Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu và thiết kế bộ ghép kênh xen rớt quang cấu hình được COADM 4x4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN NGỌC MINH QUÂN

NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ BỘ GHÉP KÊNH
XEN/RỚT QUANG CẤU HÌNH ĐƢỢC COADM4x4

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN NGỌC MINH QUÂN

NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ BỘ GHÉP KÊNH
XEN/RỚT QUANG CẤU HÌNH ĐƢỢC COADM 4x4

Ngành: Công Nghệ Điện Tử - Viễn Thông
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện Tử
Mã số ngành: 60.52.02.03

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. ĐẶNG XUÂN VINH



HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo Trường Đại Học Khoa
Học Huế, Trường Đại học Công nghệ ĐHQGHN, Khoa Điện Tử - Viễn Thông đã
nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quí giá trong suốt hai
năm em học cao học.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đặng Xuân Vinh đã tận tình hướng dẫn,
cung cấp tài liệu, thiết bị trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Cao Học Điện Tử - Viễn Thông, những
người đồng hành trong khóa học và có nhiều ý kiến đóng góp.
Một lần nữa xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc.

Huế, ngày 11 tháng 07 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Minh Quân


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp đánh dấu cho những thành quả, kiến thức em đã thu nhận
được trong quá trình rèn luyện, học tập tại trường. Em xin cam đoan khóa luận được
hoàn thành bằng quá trình học tập và nghiên cứu của em.
Trong khóa luận này em đã sử dụng một số tài liệu và một số trang web đều
được đưa ra ở phần Tài liệu tham khảo.
Em xin cam đoan những lời trên là sự thật và chịu mọi trách nhiệm trước thầy

cô và hội đồng bảo vệ đồ án tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Minh Quân


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG .....................1
1.1. Giới thiệu chương .................................................................................................1
1.2. Giới thiệu về thông tin quang................................................................................1
1.2.1. Sự phát triển của thông tin quang ...................................................................1
1.2.2. Những ưu điểm của hệ thống thông tin quang ...............................................2
1.2.3. Cấu trúc và các thành phần chính của hệ thống thông tin quang ...................4
1.3. Sợi quang...............................................................................................................5
1.3.1. Định nghĩa.......................................................................................................5
1.3.2. Các thông số của sợi quang ............................................................................5
1.3.2.1.1. Định nghĩa ............................................................................................5
1.3.2.1.2. Đặc tuyến suy hao ................................................................................6
1.3.2.1.3. Các nguyên nhân gây suy hao trên sợi quang ......................................6
1.3.3. Ảnh hưởng của tán sắc đến dung luợng truyền dẫn trên sợi quang................9
1.4. Kết luận chương ..................................................................................................10
CHƢƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG WDM .................................................11
2.1. Giới thiệu chương ............................................................................................... 11
2.2. Nguyên lý cơ bản của hệ thống WDM................................................................ 11
2.2.1. Định nghĩa.....................................................................................................11
2.2.2. Nguyên lý ......................................................................................................11
2.3. Các dải băng tần hoạt động của WDM ............................................................... 13
2.4. Các tham số của hệ thống của WDM ................................................................ 13

2.5. Phân loại và các chuẩn của hệ thống WDM .......................................................15
2.5.1. Hệ thống WDM băng tần rộng (BWDM – Broad passband WDM) ....................15
2.5.2. Hệ thống WDM ghép mật độ thấp (CWDM – Coarxe WDM) ............................ 15
2.5.3. Hệ thống WDM ghép mật độ cao (DWDM-Dense WDM).....................................16
2.6. Ưu điểm nhược điểm của hệ thống WDM ..........................................................16
2.6.1. Ưu điểm ........................................................................................................16
2.6.2. Nhược điểm ..................................................................................................17
2.7. Kết luận chương ..................................................................................................17
CHƢƠNG 3 BỘ XEN RỚT QUANG OADM ..........................................................18


3.1. Giới thiệu chương ............................................................................................... 18
3.2. Tìm hiểu bộ xen/rớt quang OADM .....................................................................18
3.2.1. Định nghĩa.....................................................................................................18
3.2.2. Thuộc tính cơ bản của OADM .....................................................................21
3.2.3. Các cấu trúc của OADM...............................................................................21
3.3. Bộ kết nối chéo OXC ..........................................................................................25
3.3.1. Định nghĩa.....................................................................................................25
3.3.2. Yêu cầu đối với bộ kết nối chéo OXC ..........................................................26
3.3.3. Các cấu hình cho OXC .................................................................................26
3.3.4. Các tiêu chí đánh giá một bộ OXC ............................................................... 34
3.4. Kết luận chương ..................................................................................................34
CHƢƠNG 4 BỘ CHUYỂN MẠCH QUANG ...........................................................35
4.1. Giới thiệu chương ............................................................................................... 35
4.2. Khái niệm ............................................................................................................35
4.3. Các cơ chế chuyển mạch quang ..........................................................................36
4.3.1. Chuyển mạch kênh quang .............................................................................36
4.3.2. Chuyển mạch gói quang ...............................................................................37
4.3.3. Chuyển mạch chùm quang............................................................................40
4.4. Kết luận chương ..................................................................................................42

CHƢƠNG 5 BỘ GHÉP KÊNH XEN/RỚT QUANG CẤU HÌNH ĐƢỢC COADM
.......................................................................................................................................43
5.1. Bộ ghép kênh xen/rớt quang cấu hình được COADM........................................43
5.1.1. Cấu trúc bộ COADM ....................................................................................45
5.1.2. Nguyên lý hoạt động bộ COADM ................................................................ 47
5.2. Mô phỏng hoạt động bộ COADM 4x4 bằng phần mềm OptiSystem .................49
5.2.1. Sơ đồ .............................................................................................................49
5.2.2. Kết quả mô phỏng ........................................................................................51
5.3. Kết luận chương ..................................................................................................65
KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN .................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................67


