Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên dự án dạy học:
“ Thời tiết, khí hậu và biến đổi khí hậu toàn cầu”
2. Mục tiêu dạy học
* Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
- Hiểu nhiệt độ không khí và nguyên nhân có yếu tố này; nêu được các nhân
tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí
- Hiểu thế nào là biến đổi khí hậu, nguyên nhân, tác hại và các biện pháp
phòng ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu.
*Kĩ năng:
- Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ,
gió, mưa) trong một ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản
tin dự báo thời tiết của tỉnh hoặc thành phố.
- Dựa vào bảng số liệu, tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong
năm của 1 địa phương.
* Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế cuộc sống xung quanh; có ý
thức bảo vệ môi trường trước thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
* Tích hợp:
- Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức đã học ở môn Sinh học, Toán
học, ngữ văn, Vật lí, GDCD, Công nghệ.
Môn Sinh học: Biết mỗi loại cây trồng có đặc điểm sinh trưởng phát triển khác
nhau sẽ thích hợp với khí hậu của các mùa khác nhau.
Môn Ngữ văn: Học sinh biết liên hệ đến những bài ca dao, những câu tục ngữ
mà người xưa đã vận dụng quy luật khí hậu, thời tiết để sản xuất.
Môn Công nghệ: Trên cơ sở khí hậu, thời tiết để có cách dự trữ và chế biến thức
ăn trong chăn nuôi cho phù hợp.
Môn Toán học: Vận dụng kiến thức đã học về trung bình cộng của các số hạng
và bài toán về tỉ lệ nghịch để tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm và sự
thay đổi nhiệt độ theo độ cao.
1
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lí: Học sinh vận dụng kiến thức đã học về sự giãn nở vì nhiệt của các
chất (chất rắn, chất lỏng và chất khí) để hiểu và giải thích được sự thay đổi nhiệt
độ của không khí trên đất liền và biển; thay đổi theo độ cao.
* Bài học đạt được trong dự án này là: Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ
không khí (Địa lí 6)
3. Đối tượng dạy học của dự án
- Đối tượng học sinh:
+ Số lượng: 74 Học sinh
+ Khối lớp 6: gồm 3 lớp
- Những đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án.
+ Học sinh lớp 6 là học sinh vừa từ cấp tiểu học lên học cấp THCS nên
còn nhiều bỡ ngỡ về các môn học mới như địa lí, sinh học, lịch sử, vật lí…
+ Đối tượng học sinh còn nhỏ tuổi nên vốn hiểu biết thực tế về cuộc sống,
môi trường chưa nhiều. Bản thân các nội dung kiến thức trong chương trình địa
lí 6 là kiến thức địa lí đại cương nên trừu tượng và khó hiểu đối với học sinh.
+ Học sinh đa phần là con em nông thôn, kinh tế còn khó khăn, chưa được
giao lưu tiếp xúc với nhiều người nên còn rụt rè chưa mạnh dạn, kĩ năng trình
bày còn kém.
4. Ý nghĩa của dự án
4.1. Đối với thực tiễn đời sống xã hội:
Thế kỉ 21 cả nhân loại đang đứng trước một thách thức lớn, đó là sự biến
đổi khí hậu toàn cầu. Vấn đề này cũng được Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt
quan tâm. Cụ thể là Chính phủ Việt Nam đã công bố Định hướng chiến lược
phát triển bến vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Chính phủ đã phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ tài nguyên và
Môi trường đã công bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam
trong thế kỉ 21 theo các kịch bản phát thải.
4.2. Đối với thực tiễn dạy học
Việc giáo dục về biến đổi khí hậu là hết sức quan trọng trong hệ thống
giáo dục quốc gia, trong đó cấp trung học được xem như có ý nghĩa thiết thực và
2
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
thích hợp nhất. Việc giáo dục này được lồng ghép, tích hợp trong tổng thể kiến
thức chung cần trang bị cho học sinh trung học.
