Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của sâu bệnh hại tới năng suất, chất lượng hoa hồng và đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp tại vùng trồng hoa xã mê linh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.44 KB, 42 trang )

ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè,
người thân và các cơ quan đơn vị.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S Dương
Tiến Viện, người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thiện khóa luận. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn các thầy
giáo, cô giáo trong khoa Sinh/KTNN đã trực tiếp giảng dạy, trang bị những
kiến thức bổ ích trong suốt thời gian qua.
Cảm ơn các cơ quan: Huyện Uỷ, UBND Huyện Mê Linh, UBND Xã
Mê Linh, Phòng kinh tế, Phòng thống kê, Phòng địa chính. Cảm ơn những
người thân trong gia đình và tất cả bạn bè… đã động viên, giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa luận này.

Xuân Hòa, ngày….tháng…năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hà Minh

GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

1

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh



ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Xuân Hòa, ngày….tháng…năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hà Minh

GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

2

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU………………………………………………………...... 3

1.1. Đặt vấn đề…………………………………………………………......... .3
1.2. Mục đích, yêu cầu…………………………………………………......... .4
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………… ..... ....5
2.1.Nguồn gốc hoa Hồng………………………………………………........ ..5
2.2. Đặc điểm sinh thái………………………………………………........ ….6
2.2.1. Nhiệt độ…………………………………………………… ......……….6
2.2.2. Ánh sáng……………………………………………………......………7
2.2.3. Độ ẩm……………………………………………………… ......………7
2.2.4. Đất………………………………………………………… ......……….8
2.3. Dinh dưỡng khoáng…………………………………………........ ……...8
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới………....... …11
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh ở Việt Nam…… ....... ……14
2.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Hồng tại Mê Linh…………....... …..17
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU……………………………………………………………......………..18
3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành………………………….........………..18
3.2. Nội dung nghiên cứu……………………………………….........……...18
3.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………..........………18
3.4. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xử lý số liệu………… .........………..19
3.4.1. Các chỉ tiêu về một số loại sâu bệnh hại……………… .......…………19
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu…………………………… ........…………19
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN…… ....... …....20
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế văn hóa xã hội của xã Mê Linh…........... .20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………… ........ …20
GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

3

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh



ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

4.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội…………… ......... ………………....22
4.1.2.1. Kinh tế………………………………………………............……....22
4.1.2.2. Văn hóa – xã hội…………………………………… ...........……….22
4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Hồng tại xã Mê Linh…….......... …..23
4.2.1. Kỹ thuật trồng hoa Hồng……………………………………........ …..23
4.2.2. Diện tích và cơ cấu các giống hoa…………………………......... …...23
4.2.2.1. Diện tích…………………………………………………. ........... ....24
4.2.2.2. Cơ cấu các giống hoa…………………………………… .......... …..25
4.2.3. Chăm sóc cây hoa Hồng………………………………..........………..25
4.3. Tình hình sâu bệnh hại trên hoa Hồng……………… .............…………26
5.1. Đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên hoa Hồng…....29
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ……………… ...........……………..31
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………… ...........................………………33
PHỤ LỤC.......................................................................................................

GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

4

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thị trường hoa – cây cảnh thế giới……………………………..12
Bảng 2.2: Diện tích đất trồng hoa ở Việt Nam…………………………….15
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất tại xã Mê Linh năm 2009……………….21
Bảng 4.2: Cơ cấu giống hoa của xã Mê Linh năm 2009…………………..24
Bảng 4.3: Diện tích đất trồng hoa hồng của 45 hộ điều tra………………..25
Bảng 4.4: Một số côn trùng và nhện gây hại chính trên cây hoa Hồng…....27
Bảng 4.5: Bệnh hại chính trên cây hoa Hồng……………………………...28

GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

5

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Thị trường hoa – cây cảnh thế giới……………………………..12
Hình 2.2: Diện tích đất trồng hoa ở Việt Nam………………………….…15
Hình 4.1: Tình hình sử dụng đất tại xã Mê Linh năm 2009…………….…22
Hình 4.2: Diện tích đất trồng hoa xã Mê Linh 2007 – 2009………….…...23

GVHD: Th.S Dương Tiến Viện


6

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Hoa là một món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Mỗi loài hoa mang một vẻ đẹp riêng, một sắc thái riêng, có thể nói hoa là một
sản phẩm đặc biệt vừa mang lại giá trị tinh thần, vừa mang lại giá trị kinh tế
cao.
Hoa Hồng là một trong những hoa phổ biến nhất và đẹp nhất được nhập
khẩu và trồng tại Việt Nam một thời gian dài trước đây. Khu vực sản xuất đã
tăng đáng kể trong những năm gần đây và có thể sẽ tăng nhiều hơn nữa trong
những năm tới. Khu vực sản xuất thường tập trung ở các thành phố lớn như
Mê Linh, Tây Tựu (Hà Nội), Sapa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng ), thành phố
Hồ Chí Minh và Hải Phòng ... Hiện có khoảng 15000 ha đất trồng hoa ở nước
ta, hoa của Việt Nam đã và đang dần dần chiếm một thị phần lớn thị trường
trong nước bởi giá thành và chất lượng sản phẩm.[4]
Mê Linh là một trong những vùng trồng hoa có truyền thống và kinh
nghiệm của nước ta. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất hoa cũng như tình hình
tiêu thụ sản phẩm ở Mê Linh vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân cơ bản dẫn
đến tình trạng trên là kỹ thuật trồng hoa hồng của chúng ta hiện nay còn dựa
vào kinh nghiệm và theo tập quán canh tác cũ, chưa áp dụng, tiếp thu và ứng

dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất dẫn đến năng suất và
chất lượng chưa cao. Nông dân không được hướng dẫn về kỹ thuật trồng,
chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, không tìm hiểu được thị trường cung cầu phù
hợp. Sản phẩm sau thu hoạch do quá trình bảo quản thô sơ gây ảnh hưởng xấu
tới chất lượng sản phẩm, khó cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng. Bên cạnh đó, cùng với quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp bị
thu hẹp cũng ảnh hưởng lớn đến nghề trồng hoa và cây cảnh. Nhưng để có
GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

