Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Sử dụng phương tiện trực quan góp phần nâng cao chất lượng dạy và học chương i, II SGK sinh học 11 chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
**************

ĐỖ THỊ THƠM

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY VÀ HỌC CHƯƠNG I, II - SGK SINH
HỌC 11- CTC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học

HÀ NỘI, 2011


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài tôi đã nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn
của Th.s Trương Đức Bình. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực
và không trùng với bất cứ đề tài nào khác.
Nếu có gì sai phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Vĩnh Phúc, ngày10 tháng 05 năm 2011.
Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Thơm


Khóa luận tốt nghiệp

ii

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này lời đầu tiên em xin chân thành
cảm ơn thầy Thạc sĩ Trương Đức Bình đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tâm trong
suốt quá trình em làm khoá luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong tổ Phương pháp dạy
học Sinh học khoa Sinh – KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2 cùng các thầy cô
trường THPT Giao Thuỷ, trường THPT Giao Thuỷ C đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em hoàn thành tốt khoá luận này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình,
bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Trong quá trình làm luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Em rất mong các thầy cô giáo, các bạn sinh viên quan tâm đóng góp, bổ sung
ý kiến để giúp cho đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Phúc, ngày 10 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Thơm

Khóa luận tốt nghiệp


iii

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐM

: Động mạch

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

HTH

: Hệ tuần hoàn

MM

: Mao mạch


PPDH

: Phương pháp dạy học

PTN

: Phòng thí nghiệm

Ptt

: Áp suất thẩm thấu

PTTQ

: Phương tiện trực quan

SGK

: Sách giáo khoa

TH

: Thực hành

GV

: Giáo viên

THPT


: Trung học phổ thông

TLTK

: Tài liệu tham khảo

TM

: Tĩnh mạch

Khóa luận tốt nghiệp

iv

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các từ viết tắt

Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 2
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................. 3
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 4
1.1. Lược sử các vấn đề nghiên cứu........................................................... 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................. 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.................................................. 5
1.2. Cơ sở lí luận ......................................................................................... 6
1.2.1. Khái niệm PTTQ ............................................................................ 6
1.2.2. Phân loại PTTQ ............................................................................. .6
1.2.3. Vai trò của PTTQ ........................................................................... 6
1.2.4. Những yêu cầu khi sử dụng PTTQ.................................................. 7
1.2.4.1. Những yêu cầu khi sử dụng PTTQ trong nhóm trực quan......... 7
1.2.4.2. Những yêu cầu khi sử dụng PTTQ trong nhóm thực hành….....8
1.2.5. Những chú ý khi sử dụng PTTQ............………………………...8
1.3. Cơ sở thực tiễn..................................................................................... 8
Chương 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHƯƠNG I VÀ II SINH
HỌC 11 BAN CƠ BẢN

Khóa luận tốt nghiệp

v

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

2.1. Chương I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ....... 10
2.1.1. Vị trí ............................................................................................. 10
2.1.2. Cấu trúc ........................................................................................ 10
2.1.3. Mục tiêu chương........................................................................... 10
2.1.4. Phân tích nội dung từng bài trong chương I .................................. 11
Phần A: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật...................... 11
Phần B: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật ..................... 18
2.2. Chương II: CẢM ỨNG ..................................................................... 23
2.2.1. Vị trí ............................................................................................. 23
2.2.2. Cấu trúc ........................................................................................ 23
2.2.3. Mục tiêu chương........................................................................... 23
2.2.4. Phân tích từng bài trong chương II ............................................... 23
Phần A: Cảm ứng ở thực vật............................................................... 23
Phần B: Cảm ứng ở động vật.............................................................. 25
Bảng tóm tắt các PTTQ được sử dụng trong các bài chương I,
II – SGK Sinh học 11 – CTC.................................................................... 29
Chương 3: MỘT SỐ GIÁO ÁN CÓ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
BIỂU DIỄN THÍ NGHIỆM ..................................................................... 35
3.1. Bài 3: Thoát hơi nước.......................................................................... 35
3.2. Bài 8: Quang hợp ở thực vật............................................................... .44
3.3. Bài 12: Hô hấp ở thực vật.................................................................... 51
3.4. Bài 19: Tuần hoàn máu….................................................................... 59
3.5. Bài 23: Hướng động ........................................................................... .68
3.6. Bài 32: Tập tính của động vật.............................................................. 74
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 81

Tài liệu tham khảo.................................................................................... 82
Phụ lục ...................................................................................................... 83
Một số phiếu nhận xét luận văn