Học sinh trung học sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước bởi vậy
mà cần giáo dục cho các em ngay từ bây giờ để đảm bảo sự phát triển bền vững
của môi trường.. Thông qua dự án mỗi học sinh sẽ hiểu và cần thiết phải nêu cao
tinh thần trách nhiệm để bảo vệ môi trường và có những hành động thiết thực
bảo vệ môi trường.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Tư liệu dạy học:
+ Tranh ảnh, video… của giáo sư Đặng Duy Lợi về nguyên nhân, biểu
hiện và tác hại của biến đổi khí hậu toàn cầu đối với Trái đất và con người.
+ Tài liệu tham khảo: Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc
Phan; sách giáo khoa (sinh học 6, công nghệ 7, Toán học 6, vật lí 6)
- Qua ứng dụng công nghệ thông tin học sinh quan sát được nhiều hình
ảnh chân thực, nhiều vấn đề trừu tượng khó hiểu đối với học sinh giúp các em
nắm bắt vấn đề tốt hơn, đạt hiệu quả dạy học và giáo dục cao hơn.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
TIẾT 22 (BÀI 18):THỜI TIẾT KHÍ HẬU
VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
- Hiểu nhiệt độ không khí và nguyên nhân có yếu tố này; nêu được các nhân
tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí
2.Kĩ năng:
- Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ,
gió, mưa) trong một ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản
tin dự báo thời tiết của tỉnh hoặc thành phố.
- Dựa vào bảng số liệu, tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong
năm của 1 địa phương.
3. Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế; có ý thức bảo vệ môi trường
trước thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
3
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
1. Tài liệu:
- Sách giáo viên, sách giáo khoa địa lí 6
- Tài liệu tập huấn về biến đổi khí hậu của giáo sư Đặng Duy Lợi
2. Phương tiện dạy học
- Máy chiếu
- Video về biến đổi khí hậu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Ổn định tổ chức:
1. Giới thiệu bài
Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày của con
người, từ ăn, mặc, ở, cho đến các hoạt động sản xuất. Vì vậy, việc nghiên cứu
thời tiết và khí hậu là một vấn đề hết sức cần thiết. Để nghiên cứu thời tiết và
khí hậu, chúng ta cần nắm được các yếu tố chính là: nhiệt độ, gió và mưa.
2. Dạy học bài mới
Hoạt động 1: Thời tiết và khí hậu
+ Mục tiêu:
- Nêu được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
- Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ,
gió, mưa) trong một ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản
tin dự báo thời tiết của tỉnh hoặc thành phố.
+ Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
(?) Em hãy nêu 1 vài thông tin về 1.Thời tiết và khí hậu
chương trình dự báo thời tiết trên ti vi
một ngày gần đây?
HS trả lời
a) Thời tiết.
GV chuẩn xác sau đó đưa ra thông tin
(máy chiếu): Lưu ý HS những từ gạch
chân
Dự báo thời tiết ngày 10/12/ 2013 tại
Hà Nội: Thời tiết sẽ ấm hơn so với
những ngày trước đó. Tuy nhiên trời
vẫn lạnh, nhiệt độ dao động từ 130C
đến 160C. Về chiều, trời có mưa nhỏ.
4
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
Gió đông bắc thổi cấp 3 đến cấp 4
(?) Chương trình dự báo thời tiết trên
cho ta biết những nội dung gì? (thời
gian, địa điểm và nhiệt độ, gió,
mưa…)
GV giải thích: Các yếu tố nhiệt độ,
gió, mưa… gọi chung là các hiện
tượng khí tượng.
(?)Vậy em thấy các hiện tượng khí
tượng trên xảy ra trong thời gian dài
hay ngắn? (thời gian ngắn)
(?) Vậy em hiểu thế nào là thời tiết?
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện
tượng khí tượng ở 1 địa phương trong 1
thời gian ngắn nhất định.
(?) Dự báo thời tiết là dự báo điều gì?
