣ cỏ
cứt lợn (Ageratum conyzoides).
Điểm nghiên cứu số 2:Bãi Từa – đội 5 - khu 3 - Khả Do – Nam Viêm
Bãi Từa là khu đất trống với diện tích khoảng hơn 1 ha chạy dài theo
sông Cà Lồ, thuộc đội 3- khu 3- Khả Do (ảnh Bãi Từa - phụ lục 1)
Qua tìm hiểu tôi đã thu đƣợc 9 loài thuộc 4 họ khác nhau ( Bảng 4.1)
trong đó : Họ lúa (Poaceae) có 4 loài, gồm các loài nhƣ : cỏ thừng, cỏ lá tre,
cỏ gà, cỏ đắng. Họ dƣơng xỉ ( Polipodiaceae), có 2 loài, gồm dƣơng xỉ lá dừa,
dƣơng xỉ thƣờng. Họ cúc ( Asteraceae) có 2 loài, gồm các loài: cúc dại, cúc
chỉ thiên. Họ cói (Cyperaceae) có một loài đại diện đó là cỏ gấu cũng tƣơng
đối phát triển.
Ở điểm nghiên cứu này loài cỏ chiếm ƣu thế là cỏ lá tre (Centosteca
lappacea), cỏ gà (Cynodon dactylon) và cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum).
Hoàng Thị Hương

21

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Ba loài cỏ này đƣợc coi là nguồn thức ăn dồi dào của đàn gia súc trên địa bàn
của thôn.
Điểm nghiên cứu số 3: Bãi Bảnh- đội 5- Khả Do
Khu vực Bãi Bảnh ( ảnh phụ lục 1) có vị trí cao hơn so với các khu vực
khác, có diện tích khoảng 0.9 ha, là bãi chăn thả lý tƣởng cho đàn bò ở nơi

đây. Qua tìm hiểu tôi đã thu đƣợc 12 loài thuộc 4 họ khác nhau (Bảng 4.1).
Trong đó:
Họ lúa (Poaceae) có 6 loài, cỏ thừng, cỏ lá tre, cỏ gà, cỏ đắng, cỏ chân
nhện. So với các điểm nghiên cứu khác thì đây là điểm có số lƣợng loài trong
họ lúa (Poaceae) cao nhất. Họ cúc (Asteraceae) có 3 loài , gồm cúc dại, cúc
chỉ thiên, cỏ cứt lợn. Họ cói (Cyperaceae) có một loài, đó là cỏ gấu. Loài này
không có vai trò làm thức ăn cho gia súc nhai lại nhƣng nó chiếm một tỷ lệ
lớn về sinh khối của điếm nghiên cứu.
Họ dƣơng xỉ ( Polipodiaceae) có 2 loài, gồm: dƣơng xỉ lá dừa, dƣơng xỉ
thƣờng.
Ở điểm nghiên cứu số 3 này có thành phần loài phong phú nhất, trong đó
họ lúa (Poaceae) chiếm ƣu thế hơn cả trong tổng số loài của điểm, có giá trị
chăn thả lớn. Bên cạnh đó họ cói (Cyperaceae) có số lƣợng loài ít nhất nhƣng
loài đó lại chiếm tỷ lệ sinh khối lớn nên đã làm hạn chế một phần nào đó giá
trị chăn thả của Bãi Bảnh vì gia súc nhai lại không ăn củ gấu (Cyperus
esculentus)
Điểm nghiên cứu số 4: Cánh đồng trống– đội 4- Khả Do- Nam Viêm
Cánh đồng trống là một khu đất rộng khoảng 1,5 ha, theo quy hoạch của
xã thì khu đất này sẽ đƣợc sử dụng để xây nhà cửa. Tuy nhiên hiện nay khu
đất đó vẫn còn để trống, cỏ mọc xanh tốt, là nơi chăn thả lý tƣởng.

