Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại xã dương liễu huyện hoài đức, thành phố hà nội do sản xuất thủ công miến, tinh bột sắn, dong riềng và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.48 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
******************

LÊ THỊ KHIÊN

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI XÃ DƯƠNG
LIỄU HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI DO SẢN XUẤT THỦ CÔNG MIẾN,
TINH BỘT SẮN, DONG RIỀNG VÀ GIẢI
PHÁP KHẮC PHỤC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái học
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGÔ THÁI LAN

HÀ NỘI - 2011


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ quý báu của các đơn vị và cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành, sâu sắc tới:
Các thầy, cô trong khoa Sinh – KTNN, trường Đại học sư phạm Hà
Nội 2, người thân và bạn bè đặc biệt là bạn Phí Thị Nụ lớp K33C - Sinh đã


hỗ trợ, động viên, khích lệ để tôi vượt qua nhiều khó khăn ban đầu, hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các cơ quan, cơ sở đã cung cấp cho tôi những số liệu
quý báu đóng góp vào khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến T.S Ngô Thái Lan là
người trực tiếp hướng dẫn tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian,
công sức và phương tiện nghiên cứu nên khóa luận của tôi không thể tránh
khỏi những thiếu sót rất mong được sự nhận xét, đánh giá và đóng góp của
thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2011
Sinh viên

Lê Thị Khiên

ii
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

LỜI CAM ĐOAN
Để đảm bảo tính trung thực của đề tài, tôi xin cam đoan:
1. Đề tài của tôi không sao chép từ bất kỳ đề tài nào có sẵn.

2. Đề tài của tôi không trùng với đề tài nào khác.
3. Kết quả thu được trong đề tài là do nghiên cứu thực tiễn đảm bảo
tính chính xác và trung thực.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2011
Sinh viên

Lê Thị Khiên

iii
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt

Giải nghĩa

1

ÔNMT

Ô nhiễm môi trường


2

TM – DV

Thương mại – Dịch vụ

3

CN – TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

4

VHVN

Văn hóa, văn nghệ

5

TDTT

Thể dục thể thao

6

ANQP

An ninh quốc phòng


7

UBND

Ủy ban nhân dân

8

THCS

Trung học cơ sở

9

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

10

COD

Nhu cầu oxy hóa học

11

SS

Chất rắn huyền phù


12

TS

Chất rắn tổng số

13

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

iv
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Bảng 1.1. Tình hình biến động dân số của xã Dương Liễu từ
năm 2004 đến năm 2009……………………………..................

7


Bảng 3.1. Số hộ gia đình làm nghề thủ công ở xã Dương Liễu
năm 2009……………………………………………..................

16

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng nguyên, nhiên liệu của các nghề
thủ công của xã Dương Liễu năm 2005……………...................

19

Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng nguyên, nhiên liệu của các nghề
thủ công của xã Dương Liễu năm 2009……………...................

20

Bảng 3.4. Các thông số của nước thải sản xuất tinh bột từ củ
sắn tươi………………………………………………………...

25

Bảng 3.5. Các thông số của nước thải sản xuất tinh bột từ củ
dong riềng……………………………………………………….

25

Biểu đồ 3.1. Số hộ gia đình làm nghề thủ công toàn xã Dương
Liễu năm 2009………………………………………………….

17


Hình 3.1. Quy trình sản xuất thủ công miến tại xã Dương
Liễu………………………………………………………...........

22

Hình 3.2. Quy trình sản xuất thủ công tinh bột sắn, dong riềng
tại xã Dương Liễu………………………………….....................

23

v
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu…………………….………………………………….....

1

1. Lý do chọn đề tài……………………………….......................

1


2. Tính cấp thiết của đề tài…………………….............................

1

3. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………….................

2

4. Nội dung nghiên cứu………………………………………….

2

Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu…………………….

3

1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Dương
Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội……………………….

3

1.1.1. Điều kiện tự nhiên…………………………………….

3

1.1.2. Điều kiện kinh tế………………………………………

4

1.1.3. Văn hóa xã hội………………………………………...


5

1.2. Các công trình nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường
làng nghề thủ công ở Việt Nam……………………....................

8

1.3. Các công trình nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường
làng nghề thủ công xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố
Hà Nội….......................................................................................

11

Chương 2. Đối tượng, địa điểm, thời gian và phương pháp
nghiên cứu…………………………………………………..…..
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................

14
14

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................

14

2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................

14

2.3.1. Nghiên cứu tài liệu .........................................................


14

2.3.2. Điều tra, khảo sát thực địa .............................................

15

2.3.3. Xử lý số liệu...................................................................

15

Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận………………….

16

vi
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

3.1. Thực trạng việc sản xuất các nghề thủ công ở Dương
Liễu................................................................................................ 16
3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở xã Dương Liễu do
sản xuất miến và tinh bột sắn, dong riềng.....................................