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Thông tin sợi kim loại. ....................................................................................1
Hình 1.2. Thông tin sợi quang. ........................................................................................1
Hình 1.3 .Cấu trúc của hệ thống thông tin quang ............................................................4
Hình 1.4. Cấu tạo sợi quang. ...........................................................................................5
Hình 1.5. Đặc tuyến suy hao của sợi quang ....................................................................6
Hình 1.6. Đặc tính suy hao theo bước sóng của sợi dẫn quang.......................................7
với các quy chế suy hao. ..................................................................................................7
Hình 1.7. Sự phân bố trường điện đối với vài mode bậc thấp hơn trong sợi dẫn quang. 8
Hình 1.8. Sự thay đổi của vận tốc nhóm theo bước sóng trong quang sợi đơn...............9
một thông thường ............................................................................................................9
Hình 1.9. Hậu quả của tán sắc đối với tốc độ truyền của mạng ....................................10
Hình 2.1. Sơ đồ khối hệ thống WDM............................................................................12
Hình 3.1. Bộ xen/rớt bước sóng quang OADM. ...........................................................18
Hình 3.3. Mô tả tính hiệu quả của OADM trong mạng quang. .....................................20
Hình 3.4. Cấu trúc song song. .......................................................................................21
Hình 3.5. Phiên bản mô đun của kiến trúc song song ...................................................22

Hình 3.6. Cấu trúc nối tiếp ............................................................................................ 23
Hình 3.7. Cấu trúc xen/rớt theo băng sóng. ...................................................................23
Hình 3.8. Một mạng dùng OXC. OXC nằm giữa thiết bị người sử dụng của lớp quang
và các OLT lớp quang .................................................................................................. 25
Hình 3.9. Cấu hình cho OXC với lõi chuyển mạch điện. ..............................................27
Hình 3.10. Lõi chuyển mạch quang...............................................................................28
Hình 3.11. Sự kết hợp bộ kết nối chéo lõi quang và bộ kết nối chéo lõi điện. ...........30
Hình 3.12. Một OXC mặt phẳng bước sóng lõi quang, bao gồm một mặt phẳng các bộ
chuyển mạch quang, mỗi bộ cho một bước sóng. Với F sợi quang và W bước sóng trên
mỗi sợi quang, nếu muốn linh hoạt tách và ghép bước sóng bất kỳ, mỗi bộ chuyển
mạch cần có kích thước 2Fx2F. .....................................................................................31
Hình 3.13. Một OXC mặt phẳng bước sóng lõi quang, bao gồm một mặt phẳng các bộ
chuyển mạch quang, mỗi bộ cho một bước sóng. Với F sợi quang và W bước sóng trên
mỗi sợi quang, nếu muốn linh hoạt tách và ghép bước sóng bất kỳ, mỗi bộ chuyển
mạch cần có kích thước 2Fx2F. .....................................................................................32
Hình 3.14. Giải quyết vấn đề kết cuối xen/rớt trong phương pháp mặt phẳng bước
sóng. Cần có thêm một bộ chuyển mạch quang giữa các bộ chuyển đổi tín hiệu điều


chỉnh được và các bộ chuyển mạch mặt phẳng bước sóng. Ở đây, T là bộ phát điều
chỉnh được trên một phía của mạng WDM, và R là bộ thu...........................................33
Hình 4.1. Mạng chuyển mạch kênh. ..............................................................................36
Hình 4.2. Mô hình mạng chuyển mạch gói. ..................................................................38
Hình 4.3. Kiến trúc chuyển mạch gói quang. ................................................................ 39
Hình 4.4. Mô hình mạng chuyển mạch chùm quang.....................................................41
Hình 5.1. Các cấu trúc OADM có thể cấu hình lại. ......................................................44
Hình 5.2. Cấu trúc đơn giản của một COADM. ............................................................ 46
Hình 5.3. Cấu trúc của COADM 4x4. ...........................................................................47
Hình 5.4. Sơ đồ một mạng WDM sử dụng COADM. ...................................................48
Hình 5.5. Tín hiệu CW Laser 1 .....................................................................................50

Hình 5.6. Tín hiệu CW Laser 2 .....................................................................................50
Hình 5.7. Tín hiệu CW Laser 1 .....................................................................................51
Hình 5.8. Tín hiệu đầu ra (Output) ................................................................................52
Hình 5.9. Suy hao theo độ lợi (Gain) của tín hiệu ra so với tín hiệu đầu vào ...............52
Hình 5.10. Tín hiệu ADD và DROP..............................................................................53
Hình 5.11. Tín hiệu CW LASER 1 và tín hiệu DROP ..................................................54
Hình 5.12. Suy hao theo độ lợi G của tín hiệu đầu vào SW LASER 1và tín hiệu ra tại
cổng DROP. ...................................................................................................................55
Hình 5.13. Tín hiệu đầu vào được khuếch đại khi được rớt qua cổng DROP. .............56
Hình 5.14. Tín hiệu đầu vào ADD và tín hiệu đầu ra Output .......................................57
Hình 5.15. Suy hao theo độ lợi G của tín hiệu đầu vào ADD và đầu ra Output ...........58
Hình 5.16. Tín hiệu đầu vào CW LASER 1 và tín hiệu đầu ra Output. ........................59
Hình 5.17. Suy hao theo độ lợi G của tín hiệu đầu vào CW LASER 1 và tín hiệu ra
Output. ...........................................................................................................................60
Hình 5.18. Tín hiệu đầu vào CW LASER 1 và tín hiệu đầu ra DROP .........................61
Hình 5.19. Suy hao theo độ lợi G của tín hiệu đầu ra DROP so với tín hiệu đầu vào
CW LASER 1 ................................................................................................................62
Hình 5.20. Tín hiệu đầu vào ADD và tín hiệu đầu ra Output .......................................63
Hình 5.21. Suy hao theo độ lợi G của tín hiệu đầu ra Outputso với tín hiệu đầu vào
ADD............................................................................................................................... 64


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các dải băng tần hoạt động trong WDM .........................................................13
Bảng 2.2. Các tham số chính của một số hệ thống WDM trong các phòng thí nghiệm ..14
Bảng 2.3. Các tham số chính của một số hệ thống WDM ...............................................15
hiện đang được khai thác trên thế giới. ............................................................................15
Bảng 3.1 So sánh giữa các cấu trúc cho OADM .............................................................24
Bảng 3.2: So sánh giữa các cấu hình của OXC ................................................................29
Bảng 5.1: Độ lợi G giữa tín hiệu đầu ra Output so với đầu vào phát bởi CW LASER 164