7

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

được những bông hoa Hồng đạt tiêu chuẩn chất lượng cao phù hợp với nhu
cầu trong nước và xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho người
trồng hoa cần phải áp dụng các biện pháp mang tính hệ thống tổng hợp từ
khâu nhân giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch, bảo quản.
Từ thực tế trên, để góp phần vào tăng năng suất, chất lượng sản phẩm
hoa Hồng và hiệu quả trong sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng
trồng hoa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘‘Nghiên cứu ảnh hưởng
của sâu bệnh hại tới năng suất, chất lượng hoa Hồng và đề xuất biện pháp
phòng trừ tổng hợp tại vùng trồng hoa xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành
phố Hà Nội’’
1.2. Mục đích, yêu cầu
- Điều tra thực trạng sản xuất hoa hồng, các đối tượng sâu bệnh hại hoa

Hồng tại vùng trồng hoa xã Mê linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
- Đánh giá ảnh hưởng của sâu bệnh hại tới năng suất, chất lượng hoa
Hồng trong quá trình sản xuất.
- Đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại hoa Hồng giúp
người trồng hoa thực hiện hiệu quả trong sản xuất.

GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

8

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc hoa Hồng

Hoa Hồng có nguồn gốc từ cây tầm xuân có từ kỷ Đệ Tam cách đây
3,5 đến 7 triệu năm, chủ yếu là phân bố ở các vùng Bắc Bán Cầu, riêng loại ra
hoa bốn mùa có khởi nguồn ở vùng á nhiệt đới. Trải qua sự biến đổi lâu dài
trong tự nhiên và sự chọn lọc của con người, tầm xuân đã biến thành hoa
hồng cổ đại. Hoa Hồng trồng hiện nay có nguồn gốc rất phức tạp, nó là kết
quả tạp giao của tầm xuân (Rosa multiflora) với mai khôi (Rosa rugosa) và
hoa hồng (Rosa indica L.) [2]
Mai khôi (Rosa rugosa): có nguồn gốc ở Trung Quốc, hiện còn rất
nhiều cây hoang dại. Mai khôi là loại cây thân gỗ rụng lá, cao tới 2m, thân

dạng bụi, màu nâu tro, trên thân có một lớp long nhung và có gai. Lá kép lông
chim, có 5 – 9 lá nhỏ, hình thuôn, hoặc hình trứng dài 2 – 5 cm, mép lá có
răng cưa, mặt trên không có gai, mặt dưới có lông gai. Hoa mọc thành chùm
màu trắng hoặc đỏ tím, đường kính 6 – 8 cm, có chứa tinh dầu, mùi thơm,
thông thường mỗi năm ra hoa một lần vào tháng 5 hoặc tháng 6, cũng có khi
ra thêm một đợt vào tháng 7, tháng 8. Quả hình cầu dẹt, màu đỏ gạch. [2]
Tầm xuân (Rosa multiflora): Là loại cây bụi rụng lá, cành nhỏ, mọc lan
như cây dây leo, lá kép lông chim, hoa nhỏ và mọc thành một cành, một năm
chỉ ra hoa một lần. Cây có nguồn gốc ở Trung Quốc, Tây Âu, Bắc Mỹ. Ở
Trung Quốc có loại tầm xuân dại (Rosa multiflora) có 5 – 11 lá kép, quanh có
gai, hoa nhỏ, màu trắng đến màu đỏ, mọc dày sít như cái ô, ra hoa vào tháng
5, tháng 6, quả nhỏ hình cầu. Ngoài ra còn có một số loại tầm xuân khác như:
Cẩu tầm xuân (Rosa camina), tầm xuân màu vàng, tầm xuân lá nhãn, tầm
xuân Pháp... [2]

GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

9

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Hoa Hồng (Rosa Indica L.): nguyên sản ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Vân
Nam, Tô Châu, Quảng Đông. Hiện nay còn tồn tại những cây cổ thụ hoang
dại, là loại cây lùm bụi, rụng lá và nửa rụng lá. Cây mọc đứng thẳng hoặc nửa
mở. Lá kép lông chim có từ 3 – 5 lá nhỏ, hình trứng dài 2 – 3 cm, đỉnh lá

