Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây vụ đông ở thị xã từ sơn bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.06 KB, 46 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

Xuân Hòa, ngày….tháng…năm 2011

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Như Quỳnh

1


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè,
người thân và các cơ quan đơn vị.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa
Sinh/KTNN đã trực tiếp giảng dạy, trang bị những kiến thức bổ ích trong suốt
thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S
Dương Tiến Viện, người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và động viên tôi trong
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện khóa luận.
Cảm ơn các cơ quan: UBND thị xã Từ Sơn, Phòng kinh tế, Phòng thống kê,
Phòng địa chính của thị xã Từ Sơn. Cảm ơn những người thân trong gia đình
và tất cả bạn bè… đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
tốt khóa luận này.



Xuân Hòa, ngày….tháng…năm 2011

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Như Quỳnh

2


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU………………………………………… ……...........7
1.1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………. .7
1.2. Mục đích của đề tài…………………………………………………….... 8
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………....... 9
2.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế ……………………………………… 9
2.1.1. Khái quát chung về hiệu quả kinh tế ………………………………...... 9
2.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây …… ...10
2.1.3. Đặc điểm kinh tế của cây khoai tây …………………………………..11
2.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng…………………………………………………..11
2.1.3.2. Giá trị kinh tế .................................................................................. 11
2.1.3.3. Về mặt xã hội................................................................................... 11
2.1.3.4. Về mặt môi trường..............................................................................11
2.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam……………...12
2.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới ……………………………12
2.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam …………………………….13
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ………………………………………………………………………...15
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………..15

3.2. Nội dung nghiên cứu …………………………………………………...15
3.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………….....15
3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ………………………………..15
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………...16
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Từ Sơn ………………………16
4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và điều kiện thời tiết khí hậu ……………….....16
4.1.2. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai nông nghiệp …………………...17

3


4.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội ……………………………………………...17
4.1.3.1. Tình hình dân số …………………………………………………....17
4.1.3.2. Tình hình kinh tế xã hội ……………………………………………18
4.2. Điều tra thực trạng sản xuất khoai tây vụ đông trên địa bàn thị xã
Từ Sơn – BắcNinh ………………………………………………………....18
4.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây vụ đông ở thị xã Từ Sơn ……………....18
4.2.2. Tình hình sử dụng và tiêu thụ khoai tây ở thị xã Từ Sơn ………….....25
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây vụ đông ở Từ Sơn...26
4.3.1. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây vụ đông ở Từ Sơn ………..26
4.3.2. Hiệu quả kinh tế của cây khoai tây so với các cây vụ đông khác
....................……………………………………………………………….....28
4.4. Kết quả thăm dò ý kiến của nông dân Từ Sơn về những khó khăn gặp
phải trong sản xuất khoai tây vụ đông hiện nay …………………………….32
4.5. Một số biện pháp nhằm khuyến khích mở rộng diện tích và nâng cao hiệu
quả kinh tế sản xuất khoai tây vụ đông ở Từ Sơn – Bắc Ninh ……………...35
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ………………………………...38
5.1. Kết luận ………………………………………………………………...38
5.2. Đề nghị …………………………………………………………………38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………...40

PHIẾU ĐIỀU TRA ………………………………………………...............42

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.

Diện tích, sản lượng và năng suất khoai tây vụ đông của các
khu vực năm 2009 ……………………………………………..13

Bảng 4.2.

Diện tích gieo trồng cây vụ đông ở thị xã Từ Sơn năm 2009.....18

Bảng 4.3.

Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây qua các năm 2001 –
2009 ở Từ Sơn – Bắc Ninh …………………………………...19

Bảng 4.4.

Cơ cấu diện tích các giống khoai tây vụ đông ở Từ Sơn
năm 2007 – 2009 ………………………………………………21

Bảng 4.5.

Cơ cấu diện tích gieo trồng khoai tây vụ đông ở mỗi
xã (phường) của thị xã Từ Sơn năm 2009 ………………….....24


Bảng 4.6.

Tình hình sử dụng và giá cả khoai tây vụ đông ở Từ Sơn
năm 2009 ………………………………………………………25

Bảng 4.7.

Hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây ở Từ Sơn vụ đông
năm 2009 ………………………………………………............26

Bảng 4.8.

Hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây với một số cây vụ đông khác
ở thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh năm 2009 ………………………..29

Bảng 4.9.

Ý kiến của nông dân về những khó khăn trong trồng khoai tây
vụ đông ở Từ Sơn ……………………………………………..32

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.4.

Cơ cấu diện tích các giống khoai tây vụ đông ở Từ Sơn
năm 2007 – 2009 ……………………………………………...21

Hình 4.8.

