Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Góp phần nghiên cứu sự đa dạng loài và biện pháp bảo tồn các loài cây thuộc bộ bồ hòn (sapindales dumort ) tại trạm đa dạng sinh học mê linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.81 MB, 43 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Nghiên cứu đa dạng và bảo tồn thực vật, đã trở thành một chiến lược trên
toàn thế giới, nhằm phục vụ yêu cầu xây dựng qui hoạch, phát triển kinh tế,
bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường, ...
Các loài cây thuộc bộ Bồ hòn ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh đa số là
cây gỗ, có vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái, trong đó một số loài là
cây gỗ lớn cho gỗ tốt, một số loài là cho quả ăn, một số được dùng làm
thuốc,... Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Góp phần nghiên cứu sự đa
dạng loài và biện pháp bảo tồn các loài cây thuộc bộ Bồ hòn (Sapindales
Dumort.) tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh”.
Mục đích nghiên cứu:
Khảo sát tính đa dạng của bộ Bồ hòn (Sapindales) tại Trạm đa dạng sinh
học Mê Linh thông qua đó góp phần bảo tồn và phát triển của bộ Bồ hòn tại
Trạm.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung vốn kiến thức về đa dạng thực vật
và chuẩn bị cho những nghiên cứu tiếp theo về đa dạng bộ Bồ hòn ở Việt
Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ cho việc khai thác và sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên bộ Bồ hòn tại khu vực nghiên cứu, mang lại lợi
ích chung cho cộng đồng.
Điểm mới của đề tài:
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về đa dạng bộ Bồ hòn tại Trạm đa
dạng sinh học Mê Linh.

Phạm Thị Mai Hương

Trang 1



K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Bổ sung thêm 2 loài, 1 phân loài và 1 thứ mới vào Danh lục các loài thực
vật tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. Đồng thời, loại trừ 1 loài ra khỏi
Danh lục.
Cung cấp một số thông tin về phân loại và giá trị tài nguyên cho các loài
cây thuộc bộ Bồ hòn có ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh.

Phạm Thị Mai Hương

Trang 2

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Thuật ngữ "đa dạng sinh học" được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà khoa
học Norse và McManus vào năm 1980. Định nghĩa này bao gồm hai khái
niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di
truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần
xã sinh vật). Cho đến nay đã có hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa
dạng sinh học" này. Trong đó, định nghĩa của tổ chức FAO (Tổ chức Lương –
Nông Liên hiệp quốc) cho rằng: "đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống
dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng

loài và đa dạng hệ sinh thái". Theo cách nói thông thường, đa dạng sinh học là
khoa học nghiên cứu sự phong phú của tất cả các sinh vật sống trong tự nhiên,
ở mọi cấp độ từ tế bào đến hệ sinh thái. [24].
Hiện nay, thuật ngữ đa dạng sinh học còn tương đối mới mẻ để chỉ tính
phong phú của sự sống trên trái đất. Nhưng thực chất những nghiên cứu của
con người về đa dạng sinh học đã được tiến hành từ nhiều thế kỉ trước, dù đó
là những nghiên cứu không phải dựa trên quan điểm và học thuật đa dạng sinh
học như hiện nay.
Năm 2010 được coi là năm Quốc tế về đa dạng sinh học là năm của Hội
nghị lần thứ X của Đảng đến Công ước về đa dạng sinh học, và năm của các
mục tiêu đa dạng sinh học mới tại châu Âu và cấp độ toàn cầu. [23].
1.1. Nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới
Vấn đề đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng, cũng
như bảo tồn chúng, đã trở thành một chiến lược quan trọng trên toàn thế giới.
Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh
giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên phạm vi toàn thế giới. Đó là
Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chương trình môi trường liên

Phạm Thị Mai Hương

Trang 3

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Tài
nguyên Di truyền quốc tế (IPGRI),... Để tránh sự phá huỷ tài nguyên và duy
trì sự sống một cách bền vững trên trái đất, Hội nghị thượng đỉnh bàn về môi

trường và đa dạng sinh vật đã được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng
6/1992 và 150 quốc gia đã ký vào Công ước về Đa Dạng sinh vật và bảo vệ
chúng. Từ đó nhiều cuộc Hội thảo được tổ chức và nhiều cuốn sách chỉ dẫn ra
đời. Năm 1990, WWF xuất bản sách về tầm quan trọng của đa dạng sinh vật;
IUCN, UNEP và WWF đưa ra chiến lược bảo tồn thế giới; IUCN và WWF
xuất bản cuốn Bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới; IUCN và UNEP xuất bản
sách chiến lược đa dạng sinh vật và chương trình hành động;... Tất cả các
công trình đó nhằm hướng dẫn và đề xuất phương pháp để bảo tồn đa dạng
sinh vật, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển trong tương lai.
WCMC (1992) công bố công trình đánh giá đa dạng sinh vật toàn cầu, cung
cấp tư liệu về đa dạng sinh vật của các nhóm sinh vật khác nhau, ở các vùng
khác nhau trên toàn thế giới làm cơ sở cho việc bảo tồn có hiệu quả. [16, tr.5].
Cùng với các công trình đó, đã có hàng ngàn cuộc hội thảo khác nhau
được tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, phương pháp, cùng các kết quả
đạt được ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế và khu vực
được tạo thành mạng lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa
dạng sinh vật.
Tất cả tình hình trên đây chứng tỏ tầm quan trọng vô cùng to lớn của vấn
đề đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng đối với toàn thế
giới, đối với mỗi quốc gia và đối với mỗi vùng lãnh thổ địa phương trong mỗi
nước, đặc biệt là các Khu bảo tồn (Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên
nhiên,...) và sự cần thiết phải nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học, trong đó
có thực vật phục vụ cho mục đích bảo tồn nguyên vị (In – situ conservation)
lâu dài.