Bảng 5.2: Độ lợi G giữa tín hiệu đầu ra DROP và tín hiệu đầu vào CW LASER 1 ........65
Bảng 5.3: Độ lợi G của tín hiệu đầu ra Output và tín hiệu đầu vào ADD .......................65


THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Thuật
ngữ

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADM

Add Drop Multiplexer

Bộ xen/rớt kênh

APS

Automatic Protection Switching

Cơ chế chuyển mạch bảo vệ tự
động

ATM

Asynchronous Transfer Mode

Phương thức truyền không đồng

bộ

BER

Bit error rate

Tỉ lệ lỗi bit

BWDM Broad passband WDM

Hệ thống WDM băng tần rộng

COADM Configurable Optical Add- Drop Multiplexer Bộ xen/rớt quang cấu hình được
CWDM Coarxe WDM

Hệ thống WDM ghép mật độ
thấp

DEMUX Demultiplexer

Bộ tách kênh

DWDM Dense Wavelength Division Multiplex

Hệ thống WDM ghép mật
độ cao

EDFA

Eribium Droped Fiber Amplifier


Bộ khuếch đại sợi quang pha tạp
Erbium

FBG

Fiber Bragg Grating

Cách tử Bragg sợi quang

IP

Internet Protocol

Giao thức mạng Internet

ITU-T

International Telecommunication Union Telecommunication Standardization Sector

Tiêu chuẩn viễn thông - thuộc
Tổ chức Viễn thông quốc tế.

LAN

Local Area Network

Mạng máy tính cục bộ

LASER Light Amplification by Stimulated Emission Khuếch đại ánh sáng bằng phát

of Radiation
xạ kích thích
LED

Light Emitting Diode

Điốt phát quang

MUX

Multiplex

Bộ ghép kênh


NGN

Next Generation Network

Mạng thế hệ mới

OADM

Optical Add-Drop Multiplexer

Bộ xen/rớt kênh quang

OBS

Optical Burst Switching


Chuyển mạch chùm quang

OCS

Optical Circuit Switching

Chuyển mạch kênh quang

OLT

Optical Line Terminal

Bộ kết cuối đường quang

OPS

Optical Packet Switching

Chuyển mạch gói quang

OSPF

Open Shortest Path First

Giao thức định tuyến đường
ngắn nhất théo thứ tự mở

OXC


Optical Cross-Connect

Bộ kết nối chéo quang

ROADM Reconfigurable optical add-drop multiplexer Bộ xen/rớt quang cấu hình lại

RWA

Routing and Wavelength Assignment

Bài toán định tuyến và gán bước
sóng

SCU

Switching Control Unit

Khối điều khiển chuyển mạch

SDH

Synchronous Digital Hierachy

Phân cấp số đồng bộ

SMF

Sợi quang đơn mode

SONET Synchronous Optical Network


Mạng quang đồng bộ

TDM

Time Division Multiplexing

Ghép kênh theo thời gian

WAN

Wide area network

Mạng diện rộng

WDM

Wavelength Division Multiplexing

Ghép kênh phân chia theo
bước sóng

WSXC

Wavelength Selective Cross Connect

Bộ kết nối chéo lựa chon bước
sóng



LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, lĩnh vực truyền
thông, thông tin trong những thập niên trở lại đây đã có những bước phát triển rất
mạnh mẽ, cung cấp rất nhiều dịch vụ đa dạng, chất lượng và an toàn cho người dùng.
Trong đó nổi bật là hệ thống thông tin quang được xem là chất lượng tốt nhất hiện nay
với tốc độ truyền dẫn nhanh, dung lượng lớn, tín hiệu quả và ổn định cao.
Trong hệ thống thông tin quang, sợi quang là môi trường truyền dẫn tín hiệu
ánh sáng từ phía phát đến phía thu. Trong một sợi quang, tín hiệu có thể truyền cùng
lúc nhiều bước sóng khác nhau. Do đó vấn đề xen ghép và định tuyến các kênh quang
vào đi vào/ra một sợi quang nhằm đạt được một mạng tối ưu là rất quan trọng.
Trong đề tài này sẽ trình bày về vấn đề xen ghép và định tuyến các kênh quang
trong hệ thống WDM sử dụng bộ xen/rớt quang COADM cấu hình được (Configurable
Optical Add- Drop Multiplexer). Đồ án được chia làm năm chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin quang.
- Chương 2: Các thành phần trong mạng WDM.
- Chương 3: Bộ xen/rớt quang OADM.
- Chương 4: Bộ chuyển mạch quang.
- Chương 5: Mô phỏng bộ ghép kênh xen/rớt quang cấu hình được COADM 4x4.
Trong quá trình làm luận văn, em đã cố gắng rất nhiều song do kiến thức hạn
chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm,
phê bình, hướng dẫn và sự giúp đỡ tận tình của Thầy Cô, bạn bè.


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG
1.1. Giới thiệu chƣơng
Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu của con người đối với thông tin
ngày càng cao. Để đáp ứng được những nhu cầu đó, đòi hỏi mạng viễn thông phải có
dung lượng lớn, tốc độ cao... Các mạng lưới đang dần dần bộc lộ ra những yếu điểm về
tốc độ, dung lượng, băng thông... Mặt khác, mấy năm gần đây do dịch vụ thông tin phát

triển nhanh chóng, để thích ứng với sự phát triển không ngừng của dung lượng truyền
dẫn thông tin, thì hệ thống thông tin quang ra đời đã tự khẳng định được chính mình.
Vì vậy việc phát triển và xây dựng hệ thống thông tin sợi quang là cần thiết cho
nhu cầu phát triển thông tin trong tương lai. Trong chương này sẽ nói rõ về hệ thống
thông tin sợi quang và việc truyền ánh sáng trong sợi quang.
1.2. Giới thiệu về thông tin quang
Khác với thông tin hữu tuyến hay vô tuyến - các loại thông tin sử dụng các môi
trường truyền dẫn tương ứng là dây dẫn và không gian như hình (1.1) - thì thông tin
quang là hệ thống truyền tin qua sợi quang như hình (1.2). Điều đó có nghĩa là thông
tin được chuyển thành ánh sáng và sau đó ánh sáng được truyền qua sợi quang. Tại nơi
nhận, nó lại được biến đổi thành thông tin ban đầu.

