Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.4 KB, 83 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

HÀ TI N H I

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2000


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………..

1

2. Mục tiêu của đề tài. ……………………………………………………

1

3. Nội dung đề tài …………..…………………………………………….

1



4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. ……………………………….

2

4.1.

Đối tượng nghiên cứu. ……………………………………………...

2

4.2.

Phương pháp nghiên cứu. …………………………………………..

2

5. Phạm vi giới hạn đề tài. ……………………………………………….

2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CPH DNNN
1. Vai trò của DNNN và CTCP trong nền kinh tế thò trường. …………...

3

1.1.

3


Doanh nghiệp nhà nước. ……………………………………………

1.1.1. Khái niệm. …………………………………………………………..

3

1.1.2. Vai trò của DNNN. …………………………………………………

3

1.2.

4

Công ty cổ phần. ……………………………………………………

1.2.1. Khái niệm. …………………………………………………………..

4

1.2.2. Vai trò của công ty cổ phần. ……………………………………….

4

2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. …………………………………

6

2.1.


Khái niệm. …………………………………………………………..

6

2.2.

Sự cần thiết phải CPH DNNN. ……………………………………..

6

2.2.1. Tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các DNNN………………

7

2.2.2. Tình hình tài chính. …………………………………………………

7

2.2.3. Sự thay đổi quan điểm về điều tiết của Nhà nước ………………...

8

2.3.

Mục tiêu của CPH DNNN. …………………………………………

8

2.4.


Điều kiện để CPH DNNN thành công. ……………………………

9

3. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CPH DNNN…

10

Chương 2: THỰC TRẠNG DNNN VÀ CPH DNNN Ở TỈNH CẦN THƠ
Trang 1


1. Thực trạng DNNN ở tỉnh Cần thơ. ……………………………………

12

1.1.

Sơ lược quá trình phát triển các DNNN trước khi đổi mới, sắp xếp.

12

1.2.

Quá trình sắp xếp các DNNN. ……………………………………..

12

1.2.1. Kết quả sắp xếp các DNNN từ cuối năm 1995 đến nay…………..


13

1.2.2. Đánh giá chung……………………………………………………..

14

1.3.

Thực trạng DNNN ở tỉnh Cần thơ………………………………….

15

1.3.1. Vai trò và những mặt tích cực của các DNNN……………………..

15

1.3.2. Những yếu kém, tồn tại. ……………………………………………

16

2. Thực trạng cổ phần hóa các DNNN ở tỉnh Cần thơ…………………...

18

2.1.

18

Tình hình CPH DNNN ở Việt nam trong thời gian qua…………….


2.1.1. Những kết quả đạt được…………………………………………….

18

2.1.2. Những hạn chế, thiếu sót……………………………………………

19

2.2.

19

Thực trạng cổ phần hóa các DNNN ở tỉnh Cần thơ……………….

2.2.1. Các chủ trương, chính sách về CPH của tỉnh Cần thơ……………...

19

2.2.2. Kết quả CPH DNNN. ………………………………………………

20

2.2.3. Hiệu quả của việc thực hiện CPH DNNN. ………………………...

21

2.2.4. Những tồn tại cần khắc phục. ………………………………………

22


3. Những nguyên nhân chủ yếu làm chậm tiến độ CPH DNNN………...

23

3.1.

23

Những nguyên nhân về cơ chế chính sách…………………………

3.1.1. Cơ chế chính sách về CPH. ………………………………………...

23

3.1.2. Môi trường kinh tế, pháp luật chưa thật sự bình đẳng……………..

24

3.1.3. Chậm ra đời thò trường chứng khóan. ………………………………

24

3.2.

25

Những nguyên nhân chủ quan. ……………………………………..

3.2.1. Về nhận thức. ………………………………………………………


25

3.2.2. Về hành động. ………………………………………………………

26

3.2.3. Nguyên nhân từ phía các DNNN. ………………………………….

26

3.2.4. Công tác tuyên truyền, giáo dục. …………………………………..

28

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ CPH
DNNN Ở TỈNH CẦN THƠ
Trang 2


1. Đònh hướng thúc đẩy CPH DNNN ở tỉnh Cần thơ……………………..

29

1.1.

Về nhận thức. ……………………………………………………….

29

1.2.


Về hành động. ………………………………………………………

29

1.2.1. Lựa chọn DNNN để tiến hành CPH. ………………………………

29

1.2.2. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện. …………………………

30

1.2.3. Lựa chọn đối tượng bán cổ phần. ………………………………….

31

2. Phân loại và lập kế hoạch CPH DNNN. ………………………………

31

2.1.

Các căn cứ để sắp xếp, phân loại và lập kế hoạch CPH…………..

31

2.2.

Sắp xếp, xử lý các DNNN. …………………………………………


32

2.3.

Phân loại, lập kế hoạch CPH. ……………………………………...

33

3. Một số giải pháp cơ bản đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN ở tỉnh Cần thơ. 35
……………
3.1.

35

Giải pháp về xử lý nợ. ……………………………………………...

35

3.1.1. Sự cần thiết phải xử lý các khoản nợ...…………………………….

35

3.1.2. Các giải pháp xử lý nợ. …………………………………………….

37

3.2.

Giải pháp về xác đònh giá trò DN. …………………………………


38

3.2.1. Nguyên tắc xác đònh giá trò DN. …………………………………..

38

3.2.2. Kiểm kê, phân loại xử lý tài sản và nợ trước khi CPH……………

38

3.2.3. Nội dung và phương pháp xác đònh giá trò DN để CPH…………..

41

3.3.