Khóa luận tốt nghiệp

vi

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” vì
vậy Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác giáo dục và đào tạo. Theo tinh
thần của nghị quyết TW 2 khoá 8 đào tạo những HS thành những con người
năng động, sáng tạo tiếp thu những tri thức khoa học, công nghệ hiện đại vận
dụng vào thực tiễn, vào cuộc sống phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Các bộ môn nói chung và môn Sinh học nói riêng cần phải thực hiện
đổi mới chương trình, nội dung phương pháp và những phương tiện phục vụ
cho nó, nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm với phương pháp nghiên cứu đặc
thù của Sinh học là quan sát và thực hành, những khái niệm, quy luật, quá
trình Sinh học đều được đúc kết từ kết quả quan sát và thực nghiệm, nó có
mối liên hệ chặt chẽ với thực tế cuộc sống. Đặc biệt Sinh học 11 phần Sinh
học cơ thể động và thực vật rất gần gũi quen thuộc với chúng ta. Vậy làm thế

nào để HS nhận thức được bản chất, quy luật của quá trình diễn ra trong cơ
thể động vật và thực vật. Lênin đã nói: “Từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng”. Sinh học đòi hỏi sự quan sát tỉ mỉ, sự thành thục trong khâu làm
thí nghiệm, giả dụ nội dung bài học về thực vật hoặc một lớp động vật nào đó
ngoài quan sát những đặc điểm bên ngoài phải sờ, phải xem xét, mổ xẻ, để
tìm ra bản chất, qui luật vận động của chúng, hiểu sâu, nhớ và vận dụng tốt
chúng vào thực tiễn cuộc sống.
Thực tế hiện nay trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông còn ảnh
hưởng nặng nề của phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chưa khai
thác triệt để và sử dụng có hiệu quả phương tiện trực quan, tính tích cực của
HS còn hạn chế. Quán triệt nghị quyết của Đại hội TW 2 khóa 8 Bộ GD – ĐT
và toàn nghành đã coi trọng hệ thống phương pháp dạy học, từng bước tiếp
cận với PPDH hiện đại, quan tâm đổi mới cơ sở vật chất, phương tiện dạy
học. Trong đó phương pháp, phương tiện dạy học môn Sinh học được coi
trọng đặc biệt là nhóm các phương pháp dạy học trực quan. Trong quá trình
dạy học GV cần phải chú ý đến các phương tiện trực quan tạo điều kiện cho

Khóa luận tốt nghiệp

1

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

HS được quan sát, tác động trực tiếp vào đối tượng được nghiên cứu để nâng
cao chất lượng dạy học, thực hiện tốt chủ trương đổi mới GD – ĐT.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Sử
dụng phương tiện trực quan góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
chương I, II – SGK Sinh học 11 - CTC”.
2. Mục đích của đề tài
Nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực dạy học của
HS trong chương trình Sinh học 11 – CTC.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về PTTQ và sử dụng PTTQ.
- Phân tích nội dung các bài trong chương I, II – SGK Sinh học 11–
CTC.
- Đề xuất các PTTQ và cách sử dụng các PTTQ ở các bài trong chương I,
II – Sinh học 11 - CTC.
- Tiến hành soạn một số giáo án minh hoạ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung chương I, II – SGK sinh học 11 - CTC.
- Biện pháp sử dụng phương tiện trực quan.
- HS lớp 11 trường trung học phổ thông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trong phạm vi nghiên cứu của một khóa luận tốt nghiệp.
- Đề tài này nghiên cứu chương I, II – SGK Sinh học 11- CTC.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu về: Lí luận DHSH, SGK Sinh học 11 ban cơ
bản, nâng cao, SGV, các tài liệu có liên quan đến phần sử dụng phương tiện
trực quan trong dạy học môn sinh học.
5.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Dự các giờ dạy để tìm hiểu tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các
PTTQ ở các trường THPT.


Khóa luận tốt nghiệp

2

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

5.3. Phương pháp điều tra
Tìm hiểu thực tế về PTTQ như: Hình vẽ, tranh, máy chiếu, các mẫu
ngâm, mẫu ép… ở các trường THPT.
5.4. Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến nhận xét, góp ý của các GV Sinh học về các đề xuất và giáo
án minh hoạ bằng phiếu nhận xét (có văn bản kèm theo).
6. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hoá được cơ sở lí luận về PTTQ.
- Phân tích được nội dung chương I, II Sinh học 11 – CTC.
- Đề xuất một số PTTQ được sử dụng trong dạy học Sinh học chương
I,II Sinh học 11.
- Xây dựng các giáo án mẫu để giảng dạy một số bài trong chươg I, II có
sử dụng PTTQ.