Hình 1.1. Thông tin sợi kim loại.

Hình 1.2. Thông tin sợi quang.
1.2.1. Sự phát triển của thông tin quang
Thông tin quang đã có những bước phát triển và hoàn thiện được ghi nhận
những cột mốc thời gian sau :
- 1790 CLAUDE CHAPE kỹ sư người Pháp đã xây dựng một hệ thống điện
báo quang hệ thống này gồm một chuỗi các tháp với các đèn báo hiệu di động trên đó
- 1880 ALAXANDER GRAHAM BELL người Mỹ , giới thiệu hệ thống Photo
phone , qua đó tiếng nói có thể truyền đi theo ánh sáng trong môi trường không khí mà
không cần dây
1


- 1943 NORMAN R .FRENCH kỹ sư người Mỹ , nhận bằng sáng chế về hệ
thống thông tin quang , phương tiện truyền dẫn của Ông là ống thủy tinh
- 1958 ARTHUR SEHAWLOW và CHARLESH TOWNES , xây dựng và phát
triển laser

- 1960 THEODOR H .MAMAN đưa laser vào hoạt động thành công
- 1962 Laser bán dẫn và photodiode bán dẫn được thừa nhận
- 1966 CHARLES H .KAO và GEORGEA . HOCKAM , hai kỹ sư phòng thí
nghiệm standard telecommunication của Anh đề xuất việc dùng sợi thủy tinh để dẫn
ánh sáng
- 1970 Hãng GLASS WORK chế tạo thành công loại sợi có suy hao nhỏ hơn
20dB/km ở bước sóng 633nm
- 1972 Loại GI được chế tạo với tốc độ suy hao 4dB/km
- 1983 Sợi đơn mode (SM) được xuất xưởng ở Mỹ
- Ngày nay loại sợi đơn mode được sử dụng rộng rãi độ suy hao của loại sợi
này chỉ còn khoảng 0.2dB/km ở bước sóng 1550nm
Cùng với công nghệ chế tạo các nguồn phát và thu quang, sợi dẫn quang đã tạo
ra các hệ thống thông tin quang với nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các hệ
thống thông tin cáp kim loại.
Hiện nay các hệ thống thông tin quang truyền dẫn tất cả các tín hiệu dịch vụ
băng hẹp, băng rộng đáp ứng yêu cầu của mạng số liên kết đa dịch vụ ISDN.
Các hệ thống thông tin quang sẽ là mũi đột phá về tốc độ cự ly truyền dẫn và
cấu hình linh hoạt cho các dịch vụ viễn thông cấp cao.
1.2.2. Những ưu điểm của hệ thống thông tin quang
Sợi quang đã trở thành một phương tiện thông dụng cho nhiều yêu cầu truyền
thông. Nó có những ưu điểm vượt hơn so với các phương pháp truyền dẫn điện thông
thường. Phần dưới đây em xin trình bày những ưu điểm của thông tin quang :
- Dung lượng lớn : Các sợi quang có khả năng truyền những lượng lớn thông
tin. Với công nghệ hiện nay trên hai sợi quang có thể truyền được đồng thời 60.000
cuộc đàm thoại. Một cáp sợi quang (có đường kính ngoài 2 cm) có thể chứa được
khoảng 200 sợi quang, sẽ tăng được dung lượng đường truyền lên 6.000.000 cuộc đàm
thoại. So với các phương tiện truyền dẫn bằng dây thông thường, một cáp lớn gồm
nhiều đôi dây có thể truyền được 500 cuộc đàm thoại. một cáp đồng trục có khả năng
với 10.000 cuộc đàm thoại và một tuyến viba hay vệ tinh có thể mang được 2000 cuộc
gọi đồng thời.

2


- Kích thước và trọng lượng nhỏ : sợi quang có bán kính rất nhỏ, thường bán
kính này không lớn hơn bán kính sợi tóc con người. Vì thế, thậm chí khi sợi quang
được phủ thêm những lớp bảo vệ thì chúng vẫn nhỏ và nhẹ hơn nhiều so với cáp đồng.
- Không bị nhiễu điện : Truyền dẫn bằng sợi quang không bị ảnh hưởng bởi
nhiễu điện từ (EMI) hay nhiễu tần số vô tuyến (RFI) và nó không tạo ra bất kỳ sự nhiễu
nội tại nào. Sợi quang có thể cung cấp một đường truyền “sạch" ở những môi trường
khắc nghiệt nhất.. Cáp sợi quang cũng không bị xuyên âm. Thậm chí dù ánh sáng bị bức
xạ ra từ một sợi quang thì nó không thể thâm nhập vào sợi quang khác được.
- Tính cách điện : Sợi quang là một vật cách điện. Sợi thủy tinh này loại bỏ nhu
cầu về các dòng điện cho đường thông tin. Cáp sợi quang làm bằng chất điện môi thích
hợp không chứa vật dẫn điện và có thể cho phép cách điện hoàn toàn cho nhiều ứng
dụng. Nó có thể loại bỏ được nhiễu gây bởi các dòng điện chạy vòng dưới đất hay
những trường hợp nguy hiểm gây bởi sự phóng điện trên các đường dây thông tin như
sét hay những trục trặc về điện.
- Tính bảo mật : Sợi quang cung cấp độ bảo mật thông tin cao. Một sợi quang
không thể bị trích để lấy trộm thông tin bằng các phương tiện điện thông thường như
sự dẫn điện trên bề mặt hay cảm ứng điện từ, và rất khó trích để lấy thông tin ở dạng
tín hiệu quang. Các tia sáng truyền lan ở tâm sợi quang và rất ít hoặc không có tia nào
thoát khỏi sợi quang đó. Thậm chí nếu đã trích vào sợi quang được rồi thì nó có thể bị
phát hiện nhờ kiểm tra công suất ánh sáng thu được tại đầu cuối.
- Độ tin cậy cao và dễ bảo dưỡng : Sợi quang là một phương tiện truyền dẫn
đồng nhất và không gây ra hiện tượng pha-đinh. Những tuyến cáp quang được thiết kế
thích hợp có thể chịu đựng được những điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt và
thậm chí có thể hoạt động ở dưới nước. Sợi quang có thời gian hoạt động lâu, ước tính
trên 30 năm đối với một số cáp. Yêu cầu về bảo dưỡng đối với một hệ thống cáp
quang là ít hơn so với yêu cầu của một hệ thống thông thường do cần ít bộ lặp điện
hơn trong một tuyến thông tin.