Giải pháp bán cổ phiếu qua đấu thầu………………………………

42

3.4.

Giải pháp về bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài……………..

42

3.4.1. Lợi ích của việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài…………

43


3.4.2. Trình tự bán cổ phần cho nhà ĐTNN………………………………

45

3.5.

45

Giải pháp hỗ trợ cho DN. …………………………………………..

3.5.1. Hỗ trợ về tài chính cho DN. ………………………………………..

45

3.5.2. Các hỗ trợ khác của tỉnh. …………………………………………..

46

3.6.

Giải pháp giúp đỡ người lao động mua cổ phần…………………...

48

3.7.

Giải pháp về tuyên truyền giáo dục. ………………………………

48


3.7.1. Giáo dục nhận thức. ………………………………………………..

48
Trang 3


3.7.2. Xác đònh rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành và các DNNN …

49

3.7.3. Về biện pháp tuyên truyền giáo dục………………………………

50

3.8.

Giải pháp về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ…………………..

50

3.9.

Giải pháp về tổ chức chỉ đạo thực hiện……………………………

51

4. Hiệu quả thực hiện đề tài. …………………………………………….

52


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận. ………………………………………………………………

53

2. Kiến nghò. ………………………………………………………………

53

2.1.

Kiến nghò đối với Nhà nước. ………………………………………

54

2.2.

Kiến nghò đối với tỉnh Cần thơ. ……………………………………
PHỤ LỤC

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng vốn và doanh thu của các DNNN……….

55

Biểu đồ 2: Đóng góp của DNNN vào giá trò tăng thêm (VA) của tỉnh….

55

Biểu đồ 3: Thu ngân sách từ các DNNN trong tổng thu ngân sách………


56

Biểu đồ 4: Cơ cấu DNNN theo vốn……………………………………….

56

Biểu đồ 5: Cơ cấu huy động vốn từ các DNNN đã CPH…………………

56

Sơ đồ 1: Quy trình CPH DNNN theo Nghò đònh 44/1998/NĐ-CP………...

57

Sơ đồ 2: Trình tự bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài………………..

58

Bảng 5: Danh sách DNNN giải thể, phá sản……………………………...

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

59

Trang 4



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nước ta đang trong thời kỳ chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh
tế thò trường theo đònh hướng xã hội chủ nghóa, thực trạng doanh nghiệp nhà nước
còn bộc lộ nhiều yếu kém. Hơn nữa, hiện nay môi trường kinh doanh trong nước và
trên thế giới đầy biến động, khó lường trước được, mức độ cạnh tranh ngày càng
khốc liệt, vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước muốn tồn tại và phát triển
không còn cách nào hơn là phải cải cách, đổi mới, đó cũng là yêu cầu có tính quyết
đònh để tăng cường động lực phát triển sản xuất và thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước
hoạt động có hiệu quả. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong những nội
dung quan trọng của quá trình đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, điều
này đã được Đảng và Nhà nước ta nhận thức rõ và đang thực hiện trong những năm
qua. Mặc dù có nhiều cố gắng, song kết quả cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà
nước vẫn rất chậm.
Cần thơ là một đòa bàn kinh tế trọng điểm của các tỉnh đồng bằng sông Cửu
long, đang trong quá trình chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò tiên phong trong quá trình này
lại hoạt động kém hiệu quả. Trong thời gian qua tỉnh đã tiến hành phân loại để sắp
xếp lại, đổi mới và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, sau nhiều
năm thực hiện tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Cần thơ theo
đánh giá của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung Ương là rất chậm. Vì vậy,
việc phân tích thực trạng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Cần thơ
tìm ra các nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp để thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa
các doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Cần thơ là rất cấp thiết, đó cũng là lý do tôi chọn
đề tài này.
Trang 5


2. Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu thực trạng ở các doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa các doanh

nghiệp nhà nước ở tỉnh Cần thơ, để đánh giá những mặt tích cực, những tồn tại, yếu
kém, từ đó tìm ra nguyên nhân trì trệ tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà
nước và đề ra các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
ở tỉnh Cần thơ.
3. Nội dung đề tài gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Chương 2: Thực trạng doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước ở tỉnh Cần thơ.
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước ở tỉnh Cần thơ.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Cần thơ
quản lý.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp chung: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lòch sử của
Chủ nghóa Mác-Lênin: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động và trong mối
liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác.
- Phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp lòch sử: Nghiên cứu thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước ở Việt nam và ở Cần thơ trong thời gian qua, phân tích các nguyên nhân
của các kết quả, rút ra các kết luận từ đó đề ra các giải pháp trong tương lai.
+ Phương pháp mô tả: Thu thập thông tin qua phỏng vấn, tham khảo ý kiến
các nhà chuyên môn, các số liệu báo cáo để kiểm chứng các kết luận về nguyên
nhân và các giải pháp.
Trang 6


5. Phạm vi giới hạn đề tài:
Cổ phần hóa là một đề tài khó và có nội dung rất rộng, liên quan đến rất
nhiều vấn đề, luận án chỉ tập trung giải quyết một số giải pháp cơ bản để đẩy

nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi quyền hạn
của tỉnh và các doanh nghiệp của tỉnh Cần thơ, các giải pháp về: hệ thống pháp
luật; thò trường chứng khoán; ổn đònh tiền tệ và hạ lãi suất ngân hàng… không đề
cập trong luận án.