Khóa luận tốt nghiệp

3

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Lược sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định: Trí tuệ nhân loại điểm xuất phát
từ thực tiễn, từ đó xây dựng nên những khái niệm, lí luận và quay trở lại thực
tiễn kiểm nghiệm. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường nhận thức của nhân loại.
Một thời gian dài người ta cho rằng: Trực quan là những gì quan sát trực
tiếp bằng các giác quan của con người, chỉ có sự vật, hiện tượng nào quan sát
được mới chân thực và đáng tin. Do vậy khi nói đến trực quan một sự vật hay
hiện tượng nào đó có nghĩa là phải hình dung nó trong một không gian nhất
định.
Cômenxki (1592 – 1670) là người đầu tiên xem nguyên tắc trực quan
trong dạy học là một nguyên tắc vàng. Ông là người tổng kết những kinh
nghiệm về trực quan trong nhận thức và đưa nó vào áp dụng trong quá trình
dạy học. Cùng với thời gian, nguyên tắc trực quan đã được phát triển và điều
chỉnh.
Từ năm 1920 ở Anh đã hình thành nhà trường kiểu mới, chú ý đến phát
triển trí tuệ của HS, khuyến khích các hoạt động độc lập, tự quản của HS.
Năm 1945, xuất hiện ở Pháp với hoạt động của lớp học mới tại các
trường tiểu học, ở các lớp học này tùy thuộc vào sáng kiến và hứng thú học
tập của HS. Đến những năm 1970 - 1980 thì đã áp dụng đại trà PPDH tích
cực từ tiểu học đến trung học.

Ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ như: Liên Xô (cũ), Đức, Ba Lan…ngay
từ những năm 1950 - 1960, họ đã chú ý đến tính tích cực hoạt động của HS.

Khóa luận tốt nghiệp

4

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

Năm 1970, ở Mỹ đã thí điểm ở hơn 200 trường, áp dụng PPDH mới,
trong đó GV tổ chức các hoạt động độc lập của HS bằng các phiếu học tập.
Những năm gần đây, các nước trong khu vực Đông Nam Châu Á đã
chú ý đến đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS.
Hiện nay xu thế của thế giới là cải tiến PPDH nhằm đào tạo con người
năng động sáng tạo, có phương pháp tự học, tự nghiên cứu, đặt người học vào
vị trí trung tâm, người học vừa là chủ vừa là đối tượng của quá trình dạy học.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 1960 trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nêu khẩu hiệu: “Biến
quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” từ sau đó lan ra nhiều trường
khác.
Từ năm 1970 có nhiều công trình nghiên cứu về PPDH của các tác giả:
Nguyễn Sĩ Tý (1971), Trần Bá Hoành (1972), Lê Nhân (1974).
Đặc biệt từ năm 1980, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát huy
tính tích cực học tập, phát triển tư duy của HS:
- Theo GS Đinh Quang Báo và PGS Nguyễn Đức Thành trong cuốn: Lí

luận dạy học Sinh học “Sử dụng các phương tiện trực quan để minh hoạ, bổ
sung lời giảng của thầy trong các phương pháp dùng lời làm nguồn phát thông
tin dạy học, nó còn được sử dụng làm phương tiện thông tin chủ yếu để qua
đó HS tự lĩnh hội tri thức mới”.
- Theo PGS Nguyễn Quang Vinh và Bùi Văn Sâm: Nghiên cứu về cải
tiến và áp dụng các thí nghiệm để nâng cao hiệu quả dạy học sinh học.
- TS Vũ Đức Lưu và Lê Đình Trung: Nghiên cứu thành công phương
pháp sử dụng bài toán nhận thức nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của
HS khi dạy học phần cơ sở di truyền học.
Tháng 12 / 1995: Hội thảo quốc gia về đổi mới PPDH theo hướng hoạt
động hóa người học. Hội thảo khẳng định: Chúng ta phải đổi mới PPDH theo
hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học bằng cách tổ chức các

Khóa luận tốt nghiệp

5

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

hoạt động của HS. Để đổi mới dạy học thì phải đổi mới toàn diện, cả về mục
tiêu, nội dung và phương pháp, chúng ta bắt đầu bắt tay vào xây dựng lại
chương trình của các bậc học.
Từ năm 2000: Đẩy mạnh cải cách giáo dục, đổi mới mục tiêu, nội dung
và PPDH ở tất cả các bậc học từ tiểu học đến THPT. Hiện nay luôn đề cập tới
PPDH tích cực, lấy HS làm trung tâm trong các đợt tập huấn giáo viên và thay

sách giáo khoa.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Khái niệm PTTQ
PPDH vô cùng đa dạng vì hoạt động dạy học chịu sự chi phối của nhiều
yếu tố phức tạp. Mỗi cách phân loại đều có căn cứ xuất phát từ nguyên tắc,
quan điểm nhất định. Dựa vào nguồn kiến thức và tính đặc trưng của sự tri
giác thông tin phân ra 3 nhóm lớn: Phương pháp dùng lời, phương pháp trực
quan và phương pháp thực hành. Có rất nhiều cách định nghĩa khái niệm về
phương tiện trực quan, trước tiên phải hiểu trực quan là gì?
- Trực quan trong hoạt động dạy học được hiểu là các khái niệm dùng để
biểu thị tính chất của hoạt động nhận thức, trong đó thông tin thu được từ các
sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài nhờ sự cảm nhận trực tiếp của các
cơ quan cảm giác con người.
- Theo Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành trong giáo trình “Lí luận
dạy học Sinh học” đã viết:
Phương tiện trực quan là tất cả các đối tượng nghiên cứu được, tri giác
trực tiếp nhờ các giác quan.
1.2.2. Phân loại phương tiện trực quan
Trong DHSH có 3 loại PTTQ chính:
- Các vật tự nhiên: Mẫu sống, mẫu ngâm, mẫu nhồi, tiêu bản ép khô,
tiêu bản hiển vi…
- Các vật tượng hình: Mô hình, tranh vẽ, ảnh, phim, phim đèn chiếu, sơ
đồ, biểu đồ…
- Các thí nghiệm.
1.2.3. Vai trò của phương tiện trực quan
- Giúp HS dễ hiểu bài, hiểu sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.
+ PTTQ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài
của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp từ chúng.