- Tính linh hoạt: Các hệ thống thông tin quang đều khả dụng cho hầu hết các
dạng thông tin số liệu, thoại và video. Các hệ thống này đều có thể tương thích với các
chuẩn RS.232, RS422, V.35, Ethernet, Arcnet, FDDI, T1, T2, T3, Sonet…
- Tính mở rộng: Các hệ thống sợi quang được thiết kế thích hợp có thể dễ dàng
được mở rộng khi cần thiết. Một hệ thống dùng cho tốc độ số liệu thấp, ví dụ T1 (1544
Mb/s) có thể được nâng cấp trở thành một hệ thống tốc độ số liệu cao hơn, OC-12 (622
Mb/s), bằng cách thay đổi các thiết bị điện tử.
- Sự tái tạo tín hiệu: Công nghệ ngày nay cho phép thực hiện những đường
truyền thông bằng cáp quang dài trên 70 km trước khi cần tái tạo tín hiệu, khoảng cách
này còn có thể tăng lên tới 150 km nhờ sử dụng các bộ khuếch đại laze. Trong tương
3


lai, công nghệ có thể mở rộng khoảng cách này lên tới 200 km và có thể 1000 km. Chi
phí tiết kiệm được do sử dụng ít các bộ lắp trung gian và việc bảo dưỡng chúng có thể
là khá lớn. Ngược lại, các hệ thống cáp điện thông thường cứ vài km có thể đã cần có
một bộ lặp.
- Giá thành thấp đầy tiềm năng : thủy tinh cung cấp cho thông tin quang được
lấy từ cát, không phải là nguồn tài nguyên khan hiếm. Vì thế, sợi quang đem lại giá
thành thấp.
Thông tin quang cũng cho phép truyền đồng thời các tín hiệu có bước sóng
khác nhau. Đặc tính này cùng với khả năng truyền dẫn băng thông rộng của sợi quang
sẵn có làm cho dung lượng truyền dẫn của tuyến trở nên rất lớn.[1]
1.2.3. Cấu trúc và các thành phần chính của hệ thống thông tin quang

hoá
Phát

Thiết
bị phát

quang

Bộ
lặp
Sợi
quang

Sợi
quang

Thiết
bị thu
quang

Giải

Thu

Hình 1.3 .Cấu trúc của hệ thống thông tin quang
Các thành phần của tuyến truyền dẫn quang bao gồm: phần phát quang, cáp sợi
quang và phần thu quang.
- Phần phát quang : được cấu tạo từ nguồn phát tín hiệu quang và các mạch
điều khiển liên kết với nhau. Phần tử phát xạ ánh sáng có thể là: Diod Laser (LD),
Diod phát quang (LED: Light Emitting Diode). LED dùng phù hợp cho hệ thống thông
tin quang có tốc độ bit không quá 200Mbps sử dụng sợi đa mode. LED phát xạ tự phát,
ánh sáng không định hướng nên để sử dụng LED tốt trong hệ thống thông tin quang thì
nó phải có công suất bức xạ cao, thời gian đáp ứng nhanh. LD khắc phục nhược điểm
của LED, thường sử dụng LD cho truyền dẫn tốc độ cao. LD có nhiều ưu điểm hơn so
với LED: phổ phát xạ của LD rất hẹp (khoảng từ 1 đến 4nm nên giảm được tán sắc
chất liệu), góc phát quang hẹp (5- 100), hiệu suất ghép ánh sáng vào sợi cao.

- Cáp sợi quang : gồm các sợi dẫn quang và các lớp vỏ bọc xung quanh để bảo
vệ khỏi tác động có hại từ môi trường bên ngoài. Có thể chọn các loại sợi sau: sợi
quang đa mode chiết suất nhảy bậc, sợi quang đa mode chiết suất giảm dần, sợi quang
đơn mode.
- Phần thu quang : do bộ tách sóng quang và các mạch khuếch đại, tái tạo tín
hiệu hợp thành. Trong hệ thống thông tin quang, người ta quan tâm nhất đối với các bộ
4


tách sóng quang là các diod quang PIN và diod quang kiểu thác APD được chế tạo từ
các bán dẫn cơ bản Si, Ge, InP.
Ngoài các thành phần chủ yếu này, tuyến thông tin quang còn có các bộ nối
quang, các mối hàn, các bộ chia quang và các trạm lặp. Tất cả tạo nên một tuyến thông
tin hoàn chỉnh.
1.3. Sợi quang
1.3.1. Định nghĩa
Sợi quang là những dây nhỏ và dẻo truyền các ánh sáng nhìn thấy được và các
tia hồng ngoại. Chúng có 3 lớp: lõi (core), áo (cladding) và vỏ bọc (coating). Để ánh
sáng có thể phản xạ một cách hoàn toàn trong lõi thì chiết suất của lõi lớn hơn chiết
suất của áo một chút.

Hình 1.4. Cấu tạo sợi quang.
Vỏ bọc ở phía ngoài áo bảo vệ sợi quang khỏi bị ẩm và ăn mòn, đồng thời
chống xuyên âm với các sợi đi bên cạnh. Lõi và áo được làm bằng thuỷ tinh hay chất
dẻo (Silica), chất dẻo, kim loại, fluor, sợi quang kết tinh. Thành phần lõi và vỏ có
chiếc suất khác nhau. Chiết suất của những lớp này như thế này sẽ quyết định tính chất
của sợi quang. Chúng được phân loại thành các loại sợi quang đơn mode (Single Mode
- SM) và đa mode (Multi Mode -MM) . Ngoài ra chúng còn được phân loại thành sợi
quang có chỉ số bước sóng và chỉ số lớp tuỳ theo hình dạng và chiết suất của các phần
của lõi sợi quang.