Trang 7


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần trong nền kinh tế thò
trường.
1.1. Doanh nghiệp nhà nước.
1.1.1. Khái niệm.
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn,
thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm
thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội do Nhà nước giao.
DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghóa vụ dân sự, tự chòu trách
nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do DN quản lý và
bình đẳng theo pháp luật.
1.1.2. Vai trò của DNNN.
Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thò trường theo đònh hướng xã hội chủ
nghóa ở nước ta hiện nay là:
- DNNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thể hiện trong việc giữ vai trò
quyết đònh trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế quan trọng, đi đầu trong ứng
dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, khoa học quản lý hiện đại nhằm tạo tốc độ phát
triển nhanh và kéo theo toàn bộ nền kinh tế phát triển, tạo nguồn thu lớn cho ngân
sách nhà nước, tích lũy lớn cho xã hội để mở rộng sản xuất kinh doanh.
- DNNN đóng góp vào tạo dựng nên kết cấu hạ tầng, hình thành và duy trì môi
trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác hoạt động. DNNN sản

xuất những hàng hóa dòch vụ công cộng, đặc biệt là các loại hàng hóa dòch vụ mà
khu vực kinh tế tư nhân không muốn đầu tư do hiệu quả thấp hoặc không có khả
năng để đầu tư.
Trang 8


- DNNN có vai trò điều tiết hướng dẫn và khắc phục những nhược điểm của
kinh tế thò trường, tạo điều kiện nâng đỡ các ngành, các vùng cần khuyến khích
phát triển, và thực hiện các chính sách xã hội.
DNNN ngoài mục đích kinh doanh kiếm lời như các loại hình DN khác còn
nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi chung như an ninh, quốc phòng, xã hội... do đó nó
rất cần tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thò trường theo đònh hướng xã hội chủ
nghóa như nước ta hiện nay.
1.2. Công ty cổ phần.
1.2.1. Khái niệm.
Công ty cổ phần (CTCP) là doanh nghiệp (DN) trong đó các cổ đông cùng góp
vốn, cùng tham gia quản lý, cùng chia lợi nhuận, cùng chòu rủi ro tương ứng với
phần vốn góp.
CTCP là một lọai hình DN có nhiều cổ đông góp vốn thành lập. Đặc điểm này
chỉ rõ CTCP khác hẳn với DN một chủ như DN tư nhân, DNNN. Sở hữu tài sản
trong CTCP là sở hữu chung của các cổ đông, trong đó mỗi cổ đông có quyền sở
hữu một phần trong khối tài sản chung tương ứng với phần vốn mà họ đóng góp
vào CTCP. Các thành viên trong CTCP chỉ chụi trách nhiệm hữu hạn các khoản nợ
của công ty trong phạm vi mà phần vốn của họ đóng góp.
CTCP là công ty trong đó:
- Số thành viên là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít
nhất là 7.
- Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần, giá trò mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể có 1 hoặc
nhiều cổ phiếu.

- Cổ phiếu được phát hành có thể được ghi tên hay không ghi tên. Cổ phiếu
của sáng lập viên, của thành viên hội đồng quản trò phải là những cổ phiếu có tên.
Trang 9


Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng, cổ phiếu ghi tên chỉ được
chuyển nhượng khi có sự đồng ý của hội đồng quản trò.
- Cổ phiếu ưu đãi được dành cho những cổ đông được hưởng những quyền lợi
ưu tiên nhất đònh. Các cổ phiếu này thường có lợi tức cổ phần xác đònh và được ưu
tiên trong việc phân phối lợi nhuận, phân chia tài sản của công ty trong trường hợp
công ty bò phá sản.
- CTCP được tự do đặt tên. Trên bảng hiệu, hóa đơn, quảng cáo, báo cáo, tài
liệu, các giấy tờ giao dòch khác của công ty phải ghi tên công ty kèm theo chữ công
ty cổ phần và vốn điều lệ.
1.2.2. Vai trò của công ty cổ phần.
- CTCP là một tổ chức kinh tế huy động vốn nhanh với quy mô lớn, hiệu quả
cao, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh. Qua việc phát hành cổ phiếu,
trái phiếu, CTCP có thể huy động được các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội để tập
trung thành nguồn vốn lớn đủ sức đáp ứng cho những dự án, những công trình đòi
hỏi khối lượng vốn lớn và dài hạn mà các cá nhân hoặc từng DN tư nhân khó có
khả năng tích lũy được. Vốn được tập trung với khối lượng lớn không những có điều
kiện thuận lợi và nhanh chóng trong việc sử dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới
mà còn thúc đẩy công ty ra sức hoàn thiện tổ chức quản lý cho phù hợp với sản xuất
kinh doanh theo kiểu mới, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo uy tín và gây tin tưởng
cho các cổ đông.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ cùng với sự hoàn thiện dần tổ chức quản
lý sẽ biến đổi cơ cấu kinh tế có lợi nhất cho đất nước, đồng thời tạo ra khả năng
hiện thực trong việc đào tạo nâng cao trình độ năng lực của công nhân, đội ngũ cán
bộ quản lý DN, quản lý xã hội, xóa bỏ tư tưởng bảo thủ lạc hậu.