nhọn, mép lá răng cưa, hai mặt không có lông. Hoa mọc rời hoặc thành chùm
trên cành, đường kính 5cm màu trắng đến đỏ thẫm, thơm nhẹ, cuống hoa nhỏ.
Một năm cây ra hoa nhiều lần từ cuối tháng 4 đến tháng 11. Nhiễm sắc thể 2n
= 2x = 14, có rất nhiều biến chủng như loại có lông, không có lông, lá mỏng
nhỏ, nhiều hoa, là bố, mẹ của các giống hoa hồng hiện nay. [2]
2.2 Đặc điểm sinh thái
2.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng phát triển
của cây hoa Hồng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ra hoa và nở hoa, ảnh hưởng
đến quang hợp, hô hấp, sự tạo thành các sản phẩm trao đổi chất, đặc biệt là
sắc tố. Do vậy mà nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất. [10]. Nhiệt
độ tác động tới cây hoa qua con đường quang hợp. Quang hợp của cây tăng
theo chiều tăng nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng lên 100C thì cường độ quang hợp
tăng 2 lần. Vì vậy, nhiệt độ càng tăng thì hoạt động tổng hợp của cây càng
mạnh [10]. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng không tốt tới cây
hoa Hồng. Nhiệt độ thích hợp cho cây hoa Hồng là 18 – 23,90C. Theo Moe
R.and Kristoffersen T. (1999) , tổng tích ôn của cây hoa Hồng là lớn hơn
17000C. Nhiệt độ ngày tối thích thường là 23 – 250C, có một số giống từ 21 –
230C. Nhiệt độ từ 26 – 270C cho sản lượng hoa cao hơn ở 29 – 320C là 49%,
hoa thương phẩm cao hơn 20,8%. Nhiệt độ đêm ảnh hưởng rất lớn tới số
lượng hoa, số lần ra hoa. Đa số các giống ở nhiệt độ đêm 160C cho số lượng
và chất lượng hoa tốt. [11]

GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

10

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh



ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.2.2. Ánh sáng
Ánh sáng là điều kiện cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây
hoa nói chung và hoa Hồng nói riêng. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho
phản ứng quang hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây, có tới 90% chất khô trong
cây là do quang hợp tạo nên. Cường độ quang hợp phụ thuộc vào điều kiện
ánh sáng, thiếu ánh sáng cây không thể quang hợp được. Quang hợp phụ
thuộc vào thành phần quang phổ của ánh sáng và cường độ chiếu sáng. Cường
độ quang hợp của cây hoa tăng khi cường độ chiếu sáng tăng, song nếu cường
độ ánh sáng vượt quá giới hạn, thì cường độ quang hợp bắt đầu giảm. Đối với
hoa Hồng, nếu giảm cường độ ánh sáng thì năng suất, chất lượng đều
giảm.[11]
2.2.3 Độ ẩm
Độ ẩm của không khí và đất đều ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát
triển của cây hoa. Độ ẩm thích hợp thì cây hoa sinh trưởng, phát triển tốt ít
sâu bệnh, hoa đẹp, chất lượng hoa cao.
Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể thực vật. Nước giữ vai trò
quan trọng trong phân chia và giãn của tế bào. Khi có đầy đủ nước và môi
trường thích hợp, tế bào phân chia, phát triển thuận lợi, cây sinh trưởng
nhanh. Khi thiếu nước các quá trình sinh lý, hóa trong cây hoa giảm, các hợp
chất hữu cơ tạo thành ít, cây còi cọc, phát triển kém. Nếu sự thiếu nước kéo
dài, cây hoa có thể khô héo và chết. Nhưng nếu quá nhiều nước, cây bị úng
ngập, sinh trưởng phát triển của cây cũng bị ngừng trệ. Quá ẩm ướt, sâu bệnh
phát triển mạnh, hoa cho năng suất thấp, chất lượng hoa kém. Mỗi loại hoa
yêu cầu độ ẩm khác nhau. Hoa Hồng thuộc cây ôn đới nên yêu cầu độ ẩm đất
thường khoảng 70 – 80%, nếu khống chế ẩm độ thích hợp thì độ dài cành tăng
thêm trung bình 8,2%. [12]


GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

11

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.2.4. Đất
Đất là một yếu tố môi trường quan trọng nhất, là nơi nâng đỡ cây trồng,
cung cấp nước, dinh dưỡng cơ bản và không khí cho sự sống của cây hoa.
Phần lớn các cây hoa yêu cầu đất tốt, nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước, có khả
năng giữ ẩm, tầng canh tác dày. [5]
Nhìn chung hoa Hồng đều thích nghi và phát triển tốt trên những loại
đất trung tính và ít chua, rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 60cm trở lên, một số ít
giống phân bố trên 1m. Đặc biệt, với những loại cây có thời gian thu hoạch
nhiều năm như hoa hồng, việc đảm bảo tính chất lý hóa của đất rất quan
trọng. Đất trồng hoa Hồng tốt nhất là đất đen, đỏ vôi (đất fegazit) hoặc đất đồi
giàu mùn. Loại đất này có kết cấu viên tốt, khối lượng riêng nhỏ, khả năng
giữ mùn tốt, thoáng khí, có lợi cho sự phát triển của bộ rễ. [2], [3].
2.3. Dinh dưỡng khoáng
Nhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm hút dinh dưỡng của cây có liên quan
đến nguồn gốc cây và giống. Nhu cầu và tác dụng sinh lý của các nguyên tố
khoáng với hoa Hồng có đặc điểm sau:
+ Nitơ (N): là nguyên tố quan trọng nhất của cây, là thành phần của axit
amin, protein, axit nucleic, enzyme, chất kích thích sinh trưởng, vitamin

(chiếm khoảng 1 – 2% khối lượng chất khô). Cây có thể hút N dưới các dạng:
NO3ˉ, NO2ˉ, NH4+, axit amin… N ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng và chất
lượng hoa Hồng. Thiếu N cây sinh trưởng chậm, phân cành yếu, cành, lá nhỏ,
diệp lục ít, lá biến vàng, lá già và dễ bị rụng, rễ nhỏ dài và ít, cây thấp khả
năng quang hợp giảm. [2]
+ Phospho (P): tham gia vào thành phần quan trọng của axit nucleic và
màng tế bào tạo thành ATP là vật chất mang và tải năng lượng. P thường
chiếm từ 1 – 1,4% khối lượng chất khô của cây. Cây hút P dưới dạng H2PO4ˉ,
HPO42ˉ, P có thể di chuyển trong cây, chủ yếu tập trung ở phần non. Khi thiếu

GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

12

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

P thì phần già biểu hiện trước. P cũng ảnh hưởng tới phẩm chất cây. Thiếu P
dẫn tới tích lũy N dạng nitrat gây trở ngại cho việc tổng hợp protein, cành, lá,
rễ sinh trưởng chậm, cây thấp bộ, lá có màu tím tối hoặc tím đỏ ảnh hưởng
đến tổng hợp chất tinh bột, hoa nở khó. Nhiều P quá sẽ ức chế sinh trưởng
dẫn tới thừa sắt, lá biến vàng, ảnh hưởng tới sự hút sắt. [12]
+ Kali (K): không tham gia thành phần cấu tạo của cây, thường tồn tại
trong dịch bào dưới dạng ion. Tác dụng chủ yếu của Kali là điều tiết áp suất
thẩm thấu của tế bào, thúc đẩy quá trình hút nước, hút dinh dưỡng của cây.
Nếu thiếu kali, sự sinh trưởng, phát dục của cây giảm sút, mép lá thiếu màu

xanh, ngọn lá khô héo sau đó lan ra toàn lá, các đốt ngắn lại, nụ hoa nhỏ và dễ
trở thành hoa mù. Kali là nguyên tố mà cây hút nhiều nhất, (gấp 1,8 lần N).
[10], [12]
+ Canxi (Ca): Chủ yếu tham gia vào sự tạo vách tế bào và hoạt hóa
nhiều loại bằng với môi trường bên ngoài. Trong cây, Ca không di động tự
do. Nếu thiếu Ca, phần bị hại trước tiên là chóp rễ sau đó đỉnh ngọn chồi bị
xám đen và chết, quanh mép lá non xuất hiện những vết màu tím tối rồi lá khô
và rụng, nụ bị teo lại và rụng. Ca trong đất rất ít di chuyển, vì vậy phải ion
làm nhiều lần. [10], [12].
+ Magiê (Mg): tham gia vào hoạt chất của nhiều loại enzym và tham
gia vào thành phần chất diệp lục. Thiếu Mg ảnh hưởng tới quang hợp, mặt
dưới gân và lá bị vàng; nếu thiếu quá gân lá sẽ thâm đen, lá bị rụng. Mg còn
tham gia vào quá trình tổng hợp protein và xúc tác cho một số loại enzyme.
Mg có thể di chuyển trong cây. [10], [12]
+ Lưu huỳnh (S): tham gia vào quá trình hình thành protein. Cây hút
lưu huỳnh dưới dạng SO42ˉ. Lưu huỳnh di động trong cây rất yếu. Thiếu lưu
huỳnh biểu hiện ở phần non rõ hơn phần già, protein tạo thành ít, cây sinh
trưởng chậm. Thừa lưu huỳnh gây độc cho cây. [2].

GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

13

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


+ Sắt (Fe): là thành phần của nhiều loại enzym có liên quan tới quang
hợp. Nếu thiếu Fe, quang hợp sẽ giảm, lá non thiếu màu xanh. Fe không di
động được trong cây. Triệu chứng thiếu Fe trước hết biểu hiện ở các phần
non. Trong đất Fe thường tồn tại ở dạng Fe2O3, cây hút Fe ở dạng FeSO4. Nói
chung trong đất không thể thiếu Fe nhưng do có nhiều hợp chất Fe cây không
hút được dẫn tới thiếu. Khi hàm lượng axit phosphoric cao, Fe không hòa tan
được, khi pH trên 6,5 Fe cũng dễ bị kết tủa. [12]
+ Mangan (Mn): không phải là thành phần của diệp lục nhưng có quan
hệ chặt chẽ với sự hình thành diệp lục và quá trình quang hợp. Nếu thiếu Mn,
quang hợp sẽ giảm. Mn làm tăng hoạt tính của rất nhiều loại enzyme. Trong
cây, Mn và sắt có tính đối kháng, nhiều Mn thì thiếu Fe, Fe quá nhiều thì
thiếu Mn. Khi thiếu Mn, trên lá xuất hiện những vết vàng.[12]
+ Bo (Bo): có tác dụng rất quan trọng tới sự phân hóa hoa, tới quá trình
thụ phấn, thụ tinh và sự phát dục của cơ quan sinh thực, đồng thời còn có tác
động tới sự chuyển hóa và vận chuyển của đường. Nếu thiếu Bo, phần chóp
ngọn cây ngừng sinh trưởng, lá và cành hoa cong lại, đốt ngắn lại. Nếu nhiều
Bo quá, mép lá biến thành màu nâu, các phần khác biến vàng. [1], [2]
+ Kẽm (Zn): kích thích sự giải phóng CO2 trong diệp lục, kích thích
quang hợp. Kẽm có liên quan đến sự hình thành kích tố sinh trưởng Auxin.
Nếu thiếu kẽm, chất kích thích sinh trưởng khó hình thành, ảnh hưởng tới sự
sinh trưởng của cây, đốt ngắn lại, lá và gân thiếu màu xanh sau đó chuyển
vàng, trắng và chết khô. [10], [12].
+ Đồng (Cu): Có trong các coenzyme, trong nhiều loại enzyme oxidase,
tham gia vào quá trình oxi hóa khử trong cây. Đồng có quan hệ chặt chẽ tới
việc hình thành chất diệp lục, quan hệ tới hiệu suất quang hợp, đồng thời còn
tham gia vào quá trình trao đổi của đường và protein. [2], [5]

GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

14


Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới
Ngành công nghiệp sản xuất hoa cây cảnh mới thực sự bắt đầu từ cuối
thập niên 1800 tại Anh, nơi mà hoa được trồng với quy mô lớn trên những
cánh đồng bao la. Ngày nay ngành công nghiệp sản xuất hoa và cây cảnh là
một ngành năng động và phát triển nhanh chóng trên toàn cầu, đã đạt được
tốc độ tăng trưởng đáng kể trong vài thập kỷ qua. Trong những năm 1950,
kim ngạch buôn bán hoa trên thế giới chỉ đạt ít hơn 3 tỷ USD. Vào năm 1992,
nó đã tăng lên 100 tỷ USD. Trong nhưng năm gần đây, nghành công nghiệp
hoa tăng 6 % mỗi năm với khối lượng thương mại toàn cầu năm 2003 là
101,84 tỷ USD, theo dự kiến có thể đạt được 200 tỷ USD/năm trong những
năm tới. [4], [10]
Trước những năm 1990, hoa cây cảnh trên thế giới chủ yếu được sản
xuất và tiêu thụ ở Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. Điển hình là Hà Lan , từ giữa
những năm 1970, việc sản xuất và phân bố hoa cắt đã có những bước phát
triển bùng nổ. Đến năm 1991 đã có 33.000 ha hoa cây cảnh trong đó hơn 50%
được trang bị nhà kính, tổng doanh thu xuất khẩu đạt 4,6 tỷ USD/năm. Nước
Anh cũng được coi là nơi sản xuất hoa và là thị trường hoa lớn của thế giới
với doanh số mỗi năm là 1,2 tỷ USD.[4]
Bảng 2.1. Thị trường Hoa – cây cảnh thế giới
Thị trường
Trị giá ( tỷ đô la Mỹ)
Tỷ trọng (%)

Đức
22
22
Hoa Kỳ
15
15
Pháp
10
10
Anh
10
10
Hà Lan
9
9
Nhật Bản
6
6
Ý
5
5
Thụy Sĩ
5
5
(Nguồn: Theo Nguyễn Quốc Vọng, Hoa Đà Lạt – hiện trạng, thách thức và cơ
hội tham gia thị trường quốc tế, Hội thảo hoa Đà Lạt 2010) [7]
GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

15


Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Nhật Bản

Khóa luận tốt nghiệp

Ý Thụy Sĩ

Đức

Hà Lan
Anh

Đức
Hà Lan

Hoa Kỳ

Pháp

Hoa Kỳ
Nhật Bản

Pháp
Ý

Anh

Thụy Sĩ

Hình 2.1. Thị trường Hoa – cây cảnh thế giới
Các nước tiêu thụ nhiều hoa cây cảnh chủ yếu tập trung ở Châu Âu,
Mỹ, Nhật Bản. Thị trường nhập khẩu hoa – cây cảnh trên thế giới được phân
phối với tỷ lệ như sau: Đức có thị trường lớn nhất thế giới với 22 tỷ USD,
chiếm 22%; Hoa kỳ với 15 tỷ USD, chiếm 15%; Pháp và Anh với 10 tỷ USD,
chiếm 10 %; Hà Lan với 9 tỷ USD, chiếm 9 %; Nhật Bản với 6 tỷ USD,
chiếm 6 %; Ý và Thuỵ Sĩ với 5 tỷ USD, chiếm 5 %. [10]
Nhìn chung, tình hình sản xuất hoa - cây cảnh trên thế giới ngày nay đã
có nhiều chuyển biến. Những nước sản xuất hoa – cây cảnh vốn nổi tiếng như
Hà Lan, Pháp nay đã trở thành những nước nhập khẩu và cũng là thị trường
tiêu thụ. Thay vào đấy, những nước đang phát triển, nơi lao động đang còn rẻ
và giá trị đất chưa cao như Trung Quốc, Malaysia, Nam Phi, Isarel, Ấn Độ,
Colombia, Kenya, Ethiopia và Ecuador lại trở thành những nước sản xuất và
xuất khẩu. [4]
Các quốc gia Châu Phi cũng đang đẩy mạnh phát triển nghành hoa cây
cảnh chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Nam Phi, Kenya và
Zimbabwe là những nhà cung cấp chính trong đó Kenya chiếm thị phần lớn
nhất, đạt một kim ngạch khoảng gần 700 triệu USD mỗi năm. [10]

GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

16

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Các quốc gia Châu Mỹ như Colombia, Ecuador cũng đã trở thành
những nước xuất khẩu hoa có tiếng trên thế giới. Các nước này chủ yếu xuất
khẩu hoa sang thị trường Mỹ. Vào năm 2006 Mỹ nhập khẩu đến 79% hoa cây
cảnh trong đó Colombia là nước cung cấp lớn nhất chiếm đến 59%, đạt kim
ngạch 1 tỷ USD mỗi năm. [10]
Các quốc gia khu vực Châu Á cũng đang trỗi dậy mạnh mẽ mới nhiều
tham vọng tham gia vào thị trường hoa cây cảnh thế giới. Singapore năm
1991 xuất khẩu đạt 13 triệu USD thì nay đã đạt trên 20 triệu USD/ năm. Thái
Lan năm 1991 đạt 80 triệu USD thì nay đã đưa doanh số xuất khẩu lên trên
200 triệu USD/năm. Tại Malaysia, chính phủ đã quy hoạch 300 ha ở bang
Zohor và giao cho hiệp hội hoa lan tổ chức thành khu Trung tâm sản xuất hoa
cây cảnh xuất khẩu. [10]
Với diện tích trồng hoa đạt 636.000 ha, chiếm 1/3 diện tích trồng hoa
trên thế giới, mỗi năm sản xuất gần 9 tỷ cành hoa tươi, Trung Quốc đã trở
thành nước sản xuất hoa lớn nhất thế giới. Cho đến cuối năm 2001, Trung
Quốc đã có hơn 20.000 công ty, trang trại, cơ sở sản xuất hoa – cây cảnh và
đã tổ chức được hơn 2.000 chợ đầu mối, với khoảng 1,45 triệu người hoạt
động trong ngành. Vào năm 2002, Trung Quốc bán hơn 3,8 tỷ cành hoa và
810 triệu chậu hoa – cây cảnh. Ngày nay các mô hình nông nghiệp công nghệ
cao ở Chu Hải, Quảng Đông, Thẩm Quyến đã cung cấp đầy đủ nông sản và
rau quả cho vùng, xuất khẩu sang Hồng Kông và thế giới. Đặc biệt khu nông
nghiệp Côn Minh có tiếng trên thế giới là trung tâm chuyên sản xuất hoa - cây
cảnh cho thị trường trong và ngoài nước. Côn Minh sản xuất khoảng 600 triệu
cành hoa mỗi năm, trị giá 350 triệu USD. [10]
Tại khu vực Châu Á, Nhật Bản là nước có thị trường hoa cây cảnh lớn
nhất, trị giá khoảng 6 tỷ USD. Thị trường này nhập khẩu khoảng 545 triệu
USD( 2006) và tăng trưởng đều đặn 5 – 7 % mỗi năm. Nhật Bản nhập hoa loa


GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

17

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

kèn, tulip từ Hà Lan, hoa cúc từ Trung Quốc, Đài Loan, hoa Proteas và Wax
flower từ Úc, New Zealand và phong lan từ Thái Lan và Singapore. Tỉ trọng
của các nước xuất khẩu hoa cây cảnh vào Nhật Bản năm 2007 như sau : Hà
Lan 27,0 %; Trung Quốc 9,7%; Đài Loan 9,0%; Malaysia 8,8%; Thái Lan
7,3%; Colombia 6,3%; Việt Nam 1,4%.... [10]
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh ở Việt Nam
Hiện nay diện tích trồng hoa cây cảnh trên cả nước chỉ khoảng 15.000
ha tập trung chủ yếu ở miền Bắc (Hà Nội, Lào Cai, Sơn La, Hưng Yên, Hải
Phòng), ngoại thành TP Hồ Chí Minh (Củ Chi, Hóc Môn ) và Lâm Đồng (Đà
Lạt). Sản xuất hoa cây cảnh đang cho thu nhập cao, ước tính bình quân đạt
khoảng 70 – 130 triệu đồng/ha nên có rất nhiều địa phương trong cả nước
đang mở rộng diện tích trồng hoa trên vùng đất có tiềm năng. [7]
Diện tích trồng hoa của Lâm Đồng tập trung chủ yếu tại thành phố Đà
Lạt, huyện Đức Trọng, Lạc Dương, một phần nhỏ ở huyện Đơn Dương và
một số địa phương khác như Di Linh, Bảo Lộc. Năm 2009 diện tích trồng hoa
của Lâm Đồng ước đạt 3500 ha gieo trồng, sản lượng hoa đạt trên 1 tỷ cành.
Bảng 2.2. Diện tích đất trồng hoa ở Việt Nam [7]
Năm
Diện tích(ha)

2001
8002
2002
8520
2003
8960
2004
9500
2005
13000
2006
13400
2007
14000
2008
14300
2009
15000
2010
16000
Chủng loại hoa ngày càng đa dạng phong phú hơn,có nhiều loại hoa
chất lượng cao mang đặc trưng chỉ duy nhất trồng được và có hiệu quả cao ở
GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

18

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Đà Lạt – Lâm Đồng như : Lily, Cát Tường, địa lan Cymbidium, được thị
trường trong nước tiêu thụ mạnh và có giá trị xuất khẩu cao. Trong đó thành
phố Đà Lạt chiếm gần 40% diện tích và 50% sản lượng cả tỉnh. Doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài diện tích gần 150 ha canh tác, chiếm 12% diện tích
và khoảng 18 % sản lượng, chủ yếu là hoa chất lượng cao; phần diện tích còn
lại tập trung chủ yếu vào các nông hộ, các công ty TNHH trong nước và các
trang trại. [7]
Các tỉnh phía Nam, điển hình là thành phố Hồ Chí Minh (chủ yếu ở các
huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp, Thủ Đức...) cùng các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long như Tiền Giang, Đồng Tháp là nguồn cung cấp hoa và cây
cảnh đáng kể. Tuy nhiên, các địa bàn này chủ yếu chỉ sản xuất một số loại hoa
nhiệt đới như cúc móng rồng, cúc đại đóa, mai, huệ... Lượng hoa cắt cành
truyền thống (hồng, cúc, lay ơn, cẩm chướng, đồng tiền....) sản xuất còn rất
hạn chế và chất lượng chưa thật cao. Diện tích hoa cây cảnh tại thành phố Hồ
Chí Minh ước tính đạt 1650 ha, phân bố chủ yếu ở 8 quận huyện như : quận
12 (110 ha), huyện Thủ Đức (87 ha), nhiều nhất là huyện Củ Chi (113 ha) với
khoảng 1400 hộ sản xuất. [7]
Tại Hải Phòng, hoa được sản xuất trên khoảng 300 ha. Khu nông
nghiệp công nghệ cao được thực hiện tại xã Mỹ Đức huyện An Lão với tổng
đầu tư 22,5 tỷ đồng. Cơ quan chủ trì là Trung tâm phát triển Lâm nghiệp Hải
Phòng. Khu nông, lâm nghiệp công nghệ cao Hải phòng đã xây dựng các khu
chức năng như: khu bảo tồn cây ăn quả đầu dòng và vườn ươm cây giống;
khu sản xuất giá thể; khu nhà nuôi cấy mô tế bào; khu nhà kính, khu nhà lưới
sản xuất rau an toàn chất lượng cao; khu nhà lưới sản xuất cây cảnh. Hiện
nay, các khu nhà lưới, nhà kính sản xuất rau và hoa đã hoạt động và cho sản
phẩm được 2-3 vụ. Năng suất cà chua, dưa chuột đạt 200-250 tấn/ha/năm, hoa
hồng cũng đạt 200-300 bông/m2. [7]


GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

19

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Tại Hà Nội, hoa chủ yếu được sản xuất tại Từ Liêm, Tây Tựu, Mê
Linh, Đông Anh, Thanh Trì với diện tích khoảng 1.500 ha (2009). Huyện Từ
Liêm có diện tích trồng hoa cây cảnh là 500 ha thì riêng xã Tây Tựu có 330
ha ( chiếm 66% diện tích trồng hoa toàn huyện và 84,6 % diện tích đất canh
tác toàn xã), chủ yếu trồng hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa ly, hoa loa
kèn... Đặc biệt huyện đã khởi công khu nông nghiệp công nghệ cao vào tháng
4/2002 và hoàn thành đi vào hoạt động tháng 9/2004. Vốn đầu tư 24 tỷ đồng
(1,5 triệu USD), trong đó 50% vốn ngân sách thành phố và 50% vốn cơ quan
chủ quản – Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư phát triển nông
nghiệp Hà Nội. Khu được xây dựng trên diện tích 7,5 ha với 5.500 m2 trồng
dưa chuột, cà chua, ớt ngọt; 2.000 m2 trồng hoa, các giống đều được nhập từ
Israel. Với các tiến bộ mới về giống, quy trình chăm bón, hệ thống dinh
dưỡng khoáng tự động, ánh sáng và nhiệt độ được điều chỉnh, năng suất cây
trồng ở đây đạt khá cao và việc sản xuất bước đầu được xem là hiệu quả. [7]
Vùng hoa Trung du và Miền núi Bắc Bộ, diện tích trồng hoa toàn vùng
có khoảng 135,7 ha, sản lượng đạt 44,08 triệu bông; hoa hồng có diện tích
(75,0 ha, chiếm 55,27%) và sản lượng lớn nhất (26,53 triệu bông); tỉnh Lào
Cai có diện tích hoa lớn nhất 95,7 ha, chiếm 70,5% tổng diện tích hoa toàn

vùng. [7]
2.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Hồng tại Mê Linh
Ngày 01/08/2008, huyện Mê Linh được nhập vào thành phố Hà Nội.
Xã Mê Linh bây giờ đã trở thành một phần của Hà Nội. Hơn chục năm nay,
Mê Linh đã chuyển đổi từ trồng cây nông nghiệp sang trồng hoa. Sau rất
nhiều thử nghiệm, hoa Mê Linh dần dần chiếm vị trí chủ đạo, trở thành nguồn
kinh tế chính của phần lớn người dân nơi đây. Khắp các xã Tráng Việt, Văn
Khê, Mê Linh, Tiền Phong, Thanh Lâm... những thửa ruộng xưa kia chỉ đủ
nuôi sống con người giờ đã là nơi cung cấp hoa cho khắp các tỉnh phía Bắc.

GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

20

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Hiện nay, xã đã nhân rộng ra nhiều loại giống, nhiều chủng loại hoa như: tầm
xuân, phăng tây, hoa cúc, hoa loa kèn, mẫu đơn... Diện tích trồng hoa Hồng
của Mê Linh rộng hơn 300ha, khắp các cánh đồng đang thực sự khởi sắc. Đã
có nhiều cánh đồng được đặt tên 100, 120 triệu/ha như cánh đồng Gốc Gáo,
Mặt Gò… Nhiều hộ nông dân trồng hoa bán, trừ chi phí đã cho thu nhập từ
100-500 triệu đồng/năm. Nghề trồng hoa xã Mê Linh không chỉ đem lại lợi
ích kinh tế cao mà còn tạo thêm việc làm cho nhiều nông dân trong xã. [8]
Thu nhập toàn xã Mê Linh mỗi năm tăng rất đồng đều và đi vào ổn
định trong những năm gần đây. Tổng thu nhập toàn xã năm 2009 là 85.916 tỷ

đồng, trong đó thu nhập từ nông nghiệp là 58.600 tỷ đồng. Riêng thu nhập từ
trồng hoa hằng năm chiếm khoảng 85% tổng thu nhập từ nông nghiệp tức là
khoảng 50 tỷ đồng. [8]

GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

21

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

3.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh,

thành phố Hà Nội
Thời gian: Từ 28/02/2010 đến 01/03/2011
3.2.

Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tình hình sản xuất hoa tại xã Mê Linh: diện tích, cơ cấu,


chủng loại hoa, kỹ thuật trồng trọt.
- Điều tra tình hình sâu bệnh hại, và biện pháp phòng trừ mà người dân
đang áp dụng.
- Đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng hoa Hồng và hiệu quả trong sản xuất góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
3.3.

Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các phương pháp điều tra thu thập mẫu, phỏng vấn trực tiếp

người sản xuất.
- Bằng phương pháp tiếp cận trực tiếp hộ nông dân kết hợp với ý kiến
tham khảo thông qua cán bộ chính quyền địa phương chúng tôi thiết kế phiếu
điều tra tập trung vào những vấn đề sau đây:
+ Thông tin về hộ, chủ hộ : tên, tuổi, địa chỉ.
+ Điều tra chủng loại, cơ cấu, diện tích hoa hồng hiện trồng ở
vùng điều tra.
+ Điều tra một số loại sâu, bệnh chính, biện pháp phòng trừ mà
người dân đang áp dụng.

GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

22

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2


3.4.

Khóa luận tốt nghiệp

Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xử lí số liệu

3.4.1. Các chỉ tiêu về một số loại sâu bệnh hại
- Thành phần sâu, bệnh hại hoa hồng.
- Mức độ phổ biến của một số loài sâu, bệnh hại của yếu.
Bệnh hại : [9]
+ Nhiễm nhẹ (tỷ lệ bệnh < 10 %)
+ + Nhiễm trung bình (tỷ lệ bệnh 11 ÷ 25 % )
+ + + Nhiễm nặng (tỷ lệ bệnh > 25% )
Sâu hại : [9]
+ Mức độ lẻ tẻ (mức độ < 10%)
+ + Mức độ phổ biến (mức độ 10 ÷ 30%)
+ + + Mức độ nhiều (mức độ > 30%)
3.4.2. Phương pháp xử lí số liệu
Các số liệu được xử lí theo phương pháp thống kê thông thường và chương
trình Excel.

GVHD: Th.S Dương Tiến Viện

23

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Mê Linh
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Mê Linh là một trong 17 xã của huyện Mê Linh với diện tích
khoảng 605.67 ha, dân số là 11,559 người, gồm 2803 hộ được phân bổ ở 3
thôn: Thôn Hạ Lôi, Liễu Trì và Ấp Hạ. [8]
Xã Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp
với xã Tiền Phong, phía Bắc giáp xã Thanh Lâm, mặt Tây Tây Bắc giáp với
xã Văn Khê, phía Nam giáp với xã Đại Thịnh. Mê Linh có vị trí địa lý gần sát
với trung tâm thủ đô Hà Nội, giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, có đường
quốc lộ 23B chạy qua và tuyến đường đê be sông Hồng chạy dọc xã. Có thể
nói hệ thống giao thông đương thủy, đường bộ, đường hàng không rất thuận
tiện cho giao thương và phát triển kinh tế xã hội.
4.1.1.2. Địa hình
Huyện Mê Linh là huyện nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông
Hồng. Địa hình đất đai nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, chia ra 3 tiểu
vùng: Tiểu vùng đồng bằng, tiểu vùng ven đê Sông Hồng và tiểu vùng trũng.
Xã Mê Linh thuộc tiểu vùng đồng bằng, đất canh tác ở đây chủ yếu là
loại đất phù sa cổ do sông Hồng bồi đắp nên rất màu mỡ và giàu dinh dưỡng
thuận lợi cho phát triển trồng trọt.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn
Xã Mê Linh là một xã của huyện Mê Linh do vậy có điều kiện về khí
hậu thủy văn chịu ảnh hưởng chung của toàn huyện.
Khí hậu : Huyện Mê Linh có hình thái khí hậu tương tự các quận huyện
Hà Nội, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm
GVHD: Th.S Dương Tiến Viện


24

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

khoảng 23 – 250C. Dao động nhiệt độ trong năm của Mê Linh từ 12 – 350C.
Mùa nóng trong năm kéo dài 5 tháng từ tháng 5 đến tháng 9 với nhiệt độ nóng
nhất vào các tháng 6, tháng 7 trung bình trên 300C, mùa lạnh kéo dài khoảng
3 – 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 2 hoặc tháng 3) trong đó tháng lạnh nhất
(tháng 1 hoặc tháng 2) nhiệt độ xuống thấp < 180C, lượng mưa trung bình của
huyện vào khoảng thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Mê Linh thời tiết 4 mùa xuân,
hạ, thu, đông. [8]
Thủy văn: Hệ thống ao hồ, đầm: Mê Linh có trên 200 ha ao hồ, đầm
với trữ lượng nước khá lớn, có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển nuôi
trồng thủy sản và phục vụ nhu cầu nước tại chỗ. [8]
4.1.1.4. Tình hình sử dụng đất
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt đối với cây hoa, nó là yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng của mỗi loại hoa. Xã Mê
Linh nằm trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai tơi xốp, màu
mỡ, giữ nước và thoát nước tốt rất thuận lợi cho việc trồng hoa hồng. Bảng và
biểu đồ dưới đây giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về tình hình sử dụng đất
của xã.
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất tại xã Mê Linh năm 2009
STT
1
2

3

Loại đất
Đất nông nghiệp
Đất trồng hoa
Đất trồng rau màu
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
Tổng

Diện tích (ha)
459,9
360,0
99,9
137,4
8,3
605,6

Tỷ lệ (%)
76,0
60,0
16,0
23,0
1,0
100

(Nguồn: Văn phòng thống kê - UBND xã Mê Linh)

GVHD: Th.S Dương Tiến Viện


25

Sinh viên: Nguyễn Hà Minh


×