Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Điều tra thực trạng phát triển chăn nuôi và vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi ở một số xã của huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.82 KB, 32 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi nhận được sự hướng dẫn nhiệt
tình và chu đáo của cô giáo Lưu Thị Uyên- giảng viên tổ KTNN, Khoa SinhKTNN, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lưu Thị Uyên đã giúp đỡ em hoàn
thành khoá luận này.
Trong khuôn khổ thời gian có hạn nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế, em mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự đóng
góp của các bạn để có thể tiếp tục hoàn thiện trong quá trình học tập và giảng
dạy sau này.

Hà Nội, ngày……..tháng 5 năm 2011
Người thực hiện

SV:Đỗ Thị Phương

SV:Đỗ Thị Phương

1

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Người thực hiện
SV: Đỗ Thị Phương

SV:Đỗ Thị Phương

2

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc mới được thành lập theo Nghị định số 09
ngày 23/12/2008 của Chính phủ, là một huyện nằm xa trung tâm tỉnh lỵ. Kinh tế
thuần nông, điểm xuất phát kinh tế còn ở mức thấp.[ 8]
Trong định hướng phát triển, huyện Sông Lô xác định nhiệm vụ trọng tâm
là phát triển kinh tế. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền cùng toàn thể nhân dân
trong huyện đã tập trung sức lực, trí tuệ đẩy mạnh phát triển kinh tế các ngành,
vùng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn
có. Vì vậy, kinh tế phát triển nhanh, tổng giá trị sản xuất thực hiện năm 2009 đạt
952,82 tỷ đồng, năm 2010 ước đạt trên 1.147 tỷ đồng, tăng 678 tỷ đồng so với
năm 2005 (năm 2005 đạt 468 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt

15,2%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 12,8 triệu
đồng/người/năm (tăng 7,31 triệu đồng so với năm 2005). Sản xuất nông nghiệp
đạt nhiều thành tựu nổi bật. Nhịp độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2005 2010 đạt 10,4%/năm. Trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã tập trung chuyển
dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất nông nghiệp
theo hướng toàn diện, hiệu quả và bền vững, lấy chăn nuôi là mũi nhọn, khâu
đột phá, gắn chăn nuôi với phát triển kinh tế vườn đồi, trang trại, khuyến khích
phát triển chăn nuôi động vật có giá trị kinh tế cao. Đồng thời chú trọng phát
triển công nghiệp, TTCN và dịch vụ. [ 8]
Xác định chăn nuôi là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông
nghiệp, vì vậy trong những năm qua, nông dân trong huyện đã quan tâm đầu tư
phát triển cả số lượng, chất lượng đàn vật nuôi. Trên cơ sở cải tạo đàn bò theo
hướng Sind hóa, đàn lợn theo hướng nạc hóa, đến nay toàn huyện đã có 4.197
con trâu, 19.261 con bò, hơn 65.000 con lợn, hơn 718.000 con gia cầm... So với
năm 2005 đàn trâu tăng 2,2%, đàn bò tăng 7,8%, đàn lợn tăng 26,1%, đàn gia
cầm tăng 15,5%. Phong trào chăn nuôi các động vật có giá trị kinh tế cao như:
nhím, rắn… phát triển mạnh, mở ra hướng đi mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành chăn nuôi. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong nông nghiệp
SV:Đỗ Thị Phương

3

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

tăng từ 45,07% (năm 2005) lên 50,9% năm 2010. Sông Lô cũng đã xác định
trong vòng 5-10 năm tới, kinh tế của Sông Lô vẫn chủ yếu dựa vào ngành nông

nghiệp với thế mạnh chăn nuôi. [ 12 ]
Không thể phủ nhận giá trị sản xuất chăn nuôi của huyện Sông Lô liên tục
tăng trong những năm gần đây, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của toàn
huyện đi lên nhưng cùng với đó, là tình trạng ô nhiễm do chất thải chăn nuôi
thải trực tiếp ra môi trường. Ở nhiều xã chăn nuôi với quy mô lớn mức độ ô
nhiễm rất cao. Vào những ngày hè nóng bức, mùi chất thải chăn nuôi bốc lên
phát tán vào không khí rất khó chịu, nước thải chưa qua xử lý ngấm xuống
nguồn nước ngầm gây ô nhiễm không thể sử dụng được, cùng với đó là việc
thôn xóm trở nên mất mỹ quan do hệ thống cống rãnh ngập ngụa chất thải.
Từ thực tế đó, với mục đích thu thập được số liệu phản ánh thực trạng
phát triển chăn nuôi và vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi tại địa phương, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Điều tra thực trạng phát triển chăn nuôi và vấn đề xử lí chất thải chăn nuôi
tại một số xã của huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh phúc”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phản ánh được thực trạng phát triển chăn nuôi của một số xã thuộc
huyện Sông Lô
- Đánh giá hoạt động xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp phù hợp giúp người chăn nuôi tăng cường xử lý chất
thải chăn nuôi.

SV:Đỗ Thị Phương

4

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi ở Việt Nam [ 3]
Theo Tổng cục Thống kê, tổng số đầu lợn năm 2010 là 27,3 triệu con,
giảm 0,92%, số lượng lợn nái là 4,1 triệu con, tổng sản lượng thịt lợn hơi đạt
3,03 triệu tấn, tăng 3,3% so với năm 2009. Số lượng gia cầm tăng từ 280 triệu
con lên 300,4 triệu con, tăng trưởng đạt 7,2%, sản lượng thịt tăng từ 528 nghìn
tấn lên 615 nghìn tấn, tăng gần 16%... Tổng sản phẩm chăn nuôi năm 2010 tăng
6,3% so với năm 2009. Với tốc độ tăng trưởng này, ngành chăn nuôi trở thành
ngành có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong nhóm ngành nông nghiệp (gồm trồng
trọt, chăn nuôi và dịch vụ) và lớn hơn cả tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành
nông - lâm - thủy sản (đạt 4,7%).
- Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn, Bộ, Ngành
có liên quan ( Bộ Nông nghiệp – PTNN; Viện Chăn nuôi quốc gia, ĐH Nông
nghiệp Hà Nội…), đã chỉ ra rằng chăn nuôi Việt Nam phát triển nhanh nhưng
thiếu bền vững mà nguyên nhân chủ yếu là:
- Chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán, mang tính tận dụng chiếm tỷ lệ cao.
Các cơ sở chăn nuôi phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch, chủ yếu trên đất
vườn nhà, đất mua hoặc thuê tại địa phương. Phần lớn cơ sở chăn nuôi còn xây
dựng ngay trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ dịch bệnh
cho vật nuôi, con người.
- Công tác phòng, chống dịch bệnh của nhiều địa phương còn yếu nên
dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, lợn tai xanh xảy ra thường xuyên gây
thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn
nuôi Việt Nam.
- Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chỉ đáp ứng 75-78% nhu cầu
sản xuất, vì vậy phải nhập khẩu 20% nguyên liệu giàu năng lượng, 80% các loại
thức ăn bổ sung, 80-90% thức ăn giàu đạm và hơn 90% chất phụ gia.


