Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.77 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
----------***----------

ĐOÀN THỊ DUYÊN

CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI – 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
----------***----------

ĐOÀN THỊ DUYÊN

CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
TS, GVC NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH

HÀ NỘI – 2013




Khoá luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS, GVC Nguyễn Thị Tuyết Minh – người đã luôn quan tâm, động viên và
tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Tôi chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là
các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Tác giả khóa luận

Đoàn Thị Duyên

Đoàn Thị Duyên

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô
giáo - TS, GVC Nguyễn Thị Tuyết Minh. Tôi xin cam đoan:
Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi.
Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác.

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Tác giả khóa luận

Đoàn Thị Duyên

Đoàn Thị Duyên

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 7
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 7
7. Đóng góp của khóa luận .......................................................................... 7
8. Bố cục của khóa luận .............................................................................. 7
NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ ĐỀ CÔ ĐƠN TRONG VĂN HỌC .... 9
1.1. Giới thuyết về khái niệm cô đơn .......................................................... 9
1.2. Chủ đề cô đơn trong văn học .............................................................. 11
1.2.1. Chủ đề cô đơn trong văn học phương Tây .................................. 11
1.2.2. Chủ đề cô đơn trong văn học phương Đông ................................. 14
1.3. Tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư trong bối cảnh văn xuôi đương đại
Việt Nam .................................................................................................. 21
1.3.1. Đặc điểm tiểu thuyết Việt Nam đương đại ................................... 21

1.3.1.1. Về phương diện nội dung ...................................................... 21
1.3.1.2. Về phương diện nghệ thuật .................................................... 23
1.3.2. Tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư ................................................ 24
Chương 2: NHẬN DIỆN CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ ...................................................... 27
2.1. Không gian sông nước – nguồn cội khơi gợi cảm thức cô đơn ........... 27
2.2. Thế giới nhân vật cô đơn .................................................................... 32
2.2.1. Cô đơn trước sự chông chênh của cuộc sống................................ 33
2.2.2. Sự bất thường của tâm lí tuổi trẻ ................................................. 38
2.2.3. Những suy tư về cái tôi bản thể ................................................... 41

Đoàn Thị Duyên

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ............................................ 45
3.1. Nhịp điệu trần thuật............................................................................ 45
3.2. Đối thoại không song hành giữa hai phía ........................................... 48
3.3. Ngôn ngữ với những định danh về trạng thái cô đơn .......................... 51
KẾT LUẬN ................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đoàn Thị Duyên

K35A – Ngữ văn



Khoá luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam thời đổi mới đã có bước phát triển và đạt được thành
tựu trên nhiều lĩnh vực như truyện ngắn, kí, thơ trữ tình… trong đó, tiểu
thuyết được coi là thể loại chủ lực và đạt được nhiều thành tựu hơn cả. Thể
loại tiểu thuyết có một sức mạnh vô cùng lớn lao: “Nó có khả năng bao quát
một mảng hiện thực rộng lớn tạo nên một bức tranh toàn cảnh của một giai
đoạn, một thời kì lịch sử. Nó có sức khám phá những nguồn mạch biện chứng
của tâm hồn, soi sáng được cái Thiện và cái Ác; cao cả và thấp hèn” [11, 20].
Mỗi nhà văn đến với tiểu thuyết theo một cách khác nhau. Không ai giống ai.
Họ đến để trải lòng mình, để phản ánh hiện thực khách quan, để được kể lại
những gì mình nhìn thấy xung quanh và để được thể hiện tấm lòng mình…
Có thể kể tới những cây bút chủ lực của thời kì đổi mới như: Phạm Thị Hoài,
Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Châu Diên, Thuận… Và gần đây là
Nguyễn Ngọc Tư – cây bút trẻ, tài năng đang khẳng định được vị trí của mình
trên văn đàn. Đặc biệt trong năm 2012, tiểu thuyết của chị đã gây ra một cuộc
tranh luận sôi nổi. Với thành công và vị thế nhất định trong văn học Việt
Nam, tác phẩm trở thành một “thỏi nam châm” có sức hút mạnh trong giới
nghiên cứu văn chương và bạn đọc. Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho tiểu
thuyết đương đại Việt Nam một luồng gió mới. Ở cô, người đọc thấy được
một phong cách đậm chất Nam bộ, thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ, giọng điệu,
hình ảnh và đặc biệt là thông qua hệ thống các nhân vật trong sáng tác của
mình.
1.2. Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư không ai trong mỗi chúng ta khi
gấp cuốn sách lại mà không thở dài một tiếng, không thốt lên một câu xót
xa:“Sao lại buồn đến thế!” Phải rồi, trong con người chúng ta luôn tồn tại

một tiềm thức về cái gọi là: “Ở hiền gặp lành”. Đọc một câu chuyện, thường
thích một cái kết có hậu, cuộc đời nhân vật sẽ sang trang mới tốt đẹp hơn,
Đoàn Thị Duyên