(Dự báo hiện tượng khí tượng sẽ diễn
ra trong 1 ngày hoặc vài ngày)
(?) Đặc điểm chung của thời tiết là
gì? (Thời tiết luôn thay đổi. Trong 1
ngày ,ở 1 địa điểm có khi thời tiết
thay đổi đến mấy lần. Cùng 1 thời
điểm thời tiết ở các địa phương khác
nhau)
GV:Thời tiết không giống nhau ở
khắp mọi nơi và luôn thay đổi
(?) Nguyên nhân làm cho thời tiết
thay đổi?
(Vị trí của địa điểm, bức xạ của Mặt
trời)
(?) Cho biết sự khác biệt giữa thời tiết
mùa đông và mùa hè ở miền Bắc
nước ta?
(Mùa đông: nhiệt độ thấp, gió mùa
đông bắc lạnh, thường có mưa phùn
5
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
Mùa hè: nhiệt độ cao, nóng nực; gió
mùa tây nam, thường có mưa rào và
dông)
(?) Sự khác nhau này có tính tạm thời
hay lặp lại qua các năm? (lặp lại qua
các năm)
GV chiếu thông tin:
b) Khí hậu.
Ở miền bắc nước ta, năm nào cũng
vậy, từ tháng 10 năm trước đến tháng
4 năm sau, đều có gió mùa đông bắc
thổi thành từng đợt làm cho nhiệt độ
giảm xuống dưới 200C, lượng mưa
không đáng kể.
(?) Vậy em hiểu khí hậu là gì?
- Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại
tình hình thơì tiết ở 1 địa phương ,
trong 1 thời gian dài và trở thành qui
luật.
Thảo luận nhóm (2 bàn) chia 6 c. Sự khác nhau giữa thời tiết và khí
nhóm
hậu:
Câu hỏi: So sánh sự khác nhau giữa
thời tiết và khí hậu theo các dấu hiệu
sau: - Thời gian biểu hiện.
- Phạm vi biểu hiện
- Mức độ biến động
Thời gian: 3 phút
GV phát phiếu học tập cho các nhóm
Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả
GV chuẩn xác bằng bảng thông tin
sau;
6
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
Dấu hiệu so sánh
Thời tiết
Khí hậu
Thời gian biểu hiện
Thời gian ngắn
Thời gian dài
Phạm vi biểu hiện
Phạm vi hẹp (trong 1
vùng, 1 tỉnh…)
Phạm vi rộng (trong 1
khu vực, 1 quốc gia, 1
miền…)
Mức độ biến động
Thay đổi thường
Sự lặp đi lặp lại có quy
xuyên, trong 1 ngày có luật của thời tiết, khá
thể thay đổi nhiều lần
ổn định.
Hoạt động của thầy và trò
Tích hợp môn Sinh học lớp 6:
GV: Như các em đã được học ở
chương thực vật – môn Sinh học em
biết do yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất
lớn đến sự sinh trưởng và phát triển
của cây trồng, từ đó con người sẽ lựa
chọn cây trồng và vật nuôi cho phù
hợp với khí hậu.
(?) Vận dụng kiến thức môn Sinh học
6 em dã học, em hãy kể một số cây
trồng phù hợp với các mùa khí hậu ở
nước ta?(GV gợi ý: Cây trồng vào
mùa đông, mùa hè)
(?) Dựa vào thời tiết và khí hậu, gia
đình em đã thực hiện sản xuất nông
nghiệp như thế nào?
GV giải thích thêm môn Công nghệ
lớp 7 em sẽ được học về bài chế biến
và dự trữ thức ăn, con người cũng
phải căn cứ vào mùa vụ và khí hậu để
chế biến và dự trữ thức ăn.
Tích hợp môn Ngữ văn
(?) Trong môn văn học, em biết
những câu, bài ca dao, tục ngữ nào
Nội dung
Tích hợp môn Sinh học lớp 6:
- Mùa đông: trồng ngô, các loại rau ôn
đới (su hào, bắp cải, xà lách, su su, cà
chua…)
- Mùa hè: trồng lúa, hoa màu
- Thời tiết: ngày nắng gặt hái, phơi sấy
sản phẩm nông nghiệp
Tích hợp môn Ngữ văn
- Trồng trọt
Tháng chạp là tháng trồng khoai
7
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
nói về kinh nghiệm của cha ông ta
vận dụng quy luật của khí hậu và thời
tiết để sản xuất?