Chi phí trung gian của khoai tây và một số cây vụ đông khác

ở Từ Sơn năm 2009…………………………………………….30

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TRONG KHÓA LUẬN

ADB

: Asian Development Bank – Ngân hàng Phát Triển Châu Á

CIP

: Centro Internatinal de la Papa – Trung tâm Khoai tây Quốc tế

CPTG

: Chi phí trung gian

CTV

: Cộng tác viên

FAO

: Food and Agricultural Organisation of United NationsTổ chức Nông – Lương của Liên hiệp quốc

HQKT


: Hiệu quả kinh tế

KHKTNN : Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp
NXB

: Nhà xuất bản

PTNT

: Phát triển Nông thôn

TNHH

: Thu phập hỗn hợp

6


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Cây khoai tây (Solanum tuberosum L) là cây lương thực quan trọng thứ
4 trên thế giới sau lúa mì, lúa gạo và ngô. Sản lượng khoai tây chiếm một
phần hai sản lượng cây có củ trên thế giới. Hiện nay có khoảng một tỷ người
trên thế giới đang sử dụng khoai tây làm nguồn lương thực chính và hơn một
nửa tỷ người trong các nước phát triển coi khoai tây như một phần lương
thực, thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày của họ (FAO, 1996) [19].
Cây khoai tây được người Pháp đưa vào nước ta từ cuối thế kỷ 19
(Trương Văn Hộ, 2005) [10]. Hiện nay cây khoai tây đã trồng ở nhiều tỉnh
thuộc đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây
Nguyên. Vào đầu những năm 60, diện tích khoai tây nước ta chỉ khoảng 3.000

ha. Do cuộc cách mạng xanh về giống lúa, trong đó lúa xuân dần dần thay thế
lúa chiêm đã tạo điều kiện cho diện tích khoai tây được mở rộng một cách
nhanh chóng [10]. Thêm vào đó, cuối những năm 70 do sự khan hiếm về
lương thực Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích người nông
dân sản xuất khoai tây nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt đó. Năm 1979 là năm
đỉnh cao về diện tích khoai tây của nước ta từ trước đến nay xấp xỉ 110.000
ha sau đó giảm xuống một cách nhanh chóng, hiện nay chỉ còn khoảng 30.000
– 40.000 ha. Một trong những nguyên nhân chính của sự giảm sút đó là do
giống khoai tây bị thoái hoá, năng suất thấp (Trương Văn Hộ, 1995) [9].
Từ năm 1993 đến nay, với sự trợ giúp về vốn và công nghệ của Trung
Tâm khoai tây Quốc Tế (CIP) và ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Việt
Nam đã phát triển rất thành công dự án “ Khuyến khích nông dân nghèo Đông
Nam Á và Thái Bình Dương sản xuất khoai tây bằng hạt lai”. Thành công nay

7


đã tạo ra hướng giải quyết cơ bản cho những khó khăn về giống khoai tây ở
nước ta hiện nay, đặc biệt cho các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
Với những ưu điểm như: chí phí giống thấp, năng suất cao chất lượng khoai
tây lai đã được người sản xuất ở nhiều tỉnh nhanh chóng chấp nhận [1].
Đối với thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh cây khoai tây được trồng phổ biến
trong vụ đông ở hầu hết các xã (phường) của thị xã Từ Sơn đã góp phần đáng
kể cho tăng thu nhập của các hộ nông dân. Tuy nhiên, tình hình sản xuất
khoai tây ở Từ Sơn trong những năm gần đây lại giảm sút cả về diện tích
trồng trọt lẫn năng suất. Chính vì vậy việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh
tế - xã hội trong quá trình sản xuất khoai tây là rất cấp thiết.
Do vậy để nhằm giúp cho việc hoạch định chiến lược đúng đắn, cũng
như khắc phục những khó khăn tồn tại trong quá trình trồng khoai tây ở Từ
Sơn – Bắc Ninh chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:

“ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây vụ đông ở thị xã Từ Sơn – Bắc
Ninh”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Điều tra thực trạng sản xuất khoai tây vụ đông ở thị xã Từ Sơn – Bắc
Ninh.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất khoai tây so với một số cây vụ
đông khác ở thị xã Từ Sơn.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm mở rộng diện tích và nâng cao hiệu
quả kinh tế sản xuất khoai tây ở thị xã Từ Sơn nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói
chung.

8


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
2.1.1. Khái quát chung về hiệu quả kinh tế
Mục đích sản xuất kinh doanh là đem lại hiệu quả. Hiệu quả kinh tế
(HQKT) là một phạm trù phản ánh về mặt chất lượng và hoạt động kinh tế tức
là trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong mọi hoạt động kinh tế (Phạm
Văn Đình và Đỗ Kim Chung, 1997) [4].
Theo quan điểm của kinh tế học vĩ mô thì HQKT chỉ đạt được khi:
- Mọi quyết định sản xuất trên đường giới hạn của năng lực sản xuất có
hiệu quả vì nó tận dụng hết các nguồn lực.
- Số lượng hàng hóa đạt được trên đường giới hạn của năng lực sản
xuất lớn thì hoạt động sản xuất đó càng có HQKT cao.
- Sự thỏa mãn tối đa số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa theo
nhu cầu thị trường trong giới hạn đường năng lực sản xuất cho HQKT cao
nhất.
- Kết quả đạt được trên mỗi đơn vị chi phí càng lớn hoặc chi phí trên