SV:Đỗ Thị Phương

5

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

- Giá thành các sản phẩm chăn nuôi khá cao, chất lượng và vệ sinh an
toàn thực phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước, đặc
biệt là cho xuất khẩu.
Những khó khăn từ đầu vào đến đầu ra của sản xuất đã khiến ngành chăn
nuôi Việt Nam năm 2010 không đạt được kết quả như mong đợi.
- Bước sang năm 2011, năm đầu tiên của kế hoạch năm năm 2011-2015,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đặt mục tiêu: tăng trưởng
giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 7,5-8%; tổng sản lượng thịt hơi các loại 4,28
triệu tấn; sản xuất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp 12 triệu tấn. Để thực
hiện mục tiêu này, Bộ NN&PTNT đề ra ba nhóm giải pháp:
- Tập trung đảm bảo về giống, kỹ thuật, chủ động nguồn thức ăn và các
điều kiện cần thiết để khôi phục và phát triển nhanh đàn gia súc, gia cầm theo
hướng hình thành các vùng chăn nuôi tập trung hình thức trang trại, nuôi công
nghiệp, gắn với cơ sở chế biến tập trung và xử lý chất thải; tăng nhanh các cây
thức ăn chăn nuôi, nhất là bắp, đậu tương;
- Bố trí đủ nguồn lực để thực hiện các phương án chủ động phòng chống
dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, đặc biệt đối với bệnh cúm gia cầm, lở mồm long
móng, tai xanh ở gia súc.
- Tiếp tục thực hiện chương trình cải tạo đàn bò và nạc hóa đàn heo,

chương trình giống vật nuôi, chương trình kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh an
toàn thực phẩm. Triển khai chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh ngành
chăn nuôi, chương trình hỗ trợ có mục tiêu phát triển chăn nuôi, giết mổ, chế
biến gia cầm tập trung, phát triển thức ăn chăn nuôi, tập trung trồng cỏ và chế
biến nâng cao giá trị dinh dưỡng nguồn phụ phẩm của sản xuất công nghiệp và
nông nghiệp.
- Với tất cả những khó khăn hiện tại ở một nước đang phát triển như Việt
Nam, do thiếu đất canh tác và vốn, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và tay nghề thấp của
nông dân, chăn nuôi nông hộ nhỏ sẽ tiếp tục tồn tại một thời gian dài nữa.
Những trở ngại này cần phải được xem xét nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi
và hạn chế bớt những bất lợi của chăn nuôi quy mô nhỏ.
SV:Đỗ Thị Phương

6

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.2. Chiến lược Quốc gia về phát triển chăn nuôi đến năm 2020 [ 9]
Chiến lược Quốc gia về phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt ngày 16 tháng 1 năm 2008 với những nguyên tắc
sau:
- Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, từng bước
đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị
trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện

điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ
sinh an toàn thực phẩm.
- Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh
như lợn, gia cầm, bò; đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng,
địa phương.
- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo
hướng trang trại, công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo
phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại,
công nghiệp.
Đồng thời bản Chiến lược này cũng đề ra mục tiêu phát triển dưới đây:
- Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó
năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%;
- Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có
hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi;
- Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công
nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất
thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.
2.3. Vấn đề quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi [ 1],[2],[4]…
2.3.1. Chất thải chăn nuôi
Các loại chất thải phát sinh từ chăn nuôi bao gồm: Chất thải rắn: Phân, chất
độn, lông, thức ăn dư thừa, chất hữu cơ ...; Chất thải lỏng: nước tiểu, nước rửa

SV:Đỗ Thị Phương

7

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

chuồng, tắm rửa gia súc, vệ sinh lò mổ, dụng cụ…; Chất thải khí: CO2, N2O,
NH3, CH4…
 Chất thải rắn
Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi gồm phân, rác, chất độn chuồng, thức
ăn dư thừa, xác gia súc chết hàng ngày. Tỷ lệ các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật
trong chất thải phụ thuộc vào khẩu phần ăn, giống, loài gia súc và cách dọn vệ
sinh.
 Nước thải
Nước thải phát sinh từ chăn nuôi do làm vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng
uống, nước tắm rửa cho gia súc hàng ngày, nước tiểu do gia súc bài tiết ra môi
trường. Nước thải chăn nuôi được coi là một trong những nguồn nước thải gây ô
nhiễm nghiêm trọng, nếu không được giải quyết thỏa đáng sẽ gây ra ô nhiễm
môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây ra những vấn đề mang
tính chất xã hội phức tạp.
+ Thành phần nước thải từ các trại chăn nuôi gia súc như sau:
- Chất hữu cơ: 70–80% gồm cellulose, protit, axit amin, chất béo,
hidratcarbon và các dẫn xuất của chúng…. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy.
- Vi sinh vật gây bệnh: Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và
trứng ấu trùng giun sán gây bệnh.
- Chất vô cơ: chiếm 20–30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối
chlorua, SO42-,…
- Thành phần nước thải chăn nuôi biến động rất lớn phụ thuộc vào quy mô
chăn nuôi, phương pháp vệ sinh, kiểu chuồng trại và chất lượng nước vệ sinh
chuồng trại....Trong nước thải, nước chiếm 75 – 95%, phần còn lại là các chất
hữu cơ, vô cơ và mầm bệnh.
 Khí thải
Kết quả phân tích không khí chuồng nuôi cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều

vượt quá ngưỡng cho phép. Nồng độ khí NH3 trong nông hộ đạt 0,112% mg/m3
vượt gấp 11,2 lần tiêu chuẩn cho phép, khí H2S đạt 0,0053 mg/m3 vượt gấp
1,06 lần tiêu chuẩn cho phép. Độ nhiễm khuẩn không khí đạt 35.500 VK/m3 cao
SV:Đỗ Thị Phương

8

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

hơn mức cho phép 19,72 lần. Nồng độ khí sulfua hoà tan cao 28-35 lần tiêu
chuẩn vệ sinh cho phép. Nồng độ NH4-N vượt quá chỉ tiêu cho phép 1,5-2 lần.
Hai loại khí trên phát thải trong quá trình phân hủy nước thải và chất thải chăn
nuôi có mùi hôi, tính độc có thể gây hại cho cộng đồng, ảnh hưởng tới sức khỏe
người dân.
2.3.2. Một số văn bản/ chương trình liên quan đến quản lý chất thải chăn
nuôi
 Văn bản/ luật
 Luật Bảo vệ môi trường - Điều 6, yêu cầu cơ sở chăn nuôi:
- Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông
thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được
phân loại tại nguồn;
- Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải
đạt tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên;
- Đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng
và người lao động.