Trang 10


- Vốn huy động dưới hình thức CTCP khác với vốn cho vay trên cơ sở tín dụng
bởi vì nó không cho vay có thời hạn hưởng lãi mà là kiểu đầu tư chòu mạo hiểm và
rủi ro. Hơn nữa, vốn góp vào cổ phần có sự độc lập nhất đònh với các cổ đông. Cổ
đông không có quyền rút vốn mà chỉ có quyền sở hữu cổ phiếu. Các cổ phiếu có
thể mua bán tự do trên thò trường và được quyền thừa kế. Vì vậy khác với loại hình
công ty khác, vốn được tồn tại với quá trình tồn tại của công ty còn chủ sở hữu có
thể thay đổi. CTCP có thời gian tồn tại vô hạn (nếu không quy đònh thời gian hoạt
động và trừ trường hợp bò phá sản), sự tồn tại của CTCP không bò ảnh hưởng bởi
các cổ đông chết hay tù tội.
- Chế độ hữu hạn đối với các khoản nợ trong mức vốn của công ty là san sẻ rủi
ro cho các chủ nợ khi công ty bò phá sản. Vốn tự có được huy động từ các cổ đông
khác nhau do đó san sẻ rủi ro cho nhiều cổ đông. Đồng thời chính cách huy động
vốn của CTCP đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tài chính có thể mua cổ phiếu,
trái phiếu của các công ty ở nhiều ngành khác nhau để giảm tổn thất khi bò phá sản
so với việc đầu tư đầu tư vào một hay một số công ty trong cùng một ngành. Vì vậy,
CTCP đã tạo ra một cơ chế phân tán rủi ro.
- Việc phát hành các loại cổ phiếu cùng với việc chuyển nhượng, mua bán cổ
phiếu trên thò trường, CTCP đã tạo điều kiện cho sự ra đời của thò trường chứng
khoán.
- CTCP tập trung nguồn vốn của từng cá nhân, thành nguồn vốn của những
người sản xuất, kinh doanh liên hiệp. Về mặt hình thức đã xóa bỏ được sở hữu tư
nhân, thành sở hữu xã hội. CTCP xóa bỏ tình trạng vốn bò phân tán, đông cứng, và
xóa bỏ được tình trạng vốn hoạt động rời rạc, manh mún, lộn xộn để tập trung thành
nguồn vốn xã hội, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển phục vụ tăng trưởng kinh
tế.

Trang 11



CTCP xã hội hóa được vốn nên đã cải tiến được cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phân
công lại lao động nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển đáp ứng nhu cầu
nâng cao trình độ, mức sống xã hội, đảm bảo lợi ích riêng của cổ đông và phục vụ
lợi ích chung cho sự tiến bộ của xã hội.
2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
2.1. Khái niệm:
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (CPH DNNN) là quá trình chuyển toàn
bộ hoặc một phần tài sản, vốn và quyền quản lý DNNN sang các thành phần kinh
tế khác dưới dạng CTCP.
Xét về mặt bản chất kinh tế, đây là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu toàn
bộ hay một phần tài sản của DNNN sang các thành phần kinh tế khác. Từ DN có
100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước thành DN có sở hữu hỗn hợp, trong đó Nhà nước
có thể giữ một tỷ lệ nhất đònh, tỷ lệ này có thể biến động tùy thuộc vào vò trí của
DN và trình độ phát triển thực tế của mỗi nước. Như vậy, CPH DNNN là quá trình
chuyển đổi về mặt quan hệ sản xuất trong DNNN nhằm khắc phục những yếu kém
chung của khu vực kinh tế Nhà nước hiện nay:
- Về quan hệ sở hữu: CPH chuyển DNNN từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu duy
nhất là Nhà nước sang dạng DN có nhiều chủ sở hữu thuộc nhiều thành phần kinh
tế khác nhau. Sự thay đổi này sẽ xóa bỏ tính mơ hồ của sở hữu Nhà nước, tạo động
lực làm chủ thực sự trong DN.
- Về quan hệ quản lý: CPH thay thế hình thức quản lý bằng bộ máy Nhà nước
sang hình thức quản lý bằng đại hội cổ đông, theo phong cách quản trò doanh nhân
chuyên nghiệp. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả quản trò DN.
- Về quan hệ phân phối: CPH sẽ thay thế việc tập trung các lợi ích vào Nhà
nước để phân phối lại bằng nhiều hình thức mở rộng bằng sự phân phối các lợi ích

Trang 12



một cách trực tiếp cho công chúng thông qua tiền lãi được chia theo cổ phần. Điều
này kích thích công chúng làm giàu chính đáng.
2.2. Sự cần thiết phải CPH DNNN.
CPH DNNN là nội dung quan trọng và rất cần thiết của quá trình đổi mới, sắp
xếp lại các DNNN bởi các lý do sau:
2.2.1. Tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các DNNN.
Đây là lý do quan trọng nhất dẫn đến phải CPH DNNN. Ở nước ta các DNNN
hoạt động thường kém hiệu quả hơn các DN tư nhân, nguyên nhân của tình trạng
này là do:
- Phần lớn DNNN nắm độc quyền trong một số lónh vực kinh doanh, làm mất
dần động lực kinh doanh có hiệu quả. Độc quyền tất yếu dẫn đến thủ tiêu cạnh
tranh và do đó làm giảm hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất, kinh doanh xét trên
phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Các DNNN hình thành nhờ vào nguồn vốn của Nhà nước, được ngân sách
Nhà nước che chắn và bảo vệ, vì vậy làm giảm các yếu tố kích thích và nâng cao
hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
- Hệ thống kế hoạch hóa trực tiếp và tài chính cứng nhắc làm cho các DNNN
mất đi tính linh hoạt mềm dẻo trong việc đối phó với những biến động nhanh chóng
và mạnh mẽ của thò trường.
- Do được Nhà nước bao cấp và dựa vào Nhà nước để tồn tại nên đã làm giảm
động lực mạnh mẽ trong việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy,
chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong các DNNN thường cao hơn so với các
loại hình DN khác.
- Sự hoạt động kém hiệu quả của các DNNN còn xuất phát chủ yếu từ việc
xác đònh quyền sở hữu không rõ ràng trong DNNN. Sở hữu Nhà nước bò coi là sở
hữu “vô chủ” chính vì vậy mà DNNN không giải quyết được hài hòa lợi ích của
Trang 13