một đơn vị càng nhỏ thì HQKT càng cao. (Ngô Đình Giao, 1997) [6].
HQKT là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn trong các lĩnh vực
hoạt động kinh tế.
Trong nông nghiệp hiệu quả sử dụng các nguồn lực nói riêng và HQKT
nói chung thường phải phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên, cơ sở hạ
tầng, thị trường tiêu thụ… vì thế việc nghiên cứu phân tích HQKT nhằm
mang lại hiệu quả tối đa trong điều kiện cho phép là rất cần thiết.
2.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây
Xuất phát từ các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá HQKT, căn cứ hệ thống tài
khoản quốc gia SNA (System of National Account) tôi xác định các chỉ tiêu
đánh giá HQKT khoai tây như sau:

9


+ Giá trị sản xuất: GO (Gross Output) là giá trị tính bằng tiền toàn bộ
sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích đất canh tác trong một chu kỳ
sản xuất nhất định.
GO = ∑Qi Pi
Trong đó:

Qi: khối lượng sản phẩm thứ i
Pi: đơn giá sản phẩm thứ i

+ Chi phí trung gian: IE (Internetmadiate Expenditure) là toàn bộ chi
phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong suốt quá trình sản
xuất.
IE = ∑CjGj
Trong đó:


Cj: là số lượng đầu vào thứ j
Gj: là đơn giá đầu vào thứ j

+ Thu nhập hỗn hợp: MI (Mixed Income) là phần thu nhập thuần tuý
bao gồm cả công lao động của gia đình tham gia sản xuất.
MI = VA – (A+T)
Trong đó:

VA: giá trị gia tăng (Value added)
A: khấu hao tài sản cố định (Amortization)

được phân bố trong chu kỳ sản xuất.
T: thuế (Tax)
+ Thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí trung gian
TNHH/1 đồng CPTG = MI/IE
+ Thu nhập hỗn hợp trên một ngày công lao động
TNHH/công lao động = MI/số công lao động
2.1.3. Đặc điểm kinh tế của cây khoai tây
2.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng
Khoai tây vừa là cây lương thực vừa là cây thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao. Củ khoai tây chiếm trung bình khoảng 25% chất khô trong đó 80-

10


85% tinh bột, 3% prôtêin, có nhiều vitamin: A, B1, B6, PP… và nhiều nhất là
vitamin C (20 – 200 mg%). Ngoài ra còn có các chất khoáng quan trọng, chủ
yếu là K thứ đến là Ca, P và Mg (Tạ Thu Cúc 2000) [3]. Trong l ngày nếu chỉ
sử dụng 100kg khoai tây có thể đảm bảo ít nhất 8% nhu cầu protêin, 3% nhu
cầu năng lượng, 10% nhu cầu sắt, 10% nhu cầu vitamin B1, 20 – 25% nhu cầu

vitamin C cho người/ngày (Burton, 1974) [17].
2.1.3.2. Giá trị kinh tế
Cây khoai tây cho lãi xuất cao nhất (gấp 4 lần lúa gạo và gấp 6,9 lần
lúa mỳ) [5].
Bên cạnh giá trị làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc, khoai
tây còn là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến. Tinh bột
của khoai tây được sử dụng trong công nghiệp dệt sợi, gò ép và đặc biệt là
trong công nghiệp chế biến axit hữu cơ (lactic, citric), dung môi hữu cơ
(Etanol, Butanol) [18].
2.1.3.3. Về mặt xã hội
Cây khoai tây ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế còn có ý nghĩa về mặt xã
hội. Hiện nay sản xuất khoai tây đóng góp từ 42 – 87% thu nhập của hộ trồng
khoai tây. Với diện tích khoai tây như hiện nay khoảng trên dưới 30.000 ha,
ngành sản xuất này đã tạo ra việc làm cho 120.000 – 180.000 lao động nông
nghịêp trong vụ đông xuân [18]. Ở Việt Nam, một số nơi đặc biệt là các tỉnh
miền núi phía Bắc cây khoai tây không chỉ là nguồn lương thực quan trọng
mà còn cây xóa đói giảm nghèo, hạn chế trồng cây thuốc phiện…
2.1.3.4. Về mặt môi trường
Các nhà khoa học cho rằng, trồng lúa liền 3 vụ trong năm sẽ làm tăng
nhiệt độ khí quyển trái đất do lượng khí mêtan, cacbonic thải ra từ các ruộng
lúa. Trồng khoai tây giữa 2 vụ lúa sẽ hạn chế được hiện tượng này. Mặt khác
trồng khoai tây giữa 2 vụ lúa là một công thức luân canh lý tưởng nhằm hạn
chế rất hiệu quả sâu bệnh, cỏ dại cho lúa và cho chính cây khoai tây. Ngoài ra,

11


trồng khoai tây giữa 2 vụ lúa thay vì xếp ải mà xưa nay người dân vẫn làm
giúp giảm lượng độc tố trong đất, biến nguồn khoáng đa, vi lượng khó tiêu
thành dễ tiêu…làm cho đất tốt lên.