21

3.2.1. Quy trình sản xuất miến và sản phẩm thải vào môi
trường nước...................................................................................

21

3.2.2. Quy trình sản xuất tinh bột sắn, dong riềng và sản phẩm
thải vào môi trường nước...............................................................

23

3.2.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước do sản xuất miến
và tinh bột sắn, dong riềng.............................................................

24

3.3. Hệ thống giải pháp khắc phục................................................

28

3.3.1. Giải pháp của chính quyền địa phương...........................

28

3.3.2. Giải pháp của nhân dân....................................................

29

3.3.3. Hệ thống giải pháp của đề tài..........................................


29

Kết luận và kiến nghị...................................................................

33

Tài liệu tham khảo.......................................................................

34

Phụ lục

vii
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sản xuất thủ công hàng năm đem lại lợi nhuận cao cho các cơ sở sản
xuất, góp phần đáng kể vào mức tăng trưởng kinh tế của nước nhà. Tuy nhiên
ở hầu hết các địa phương sản xuất thủ công đều chưa bền vững, việc triển
khai quy hoạch đầu tư cho các làng nghề chậm, ô nhiễm môi trường (ÔNMT)
là mối đe dọa thường trực. Làng nghề thủ công ở Dương Liễu - Hoài Đức Hà Nội cũng nằm trong số đó.

Những năm gần đây hoạt động sản xuất được mở rộng mang lại lợi
nhuận cao cho người dân nơi đây nhưng việc xử lý nước thải, chất thải không
triệt để là nguyên nhân gây ÔNMT nghiêm trọng đặc biệt là môi trường nước.
Để đánh giá sự ÔNMT, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân địa
phương và nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng trên chúng tôi đã
thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại xã
Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội do sản xuất thủ công
miến, tinh bột sắn, dong riềng và giải pháp khắc phục”.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở xã Dương Liễu hiện đang ở mức
báo động. Bất kỳ ai bước chân vào địa phận xã đều trực diện nhận thấy sự ô
nhiễm môi trường thể hiện rõ ở mùi chua khé của tinh bột lên men từ các
mương máng, cống rãnh. Mặt khác, nước thải của các hộ sản xuất thủ công
chảy lênh láng, ngập lụt đường đi, một vài nơi chất từng đống bã sắn, bã thải
dong riềng bốc mùi hôi thối gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Hiện trạng này đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người
dân địa phương làm cho tuổi thọ trung bình của người dân giảm, tỉ lệ người
chết vì ung thư trong hai năm 2008 – 2009 chiếm 20% số người chết (riêng
năm 2008 là 25%); 66% phụ nữ mắc bệnh ngoài da, số người cao huyết áp

1
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan


ngày càng tăng lên và ngày càng trẻ hóa. Song cho đến nay, các công trình
nghiên cứu về hiện trạng ô nhiễm môi trường và một số giải pháp khắc phục ô
nhiễm môi trường nước tại xã Dương Liễu chưa thực sự phù hợp với địa
phương nên chưa được người dân áp dụng. Vì các lý do trên chúng tôi tiến
hành đề tài nhằm cảnh báo về hiện trạng ô nhiễm môi trường nước thải do sản
xuất thủ công miến, tinh bột sắn, tinh bột dong riềng. Đồng thời, trên cơ sở
thực tiễn nghiên cứu, chúng tôi đề xuất hệ thống giải pháp hợp lý và khả thi
để khắc phục ô nhiễm môi trường cho địa phương.
3. Mục tiêu nghiên cứu
+ Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại xã Dương Liễu,
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
+ Tìm hiểu quy trình và sản phẩm thải của quá trình sản xuất miến và
tinh bột sắn, dong riềng để từ đó xây dựng hệ thống giải pháp khắc phục ô
nhiễm môi trường.
4. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất các nghề thủ công ở xã Dương Liễu
- Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại xã Dương Liễu do sản xuất
miến và tinh bột sắn, dong riềng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường nước tại
xã Dương Liễu.

2
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Dương Liễu,
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Dương Liễu thuộc huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây cũ. Nằm ở phía
Bắc của huyện cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, có địa giới hành chính
như sau:
- Phía Bắc giáp xã Minh Khai huyện Hoài Đức và xã Hiệp Thuận
huyện Phúc Thọ.
- Phía Đông giáp xã Đức Thượng và Đức Giang huyện Hoài Đức.
- Phía Nam giáp xã Cát Quế.
- Phía Tây giáp xã Liên Hiệp huyện Phúc Thọ.
Có thể nói vị trí địa lý của xã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu
kinh tế, văn hóa với các xã trong và ngoài huyện.
b. Địa hình, địa mạo
Dương Liễu là xã nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có
địa hình tương đối bằng phẳng, được chia bởi đê Đáy thành hai vùng rõ rệt là
vùng đồng và vùng bãi.
c. Khí hậu, thủy văn
Xã Dương Liễu là xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh
hưởng của gió mùa, mùa hè nóng, mùa đông khô lạnh, nhiệt độ trung bình
năm là 23,50C. Tháng nóng nhất là tháng VI, VII nhiệt độ lên tới 38,60C.
Tháng lạnh nhất là tháng I nhiệt độ xuống thấp, có khi chỉ 9,50C.
Độ ẩm không khí trung bình năm từ 80 - 83%.