HS phát biểu
HS khác nhận xét
GV cho điểm những HS trả lời đúng
GV cung cấp thêm cho HS 1 số câu,
bài ca dao
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng
cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư gieo mạ thuận hòa mọi nơi
Tháng sáu gặt hái vừa rồi
Trời đổ mưa xuống nước trôi đầy đồng
+ Giêng trúc, lục tiêu
- Khai thác thủy hải sản:
+ Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông
+ Thâm đông, hồng tây
Ai ơi ở lại vài ngày hãy đi
Hoạt động 2: Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.
+ Mục tiêu:
- Hiểu nhiệt độ không khí và nguyên nhân có yếu tố này
- Dựa vào bảng số liệu, tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong
năm của 1 địa phương.
+ Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
GV: Nêu quy trình hấp thụ nhiệt của
đất và không khí (bằng sơ đồ hình
ảnh)
- Bức xạ Mặt trời đi qua lớp không
khí.Trong không khí có chứa bụi và
hơi nước =>hấp thụ phần nhỏ năng
lương Mặt trời
- Phần lớn được đất hấp thụ =>nóng
lên =>toả nhiệt lại vào không khí
=>không khí nóng lên =>đó là nhiệt
độ không khí
(Do đó đất nóng trước =>không khí
nóng sau =>12 giờ đất nóng nhất
nhưng 13 giờ mới là giờ không khí
nóng nhất
(?) Vậy nhiệt độ không khí là gì?
Nội dung
2. Nhiệt độ không khí và cách đo
nhiệt độ không khí.
a. Nhiệt độ không khí.
- Độ nóng, lạnh của không khí gọi là
nhiệt độ không khí.
8
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
(?) Dụng cụ đo nhiệt độ không khí ?
GV: Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ
ko khí – chiếu hình ảnh nhiệt kế.
GV giải thích: Nhiệt kế là 1 ống thủy
tinh kín trong đó chứa thủy ngân màu
đỏ, có vạch chia độ. Nhiệt kế này gần
giống nhiệt kế cặp nhiệt độ ở gia đình
em
(?) Quan sát hình 47, sách giáo khoa
trang 56, em cho biết người ta đã để
nhiệt kế như thế nào?(Để nhiệt kế
trong bóng râm, cách mặt đất 2m )
(?) Tại sao phải để nhiệt kế trong
bóng râm và cách mặt đất 2m ?
(Để đo nhiệt độ thực của không khí)
(?) Người ta đo nhiệt độ trong ngày
vào những thời điểm nào?
(?) Tại sao phải đo ở 3 thời điểm
trên?
(Đo bức xạ Mặt trời lúc MT yếu nhất
(5 giờ), mạnh nhất(13 giờ), khi đã
chấm dứt (21 giờ))
Tích hợp môn Toán học 6: trung
bình cộng của các số hạng
GV yêu cầu HS đọc bài tập SGK
trang 55: Giả sử có một ngày ở Hà
Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ
được 200 C, lúc 13 giờ được 240 C và
lúc 21 giờ được 220 C. Vận dụng kiến
thức trong môn Toán học, em hãy
tính nhiệt độ trung bình của ngày hôm
đó là bao nhiêu? Em hãy nêu cách
tính?
(Nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó
b. Cách đo nhiệt độ không khí:
- Dùng nhiệt kế
- Để nhiệt kế trong bóng râm ,cách mặt
đất 2m
- Thời gian đo 3 lần: 5h, 13h, 21h
c. Cách tính nhiệt độ không khí
9
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
0
là 22 C. Cách tính: Cộng tổng nhiệt
độ của 3 lần đo rồi chia cho 3)
(?) Em hãy trình bày công thức tính
nhiệt độ trung bình ngày?