2.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Vào đầu thế kỷ XVI, người Tây Ban Nha đến Nam Mỹ và đã tìm thấy
cây khoai tây ở thung lũng của vùng núi Ander, sau đó cây khoai tây được
đưa từ Pêru về Châu Âu và vài thế kỷ sau đó nó trở thành một phần thức ăn
hàng ngày của người Châu Âu [21].
Năm 2001, Châu Á có 42 nước trồng khoai tây với tổng diện tích là 7,7
triệu ha và năng suất bình quân là 15,2 tấn. Tiếp đến là Châu Âu có 38 nước
trồng khoai tây với diện tích 8,966 triệu ha (đứng thứ nhất thế giới), năng suất
bình quân là 15,3 tấn/ha. Còn Châu Phi là châu lục có năng suất khoai tây
bình quân là 11,3 tấn/ha (thấp nhất thế giới) với diện tích 1.185 triệu ha [20].
Theo kết quả thống kê mới nhất của FAO (2009), về diện tích trồng
khoai tây Châu Á là châu lục đứng đầu với hơn 8,7 triệu ha chiếm đến 45,18
% tổng diện tích trồng khoai tây trên thế giới, nhưng năng suất khoai tây của
Châu Á không cao (15,7 tấn/ha). Trong khi đó Châu Mỹ có diện tích trồng
khoai tây nhỏ nhất trên thế giới, nhưng có năng suất cao gấp 2,62 lần so với
Châu Á và 2,45 lần năng suất thế giới. Dưới đây là bảng thống kê diện tích,
năng suất và sản lượng khoai tây vụ đông của các khu vực năm 2009 trên thế
giới

12


Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng và năng suất khoai tây vụ đông của
các khu vực năm 2009
Chỉ tiêu
Khu vực

Diện tích


Sản lượng

Năng

(tấn)

suất

Diện tích

Cơ cấu

(ha)

(%)

Thế Giới

19.327.731

100

325.302.445

16,8

Châu Á

8.732.961


45,18

137.343.664

15,7

Châu Âu

7.473.628

38,67

130.223.960

17,4

Châu Mỹ La Tinh

963.766

4,99

15.682.943

16,3

Châu Mỹ

615.878


3,18

25.345.305

41,2

Châu Phi

1.541.498

7,98

16.706.573

10,8

(tấn/ha)

(Nguồn: FAO, 2009)
Đứng thứ 2 về diện tích trồng khoai tây là Châu Âu (7,4 triệu ha) với sản
lượng 130,3 triệu tấn và năng suất bình quân 17,4 tấn/ha.
Đứng thứ 3 là Châu Phi với 1,5 triệu ha có năng suất bình quân là 10,8 tấn/ha
(thấp nhất thế giới).
Bình quân năng suất thế giới là 16,8 tấn/ha vẫn còn rất thấp cần phải có
những thay đổi để nâng cao năng suất gieo trồng khoai tây trong những năm
tới.
2.3.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam
Cây khoai tây được người Pháp đưa vào Việt Nam năm 1890. Tên tiếng
Anh là potato đến Việt Nam và được đặt tên là khoai tây, có nghĩa là khoai
của người Tây, người phương tây. Trước năm 1970, khoai tây trồng rải rác ở

Sapa – Lào Cai, Đồ Sơn – Hải Phòng, Trà Lĩnh – Cao Bằng, Đông Anh –
Phúc Yên, Đà Lạt, Lâm Đồng… diện tích khoảng 3000 ha và khoai tây chỉ
được xem như một loại rau. Nhờ có cuộc cách mạng xanh về giống lúa, vụ