Phạm Thị Mai Hương

Trang 4

K33C Sinh - KTNN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Cho đến nay, hầu hết các quốc gia đều đã và đang nghiên cứu đánh giá
hay có những công trình về đa dạng thực vật trên cả nước hay mỗi khu vực ở
các mức độ khác nhau, được công bố trong các tập sách chuyên khảo như
Thực vật chí, Danh lục các taxon, tài nguyên, Sách đỏ, Danh lục đỏ, nghiên
cứu các taxon,... cũng như các bài báo trên tạp chí, báo cáo khoa học trong
các hội nghị, hội thảo,...
1. 2. Nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, do sự khác biệt lớn
về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa
dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên, cho nên hệ thực vật rất
phong phú và được coi là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật có tính
đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều loài có giá trị khoa học và kinh tế
cao, loài đặc hữu, nhiều nguồn gen quý hiếm.
Theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam có khoảng 17000 loài thực vật,
trong đó ngành Tảo có 2200 loài, ngành Rêu 480 loài, ngành Khuyết lá Thông
1 loài, ngành Thông đất 55 loài, ngành Cỏ tháp bút 2 loài, ngành Dương xỉ
700 loài, ngành Hạt trần 70 loài và ngành Hạt kín 13000 loài. [2].
Việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá về đa dạng thực vật ở Việt Nam được
tiến hành hơn 2 thế kỷ, nhưng các công trình mới chỉ được công bố nhiều ở
khoảng 50 năm trở lại đây.
Ngay từ cuối thế kỷ 18, nhà thực vật học người Pháp J. Loureiro (1790) đã
biên soạn cuốn sách đầu tiên về đa dạng thực vật Việt Nam của hệ thực vật
Nam Bộ. Tiếp theo là tác giả J. B. L. Pierre (1790) về hệ Cây gỗ rừng Nam
Bộ. Nửa đầu thế kỷ 20 các nhà thực vật học Pháp dưới sự chủ biên của H.
Lecomte (1907-1952) đã lần lượt xuất bản bộ sách Thực vật chí đại cương
Đông Dương gồm 7 tập với 7004 loài, 1850 chi, 289 họ (ngành Hạt kín có


Phạm Thị Mai Hương

Trang 5

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

3366 loài, 1727 chi, 239 họ; ngành Dương xỉ và họ hàng Dương xỉ có 599
loài, 205 chi, 42 họ và ngành Hạt trần có 39 loài, 18 chi 8 họ, là nền tảng cho
việc đánh giá đa dạng thực vật đến tận ngày nay. [16, tr. 6].
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trước đó, Pócs Tamás (1965) đã
thống kê được ở miền Bắc 5190 loài. Phan Kế Lộc (1996) đã thống kê được
hệ thực vật Việt Nam có 10361 loài, 2256 chi, 305 họ chiếm 4% số loài, 15%
số chi, và 57% số họ của thế giới (trong đó 9628 loài, 2010 chi, 291 họ cây
hoang dại có mạch và 733 loài, 246 chi và 14 họ cây trồng; ngành Hạt kín
chiếm 92,47% tổng số loài, 92,48% tổng số chi và 85,57% tổng số họ; ngành
Dương xỉ kém đa dạng hơn theo tỷ lệ 6,45%, 6,27%, 9,97% về loài; ngành
Thông đất đứng thứ 3 (0,58%), tiếp theo đến ngành Hạt trần (0,47%); hai
ngành còn lại không đáng kể về họ, chi và loài. Từ năm 1960 đến nay, bộ
sách này đã và đang được một số nhà thực vật Pháp và Việt Nam biên soạn lại
dưới tên Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam, đến nay đã công bố 29
tập với gồm 74 họ cây có mạch nghĩa là chưa đầy 20% tổng số các họ đã có.
[16, tr. 6].
Công trình nổi tiếng về đa dạng quần xã thực vật trên phạm vi cả nước là
của Thái Văn Trừng (1963-1978). Dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh
quần thể, tác giả chia thực vật Việt Nam thành các kiểu, kiểu phụ, kiểu trái và
thấp nhất các ưu hợp. Trong các yếu tố phát sinh thì khí hậu là yếu tố phát

sinh ra kiểu thực vật, các yếu tố địa lý, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khu hệ
thực vật và con người là yếu tố phát sinh của các kiểu phụ, kiểu trái và ưu
hợp. Bên cạnh đó là các công trình Thảm thực vật Nam Trung bộ của Schimid
(1974) và Trần Ngũ Phương (1970),... [16, tr. 6].
Đặc biệt, từ nửa cuối thế kỷ XX, đã có nhiều công trình là kết quả nghiên
cứu, điều tra, đánh giá đa dạng thực vật Việt Nam của các tác giả trong nước
và nước ngoài rất có giá trị. Lê Khả & cộng sự (1969-1976) nghiên cứu về

Phạm Thị Mai Hương

Trang 6

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

các loài thực vật thường gặp ở Việt Nam gồm 6 tập. Phạm Hoàng Hộ (19701972) nghiên cứu các loài thực vật ở miền Nam Việt Nam với 5326 loài [16,
tr. 5] tiếp sau đó tác giả này có công trình nghiên cứu thực vật cả nước (19911993, 1999-2000) với số lượng loài khá đầy đủ phục vụ tốt việc nghiên cứu
đa dạng thực vật Việt Nam đến ngày nay. Trong 2 số tạp chí chuyên đề của
Tạp chí Sinh học (1994-1995) nhiều tác giả đã công bố kết quả nghiên cứu
thực vật các taxon với hàng trăm loài. Đáng chú ý gần đây công trình là bộ
sách 3 tập Danh lục các loài thực vật Việt Nam của nhiều tác giả (2001, 2003,
2005) đã công bố danh sách hơn 20000 loài thực vật trong cả nước; là tài liệu
được công nhận mới và đầy đủ nhất, đáng tin cậy nhất từ trước đến nay; bộ
sách là cơ sở tra cứu, chỉnh lý tên khoa học các taxon và nhiều thông tin khác.
Nguyễn Tiến Bân & cộng sự (1996, 2007) công bố hàng trăm loài thực vật
quý hiếm có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (2000) thống kê toàn bộ sự đa dạng của cây rừng Việt
Nam với hàng nghìn loài. Một công trình rất có giá trị nghiên cứu đa dạng

thực vật là bộ sách Thực vật chí Việt Nam đã xuất bản được 11 tập, Phan Kế
Lộc (1998) nghiên cứu kiểm kê về tính đa dạng hệ thực vật Việt Nam về
thành phần loài. Một số chuyên khảo về các taxon như A. Schuiteman & E. F.
de Vogel (2000) về họ Lan ở Đông Dương. L. V. Averyanov (1994) về họ
Lan ở Việt Nam, Nguyễn Nghĩa Thìn (1995, 1999, 2007) về họ Thầu dầu ở
Việt Nam,... [16, tr. 7].
Cùng với những công trình mang tính chất chung về taxon hay vùng lãnh
thổ cả nước, còn rất nhiều công trình về kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật
của mỗi khu vực và các Khu bảo tồn (Vườn quốc gia (VQG), Khu bảo tồn
thiên nhiên,...) được nghiên cứu hoặc công bố. Có thể kể đến như đa dạng
thực vật các VQG Cúc Phương (Ninh Bình), Hoàng Liên-Sa Pa (Lào Cai), Ba
Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng), Pù Mát (Nghệ An), Phong Nha-Kẻ Bàng

Phạm Thị Mai Hương

Trang 7

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

(Quảng Bình), Cát Tiên (Đồng Nai), Yok Đôn (Đắk Lắk), Xuân Sơn (Phú
Thọ), Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mũi Cà Mau (Cà
Mau),… Đa dạng thực vật các Khu bảo tồn nhiên nhiên Khau Ca (Hà Giang),
Na Hang (Tuyên Quang), Chạm Chu (Tuyên Quang), Hữu Liên (Lạng Sơn),
Pù Huống (Nghệ An), Yên Tử (Quảng Ninh). Các khu vực Tây Bắc; vùng núi
đá vôi Hoà Bình, Sơn La; vùng ven biển Phong Điền (Thừa Thiên-Huế); Khu
Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; Trạm đa dạng sinh học Mê Linh,...
[16].