Khóa luận tốt nghiệp


6

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

+ PTTQ giúp cụ thể hoá những cái quá trừu tượng, đơn giản hoá
những máy móc và thiết bị quá phức tạp.
+ PTTQ giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học
tập bộ môn, nâng cao lòng tin của HS vào khoa học.
+ PTTQ giúp HS phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng
quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp hiện tượng rút ra những kết luận có độ
tin cậy…) giúp HS hình thành khiếu thẩm mĩ, tính chính xác của thông tin
chứa trong PTTQ.
- Giúp GV tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mồi tiết học. Giúp
GV điều khiển được hoạt động nhận thức của HS được thuận lợi và hiệu suất
cao.
1.2.4. Những yêu cầu khi sử dụng PTTQ
1.2.4.1. Những yêu cầu sử dụng PTTQ trong nhóm trực quan
* Tuỳ theo từng nhóm PTTQ mà có những phương pháp biểu diễn khác
nhau. Trong khi biểu diễn cần tuân theo các yêu cầu chung sau:
Đối với GV:
- Trước khi giới thiệu các PTTQ, GV cần đưa ra các yêu cầu: câu hỏi,
bài tập để HS có định hướng theo dõi nội dung các PTTQ.
- Tổ chức cho HS thảo luận, trao đổi về nội dung sau khi sử dụng
PTTQ. Nội dung thảo luận chính là những điều liên quan đến các câu hỏi, bài

tập mà GV đã đưa ra trước đó. Việc thảo luận phải đạt được hai yêu cầu: dẫn
đến những kết luận chính tạo nên nội dung tri thức mới, kiểm tra sự lĩnh hội
nội dung mới của HS.
- Trong việc chiếu phim, biểu diễn thí nghiệm cần kết hợp với biểu diễn
vật thật hay mẫu ngâm. Trong biểu diễn PTTQ cần phối hợp với sử dụng lời
nói, lời thuyết minh, lời bình luận…
+ Trong khi chiếu phim để đạt hiệu quả cao nếu trước đó HS được phát
một tấm một tấm phiếu có ghi tóm tắt và câu hỏi HS sẽ dựa vào đó để theo
dõi phim…
+ Trước biểu diễn thí nghiệm phải đặt vấn đề rõ ràng, giải thích mục
đích của thí nghiệm, tác dụng của các dụng cụ thí nghiệm…
Đối với HS:
- HS tích cực chủ động và tự lực chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn
của GV khi sử dụng PTTQ.
- HS cần xác định đúng động cơ học tập. Tự lực tham gia các hoạt động
học tập do GV hướng dẫn.
* Những yêu cầu cụ thể:
- Khi quan sát các mẫu ngâm, mẫu nhồi, mẫu tươi sống…sẽ giúp các em
có những biểu tượng cụ thể, sinh động về các động, thực vật. Trong thực tế,
không phải bao giờ cũng có sẵn các vật sống, gặp trường hợp này phải thay

Khóa luận tốt nghiệp

7

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Trương Đức Bình

bằng các mẫu ngâm, mẫu nhồi, mẫu ép khô…Đối với vật quá nhỏ thì song
song với việc tổ chức xem kính, còn phải thêm đèn chiếu…
- Khi các vật tự nhiên không có sẵn phải dùng mô hình để thay thế, tuy
nhiên mô hình không thể hiện tỉ mỉ các chi tiết lúc này nên dùng tranh vẽ, đặc
biệt các loại tranh phân tích.
- Vật thật nhiều khi có những chi tiết không cần thiết, không liên quan
đến bài lúc này nên sử dụng các sơ đồ lôgic hoặc tranh dạng sơ đồ.
- Sử dụng biểu đồ để trực quan hoá các quan hệ số lượng.
- Với phương pháp biểu diễn thí nghiệm yêu cầu thí nghiệm phải đơn
giản, vừa sức HS, số lượng thí nghiệm, khoảng thời gian biểu diễn trong các
bài lên lớp phải hợp lí. Sau biểu diễn thí nghiệm cần tổ chức cho HS thảo luận
các câu hỏi đã nêu ra trước đó.
1.2.4.2. Những yêu cầu sử dụng PTTQ trong nhóm thực hành
* Các phương pháp trong nhóm thực hành
Tuỳ theo đối tượng TH công tác thực hành có thể phân ra bốn dạng sau:
- TH quan sát, nhận biết, sưu tầm các mẫu vật.
- TH quan sát các tiêu bản hiển vi.
- TH nuôi trồng thí nghiệm các động, thực vật.
- TH các thí nghiệm dài ngày ở nhà, trong PTN (các thí nghiệm về sinh
lí, sinh hoá…)
* Khi sử dụng PTTQ trong nhóm TH cần có một số yêu cầu sau:
- GV phải chuẩn bị đầy đủ các PTTQ hoặc yêu cầu HS chuẩn bị trước
khi học.
- GV phải phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng HS.
- GV chỉ là người tổ chức hướng dẫn, HS phải được trực tiếp tác động
vào đối tượng, từ đó tự lĩnh hội được kiến thức.
1.2.5. Những chú ý khi biểu diễn PTTQ
- Biểu diễn PTTQ phải đúng lúc, dùng đến đâu thì đưa ra đến đó.