13


đông ở đồng bằng sông Hồng trở thành vụ chính, cây khoai tây được coi là
cây trồng vụ đông lý tưởng. Năm 1987, cây khoai tây chính thức được Bộ
Nông Nghiệp đánh giá là một cây lương thực, cây thương phẩm quan trọng
(Nguyễn Quang Thạch, 1993) [15].
Hiện nay, cây khoai tây vẫn là một trong những cây trồng chủ yếu nằm
trong chương trình nâng cao thu nhập đảm bảo an toàn lương thực ở đồng
bằng sông Hồng. Củ khoai tây hiện nay đang được coi là một trong những
loại “thực phẩm sạch”, là một loại nông sản hàng hóa được lưu thông rộng rãi
(Ngô Văn Hải, 2007) [7].
Về năng suất khoai tây ở Việt Nam trong những năm 1976 – 1990
dưới 10 tấn/ha và dao động khoảng 10 tấn/ha trong những năm 1991 – 1998
và 11 – 12 tấn/ha những năm 1999 – 2002. Sự tăng lên về năng suất chủ yếu
do đổi mới kỹ thuật như: áp dụng giống mới, việc bảo quản và quản lý cây
trồng tốt hơn và hiệu quả hơn. Trong những năm gần đây thì diện tích trồng
khoai tây tăng lên 35.000 – 37.000 ha vào năm 2008 – 2009 với sản lượng
tăng lên từ 420.000 – 450.000 tấn và đạt 675.000 – 800.000 tấn năm 2009 –
2010 với diện tích 45.000 – 50.000ha. Việc tăng sản lượng khoai tây là kết
quả của việc tăng diện tích và năng suất [16].
Ở nước ta hiện nay, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng chưa có nhà
máy chế biến và bảo quản khoai tây. Mặt khác thời vụ thu hoạch khoai tây
thường dồn vào một thời gian ngắn từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2, thiếu
phương tiện bảo quản, chế biến nên người trồng khoai tây phải bán dồn dập
do sợ thối, hư hỏng. Cung lớn hơn cầu làm giá khoai tây trên thị trường giảm

mạnh so với bình thường gây tâm lý chán nản cho người sản xuất. Để nhằm
đảm bảo cho người trồng khoai an tâm sản quản xuất thì việc quan tâm giải
quyết tiêu thụ sản phẩm trong đó có đầu tư bảo, chế biến khoai tây với công
nghệ thích hợp là việc làm cần thiết hiện nay.

14


CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính là cây khoai tây với các giống: KT3,
Solara, Diamant được trồng trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
- Ngoài ra còn có các cây vụ đông khác như: khoai lang đông, cà
chua…
3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Vụ đông năm 2009
- Địa điểm nghiên cứu: Các xã và phường của thị xã Từ Sơn.
3.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra thực trạng sản xuất khoai tây vụ đông trên địa bàn thị xã Từ
Sơn.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của khoai tây vụ đông trên địa bàn thị xã
Từ Sơn.
- Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh sản xuất khoai tây ở
thị xã Từ Sơn.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: phưong pháp điều tra thu thập số liệu
qua báo cáo thống kê của Sở Nông Nghiệp Bắc Ninh, phòng kinh tế tổng hợp

Từ Sơn, phỏng vấn trực tiếp người sản xuất.
3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu: các số liệu thu được xử lý theo phương
pháp thống kê và phần mềm Excel.
- Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng chủ yếu phương pháp phân
tích thống kê các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả để làm rõ nội dung nghiên cứu.

15


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Từ Sơn
4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và điều kiện thời tiết khí hậu
Từ Sơn là một thị xã cửa ngõ phía nam của tỉnh Bắc Ninh, cửa ngõ phía
bắc của thành phố Hà Nội. Từ Sơn có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc tiếp giáp với huyện Yên Phong (Bắc Ninh).
Phía Nam tiếp giáp với huyện Gia Lâm (Hà Nội).
Phía Đông tiếp giáp với huyện Tiên Du (Bắc Ninh).
Phía Tây tiếp giáp với huyện Gia Lâm (Hà Nội).
Từ Sơn thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình tương
đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% (trên 1km). Từ Sơn nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm mưa nhiều có chịu ảnh hưởng trực tiếp
của gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ
rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa khá lớn
(chiếm 80% lượng mưa cả năm). Lượng mưa dao động từ 1400 – 1500
mm/năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 8. Lượng mưa lớn nhất
lên đến 2000 mm [12].
Nhiệt độ trung bình năm 23,40C (tháng 7 cao nhất là 28,90C, tháng 1
thấp nhất là 15,80C), sự chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là
13,10C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 – 1.776giờ, trong đó

tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm
là tháng 1 [12].
Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông
Nam. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió
mùa Đông Nam từ tháng 4 năm trước đến tháng 9 năm mang hơi nước ẩm gây
mưa rào [12].

16


Nhìn chung, Từ Sơn có điều kiện khí hậu chung của các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ. Mùa đông với khí hậu khô, lạnh phù hợp với nhiều loại cây trồng,
đặc biệt là các cây rau màu có nguồn gốc ôn đới, vụ đông có thể trồng được
nhiều loại cây rau màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu. Song
cũng cần chú ý đến các hiện tượng bất lợi như lạnh, bão về mùa mưa, nắng
nóng hạn vào mùa khô để điều chỉnh lịch gieo trồng cho hợp lý.
4.1.2. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai nông nghiệp ở thị xã Từ Sơn
[12]
Từ Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên 6.133,23ha, trong đó đất nông
nghiệp qua 3 năm lại giảm, cụ thể: Năm 2008 là 3.158,4 ha, đến năm 2010
giảm xuống còn 3.021,6 ha. Diện tích đất nông nghiệp giảm là do chuyển
sang đất chuyên dùng và đất ở.
Trong diện tích đất nông nghiệp, đất cây trồng hàng năm giảm, bình
quân 3 năm đất cây hàng năm giảm 3,8%, từ 2.920 ha (năm 2008) còn 2.809,4
ha (năm 2010).
Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng lên nhưng không đáng kể,
năm 2008 là 206.1 ha, năm 2009 tăng lên là 212,2 ha, năm 2010 so với năm
2009 diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản không tăng lên.
Về diện tích đất lâm nghiệp thì không thay đổi qua 3 năm (2008 –
2010) là 1,3 ha.