Nhà nước - người chủ sở hữu, lợi ích của người lao động và lợi ích của khách hàng
(đây là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự thành công trong cạnh tranh của
một DN). Mọi người trong DNNN từ lãnh đạo đến người lao động thường coi tài
sản của Nhà nước như “chùm khế ngọt” để mà “trèo hái mỗi ngày”. Muốn giải
quyết triệt để vấn đề này cần phải xác đònh rõ chủ sở hữu cho loại hình DNNN và
không có cách nào khác là phải CPH và chuyển đổi sở hữu các DNNN. Chỉ có xác
đònh rõ quan hệ sở hữu, thì mới xác đònh rõ quan hệ trong tổ chức, quản lý DN và
quan hệ trong phân phối và giải quyết được các mối quan hệ đó mới làm cho DN
hoạt động có hiệu quả.
2.2.2. Tình hình tài chính
- Các DNNN chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Sự kém hiệu quả
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNN làm cho nguồn thu ngân sách
của Nhà nước giảm, thậm trí còn phải bù lỗ cho nhiều DNNN. Điều này làm cho
thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài càng ngày càng tăng, vì vậy Nhà nước phải
xem xét lại chính sách tài chính và đánh giá lại trách nhiệm, hiệu quả của các
DNNN.
- Hiện nay, các DNNN đang thiếu vốn nghiêm trọng. Trong khi Nhà nước đang
bội chi ngân sách, không thể và không nên tiếp tục bao cấp cho một khu vực làm ăn
kém hiệu quả như vậy. Những nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước sẽ không bao
giờ cho các DNNN vay nếu như DNNN chưa được đổi mới. Hiện nay họ chỉ có thể
làm ăn với DNNN thông qua hình thức mua, thuê hay liên doanh. CPH DNNN tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới các chính sách tài chính, để đảm bảo vốn cho
các DN hoạt động. Đó là một yêu cầu cấp bách để cho DN tồn tại và phát triển
trong một thò trường đầy biến động như ngày nay.
2.2.3. Sự thay đổi quan điểm về ø điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế.

Trang 14


Trong nền kinh tế thò trường, DNNN không phải là công cụ duy nhất, để điều

tiết nền kinh tế. Nhà nước có rất nhiều công cụ để quản lý và điều tiết như: pháp
luật, kế hoạch, hệ thống các chính sách về lao động, thuế, tài chính, ngân hàng….
Hơn nữa, Nhà nước ngày nay cũng coi trọng khu vực kinh tế tư nhân và khả năng tự
điều tiết của thò trường. Quan điểm coi cạnh tranh là động lực dần dần chiếm ưu
thế, vai trò của Nhà nước không phải là can thiệp trực tiếp thông qua khu vực thuộc
sở hữu Nhà nước mà chủ yếu là hỗ trợ các khu vực kinh tế. Nhà nước điều tiết các
hoạt động của nền kinh tế quốc dân một cách gián tiếp thông qua các chính sách,
công cụ quản lý vó mô. Đồng thời, việc CPH DNNN không có nghóa là tư nhân hóa
toàn bộ các DNNN, và như vậy các DNNN đã CPH và những DNNN chưa CPH sẽ
vẫn là một trong những công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế thò trường.
2.3. Mục tiêu của CPH DNNN.
Mục tiêu của CPH DNNN đã được xác đònh rõ trong điều 2 Nghò đònh
44/1998/NĐ-CP như sau:
- Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm,
phát triển DN, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN.
- Tạo điều kiện để người lao động trong DN có cổ phần và những người đã
góp vốn làm chủ thực sự; thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy DN
kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao
động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
Như vậy, mục tiêu quan trọng nhất của CPH DNNN là nhằm huy động vốn của
toàn xã hội, trong và ngoài nước để để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao
hiệu quả và tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ. Đối với toàn xã hội,
thì CPH nhằm cấu trúc lại nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, lành mạnh hóa nền tài

Trang 15


chính quốc gia; thu hút tiềm năng vốn trong dân cư và từ nước ngoài dưới hình thức
bán cổ phần và tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của thò trường chứng

khoán; điều chỉnh cơ cấu sở hữu theo các mục tiêu kinh tế, chính trò, xã hội của Nhà
nước.
2.4. Điều kiện để CPH DNNN thành công.
-

Phải tạo ra cơ sở pháp lý và cơ sở phương pháp luận cho việc chuyển hóa
sở hữu DNNN. Đó là việc dự thảo và thông qua các văn bản pháp luật và
pháp quy, việc chủ động thực hiện và phối hợp hoạt động của các cơ quan
chức năng.

-

Phải sắp xếp, phân loại, lựa chọn các DNNN đủ điều kiện, lập kế hoạch
CPH. Có kế hoạch khôi phục các DNNN đang bò lỗ để CPH.

-

Phải có sự thống nhất và quyết tâm của lãnh đạo các cấp từ giám đốc DN,
đến lãnh đạo các ngành, các cấp ở các đòa phương, các bộ, Ban Đổi mới
quản lý DN TW và Chính phủ.

-

Phải có sự thông hiểu và ủng hộ của công chúng.

-

Phải có đội ngũ chuyên gia giỏi, nhạy bén, năng động và đủ trình độ
nghiên cứu, xử lý các vấn đề phát sinh ở các DNNN cần CPH.