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường
- Đưa ra danh sách các dự án phải lập đánh giá tác động môi trường( ĐTM ).
Theo Nghị định này, các dự án liên quan đến chăn nuôi phải lập ĐTM bao gồm
dự án chăn nuôi tập trung (1000 con gia súc, 20.000 con gà, 200 con đà điểu,
100.000 con chim cút).
- Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quy môi nhỏ không có trong danh sách các
dự án phải lập ĐTM sẽ phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường.
 Chương trình/dự án
Nhằm cải thiện tình hình quản lý chất thải chăn nuôi gia súc trên cả nước nói
chung và chăn nuôi tại các làng nghề, một số chương trình với qui mô quốc gia
và địa phương đã và đang được thực hiện.
 Chương trình khí sinh học

SV:Đỗ Thị Phương

9

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

- Chương trình này được bắt đầu thực hiện từ năm 2003. Trong giai đoạn đầu
(2006 - 2007) có 27.000 công trình đã được xây dựng tại 20 tỉnh. Dự án đặt mục
tiêu hoàn thành 140.000 công trình biogas vào cuối giai đoạn 2. Hiện nay việc
lên kế hoạch cho giai đoạn 2 đang được thực hiện, có thể bao gồm 50 trong tổng
số 63 tỉnh thành của cả nước.

 Dự án Quản lý Chất thải Vật nuôi Đông Á
Dự án bắt đầu được thực hiện từ năm 2006 và sẽ kết thúc sau 5 năm. Dự án
đặt mục tiêu giảm ô nhiễm nước biển từ sản xuất chăn nuôi tập trung tại 3 nước,
Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
 Chương trình Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh Môi trường
Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg đặt mục tiêu trong giai đoạn 2006 – 2010,
các trại chăn nuôi và chất thải gia súc phải được điều chỉnh để đạt các yêu cầu
về giảm ô nhiễm nguồn nước và môi trường. Trong quyết định này, xây dựng
các trạm biogas, thiết kế chuồng trại mới (thân thiện môi trường), danh sách các
dự án khác đã bao gồm cải thiện 5 triệu hộ chăn nuôi, dự tính ngân sách khoảng
6.800 tỉ đồng.
 Chương trình hỗ trợ nông dân quản lý chất thải ở các tỉnh
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 đã hỗ trợ một số hộ chăn nuôi mỗi hộ
300.000 đồng để xây bể biogas (theo quyết định số 6/2003/TTLT/BTCNNPTNT). Năm 2007 số tiền hỗ trợ đã tăng lên 1.000.000 đồng cho mỗi hộ.
Một số tỉnh khác như Vĩnh Phúc, Long An, Đồng Nai cũng áp dụng
chính sách hỗ trợ tương tự cho nông dân.
Tại Nghệ An, nông dân chăn nuôi gia súc sẽ nhận được giá thuê đất rẻ chỉ
khi họ viết bản cam kết bảo vệ môi trường, giới hạn khối lượng phân chuồng
dùng nuôi cá, sử dụng biogas, chỉ có phân sau khi xử lý mới được đem bón trên
đồng ruộng
2.3.3. Hiện trạng quản lý môi trường trong chăn nuôi
Theo số liệu Cục Chăn nuôi (Bộ NN –PTNT) [ 3], năm 2008 cả nước có
khoảng 16.700 trang trại chăn nuôi với 220 triệu con gia cầm, 8,5 triệu con trâu bò, 27 triệu con lợn, trên 1,3 triệu con dê và 11 vạn con ngựa. Với lượng thải
SV:Đỗ Thị Phương

10

K33D-Sinh-KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

của một con bò từ 10 - 15kg phân/ngày, một con lợn là 2,5 - 3,5 kg phân/ngày
và gia cầm là 90 gam phân/ ngày thì tổng số lượng chất thải chăn nuôi khoảng
73 triệu tấn/năm chất thải rắn (phân khô, thức ăn thừa) và 25-30 triệu m3 chất
thải lỏng (phân lỏng, nước tiểu và nước rửa chuồng trại). Trong đó, khoảng 50%
lượng chất thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (20 - 24 triệu m3) xả
thẳng ra tự nhiên, hoặc sử dụng không qua xử lý là những tác nhân gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
Trong mối quan tâm chung về ô nhiễm môi trường nông thôn thì những
quan ngại về chất thải chăn nuôi thường được gắn nhiều hơn với chăn nuôi lợn
do số lượng tương đối lớn và tập trung, chiếm tới 70% tổng đàn gia súc trong
khi các gia trại chăn nuôi các loại khác chỉ có quy mô nhỏ và phân tán.
Việc tăng số lượng gia súc đã làm tăng số lượng chất thải chăn nuôi và
gây ô nhiễm môi trường. Do đó việc đặt ra quản lý chất thải chăn nuôi để vừa
ngăn chặn tác nhân gây ô nhiễm từ chất thải này vừa tái tạo năng lượng phục vụ
sản xuất đang là vấn đề đặt ra cho ngành chăn nuôi.
Đã có một số chương trình/dự án hợp tác quốc tế về xử lý chất thải chăn
nuôi (với FAO, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Bỉ…). Nhiều doanh nghiệp cũng đã
cung cấp các dịch vụ xử lý chất thải chăn nuôi. Tuy vậy cho đến nay, các chất
thải vật nuôi ở nước ta vẫn chưa được xử lý nhiều, hoặc có xử lý nhưng công
nghệ xử lý chưa triệt để. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong chăn
nuôi còn nhiều bất cập về các nguồn lực. Sự phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan và các cấp quản lý địa phương để triển khai công tác BVMT trong chăn
nuôi chưa đạt nhiều hiệu quả. Các chương trình/dự án hợp tác quốc tế chưa phát
huy rộng rãi và có hiệu quả trong công tác BVMT chăn nuôi; chưa thu hút được
sự đầu tư ở nhiều thành phần kinh tế vào lĩnh vực BVMT trong chăn nuôi.
Thêm vào đó, nhận thức của người chăn nuôi về BVMT trong chăn nuôi

còn hạn chế cộng với các cơ sở chăn nuôi ở Việt Nam phát triển tự phát, chưa
theo quy hoạch, chủ yếu còn xây dựng ngay trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi
trường, tăng nguy cơ dịch bệnh cho vật nuôi, con người và ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
SV:Đỗ Thị Phương