Bên cạnh những công trình nêu trên là các bài báo, sách chuyên khảo,
các hội thảo trong nước và quốc tế, các công trình nghiên cứu đa dạng thực
vật thể hiện ở bộ mẫu thực vật được điều tra thu thập bảo quản bền vững lâu
dài ở các phòng Tiêu bản thực vật trong và ngoài nước như: Bảo tàng quốc
gia lịch sử tự nhiên Paris (Pháp), Vườn Thực vật Hoàng Gia Anh – Kew
(Anh), Vườn Thực vật New York (Hoa Kỳ), Viện thực vật Komarốp (Nga),
Phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN) với hơn 1
triệu mẫu tiêu bản, trường Đại học Khoa học Tự nhiên (HNU) với khoảng 1
triệu mẫu, Viện Sinh học nhiệt đới (VNM) có khoảng 500 nghìn mẫu,.... [12].
1. 3. Những nghiên cứu về bộ Bồ hòn (Sapindales Dumortier, 1829) ở
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh có diện tích hơn 170,3 ha (thuộc xã
Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) là khu vực nằm bên cạnh
VQG Tam Đảo và là khu vực đầu nguồn của con suối Đại Lại do đó thảm
thực vật ở đây hết sức phong phú. Theo Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001)
hệ thực vật tại đây có 171 họ thực vật với 669 chi và 1226 loài, trong đó bộ
Bồ hòn có 5 họ với 25 loài. Đây là công trình duy nhất đề cập đến thành phần
các loài cây thuộc bộ Bồ hòn (Sapindales), nhưng không đánh giá về giá trị tài
nguyên và bảo tồn. [9].

Phạm Thị Mai Hương

Trang 8

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. 1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thuộc bộ Bồ hòn (Sapindales Dumort., 1829) ở Việt Nam, dựa
trên cơ sở mẫu vật và tài liệu.
Tài liệu: Các tài liệu về đa dạng các loài cây thuộc bộ Bồ hòn trên thế
giới và của Việt Nam và các tài liệu khác có liên quan.
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc bộ Bồ hòn (Sapindales Dumortier,
1829) ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, được thu thập trong các chuyến đi
thực địa và các mẫu vật thuộc bộ này hiện được lưu giữ tại Phòng Tiêu bản
thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN).
Ngoài ra, chúng tôi tham khảo các mẫu vật thu được tại Trạm để tìm các
loài thuộc bộ Bồ hòn, từ đó xác định số loài thuộc bộ này tại khu vực nghiên
cứu trước khi xây dựng Danh lục.
2. 2. Phạm vi nghiên cứu: Trạm đa dạng sinh học Mê Linh
2.2.1. Vị trí địa lý
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh nằm trong địa phận xã Ngọc Thanh,
thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Khu vực Trạm có toạ độ 21 23’57’’- 21 25’35’’
độ Vĩ Bắc và 105 42’40’’-105 46’ 65’’ độ Kinh Đông; phía Bắc giáp huyện
Phổ Yên (Thái Nguyên), phía Đông và Nam giáp hợp tác xã Đồng Trầm và xã
Ngọc Thanh, phía tây giáp xã Trung Mỹ huyện bình Xuyên (là vùng đệm
VQG Tam Đảo). [9].
2.2.2. Địa hình
Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Đông Nam dãy núi Tam Đảo thuộc tỉnh
Vĩnh Phúc. Đây là nơi có địa hình dốc, độ chia cắt mạnh, có nhiều dông phụ

Phạm Thị Mai Hương

Trang 9

K33C Sinh - KTNN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

gần như vuông góc với dông chính. Độ dốc trung bình từ 15-25, nhiều nơi
dốc từ 30-35; độ cao từ 100-520 m so với mực nước biển. [9].
2.2.3. Địa chất và thổ nhưỡng
– Địa chất: Khu vực nghiên cứu là một bộ phận của dãy núi Tam Đảo nên có
cấu tạo địa chất chủ yếu bằng hệ tầng phún trào axit gồm các lớp Rionit,
Daxit kết tinh xen kẽ nhau, có tuổi 260 triệu năm.
– Thổ nhưỡng: Nhìn chung các loại đá mẹ khá cứng, thành phần khoáng có
nhiều thạch anh, Muscovit, khoáng phong hoá, hình thành nên các loại đất có
thành phần cơ giới nhẹ, các hạt thô dễ bị rửa trôi và xói mòn, nhất là những
nơi dốc cao bị xói mòn mạnh để trơ lại phần đá rất cứng (điển hình là khu vực
có độ cao 300-400m).
Theo nguồn gốc phát sinh trong vùng có hai loại đất chính sau:
+ Ở độ cao trên 300 m là đất Feralit mùn đỏ vàng.
+ Ở độ cao dưới 300 m là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại
đá khác nhau.
Ngoài ra còn có đất dốc tụ phù sa ở ven các suối lớn trên độ cao dưới
100m. Thành phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng đất dày, độ ẩm
cao, màu mỡ, đã được khai phá trồng lúa và hoa màu.
Đất thuộc loại chua với pH là 3,5-5,5, độ dày tầng đất trung bình 30-40cm.
2.2.4. Khí hậu thuỷ văn
– Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
– Thuỷ văn: Là một trong những khu vực đầu nguồn của nhiều suối nhỏ đổ
vào hồ Đại Lải.
Sông suối: có một suối nhỏ, nước chảy quanh năm, bắt nguồn từ điểm
cực Bắc chảy dọc biên giới phía Tây giáp với VQG Tam Đảo và gặp suối


