Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Sử dụng phương tiện trực quan góp phần nâng cao chất lượng dạy và học chương III, IV SGK sinh học 11 chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.04 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
**************

VŨ THỊ THÚY

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY VÀ HỌC CHƯƠNG III,IV-SGK SINH
HỌC 11- CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học

Hướng dẫn khoa học:
Th.S.Trương Đức Bình

HÀ NỘI, 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài tôi đã nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn của
Th.s Trương Đức Bình. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và
không trùng với bất cứ đề tài nào khác.
Nếu có gì sai phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày10 tháng 05 năm 2011.
Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Thuý

ii



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này lời đầu tiên em xin chân thành cảm
ơn thầy Thạc sĩ Trương Đức Bình đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tâm trong suốt
quá trình em làm khoá luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong tổ Phương pháp dạy học
Sinh học khoa Sinh – KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2 cùng các thầy cô trường
THPT Giao Thuỷ, trường THPT Giao Thuỷ C đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thành tốt khoá luận này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn
bè đã giúp đỡ, động viên em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Trong quá trình làm luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Em rất mong các thầy cô giáo, các bạn sinh viên quan tâm đóng góp, bổ sung ý
kiến để giúp cho đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011.
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Thuý

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GV

: Giáo viên.

HS

: Học sinh.


PPDH

: Phương pháp dạy học.

PTTQ

:Phương tiện trực quan

SGK

: Sách giáo khoa.

TH

: Thực hành.

TLTK

: Tài liệu tham khảo.

iv


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

Lời cam đoan

Lời cảm ơn.
Danh mục các từ viết tắt.
Phần I : MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 2
6. Đóng góp của đề tài

................................................................................ 3

Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................... 4
1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới......................................................... 4
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 5
1.2. Cơ sở lí luận............................................................................................. 6
1.2.1. Khái niệm về PTTQ ......................................................................... 6
1.2.2. Phân loại PTTQ............................................................................... .6
1.2.3. Vai trò PTTQ..................................................................................... 6
1.2.4. Yêu cầu khi sử dụng PTTQ............................................................... 7
1.2.5 . Những chú ý khi biểu diễn PTTQ................................................... .9
Chương 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHƯƠNG III VÀ IV SINH
HỌC 11 –CTC
1. Nội dung chương III,IV .................................................................10
2. Chuẩn kiến thức và kỹ năng chương III, IV ........................................ 10
v



2.1. Chương III: Sinh trưởng và phát triển................................................ 10
2.1.1 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật ................................................ 10
2.1.1.1 Chuẩn kiến thức ............................................................................ 11
2.1.1.2. Chuẩn về kỹ năng......................................................................... 11
2.1.1.3. Yêu cầu về thái độ ....................................................................... 11
2.1.2. Sinh trưởng và phát triển ở động vật ............................................. 11
2.1.2.1 Chuẩn kiến thức ........................................................................... 11
2.1.2.2. Chuẩn kỹ năng ............................................................................. 12
2.1.2.3 Yêu cầu về thái độ......................................................................... 12
2.2. Chương IV: Sinh sản........................................................................ 12
2.2.1 Sinh sản ở thực vật........................................................................... 12
2.2.1.1 Chuẩn kiến thức ............................................................................ 12
2.2.1.2 . Chuẩn kỹ năng ............................................................................ 13
2.2.1.3 Yêu cầu về thái độ......................................................................... 13
2.2.2 Sinh sản ở động vật .......................................................................... 13
2.2.2.1 Chuẩn kiến thức ............................................................................ 13
2.2.2.2 . Chuẩn kỹ năng ............................................................................ 14
2.2.2.3 Yêu cầu về thái độ......................................................................... 14
3. Phân tích nội dung từng bài trong chương III,IV............................... 14
CHƯƠNG III. THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN MẪU CÓ SỬ DỤNG
PTTQ VÀO KHÂU GIẢNG DẠY BÀI MỚI
3.1. Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật........................................................... 40
3.2. Bài 37: Sinh trưởng ở động vật.......................................................... 52
3.3. Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật.................................................... 64
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 78
Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 79
Phụ lục: Một số tranh hình dùng trong bài soạn
Một số phiếu nhận xét luận văn
vi