- Đối tượng quan sát phải đủ lớn, đủ rõ. Nếu vật quan sát quá nhỏ, phải
dành thời gian để giới thiệu đến từng HS.
- Việc biểu diễn đồ dùng trực quan phải tiến hành thong thả, theo một
trình tự nhất định, để HS dễ theo dõi, kịp quan sát.
- Trong điều kiện có thể, nên phối hợp, bổ sung các loại PTTQ khác
nhau.
- Trước khi biểu diễn PTTQ cần hướng dẫn HS lưu ý quan sát triệt để.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Thực trạng sử dụng PTTQ vào dạy học ở trường THPT hiện nay
- Phần lớn GV còn dạy chay, chưa coi trọng phương tiện thiết bị dạy học,
dạy học truyền thống nặng thuyết trình, chưa kể đến một số GV đọc, trò chép,
kiểu dạy nhồi nhét cho qua.

Khóa luận tốt nghiệp

8

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

- Một số giờ có sử dụng các PTTQ như: hình trong SGK, treo tranh, biểu
diễn các mẫu vật… nhưng còn đơn điệu, sử dụng chưa triệt để, kết hợp với
các phương pháp khác nhau chưa sư phạm, khai thác chưa triệt để hoặc chưa
biết khai thác.
- Cơ sở vật chất nhà trường còn yếu, thiếu hoặc không đồng bộ như thiết
bị dạy học, PTN thực hành…Công tác đầu tư xây dựng còn yếu.

- Trong dạy học chủ yếu đưa các tranh, hình chưa chú ý đến các thí
nghiệm.
→ Từ cơ sở lí luận và thực tiễn cần phải đổi mới PPDH Sinh học bằng
việc đưa các PTTQ vào dạy học để phát huy tính tích cực học tập của HS là
cần thiết.

Khóa luận tốt nghiệp

9

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHƯƠNG I VÀ II SINH
HỌC 11 BAN CƠ BẢN
2.1. CHƯƠNG I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
2.1.1. Vị trí chương
Sinh học 11 củng cố và phát triển những kiến thức sinh học bậc trung
học cơ sở và lớp 10.
Chương I: Chuyển hoá vật chất và năng lượng. Đây là chương mở đầu
của chương trình sinh học 11 và tiếp nối việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản
của cơ thể sống ở các mức độ cơ thể trên hai nhóm sinh vật cơ bản là thực vật
và động vật. Phần lớn kiến thức trọng tâm của SH 11 được sắp xếp ở chương
này.
2.1.2. Cấu trúc chương
Chương I: Giới thiệu về sự chuyển hoá vật chất và năng lượng bao

gồm 2 phần
Phần A: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật
Bao gồm 14 bài từ bài 1 đến bài 14 giới thiệu về sự chuyển hoá vật chất
và năng lượng ở cơ thể thực vật (trao đổi nước, trao đổi muối, khoáng chất,
quang hợp, hô hấp và các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình đó). Các chức
năng sinh lí của thực vật được trình bày từ đơn giản đến phức tạp, từ hiện
tượng đến cơ chế và từ đó ứng dụng kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất và
trồng trọt nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
Phần B: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật
Bao gồm 7 bài từ bài 15 đến bài 21 giới thiệu về sự chuyển hoá vật chất
và năng lượng ở cơ thể động vật. Các đặc điểm sinh lí của cơ thể động vật
được trình bày tương ứng với cấu tạo và chức năng của từng hệ cơ quan (tiêu
hoá, hô hấp, tuần hoàn và cân bằng nội môi). Nội dung phần này được trình
bày theo hướng tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao.
2.1.3. Mục tiêu chương
 Học sinh nêu được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng là cơ sở của sự
sống.