Về đất chuyên dùng và đất ở của thị xã qua 3 năm tăng lên, nguyên
nhân là do đất xây dựng cơ bản và đất giao thông tăng.
4.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội
4.1.3.1. Tình hình dân số
Tổng dân số Từ Sơn là 143.843 người mật độ trung bình là 2.345
người/km2 gấp 2 lần mật độ dân số bình quân vùng đồng bằng sông Hồng gấp
1,8 lần mật độ dân số của Hải Phòng gấp 1,2 lần mật độ dân số của Hà Nội
mới và là một trong những thị xã đông dân nhất Việt Nam [12].

17


4.1.3.2 Tình hình kinh tế xã hội
Năm 2008 huyện Từ Sơn được nâng cấp thành thị xã Từ Sơn. Thị xã
Từ Sơn gồm 7 phường như: Phường Đông Ngàn, Phường Đồng Kỵ, Phường
Trang Hạ, Phường Đồng Nguyên, Phường Châu Khê, Phường Tân Hồng,
Phường Đình Bảng và 5 xã như: Tam Sơn, Hương Mạc, Tương Giang, Phù
Khê, Phù Chẩn [11].
Từ Sơn là thị xã cửa ngõ của tỉnh Bắc Ninh là đô thị vệ tinh của thủ đô
Hà Nội và là một trong hai trung tâm kinh tế – văn hoá – giáo dục của tỉnh
Bắc Ninh (sau thành phố Bắc Ninh). Từ Sơn là một đô thị công nghiệp với
nhiều khu công nghiệp, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như Đa Hội,
Phù Khê, Mai Động…Cụ thể nghề làm gỗ mỹ nghệ ở Đồng Quang, Phù Khê,
Hương Mạc; sắt thép ở Châu Khê, Đình Bảng; Sơn Mài ở Đồng Quan, Đình
Bảng, Tân Hồng; xây dựng ở Đồng Nguyên, Tương Giang. Ngoài ra còn nổi
tiếng với các sản phẩm giò, chả, nem, bún ở làng Lã (Tân Hồng); bánh Phu
Thê - Đình Bảng; rượu cẩm - Đồng Nguyên [12].
4.2. Điều tra thực trạng sản xuất khoai tây vụ đông ở thị xã Từ Sơn - Bắc
Ninh
4.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây vụ đông ở thị xã Từ Sơn.

* Diện tích gieo trồng cây vụ đông ở thị xã Từ Sơn.
Bảng 4.2. Diện tích gieo trồng cây vụ đông ở thị xã Từ Sơn
năm 2009 [13].
Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích

135,5

100

Khoai tây

44,6

32,92

Khoai lang

0,1

0,07

Rau các loại

55,8


41,18

Hoa

30

22,14

Cây khác (lạc, ngô…)

5

3,69

18


Theo báo cáo kết quả sản xuất vụ đông năm 2009 ở thị xã Từ Sơn thì
tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông đang có xu hướng giảm dần từ 224,5
năm 2007 còn 135,5 năm 2009 giảm đến 39,64 % so với tổng diện tích gieo
trồng vụ đông năm 2007 [13].
Từ bảng số liệu trên thì năm 2009 diện tích trồng rau các loại là lớn nhất (55,8
ha) chiếm 41,18% trong tổng diện tích trồng cây vụ đông. Các loại rau thường
được trồng ở Từ Sơn như bắp cải, su hào, cà chua, hành, tỏi…Đứng thứ 2 là
khoai tây với diện tích 44,6 ha chiếm 32,92% tổng diện tích gieo trồng cây vụ
đông. Khoai lang chỉ có 0,1 ha vì khoai lang ở đây trồng chủ yếu phục vụ cho
việc gia đình. Qua đây ta cũng thấy được khoai tây là cây trồng chủ yếu trong
cơ cấu cây trồng vụ đông ở Từ Sơn – Bắc Ninh.
* Thực trạng sản xuất khoai tây vụ đông ở Từ Sơn – Bắc Ninh những

năm qua.
Diện tích khoai tây trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Theo
số liệu thống kê huyện Từ Sơn diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của
Từ Sơn qua các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây qua các năm
2001 – 2009 ở Từ Sơn – Bắc Ninh [13]
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2001