Phạm Thị Mai Hương

Trang 10

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Thanh Lộc đổ vào hồ Đại Lải. Ngoài ra còn có một số suối cạn ngắn chỉ có
nước sau những trận mưa.
2.2.5. Tài nguyên động thực vật rừng
– Khu hệ động vật: Theo kết quả điều tra năm 2003 của phòng Động vật có
xương sống - Viện sinh Thái và Tài nguyên sinh vật, đã xác định thành phần
phân loại học của 5 lớp thú, chim, bò sát, ếch nhái, côn trùng thuộc 25 bộ, 99
họ, 461 loài. [9].
– Khu hệ thực vật: Theo Nguyễn Tiến Bân (2001) trong “Đa dạng sinh học
của hệ thực vật tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc” có 171
họ thực vật với 669 chi và 1226 loài. Trong đó ngành Thông đất
(Lycopodiophyta) 2 họ, 3 chi, 6 loài; Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 họ, 1 chi,
1 loài; Dương xỉ (Polypodiophyta) 19 họ, 35 chi, 67 loài, ngành Thông
(Pinophyta) 2 họ, 2 chi, 4 loài và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 147
họ, 628 chi, 1148 loài. Các họ có nhiều loài là: Thầu dầu (Euphorbiaceae) với
71 loài; Cà phê (Rubiaceae) 62 loài; Lan (Orchidaceae) 54 loài; Cói
(Cyperaceae) 37 loài; Gừng (Zingiberaceae) 23 loài; Ráy (Araceae) 20 loài;
Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) 22 loài; Đơn nem (Myrsinaceae) 24 loài; Cúc
(Asteraceae) 29 loài; Dâu tằm (Moraceae) 29 loài. [9].
– Về hiện trạng thảm thực vật theo Lê Đồng Tấn, thảm thực vật trên khu vực
hoàn toàn là các trạng thái thảm thực vật thứ sinh nhân tác từ trảng cỏ, trảng
cây bụi đến rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên hay rừng trồng. [9].

2.2.6. Tình hình dân sinh kinh tế
Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh nơi có diện tích
đất lâm nghiệp chiếm 51,8% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã, với mật độ
dân số 139 người/km2, dân tộc Kinh chiếm 53%, dân tộc thiểu số chiếm 47%,
thu nhập bình quân đầu người 3 triệu đồng/người/năm. Trong khu vực nghiên

Phạm Thị Mai Hương

Trang 11

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

cứu không có dân sinh sống, tuy nhiên do tập quán của dân quanh vùng nên
vẫn có một số tác động tiêu cực tới diện tích rừng trong khu vực nghiên cứu
như: thả rông gia súc sau mùa vụ, lấy củi, măng và khai thác lâm sản phi gỗ.
2. 3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/2009-04/2011.
2. 4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu “Đa dạng loài và biện pháp bảo tồn các loài cây thuộc bộ
Bồ hòn (Sapindales) tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh”, chúng tôi dựa vào
phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997 và 2007) [13], [15].
Để nhận biết bộ Bồ hòn và các họ trong bộ này, chúng tôi dựa vào các tài liệu
Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam của
Nguyễn Tiến Bân (1997) [1] và Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật của
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [13]; việc định loại mẫu vật dựa vào tài liệu Cây
cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2000) [8]; việc chỉnh lý tên khoa học dựa
vào Danh lục các loài thực vật Việt Nam do Nguyễn Tiến Bân chủ biên [2].

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu các tài liệu về đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam
nhất là các tài liệu về đa dạng thực vật.
Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về taxon của bộ Bồ
hòn (Sapindales Dumort., 1829), từ đó:
Lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp cho việc xác định vị trí, giới hạn
và cách sắp xếp các taxon nghiên cứu.
Nắm vững bản chất taxon cần nghiên cứu nhất là về: Hình thái để có thể
nhận biết và thu thập được chúng khi nghiên cứu ngoài thực địa (thực tế việc
nhận biết ngoài thiên nhiên là rất khó, nhất là đối với những người mới

Phạm Thị Mai Hương

Trang 12

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

nghiên cứu, cho nên phải dựa vào các chuyên gia); về phân bố (địa điểm, độ
cao) để biết được những vị trí thường có các loài đang nghiên cứu; sinh học
[(thông tin về thời gian mùa hoa, thời gian mùa quả, khả năng tái sinh); sinh
thái (nơi sống, khả năng thích ứng, loại hình sinh thái thích hợp (ven biển, đồi
trọc, rừng nguyên sinh hay thứ sinh,…), độ cao so với mặt biển];... Trên cơ sở
đó, xác định điểm và tuyến nghiên cứu phù hợp với việc nghiên cứu.
Kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu trước
đó, nhằm hiểu rõ khu vực nghiên cứu, thành phần và tính chất hệ động thực
vật nơi nghiên cứu, nhất là taxon sẽ nghiên cứu. Đây được xem là cơ sở dữ

liệu rất quan trọng.
2. Nghiên cứu thực địa: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực
địa để thu thập mẫu vật, phân tích mẫu ở trạng thái tự nhiên, tìm hiểu các
thông tin về sinh thái, phân bố và các thông tin có liên quan khác.
Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Để thu mẫu đầy đủ và đại diện
cho khu vực nghiên cứu tiến hành xây dựng các tuyến điều tra, các ô tiêu
chuẩn tại các hệ sinh thái để tiến hành điều tra thu thập mẫu vật, nghiên cứu
và theo dõi đặc điểm sinh học các loài trong bộ Bồ hòn, vì không thể đi hết
các điểm. Tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu vực
nghiên cứu, có thể chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau cắt ngang các
vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu. Tuyến thu mẫu được thiết lập phụ
thuộc vào địa hình khu vực nghiên cứu. Tùy yêu cầu của công tác nghiên cứu
mà thu mẫu theo tuyến hoặc theo ô tiêu chuẩn.
Xây dựng ô tiêu chuẩn đặc trưng cho toàn bộ quần xã nghiên cứu. Trong
phạm vi của đề tài xây dựng ô tiêu chuẩn với kích thước 50 x 40 m.

Phạm Thị Mai Hương

Trang 13

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Phương pháp thu mẫu: Chất lượng mẫu đặc trưng cho từng loài, một
mẫu vật đầy đủ là mẫu vật có cả cơ quan dinh dưỡng (cành, lá,…) và cơ quan
sinh sản (hoa, quả).
Dùng kéo cắt cành để thu mẫu, ở cây cao có thể trèo hoặc dùng kéo
chuyên dụng để cắt. Mỗi cây thu từ 3-10 tiêu bản hoặc nhiều hơn, cây có hoa

đơn tính phải thu cả cành mang hoa đực và cành mang hoa cái. Cùng một cây
thu mẫu ở cả cành non và cành già để thấy được sự biến đổi theo di truyền,
cùng một loài thu ở nhiều địa điểm khác nhau để thấy được sự biến đổi theo
sinh thái.
Sau khi thu, mẫu được cắt tỉa sao cho mẫu đặt gọn trong 1 tờ báo có kích
thước 40 x 30 cm (các vật đi kèm để bảo quản mẫu như kẹp mẫu, tủ sấy, tủ
bảo quản,... đều tuân theo kích thước). Đối với mẫu có kích thước lớn, chỉ giữ
lại phần đặc trưng nhất. Nếu mẫu quá lớn, phải cắt mẫu ra từng phần rồi đánh
dấu để sau dễ quan sát.
Sau khi cắt tỉa, mẫu được đeo Eteket, các mẫu trên cùng một cây được
đánh cùng một số hiệu mẫu.
Dùng bút chì hoặc bút chuyên dụng (không phai mực khi ngâm tẩm) ghi
chép những thông tin về đặc điểm của mẫu vật (kích thước cây, đặc điểm
thân, cành, lá, màu sắc và mùi vị hoa, quả,…), phân bố, toạ độ (dùng GPRS
để xác định), sinh thái, giá trị sử dụng,... vào sổ lý lịch tiêu bản và ghi các
thông tin tóm tắt (nơi thu, người thu, ngày thu, số hiệu mẫu, các thông tin
khác) vào phiếu Eteket.
Trong quá trình thu mẫu, nên chụp ảnh toàn bộ cây và mẫu vật.
Xử lý và bảo quản mẫu: Sau khi đeo nhãn, mẫu được cắt tỉa và đặt gọn
trong một tờ báo gấp tư, trên mỗi tiêu bản phải rõ các phần quan trọng cho
việc nhận biết: lá (mặt trên, mặt dưới), lá kèm, hoa, quả, sau đó xếp mẫu