3
Lê Thị Khiên


Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

Lượng mưa hàng năm từ 1600 - 1800mm. Mưa lớn tập trung chủ yếu
vào tháng VI, VII, VIII chiếm 80 - 86% lượng mưa cả năm, từ tháng I - IV
thường hay có mưa phùn.
Số giờ nắng trung bình năm là 1600 - 1700 giờ. Các tháng II, III, XII có
số giờ nắng thấp nhất trong năm.
Gió bão: gió theo mùa, mùa Đông thường là gió Đông Bắc tốc độ gió
trung bình 4m/s. Mùa hè thường là gió Đông Nam tốc độ trung bình là 2,53m/s. Úng lụt thường xảy ra từ tháng V - VIII trong năm.
Lượng mưa nhiều, mưa lớn và độ ẩm không khí cao là một trong số
những hạn chế để phát triển một số nghề thủ công quanh năm. Điển hình như
việc sản xuất thủ công tinh bột sắn, dong riềng chỉ được diễn ra theo mùa vụ
trong năm (tháng IX năm trước đến tháng II năm sau) vào thời điểm điều kiện
khí hậu khô hanh; còn nghề sản xuất miến, mạch nha, bánh kẹo... được sản
xuất quanh năm. Vì vậy mà số lượng sản phẩm thủ công của làng nghề không
giảm đi. Vào mùa vụ, các hộ sản xuất tăng cường độ làm việc lên 2 – 3
ca/ngày, sản phẩm thải do đó cũng tăng lên. Chính vì lẽ đó mà ô nhiễm môi
trường nơi đây đang ở mức báo động, đặc biệt là môi trường nước gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe người dân địa phương.
Nhìn chung vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu của xã thuận lợi cho
việc phát triển các ngành nghề thủ công.
1.1.2. Điều kiện kinh tế
Trong những năm gần đây nhờ việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư
vốn và trang thiết bị hiệu quả ngành kinh tế nhờ việc sản xuất các nghề thủ
công được nâng cao. Đời sống nhân dân trong xã từng bước được cải thiện,

các nhà cao tầng mọc lên san sát, chất lượng cuộc sống nâng cao, đời sống
tinh thần cũng được củng cố. Những năm gần đây việc tổ chức lễ hội văn hóa
truyền thống cũng được chú trọng và tổ chức với quy mô lớn.

4
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

a. Tăng trưởng kinh tế
Thực trạng phát triển kinh tế của xã trong những năm qua có những
bước vượt bậc, tổng giá trị sản phẩm toàn xã và tốc độ tăng trưởng kinh tế
hàng năm liên tục tăng, đặc biệt là ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và
thương mại dịch vụ tăng rất nhanh. Từ đó, đời sống nhân dân được nâng cao,
số hộ khá và giàu ngày càng tăng; số hộ đói không còn và số hộ nghèo giảm
mạnh.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trước năm 2005, kinh tế Dương Liễu phát triển với nông nghiệp là
ngành chủ đạo. Ngày nay, Dương Liễu phát triển mạnh mẽ với việc hình
thành khu công nghiệp và dịch vụ thương mại.
Năm 2005, tỷ trọng ngành nông nghiệp (NN) chiếm 20,8%, thương mại
dịch vụ (TM – DV): 26,9%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN –
TTCN): 52,3%.
Năm 2007, tỷ trọng ngành NN: 18,2%, ngành TM - DV: 28,5%, ngành
CN – TTCN: 53,3%.

Sáu tháng đầu năm 2009, tổng thu nhập ước đạt 51,85% so với kế
hoạch cả năm 2009 trong đó: Tỷ trọng ngành NN chiếm 13,5% đạt 53% kế
hoạch cả năm, ngành TM – DV: 30,8% đạt 53,75% kế hoạch cả năm, ngành
CN – TTCN: 55,7% đạt 51,3% kế hoạch cả năm.
1.1.3. Văn hóa xã hội
a. Văn hóa
Những năm gần đây cán bộ và nhân dân trong xã thường xuyên phối
hợp triển khai kế hoạch hoạt động trước, trong và sau tết Nguyên Đán tổ chức
các hoạt động VHVN – TDTT.
Tổ chức gặp mặt Hội sinh viên và tặng quà cho tân sinh viên thi đỗ vào
các trường đại học và cao đẳng năm học 2008 – 2009, gồm: 48 em đỗ đại học;