1.3.2. Các thông số của sợi quang
1.3.2.1. Suy hao tín hiệu trong sợi quang
1.3.2.1.1. Định nghĩa
Suy hao tín hiệu được định nghĩa là tỷ số công suất quang lối ra Pout của sợi có
chiều dài L và công suất quang đầu vào Pin . Tỷ số công suất này là một hàm của bước
sóng. Người ta thường sử dụng  để biểu thị suy hao tính theo dB/km.
5


 = 10 log Pin .
L

Pout

(1.1)

Các sợi dẫn quang thường có suy hao nhỏ và khi độ dài quá ngắn thì gần như
không có suy hao, khi đó Pout  Pin .
1.3.2.1.2. Đặc tuyến suy hao
Đặc tuyến suy hao của sợi quang khác nhau tuỳ thuộc vào loại sợi. Hình dưới
cho thấy suy hao trong sợi quang như một hàm theo bước sóng. Ta thấy rằng suy hao
nhỏ nhất ở ba dải bước sóng dùng trong thông tin quang: 0.8 m , 1.3 m và 1.55 m .

Hình 1.5. Đặc tuyến suy hao của sợi quang
1.3.2.1.3. Các nguyên nhân gây suy hao trên sợi quang
Suy hao do hấp thụ :
Hấp thụ ánh sáng trong sợi dẫn quang là yếu tố quan trong trong việc tạo nên
bản chất suy hao của sợi dẫn quang. Hấp thụ nảy sinh do ba cơ chế khác nhau gây ra.
- Hấp thụ do tạp chất : Nhân tố hấp thụ nổi trội trong sợi quang là sự có trong
vật liệu sợi. Trong thủy tinh, các tạp chất như nước và các ion kim loại chuyển tiếp đã

làm tăng đặc tính suy hao, đó là các ion sắt, crom, đồng và các ion OH. Sự có mặt của
các tạp chất này làm cho suy hao đạt tới giá trị rất lớn. Các sợi dẫn quang trước đây có
suy hao trong khoảng từ 1 đến 10dB/km. Sự có mặt của các phân tử nước đã làm cho
suy hao tăng hẳn lên. Liên kết OH đã hấp thụ ánh sáng ở bước sóng khoảng 2700nm
và cùng tác động qua lại cộng hưởng với Silic, nó tạo ra các khoảng hấp thụ ở
1400nm, 950nm và 750nm. Giữa các đỉnh này có các vùng suy hao thấp, đó gọi là các
cửa sổ truyền dẫn 850nm, 1300nm, 1550nm mà các hệ thống thông tin đã sử dụng để
truyền ánh sáng như trong hình vẽ dưới đây:

6


Hình 1.6. Đặc tính suy hao theo bước sóng của sợi dẫn quang
với các quy chế suy hao.
- Hấp thụ vật liệu : Ta thấy rằng ở bước sóng dài thì sẽ suy hao nhỏ nhưng các
liên kết nguyên tử lại có liên quan tới vật liệu và sẽ hấp thụ ánh sáng có bước sóng dài,
trường hợp này gọi là hấp thụ vật liệu. Mặc dù các bước sóng cơ bản của các liên kết
hấp thụ nằm bên ngoài vùng bước sóng sử dụng, nhưng nó vẫn có ảnh hưởng và ở đây
nó kéo dài tới vùng bước sóng 1550nm làm cho vùng này không giảm suy hao một
cách đáng kể.
- Hấp thụ điện tử: Trong vùng cực tím, ánh sáng bị hấp thụ là do các photon
kích thích các điện tử trong nguyên tử lên một trạng thái năng lượng cao hơn.
Suy hao do tán xạ :
Suy hao do tán xạ trong sợi dẫn quang là do tính không đồng đều rất nhỏ của lõi
sợi gây ra. Đó là do những thay đổi rất nhỏ trong vật liệu, tính không đồng đều về cấu
trúc hoặc các khuyết điểm trong quá trình chế tạo sợi.
Việc diễn giải suy hao do tán xạ gây ra là khá phức tạp do bản chất ngẫu nhiên
của phần tử và các thành phần ôxit khác nhau của thủy tinh. Đối với thủy tinh thuần
khiết, suy hao tán xạ tại bước sóng  do sự bất ổn định về mật độ gây ra có thể được
diễn giải như công thức dưới đây:


7


 scat 

8 3
34

(n 2  1) 2 k B T f  T

n: chỉ số chiết suất.
k B : hằng số Boltzman.
 T : hệ số nén đẳng nhiệt của vật liệu.

T f : nhiệt độ hư cấu (là nhiệt độ mà tại đó tính bất ổn định về mật độ bị đông lại thành
thủy tinh).
Suy hao do bị uốn cong:
Suy hao do uốn cong sợi là suy hao ngoài bản chất của sợi. Khi bất kỳ một sợi
dẫn quang nào đó bị uốn cong có bán kính xác định thì sẽ có hiện tượng phát xạ ánh
sáng ra ngoài vỏ sợi và như vậy ánh sáng lan truyền trong lõi sợi đã bị suy hao. Có hai
loại uốn cong sợi:
- Uốn cong vĩ mô: là uốn cong có bán kính uốn cong lớn tương đương hoặc lớn
hơn đường kính sợi.
- Uốn cong vi mô: là sợi bị cong nhỏ một cách ngẫu nhiên và thường bị xãy ra
trong lúc sợi được bọc thành cáp.
Hiện tượng uốn cong có thể thấy được khi góc tới lớn hơn góc tới hạn ở các vị
trí sợi bị uốn cong. Đối với loại uốn cong vĩ mô (thường gọi là uốn cong) thì hiện
tượng suy hao này thấy rất rõ khi phân tích trên khẩu độ số NA nhỏ như hình (2.4)
Đối với trường hợp sợi bi uốn cong ít thì giá trị suy hao xảy ra là rất ít và khó

có thể mà thấy được. Khi bán kính uốn cong giảm dần thì suy hao sẽ tăng theo quy
luật hàm mũ cho tới khi bán kính đạt tới một giá trị tới hạn nào đó thì suy hao uốn
cong thể hiện rất rõ. Nếu bán kính uốn cong này nhỏ hơn giá trị điểm ngưỡng thì suy
hao sẽ đột ngột tăng lên rất lớn.