11

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.3.4. Xử lý chất thải chăn nuôi [ 12]
2.3.4.1. Xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn trong chăn nuôi thường được xử lý bởi các phương pháp sau
(kết hợp cả men, vi sinh vật):
- Ủ nóng;
- Ủ hỗn hợp;
- Ủ lạnh;
- Hầm ủ khí sinh học Biogas.
Trong thực tế, chất thải rắn chăn nuôi chủ yếu được xử lý bằng ủ nóng và
hầm Biogas.
2.3.4.2.Xử lý chất thải lỏng
Các phương pháp thông dụng xử lý chất thải lỏng chăn nuôi là:
1. Hồ sinh vật (hồ oxy hóa): Gồm các loại hồ ổn định chất thải hiếu khí,
hồ ổn định chất thải kỵ khí và hồ ổn định chất thải tùy nghi.
2. Sử dụng cánh đồng lọc, cánh đồng tưới (là những khu đất chia ô nhỏ

bằng phẳng được quy hoạch để xử lý nước thải).
3. Sử dụng các sinh vật thủy sinh: gồm các nhóm nổi (bèo tấm, lục
bình...), nhóm nửa chìm nửa nổi (sậy, lau, thủy trúc, cây muỗi nước ...), nhóm
chìm (rong xương cá, rong đuôi chó...).
4. Phương pháp lắng cặn: Hỗn hợp chất thải chăn nuôi được đưa vào hồ,
sau đó dùng một số yếu tố như dùng lực động học để phân loại chất thải thành
chất thải rắn và chất lỏng.
5. Các biện pháp khác: Các biện pháp khác như đốt (rác, vật nuôi chết),
làm lạnh (khí thải), pha loãng để làm nước tưới, dùng hóa chất, men sinh học,
dùng làm thức ăn cho các loại vật nuôi khác (nuôi trồng…).
2.3.5. Quy định về quản lý chất thải ( Luật Bảo vệ môi trường 2005 ) [ 1 ]
Tùy theo điều kiện mặt bằng, quy mô cơ sở chăn nuôi, chủ cơ sở lựa chọn
biện pháp xử lý phù hợp đảm bảo chất thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

SV:Đỗ Thị Phương

12

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa
học vào xử lý chất thải chăn nuôi, giảm thiểu mùi hôi, khí độc sinh ra từ phân và
nước tiểu gia súc, gia cầm.
Quản lý chất thải rắn
- Chất thải rắn phát sinh trong quá trình chăn nuôi phải được thu gom gọn

gàng sạch sẽ, có nơi thu gom, chứa chất thải rắn, thùng chứa phải bằng vật liệu
bền, có nắp đậy kín, không rò rỉ, thấm hút, chảy tràn. Thường xuyên dùng hoá
chất, vôi bột để sát trùng nơi chứa chất thải rắn. Xử lý bằng hầm, túi biogas.
- Không tồn trữ chất thải rắn tại chuồng trại và nơi thu gom của cơ sở quá
24 giờ mà không có biện pháp xử lý thích hợp.
- Làng nghề phải xây dựng và vận hành thường xuyên hệ thống thu gom,
xử lý nước thải tập trung đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với
nước thải, bảo đảm không làm ô nhiễm đất, nước ngầm, nước ao hồ và sông
ngòi xung quanh. Trường hợp làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải tập
trung thì các hộ gia đình, cơ sở chăn nuôi phải tự xử lý nước thải, bảo đảm
không gây ô nhiễm môi trường.
- Nghiêm cấm việc xả nước thải chưa được xử lý vào các ao, hồ và các
dạng chứa nước khác mà không được chống thấm theo quy định.
Xử lý khí thải, mùi hôi và tiếng ồn
- Chủ cơ sở chăn nuôi phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại để giảm
thiểu mùi hôi phát sinh trong quá trình chăn nuôi, khử trùng, phòng chống, dập
dịch theo đúng quy định về vệ sinh thú y.
- Khí thải trong quá trình nuôi nhốt, tồn trữ chất thải phải được xử lý bằng
các biện pháp thích hợp để không phát sinh mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh.
- Các khu vực tập trung đông dân cư, chuồng trại phải có tường bao quanh
với chiều cao tối thiểu theo quy định.

SV:Đỗ Thị Phương

13

K33D-Sinh-KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG –
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động sản xuất chăn nuôi
Hoạt động quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi.
Giới hạn trong phạm vi các xã Đồng Thịnh, Đồng Quế, Tân Lập huyện Sông Lô
3.2. Nội dung nghiên cứu
1. Thực trạng phát triển chăn nuôi tại khu vực nghiên cứu
o Quy mô đàn gia súc, gia cầm
o Hình thức chăn nuôi
2. Quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi
o Quản lý chuồng trại chăn nuôi
o Phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi
o Nhận thức của người chăn nuôi về vấn đề quản lý và xử lý chất thải
chăn nuôi
3.3. Phương pháp nghiên cứu
o Nghiên cứu tài liệu, niên giám thống kê của địa phương
o Điều tra, phỏng vấn người chăn nuôi
o Quan sát thực tế

SV:Đỗ Thị Phương

14

K33D-Sinh-KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên -kinh tế - xã hội huyện Sông Lô và khu vực nghiên
cứu. [ 8]
4.1.1. Điều kiện tự nhiên -kinh tế - xã hội huyện Sông Lô
Ngày 23/12/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/NĐ-CP về việc
điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch để thành lập huyện Sông Lô
trên cơ sở các xã: Bạch Lưu, Hải Lựu, Đôn Nhân, Quang Yên, Lãng Công,
Nhân Đạo, Phương Khoan, Đồng Quế, Nhạo Sơn, Như Thuỵ, Yên Thạch, Tân
Lập, Tứ Yên, Đồng Thịnh, Đức Bác, Cao Phong và thị trấn Tam Sơn. Về vị trí
địa lý Huyện Sông Lô: Phía Đông giáp huyện Lập Thạch; phía Tây và Nam giáp
tỉnh Phú Thọ; phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang.
Là một huyện thuần nông với cơ cấu nông nghiệp chiếm gần 50%, diện
tích đất tự nhiên 15.031,77 ha- được đánh giá là địa phương có đất đai rộng,
tiềm năng đất nông nghiệp cao. Dân số 93.984 người. Gồm 23.996 hộ gia đình.
Lao động: 41.490 người. Số hộ làm nông nghiệp chiếm gần 80%, trong đó hộ
chăn nuôi chiếm gần 100%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 12,8
triệu đồng. Cả 17 xã của Sông Lô là những địa phương khó khăn; địa hình lại
phức tạp, chủ yếu là đồi gò, diện tích chiêm trũng lớn, rất khó khăn về tưới tiêu,
trong khi đó, xuất phát điểm kinh tế của huyện rất thấp, chủ yếu thuần nông,
công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, cơ sở
hạ tầng còn yếu kém.
Tuy vậy, trong thời gian tới, Sông Lô vẫn phải xác định phát triển nông
nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, bởi hiện nay vẫn còn 96% dân số của huyện
sống trong nông thôn, trong đó, cần lấy phát triển chăn nuôi là đột phá. Trên cơ
sở phân tích thổ nhưỡng, xác định cây trồng chủ lực cho từng vùng; quy hoạch