5
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

48 em đỗ cao đẳng với tổng số tiền 7.200.000 đồng. Nhân dịp 1/6 Hội đồng
giáo dục, quỹ khuyến học tổ chức phát thưởng cho 401 em học sinh giỏi với
tổng số tiền 5.465.000 đồng.
Thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước; tổ chức thăm
hỏi, động viên kịp thời các tín đồ, chức sắc tôn giáo trong các dịp tết Nguyên
Đán, lễ Phật đản, ngày lễ Nôen...
b. Giáo dục
Theo báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội – ANQP sáu

tháng đầu năm 2009 của UBND xã Dương Liễu:
Các nhà trường tổ chức tốt công tác dạy và học, tham gia các kỳ thi học
sinh giỏi của tỉnh, huyện và thực hiện tốt hoạt động Đoàn, Đội.
Toàn xã có tổng số 2185 em trong đó:
+ Trường THCS: 708 em, 20 lớp, kết quả tốt nghiệp đạt 97,6%; tham
gia đội tuyển thi học sinh giỏi cấp thành phố đạt 1 giải nhì, 1 giải ba và 1 giải
khuyến khích; tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện có 33 em đạt 1 giải nhất, 1
giải nhì và 1 giải ba.
+ Trường Tiểu học A có 556 học sinh, 19 lớp và trường Tiểu học B có
351 học sinh với 11 lớp. Tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 100%.
+ Trường Mầm non có 18 lớp với 570 học sinh, 4 giáo viên đạt lao
động giỏi cấp huyện và 11 giáo viên đạt giỏi cấp trường.
Các nhà trường đều thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm để tránh xảy ra dịch bệnh.
c. Dân số
Theo thống kê của Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình xã Dương
Liễu tình hình dân số những năm gần đây có nhiều biến động. Cụ thể được
thể hiện trong bảng 1.1.

6
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

Bảng 1.1. Tình hình biến động dân số của xã Dương Liễu

từ năm 2004 đến năm 2009
Số nhân khẩu

Số sinh

Số tử

(người)

(người)

(người)

2004

11373

145

41

2005

11467

143

40

2006


11502

190

70

2007

11710

220

54

2008

11821

210

64

6 tháng đầu 2009

11959

84

34


Năm

Theo số liệu thống kê, dân số xã Dương Liễu những năm gần đây tăng
nhanh, đặc biệt là từ năm 2006 đến nay. Nguyên nhân do sự phát triển mạnh
của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ thu hút thêm
nhiều lao động nên trên địa bàn xã có tăng số dân từ nơi khác chuyển đến.
Tuy nhiên, có thể thấy những năm qua tỉ lệ tử của xã cũng tăng lên đáng kể
đặc biệt là số người chết trẻ tăng mạnh. Ví dụ năm 2008, tỉ lệ chết trẻ do bệnh
chiếm 70% tổng số người chết mà chủ yếu là các bệnh: ung thư gan, ung thư
phổi, ung thư máu, ung thư vòm họng, bệnh hen, sỏi thận; trong số 64 người
chết có tới 14 người chết do ung thư. Sáu tháng đầu năm 2009, số người chết
do tuổi già: 19 người, trong độ tuổi lao động: 6 người, dưới độ tuổi lao động:
1 người; trong đó chết do mắc bệnh nan y là 13 người (9 người chết do ung
thư) [7].

7
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

1.2. Các công trình nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề
thủ công ở Việt Nam
Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề hiện nay đang là vấn đề nhức
nhối được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm. Tình trạng ô nhiễm đã và đang

gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân trong và ngoài làng đã khiến
nhiều cơ quan chức năng lên tiếng.
Trong nghiên cứu: “Làng nghề Việt Nam và các giải pháp cải thiện môi
trường” của tác giả Đặng Kim Chi có đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường
làng nghề là hình thái ô nhiễm tập trung trên phạm vi một khu vực (thôn,
làng, xã...) nông thôn. Khu vực này là tập hợp của nhiều hình thái ô nhiễm
dạng điểm (cơ sở sản xuất nhỏ) ảnh hưởng trực tiếp tới không gian liền kề và
đây chính là khu sinh hoạt dân cư nên tác động trực tiếp đến sức khỏe cộng
đồng. Ô nhiễm môi trường làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động
sản xuất theo ngành nghề, loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp tới môi
trường nước, không khí, đất trong khu vực dân sinh. Các kết quả nghiên cứu
của đề tài cho thấy:
+ 100% mẫu nước thải ở các làng nghề được kiểm soát có thông số
vượt tiêu chuẩn cho phép.
+ Nước mặt và nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm ở mức độ khác
nhau.
+ Môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản
xuất đặc biệt là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép và ô nhiễm do sử dụng
nhiên liệu là than, củi.
+ Môi trường đất ở đa số các làng nghề chưa có biểu hiện ô nhiễm do
hoạt động sản xuất thủ công.
+ Môi trường lao động hầu hết đều chưa đạt tiêu chuẩn như độ ồn, ánh
sáng, độ rung, độ ẩm và nhiệt độ cao.