Phạm Thị Mai Hương

Trang 14

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


thành chồng nhỏ và dùng cặp mắt cáo để ép chặt mẫu (mỗi kẹp khoảng 15-30
mẫu), các cặp mẫu được sấy bằng tủ sấy ở nhiệt độ 70-800C trong 3 ngày liên
tục hoặc phơi nắng đến khô, trong thời gian này, mỗi ngày nên thay báo mới
để mẫu chóng khô. Nếu không có điều kiện để làm khô mẫu ngay thì các mẫu
được bó chặt và cho vào túi polyetylen, sau đó đổ cồn (50-70o) vừa đủ thấm
vào các bó mẫu để bảo quản, thời gian bảo quản không nên quá một tháng.
Phân chia mẫu theo họ và chi: trước khi phân tích các mẫu cây phải biết
mẫu cây thuộc họ nào, bằng cách sắp xếp theo từng họ. Để làm nhanh cần có
các chuyên gia có kinh nghiệm về phân loại bộ Bồ hòn để giảm nhẹ công việc
và thời gian hoặc chúng ta theo bảng chỉ dẫn nhận nhanh các họ của Nguyễn
Nghĩa Thìn (1997). sau đó dùng các khóa xác định họ và chi để xác định.
Đối chiếu mẫu nghiên cứu với bộ mẫu lưu: Chúng tôi sẽ mang mẫu của
chúng tôi so với bộ mẫu lưu để có tên sơ bộ từ đó có cơ sở để xếp riêng tên
mẫu hay vẫn tiếp tục sử dụng khóa định loại để xác định tiếp.
3. Xử lý mẫu vật và phân tích mẫu
Dụng cụ: Kính lúp (bao gồm kính lúp thông thường và kính lúp màn
hình), kim mổ, kẹp, khay mổ, thước đo kích thước mẫu, máy ảnh,...
Phương pháp tiến hành: Mẫu vật được phân tích từ tổng thể bên ngoài
đến các chi tiết bên trong, phân tích từ các đặc điểm hình thái lớn đến nhỏ.
Đối với mẫu vật khô phải làm cho hoa và quả cần phân tích trở lại trạng thái
ban đầu bằng cách đun sôi hoặc ngâm cồn pha loãng (khoảng 40 độ), sau đó
dùng kim nhọn tách từng bộ phận để quan sát.
Trong khi phân tích mẫu, phải ghi chép các đặc điểm, vẽ hình, chụp ảnh.
Sau đó, kết hợp với các tài liệu chuyên ngành (bản mô tả gốc, các chuyên
khảo, thực vật chí,...) và mẫu vật chuẩn (typus) – nếu có để xác định tên khoa
học của mẫu vật.

Phạm Thị Mai Hương


Trang 15

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

4. Phân loại
Sau khi đã phân tích mẫu, tiến hành xác định tên khoa học bằng cách tra
khoá định loại (dựa vào các tài liệu). Nếu vẫn còn nghi ngờ, tham khảo ý kiến
các chuyên gia nghiên cứu về taxon mình quan tâm.
5. Viết báo cáo: Được tiến hành trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu,
từ đó lập danh sách các loài, đánh giá đa dạng taxon trong các ngành, đánh
giá sự đa dạng về thành phần loài, về giá trị bảo tồn, về phân bố,... (tùy mục
đích nghiên cứu) và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác theo
quy định.

Phạm Thị Mai Hương

Trang 16

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3. 1. Thành phần loài
3. 1. 1. Danh lục các loài
Qua nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế và phân tích mẫu vật tại Phòng

Tiêu bản thực vật thuộc viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, tôi thấy rằng:
1) Ngoài các loài thuộc bộ Bồ hòn theo Nguyễn Tiến Bân công bố năm
2001, còn có thêm loài Allophylus viridis Radlk. là loài mọc hoang dại;
Amesiodendron chinense (Merr.) Hu được trồng bổ sung vào năm 2007 và
Dimocarpus longan Lour. đang bị hoang dại hóa (mọc rải rác ở các đường
mòn trong rừng).
2) Căn cứ vào tài liệu và mẫu vật, chúng tôi thấy loài Nephelium
lappaceum L. chỉ có ở miền Nam dưới dạng cây trồng, dạng hoang dại chỉ có
thứ Nephelium lappaceum var. pallens (Hiern) Leenh. (khác loài chuẩn bởi
mặt dưới lá chét không có lỗ tuyến); tương tự như vậy, Trạm đa dạng sinh học
Mê Linh cũng chỉ có phân loài Dimocarpus fumatus (Blume) Leenh. ssp.
indochinensis (khác loài chuẩn (chỉ có ở Boneo-Indonesia) bởi có lỗ tuyến
gần khắp nách gân gần mép lá).
3) Loài Chôm chôm nam (Nephelium hypoleucum Kurz) hiện biết chỉ có
ở Thừa Thiên-Huế (Bạch Mã), Đà Nẵng (Bà Nà), Kon Tum (Sa Thầy), Bình
Dương (Thủ Dầu Một), Đồng Nai (Biên Hòa, Trảng Bom), Tp. Hồ Chí Minh
(Thủ Đức); còn ở Mianma, Lào (Savannakhet), Campuchia, Thái Lan cho
nên, tôi mạnh dạn đưa ra khỏi danh lục các loài thuộc bộ Bồ hòn tại Trạm đa
dạng sinh học Mê Linh.
Như vậy, Trạm đa dạng sinh học Mê Linh hiện biết có 25 loài, 3 phân
loài và 2 thứ thuộc 15 chi 5 họ (Bảng 1).

Phạm Thị Mai Hương

Trang 17

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Bảng 1. Danh lục các loài cây thuộc bộ Bồ hòn (Sapindales Dumort.) ở Trạm
đa dạng sinh học Mê Linh
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.

Nguyễn Tiến Bân và cs (2001)
Phạm Thị Mai Hương (2011)
ACERACEAE
Acer flabellatum Rehd.