Khóa luận tốt nghiệp

10

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

 Nêu được các hoạt động sống xảy ra ở tế bào này có mối quan hệ với các

hoạt động sống xảy ra trong tế bào khác trong cùng một cơ quan và các cơ
quan khác trong cùng cơ thể thực và động vật.
 Nêu được các quá trình trao đổi vật chất, vận chuyển và chuyên hoá
chúng trong cơ thể thực và động vật.
 So sánh những điểm giống và khác nhau trong quá trình chuyển hoá vật
chất và năng lượng ở thực vật và động vật.
2.1.4. Phân tích từng bài trong chương
Phần A: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật
Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
1. Mục tiêu
Học xong bài này HS phải:
 Trình bày được đặc điểm hình thái của hệ rễ cây thích nghi với chức
năng hấp thụ nước và muối khoáng.
 Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng và hai con đường
di chuyển nó vào mạch gỗ.
 Mối quan hệ giữa môi trường với rễ trong quá trình hấp thụ nước và
muối khoáng.
2. Nội dung trọng tâm
 Sự thích nghi hình thái, cấu tạo rễ với chức năng hấp thụ nước và muối
khoáng.
 Cơ chế hấp thụ nước.
 Cơ chế hấp thụ ion khoáng.
3. Tài liệu tham khảo
 Hình thái rễ trang 128 giáo trình Hình thái - Giải phẫu học thực vật của
Hoàng Thị Sản - Nguyễn Phương Nga, nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
 Sự di chuyển của nước ở trong rễ trang 89 giáo trình Sinh lí học thực vật
của Nguyễn Như Khanh.
 Các điều kiện ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước ở rễ trang 91 giáo trình
Sinh lí học thực vật của Nguyễn Như Khanh.


Khóa luận tốt nghiệp

11

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

4. Những PTTQ có thể dùng trong giảng bài mới
- GV sử dụng các hình 1.1, 1.2, 1.3 trang 6, 7, 8 SGK Sinh học 11.
- Sử dụng các vật tự nhiên: Rễ cây (cả rễ chùm, rễ cọc)…
- GV có thể sưu tầm thêm tranh về cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng.
Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
1. Mục tiêu
HS phải trình bày được các dòng vận chuyển vật chất trong cây gồm:
con đường vận chuyển, thành phần của dịch vận chuyển, động lực của dòng
vận chuyển.
2. Nội dung trọng tâm
Con đường vận chuyển vật chất trong cây gồm dòng mạch gỗ và dòng
mạch rây. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng vận chuyển của chúng.
3. Tài liệu tham khảo
 Chương 6: Hệ thống vận chuyển xa nước và chất tan trong cây trang 260
giáo trình Sinh lí học thực vật - Nguyễn Như Khanh.
 Sách thiết kế bài giảng Sinh học 11 ban cơ bản - Trần Khánh Phương.
 Sách giáo viên Sinh học 11/ 20: Sự khác biệt giữa mạch gỗ và mạch rây.
4. Những PTTQ có thể đưa vào khâu giảng bài mới
- Thí nghiệm quan sát về hiện tượng ứ giọt của cây lúa.

- Sử dụng các hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6 trang 10 → trang 14 SGK
Sinh học 11.
Bài 3: Thoát hơi nước
1. Mục tiêu
HS trình bày được:
 Vai trò của quá trình thoát hơi nước và cơ chế của nó.
 Các tác nhân ảnh hưởng và các biện pháp tưới tiêu hợp lí.
2. Nội dung cơ bản

Khóa luận tốt nghiệp

12

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

Phần II: Thoát hơi nước qua lá. Cấu tạo lá thích nghi với chức năng thoát
hơi nước và con đường thoát hơi nước qua khí khổng.
3. Tài liệu tham khảo
 Cấu tạo phiến lá trang 188 giáo trình Hình thái và giải phẫu học thực vật
của Hoàng Thị Sản.
 Lá là cơ quan thoát hơi nước trang 95 giáo trình Sinh lí học thực vật của
Nguyễn Như Khanh.
4. Những PTTQ có thể được sử dụng để đưa vào khâu giảng bài mới
− Thí nghiệm: Đo thoát hơi nước qua hai mặt một số lá cây bằng cặp gỗ có
gắn 2 bản kính. HS quan sát và rút ra nhận xét.

− Các hình 3.2 trang 17 SGK Sinh học 11.
− Các hình 3.5, 3.6, 3.7 (phần phụ lục).
− Sử dụng bảng 3 trang 16 SGK Sinh học 11.
Bài 4: Vai trò của nguyên tố khoáng
1. Mục tiêu
 Nêu được khái niệm nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, các nguyên tố đa
lượng, các nguyên tố vi lượng.
 Vai trò của một số yếu tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.
 Các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây, phân bón cây hấp thụ.
 Ý nghĩa của phân bón hợp lí với cây trồng…
2. Nội dung trọng tâm
Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu và vai trò của chúng với đời
sống của cây.
3. Tài liệu tham khảo
Vai trò sinh lí của các nguyên tố khoáng trang 109 giáo trình Sinh lí học
thực vật của Nguyễn Như Khanh.
4. Những thí nghiệm có thể đưa vào khâu giảng bài mới
 GV biểu diễn thí nghiệm về vai trò của phân bón.