1

1

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

hạnh phúc hơn. Thế nhưng… chúng ta lại quên đi mất một điều, rằng cuộc
sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn; có những con người “Ở
hiền mà chẳng bao giờ gặp lành”, có những số phận không phải sống trong
một cái kết may mắn, hạnh phúc mà là một cái kết trong bi kịch. Tiểu thuyết
đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư để lại dư vị sâu đậm trong lòng người đọc cũng
vì thể hiện được điều đó. Đọc tác phẩm của cô, người đọc nặng trĩu một nỗi
buồn, tất cả các nhân vật dường như sống trong những nỗi buồn, những nỗi cô
đơn, những bi kịch của cuộc đời để rồi kết thúc câu chuyện vẫn là cái buồn,
vẫn là cái cô đơn, cái bi kịch ấy. Nó làm day dứt bạn đọc, nó làm bạn đọc
phải thoát ra khỏi cái tiềm thức vẫn tồn tại bấy lâu, bắt độc giả phải suy nghĩ,
phải trăn trở về số phận của nhân vật để từ đó thừa nhận một điều rằng: Cuộc
sống vẫn còn rất nhiều bi kịch như thế về con người, thay vì chúng ta sống
mãi trong những cái kết có hậu đôi khi là sự sắp đặt thì chúng ta hãy sống với
sự thật này, hãy dũng cảm đối mặt với nó. Tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư
ám ảnh bạn đọc chính bởi điều này. Cảm thức cô đơn trong không gian sông
nước, thế giới nhân vật và nghệ thuật thể hiện… có lẽ là hình ảnh để lại cho
độc giả những nỗi niềm day dứt và trăn trở nhất. Nhân vật của cô xuất hiện

trong sự cô đơn và kết thúc vẫn ở trong nỗi cô đơn ấy. Hành trình đi tìm lại
con người thật của Ân, khao khát hạnh phúc của Xu, vẻ buông xuôi của Tú và
niềm riêng của biết bao nhiêu con người trong tác phẩm cũng có thể là của
chung cho những thân phận người trong thế giới hôm nay.
1.3. Cùng với sự đổi mới của văn học thì một trong những vấn đề được văn
xuôi Việt Nam thời đổi mới quan tâm là tình trạng cô đơn của con người.
Nằm trong mạch cảm hứng khám phá số phận con người, mỗi nhà văn có
những nét riêng biệt, đào sâu theo một hướng khác nhau khi cùng khai thác
chủ đề cô đơn. Phan Thị Vàng Anh nói đến cả hai trạng thái tự cô đơn và bị
cô đơn. Nhân vật của chị là những người trẻ tuổi luôn ở cảm giác hụt hẫng,
chơi vơi, không có điểm tựa tinh thần. Họ sống chênh vênh, hờ hững. Đối với
Đoàn Thị Duyên

2

2

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

họ, cuộc sống lúc nào cũng toát ra mùi vị đơn điệu, buồn chán, nhạt nhẽo.
Phạm Thị Hoài nói đến cô đơn như là một điều kiện sinh tồn. Cái cô đơn gắn
liền với ấn tượng về một thế giới khủng hoảng, con người tha hóa, mất khả
năng giao tiếp. Ở đó, khuôn mặt riêng của mỗi người bị xóa nhòa, đó là
những con người không có mặt. Không phải như thế giới nhân vật Phạm Thị
Hoài, cô đơn kiểu người sống cạnh nhau mà “như cây cỏ mọc bên đường”,
đối thoại mà như độc thoại, con người cạn dần khả năng yêu thương, nhân vật
của Nguyễn Ngọc Tư cô đơn bởi mỗi người ẩn chứa một số phận, sở hữu một

tâm tư, mang nặng một nỗi trắc ẩn. Mỗi cá nhân là một thế giới, họ không sẻ
chia…
Tìm hiểu Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư chính là
đi khám phá thế giới tâm hồn của tác giả, một tâm hồn trong trẻo nhưng nặng
trĩu nỗi niềm của một người phụ nữ luôn nhìn mọi người trong sự cô đơn.
Đồng thời, cũng thấy được quy luật của cuộc sống được phản ánh trong tác
phẩm.
Kết quả nghiên cứu giúp người viết có cái nhìn sâu sắc hơn về tâm lí tuổi
trẻ hôm nay. Đồng thời, cũng cho thấy đặc sắc trong tư tưởng và nghệ thuật
của tác phẩm, khẳng định, từ Sông, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa hành trình
sống của con người với bao dằn vặt, đau đớn. Những khát khao của con người
trong cuộc sống hôm nay vốn không giản đơn như ta nghĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư là cây bút nữ trẻ được biết đến nhiều trong thời gian
khoảng một thập niên trở lại đây, với những truyện ngắn đầu tiên được đăng
trên Tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau, sau đó là một loạt giải thưởng cao mà
cô được nhận. Cho đến nay, cô đã có nhiều truyện ngắn và tập truyện ngắn
được xuất bản như: Ngọn đèn không tắt (2000), Nước chảy mây trôi (2005),
Cánh đồng bất tận (2005), Gió lẻ (2008)... Và gần đây nhất là tiểu thuyết
Sông mới được ra mắt bạn đọc vào tháng 9/2012. Có thể nói, ngay từ khi ra
Đoàn Thị Duyên