HS trả lời, HS khác nhận xét
GV chuẩn xác
(?) Vận dụng kiến thức toán học, em
hãy nêu công thức tính nhiệt độ trung
bình tháng?
HS trả lời, HS khác nhận xét
GV chuẩn xác
GV lưu ý HS: Số ngày của mỗi tháng
là khác nhau nên tùy mỗi tháng mà
chia cho mỗi ngày cho phù hợp.
(?) Khi đã có nhiệt độ trung bình của
12 tháng, em sẽ tính nhiệt độ trung
bình năm như thế nào?
HS trả lời, HS khác nhận xét
GV chuẩn xác
GV yêu cầu 2 – 3 em HS nhắc lại
công thức tính nhiệt độ trung bình
ngày, tháng, năm.
Bài tập vận dụng: Trò chơi “Ai nhanh
hơn”
GV chiếu bài tập
- Nhiệt độ trung bình ngày = Tổng
nhiệt độ các lần đo trong ngày chia cho
số lần đo.
- Nhiệt độ trung bình tháng = tổng
nhiệt độ trung bình của các ngày trong
tháng chia cho số ngày trong tháng.
- Nhiệt độ trung bình năm = tổng nhiệt
độ trung bình của 12 tháng rồi chia cho
12.
Bài tập vận dụng:
Cho bảng số liệu về nhiệt độ trung bình các tháng ở Phú Thọ trong 1 năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
10
11
12
Nhiệt độ 15 17 21 22 24 29 28 26 25 22
(0C)
Tính nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Phú Thọ? ( Đáp án: 220C)
HS làm bài tập trong khoảng 2 phút
GV cho điểm HS nhanh nhất và có kết quả đúng
19
16
10
7
8
9
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
Hoạt động 3: Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
+ Mục tiêu: Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ
không khí. Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế; có ý thức bảo vệ môi trường
trước thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
+ Cách tiến hành
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
3. Sự thay đổi nhiệt độ của
Tích hợp môn Vật lí 6
không khí.
(?) Dựa vào kiến thức môn Vật lí 6: Sự nở vì a) Nhiệt độ không khí thay đổi
nhiệt của chất rắn và chất lỏng em đã học, tùy theo vị trí gần hay xa biển
hãy giải thích cơ chế hấp thụ và tỏa nhiệt của
đất liền và biển?
(Đất liền gồm các loại đất, đá… là chất rắn
nên hấp thụ nhiệt tốt và nhanh nên mau nóng
nhưng cũng tỏa nhiệt nhanh nên cũng mau
nguội.
Còn biển là chất lỏng thì nóng chận hơn
nhưng cũng lâu nguội hơn)
(?) Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển
có không khí mát hơn trong đất liền; ngược
lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có
không khí ấm hơn trong đất liền?
(Do đặc tính hấp thụ và toả nhiệt nhanh
hoặc chậm của mặt đất và mặt nước là khác
nhau nên nhiệt độ không khí của vùng gần
biển và xa biển khác nhau)
(?) Ảnh hưởng của biển đối với vùng ven bờ - Nước biển có tác dụng điều hoà
thể hiện ntn? (Điều hòa khí hậu vùng ven bờ) nhiệt độ làm không khí mùa hạ
GV KL:
bớt nóng mùa đông bớt lạnh
- Miền gần biển và miền sâu trong lục địa sẽ
có khí hậu khác nhau
- Sự khác nhau đó sinh ra 2 loại khí hậu lục
11
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
địa và hải dương
(?)Dựa vào kênh chữ sách giáo khoa trang 56,
em hãy giải thích tại sao nhiệt độ không khí
lại thay đổi theo độ cao ?
HS trả lời, HS khác nhận xét
GV chuẩn xác: Khi Mặt trời chiếu sáng, lớp
không khí dày đặc ở sát mặt đất nở ra, bốc lên
cao, giảm nhiệt độ.Mặt khác, Vì không khí ở
gần Mặt đất chứa nhiều bụi và hơi nước nên
hấp thụ nhiều nhiệt hơn không khí loãng ít bụi
và hơi nước ở trên cao nên càng lên cao nhiệt
độ không khí càng giảm.