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Vì vậy
Đảng và nhà nước ta rất coi trọng công tác giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng
giáo dục. Và đổi mới PPDH luôn được xác định là nội dung quan trọng trong
nghị quyết của Đảng và thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội.
Xã hội ngày nay đòi hỏi những con người không chỉ giỏi về lí thuyết mà
phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn
cuộc sống. Vì vậy giáo dục phải đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung và phương
pháp dạy học.
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm phương pháp nghiên cứu đặc
thù của sinh học là quan sát và thực nghiệm. Quy luật, quá trình sinh học đều
được đúc kết từ kết quả quan sát và thực nghiệm. Nó có mối liên hệ chặt chẽ với
thực tế cuộc sống. Đặc biệt sinh học 11phần sinh học cơ thể thực vật và động
vật rất gần gũi với thực tiễn cuộc sống và sản xuất. Vậy làm thế nào để HS nhận
thức được bản chất và tính quy luật của các quá trình diễn ra trong cơ thể thực
vật và động vật?
Lê-Nin đã nói: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Mặt khác
sinh học đòi hỏi sự quan sát tỉ mỉ, sự thành thục trong khâu làm thí nghiệm. Nên
chính vì vậy trong quá trình chuẩn bị bài giảng GV phải chú ý đến phương tiện
trực quan, tạo điều kiện để HS được quan sát, tác động trực tiếp vào đối tượng
nghiên cứu.
Thực hiện chủ chương đổi mới giáo dục và đào tạo, nội dung trong SGK
sinh học bên cạnh việc cung cấp thông tin còn chú ý đến kênh hình nhằm tạo
điều kiện cho HS quan sát hình ảnh, bảng biểu, tự khám phá tri thức.
Tuy nhiên trong dạy học sinh học ở trường phổ thông còn ảnh hưởng nặng
nề của phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chưa khai thác và sử dụng

1



có hiệu quả phương tiện trực quan trong, chưa phát huy được tính tích cực học
tập của HS.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Sử
dụng phương tiện trực quan góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
chương III, IV – SGK sinh học 11- CTC.
2. Mục đích của đề tài
Nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực dạy học của HS
trong chương trình Sinh học 11 ban cơ bản.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích nội dung các bài trong chương III, IV - SGK sinh học 11CTC.
- Phân tích vai trò của phương tiện trực quan trong dạy học sinh học
vào khâu giảng bài mới.
- Thiết kế bài giảng sử dụng phương tiện trực quan theo hướng tích cực
hóa hoạt động học tập của học sinh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung chương III, IV -SGK sinh học 11-CTC.
- Biện pháp sử dụng phương tiện trực quan.
- HS lớp 11 trường trung học phổ thông .
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trong phạm vi nghiên cứu của một khóa luận tốt nghiệp.
- Đề tài này nghiên cứu chương III, IV – SGK sinh học 11- CTC.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu về: Lí luận DHSH, SGK Sinh học 11 ban cơ bản,
nâng cao, SGV, các tài liệu có liên quan đến phần: Sử dụng phương tiện
trực quan trong dạy học môn Sinh học.


2


5.2. Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến nhận xét, góp ý của các GV có kinh nghiệm quan tâm đến việc
sử dụng PTTQ bằng phiếu nhận xét khoá luận tốt nghiệp (có văn bản kèm
theo).
5.3. Phương pháp quan sát
Dự các giờ dạy sử dụng phương tiện trực quan ở các trường THPT.
6. Đóng góp của đề tài
a. Xây dựng một số giáo án mẫu để giảng dạy các bài học theo định
hướng lấy HS làm trung tâm.
b. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học.