8
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

+ Ô nhiễm môi trường ở làng nghề ảnh hưởng đến sức khỏe người lao
động, dân cư làng nghề và một số khu vực xung quanh.
Người dân ở làng nghề thường gặp nhiều bệnh hơn làng thuần nông.
Thường gặp các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, đường ruột, ngoài da. Một
số làng xuất hiện bệnh nguy hiểm như ung thư, quái thai, nhiễm độc kim loại
nặng.
Đề tài đã đưa ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế xã hội và bảo vệ môi trường làng nghề: do quan hệ sản xuất nhỏ, tư tưởng
tư hữu, do quan hệ sản xuất của làng nghề gắn bó với nhiều quan hệ của làng
xã dòng tộc hương ước, do trình độ thủ công chế độ quản lý môi trường tại
làng nghề thiếu chính sách đồng bộ từ các văn bản nhà nước về phát triển bền
vững làng nghề, chưa có được các giải pháp đồng bộ của các cấp, ngành từ
trung ương đến địa phương. Đề tài cũng đưa ra định hướng xây dựng chính
sách phát triển làng nghề và các giải pháp cải thiện môi trường làng nghề cho
các nhóm làng nghề khác nhau trong đó có các nhóm giải pháp: giải pháp sản
xuất sạch hơn, giải pháp xử lý chất thải, giải pháp quản lý [1].
Theo Lê Vân Trình - tác giả đề tài: “Một số vấn đề về môi trường và
sức khỏe trong các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và làng
nghề ở Việt Nam hiện nay”, hầu hết môi trường tại các cơ sở sản xuất vừa và
nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đều ô nhiễm và không đạt tiêu chuẩn,
tình hình sức khỏe của người dân đạt loại II và loại III chiếm đa số 75,6%,
loại I là 17,75%, loại IV là 5,75%, loại V là 0,9% (loại I: rất khỏe, loại II:
khỏe, loại III: trung bình, loại IV: yếu, loại V: rất yếu). Điều kiện làm việc tại
các làng nghề ở nông thôn tương đối nặng nhọc như việc mang vác các vật
nặng khi gia công, ngâm một bộ phận hay cả người trong nước khi làm việc
bất kể mùa nóng hay mùa lạnh (nghề làm cói, đay, làm giấy, chế biến thực

phẩm như miến dong, làm bánh đa, giết mổ). Công trình nghiên cứu cũng đã

9
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

thống kê các số liệu về tai nạn lao động: 48,43% do bỏng; 43,75% chấn
thương tay chân; 7,82% điện giật. Về vấn đề bệnh tật: 54,2% bệnh liên quan
đến đường hô hấp; 46,2% bị bệnh ngoài da; 44,4% có các triệu chứng liên
quan đến thần kinh và 23,8% các triệu chứng liên quan đến đường ruột. Tác
giả cũng đã nêu ra những nhận xét các ngành sản xuất quy mô vừa và nhỏ lại
có mức ô nhiễm cao ở các mức độ khác nhau đang gây ô nhiễm môi trường
không khí, nước, chất thải rắn gây ảnh hưởng đến môi trường sức khỏe người
lao động do đó ảnh hưởng đến sức lao động, giảm năng suất lao động, tăng
chi phí sản xuất, hạn chế sự phát triển và cạnh tranh của doanh nghiệp. Tình
trạng ô nhiễm trên chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu, các cơ sở sản xuất
đặc biệt là cơ sở sản xuất vừa và nhỏ không có hệ thống xử lý nước thải, nước
được thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng [4].
Theo phóng sự : “Ô nhiễm môi trường làng nghề có xu hướng tăng”
đăng trên báo điện tử Lao động ngày 13/1/2011 thống kê trên địa bàn Hà Nội
có 1.350 làng có nghề, với gần 673.000 lao động, chiếm hơn 8% tổng giá trị
sản xuất công nghiệp trong năm 2010. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất tại các
làng nghề còn gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường. Năm 2010, qua quan
trắc môi trường không khí tại 46 làng nghề ở Hà Nội cho thấy, gần 98% làng

nghề có từ 1 chỉ tiêu chất lượng không khí vượt quy chuẩn cho phép; 100% số
lượng làng nghề được quan trắc đều có từ 1 chỉ tiêu phân tích nước thải vượt
tiêu chuẩn... Tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đang có xu hướng tăng
[13].
Phóng sự: “Ô nhiễm môi trường làng nghề vẫn ở mức cao” đăng trên
báo điện tử Tầm nhìn ngày 19/7/2007 đã đưa ra các con số thống kê về số
lượng làng nghề thủ công tại một số địa phương. Phóng sự cũng cho biết kết
quả khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (trường
Đại học Bách khoa Hà Nội) đưa ra những con số đáng báo động: 100% mẫu