vùng sản xuất tập trung để tạo ra vùng sản xuất hàng hoá; từng bước hình thành
các vùng sản xuất các cây rau màu có giá trị kinh tế cao; phát triển nghề trồng
hoa, cây cảnh; đưa tiến bộ KHKT, giống cây trồng vật nuôi có năng suất, giá trị
kinh tế cao vào sản xuất; khai thác tốt tiềm năng vườn đồi, kinh tế trang trại;
phát triển mạnh chăn nuôi, coi đây là khâu đột phá, phấn đấu đến năm 2015, tỷ
SV:Đỗ Thị Phương

15

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

trọng chăn nuôi đạt 68%. Bên cạnh đó, huyện sẽ khai thác tốt tiềm năng mặt
nước để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là mô hình 1 lúa - một cá,
phấn đấu đến năm 2015, diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.100 ha, sản lượng
đạt 1.500 tấn.
4.1.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
Bảng 1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của Đồng Thịnh, Đồng Quế và
Tân Lập.
Đồng

Chỉ tiêu

Thịnh

Đồng Quế


Tân Lập

Diện tích đất tự nhiên (ha)

1.134,65

798,32

723,21

Đất nông nghiệp (ha)

611,11

302,98

298,90

Đất trồng rừng ( ha )

-

178,90

158,80

Mặt nước nuôi trồng thủy sản ( ha )

198,00


28,95

38,50

Nhân khẩu ( người )

8.152

5.653

5.486

Hộ gia đình ( hộ)

2.016

1.359

1.239

Hộ chăn nuôi ( %)

77,38

88,96

90,64

7.360,00


9.580,00

7.860,00

Thu nhập bình quân ( triệu
dồng/người )
Thống kê 2010[14]

1. Xã Đồng Thịnh: Một trong những xã thuần nông của huyện Sông Lô . Đất
đai đa số là đồi gò và vùng chiêm trũng, nhiều diện tích đất canh tác không chủ
động được nước tưới, trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, sản xuất nông
nghiệp đạt năng suất thấp, không ổn định; các ngành nghề dịch vụ ở địa phương
cũng chưa phát triển. Đồng Thịnh đã và đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi; khai thác tiềm năng lao động, đất đai, tích cực đẩy mạnh phát triển toàn
diện KT-XH.
Trong chăn nuôi, xã khuyến khích các hộ chăn nuôi đầu tư xây dựng các
trang trại có quy mô sản xuất lớn, hiệu quả cao, hạn chế chăn nuôi tại hộ gia
đình nhỏ lẻ. Phát triển chăn nuôi bò lai sind, đầu tư chăn nuôi lợn nái và lợn siêu

SV:Đỗ Thị Phương

16

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


nạc, gia cầm, thuỷ sản theo hướng công nghiệp; xây dựng và mở rộng mô hình
kinh tế vườn đồi, trang trại, trong đó mũi nhọn là mô hình chăn nuôi tập trung.
Bình quân thu nhập đầu người năm 2010 đạt 7.360.000đ/người. Hiện nay,
xã còn 260 hộ nghèo, chiếm gầm 13%.
2. Xã Đồng Quế - Một xã miền núi, diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác có
hạn, Đồng Quế còn nhiều khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát
triển nông thôn, do nền kinh tế xuất phát điểm thấp, đời sống nhân dân chủ yếu
dựa vào nông nghiệp thuần nông.
Dù biết rằng sản xuất nông nghiệp luôn phụ thuộc vào thời tiết, hiệu quả
không cao, nhưng với những thuận lợi và khó khăn đang có Đồng Quế luôn xác
định nông nghiệp là mục tiêu hàng đầu nhằm đảm bảo ổn định và an toàn về
lương thực. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn xã cũng phát triển mạnh
cả về số lượng và chất lượng, tổng đàn gia súc gia cầm đều tăng, đã xuất hiện
nhiều mô hình chăn nuôi có qui mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá, có gần 30
hộ chăn nuôi từ 50 đến trên 150 con lợn, tổng thu nhập từ chăn nuôi đạt trên 10
tỷ đồng và chiếm tỷ trọng cao trong kinh tế. Kết hợp với các nguồn thu từ kinh
tế rừng, dịch vụ…đời sống của nhân dân xã Đồng Quế được nâng cao, mức thu
nhập bình quân tăng lên hơn 9,5 triệu đồng/người/năm. Cuối năm 2010 Đồng
Quế đã khởi động các dự án xây dựng khu chăn nuôi tập trung.
3. Xã Tân Lập: Tân Lập là xã niềm núi, nằm ở phía Đông huyện Sông Lô có
diện tích tự nhiên 723,21 ha, dân số: 5.486 nhân khẩu và 1.239 hộ.
Tân Lập xác định hướng phát triển kinh tế chủ yếu của xã là nông nghiệp,
chú trọng trồng rừng kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tân Lập đã thực hiện
chính sách ưu đãi giao cấp đất, cho thuê đất từ 30–50 năm tạo điều kiện phát
triển mạnh mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại quy mô sản xuất hàng hóa với
phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp và thực hiện các
chương trình “Sind hóa đàn bò”, “nạc hóa đàn lợn”, xác định loại vật nuôi là
hàng hóa chủ lực gồm lợn siêu nạc, gia cầm chuyên thịt - chuyên trứng, bò thịt.
4.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi của huyện Sông Lô và khu vực nghiên

cứu.
SV:Đỗ Thị Phương

17

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

4.2.1. Tổng đàn gia súc, gia cầm toàn huyện
Căn cứ vào số liệu thống kê của cục thống kê Vĩnh Phúc [14 ] chúng tôi
có được kết quả về số đầu gia súc, gia cầm của huyện trong 2 năm 2009, 2010
như sau:
Bảng 2. Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện Sông Lô 2009, 2010
Năm
Tăng trưởng
(%)
Sông lô chiếm
tỷ lệ ( %)