97

163,09

1582

2002

97

163,09

1582


2003

187

103,3

1933

2004

165

180

2970

2005

165

113,8

1877,7

2006

64

170


1088

2007

66,1

164

1088

2008

66,1

166,1

1098

2009

44,6

166,1

741

19


Theo báo cáo của phòng kinh tế huyện, năm 2001 – 2002 khi mới sử

dụng thêm các giống khoai tây Trung Quốc nên năng suất tăng chính vì vậy
năm 2003 nhân dân trong huyện đã mở rộng diện tích trồng khoai tây. Nhưng
những giống khoai tây cũ và khoai tây Trung Quốc chỉ có thể duy trì được
năng suất 1 – 2 vụ. Giống bị thoái hoá sau 1 – 2 năm làm năng suất khoai tây
giảm mạnh từ 163,09 tạ/ha xuống còn 103,3 tạ/ha trong khi tăng diện tích từ
97 – 187ha. Trước tình hình đó năm 2004 do có chính sách đầu tư trợ giá của
tỉnh, huyện trợ giá các giống khoai tây sạch cho nên nông dân đã tiếp thu đưa
vào sản xuất. Tỷ lệ các giống mới Hà Lan (Diamant), khoai tây Đức được
nâng dần lên. Năm 2004 khoai tây giống mới chiếm 40 – 50%.
Nhưng sau năm 2004 năng suất khoai tây giảm mạnh từ 180 tạ/ha chỉ
còn 113,8 tạ/ha. Và năm 2006 trở đi năng suất có tăng lên so với năm 2005
nhưng diện tích lại giảm mạnh từ 165 ha năm 2005 xuống còn 44,6 ha năm
2009.
Theo kết quả khảo sát các hợp tác xã nông nghiệp của phòng kinh tế thị
xã Từ Sơn thì diện tích khoai tây năm 2006 trở lại đây đang có xu hướng
giảm dần do 1 số nguyên nhân sau:
- Do tốc độ tăng về dân số và nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng.
- Trồng khoai tây giống mới sạch bệnh giá khoai tây giống cao đầu tư
ban đầu lớn nhiều hộ nông dân khó thực hiện.
- Việc cung ứng giống và tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn chưa
chủ động được.
* Cơ cấu giống khoai tây ở thị xã Từ Sơn
Các giống khoai tây trồng ở Từ Sơn: giống địa phương (nhân dân tự để
giống không rõ nguồn gốc), giống Trung Quốc (khoai tây thương phẩm),
giống Hà Lan (Diamant), giống KT3… Tỷ lệ các giống này có sự thay đổi
qua các năm; năng suất phụ thuộc vào giống, chất lượng giống và điều kiện
thời tiết rất rõ. Trong những năm gần đây người dân ở Từ Sơn đã biết sử dụng

20



thêm một số giống nhập từ nước ngoài có năng suất cao. Bảng dưới đây cho
thấy cơ cấu các giống khoai tây được trồng tại Từ Sơn trong năm 2007, năm
2008 và năm 2009.
Bảng 4.4. Cơ cấu diện tích các giống khoai tây vụ đông ở Từ Sơn
năm 2007 - 2009 [13]
Năm 2007
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Diện

Cơ cấu

Diện

Cơ cấu

Diện

Cơ cấu

tích

(%)

tích


(%)

tích

(%)

Tổng diện tích

66,1

100

66,1

100

44,6

100

Giống KT3

1,5

2,27

1,7

2,57


2

4,48

Giống Solara

17

25,72

28

42,36

23

51,57

47,6

72,01

36,4

55,07

19,6

43,95


Giống Diamant

(Nguồn: Phòng kinh tế)

Năm 2007
2%
26%

72%

21


Năm 2008
3%

42%

55%

Năm 2009
4%

52%

44%
KT3

Solara


Diamant

Hình 4.4. Cơ cấu diện tích các giống khoai tây vụ đông ở Từ Sơn
năm 2007 – 2009

22


Theo số liệu thống kê của phòng kinh tế thị xã Từ Sơn thì cơ cấu diện
tích các giống khoai tây trồng mỗi năm đều có biến đổi. Do diện tích trồng
khoai tây năm 2009 giảm xuống nên diện tích mỗi giống đều giảm xuống.
Giống khoai tây cải tiến KT3 so với các giống nhập có năng suất không cao
nên diện tích trồng giống nay thấp. Năm 2007 là 1,5 ha tới năm 2009 có tăng
nhưng không đáng kể chiếm khoảng 2,27 – 4,48% tổng diện tích gieo trồng.
Thay vào đó các giống nhập khẩu từ Hà Lan (Diamant) và Đức (Solara) được
trồng chiếm một tỷ lệ lớn. Năm 2007 diện tích giống Diamant là 47,6 ha
chiếm 72,01% tổng diện tích trồng khoai tây do giống khoai tây nay cho năng
suất cao hơn các giống khoai tây mà người dân trồng trước đó. Nhưng năm
2008 do có dự án khoai tây Việt – Đức của nước ta nên giống khoai tây
Solara được trồng ở nhiều tỉnh của nước ta trong đó có tỉnh Bắc Ninh. Chính
vì vậy diện tích trồng khoai tây Solara ở tỉnh Bắc Ninh nói chung cũng như
thị xã Từ Sơn nói riêng tăng lên. Năm 2007 diện tích trồng giống khoai tây
Solara ở thị xã Từ Sơn chỉ chiếm 25,72 % đến năm 2008 diện tích trồng khoai
tây tăng lên 28 ha chiếm 42,36% tổng diện tích trồng khoai tây trong năm
2008 của toàn thị xã Từ Sơn. Năm 2009 diện tích trồng giống này có tăng lên
6 ha so với năm 2007 và giảm 5 ha so với năm 2008 nhưng do tổng diện tích
trồng khoai tây giảm xuống nên xét về phần trăm cơ cấu giống Solara đã tăng
lên từ 25,72% năm 2007 đến 51,57% năm 2009. Bên cạnh đó diện tích trồng
khoai tây giống Diamant giảm mạnh từ 47,6 ha năm 2007 xuống còn 19,6 ha