3

3

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp


mắt bạn đọc tác phẩm đầu tay của mình, “những đứa con đẻ” của cô chưa có
nhiều bài nghiên cứu về nó. Có chăng chỉ là những lời nhận xét, đánh giá trên
các trang mạng và báo chí.
Với gần 300 trang, tiểu thuyết Sông kể về nhân vật chính cùng hai chàng
trai dân “phượt” trong hành trình khám phá sông Di. Mỗi người một gương
mặt, một số phận với những câu chuyện thực ảo pha trộn trong suốt hành
trình, theo từng khúc, từng đoạn của dòng sông và ngoái lại nhẩn nha bộc lộ
mình. Nhân vật chính xưng danh với tên “cậu” bỏ lại sau lưng mối tình đồng
tính vừa kết thúc do người yêu cưới vợ, bỏ lại công việc ở một công ty truyền
thông, đi tìm “quên” với lí do viết một cuốn sách về sông Di do sếp đặt hàng
kèm lời nhắn gửi tìm dấu vết cô người tình tên Ánh, một người đã đi sông Di
trước đó rồi không trở về. Ở cuối tác phẩm, khi chưa đến thượng nguồn sông
Di, cậu đã quyết định kết thúc hành trình nơi rốn Túi, một rốn nước “mười
người ra chín người mất” của sông Di, cùng những người đồng hành.
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, một trong những người tiếp cận
sớm nhất với Sông nhận xét: “Nguyễn Ngọc Tư có tài viết những chuyện bình
thường, giản dị nhưng không đơn giản. Trong Sông vẫn là không gian sông
nước quen thuộc trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Với việc cho
nhân vật ra đi men theo dòng sông, Nguyễn Ngọc Tư đã làm được hai việc:
vừa phản ánh hiện thực, kể, tả về những vùng đất dọc hành trình vừa men
theo dòng chảy tâm trạng để nhân vật bộc lộ mình. Từng chương, từng
chương của Sông hiện lên như những truyện ngắn. Lối viết nhẩn nha, dẫn dụ
tạo nên sự hấp dẫn từ những mảng miếng tưởng như rời rạc, chắp vá, câu
chuyện dần mở ra theo từng trang sách. Sông như đời người với những khúc
quanh...” [www.truyenngan.com.vn]
Biên tập viên Trần Ngọc Sinh của Nhà xuất bản Trẻ, người biên tập bản
thảo tiểu thuyết Sông cho biết: “Sông là một sự đổi mới toàn diện của Nguyễn
Ngọc Tư. Đẹp. Đáo để. Trần tục và hư ảo. Truyện kết thúc bằng dấu chấm hỏi
Đoàn Thị Duyên


4

4

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

về số phận con người – không hề do dự, cô đã đẩy cái mầm vừa nhú lên sang
tay người đọc, để họ nuôi dưỡng chúng bằng trải nghiệm, qua việc đọc cuốn
sách này.” [giaitri.vnexpress.net]
Tiểu Quyên trong bài viết: “Đi dọc sông với Nguyễn Ngọc Tư” lại nhận
xét về truyện của chị như sau: “Truyện của Nguyễn Ngọc Tư là vậy. Luôn
buồn. Chị từng nói niềm vui thì nhiều nhưng lại không khiến người ta day dứt.
Mà mảnh đất chị nói “tôi vẫn còn yêu lắm” ấy lại chứa đựng trong lòng nó
quá nhiều thân phận, quá nhiều nỗi đau và cả những oan khiên chỉ có thể
quay mặt mà nói với sông, với đất, với trời. Nếu mỗi biến cố là một sợi len,
người ta có thể dệt thảm cho cả sân bóng. Có lẽ vì vậy mà từ Cánh đồng bất
tận, Gió lẻ và chín câu chuyện khác, Khói trời lộng lẫy đến Sông đều là
những câu chuyện lay động đáy tim.” [nld.com.vn]
Nhà văn trẻ Mai Anh Tuấn - người đã đọc khá kỹ tiểu thuyết Sông lại cho
rằng: “Sông là sự hợp thức giữa tiểu thuyết và lối viết du khảo. Cứ mỗi nơi
nhân vật đi qua đều để lại tên người, tên đất. Con người dấn về phía trước
còn những địa danh lùi lại phía sau. Sông Di vì thế có thể coi là một thực thể
vùng miền. Nhưng mặt khác, sông Di cũng là con sông trong tâm tưởng. Nhân
vật xuôi theo dòng sông thực thể nhưng lại đi ngược con sông tâm tưởng.
Cũng theo Mai Anh Tuấn, tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư chứa đựng cảm
thức của giới trẻ về sự biến mất, nhưng biến mất là để trục vớt ký ức của