Lợn



Thủy cầm

Trâu




11,36

17,37

1,47

7,28

4,06

11,84

12,64

8,20

15,60

13,89

So sánh với toàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010
Số đầu con của

548.734

46.414.000


1.607.190

26.962

138.697

2010

65.000

586.600

131.400

4.197

19.261

2009

57.230

499.800

129.500

3.912

18.510


toàn tỉnh

Kết quả cho thấy, năm 2010, trong bối cảnh chăn nuôi nước ta phải đối
diện với nhiều khó khăn: dịch bệnh nhiều, giá thức ăn cao, rét đậm kéo
dài…nhưng đàn gia súc, gia cầm của huyện vẫn tăng trưởng nhanh, đặc biệt là
đàn lợn ( 11,36%) và đàn gà ( 17,37%)
Các đối tượng vật nuôi truyền thống đều chiếm tỷ lệ cao so với quy mô
đàn gia súc, gia cầm toàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó trâu, bò là 2 đối tượng được
nuôi nhiều ở Sông Lô. Thành tích này là kết quả của nhiều lợi thế: địa hình đồi
gò, đất đai rộng, lao động dồi dào, đặc điểm nền kinh tế thuần nông và định
hướng phát triển chăn nuôi của huyện.
Bên cạnh những đối tượng vật nuôi truyền thống, chăn nuôi huyện Sông Lô
bước đầu đã triển khai nuôi một số đối tượng mới có giá trị kinh tế, có khả năng
cho thu nhập cao, ví dụ như nhím, lợn rừng, rắn, ba ba... Tuy vậy mô hình này
chưa được nhân rộng và số đầu con cũng còn hạn chế. Mặt khác, hiện tại trên

SV:Đỗ Thị Phương

18

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

toàn huyện Sông Lô không nuôi bò sữa, trong khi đất đai rộng vốn là một trong
những lợi thế lớn nhất để phát triển đàn bò sữa.
4.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi của khu vực nghiên cứu

4.2.2.1. Đàn gia súc, gia cầm các xã Đồng Thịnh, Đồng Quế, Tân Lập
Thống kê cơ bản đàn gia súc, gia cầm của các xã Đồng Thịnh, Đồng Quế,
Tân Lập được trình bày ở bảng sau.
Bảng 3. Số lượng gia súc, gia cầm của các xã Đồng Thịnh, Đồng Quế,
Tân Lập năm 2010 ( ĐVT : con )
Đối

Đồng

Đồng

Thịnh

Quế

Lợn

6.523

4.280

3562

14.365

22,10



50.155


34.890

36.088

121.133

20,65

10.460

7.176

5.884

23.520

17,90

Trâu

294

402

491

1.187

28,28




1.075

1.764

1.889

4.728

24,55

tượng

Thủy
cầm

Tân Lập

Cộng

So sánh với tổng
đàn của huyện (%)

Ba xã Đồng Thịnh, Đồng Quế, Tân Lập có dân số tổng cộng chiếm 20,53
% , diện tích đất tự nhiên chiếm 17,67 % toàn huyện nhưng đàn gia súc gia cầm
lại chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20,65% đến 28,28 % tùy từng đối tượng vật nuôi, trừ
đàn thủy cầm.
4.2.2.2. Mô hình chăn nuôi phổ biến ở Đồng Thịnh, Đồng Quế, Tân Lập

Đặc điểm nổi bật nhất trong thời gian qua của chăn nuôi huyện Sông Lô
nói chung và các xã Đồng Thịnh, Đồng Quế, Tân Lập nói riêng là sự hình thành
và phát triển phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại. Đây là hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của địa phương,
nhằm khai thác lợi thế về đất đai, vườn đồi. Tuy nhiên, mô hình trang trại chăn
nuôi chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, dưới dạng kết hợp VC, VAC. Chăn nuôi
công nghiệp tập trung quy mô lớn còn rất ít.
SV:Đỗ Thị Phương

19

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Bên cạnh đó, là một huyện thuần nông nên chăn nuôi cũng gắn liền với
hoạt động sản xuất của hầu hết các hộ nông dân – do đó hình thức chăn nuôi
nông hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể, bao gồm cả nuôi lợn, nuôi gà và nuôi
trâu, bò. Song, dù quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ truyền thống nhưng phương thức
chăn nuôi trong các nông hộ thì đã thay đổi đáng kể, phương thức quảng canh
tận dụng chỉ còn gặp ở một số hộ nuôi một vài con gà, vịt, một hai con trâu, bò.
Còn lại đa số các hộ chăn nuôi đều áp dụng phương thức chăn nuôi bán thâm
canh, chú trọng vào con giống cao sản và bổ sung thức ăn công nghiệp.
Bảng 4. Mô hình chăn nuôi phổ biến ở Đồng Thịnh, Đồng Quế, Tân Lập
Phương thức nuôi
Kiểu mô hình


Đối tượng vật nuôi

Tận

Bán

dụng

TC

TC

1. Trang trại, gia trại
Vườn – Ao - Chuồng

Ao – Chuồng

Gà vườn/bò thịt/bò sinh
X

sản/lợn
Lợn/ gà thịt,gà đẻ công

X

nghiệp

Rừng -Vườn –

Gà vườn/bò thịt/bò sinh


Chuồng

sản/lợn

Chuồng

Lợn/ gà công nghiệp

x

X

x

2. Nông hộ nhỏ, lẻ
Nuôi một hoặc nhiều
đối tượng

Lợn/ gà/trâu,bò

x

x

Kết quả cho thấy mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại kết hợp của 3 xã
rất đa dạng. Tùy điều kiện đất đai, ruộng vườn, hồ ao mà mỗi hộ gia đình chọn
mô hình phù hợp ( VAC, VC, AC). Tất cả các trang trại, gia trại đều đã xác định
và phối hợp được các khâu sản xuất trong cả hệ thống để tối đa lợi nhuận do đó
không có trang trại nào nuôi theo kiểu tận dụng. Tại khu vực này, cũng xuất hiện

trang trại chăn nuôi công nghiệp, đầu tư nuôi gà thịt, gà đẻ trứng hay nuôi lợn
SV:Đỗ Thị Phương