năm 2009 giảm tới 30 ha diện tích trồng.
Trong toàn bộ thị xã Từ Sơn thì mỗi xã (phường) lại có diện tích và cơ
cấu trồng các giống khoai tây khác nhau. Theo kết quả tổng hợp thống kê của
phòng kinh tế thị xã như sau:

23


Bảng 4.5. Cơ cấu diện tích gieo trồng khoai tây vụ đông ở mỗi xã
(phường) của thị xã Từ Sơn năm 2009 [13]
(Đơn vị tính ha)
STT

Đơn vị

Tổng

Giống

Giống

Giống

diện tích

Diamant

Solara

KT3


0,5

-

-

0,5

1

Phường Đông Ngàn

2

Phường Đồng Kỵ

-

-

-

-

3

Phường Trang Hạ

1


0,5

-

0,5

4

Phường Đồng Nguyên

4

0,5

3,5

-

5

Phường Châu Khê

5

2,2

2

0,8


6

Phường Tân Hồng

3

0,8

2

0,2

7

Phường Đình Bảng

2

2

-

-

8

Xã Tam Sơn

15


6,6

8,4

-

9

Xã Hương Mạc

1

0,5

0,5

-

10

Xã Tương Giang

3

1,5

1,5

-


11

Xã Phù Khê

10,1

5

5,1

-

12

Xã Phù Chẩn

-

-

-

-

44,6

19,6

23


2

Tổng

Qua bảng số liệu trên ta thấy được:
- Xã Tam Sơn và xã Phù Khê là 2 xã có diện tích trồng khoai tây lớn
nhất của thị xã Từ Sơn. Ở 2 xã này trồng chủ yếu 2 giống Solara và giống
Diamant.
- Ở phường Đồng Kỵ và xã Phù Chẩn diện tích trồng khoai tây là rất
nhỏ không đáng kể.
- Còn các xã (phường) khác có diện tích trồng khoảng 1 – 5 ha với các
giống KT3 hay các giống Diamant và giống Solara.

24


Ở các xã (phường) của Từ Sơn có tiềm năng phát triển khoai tây lớn
hơn nhưng chưa khai thác hết.
4.2.2. Tình hình sử dụng và tiêu thụ khoai tây ở thị xã Từ Sơn
Tương tự như các vùng khác của đồng bằng sông Hồng, ở thị xã Từ
Sơn khoai tây được trồng chủ yếu trong vụ đông. Thời vụ trồng ở Từ Sơn
thường tập trung vào giữa tháng 10 và thu hoạch rộ vào đầu tháng 2 năm sau.
Đây là thời vụ thích hợp để khoai tây cho năng suất cao.
Sau khi thu hoạch, khoai tây thường được người sản xuất phân ra làm 3
loại: Loại củ to (trọng lượng trên 40 gam) được chọn ra làm khoai tây thương
phẩm; loại cỡ trung bình để làm giống; loại cỡ nhỏ củ sứt, sát thường dùng để
chăn nuôi.
Bảng 4.6. Tình hình sử dụng và giá cả khoai tây vụ đông ở Từ Sơn
năm 2009 [13]

Cách sử dụng

Sản lượng

Giá

(tấn)

(1000đ/tấn)

1. Khoai tây thực phẩm

893

- Để ăn

152

- Để bán

741

3.000

2. Khoai tây làm giống

383

4.500


3. Khoai tây dùng chăn nuôi

425

500

Lượng khoai tây thực phẩm thường tuỳ thuộc vào giống, trình độ thâm
canh, mục đích sản xuất làm giống hay sản xuất khoai tây thực phẩm, thậm
chí còn phụ thuộc vào thời tiết vụ đông hàng năm. Thông thường tỷ lệ khoai
tây thực phẩm chiếm khoảng 50 – 55% sản lượng. Trong số lượng khoai tây
thực phẩm có khoảng 8 – 10% được sử dụng trong gia đình. Số còn lại đem
bán để chi tiêu trong gia đình và tái sản xuất.

25


×