Đối với DNNN thì điều kiện cần và đủ để tiến hành CPH là:
- Các điều kiện kinh tế:
+ Bảng tổng kết tài sản có số dương đã được kiểm toán xác nhận.
+ Các tài sản còn giá trò sử dụng.
+ Các điều kiện kinh doanh: Sản phẩm có thò trường tiêu thụ ổn đònh; Công
nghệ, thiết bò không quá lạc hậu; Ngành nghề hoạt động không bò bế tắc;
Nguồn nguyên liệu, vật tư ổn đònh; Đòa điểm không bò giải tỏa…
- Các điều kiện pháp lý:
+ Tất cả tài sản của DN đều có giấy tờ hợp pháp.
Trang 16


+ Các ràng buộc pháp lý đối với các đối tượng liên quan đều phải được

xác

đònh rõ ràng trước khi CPH.
- Các điều kiện đặc thù của DN:
+ Các tài sản không cần dùng, tài sản thiếu hụt, mất mát, các khoản nợ đều
phải được xử lý trước khi CPH.
+ Thanh lý các hợp đồng hết hạn, duy trì các hợp đồng còn hiệu lực.
+ Tiếp tục duy trì lao động đang làm việc tại DN. Giải quyết tốt các chính
sách cho người lao động tự xin hoặc đủ điều kiện nghỉ việc, chuyển công tác.
+ Xử lý các quỹ phúc lợi, quỹ phát triển sản xuất… theo quy đònh của pháp
luật.
3. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CPH DNNN.
Hội nghò lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã đề ra chủ
trương cổ phần hóa DNNN. Nghò quyết Hội nghò nêu rõ: “Chuyển một số DN quốc
doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ
phần mới, phải làm thí điểm chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở

rộng trong phạm vi thích hợp”.
Nghò quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa VIII ngày 26/12/1991 về phát triển
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1991-1995 đã ghi: “Thí điểm việc cổ
phần hóa một số cơ sở kinh tế quốc doanh để rút kinh nghiệm và có thêm nguồn vốn
phát triển.”
Mục tiêu cổ phần hóa nhằm thu hút thêm vốn cho DN được khẳng đònh trong
Nghò quyết Hội nghò Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII: “ Để thu hút thêm
các nguồn vốn, tạo thêm động lực ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy DNNN làm ăn có
hiệu quả, cần thực hiện các hình thức CPH thích hợp với tính chất và lónh vực sản
xuất kinh doanh trong đó Nhà nước chiếm cổ phần chi phối”. Tiếp đó, Nghò quyết số
10/NQ-TW ngày 17/3/1995 của Bộ Chính trò về tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò
Trang 17


của DNNN đã chỉ rõ: “... tùy tính chất loại hình DNNN mà tiến hành bán một số tỷ
lệ cổ phần cho cán bộ công nhân viên chức,..và các nhân ngoài DN”.
Thực hiện Nghò quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghò
quyết, Quyết đònh, Chỉ thò nhằm xác đònh cụ thể các bước đi, phương thức tiến hành
CPH DNNN như sau:
- Quyết đònh số 143/HĐBT ngày 10/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về tổng
kết thực hiện Quyết đònh 217/HĐBT ngày 14/11/1987, các Nghò đònh 50/HĐBT
ngày 20/3/1988 và 98/HĐBT ngày 2/6/1988 và làm thử việc tiếp tục đổi mới quản
lý xí nghiệp quốc doanh có đề ra thí điểm chuyển xí nghiệp quốc doanh thành
CTCP đối với một số ít các xí nghiệp có đủ điều kiện và tiêu biểu.
- Quyết đònh số 202/CT ngày 8/6/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc tiếp
tục thí điểm chuyển một số DNNN thành CTCP; Quyết đònh số 203/CT ngày
8/6/1992 đã chọn 7 DNNN do Chính phủ chỉ đạo thí điểm và giao nhiệm vụ cho mỗi
Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW chọn từ 1-2 DN thí điểm chuyển thành
CTCP.
- Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thò số 84/TTg ngày 4/3/1993

về việc xúc tiến thực hiện thí điểm CPH DNNN và các giải pháp đa dạng hóa hình
thức sở hữu đối với các DNNN. Chỉ thò đã chỉ ra rằng: CPH chưa kết hợp chặt chẽ
với sắp xếp DN, đặc biệt là DN gặp nhiều khó khăn; trong sắp xếp thiên về giải thể
hơn là áp dụng hình thức đa dạng hóa sở hữu.
- Đến tháng 5/1996, Chính phủ đã ban hành Nghò đònh 28/CP về chuyển một
số DNNN thành CTCP. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy đònh một cách tương
đối đồng bộ về các chính sách đối với DNNN cổ phần hóa. Nghò đònh này được sửa
đổi, bổ sung bằng Nghò đònh số 25/CP ngày 26/3/1997 và thay thế bằng Nghò đònh
số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 về việc chuyển DNNN thành CTCP.