mình. Tất cả những dạng thức phượt thị dân hay yếu tố đồng tính xuất hiện
trong tác phẩm chỉ là cái vỏ mà qua đó thể hiện việc con người đi tìm kiếm
khả năng tự nhận thức. Theo Mai Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Tư cũng đã bớt đi
giọng điệu thương cảm trong các tác phẩm trước đó để viết bằng giọng văn
sắc lạnh hơn, đáo để hơn.” [vnexpress.net]
Trong bài viết “Đọc tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư khảo về sự
biến mất”, Mai Anh Tuấn lại khẳng định: “Đặt Sông bên cạnh Sầu trên đỉnh
núi Puvan, Biến mất ở thư viện, có thể thấy Nguyễn Ngọc Tư ngày một du
Đoàn Thị Duyên

5

5

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

khảo kĩ hơn tâm hồn thế giới trẻ, kể cả việc phải dùng các đề tài thời thượng
như một thao tác cấu thành tác phẩm, mà nhờ nó, có thể vươn tới những phát
hiện sâu sắc, thấu đáo. Ở Sông, câu chuyện về “phượt”, đồng tính chỉ là cái
vỏ, là vẻ hấp dẫn bề mặt dù rằng nhà văn đã rất công phu trong việc ẩn giấu
nó, đẩy nó lùi về sau các lớp chuyện phong cảnh địa lí. Chỉ khi cái mạch
ngầm suy tư về hiện hữu, biến mất được lắng kết thì phần lõi ý tưởng mới tỏ
rõ sức truyền đạt mạnh mẽ.” [tiasang.com.vn]
Và nhiều ý kiến cho rằng, với cách viết miêu tả hiện thực nhưng lại được
xử lí theo kiểu “hư ảo” như ở tiểu thuyết Sông , có lẽ “tác phẩm sẽ không làm
mích lòng ai ngoài đời nhưng sẽ khiến người đọc phải suy nghĩ. Nguyễn Ngọc
Tư giống như trang viết của chị, không điệu đà. Ngay cả khi cách nói chuyện

cũng vậy: ngắn và không vòng vo.” [phunuonline.com.vn]
Ngoài ra, còn có một số bài phê bình, giới thiệu về tiểu thuyết Sông đăng
trên các báo điện tử, trang Web. Nhìn chung, đây là một tiểu thuyết còn “mới
tinh”, “vừa chào đời” (tháng 9/2012) nên hầu như chưa có tài liệu nào nghiên
cứu về nó. Rải rác trên các báo, nó chỉ được giới phê bình giới thiệu ở mục
điểm sách mà thôi. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn xem đây là gợi dẫn quan trọng
để triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc
Tư. Qua đó, thấy được xu hướng “hướng nội” trong tiểu thuyết đương đại –
thời đại cái tôi được phát huy tận độ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xuất phát từ việc nắm vững những kiến thức về thể loại tiểu thuyết nói
chung và chủ đề cô đơn nói riêng, khóa luận có nhiệm vụ chỉ ra cảm thức cô
đơn trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư.
- Khóa luận đi sâu phát hiện những sáng tạo độc đáo của nhà văn và hiệu
quả của những sáng tạo đó trong khi thể hiện nội dung và nghệ thuật tác
Đoàn Thị Duyên

6

6

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

phẩm.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác phẩm Sông của Nguyễn Ngọc Tư.
- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu một số bình diện cơ
bản nhằm làm sáng tỏ những phát hiện mới lạ, độc đáo của tiểu thuyết Sông.
Cụ thể là: Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư, được nhận
thức qua không gian sông nước, thế giới nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu của
tác phẩm.
6. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
7. Đóng góp của khóa luận
- Khóa luận là công trình khoa học đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống:
Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư, qua hai phương diện
chính: Nhận thức cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết và nghệ thuật thể hiện
cảm thức cô đơn.
- Thông qua tiểu thuyết Sông, người viết thấy được những cách tân nghệ
thuật của tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Hi vọng, đề tài này sẽ được dùng
như một tài liệu hữu ích cho những ai yêu thích tác giả Nguyễn Ngọc Tư và
mong muốn tìm hiểu về tiểu thuyết của chị.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của
khóa luận được chia làm 3 chương:

Đoàn Thị Duyên

7

7


K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Chương 1: Khái quát về chủ đề cô đơn trong văn học
Chương 2: Nhận diện cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn
Ngọc Tư
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết Sông của
Nguyễn Ngọc Tư

Đoàn Thị Duyên

8

8

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ CHỦ ĐỀ CÔ ĐƠN TRONG VĂN HỌC
1.1. Giới thuyết về khái niệm cô đơn
Theo Từ điển Tiếng Việt, cô đơn là “chỉ có một mình, không nơi nương
tựa, không có người thân” (cảnh cô đơn, con người cô đơn) [9, 202].
Cô đơn là trạng thái tâm lí phổ biến của mỗi con người. Nó là trạng thái
hoang mang, lạc lõng và khó chịu khi không có ai ở bên mình. Cô đơn là một

trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của đời người. Hầu hết chúng ta đều trải
nghiệm điều đó trong đời và hầu hết đều e sợ nó. Trạng thái cô đơn, một mình
không giống như nỗi nhớ nhung ai đó. Nếu nỗi nhớ ai đó còn có vẻ ấm áp và
ẩn chứa một niềm tin rằng họ sẽ quay trở lại thì nỗi cô đơn hình thành từ nỗi
nhớ mong một người cụ thể đã ra đi mãi mãi hoặc từ cảm giác khao khát tiếp
xúc gắn bó hoặc giao tiếp, một điều có lẽ sẽ không bao giờ có hoặc vẫn có
nhưng sao ta không sao với tới được. Cốt lõi của sự cô đơn chính là nỗi sợ bị
bỏ rơi, nỗi sợ rằng bản thân cuộc sống dường như cũng lãng quên mình. Cùng
với đó là nỗi sợ hãi rằng sự cô đơn đó – cảm giác không ai muốn có mình,
không được công nhận, không được thấu hiểu và đồng cảm – sẽ kéo dài mãi
mãi chẳng có ai đến cứu mình.
Trong cuốn Từ điển tâm lí, cô đơn được định nghĩa là “một trong những
yếu tố căn nguyên tâm lí ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của con người khi
ở vào tình huống không quen thuộc (bị thay đổi) hoặc hoàn cảnh bị cách li
với người khác. Khi rơi vào trạng thái cô đơn do sự cách li địa lí, xã hội hay
do bị tù, các mối quan hệ trực tiếp với những người khác bị cắt đứt gây ra
những phản ứng cảm xúc cấp tính trong một loạt các trường hợp xuất hiện sự
sốc tâm lí với các biểu hiện chính: lo âu, trầm cảm và sự rối loạn thần kinh
thực vật…” [14, 10]. Cô đơn có những cảm xúc tương ứng của chủ thể: xa
lánh. “Xa lánh” biểu hiện trong mối quan hệ sống của chủ thể với thế giới

Đoàn Thị Duyên

9

9

K35A – Ngữ văn



Khoá luận tốt nghiệp

xung quanh. Trong đó, cá nhân tự tách mình ra khỏi những cá nhân khác, coi
họ đối lập với bản thân mình. Xa lánh thể hiện trong những cảm xúc tương
ứng của chủ thể: cảm giác bị tách biệt, cô đơn, bị ruồng rẫy, bị mất cái tôi.
Về mặt tâm lí, cô đơn là trạng thái con người cảm thấy lẻ loi, hụt hẫng khi
bị cắt đứt khỏi sợi dây liên hệ với cộng đồng.
Cô đơn như một trạng thái tâm lí gồm các cấp độ:
- Thứ nhất, nó tồn tại dưới dạng những cảm xúc cô đơn, những rung động
rời rạc, đơn lẻ, thoáng qua.
- Thứ hai, nó tồn tại dưới dạng cảm giác cô đơn. Đây là một quá trình tâm
lí, xuất hiện khi có các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh tác động
trực tiếp vào con người.
- Thứ ba, nó tồn tại dưới dạng tâm trạng, được biểu hiện là những tâm lí tồn
tại trong khoảng một thời gian tương đối ổn định và trực tiếp chi phối người
mang tâm trạng đó về nhiều mặt: Có thể quy về hai cơ chế điển hình của nỗi
cô đơn:
+ Tự cô đơn, tức là con người lớn lên đã thấy cô đơn mà không hề lí giải vì
sao, nó là “sự sai khiến của dòng chảy thần thánh trong từng huyết quản của
con người”. Nó thuộc về cội nguồn bản thể.
+ Bị cô đơn là tình trạng được xem xét trong mối tương quan với hoàn
cảnh, với ý thức cộng đồng xã hội xung quanh. Nó không phụ thuộc vào ý
thức và ý muốn của con người. Ở đây “cô đơn” là bị loại ra khỏi cộng đồng
do sự chênh lệch. Cá nhân tự ý thức về mình và tự loại mình ra khỏi cái chuẩn
chung, đứng lệch đi, thấp hơn hoặc cao hơn.
Khẳng định con người là sinh vật duy nhất cảm thấy mình đơn côi và
cũng là sinh vật duy nhất biết tìm đến người khác, bản thể của nó – nếu có thể
nói về bản thể khi đề cập đến con người, sinh vật tự sáng tạo ra mình khi nói
“không” với thế giới tự nhiên – nằm ở một khát vọng mình sẽ được thực hiện
Đoàn Thị Duyên