10
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

nước thải ở các làng nghề có thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nước
mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm. Môi trường không khí, đất, nước ở
hầu hết các làng nghề đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép [14].
1.3. Các công trình nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường ở làng nghề
thủ công xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở xã Dương Liễu đã và đang được nhiều
phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, ti vi) nhắc đến. Gần đây phóng sự
“Vấn nạn ô nhiễm môi trường ở làng nghề Dương Liễu” đăng trên trang
www.vhdn.vn ngày 11/05/2009; phóng sự “Làng nghề Dương Liễu: vẫn ô
nhiễm trầm trọng” đăng trên trang www.daidoanket.vn ngày 26/04/2010 đã

nêu ra tình trạng ô nhiễm môi trường của xã Dương Liễu [10], [11]. Bài viết
“Làng nghề Dương Liễu ô nhiễm nặng” đăng trên Diễn đàn các Nhà báo Môi
trường Việt Nam ngày 17/02/2009 [12] và nhiều phóng sự, bài viết khác đều
đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường ở xã Dương Liễu. Tuy nhiên, các cơ
quan ngôn luận trên chỉ nêu bức xúc về vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa
phương này mà chưa có số liệu nghiên cứu thống kê cụ thể cũng như các giải
pháp khắc phục cho vấn đề ô nhiễm môi trường nơi đây.
Về việc đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường ở làng nghề xã Dương
Liễu đã có một số công trình nghiên cứu thực hiện. Đầu tiên phải kể đến công
trình nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng bã thải và nước thải của làng nghề
Dương Liễu (tỉnh Hà Tây)” của tác giả Ngô Tự Thành và những người khác,
năm 2002. Nhóm tác giả này thông qua việc xác định các thông số pH, nhu
cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), chất rắn huyền phù
(SS), chất rắn tổng số (TS), xác định số lượng vi sinh vật đã đi đến kết luận
lượng bã thải của làng nghề Dương Liễu lớn (trên 55000 tấn/ năm) và chưa
được thu gom, xử lý, gây ÔNMT nghiêm trọng; nước thải bị ô nhiễm nặng
với nhiều thông số vượt quá mức cho phép theo TCVN - 5945/1995 (BOD:

11
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

64 lần, coliform 2000 lần ); nước bề mặt của Dương Liễu (nước giếng đất và
ao) cũng bị ô nhiễm, nhiều thông số vượt quá mức cho phép (COD 6 lần,

coliform 12 lần). Tuy nhiên, công trình nghiên cứu trên chưa hề đề cập đến
giải pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương này [5].
Năm 2003, tác giả Ngô Tự Thành và những người khác đã thực hiện
công trình: “Nghiên cứu xử lý nước thải của làng nghề Dương Liễu (tỉnh Hà
Tây) bằng biện pháp sinh học, phần I. Xử lý kị khí”. Để giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường nước do sản xuất thủ công tại xã Dương Liễu nhóm tác giả
đã sử dụng biện pháp xử lý kỵ khí nước thải trong 6 ngày sau đó sẽ xử lý tiếp
bằng các biện pháp khác nhằm đưa nước thải của làng nghề đạt mức nước thải
tiêu chuẩn về các chỉ số như COD, BOD, SS và TS. Biện pháp xử lý nước
thải này hiệu quả song chỉ có thể áp dụng ở quy mô nhỏ, không dễ áp dụng
đại trà cho nhân dân do đó không làm giảm mức độ ô nhiễm nước trong toàn
xã [6].
Năm 2003, tác giả Lê Thị Việt Hà và những người khác đã thực hiện
công trình: “Nghiên cứu xử lý nước thải của làng nghề Dương Liễu (tỉnh Hà
Tây) bằng biện pháp sinh học, phần II: so sánh hai loại bùn để dùng xử lý
hiếu khí”. Qua nghiên cứu so sánh bùn tự nhiên thu được từ nước thải và bùn
hoạt tính chế tạo từ nước thải các tác giả đã đi đến kết luận bùn hoạt tính có
hiệu quả xử lý cao hơn [2].
Năm 2004, tác giả Lê Thị Việt Hà và cộng sự đã tiếp tục nghiên cứu
tìm ra giải pháp xử lý nước thải của làng nghề Dương Liễu thể hiện qua công
trình “Nghiên cứu xử lý nước thải của làng nghề Dương Liễu (tỉnh Hà Tây)
bằng biện pháp sinh học, phần III: xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính”. Lượng
bùn hoạt tính thích hợp nhất để xử lý nước thải của làng nghề là 3 g/500 ml
nước thải; nếu dùng loại bùn này với thời gian xử lý 6 giờ thì nước thải sau xử
lý đạt tiêu chuẩn nước thải loại B. Khi nước thải không quá đậm đặc (BOD =