Hình 1.7. Sự phân bố trường điện đối với vài mode bậc thấp hơn trong sợi dẫn quang.
8


1.3.2.2. Tán sắc ánh sáng
Tán sắc trong quang sợi đơn mode là một trong những hiện tượng vật lý ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của mạng thông tin quang tốc độ cao dùng bước
sóng ánh sáng vùng cửa sổ 1550nm. Nó làm tăng tỉ lệ lỗi bit, giới hạn tốc độ hoặc
khoảng cách truyền của mạng. Để xây dựng hoặc nâng cấp những mạng thông tin
quang (OTDM, DWDM, OCDMA) kích thước lớn (vài nghìn km), tốc độ cao (vài
chục Gbit/s) thì một vấn đề quan trọng phải giải quyết đó là giảm tối thiểu độ tán sắc
trong sợi cáp quang.
Có ba nguồn gây nên hiện tượng tán sắc đó là:
- Tán sắc vật liệu : ánh sáng sử dụng trong thông tin quang không phải là ánh
sáng hoàn toàn đơn sắc. Chiết suất của thuỷ tinh thay đổi theo bước sóng nên vận tốc
truyền của ánh sáng có bước sóng khác nhau cũng khác nhau. Chính vì thế, ánh sáng
có phân bố tốc độ lan truyền khác nhau của các thành phần bước sóng ánh sáng khác
nhau. Hiện tượng này được gọi là tán sắc vật liệu .
- Tán sắc dẫn sóng : sự phân bố năng lượng ánh sáng trong sợi quang phụ
thuộc vào bước sóng. Sự phân bố này gây nên tán sắc ống dẫn sóng.
- Trễ nhóm : do xung ánh sáng vào mặc dù chỉ có một bước sóng nhưng lan
truyền với vài mode khác nhau với tốc độ truyền khác nhau, nó làm khoảng trống thời
gian giữa các xung cạnh nhau trở nên ngắn hơn và tăng theo khẩu độ số của sợi.
1.3.3. Ảnh hưởng của tán sắc đến dung luợng truyền dẫn trên sợi quang
Đối với các bước sóng trong phạm vi 1550nm thì tán sắc vật liệu là nguyên

nhân chính gây nên hiện tượng tán sắc. Tán sắc vật liệu sinh ra là do trong một sợi cáp
quang, vận tốc ánh sáng cũng như chiết xuất của quang sợi là một hàm số của bước
sóng ánh sáng tín hiệu. Hình vẽ 1.8 biểu diễn sự thay đổi của vận tốc nhóm của một
xung ánh sáng đối với các bước sóng khác nhau trong một sợi cáp quang thông tin đơn
mode thông thường.

Hình 1.8. Sự thay đổi của vận tốc nhóm theo bước sóng trong quang sợi đơn
một thông thường
9


Trên hình vẽ 1.8, chúng ta nhận thấy tại các bước sóng vùng cửa sổ 1550nm,
vận tốc nhóm tỷ lệ nghịch với bước sóng của ánh sáng. Như chúng ta đã biết, trên thực
tế không thể có một nguồn sáng đơn sắc tuyệt đối, mọi nguồn sáng đều có một độ rộng
phổ nhất định. Giả sử một xung ánh sáng có bước sóng trung tâm tại 1550nm, độ rộng
phổ Δλ0 truyền qua một sợi cáp quang đơn mode. Các thành phần bước sóng dài hơn
của xung sẽ chuyền chậm hơn các thành phần bước sóng ngắn hơn. Như vậy, sau một
quãng đường truyền đủ dài, độ rộng xung sẽ bị kéo giãn ra tới mức hai xung kế tiếp
nhau sẽ bị chèn lên nhau (hình 2). Hậu quả là thiết bị ở đầu thu sẽ không thể phân biệt
được 2 xung riêng biệt. Để thiết bị thu được tín hiệu xung, người ta phải giảm tốc độ
truyền hoặc rút ngắn khoảng cách giữa bên phát và bên thu.[2]

Hình 1.9. Hậu quả của tán sắc đối với tốc độ truyền của mạng
a) Xung tại đầu phát
b) Xung thu được tại đầu thu và thiết bị thu không thể phân
biệt được hai xung kế tiếp
1.4. Kết luận chƣơng
Qua chương này, chúng ta đã tìm hiểu tổng quan về hệ thống thông tin quang với
những ưu nhược điểm của nó. Hệ thống thông tin quang dựa vào những ưu điểm vượt
trội của mình đang phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu thông tin băng rộng hiện nay.


10


CHƢƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG WDM
2.1. Giới thiệu chƣơng
Ngày nay, dịch vụ thông tin tăng trưởng nhanh chóng. Để thích ứng với sự tăng
trưởng không ngừng của dung lượng truyền dẫn thông tin và thoả mãn yêu cầu về tính
linh hoạt của sự thay đổi mạng, đã xuất hiện các công nghệ ghép kênh như công nghệ
ghép kênh phân chia theo tần số quang FDM, công nghệ ghép kênh quang phân chia
theo thời gian TDM, công nghệ ghép kênh quang phân chia theo mã CDM, công nghệ
ghép kênh theo bước sóng WDM . Trong đó Công nghệ ghép kênh phân chia theo
bước sóng WDM được ưa chuộng hơn cả. Điều này là do công nghệ TDM có chi phí
kĩ thuật và thiết bị lắp đặt hệ thống tương đối cao, đặc biệt trong TDM gây lãng phí
một số kênh thông tin khi mỗi khe thời gian được dự trữ ngay cả khi không có dữ liệu
để gửi và phía thu khó khăn khi phân biệt các khe thời gian thuộc về kênh nào để giải
ghép kênh tín hiệu. Bên cạnh đó, ghép kênh phân chia theo mã CDM còn tồn tại
những hạn chế về kĩ thuật như tốc độ điều chế và suy hao trong mã hoá cũng như giải
mã cao. WDM là tiến bộ rất lớn trong công nghệ truyền thông quang, nó cho phép tăng
dung lượng kênh mà không cần tăng tốc độ bit đường truyền cũng như không cần
dùng thêm sợi dẫn quang. Hệ thống WDM dựa trên cơ sở tiềm năng băng tần của sợi
quang để mang đi nhiều bước sóng ánh sáng khác nhau, điều thiết yếu là việc truyền
đồng thời nhiều bước sóng cùng một lúc này không gây nhiễu lẫn nhau. Mỗi bước
sóng đại diện cho một kênh quang trong sợi quang. Chương này sẽ trình bày rõ nguyên
lí hoạt động của hệ thống WDM và các thành phần của nó.
2.2. Nguyên lý cơ bản của hệ thống WDM
2.2.1. Định nghĩa
WDM (Wavelength Division Multiplexing – Ghép kênh phân chia theo bước
sóng) là công nghệ “ trong một sợi quang truyền dẫn nhiều tín hiệu quang với nhiều bước