Acer flabellatum Rehd.
Acer heptaphlebium Gagnep.
Acer heptaphlebium Gagnep.
Acer laurinum Hassk.
Acer laurinum Hassk.
HIPPOCASTANACEAE
Aesculus assamica Griff.
Aesculus assamica Griff.
SABIACEAE
Meliosma lepidota Blume
Meliosma lepidota Blume
Meliosma pinnata ssp. angustifolia
Meliosma pinnata ssp. angustifolia
(Merr.) Beuseker
(Merr.) Beuseker
Meliosma simplicifolia ssp. fordii
Meliosma simplicifolia ssp. fordii
(Forb. & Hemsl) Beusekom
(Forb. & Hemsl) Beusekom
SAPINDACEAE
Allophylus petelotii Merr.
Allophylus petelotii Merr.
Allophylus viridis Radlk.
Cardiospermum halicacabum L.
Dimocarpus fumatus (Blume) Leenh.
Dimocarpus longan Lour.
Lepisanthes tetraphylla (Vahl) Radlk.
Litchi chinensis Soon.
Mischocarpus pentapetalus (Roxb.)
Radlk.

Mischocarpus sundaicus Blume
Nephelium cuspidatum var.
bassacense (Pierre) Leenh.
Nephelium hypoleucum Kurz.
Nephelium lappaceum L.

21.

Pometia pinnata ssp. tomentosa
(Blume) Jacobs

22.
23.

Sapindus saponaria L.
Xerospermum noronhianum (Blume)
Blume

Phạm Thị Mai Hương

Trang 18

Amesiodendron chinense (Merr.) Hu
Cardiospermum halicacabum L.
Dimocarpus fumatus (Blume) Leenh.
ssp. indochinensis
Dimocarpus longan Lour.
Lepisanthes tetraphylla (Vahl) Radlk.
Litchi chinensis Soon.
Mischocarpus pentapetalus (Roxb.)

Radlk.
Mischocarpus sundaicus Blume
Nephelium cuspidatum var.
bassacense (Pierre) Leenh.
Nephelium lappaceum var. pallens
(Hiern) Leenh.
Pometia pinnata Forst. & Forst. f.
Sapindus saponaria L.
Xerospermum noronhianum (Blume)
Blume

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

24.
25.
26.

STAPHYLEACEAE
Turpinia cochinchinensis (Lour.)
Turpinia cochinchinensis (Lour.)
Merr.
Merr.
Turpinia indochinensis Merr.
Turpinia indochinensis Merr.
Turpinia montana (Blume) Kurz.
Turpinia montana (Blume) Kurz.


3.1.2 Sự đa dạng về thành phần loài thuộc bộ Bồ hòn (Sapindales) ở Trạm
so với VQG Tam Đảo và Thái Nguyên
So sánh với hệ thực vật ở VQG Tam Đảo [10] và tỉnh Thái Nguyên [13]
chúng tôi thấy số loài trong bộ Bồ hòn (Sapindales) ở Trạm đa dạng sinh học
Mê Linh phong phú về số lượng loài hơn (25 loài so với 7 loài ở Tam Đảo và
22 loài ở Thái Nguyên). Tuy nhiên về thành phần của các loài trong bộ thì có
những sự khác biệt giữa các vùng (Bảng 2).
Bảng 2. Danh lục các loài thuộc bộ Bồ hòn (Sapindales) tại Trạm đa dạng
sinh học Mê Linh, VQG Tam Đảo và Thái Nguyên
VQG Tam Đảo
(Vũ Xuân Phương – 2005)

Trạm đa dạng sinh học Mê
Tỉnh Thái Nguyên
Linh (Phạm Thị Mai
(Nhiều tác giả - 2006)
Hương – 2011)
ACERACEAE
Acer flabellatum Rehd.
Acer flabellatum Rehd.
Acer sinense Pat.
Acer heptaphlebium
Acer heptaphlebium
Gagnep.
Gagnep.
Acer laurinum Hassk.
Acer laurinum Hassk.

Acer oblongum Wall. ex
DC.

Acer wilsonii Rehd.
HIPPOCASTANACEAE
Aesculus assamica Griff.
SABIACEAE

Aesculus assamica Griff.
Meliosma
Merr.

Meliosma lepidota Blume
Meliosma pinnata ssp.
angustifolia (Merr.) Beuseker
Meliosma simplicifolia ssp.

Phạm Thị Mai Hương

Trang 19

dolichobotrys

Meliosma pinnata (Roxb.)
Walp.
Meliosma simplicifolia

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

fordii (Forb. & Hemsl)

Beusekom
SAPINDACEAE

Cardiospermum
halicacabum L.
Dimocarpus fumatus
(Blume) Leenh.

Litchi chinensis Soon.

Allophylus petelotii Merr.
Allophylus viridis Radlk.
Amesiodendron chinense
(Merr.) Hu
Cardiospermum
halicacabum L.
Dimocarpus fumatus
(Blume) Leenh. ssp.
indochinensis
Dimocarpus longan Lour.
Lepisanthes tetraphylla
(Vahl) Radlk.
Litchi chinensis Soon.
Mischocarpus pentapetalus
(Roxb.) Radlk.

(Roxb.) Walp.

Allophylus caudatus Radlk.
Allophylus petelotii Merr.


Cardiospermum
halicacabum L.
Dimocarpus fumatus
(Blume) Leenh.

Lepisanthes tetraphylla
(Vahl) Radlk.

Mischocarpus oppositifolius
(Lour.) Merr.
Mischocarpus sundaicus
Blume
Nephelium cuspidatum var.
bassacense (Pierre) Leenh.
Nephelium lappaceum var.
pallens (Hiern) Leenh.

Pometia pinnata Forst. &
Forst. f.
Sapindus saponaria L.

Nephelium lappaceum L.
Paranephelium spirei
Lecomte
Paviesia annamensis Pierre
Pometia pinnata Forst. &
Forst. f.
Pometia pinnata Forst. &
Forst. f.

Sapindus saponaria L.

Schleichera oleosa (Lour.)
Oken
Xerospermum noronhianum
(Blume) Blume
STAPHYLEACEAE
Tapiscia sinensis Oliv.

Phạm Thị Mai Hương

Trang 20

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Turpinia cochinchinensis
(Lour.) Merr.
Turpinia indochinensis
Merr.
Turpinia montana (Blume)
Kurz

Turpinia cochinchinensis
(Lour.) Merr.