12
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

480mg/l) thì quá trình xử lý bằng bùn hoạt tính đạt hiệu suất 90% sau 6 giờ.
pH ban đầu thích hợp cho quá trình xử lý là 7 – 7,5. Nước thải đã qua xử lý
kỵ khí 6 ngày được tiếp tục xử lý hiếu khí trong 6 giờ bằng bùn hoạt tính sẽ
đạt tiêu chuẩn nước thải loại B về COD, SS, TS [3]. Việc xử lý nước thải
bằng phương pháp nói trên có hiệu quả tích cực song theo chúng tôi khảo sát
thực tế, biện pháp trên vẫn chưa hề được áp dụng để xử lý nước thải của làng
nghề vì người dân cho rằng nó phức tạp và khó thực hiện. Hơn nữa, công
trình nghiên cứu trên hoàn toàn chưa đưa ra hướng khắc phục hay xử lý lượng
bã thải của quá trình sản xuất thủ công này.
Từ năm 2005 đến nay, việc sản xuất thủ công tại xã Dương Liễu ngày
càng phát triển, nước thải và bã thải của quả trình sản xuất thủ công không
qua xử lý đã và đang trực tiếp thải ra môi trường. Hiện trạng này đang gây
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân địa phương và cần chính quyền địa
phương khắc phục kịp thời.

13
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu trên đối tượng chủ yếu là nghề sản xuất thủ công
miến dong và sản xuất tinh bột sắn, dong riềng. Cụ thể:
- Nghiên cứu các vực nước có sản phẩm thải của các quá trình sản xuất
miến và tinh bột sắn, dong riềng tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành
phố Hà Nội.
- Quy trình sản xuất và sản phẩm thải của quá trình sản xuất miến và
tinh bột sắn, dong riềng của làng nghề Dương Liễu.
- Các tài liệu có liên quan đến việc sản xuất và môi trường xã Dương
Liễu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Tiến hành khảo sát liên tục 1 lần/tháng từ tháng 3/2009 đến tháng
3/2010 tại làng nghề thủ công xã Dương Liễu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu tài liệu
Sưu tầm, thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề
tài nghiên cứu:
+ Tiến hành thu thập những tài liệu có liên quan đến việc sản xuất của
làng nghề tại phòng Thống kê thuộc Ủy ban nhân dân xã Dương Liễu để phân
tích và tổng kết số liệu.
+ Thu thập các số liệu về tình hình sức khỏe của nhân dân trong làng
nghề, thống kê số người bị bệnh (ngoài da, đau mắt, ung thư…), số người chết
(do tuổi già, do bệnh).
+ Thu thập các tài liệu về hiện trạng, phương hướng khắc phục ô nhiễm
môi trường của chính quyền địa phương.
14
Lê Thị Khiên


Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

2.3.2. Điều tra, khảo sát thực địa
+ Chúng tôi tiến hành khảo sát liên tục 1lần/tháng từ tháng 3/2009 đến
tháng 3/2010 tại làng nghề thủ công xã Dương Liễu.
+ Thống kê các nghề đang sản xuất thủ công tại xã Dương Liễu.
+ Tìm hiểu quy trình sản xuất nghề thủ công miến, tinh bột sắn, tinh bột
dong riềng và phân tích sản phẩm thải.
+ Phỏng vấn công nhân và nhân dân trong vùng về tác động của các
xưởng sản xuất thủ công tới đời sống và sức khỏe của họ.
+ Điều tra các biện pháp tự khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
sống của từng hộ gia đình ở xã Dương Liễu.
2.3.3. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm excel để thành lập các bảng thống kê, tính toán số
liệu và vẽ biểu đồ.

15
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Ngô Thái Lan

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng việc sản xuất các nghề thủ công ở xã Dương Liễu
Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình trong xã đều sản xuất nghề thủ công
và đó là nguồn thu nhập chủ yếu của họ. Các nghề thủ công trong xã phân bố
không đồng đều và được thể hiện trong bảng 3.1 và biểu đồ 3.1.
Bảng 3.1. Số hộ gia đình làm nghề thủ công ở xã Dương Liễu năm 2009
Số liệu sản xuất nghề thủ công