10

10

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

trong kẻ khác. Con người là nỗi luyến nhớ và sự tìm kiếm mối giao lưu. Bởi
thế, cứ mỗi lần con người cảm thấy chính mình thì khi ấy nó lại cảm thấy như
thiếu vắng kẻ khác, như mình đơn côi.
Như vậy, có thể hiểu “cô đơn” vừa chỉ sự lẻ loi, đơn chiếc tự bản thể,
vừa là trạng thái tâm lí của con người cảm thấy lẻ loi, đơn chiếc khi rơi vào
hoàn cảnh bị cắt đứt sợi dây liên hệ với cuộc đời.
1.2. Chủ đề cô đơn trong văn học
1.2.1. Chủ đề cô đơn trong văn học phương Tây
“Cái cô đơn” là đề tài có tính chất triết học truyền thống trong văn học
phương Tây. Ta có thể thấy đề tài này hiện hình trong nhiều tác phẩm. Từ
thời Phục hưng, với tác phẩm Đônkihôtê – một chàng dũng sĩ đơn phương
độc mã, quẩn quanh với những chuyến đi mong muốn làm hiệp sĩ giang hồ.
Anh ta tách mình ra khỏi cộng đồng người, đam mê với các loại truyện, tiểu
thuyết kiếm hiệp. Hay đó là chàng Ham - lét trong vở kịch cùng tên của
Sexpia. Một mình chàng đối diện với cả một đất nước đầy rẫy những điều xấu
xa. Ham - lét nhận ra “đời chỉ là một vườn hoang, mọc lên từ những hạt giống
độc”. Chàng nhận thức được sự phức tạp, tráo trở của con người. Ham - lét
đặt ra hàng trăm câu hỏi “sống hay không sống”, “tồn tại hay không tồn tại”.
Anh băn khoăn, hoài nghi cái xã hội mà anh đang sống, bởi lẽ trong cái vương
quốc ấy anh hoàn toàn cô độc, không ai hiểu anh. Thậm chí là Giăng – Van Giăng trong Những người khốn khổ của Huy – gô hay nàng Anna Karenina

trong tác phẩm Anna Karenina. Dòng họ nhà Buendia (Trăm năm cô đơn)…
Chính cô đơn là nguyên nhân dẫn đến nhiều cái chết trong tác phẩm. Nhà thơ
Octavio Paz, từng đoạt giải Nobel văn chương năm 1990 cho rằng: “Cái cô
đơn là đặc trưng cuối cùng của thân phận con người” và nhấn mạnh “con
người là sinh vật duy nhất cảm thấy mình cô đơn.”
Nhà văn G.G. Marquez được giải thưởng Nobel năm 1982 từ cuốn Trăm

Đoàn Thị Duyên

11

11

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

năm cô đơn đã từng thừa nhận: “Trên thực tế mỗi nhà văn chỉ viết có một
cuốn sách, cuốn sách mà tôi đang viết là cuốn sách nói về cái cô đơn.”
Ta có thể thấy, đề tài cô đơn đã được nhiều nhà văn phương Tây thể hiện
trong các tác phẩm của mình. Họ đã xây dựng được những nhân vật cô đơn
điển hình. Có thể thống kê hàng loạt tác phẩm viết về cái cô đơn, lấy nhan đề
là cái cô đơn và có nhân vật cô đơn như: Những ngôi sao cô đơn (chồng
Hollywood, vợ Hollywood, tiểu thuyết hai tập của J. Collin), Bồ câu cô đơn
(tiểu thuyết hai tập của Larry McMurtry), Người đàn bà cô đơn (tiểu thuyết
của J.Blume), Cô đơn trên mạng (tiểu thuyết của Janusz Leon Wisniewsk),
Nỗi cô đơn của các số nguyên tố (tiểu thuyết của Paolo Giordano)…
Không chỉ dừng lại ở đó, đến với tiểu thuyết của F.Kafka, người đọc có
cách nhìn nhận mới về thân phận con người. Như đã biết, thời đại mà Kafka