3


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1. 1. Lược sử các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình nghiên cứu trên thế giới
Chủ nghĩa Mac-Lênin đã giải thích bản chất nhận thức của con người là một
quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan theo quy luật: Từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan
.Tư duy trừu tượng nếu không bắt nguồn từ trực quan cảm tính thì trở nên trống
rỗng. Ngược lại trực quan cảm tính mà không có tư duy trừu tượng thì chỉ còn là
những cảm tính rời rạc, những tri thức giản đơn, sự suy nghĩ khi trực quan làm
cho các cảm giác của con người trở nên tinh tế, nhạy bén hơn.
Vào những năm 1920, lần đầu tiên PPDH tích cực đã xuất hiện ở Anh với
sự hình thành nhà trường kiểu mới. Trong đó chú ý tới sự phát triển trí tuệ của

HS, khuyến khích các hoạt động độc lập, tự quản của HS. Sau gần 50 năm thì
phát triển mở rộng ở hầu hết các nước: Anh, Pháp, Đức, Mỹ và Liên Xô (cũ).
Năm 1945, xuất hiện ở Pháp với hoạt động của lớp học tùy thuộc vào sáng
kiến và hứng thú học tập của HS. Đến những năm 1970 - 1980 thì đã áp dụng đại
trà PPDH tích cực từ tiểu học đến trung học.
Ở Liên Xô (cũ), Đức, Ba Lan: Ngay từ những năm 1950 - 1960, họ đã
chú ý đến tính tích cực hoạt động của HS. Ở Liên Xô, nghiêm cấm GV đọc, cung
cấp những định nghĩa, khái niệm cho HS, yêu cầu GV phải là người hướng dẫn
để HS tự khái quát khái niệm, phát biểu được nội dung khái niệm, sau đó GV
tổng kết lại.
Năm 1970, ở Mỹ cũng đã thí điểm ở hơn 200 trường PPDH mới, trong đó
GV tổ chức các hoạt động độc lập của HS bằng các phiếu học tập.

4


Hiện nay xu thế của thế giới là cải tiến PPDH nhằm đào tạo con người
năng động sáng tạo, có phương pháp tự học, tự nghiên cứu, đặt người học vào vị
trí trung tâm, người học vừa là chủ vừa là đối tượng của quá trình dạy học.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 1960 với khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào
tạo”, xuất phát từ trường Đại học sư phạm Hà Nội sau đó lan ra nhiều trường
khác.
Năm 1965 - 1975, chiến tranh đã ảnh hưởng đến giáo dục làm cho giáo
dục vẫn nằm trong khuôn khổ truyền thống.
Năm 1970, GS Trần Bá Hoành đã phân tích cụ thể các biểu hiện đặc
trưung, cơ sở khoa học, cách thiết kế bài học sinh học theo PPDH tích cực và kĩ
thuật thực hiện các PPDH tích cực như: Kĩ thuật xác định mục tiêu bài học, sử
dụng câu hỏi, phiếu học tập, kĩ thuật đánh giá. Với đề tài: “Rèn luyện trí thông
minh của học sinh thông qua chương di truyền - biến dị”.

Năm 1971, công trình của Nguyễn Sỹ Tỳ: Cải tiến PPDH nhằm phát triển
trí thông minh cho HS.
Năm 1974, công trình của Lê Nhân: Kiểm tra kiến thức bằng phiếu kiểm
tra đánh giá.
Sau năm 1980, có nhiều công trình như:
GS Đinh Quang Báo và PGS Nguyễn Đức Thành: Phân tích các phương
pháp hình thành các kiến thức khái niệm, quá trình, quy luật sinh học theo PPDH
tích cực.
PGS Nguyễn Quang Vinh và Bùi Văn Sâm: Nghiên cứu về cải tiến và áp
dụng các thí nghiệm để nâng cao hiệu quả dạy học sinh học.