Trang 18


Nghò đònh 44/1998/NĐ-CP đã xác đònh cụ thể danh mục các loại DNNN chưa
tiến hành CPH, loại DN CPH mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt,
quy đònh nhiều hình thức CPH hơn, đồng thời có sự phân cấp mạnh mẽ quy đònh
trách nhiệm và quyền hạn của các cấp quản lý nhà nước trong chỉ đạo CPH. Về xác
đònh giá trò DN khi tiến hành CPH DN không cần phải kiểm toán đối với những
DNNN thực hiện đúng quy đònh của Pháp lệnh Kế toán thống kê. Về chính sách đối
với người lao động thì người lao động được mua một số cổ phần với giá ưu đãi,
người lao động nghèo được mua cổ phần trả chậm không tính lãi.
- Nghò đònh 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của chính phủ về việc giao,
khoán, bán, cho thuê DNNN.
Tóm lại: Để tạo điều kiện huy động vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động của
các DNNN tất yếu phải CPH một bộ phận DNNN. Việc CPH DNNN có cơ sở khoa
học, phù hợp với thực tiễn và đã được Đảng và Nhà nước ta nhận thức rõ và có các
chủ trương, chính sách đúng đắn tạo được cơ sở pháp lý cho việc CPH các DNNN ở
Việt nam.

Trang 19



Chương 2:
THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
VÀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Ở TỈNH CẦN THƠ
1. Thực trạng doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Cần thơ.
1.1. Sơ lược quá trình phát triển các DNNN trước khi đổi mới, sắp xếp.
Sau ngày miền Nam giải phóng, các DNNN ở tỉnh Cần thơ lần lượt được thành
lập. Đến năm 1980 đã có hơn 100 DNNN thuộc tỉnh quản lý thu hút được 23.156 lao
động, giá trò tài sản cố đònh (TSCĐ)182,133 triệu đồng và tài sản lưu động (TSLĐ)
là 149,858 triệu đồng (chiếm 68% TSCĐ và 61% TSLĐ của tất cả các thành phần
kinh tế). So với năm 1976, năm 1980 các DNNN ở tỉnh đã tăng quy mô tài sản gấp
1,8 lần; giá trò sản lượng và nộp ngân sách tăng gấp 1,3 lần.
Từ năm 1981 các DNNN tiếp tục được thành lập với số lượng lớn tại thành phố
Cần thơ, các huyện thò và các sở, ban ngành của tỉnh. Do sự phân cấp quản lý nên
trong giai đoạn này mỗi huyện thò và thành phố Cần thơ đều có đầy đủ các loại
hình DNNN hoạt động trong các lónh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dòch
vụ, thương nghiệp, xuất nhập khẩu.... Sự gia tăng về số lượng DNNN gắn liền với
việc phân cấp kế hoạch và ngân sách cho các huyện thò và thành phố Cần thơ. Điều
này tạo ra sự đa dạng, phong phú và tạo điều kiện cho các DNNN chiếm lónh hầu
hết các lónh vực quan trọng trong sản xuất, kinh doanh, nhưng đồng thời nó cũng
làm nảy sinh tình trạng phân tán, chồng chéo trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
thiếu đồng bộ trong quản lý từ Trung Ương đến đòa phương. Chính vì vậy mà các
DNNN ở tỉnh Cần thơ trong giai đoạn này hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ, nợ nần,
ngân sách Nhà nước thường xuyên phải bù lỗ... và đòi hỏi phải được đổi mới và sắp
xếp lại.

Trang 20



1.2. Quá trình sắp xếp các DNNN.
Qua nhiều năm thực hiện sắp xếp các DNNN, từ việc thực hiện Quyết đònh số
315 ngày 1/9/1990, Nghò đònh 388/HĐBT của HĐBT, đến việc thực hiện Chỉ thò 500
TTg ngày 28/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Cần thơ đã chỉ đạo tiến
hành sắp xếp lại các DNNN thuộc tỉnh, kết quả là từ hơn 100 DNNN trong những
năm 80 giảm xuống còn 67 DNNN tính đến cuối năm 1995.
Cuối năm 1995, UBND tỉnh lập “Phương án tổng thể sắp xếp DNNN thuộc
tỉnh Cần thơ giai đọan 1996-2000” về việc sắp xếp và CPH DNNN. Phương án này
đã được Chính phủ phê duyệt tại công văn số 2993/ĐMDN ngày 21/6/1996. Ngày
28/5/1999, UBND tỉnh đã sửa đổiù thành phương án số 10/PA-UBT. Ngày 14/2/2000
ban Đổi mới quản lý DNNN tỉnh Cần thơ được thành lập theo quyết đònh số 254/QĐ
CTUB của UBND tỉnh.
Thực hiện Chỉ thò 20/1998/CT-TTg, ngày 21/4/1998, của Thủ tướng Chính phủ
và công văn số 30/VPCP-ĐMDN ngày 12/5/2000 của Văn phòng Chính phủ, ngày
19/5/2000 UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ “Phương án tổng thể sắp xếp
DNNN thuộc tỉnh Cần thơ” số 1349/UB.
1.2.1. Kết quả sắp xếp các DNNN từ cuối năm 1995 đến nay.
a. Hợp nhất, sáp nhập:
-

Công ty Thương nghiệp Tổng hợp và Công ty Du lòch Dòch vụ Tổng hợp
Cần thơ thành Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Cần thơ.

-

Xí nghiệp Tấm lợp-Gạch bông và Xí nghiệp Bê tông thành Công ty SXKD
Vật liệu Xây dựng số 2.

-


Công ty Xây dựng số 1 và Công ty Xây dựng số 2 thành Công ty Xây dựng
Cần thơ.

Trang 21


-

Tách bộ phận Cầu đường TP Cần thơ (thuộc Công ty Công trình Đô thò TP
Cần thơ) nhập vào Công ty Xây dựng Cần thơ và đổi tên thành Công ty
Xây dựng và Phát triển Đô thò Cần thơ.

-

Sáp nhập Xí nghiệp Gạch ngói số 1 vào Công ty SXKD Vật liệu Xây dựng
số 2.