Hoàng Thị Hương

22

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp


Nghiên cứu tại đây, tôi đã thu đƣợc 8 loài thuộc 4 họ khác nhau (Bảng
4.1). Trong đó:
Họ lúa (Poaceae) có 5 loài: cỏ thừng, cỏ sậy, cỏ đắng,cỏ may, cỏ tranh.
Loài chiếm ƣu thế là cỏ đắng, cỏ thừng, phát triển mạnh mẽ và che phủ hầu
hết bề mặt
Họ dƣơng xỉ ( Polipodiaceae), họ cúc (Asteraceae), họ cói (Cyperaceae)
mỗi họ có một loài, bao gồm : dƣơng xỉ thƣờng,củ gấu, cỏ cứt lợn.
Tại điểm nghiên cứu số 4 loài chiếm ƣu thế là cỏ đắng (Paspalum
scrobiculatum), lài này phát triển mạnh mẽ và che phủ hầu hết bề mặt. Đây
cũng là nơi thuận lợi để chăn thả gia súc ăn cỏ.
Nhƣ vậy, điều tra thực địa tại địa bàn xã Nam Viêm- Phúc Yên- Vĩnh
Phúc, cho thấy thảm cỏ tự nhiên trong vùng nghiên cứu khá phong phú. Kết
quả điều tra sơ bộ tại 4 điểm nghiên cứu đã thu đƣợc 15 loài thuộc 4 họ khác
nhau, gồm: họ lúa (Poaceae),họ cói (Cyperaceae),họ cúc (Asteraceae),họ
dƣơng xỉ (Polipodiaceae). Trong 4 họ trên thì họ lúa (Poaceae) chiếm ƣu thế,
gồm cỏ lá tre (Centostace lappacea), cỏ may (Chrysoppogon aciculatus), cỏ
gà (Cynodon dactylon), cỏ tranh (Imperate cylindrical), cỏ đắng (Paspalum
scrobiculatum), cỏ chân nhện (Digitaria timorensis), cỏ sậy (Panicum
sarmentosum), cỏ thừng (Coelorachis striata)
Mô tả một số loài [5]
Cỏ May (Chrysoppogon aciculatus)
Cỏ may là loài cỏ sống lâu năm,thân rễ bò dài,mọc khỏe,hóa gỗ. Thân
cao 20-60cm, gốc khá mạnh,bò dài,phân nhánh,lá xếp sát nhau ở gốc có hình
dải dẹt. Phân bố khắp các vùng nhiệt đới, ở nƣớc ta cây mọc hoang khắp nơi,
thƣờng gặp ở các bãi đất hoang vên đƣờng đi. Ƣa nơi dãi nắng và chịu đƣợc
khô hạn. Cỏ làm thức ăn cho gia súc,đồng thời thân rễ và toàn cây còn đƣợc
Cỏ Thừng (Coelorachis striata)
Hoàng Thị Hương

23


Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Cỏ Thừng sống ở nơi ẩm, cây sống nhiều năm, mọc tập trung thành
đám,thân lá mềm và thơm nên bò rất thích ăn, cao tối đa 100cm,tái sinh
nhanh. Có thể trồng đƣợc trên nhiều loại đất. cỏ Thừng có khả năng cạnh
tranh mạnh mẽ gần nhƣ không có loài cỏ dại nào mọc đƣợc ở ruộng cỏ
Thừng. Tận dụng những ƣu điểm đó ngƣời dân địa phƣơng còn đem loài cây
này về trồng vài năm nay. Cỏ có giá trị dinh dƣỡng cao, tỷ lệ protein thô đạt
7-9%, VCK 18-20%
Cỏ sậy (Panicum sarmentosum)
Cỏ sậy sống ở nơi ẩm ƣớt,sống nhiều năm,chồi dài,mọc tập trung thành
đám,thân cao đến 1m, khả năng sinh trƣởng tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 1840◦C và phát triển kém ở nhiệt độ thấp, song lại tái sinh mạnh mẽ khi nhiệt độ
và độ ẩm tăng nên. Giá trị dinh dƣỡng và tính ngon miệng tƣơng đƣơng với
cỏ Thừng, cũng đƣợc dân địa phƣơng đem trồng vài năm gần đây.
Cỏ lá tre (Centostace lappacea)
Cỏ lá tre thuộc họ lúa (Poaceae) sống dại,cao 40-100cm. rễ phình thành
củ,hinh chùm. Lá mềm mọc so le,nhìn giống là tre, mặt trên ít lông,mặt dƣới
nhẵn. cum hoa hình bông thƣa,gồm nhiều bông nhỏ dài màu trắng. cỏ thƣờng
phân bố ở nhiều nơi, ở nƣớc ta cỏ mọc hoang ở những chỗ ẩm. đây là loài cỏ
có giá trị dinh dƣỡng cao- là nguồn thức ăn lý tƣởng cho đàn gia súc
Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum)
Cỏ thuộc họ lúa (Poaceae) là cây thân thảo thƣờng mọc đứng thành bụi,
có thân cao 15-20cm. lá mọc thẳng đứng hình dải hay ngọn giáo,có lông mịn
nhiều hay ít,dài 15-40cm,rộng 2-8mm, có gân giữa yếu,mép lá ráp. Cỏ thƣờng
sống ở nơi ẩm,phân bố ở nhiều nơi,dùng làm thức ăn cho gia súc
4.2.2. Giá trị dinh dưỡng của một số loài cỏ tự nhiên ở Nam Viêm