5


TS Vũ Đức Lưu và Lê Đình Trung: Nghiên cứu thành công phương pháp
sử dụng bài toán nhận thức nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của HS khi
dạy học phần cơ sở di truyền học.
Tháng 12 – 1995, tổ chức hội thảo quốc gia về đổi mới PPDH theo hướng
hoạt động hóa người học. Hội thảo khẳng định: Chúng ta phải đổi mới PPDH
theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học bằng cách tổ chức các
hoạt động của HS. Để đổi mới dạy học thì phải đổi mới toàn diện, cả về mục
tiêu, nội dung và phương pháp, chúng ta bắt đầu bắt tay vào xây dựng lại chương
trình của các bậc học.
Năm 2000 đến nay luôn đề cập tới PPDH tích cực, lấy HS làm trung tâm
trong các đợt tập huấn giáo viên và thay sách giáo khoa.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Khái niệm PTTQ
Có rất nhiều cách định nghĩa khái niệm về phương tiện trực quan, theo
Đinh Quang Báo trong giáo trình “ Lí luận dạy học Sinh học ” đã viết:
Phương tiện trực quan là tất cả các đối tượng nghiên cứu được, tri giác

trực tiếp nhờ các giác quan.
1.2.2. Phân loại phương tiện trực quan
Trong DHSH có 3 loại PTTQ chính:
- Các vật tự nhiên: Mẫu sống, mẫu ngâm, mẫu nhồi, tiêu bản ép khô, tiêu
bản hiển vi…
- Các vật tượng hình: Mô hình, tranh vẽ, ảnh, phim, phim đèn chiếu, sơ
đồ, biểu đồ…
- Các thí nghiệm.
1.2.3. Vai trò của phương tiện trực quan

6


- Giúp HS dễ hiểu bài, hiểu sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.
+ PTTQ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của
đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp từ chúng.
+ PTTQ giúp cụ thể hoá những cái quá trừu tượng, đơn giản hoá những
máy móc và thiết bị quá phức tạp.
+ PTTQ giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập
bộ môn, nâng cao lòng tin của HS vào khoa học.
+ PTTQ giúp HS phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan
sát, tư duy (phân tích, tổng hợp hiện tượng rút ra nhữnh kết luận có độ tin cậy…)
giúp HS hình thành khiếu thẩm mĩ, tính chính xác của thông tin chứa trong
PTTQ.
- Giúp GV tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mồi tiết học. Giúp GV điều
khiển được hoạt động nhận thức của HS được thuận lợi và hiệu suất cao.
1.2.4. Những yêu cầu khi sử dụng PTTQ
1.2.4.1. Những yêu cầu sử dụng PTTQ trong nhóm trực quan
Tuỳ theo từng nhóm PTTQ mà có những phương pháp biểu diễn khác nhau.
Trong khi biểu diễn cần tuân theo các yêu cầu chung sau:

* Đối với GV:
- Trước khi giới thiệu các PTTQ, GV cần đưa ra các yêu cầu: Câu hỏi, bài
tập để HS có định hướng theo dõi nội dung các PTTQ.
- Tổ chức cho HS thảo luận, trao đổi về nội dung sau khi sử dụng PTTQ.
Nội dung thảo luận chính là những điều liên quan đến các câu hỏi, bài tập mà
GV đã đưa ra trước đó. Việc thảo luận phải đạt được hai yêu cầu: Dẫn đến những
kết luận chính tạo nên nội dung tri thức mới, kiểm tra sự lĩnh hội nội dung mới
của HS.

7


- Trong việc chiếu phim, biểu diễn thí nghiệm cần kết hợp với biểu diễn
vật thật hay mẫu ngâm. Trong biểu diễn PTTQ cần phối hợp với sử dụng lời nói,
lời thuyết minh, lời bình luận…
+ Trong khi chiếu phim để đạt hiệu quả cao nếu trước đó HS được phát
một tấm một tấm phiếu có ghi tóm tắt và câu hỏi HS sẽ dựa vào đó để theo dõi
phim…
+ Trước biểu diễn thí nghiệm phải đặt vấn đề rõ ràng, giải thích mục đích
của thí nghiệm, tác dụng của các dụng cụ thí nghiệm…
* Đối với HS:
- HS tích cực chủ động và tự lực chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn
của GV khi sử dụng PTTQ.
- HS cân xác định đúng động cơ học tập. Tự lực tham gia các hoạt động
học tập do GV hướng dẫn.
1.2.4.2. Những yêu cầu sử dụng PTTQ trong nhóm thực hành
* Các phương pháp trong nhóm thực hành
Tuỳ theo đối tượng TH công tác thực hành có thể phân ra bốn dạng sau:
- TH quan sát, nhận biết, sưu tầm các mẫu vật.
- TH quan sát các tiêu bản hiển vi.