sống là thế kỉ XX đầy biến động lịch sử dữ dội. Con người trở thành nạn nhân
của xã hội. Hơn nữa, bản thân Kafka lại mang trong mình tư tưởng bi quan
sâu sắc, do đó, nói tới thân phận con người, nhà văn cảm nhận rõ sự cô đơn,
bất lực và bị tẩy chay của con người. Nhân vật Gregor Samsa là một người
con, một người anh chăm chỉ làm lụng để nuôi sống cả gia đình. Nhưng khi
anh trở thành một con vật vô dụng thì cái chết của anh trở thành niềm vui
sướng cho gia đình. Hóa thành con bọ hung khổng lồ đáng sợ, Samsa thực sự
trở thành một kẻ lạc lõng, cô đơn, không được bạn bè giúp đỡ. Mặc dù anh có
vùng vẫy, quẫy đạp đến đâu thì cũng không thể thoát khỏi kiếp côn trùng.
Chu trình người - côn trùng - cái chết là một chu trình khép kín, vô vọng. Đây
chính là thân phận của con người nói chung trong xã hội tư bản - những con
người nhỏ bé, tội nghiệp, cô đơn và bị ruồng rẫy.
Cũng như nhân vật Samsa, nhân vật Giôdep K rơi vào một vụ án khó hiểu
mà không có ai giúp đỡ để tìm lối thoát cho mình. Giôdep K đi đến đâu cũng
gặp người của tòa án theo dõi và rình rập. Một mình anh phải đối mặt với cả
bộ máy pháp quyền trong nỗi cô đơn, sợ hãi. Lúc đầu, Giôdep K còn mắng
Đoàn Thị Duyên

12

12

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

tòa án nhưng càng về sau Giôdep K lại càng tự giác tuân theo, chờ đợi cái
chết giáng xuống đầu mình. Đến đây, thực sự con người đã tới bước đường
cùng, hoàn toàn cô đơn, bất lực trước bộ máy quyền lực của kinh tế, pháp

luật. Con người không làm chủ được mình.
Và nếu ở tiểu thuyết của F.Kafk, chúng ta cảm nhận được số phận con
người cô đơn, bất lực trước bộ máy quyền lực thì đến với kịch phi lí của
Iônexco, chúng ta cảm nhận thấy con người cô đơn ngay cả khi sống trong
cộng đồng loài người. Họ tồn tại trong một mái nhà, trong một gia đình nhưng
họ lại tách biệt nhau. Hoàn toàn lạ lẫm. Vở kịch phi lí Nữ ca sĩ hói đầu viết về
cuộc đối thoại giữa các nhân vật. Những lời đối thoại giữa hai vợ chồng
Xmith về cái chết của Bôby Oatxơn, về gia đình Bôby Oatxơn, về nhan sắc bà
Bôby xét về mặt ngôn ngữ thuần túy, tách khỏi tư duy, không nhằm giao tiếp
thì chẳng có gì là sai. Các câu đều có đủ thành phần câu, trật tự câu hợp lí.
Song xét ở phương diện tư duy thì người ta lại thấy cái nực cười và các nhân
vật trở thành những con người ngớ ngẩn. Vợ chồng Xmith nói trước quên sau
và những câu chuyện của họ chứa đầy sự mâu thuẫn. Hai vợ chồng không
nhận ra nhau, không nhận ra những người xung quanh, không nhận ra các mối
quan hệ xã hội. Đó là cái phi lí của cuộc đời, của con người nói chung. Con
người xa lạ với nhau và xa lạ với chính bản thân mình. Họ sống với nhau,
dùng ngôn ngữ để trao đổi ấy nhưng thật thảm hại… thứ ngôn ngữ mà họ giao
tiếp kia cũng chỉ là lớp vỏ âm thanh thuần túy. Nó không kết nối sợi dây liên
hệ giữa người với người. Thứ ngôn ngữ kia làm cho họ tách xa nhau, mãi mãi
không có điểm tiệm cận. Con người hoàn toàn cô đơn vì không hiểu nhau.
Con người trở nên xa lạ với nhau, mỗi cá nhân là một thực thể kép kín, tách
biệt với người khác. Con người xa lạ với chính bản thân mình, như người mất
trí, nói trước quên sau, phá vỡ mọi lôgic.
Như vậy, vấn đề cái cô đơn được các nhà văn khai thác từ nhiều thế kỉ
trước. Có thể khi viết các tác phẩm này, các nhà văn không có ý thức thể hiện
Đoàn Thị Duyên