20

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

cao sản. Điều đó cho thấy dù là một địa phương xa trung tâm tỉnh lỵ nhưng nông
dân cũng đã nắm bắt cơ hội, vận dụng các tiến bộ kỹ thuật để thâm canh trong
chăn nuôi. Còn ở khu vực chăn nuôi nhỏ trong nông hộ, phương thức nuôi chủ
yếu là kết hợp tận dụng và bổ sung thức ăn công nghiệp vào những giai đoạn
nhất định hoặc khi có điều kiện.
4.2.2.3. Quy mô chăn nuôi
Chúng ta biết rằng quy mô chăn nuôi phản ánh thực trạng phát triển chăn
nuôi của khu vực, trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý và tiềm năng vốn của nông
hộ, nhưng quy mô càng lớn lượng chất thải càng nhiều và khả năng ô nhiễm môi
trường càng cao nếu chất thải không được xử lý triệt để.
Với mục đích đánh giá tác động của chất thải trong chăn nuôi đến môi
trường, vì thế nghiên cứu của chúng tôi không thống kê chi tiết quy mô chăn
nuôi của toàn bộ các hệ thống sản xuất tại Sông Lô mà chọn một số mô hình
chăn nuôi có nguy cơ gây ô nhiễm lớn hơn. Đó là mô hình chăn nuôi lợn trang
trại, gia trại, mô hình nuôi gà công nghiệp và mô hình chăn nuôi nhỏ, lẻ trong
nông hộ. Mỗi mô hình chúng tôi chọn 20 cơ sở điều tra. Kết quả như sau :
Bảng 5. Quy mô chăn nuôi của một số hệ thống sản xuất


Kiểu mô hình

Trang trại, gia trại
nuôi lợn
Trang trại, gia trại
nuôi gà
Chăn nuôi nông hộ

Quy mô tối thiểu-

Bình quân quy

Tỷ lệ chuồng trại

tối đa



nằm trong khu

( con/ cơ sở )

( con/ cơ sở )

dân cư (%)

30 – 200

54,5


40,0

100 – 1500

345

55,0

1- 10

3,5

100,0

Kết quả thu được đã phản ánh một số vấn đề:
- Có những cơ sở chăn nuôi với quy mô rất lớn ( 200 đầu lợn hoặc 1500 con
gà), tuy nhiên vì số cơ sở chăn nuôi lớn như vậy không nhiều nên bình quân quy
mô chăn nuôi cho cả nhóm ở mức vừa phải ( 54,5 con lợn hoặc 350 con gà). Với
SV:Đỗ Thị Phương

21

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

lợi thế sẵn có, nếu thị trường tiêu thụ đảm bảo và khống chế được dịch bệnh thì

các mô hình chăn nuôi quy mô lớn sẽ trở thành những điển hình thúc đẩy người
dân ở đây mở rộng quy mô chăn nuôi, góp phần cùng các địa phương khác trong
cả huyện phấn đấu đạt chỉ tiêu nâng tỷ trọng chăn nuôi lên 68 % vào năm 2015
[13 ]. Tuy nhiên cũng sẽ là một thách thức lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường
sống của con người.
- Dù phát triển chăn nuôi tập trung với quy mô tương đối lớn nhưng 55% cơ
sở chăn nuôi gà và 40% cơ sở chăn nuôi lợn vẫn nằm trong khu đông dân.
Chúng tôi đã phỏng vấn một số hộ nuôi gà công nghiệp và được biết năm qua rét
đậm kéo dài, ngay cả những gia đình có điều kiện chuyển cơ sở chăn nuôi ra
khỏi khu dân cư cũng không dám thực hiện vì chuồng trại nuôi gà khá sơ sài, gió
rét có thể bùng phát dịch bệnh hoặc làm gà chết rét hàng loạt. Đây là vấn đề cần
được tháo gỡ, cần phải di dời các cơ sở chăn nuôi đến vùng quy hoạch chăn nuôi
tập trung đi đôi với đầu tư cơ sở hạ tầng, chuồng trại đáp ứng yêu cầu phát triển
chăn nuôi của người dân.
- Hiện xã Đồng Quế đang cố gắng để khởi động các dự án xây dựng khu
chăn nuôi tập trung, tuy còn gặp rất nhiều khó khó khăn.
- Hiện tượng chăn nuôi theo phương thức đa con, chuồng gia súc, gia cầm
nằm ngay cạnh khuôn viên nhà ở, chen chúc trong khu dân cư không phải là
điều hiếm ở Đồng Thịnh, Đồng Quế, Tân Lập vì chăn nuôi hộ gia đình là cách
người dân tận dụng các sản phẩm dư thừa hằng ngày. Tuy nhiên, mỗi gia đình
nuôi 3- 4 con lợn mà vệ sinh chuồng trại, xử lý phân không hợp lý thì tất cả các
hộ xung quanh phải cùng chịu hậu quả: nguồn nước, không khí bị ô nhiễm và
lây lan dịch bệnh.
4.3. Quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi tại khu vực nghiên cứu
4.3.1. Đánh giá chung tình hình xử lý chất thải chăn nuôi
- Như đã trình bày ở trên các xã Đồng Thịnh, Đồng Quế, Tân Lập có 3 mô
hình chăn nuôi chủ yếu :
- Chăn nuôi trang trại kết hợp ( rừng, vườn đồi, ao nuôi và chuồng trại )
- Chăn nuôi tập trung ( chủ yếu quy mô vừa và nhỏ )
SV:Đỗ Thị Phương


22

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

- Chăn nuôi trong nông hộ
 Chăn nuôi trang trại
Chăn nuôi trang trại kết hợp – một mô hình sản xuất với nhiều lợi ích cả
về mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, vì thế ô nhiễm chất thải chăn nuôi
tại đây chưa đến mức nóng bỏng như nhiều khu vực khác đã được báo chí đưa
tin. Lượng chất thải chăn nuôi chủ yếu được nông dân sử dụng bón cho cây
trồng và nuôi cá, nên phần nào tránh được tình trạng thải trực tiếp ra môi trường.
Bên cạnh đó một điều đáng ghi nhận Sở TN&MT Vĩnh Phúc đã triển khai
dự án “Hỗ trợ nhân rộng Biogas” trên địa bàn huyện Sông Lô. Dự án nhằm hỗ
trợ, khuyến khích người dân xây dựng hầm Biogas, giúp cải thiện, khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra. Đồng thời, tận dụng nguồn
khí gas từ hầm Biogas giúp giảm chi phí chăn nuôi, tăng thu nhập cho người
dân. Qua một thời gian thực hiện tình hình ô nhiễm chất thải chăn nuôi nuôi đã
giảm. Sở Sở TN&MT có trách nhiệm cung cấp kỹ thuật và hỗ trợ kinh phí xây
dựng hầm Biogas. Kinh phí hỗ trợ là 1,3 triệu đồng/hầm. Trong giai đoạn 20062009, toàn huyện đã xây dựng được 1510 hầm Biogas với tổng số tiền được Sở
hỗ trợ là 1,96 tỷ đồng. [15 ]
 Chăn nuôi công nghiệp ( thâm canh trên một đối tượng vật nuôi ) và chăn
nuôi trong hộ gia đình- đây là những mô hình chăn nuôi tiềm ẩn rất nhiều
vấn đề ô nhiễm môi trường nếu quy trình chăn nuôi, quản lý và xử lý chất
thải không được chú trọng. Vì thế chúng tôi đi sâu tìm hiểu việc xử lý chất