- TH nuôi trồng thí nghiệm các động, thực vật.
- TH các thí nghiệm dài ngày ở nhà, trong PTN (các thí nghiệmvề sinh
lí, sinh hoá…)
* Khi sử dụng PTTQ trong nhóm TH cần có một số yêu cầu sau:
- GV phải chuẩn bị đầy đủ các PTTQ hoặc yêu cầu HS chuẩn bị trước khi
học .
- GV phải phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng HS.

8


- GV chỉ là người tổ chức hướng dẫn, HS phải được trực tiếp tác động vào
đối tượng, từ đó tự lĩnh hội được kiến thức.
1.2.5. Những chú ý khi biểu diễn PTTQ
- Biểu diễn PTTQ phải đúng lúc, dùng đến đâu thì đua ra đến đó.
- Đối tượng quan sát phải đủ lớn, đủ rõ. Nếu vật quan sát quá nhỏ, phải
dành thời gian để giới thiệu đến từng HS.
- Việc biểu diễn đồ dung trực quan phải tiến hành thong thả, theo một
trình tự nhất định, để HS dễ theo dõi, kịp quan sát.
- Trong điều kiện có thể, nên phối hợp, bổ sung các loại PTTQ khác nhau.
- Trước khi biểu diễn PTTQ cần hướng dẫn HS lưu ý quan sát triệt để.

9


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHƯƠNG III
VÀ CHƯƠNG IV
1. NỘI DUNG CHƯƠNG III, IV
1.1. Chương III. Sinh trưởng và phát triển
+ Thực vật: Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp; các nhóm chất

điều hòa sinh trưởng ở thực vật; hoocmôn ra hoa và florigen, quang chu kỳ và
phytôcrôm.
+ Động vật: Vai trò cưa hoocmôn và những nhân tố ảnh hưởng đến với
sinh trưởng và phát triển của động vật. Quá trình sinh trưởng và phát triển qua
biến thái và không qua biến thái. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể.
1.2. Chương IV: Sinh sản
+ Thực vật: Sinh sản vô tính và vấn đề nuôi cấy mô, tế bào thực vật; vấn
đề giâm, chiết, ghép, sinh sản hữu tính và sự hình thành hạt, quả, sự chín quả,
hạt. Thực hành: Sinh sản ở thực vật.
+ Động vật: Sự tiến hóa trong các hình thức sinh sản ở động vật: Sinh sản
vô tính và sinh sản hữu tính, sự thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, đẻ trứng và đẻ
con; iều khiển sinh sản ở động vật và người; chủ động tăng sinh ở động vật và
sinh đẻ có kế hoạch ở người.
2. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CHƯƠNG III, IV
2.1. Chương III: Sinh trưởng và phát triển
2.1.1. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
2.1.1. Chuẩn kiến thức
- Phân biệt được khái niệm sinh trưởng phát triển và mối quan hệ giữa chúng.
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện môi trường tới sự sinh truởng và
phát triển ở thực vật.
- Trình bày được các chất điều hoà sinh trưởng (phitôhoocmôn) có vai trò
điều tiết sự sinh trưởng và phát triển.
10


- Nêu được ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng trong sản xuất nông nghiệp.
- Nhận biết sự ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực
vật hạt kín.
- Nêu được quang chu kỳ là sự phụ thuộc của sự ra hoa vào tương quan độ