Ở bài 17: Lớp vỏ khí em đã được học thì
trong tầng đối lưu trung bình cứ lên cao 100
m nhiệt độ lại giảm 0,6 o C.
Tích hợp môn Toán học
(?) Vận dụng kiến thức môn Toán học lớp 5
(dạng toán tỉ lệ nghịch) hãy tính sự chênh lệch
về độ cao giữa 2 địa điểm trong hình 48 –
sách giáo khoa trang 56
GV yêu cầu HS làm ra phiếu học tập
HS đọc bài làm, HS khác nhận xét
GV chuẩn xác:
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 điểm trong
hình 48 là:
250C – 190C = 60C
- Theo quy luật cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại
giảm 0,6oC.
- Vậy chênh lệch nhiệt độ là 60C thì độ cao
chênh lệch là X mét:
X= (6 x 100): 0,6= 1000 (m)
- Vậy độ cao chênh lệch giữa 2 điểm nêu trên
là 1000m
12
b) Nhiệt độ không khí thay đổi
theo độ cao:
- Càng lên cao nhiệt độ không khí
càng giảm.
- Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại
giảm 0,6 o C.
c) Nhiệt độ không khí thay đổi
theo vĩ độ.
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
(?) Quan sát H49 có nhận xét gì về sự thay
đổi giữa góc chiếu của ánh sáng MT và nhiệt
độ từ xích đạo lên đến cực?
(vùng quanh xích đạo quanh năm có góc
chiếu ánh sáng MT lớn hơn các vùng có vĩ độ - Vùng vĩ độ thấp: nhiệt độ cao.
cao nên vùng vĩ độ thấp sẽ có nhiệt độ cao, - Vùng vĩ độ cao: nhiệt độ thấp
còn vùng vĩ độ cao sẽ có nhiệt độ thấp)
GV chiếu hình vẽ lược đồ Việt Nam
(?) Em có nhận xét gì về nhiệt độ giữa Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh? (Hà Nội sẽ có
nhiệt độ thấp hơn )
Tích hợp bảo vệ môi trường, giáo dục công
dân
Trong môn Giáo dục công dân lớp 7 em sẽ
được học bài bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
môi trường
- Hoạt động của con người là nguyên nhân
chủ yếu gây ra những biến đổi khí hậu hiện
nay trên Trái đất.
- Biểu hiện của sự BĐKH:
+ Nhiệt độ không khí của Trái đất đang có xu
hướng nóng dần lên
+ Có sự dâng cao của mực nước biển
+ Có sự thay đổi thành phần và chất lượng khí
quyển
+ Có sự xuất hiện của nhiều thiên tai.
(?) Em hãy nêu một số nguyên nhân gây biến
đổi khí hậu
GV chiếu 1 số hình ảnh minh họa về nguyên
nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu toàn
cầu:
Chặt phá rừng bừa bãi
Khí thải của các phương tiện giao thông
Khí thải của các nhà máy
13
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
Hiệu ứng nhà kính
Bão
Băng tan
Nước biển dâng
Mưa axit
Đặc điểm của biến đổi khí hậu toàn cầu
- Diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó đảo
ngược.
- Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng
tới tất cả các lĩnh vực có liên quan đến sự
sống và hoạt động của con người.
- Cường độ ngày một tăng và hậu quả khó
lường trước.
- Là nguy cơ lớn nhất của con người phải đối
mặt với tự nhiên trong lịch sử phát triển của
mình.
Việt Nam là một quốc gia ven biển và là nước
chịu nhiều ảnh hưởng do biến đổi khí hậu
toàn cầu đem lại. Tuy nhiên để giảm thiểu ảnh
hưởng và thích nghi với sự biến đổi khí hậu
toàn cầu là trách nhiệm chung của toàn nhân
loại
* GV cho học sinh xem đoạn phim về biến
đổi khí hậu toàn cầu.