thải ở 2 mô hình này.
4.3.2. Quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi trong mô hình chăn nuôi tập
trung
Điều tra các cơ sở chăn nuôi tập trung ( thâm canh trên một đối tượng
nuôi chủ yếu như lợn thịt, lợn nái, gà thịt, gà đẻ ) chúng tôi nhận thấy hầu hết
các trại chăn nuôi tập trung hiện nay đều bắt đầu từ chăn nuôi nông hộ nhỏ, cùng
với thời gian người chăn nuôi mở rộng thêm chuồng trại, mua thêm con giống,
đầu tư thức ăn công nghiệp.v.v. Vì thế chăn nuôi không tránh khỏi rơi rớt những
tập quán chăn nuôi lạc hậu ; chuồng trại, hệ thống thu gom, xử lý chất thải ít
SV:Đỗ Thị Phương

23

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

được đầu tư…nên bảo vệ môi trường, xử lý chất thải chăn nuôi không những ít
được chú trọng mà còn khó thực hiện.
4.3.2.1. Quy trình vệ sinh chuồng trại
Để vệ sinh phòng dịch cho đàn vật nuôi đồng thời quản lý chất thải và
giảm ô nhiễm người chăn nuôi cần thực hiện đúng quy trình vệ sinh chuồng trại.
Phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại để giảm thiểu mùi hôi phát sinh trong
quá trình chăn nuôi, khử trùng, phòng chống, dập dịch theo đúng quy định về vệ
sinh thú y.
Việc quét thu gom chất thải, rửa chuồng thực chất là tiêu độc cơ học. Sau
khi tiêu độc cơ học thường cứ 3 ngày phải dùng dung dịch sát trùng để sát trùng

toàn bộ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi ( tiêu độc hóa học ). Thực hiện tốt quy
trình vệ sinh còn làm cho mùi hôi thối của các cơ sở chăn nuôi giảm đi đáng kểmùi khó chịu của các cơ sở chăn nuôi chính là nguyên nhân cơ bản của những
bức xúc trong khu dân cư lân cận.
 Vệ sinh tiêu độc cơ học
Kết quả điều tra của chúng tôi tại các trại cho thấy có một số phương thức
vệ sinh, tiêu độc cơ học chuồng nuôi phổ biến là :
-Trộn lẫn chất rắn và chất lỏng ( nước tiểu, nước rửa chuồng ) tạo ra phân
lỏng; Thường người ta rửa chuồng bằng cách phun nước và áp dụng cho nuôi
lợn thịt. Do nền chuồng dốc và dưới áp suất của nước, chất thải bị đẩy về phía
cuối chuồng và thoát ra ngoài qua rãnh.
-Tách chất rắn và chất lỏng. Thường áp dụng cho nuôi lợn nái. Người ta
hót phân rắn rồi rửa chuồng với tần suất như đã nói ở trên. Với phương pháp vệ
sinh như vậy, có thể coi đã hót được 90-95% phân rắn. Nước thải chăn nuôi
(nước tiểu và nước rửa chuồng) được chảy vào hố chứa hoặc ao nuôi cá.
-Đối với trại nuôi gà : Chăn nuôi gia cầm không sử dụng nước để rửa
chuồng hoặc để tắm cho chúng mà chuồng trại được tiến hành vệ sinh bằng cách
hót bỏ phần chất độn chuồng- thường là vỏ trấu, mùn cưa mỗi khi bị ướt hoặc có
nhiều phân loãng, vì thế không đề ra định kỳ thu gom chất thải, có những trại
nhiều ngày mới thu gom phân hoặc hết một lứa gà mới thay đệm lót.
SV:Đỗ Thị Phương

24

K33D-Sinh-KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


 Vệ sinh tiêu độc hóa học
Ngay sau khi vệ sinh tiêu độc cơ học, các trại chăn nuôi cần áp dụng
phương thức tiêu độc hóa học bằng cách dùng hóa chất khử trùng để khử trùng
toàn bộ chuồng trại.
Nếu các trại thực hiện tốt quy trình vệ sinh chuồng trại thì chẳng những
bảo vệ được đàn vật nuôi, giảm ô nhiễm mà mùi khó chịu, ruồi muỗi cũng giảm
đáng kể, dân cư sống gần các trại chăn nuôi cũng ít phàn nàn hơn. Tuy nhiên,
kết quả điều tra của chúng tôi cho biết phần lớn cơ sở chăn nuôi không thực hiện
đúng quy trình, đặc biệt là không định kỳ khử trùng chuồng trại nếu như không
có dịch. Kết thúc và bắt đầu mỗi lứa nuôi cũng không áp dụng khử trùng chuồng
trại 100% vì đôi khi các trại xuất bán một phần và nuôi gối đầu, trừ nuôi gà công
nghiệp.
4.3.2.2. Quản lý và xử lý chất thải
Bảng 6 . Tỷ lệ xử lý chất thải tại các trại chăn nuôi tập trung
Cơ sở chăn
nuôi

Phương thức thu
gom chất thải

Trại nuôi lợn
( n=20 )

Trộn lẫn chất rắn và
chất lỏng

Trại nuôi lợn
( n=20 )

Tách chất rắn và

chất lỏng

Trại nuôi gà
( n=10 )

Chỉ tiêu theo dõi
Trại có xử lý
( n = 12)
Trại không xử lý
( n =8)
Trại có xử lý
( n = 10)
Trại không xử lý
( n=10)
Trại có xử lý
( n = 3)
Trại không xử lý
( n =7)

Chất thải rắn

Tỷ lệ áp
dụng
( %)
60,0
40,0
50,0
50,0
30,0
70,0


Kết quả bảng 6 cho thấy trong 20 cơ sở chăn nuôi lợn, thu gom phân theo
phương thức trộn lẫn chất thải rắn chất thải lỏng thì có 12 cơ sở áp dụng các
hình thức xử lý chất thải, đạt tỷ lệ 60%, trong khi đó với cơ sở chăn nuôi lợn thu
gom chất thải tách tiêng chất rắn và chất lỏng tỷ lệ này là 50% và cơ sở chăn
nuôi gia cầm là 30%.
SV:Đỗ Thị Phương

25

K33D-Sinh-KTNN


×