dài ngày và đêm.
- Biết được phitôcrôm là sắc tố tiếp nhận kích thích quang chu kỳ đến sự ra
hoa.
2.1.1. Chuẩn kỹ năng
Rèn một số kỹ năng.
- Quan sát tìm tòi phát hiện kiến thức từ thông tin và tranh ảnh.
- Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá kiến thức.
- Ứng dụng kiến thức về quang chu kỳ vào sản xuất.
2.1.1.3. Yêu cầu thái độ
- Yêu thích môn học.
- Bồi dưỡng quan điểm duy vật biện chứng: Thông qua nắm được kiến thức
về sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
- Giải thích được những ứng dụng trong sản xuất: Ví dụ dùng hoocmôn thực
vật.
2.1.2. Sinh trưởng và phát triển ở động vật
2.1.2.1. Chuẩn kiến thức
- Phân biệt được sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không
hoàn toàn.
- Phân biệt được quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển qua biến thái và
không qua biến thái của động vật.
- Trình bày được ảnh hưởng của hoocmôn đối với sự sinh trưởng và phát triển
ở động vật có xương sống và không có xương sống.
- Nêu được cơ chế điều hoà sinh trưởng và phát triển.
- Nêu được nguyên nhân gây ra một số bệnh do rối loạn nội tiết phổ biến.
11


- Nêu được các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Trình bày được khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và

người (cải tạo vật nuôi cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình).
2. 1.2.2. Chuẩn kỹ năng
Rèn một số kỹ năng như:
- Phân tích, so sánh, tổng hợp vấn đề.
- Kỹ năng trình bầy vấn đề.
- Thực hành quan sát sinh trưởng và phát triển.
- Tìm hiểu và giải thích được một số hiện tượng sinh lý không bình thường ở
người.
2.1.2.2. Yêu cầu giáo dục
- Thêm yêu thích môn học.
- Giáo dục thế giới quan khoa học biện chứng thông qua việc nắm được kiến
thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế:
+ Sự phát triển của một số loài động vật (sâu bướm) và ứng dụng trong
sản xuất.
+ Tìm hiểu và giải thích được một số hiện tượng sinh lý không bình
thường ở người.
2.2 Chương IV: Sinh sản
2.2.1. Sinh sản ở thực vật
2.2.1.1. Chuẩn kiến thức
- Nêu được sinh sản vô tính là sự sinh sản không có sự hợp nhất giữa giao tử
đực và giao tử cái (không có sự tái tổ hợp vật chất di truyền), con cái giống nhau và
giống bố mẹ.
- Phân biệt được các kiểu sinh sản vô tính.
- Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
12


- Nhận biết được sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.
2.2.1.2. Chuẩn kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ.
- Rèn luyện thao tác tư duy.
- Rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề.
+ Làm tăng khả năng hình thành kiến thức mới.
+ Hình thành, rèn luyện các kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp so sánh.
2.2.1.3. Yêu cầu về thái độ
- Thêm yêu thích môn học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào đời sống:
+Thực hiện được các cách giâm, chiết, ghép cây ở vườn.
2.2.2. Sinh sản ở động vật
2.2.2.1. Chuẩn kiến thức
* Sinh sản vô tính:
- Trình bày được các khái niệm về sinh sản vô tính ở động vật.
- Nêu được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Mô tả được nguyên tắc nuôi cấy mô và nhân bản vô tính (nuôi mô sống, cấy
mô tách rời vào cơ thể, nhân bản vô tính ở động vật ).
* Sinh sản hữu tính:
- Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật (đẻ trứng, đẻ con).
- Nêu và phân biệt được chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động
vật (thụ tinh ngoài, thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con).
* Điều hòa sinh sản.
- Trình bày được cơ chế điều hoà sinh sản.
* Điều khiển sinh sản:
- Nêu rõ các khả năng tự điều tiết quá trình sinh sản ở động vật và người.
- Nêu được khái niệm tăng sinh ở động vật.
13