-

Sáp nhập Xí nghiệp Điện tử vào Công ty Cơ khí Điện máy Cần thơ.

b. Thành lập mới:
-

Công ty Liên doanh Xi-măng Hà tiên 2-Cần thơ.

-

Công ty Mía đường Cần thơ.


-

Công ty Hội chợ Triển lãm Quốc tế Cần thơ (DN công ích).

-

Xí nghiệp Muối Iốt thuộc Công ty Thương mại Cần thơ tách ra thành Xí
nghiệp Muối Iốt và Dòch vụ Thương mại Cần thơ.

c. Chuyển DNNN hoạt động công ích:
-

Công ty Phát hành Phim và Chiếu bóng Cần thơ.

-

Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi.

-

Công ty Cấp nước Cần thơ.

-

Xí nghiệp Muối Iốt và Dòch vụ Thương mại Cần thơ

-

Xí nghiệp Bến xe tàu Cần thơ.


d. Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và đổi tên:
-

Công ty Xây dựng Phát triển Khu chế xuất và Khu Công nghiệp.

-

Công ty Phát triển và Kinh doanh Nhà Cần thơ.

-

Công ty Chế biến Thực phẩm Cần thơ.

-

Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Cần thơ.

-

Công ty Xáng Xây dựng và Phát triển Nông thôn Cần thơ.

-

Công ty Phát hành Phim và Chiếu bóng Cần thơ.

-

Công ty Nhựa Cần thơ.
Trang 22



-

Công ty Thương mại - Dòch vụ Kho ngoại quan Cần thơ.

e. Gia nhập các Tổng công ty 91:
-

Công ty Lương thực Cần thơ.

-

Công ty Vận tải Thủy Cần thơ.

h. Giải thể: Công ty Lâm sản.
1.2.2. Đánh giá chung:
Kết quả sắp xếp, một mặt giảm số DNNN, mặt khác các DNNN của tỉnh vẫn
phát triển ổn đònh và đóng góp phần quan trọng trong tổng sản phẩm GDP và ngân
sách của tỉnh. Các DNNN đã tích tụ vốn, tăng quy mô, giảm chi phí quản lý, giảm
cạnh tranh trong nội bộ các DNNN và kết quả kinh doanh đã có tiến bộ rõ rệt. Năm
1996 số DNNN lỗ là 14 đến năm 1999 giảm xuống còn 5. Số DNNN có lãi các năm
qua là 70-80% số DNNN. Năm 1999 tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước là 0,157
(cả nước là 0,14).
Đặc biệt việc thực hiện các chủ trương, chính sách về đổi mới và sắp xếp
DNNN tỉnh đã giải quyết cơ bản được trợ cấp và tạo thêm việc làm mới cho số lao
động dôi dư.
Tuy vậy việc thực hiện sắp xếp các DNNN còn có một số hạn chế sau:
-


Một số DNNN còn trùng lặp về ngành nghề, nhiều đầu mối quản lý mà
chưa được tổ chức sắp xếp lại cho hợp lý.

-

Một số DNNN bò lỗ kéo dài nhưng xử lý chậm như : Công ty Thương
nghiệp Ô môn, Công ty Khai thác Thủy sản Xuất nhập khẩu; các công ty:
Xuất nhập khẩu tổng hợp, Vận tải biển, Công trình Giao thông... thua lỗ
kéo dài đến nay vẫn chưa xử lý được.

-

Chưa thành lập được các Tổng công ty 90 như theo phương án tổng thể đã
được duyệt.

Trang 23


1.3. Thực trạng DNNN ở tỉnh Cần thơ.
BẢNG 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNNN
TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 1999
TT

CHỈ TIÊU

1995

1996

1997


1998

1999

1

Tổng số DNNN

67

61

60

58

55

2

Số DN công ích

1

1

3

6


6

3

Số DN lãi &không lỗ

56

47

54

52

51

4

Số DN lỗ

11

14

6

6

5


5

Vốn nhà nước (tỷ đ)

6

Doanh thu (tỷ đ)

7

Lợi nhuận TT (tỷ đ)

61.912

61.454

99.468

92.131

117.086

8

Lỗ (cộng dồn)(tỷ đ)

3.210

0.408


3.045

10.243

39.056

9

Nộp ngân sách (tỷ đ)

132.764

163.006

158.791

172.047

164.004

10 Nợ phải trả (tỷ đ)

740.233

729.760

986.272 1236.954 1196.810

11 Nợ phải thu (tỷ đ)


333.898

402.195

408.581

573.339

565.692

12 TĐ nợ khó đòi (tỷ đ)

13.694

15.414

14.530

3.071

6.717

13 Lợi nhuận/Vốn NN

0.210

0.163

0.241


0.194

0.157

14 Lợi nhuận/D.thu (%)

2.317

2.054

2.865

2.019

2.463

15 Doanh thu/Vốn NN

9.049

7.956

8.412

9.621

6.382

250.694


194.036

238.920

260.819

160.670

16 Nợ/ Vốn NN (%)

295.274

376.096

412.805

474.258

744.889

2671.874 2992.369 3472.367 4562.729 4753.537

Nguồn số liệu Sở Tài chính Vật giá Cần thơ
1.3.1. Vai trò và những mặt tích cực của các DNNN.
a. Góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Nhờ thực hiện
tốt việc đổi mới và sắp xếp, các DNNN thuộc tỉnh đã liên tục phát triển, vốn kinh
doanh tăng bình quân 27,37%/năm và doanh thu tăng bình quân 15,9%/năm (xem
Trang 24



×