Turpinia montana (Blume)
Kurz


3.2 Một số thông tin về phân loại
1. Thích lá quạt, Tích thụ lá quạt (Acer flabellatum Rehd. [ex Veitch,
1904] 1905) – họ Thích (Aceraceae): Gỗ trung bình, cao 10-15 m; lá xẻ 5-7
thùy chân vịt, màu đỏ trước khi rụng; mùa quả tháng 8-9. Mọc rải rác trong
rừng; còn có tại Lào Cai (Sapa), Khánh Hòa (Vọng Phu), Lâm Đồng, Trung
Quốc (Vân Nam). Gỗ khá tốt, có thể dùng trong xây dựng, làm cán công cụ
và đóng tàu thuyền; vỏ có nhiều tannin. [2, tr. 1010].
2. Thích bảy gân, Tích thụ bảy gân (Acer heptaphlebium Gagnep.
1947) – họ Thích (Aceraceae): Gỗ trung bình, cao 15 -20 m. Mọc rải rác trong
rừng; còn có ở Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Kon Tum (Tu Inh), Lâm Đồng (Đà
Lạt) và một số nước khác (Lào). [2, tr. 1011].
3. Thích mười nhị, Tích tụ lá nguyệt quế, Tích tụ mười nhị; Prai co
(Acer laurinum Hassk. 1843) – họ Thích (Aceraceae): Gỗ cao 20-25 m; mùa
hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 9-10. Mọc rải rác trong rừng; còn có ở Lào Cai,
Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên-Huế, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng và một số nước khác
(Trung Quốc). Gỗ khá tốt, có thể dùng đóng tàu thuyền, làm thùng xe ô tô,
đóng đồ gỗ thông thường. [2, tr. 1011].
4. Kẹn, Mắc kẹn, Mạy kho, Mã dẻ, Kẹn Trung Quốc, Sa la tử (Aesculus
assamica Griff. 1854) – họ Kẹn (Hippocastanaceae): Gỗ trung bình, cao 1520 m; lá kép chân vịt, mọc đối; mùa hoa tháng 2-3, mùa quả tháng 9-10. Mọc
rải rác trong rừng thường xanh và rừng thứ sinh; còn có ở một số tỉnh miền
núi phía Bắc, Hà Nội (trồng), TP Hồ Chí Minh (trồng) và một số nước khác

Phạm Thị Mai Hương

Trang 21

K33C Sinh - KTNN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

(Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan). Gỗ mềm nhưng khá nặng, dùng làm bột
giấy và đóng đồ mộc thông thường; trồng làm cây bóng mát; dầu hạt dùng chế
xà phòng; quả độc; vỏ dùng chữa lị, đau đầu và kích thích tiêu hóa; hạt dùng
chữa đau bụng. [2, tr. 1028].
5. Mật sạ lùm (Meliosma lepidota Blume, 1847) – họ Mật sạ
(Sabiaceae): Gỗ cao 12 m; mùa hoa tháng 5-12. Mọc rải rác trong rừng; còn
có ở Lào Cai, Kon Tum và một số nước khác (Trung Quốc, Thái Lan). Gỗ
thông thường. [2, tr. 1029].
6. Mật sạ lá hẹp, Phổi bò, Chành chành (Meliosma pinnata ssp.
angustifolia (Merr.) Beusekom, 1971) – họ Mật sạ (Sabiaceae): Gỗ nhỏ hoặc
trung bình, cao 10-15 m; mùa hoa tháng 3-5(-10), mùa quả tháng 10. Mọc rải
rác ven rừng; phổ biến khắp cả nước, còn có ở Trung Quốc. Gỗ có thớ thẳng,
mịn, cứng, hơi nặng, dễ gia công, có thể dùng làm khung cửa, nông cụ và đồ
mỹ nghệ. [2, tr. 1031]. (Ảnh 1).
7. Mật sạ ford, Pam rô (Meliosma simplicifolia ssp. fordii (Forb. &
Hemsl) Beusekom, 1971) – họ Mật sạ (Sabiaceae): Gỗ nhỏ, cao 6-10 m; mùa
hoa tháng 4-7. Mọc rải rác trong rừng rậm và rừng thưa, trên đất đỏ, ở độ cao
600-1500 m tại Trạm và khắp mọi nơi ở Việt Nam; còn ở Trung Quốc,
Campuchia, Philippin. Gỗ ít chịu mối mọt và mưa gió, thường dùng làm chày
giã gạo. [2, tr. 1031].
8. Mắc cá lá đơn, Ngoại mộc petelot (Allophylus petelotii Merr. 1938) –
họ Bồ hòn (Sapindaceae): Cây bụi trườn, cao 3-4 m; mùa hoa chủ yếu tháng
4-6, mùa quả tháng 7-12. Mọc rải rác ở rừng thưa nguyên sinh hoặc thứ sinh;
thường ở ven đường, mép suối, những chỗ thoáng,... ở độ cao 300-1200 m.
ngoài ở Trạm cây còn mọc ở hầu hết các tỉnh miền Bắc; ở Trung Quốc, Thái
Lan. Hạt chứa dầu. [2, tr. 1015]. (Ảnh 2).


Phạm Thị Mai Hương

Trang 22

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

9. Mắc cá xanh, Ngoại mộc xanh. (Allophylus viridis Radlk. 1909) – họ
Bồ hòn (Sapindaceae): Cây bụi, cao 1-3 m; cành mang hoa màu nâu tía, hoa
màu vàng nhạt; mùa hoa tháng 8-10; mùa quả tháng 11-3 (năm sau). Mọc
hoang ở rừng cây bụi, rừng thưa ở độ cao 600 m tại Trạm và ở Tuyên Quang,
Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Tây, Hà Nội, ...;
ở Trung Quốc (Hải Nam). Rễ, thân trị phong thấp, đòn ngã tổn thương; lá
dùng trị cảm mạo; hạt chứa dầu. [11, tr. 129], [2, tr. 1015], (Ảnh 3, 4).
10. Trường mật, Trường ngân, Trường sâng, Sâng. (Amesiodendron
chinense (Merr.) Hu. 1938) – họ Bồ hòn (Sapindaceae): Cây gỗ, cao 20(-30)
m, hoa màu trắng tới hồng; mùa hoa tháng 3-7, quả tháng 8-12. Mọc rải rác
trong rừng nhiệt đới thường xanh, ở độ cao 300-400 m tại Trạm và ở Lạng
Sơn, Thanh Hóa ...; ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan. Loài hiếm đã đưa vào Sách
Đỏ Việt Nam (1996: 9, 44-45). Gỗ cứng mịn, không mối mọt, thường được
dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng gia đình; hạt chứa dầu dùng trong công
nghiệp; làm cây bóng mát. [11, tr. 69]. (Ảnh 5).
11. Tầm phong, Chùm phong, Búp bụp, Tam phỏng, Xoan leo, Tầm bóp
leo, Phác tèng, Mãng hổ. (Cardiospermum halicacabum L. 1753) – họ Bồ hòn
(Sapindaceae): Cây thảo, leo hoặc trườn; hoa quả rải rác quanh năm. Thường
mọc ở những bãi đất hoang, mép rừng rải rác khắp Việt Nam và nhiều nước
khác. Các bộ phận của cây đều chứa saponin; hạt chứa 32,8% dầu; cây có vị
đắng, hơi cay, tính mát,… được dùng trong một số bài thuốc để giải độc, tiêu

viêm, cảm lạnh và sốt, viêm đường tiết niệu, đái tháo đường,... [2, tr. 1016],
[6, tr. 579], [11, tr. 140]. (Ảnh 6).
12. Nhãn rừng, Nhãn đông dương (Dimocarpus fumatus (Blume) Leenh
ssp. indochinensis Leenh. 1971) – họ Bồ hòn (Sapindaceae): Cây gỗ, cao 1215(-27) m; hoa màu trắng hoặc vàng, thơm; mùa hoa tháng 3-6, mùa quả
tháng 7-9. Mọc rải rác ở ven suối, bìa rừng phổ biến ở nhiều rừng miền Bắc