- Phân biệt được điều khiển số con và điều khiển giới tính của đàn con ở động

vật.
- Nêu được vai trò của thụ tinh nhân tạo.
- Mô tả được nguyên tắc nuôi cấy phôi.
- Nêu được khái quát các vấn đề về dân số và chất lượng cuộc sống.
2.2. 2.2. Chuẩn kỹ năng
+ Làm tăng khả năng hình thành kiến thức mới.
+ Hình thành và rèn luyện các thao tác: Quan sát, phân tích, tổng hợp, so
sánh.
2.2.2.3. Thái độ
- Thêm yêu thích môn học.
- Giáo dục thế giới quan khoa học biện chứng thông qua nắm được kiến thức
về sinh sản ở động vật.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào đời sống ví dụ: Ứng dụng nuôi cấy
mô vào đời sống
2. PHÂN TÍCH NỘI DUNG TỪNG BÀI TRONG CHƯƠNG III, IV
BÀI 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
1. MỤC TIÊU
a. Yêu cầu về kiến thức
Sau khi học xong bài học sinh nêu được:
- Khái niệm về sinh trưởng ở thực vật.
- Học sinh chỉ rõ được mô phân sinh nào của thực vật một lá mầm và hai lá
mầm là chung và những mô phân sinh nào là riêng.
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Giải thích được sự hình thành vòng năm.
b. Yêu cầu về kỹ năng
Rèn một số kỹ năng:
14


- Quan sát, phân tích nắm bắt kiến thức.

- So sánh, khái quát kiến thức, tư duy logic.
c. Yêu cầu về thái độ
- Thêm yêu thích môn học.
- Giáo dục thế giới quan khoa học biện chứng thông qua nắm được kiến thức
về sinh trưởng ở thực vật.
- Vận dụng kiến thức giải thích hiền tượng thực tế.
- Nắm được kiến thức phát triển thực vật, từ đó vận dụng vào sản xuất tăng
năng xuất cây trồng .
2. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Các khái niệm cơ bản: Sinh trưởng, mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp, sinh
trưởng thứ cấp.
- Phân biệt mô phân sinh một lá mầm với mô phân sinh hai lá mầm, phân biệt
sinh trưởng sơ cấp với sinh trưởng thứ cấp.
- Mối liên hệ giữa mô phân sinh với các kiểu sinh trưởng.
3. CÁC THÀNH PHẦN KIẾN THỨC CHỦ YẾU
a. Khái niệm
Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng
số lượng và kích thước tế bào.
b. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
* Các mô phân sinh:
 Mô phân sinh đỉnh.
 Mô phân sinh bên.
 Mô phân sinh lóng.
- Mô phân sinh là các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng
nguyên phân trong suốt đời sống của cây.
*Sinh trưởng sơ cấp

15



Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài hoạt
động của mô phân sinh đỉnh.
*Sinh trưởng thứ cấp
- Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra
. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ rác và gỗ vỏ.
- Cấu tạo thân cây gỗ.
+ Phần vỏ bao quanh thân.
+ Phần gỗ.
Gỗ lõi mầu sẫm nằm ở trung tâm của thân, gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ
cấp già, vận chuyển nước, muối khoáng thời gian ngắn.
Gỗ giác mầu sáng nằm kế tiếp gỗ lõi gồm các lớp mạch gỗ thứ cấp vận
chuyển nước và muối khoáng chủ yếu.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
- Các nhân tố bên trong.
+ Đặc điểm di truyền.
+ Thời kỳ sinh trưởng.
+ Hoocmôn thực vật điều tiết tốc dộ sinh trưởng của cây.
- Các nhân tố bên ngoài.
+ Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật.
+ Hàm lượng nước: Tế bào chỉ có thể sinh trưởng được trong điều kiện
độ no của tế bào không thấp hơn 95%.
+ Ánh sáng: Ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật thông qua sự ảnh
hưởng đến quang hợp và biến đổi hình thái.
+ Ôxi: Nồng độ ôxi giảm xuống dưới 5% thì sinh trưởng bị ức chế.
+ Dinh dưỡng khoáng: Đặc biệt là thiếu nitơ thì sinh trưởng cây bị ức
chế thậm chí bị chết.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
a.Trang 182 - Sách sinh lý học thực vật - VŨ VĂN VỤ (chủ biên).
16



b.Trang 84 - Sách thiết kế bài giảng sinh học 11 tập 2 - TRẦN KHÁNH
PHƯƠNG.
c.Trang 5 - Sách sinh lý học phát triển thực vật - NGUYỄN NHƯ KHANH.