3. Luyện tập, củng cố:
HS làm bài tập củng cố
Câu 1: Em hãy cho biết đặc trưng thời tiết trong câu sau đúng hay sai:
“ Thời tiết ở Phú Thọ năm nào cũng có 2 mùa: mùa đông lạnh và khô, mùa hè
nóng và ẩm”
A. Đúng
B. Sai
(Đáp án : B)
Câu 2: Lựa chọn ý em cho là đúng nhất
14
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
Nhiệt độ không khí ở 1 địa điểm do đâu mà có?
A. Do ánh sáng mặt trời đốt nóng bầu khí quyển
B. Do ánh sáng mặt trời làm nóng bề mặt đất, sau đó mặt đất tỏa nhiệt vào khí
quyển
C. Do hiệu ứng nhà kính
D. Do nhiệt độ của các khối khí mang lại
(Đáp án : B)
Câu 3: Có nhiệt độ trung bình năm của 3 địa điểm: Hà Nội 21 0C; Nha Trang :
260C; Đà Lạt: 180C (GV chiếu hình ảnh Lược đồ Việt Nam có thể hiện vĩ độ)
Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm giữa Hà Nội và Nha
Trang.
(Đáp án:
Nhận xét: Nhiệt độ của Hà Nội thấp hơn Nha Trang
Giải thích: Do Hà Nội nằm ở vĩ độ cao hơn (khoảng 21 0B) nên nhiệt độ thấp còn
Nha Trang nằm ở vĩ độ thấp hơn- gần xích đạo hơn nên nhiệt độ cao hơn
Còn Đà Lạt có nhiệt độ thấp là do Đà Lạt nằm ở độ cao hơn 1000 m so với mực
nước biển nên ở Đà Lạt có nhiệt độ thấp là do độ cao)
4. Hoạt động tiếp nối
- Về nhà em học bài, làm bài tập 3,4 (SGK)
- Đọc trước bài 19: Khí áp và gió trên Trái đất
- Làm bài tập sau:
1, Trình bày một số nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục biến đổi khí
hậu?
2, Bản thân em có thể làm gì góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến
đổi khí hậu?
GV Kết luận và lưu ý học sinh: Như vậy qua bài học hôm nay chúng ta được
biết về thời tiết, khí hậu và cách đo nhiệt độ không khí; các nhân tố ảnh hưởng
đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí. Qua bài học, chúng ta cũng biết thêm về
các kiến thức liên quan đến các môn học khác như sinh học, công nghệ, văn học,
toán học, vật lí và bảo vệ môi trường trong môn giáo dục công dân. Như vậy
kiến thức của các môn học đều có liên quan đến nhau nên chúng ta cần phải chú
ý học tập cho tốt. Qua tiết học, cô giáo cũng mong muốn chúng ta chú ý và quan
tâm bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu để đảm bảo sự phát triển bền
vững của toàn nhân loại.
15
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
PHIẾU HỌC TẬP
Dấu hiệu so sánh
Thời tiết
Khí hậu
Thời gian biểu hiện
Phạm vi biểu hiện
Mức độ biến động
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Trắc nghiệm khách quan (làm ngay tại lớp)
+ Tự luận (về nhà)
- Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Đánh giá theo thang điểm 10, ở tất cả các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và
vận dụng; trong đó chú trọng 2 cấp độ thông hiểu và vận dụng.
Đề bài
I. Trắc nghiệm khách quan (3 đ)
Câu 1: Em hãy cho biết đặc trưng thời tiết trong câu sau đúng hay sai:
“ Thời tiết ở Phú Thọ năm nào cũng có 2 mùa: mùa đông lạnh và khô, mùa hè
nóng và ẩm”
A. Đúng
B. Sai
Câu 2: Lựa chọn ý em cho là đúng nhất
Nhiệt độ không khí ở 1 địa điểm do đâu mà có?