Phạm Thị Mai Hương

Trang 23

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

và các nước Trung Quốc, Thái Lan, Lào. Cây cho gỗ đóng đồ dùng thông
thường; áo hạt ăn ngon; hạt độc.[11, tr. 104]. (Ảnh 7, 8).
13. Nhãn (Dimocarpus longan Lour.1790) – họ Bồ hòn (Sapindaceae):
Gỗ thường xanh, có thể mọc cao tới 40 m; ra hoa tháng 3-5, có quả tháng 6-9.
Cây trồng phổ biến khắp miền nhiệt đới, trong mọi điều kiện thổ nhưỡng,
thích hợp với vùng đất ẩm và nhiều mùn ở độ cao lên đến 700 m tại Trạm và
khắp Việt Nam; cũng có ở Ấn Độ, Mianma, .... Quả ăn ngon, cùi quả dùng
làm thuốc chữa mất ngủ, trí nhớ suy giảm, thần kinh suy nhược, gan kém, tỳ
kém, huyết hư, rong kinh, ốm yếu sau khi bị bệnh; rễ chữa dưỡng thấp, bạch
đới, thống phong; lá dùng ngừa sởi, trị cảm lạnh, sốt rét, viêm ruột; hạt chứa
4,9 % khối lượng dầu béo, dùng trị đau dạ dày, đau thoái vị, mụn nhọt và
bỏng, chữa sâu răng. [2, tr. 1080], [6, tr. 968], [11, tr. 101].
14. Gió khơi, Vỏ khói (Lepisanthes tetraphylla (Vahl) Radlk. 1878) – họ
Bồ hòn (Sapindaceae): Phần lớn cây bụi ít khi cây gỗ nhỏ, đôi khi cao tới 20
m; mùa hoa tháng 3-5, 8-10; mùa quả sau khi hoa nở khoảng 3 tháng. Mọc rải

rác trong rừng thứ sinh hoặc nguyên sinh, ở độ cao thường dưới 1200 m tại
Trạm, ở Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Quảng Trị, Lâm Đồng, Khánh
Hoà, Ninh Thuận, Đồng Nai; còn ở Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Thái
Lan, ... . Gỗ nặng, cứng và mịn rất thích hợp để đóng các đồ gỗ trong nhà; vỏ
cây và quả chứa nhiều saponin nên có thể dùng thay xà phòng; lá và quả độc
với cá. [2, tr. 1022], [11, tr. 59], [15, pp. 633], [16, pp. 326].
15. Vải, Ly chi (Litchi chinensis Soon. 1782) – họ Bồ hòn
(Sapindaceae): Gỗ thường xanh, cao tới 30 m; mùa hoa từ tháng 1-4; mùa quả
từ tháng 4-7. Ngoài ở Trạm cây còn được trồng phổ biến ở miền Bắc và một
số tỉnh Tây Nguyên làm cây ăn quả; còn có ở Ấn Độ và Trung Quốc. Quả ăn
ngon; hạt chứa 1,38 % dầu béo, chữa đau dạ dày, đau ruột non, viêm tinh
hoàn; cùi vải dùng chữa khát nước, chữa hạt cổ; vỏ cũng dùng chữa ỉa chảy và

Phạm Thị Mai Hương

Trang 24

K33C Sinh - KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

đau bụng đi ngoài; lá được dùng trị vết cắn của động vật; gỗ cứng bền đẹp
dùng làm sàn nhà, sống thuyền .... . [2, tr. 1022], [ 7, tr. 1576], [11, tr. 115].
16. Nây, Cây vải giông, Trường kẹn (Mischocarpus pentapetalus
(Roxb.) Radlk. 1879) – họ Bồ hòn (Sapindaceae): Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, thỉnh
thoảng cao tới 15(-25) m, vỏ màu đỏ nâu đến hơi xám; mùa hoa thường tháng
2-5, ít khi có từ tháng 12; quả thường chín tháng 6-9, ít khi chín từ tháng 3-5.
Mọc hoang ở rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh, ... ở độ cao (300-)800- 2000 m
ở Trạm và nhiều nơi từ Bắc vào Nam; và ở nước ngoài. [15, pp. 664]. Gỗ

thông thường, được dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng gia đình; áo hạt ở
quả ăn được. [7, tr. 1731], [11, tr. 85], [2, tr. 1023]. (Ảnh 9).
17. Trái trường, Trường nước, Nây sunđa (Mischocarpus sundaicus
Blume. 1825) – họ Bồ hòn (Sapindaceae): Cây gỗ thường xanh, cao tới 10(30) m; mùa hoa tháng (1-)3-5(-8); mùa quả tháng (4-)6-8(-12). Mọc rải rác
trong rừng nguyên sinh và thứ sinh, trong rừng cây bụi, vùng ven biển, ... ở độ
cao dưới 800(-1600) m ở Trạm và nhiều tỉnh trong nước và nước ngoài.[15,
pp. 668]. Gỗ cứng, chống được mối mọt, dùng trong xây dựng và đóng đồ
dùng gia đình; quả có vị chua, ăn được; lá nấu nước uống làm dịu các cơn đau
đầu. [7, tr. 1732], [11, tr. 87].
18. Chôm chôm Hậu Giang, Nhãn rừng, Vải thiều rừng, Vải rừng,...
(Nephelium cuspidatum var. bassacense (Pierre) Leenh. 1986) – họ Bồ hòn
(Sapindaceae): Cây gỗ, cao tới 40 m; hoa màu trắng hoặc vàng nhạt, thơm;
mùa hoa tháng 12-2 (năm sau); mùa quả tháng 4-7. Mọc trong rừng nhiệt đới
thường xanh độ cao lên đến 800 m tại Trạm và ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh
Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình (Đồng Hới, Phong Nha),
Quảng Trị, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng; còn có ở Mianma, Lào,
Campuchia,... [15, pp. 675]. Gỗ cứng, nặng, mịn, được dùng làm nhà, đóng

Phạm Thị Mai Hương

Trang 25

K33C Sinh - KTNN


×