sóng khác nhau”. Ở đầu phát, nhiều tín hiệu quang có bước sóng khác nhau được tổ hợp
lại (ghép kênh) để truyền đi trên một sợi quang. Ở đầu thu, tín hiệu tổ hợp đó được phân
giải ra (tách kênh), khôi phục lại tín hiệu gốc rồi đưa vào các đầu cuối khác nhau.
2.2.2. Nguyên lý
Nguyên lí cơ bản của ghép kênh theo bước sóng là ghép tất cả các bước sóng
khác nhau của nguồn phát quang vào cùng một sợi dẫn quang nhờ bộ ghép kênh MUX
và truyền dẫn các bước sóng này trên cùng sợi quang. Khi đến đầu thu, bộ tách kênh
quang sẽ phân tách để thu nhận lại các bước sóng đó.

11


I1(1)

O1(1)

Sợi dẫn quang
M
U
X

In(n)

O(1,... n)

I(1,... n)

DE
M
U

X

On(n)

Hình 2.1. Sơ đồ khối hệ thống WDM.
Với cùng một nguyên lí hoạt động có hai loại truyền dẫn trong WDM, đó là:
truyền dẫn một chiều và truyền dẫn hai chiều một sợi
- Hệ thống WDM một chiều: có nghĩa là tất cả các kênh cùng trên một sợi
quang truyền dẫn theo cùng một chiều.
- Hệ thống WDM hai chiều: có nghĩa là kênh quang trên mỗi sợi quang truyền dẫn
theo hai hướng khác nhau, dùng các bước sóng tách rời nhau để thông tin hai chiều.
Kênh 1

Nguồn 1

Kênh 2

Nguồn 2

Kênh n

Thiết bị
WDM

một sợi
quang

quan
1 , 2 ,...,
g n


Thiết bị
WDM

Nguồn n

Thu 1

Kênh 1

Thu 2

Kênh 2

Thu n

Kênh n

(a)
Kênh vào

Nguồn 1

Thu 1
Thiết bị
WDM

Kênh ra

Thu 2


Một sợi
quang

1
2

Kênh ra

Thiết bị
WDM
Nguồn 2

Kênh vào

(b)

Hình 2.2. Hệ thống WDM theo một hướng (a) và hai hướng (b)
So với hệ thống WDM một chiều, hệ thống WDM hai chiều giảm được số lượng
bộ khuếch đại và đường dây. Tuy nhiên, hệ thống WDM hai chiều thường bị can nhiễu
nhiều kênh, ảnh hưởng phản xạ quang, vấn đề cách li giữa các kênh hai chiều, trị số và
loại hình xuyên âm,… đồng thời phải sử dụng bộ khuếch đại quang hai chiều. [3]

12


2.3. Các dải băng tần hoạt động của WDM
Công nghệ WDM tăng băng thông bằng cách tận dụng cửa sổ làm việc của sợi
quang trong khoảng bước sóng 1260nm đến 1675nm. Khoảng bước sóng này được chia
làm nhiều băng sóng hoạt động. Ban đầu thì WDM hoạt động ở băng C (do EDFA hoạt

động trong khoảng băng sóng này). Về sau EDFA có khả năng hoạt động ở cả băng C
và băng L nên WDM có thể hoạt động ở cả băng C và băng L. Nếu theo tiêu chuẩn ITUT, xét khoảng cách giữa các kênh bước sóng là 100GHz (đảm bảo khả năng chống
xuyên nhiễu kênh trong điều kiện công nghệ hiện tại), sẽ có 32 kênh bước sóng hoạt
động trên mỗi băng. Như vậy nếu giữ nguyên tốc độ bit trên mỗi kênh truyền ,dùng
công nghệ WDM cũng đủ làm tăng băng thông truyền trên sợi quang lên 64 lần.[4]
Các khoảng bước sóng trên được chia làm các băng hoạt động như sau:
Bảng 2.1. Các dải băng tần hoạt động trong WDM
Băng sóng

Mô tả

Phạm vi bước sóng (nm)

Băng O

Original

1260 đến 1360

Băng E

Extended

1360 đến 1460

Băng S

Short

1460 đến 1530


Băng C

Conventional

1530 đến 1565

Băng L

Long

1565 đến 1625

Băng U

Ultra- long

1625 đến 1675

2.4. Các tham số của hệ thống của WDM
Hệ thống thông tin quang cũng có một số các tham số nhất định để cho quá
trình thu cũng như phát tín hiệu quang được đảm bảo. Thông thường người ta quan
tâm tới các tham số chính như sau:
a) Số lượng kênh bước sóng (N): Là số kênh bước sóng trên một sợi được sử
dụng trong hệ thống WDM.
b) Khoảng cách giữa các kênh bước sóng (Dl): Khoảng cách giữa các bước
sóng trong một sợi quang. Nó đảm bảo không có sự chồng lấn giữa các bước sóng.
c)Băng thông sử dụng của hệ thống (NxDl): Là tích giữa số lượng kênh bước
sóng và khoảng cách giữa các kênh bước sóng. Băng thông của hệ thống WDM là
không cố định.


13


×