BÀI 35: HOOCMÔN THỰC VẬT
1. MỤC TIÊU
a. Yêu cầu về kiến thức
HS phải nêu được:
- Trình bày được khái niệm hoocmôn thực vật.
- Học sinh kể được 5 loại hoocmôn thực vật và trình bày tác động đặc trưng
của hoocmôn.
- Phân biệt được hai nhóm hoocmôn: Hoocmôn kích thích sinh trưởng và
hoocmôn ức chế sinh trưởng.
- Học sinh mô tả được ba ứng dụng trong nông nghiệp đối với từng loại
hoocmôn thuộc nhóm chất kích thích.
b. Yêu cầu về kỹ năng
Rèn một số kỹ năng:
- Quan sát tìm tòi phát hiện kiến thức từ thông tin và tranh ảnh.
- Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá kiến thức.
- Ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Trình bày vấn đề.
c. Yêu cầu về giáo dục
- Thêm yêu thích môn học.
- Giáo dục thế giới quan khoa học biện chứng.
- Vận dụng kiến thức giải thích hịên tượng thực tế trong sản suất như:
+ Dùng hoocmôn kích thích hạt nảy mầm.
+Dùng hoocmôn kích thích hay ức chế quả chín.

17



2. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Các khái niệm mấu chốt: Hoocmôn thực vật, hoocmôn kích thích, hoocmôn
ức chế.
- Mô tả được tác động đặc trưng của 5 hoocmôn thực vật đã biết và tương
quan giữa chúng lên cơ thể thực vật qua biến đổi tỉ lệ giữa các hoocmôn.
- Nêu ứng dụng của hoocmôn thực vật trong sản xuất nông nghiệp thực
phẩm.
3. CÁC THÀNH PHẦN KIẾN THỨC CHỦ YẾU
a. Khái niệm hoocmôn thực vật
b. Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật
c. Hoocmôn kích thích
- Auxin (AIA).
- Gibêrelin (GA).
- Xitôkinin.
d. Hoocmôn ức chế
- Etilen .
- Axit abxixic(AAB).
e. Tương quan hoocmôn thực vật
- Tương quan giữa hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế.
- Tương quan giữa hoocmôn kích thích với nhau.
4. . TÀI LIỆU THAM KHẢO
a.Trang 30, trang 31- Sách sinh học phát triển thực vật - NGUYỄN NHƯ
KHANH.
b. Trang 192, 193 - Sách sinh lý học thực vật - VŨ VĂN VỤ (chủ biên).
c. Trang 44 - Sách sinh học phát triển thực vật - NGUYỄN NHƯ KHANH.
d. Trang 49 - Sách sinh học phát triển thực vật - NGUYỄN NHƯ KHANH.

18



BÀI 36 : PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
1. MỤC TIÊU
a. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh cần phải:
- Nêu được khái niệm về sự phát triển ở thực vật.
- Mô tả sự xen kẽ thế hệ trong chu trình sống của thực vật.
- Nêu được vai trò của phitôhoocmôn trong sự phát triển của thực vật.
b. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng tư duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Rèn kỹ năng làm việc với sách giáo khoa.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
c. Thái độ
- Biết được vai trò của hoocmôn trong đời sống từ đó có thái độ đúng về sử
dụng hoocmôn.
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Chống quan điểm siêu hình, giáo dục quan điểm duy vật biện chứng, thông
qua các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật.
2. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Các khái niệm : Phát triển của thực vật, tuổi cây, nhiệt độ thấp (xuân hoá),
cây ngày dài, cây ngắn ngày, quang chu kỳ, phitôcrôm.
- Các nhân tố điều khiển sự ra hoa, mối quan hệ sinh trưởng và phát triển .
- Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển.
3. CÁC THÀNH PHẦN KIẾN THỨC CHỦ YẾU
a. Phát triển là gì? (khái niệm phát triển).
b. Những nhân tố chi phối sự ra hoa
*Tuổi cây.
*Nhiệt độ thấp và quang chu kỳ.
- Nhiệt độ thấp.

19


×