A. Do ánh sáng mặt trời đốt nóng bầu khí quyển
B. Do ánh sáng mặt trời làm nóng bề mặt đất, sau đó mặt đất tỏa nhiệt vào khí
quyển
C. Do hiệu ứng nhà kính
D. Do nhiệt độ của các khối khí mang lại
(Đáp án : B)
16
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
Câu 3: Có nhiệt độ trung bình năm của 3 địa điểm: Hà Nội 21 0C; Nha Trang :
260C; Đà Lạt: 180C (GV chiếu hình ảnh Lược đồ Việt Nam có thể hiện vĩ độ)
Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm giữa Hà Nội và Nha
Trang.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu1: Trình bày một số nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục biến đổi
khí hậu?
Câu 2: Bản thân em có thể làm gì góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với
biến đổi khí hậu?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm khách quan (3 đ)
Câu 1: (1 đ) (Đáp án : B)
Câu 2 (1 đ)
B.
Câu 3:
Nhận xét: Nhiệt độ của Hà Nội thấp hơn Nha Trang
Giải thích: Do Hà Nội nằm ở vĩ độ cao hơn (khoảng 21 0B) nên nhiệt độ thấp còn
Nha Trang nằm ở vĩ độ thấp hơn- gần xích đạo hơn nên nhiệt độ cao hơn
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Chỉ yêu cầu học sinh nêu được một số nguyên nhân, hậu quả và tác hại tiêu biểu
*Nguyên nhân: (1 điểm)
+ Nguyên nhân tự nhiên
+ Nguyên nhân do hoạt động của con người
Hoạt động công nghiệp
Đô thị phát triển
Gia tăng các hoạt động giao thông
Phá rừng và cháy rừng
Hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra những BĐKH hiện nay
trên Trái Đất
*Tác động của biến đổi khí hậu: (2 đ)
a. Làm trái đất nóng lên
- Ảnh hưởng đến các hệ sinh thái ven biển.
- Làm thay đổi và chuyển dịch các đới khí hậu, đới thảm thực vật tự nhiên
- Phá hoại mùa màng và các hoạt động kinh tế
17
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
b. Làm nước biển dâng
- Làm tăng diện tích ngập lụt có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp,
các đô thị, các công trình xây dựng giao thông vận tải cũng như nơi cư trú của
con người; đặc biệt ở các vùng đồng bằng ven biển.
- Làm tăng độ nhiễm mặn nguồn nước, làm thay đổi các hệ sinh thái tự nhiên, hệ
sinh thái nông nghiệp.
c. Làm tăng cường các thiên tai
- Bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán xảy ra bất thường và có sức tàn phá lớn.
- Xuất hiện các đợt nóng, lạnh quá mức, bất thường gây tổn hại đến sức khỏe
con người, gia súc và mùa màng.
- Tình trạng hoang mạc hóa có xu hướng gia tăng.
* Giải pháp: (2 đ)
+ Giải pháp giảm thiểu thiệt hại:
- Giảm lượng khí phát thải nhà kính.
- Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học.
- Tăng cường trồng rừng, bảo vệ rừng
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Giải pháp thích ứng
- Lựa chọn giống cây trồng và vật nuôi thích hợp
- Khắc phục hậu quả thiên tai và rèn luyện kĩ năng ứng phó với biến đổi khí
hậu.
Câu 2: (2 điểm)
- Học tập tốt
- Trồng và chăm sóc cây xanh ở gia đình và nhà trường, khu dân cư.
- Không vứt rác bừa bãi.
- Sử dụng tiết kiệm điện, nước.
- Khuyên bạn bè và những người xung quanh thực hiện theo.
8. Các sản phẩm của học sinh
- Qua việc học tập dự án học sinh nhận biết, hiểu và thấy bản thân cần có
những hành động thiết thực trong cuộc sống nhằm bảo về môi trường và thích
ứng với biến đổi khí hậu
Kết quả kiểm tra khảo sát được thống kê như sau:
STT
Lớp
Tổng số
h/s
Xếp loại
18
Ghi chú
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
1
6A
2
6B
3
6C
Tổng Khối 6
25
26
24
75
Giỏi
8
11
9
28
Khá
16
15
10
41
Tbình
1
0
5
6
TB trở lên
25
26
24
75
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
19
Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
20