Khóa luận tốt nghiệp

13

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình


 Hình 4.1, 4.3 SGK Sinh học trang 20, 23, một số hình ảnh về ảnh hưởng
của phân bón với sinh vật và môi trường.
 GV chuẩn bị một số mẫu lá cây có thiếu một số nguyên tố khoáng nhất
định cho HS quan sát biểu hiện của chúng.
 GV sử dụng bảng 4 trang 22 SGK Sinh học 11.
Bài 5: Dinh dưỡng khoáng nitơ ở thực vật.
1. Mục tiêu
Học xong bài này HS phải:
 Trình bày được vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ.
 Trình bày được quá trình đồng hoá nitơ ở thực vật.
2. Nội dung trọng tâm
Vai trò của nitơ và con đường đồng hoá nitơ ở thực vật.
3. Tài liệu tham khảo
 Sự biến đổi các dạng nitơ trong thực vật trang 171 giáo trình Sinh lí học
thực vật của Vũ Văn Vụ.
 Sách thiết kế bài giảng trang 50 Sinh học 11 ban cơ bản của Trần Khánh
Phương.
4. Những thí nghiệm có thể đưa vào khâu giảng bài mới
 GV biểu diễn thí nghiệm tương tự hình 5.1 trang 25 SGK Sinh học 11.
 Giáo viên có thể thu thập thêm một số mẫu lá có biểu hiện đói nitơ cho
HS quan sát và nhận xét biểu hiện của nó.
 Sơ đồ về sự đồng hoá nitơ ở thực vật.
Bài 6: Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật (tiếp theo)
1. Mục tiêu
HS cần nêu được:
 Các nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây.
 Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất và cố định nitơ.
 Cách bón phân hợp lí với năng suất cây trồng và môi trường.

Khóa luận tốt nghiệp


14

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

2. Nội dung trọng tâm
Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây và con đường cố định nitơ.
3. Tài liệu tham khảo
 Bón phân hợp lí cho cây trồng trang 26 SH 11 nâng cao.
 Các nguyên tố dinh dưỡng đại lượng trang 116 giáo trình Sinh lí học
thực vật của Nguyễn Như Khanh.
4. Một số PTTQ đưa và khâu giảng bài mới
GV sử dụng H 6.1, H 6.2 trang 29, 30 SGK Sinh học 11.
Bài 7: Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò
của phân bón
Trong bài này bao gồm 2 thí nghiệm:
 Thí nghiệm 1: Thí nghiệm về thoát hơi nước.
 Thí nghiệm 2: Thí nghiệm về vai trò của phân bón.
Bài 8: Quang hợp ở thực vật
1. Mục tiêu
Học xong bài này HS cần nêu được:
 Khái niệm về quang hợp và vai trò của nó đối với đời sống thực vật.
 Chứng minh được lá là cơ quan quang hợp.
 Nêu được các sắc tố quang hợp và vai trò của nó.
2. Nội dung trọng tâm

Vai trò của quang hợp và đặc điểm hình thái của lá thích nghi với chức
năng quang hợp.
3. Tài liệu tham khảo
 Khái niệm quang hợp (trang 95). Vai trò của quang hợp (trang 99). Bộ
máy quang hợp (trang 101) sách giáo trình Sinh lí học thực vật của Vũ Văn
Vụ.
 Phần thông tin bổ sung trang 76 sách Thiết kế bài giảng Sinh học 11 ban
cơ bản của Trần Khánh Phương.

Khóa luận tốt nghiệp

15

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

4. Các PTTQ có thể đưa vào khâu giảng bài mới
- GV biểu diễn thí nghiệm phát hiện diệp lục và carôtenôit ở củ cà rốt, quả
cà chua, lá rau muống.
- GV chuẩn bị tranh tương tự như các hình 8.4, 8.5, 8.6 (phần phụ lục).
- Một số mẫu: Lá cây, củ, quả có màu sắc khác nhau.
Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật
1. Mục tiêu
HS học xong bài này cần:
 Trình bày được nguyên liệu, sản phẩm, nơi xảy ra ở pha sáng và pha tối
trong quang hợp ở thực vật.

 Nêu sự khác nhau quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4,
CAM.
 Giải thích sự thích nghi của nhóm thực vật C4 và CAM hơn so với C3.
2. Nội dung trọng tâm
Phân biệt được sự khác nhau giữa các con đường đồng hoá CO2 ở các
nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
3. Tài liệu tham khảo
Phần 3 trang 122 giáo trình Sinh lí học thực vật của Nguyễn Văn Vụ.
4. Những PTTQ có thể đưa vào giảng bài mới
- GV chuẩn bị sơ đồ về chu trình Canvin, sơ đồ con đường C4, C3 và
CAM, sơ đồ các quá trình của hai pha trong quang hợp.
- GV chuẩn bị các hình ảnh về thực vật C4, C3, CAM chiếu, HS quan sát.
Bài 10: Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
1. Mục tiêu
Học xong bài này HS phải:
 Nêu được các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp và vai trò
của nó.