Tên xóm

Chế biến
tinh bột
khô

Sản xuất
tinh bột

Sản xuất

Sản xuất

Sản xuất

sắn, dong

miến

bánh kẹo


nha

riềng

Chàng Chợ

0

12

1

1

4

Chàng Trũng

23

14

3

3

6

Xóm Gia


14

17

46

15

2

Xóm Đồng

0

44

18

4

4

Thống Nhất

9

10

4


4

9

Xóm Quê

0

0

0

1

6

Đồng Phú

8

8

4

4

1

Me Táo


10

62

2

5

2

Xóm Mới

72

5

4

25

14

Hợp Nhất

26

40

0


1

3

Đoàn Kết

7

27

4

1

3

Đình Đàu

2

64

0

0

5

Chùa Đồng


2

0

0

0

5

Hòa Hợp

2

6

0

0

0

Toàn xã

175

309

86


64

64

16
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

Số hộ
sản xuất
350
300
250
200
150
100
50
0

Chế biến Sản xuất
tinh bột khô tinh bột
sắn, dong
riềng


Sản xuất
miến

Sản xuất
bánh kẹo

Sản xuất
mạch nha

Nghề
thủ công

Biểu đồ 3.1. Số hộ gia đình làm nghề thủ công toàn xã Dương Liễu
năm 2009
Bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy ở xã Dương Liễu có 5 nghề sản xuất
thủ công chủ yếu. Phổ biến hơn cả là các nghề: chế biến tinh bột khô (175
hộ); sản xuất tinh bột sắn, dong riềng (309 hộ); sản xuất miến (86 hộ). Ngoài
ra, các nghề sản xuất kẹo, bánh kem, sản xuất mạch nha có ít hộ làm hơn.
Nghề sản xuất miến, tinh bột sắn, dong riềng được nhiều hộ gia đình trong xã
thực hiện là do các nghề này có quy trình chế biến đơn giản, cần ít thời gian
và công sức nhưng cho hiệu quả kinh tế cao.
Theo số liệu mà chúng tôi điều tra trực tiếp người nhân địa phương,
mỗi ngày một hộ sản xuất tinh bột dong riềng thường thu mua từ 15 - 16 tấn
dong riềng tươi, sử dụng khoảng 70 m3 nước sạch. Dong riềng tươi qua các
công đoạn chế biến, bỏ đi vỏ, đất và bã sẽ thu được khoảng 28 - 30% bột
dong. Cũng với các công đoạn chế biến tương tự, nghề làm tinh bột sắn được
sản xuất với số lượng ít hơn. Cụ thể mỗi ngày một hộ sản xuất thường sử
dụng khoảng 4 - 5 tấn sắn tươi, 15 m3 nước sạch và thu được khoảng 48 17
Lê Thị Khiên


Lớp K33C Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Ngô Thái Lan

50% bột sắn. Nếu như nghề sản xuất tinh bột sắn, dong riềng chỉ được thực
hiện một vụ trong năm (từ tháng IX đến tháng II năm sau) thì sản xuất miến
được làm tất cả các tháng trong năm. Một hộ sản xuất miến dùng 1,2 - 1,4 tấn
bột dong/ngày, 6 - 7m3 nước sạch/ngày. Ngoài ra, sản xuất miến còn dùng
thêm 100kg bột thuốc tím KMnO4

formula/năm, 100kg thuốc trắng

(NaHSO3, Na2S2O3)/năm, và khoảng 1 lít axit HCl/năm để tẩy trắng miến.
Tất cả các nghề thủ công sản xuất tại xã Dương Liễu đều gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng bởi số lượng lớn chất thải của quá trình sản xuất,
đặc biệt là nước thải không đạt tiêu chuẩn cho phép thải trực tiếp ra môi
trường. Trong đó, phần lớn lượng nước thải ra từ quá trình sản xuất miến và
tinh bột sắn, dong riềng. Tình trạng trên đã khiến môi trường nơi đây vượt
quá sức chịu đựng, không còn khả năng tự làm sạch, đặc biệt lượng nước thải
lớn (hầu hết các nghề thủ công trong xã đều phải sử dụng nước) đã làm nguồn
nước nơi đây ô nhiễm nghiêm trọng. Tầng nước mặt bị ô nhiễm đã ngấm sâu
xuống đất làm ô nhiễm cả tầng nước ngầm. Điều này rất nguy hiểm vì nước
sinh hoạt của người dân nơi đây chủ yếu là nước giếng khơi và nước sử dụng
trong sản xuất thủ công được lấy từ giếng chung của làng. Nước sử dụng
trong sản xuất và nước sinh hoạt đều bị ô nhiễm đã âm thầm gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe người dân địa phương.

Quá trình sản xuất các nghề thủ công ở xã Dương Liễu sử dụng nguồn
nguyên liệu chủ yếu là củ dong riềng, củ sắn, tinh bột dong riềng và sử dụng
nguồn nhiên liệu chủ yếu là than, điện năng. Nhu cầu sử dụng lượng nguyên,
nhiên liệu được sử dụng ngày càng nhiều, điều này được thể hiện rõ trong
bảng 3.2 và bảng 3.3.

18
Lê Thị Khiên

Lớp K33C Sinh


×