Qua điều tra thực địa tại địa bàn xã Nam Viêm- Phúc Yên- Vĩnh Phúc,
tôi nhận thấy thảm cỏ tự nhiên trong vùng nghiên cứu rất đa dạng phong phú.
Hoàng Thị Hương

24

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Theo điều tra sơ bộ tai 4 điểm nghiên cứu tôi đã thu đƣợc 15 loài thuộc 4 họ
khác

nhau,

gồm:

họ

lúa

(Poaceae),họ

cói

(Cyperaceae),họ

cúc


(Asteraceae),họ dƣơng xỉ (Polipodiaceae). Trong 4 họ trên thì họ lúa
(Poaceae) chiếm ƣu thế, gồm cỏ lá tre (Centostace lappacea), cỏ may
(Chrysoppogon aciculatus), cỏ gà (Cynodon dactylon), cỏ tranh (Imperate
cylindrical), cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), cỏ chân nhện (Digitaria
timorensis), cỏ sậy (Panicum sarmentosum), cỏ thừng (Coelorachis striata).
Theo phân tích của Viện chăn nuôi [15] về giá trị dinh dƣỡng của một số
loài cỏ thuộc họ lúa nhƣ sau (Bảng 4.2)
Bảng 4.2. Chất lượng của một số loài cỏ thuộc họ lúa
(% so với khối lượng tươi ban đầu)
STT

Tên mẫu

VCK

Protein

Lipit

Xơ tổng

Đƣờng

(%)

thô (%)

(%)

số (%)


khử (%)

1

Cỏ may

26,78

1,69

0,38

6,46

2,53

2

Cỏ đắng

32,09

2,06

0,52

8,60

2,38


3

Cỏ lá tre

30,08

3,45

0,61

9,13

2,50

4

Cỏ thừng

14,48

2,84

0,51

4,42

0,21

5


Cỏ sậy

15,36

2,52

0,49

4,67

1,52

Bảng 4.2 cho thấy lƣợng vật chất khô trong cỏ tự nhiên khá cao, dao
động từ 14,48 - 32,09%, cao nhất là mẫu cỏ đắng. Tuy nhiên lƣợng vật chất
khô cao hay thấp thƣờng phụ thuộc vào môi trƣờng sống, cùng một loài cỏ
nhƣng nếu mọc ở 2 môi trƣờng sống khác nhau, chịu ảnh hƣởng của những
nhân tố môi trƣờng khác nhau sẽ cho hàm lƣợng vật chất khô khác nhau.
Lƣợng protein tổng số cao nhất ở mẫu cỏ lá tre và thấp nhất ở mẫu cỏ
may. Hàm lƣợng đƣờng khử dao động từ 0,21-2,53%, thấp nhất là ở mẫu cỏ
Hoàng Thị Hương

25

Khoa Sinh - KTNN


×