Khóa luận tốt nghiệp

16

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

 Biết cách điều chỉnh hợp lí một số nhân tố đó để cây sinh trưởng và phát

triển tốt.
2. Nội dung trọng tâm
Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đặc biệt là ánh sáng và nồng độ
CO2 đến quang hợp của cây.
3. Tài liệu tham khảo
 Phần IV: Quang hợp và các điều kiện môi trường trang 139 giáo trình
Sinh lí thực vật của Vũ Văn Vụ.
 Thiết kế bài giảng trang 103 của Trần Khánh Phương.
4. Những PTTQ sử dụng trong giảng bài mới.
- GV chuẩn bị các bảng tương tự hình 10.1, 10.2, 10.3 trang 44, 45, 46
SGK cho HS quan sát và phân tích.
- Thí nghiệm trồng cây trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau.
- Có thể chuẩn bị thêm các hình ảnh của các nhân tố ảnh hưởng đến
quang hợp.
Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
1. Mục tiêu
Học xong bài này HS phải:
 Trình bày được vai trò của quang hợp quyết định năng suất cây trồng.
 Nêu được các biện pháp tăng năng suất cây trồng qua sự điều khiển
quang hợp.
2. Nội dung trọng tâm
Là các biện pháp tăng năng suất cây trồng nhờ quang hợp.
3. Tài liệu tham khảo
 Phần tham khảo giáo trình Thiết kế bài giảng trang 116 của Trần Khánh
Phương.
 Phần V: Quang hợp và năng suất cây trồng trang 147 giáo trình Sinh lí
học thực vật của Nguyễn Văn Vụ.

Khóa luận tốt nghiệp


17

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

Bài 12: Hô hấp ở thực vật
1. Mục tiêu
Học xong bài này HS phải:
 Trình bày được khái niệm và vai trò của hô hấp.
 Các con đường hô hấp.
 Trình bày được mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp, các nhân tố môi
trường ảnh hưởng đến hô hấp.
2. Nội dung trọng tâm
Các con đường hô hấp ở thực vật.
3. Tài liệu tham khảo
 Chương V: Hô hấp ở thực vật giáo trình Sinh lí học thực vật của Vũ Văn
Vụ.
 Phần thông tin bổ sung trang 161 sách Thiết kế bài giảng SH 11 của Trần
Khánh Phương.
 Bài 11 Hô hấp ở thực vật sách Sinh học 11 nâng cao.
5. Những PTTQ có thể đưa vào khâu giảng bài mới
 Thí nghiệm: Phát hiện hô hấp qua sự thải khí CO2 trang 59 SGK Sinh
học 11 – CTC.
 Thí nghiệm: Phát hiện sự tăng nhiệt độ trang 51 SGK Sinh học 11- CTC.
 Thí nghiệm: Phát hiện hô hấp thông qua sự thải khí O2 trang 60 SGK
Sinh học 11 – CTC.

 Hình 12.3, 12.4 (phần phụ lục).
Phần B: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật
Bài 15: Tiêu hoá ở động vật
1. Mục tiêu
Học xong bài này HS phải:
 Trình bày sự tiến hoá của hệ tiêu hoá từ đơn giản đến phức tạp.
 Phân biệt tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào.

Khóa luận tốt nghiệp

18

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Đức Bình

 Nêu được cấu tạo hệ tiêu hoá và quá trình tiêu hoá của các nhóm động
vật.
2. Nội dung trọng tâm
Sự tiến hoá về cấu tạo của hệ tiêu hoá qua các nghành và lớp động vật.
3. Tài liệu tham khảo
Trang 14 “tiêu hoá của động vật nguyên sinh… chưa có ống tiêu hoá”
tham khảo giáo trình Động vật học không xương sống của Thái Trần Bái.
4. Các PTTQ đưa vào giảng bài mới
GV chuẩn bị các hình hoặc tranh về tiêu hoá thức ăn ở động vật chưa có
cơ quan tiêu hoá (trùng đế giầy…), ở động vật có túi tiêu hoá (thuỷ tức), động
vật có ống tiêu hoá (giun, côn trùng, ngựa, người…)

Bài 16: Tiêu hoá ở động vật (tiếp)
1. Mục tiêu
Học xong bài này HS phải:
 Mô tả được cấu tạo của ống tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
 So sánh cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn
thực vật.
2. Nội dung trọng tâm
Cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá thích nghi với thức ăn có nguồn
gốc thực vật và động vật.
3. Tài liệu tham khảo
Chương IX: Hệ tiêu hoá trang 243 – Sinh học cơ thể thực vật của Trịnh
Hữu Hằng.
4. Các PTTQ đưa vào giảng bài mới
- GV sử dụng tranh về ống tiêu hoá của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- Dùng các bảng 16. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá
trang 69 SGK Sinh học 11.
- Các hình ảnh của động vật ăn tạp, ăn thực vật, ăn động vật.
Bài 17: Hô hấp ở động vật

Khóa luận tốt nghiệp

19

SV: Đỗ Thị Thơm K33A - Sinh


×