13

13


K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

ở nhân vật cái cô đơn nhưng nhìn chung khi đọc các tác phẩm trên độc giả
đều thấy bóng dáng của sự cô đơn trong mỗi nhân vật. Vì cô đơn là bản thể
trong mỗi con người.
1.2.2. Chủ đề cô đơn trong văn học phương Đông
Cô đơn được thể hiện là những nỗi u buồn, sự xa lánh muốn trốn tránh
thực tại và sự cô độc của con người trong xã hội loài người. Cũng như các nhà
văn phương Tây, các nhà văn phương Đông xây dựng nên những tác phẩm
viết về nỗi cô đơn và nhờ nhân vật của mình chuyển tải.
Cảm thức cô đơn được phát khởi từ Khuất Nguyên thuở trước, vọng về
thẳm sâu trong tâm hồn con người bất đắc chí với cuộc đời. Nhà thơ ước
muốn xây dựng một nền “mỹ chính” tốt đẹp nhưng lại cô độc bởi mọi người
ghen ghét, đố kị. Nhưng có lẽ phải đợi đến Đỗ Phủ - một nhà thơ có ý thức về
vai trò bản ngã cá nhân thì cảm thức cô đơn mới xuất hiện một cách chân
thành, xúc động và sâu sắc. Đứng trên phương diện tiếp nhận văn học, nỗi
buồn, cô đơn của cái tôi trữ tình trong thơ Đỗ Phủ là nỗi buồn, cô đơn chới
với của cả một gia đình, một thời đại, một dân tộc đang oằn mình trong
khoảng tối tăm của trời đất, mang trong mình nhiều bi kịch lịch sử đau
thương. Nó như những lớp trầm tích văn hóa phương Đông xuôi chảy trong
dòng thời gian cổ kim, thức tỉnh được sự đồng vọng, cảm thông của biết bao
người đời xưa, đời nay và cả mai sau.
Ta có thể thống kê những tác phẩm văn xuôi viết về cái cô đơn của con
người như: Hồng lâu mộng (tiểu thuyết của Tào Tuyết Cần). Nhân vật cô đơn
trước thực tại cuộc sống với chế độ khoa cử, hôn nhân gia đình, tình yêu,
đẳng cấp, giới… và cô đơn trước thiên nhiên, vũ trụ. Trong tác phẩm Rừng

Na-uy, nhân vật Toru Watanabe lại mang vẻ cô đơn của con người sống trong
xã hội hiện đại, sự bất mãn giữa hiện thực cuộc sống hiện đại và cổ xưa,
truyền thống, nỗi cô đơn trước thiên nhiên và vũ trụ. Nỗi cô đơn của nhân vật

Đoàn Thị Duyên

14

14

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

rất gần gũi với mỗi chúng ta. Nó là nỗi ám ảnh cái chết đối với sự sống, là
mâu thuẫn giữa hiện thực truyền thống chưa đủ sức để chấp nhận cái mới ùa
vào. Đó còn là sự cô đơn của các nhân vật trong tiểu thuyết Báu vật của đời,
Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn, tiểu thuyết Nỗi lòng của nhà văn Nhật Bản
Natsume Sô - se - ki… Hầu hết các tác phẩm trên đều ra đời vào thời kì đất
nước bước vào cuộc sống mới, hoặc có sự thay đổi lớn trong cuộc sống của
con người. Nhà văn đã lấy hiện thực đời sống phản ánh vào trang viết của
mình. Do vậy, hình bóng của nhân vật trong các tác phẩm này thường mang
nỗi cô đơn.
Ở Việt Nam, nỗi cô đơn đã được các nhà văn, nhà thơ thời trung đại khai
thác từ lâu. Nỗi cô đơn ấy là sự bất mãn với hiện thực cuộc sống và lí tưởng
của họ. Họ gửi gắm nỗi niềm của mình qua những trang sách. Những trang
sách hay thường là những tâm sự cô đơn của con người. Đại thi hào Nguyễn
Du đã từng viết:
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Trong mỗi trang văn, trang thơ của Người, chúng ta bắt gặp nỗi niềm tâm
sự của một con người cô đơn, mệt mỏi u sầu, mất đi niềm tin vào cuộc sống.
Sinh ra trong cảnh loạn ly, chứng kiến bao nhiêu bi hoan, tan hợp, Nguyễn Du
chán ngẩm thế sự, âu lo về con đường tương lai, không biết ngỏ cùng ai
những ước nguyện hùng tâm tráng chí, một mình một bóng với bao cảnh thế
sự thăng trầm, nhiễu nhương, đen bạc, với năm tàn tháng tận, với tuổi già xế
bóng, với mái tóc bạc trên đầu… Dễ thấy trong những vần thơ chữ Hán của
ông một con người lặng im, “vô ngôn”, cô độc tự chôn vùi tâm sự vào lòng
mình. Hiếm khi Nguyễn Du tâm sự cùng ai, chỉ thấy một tấc lòng cô đơn
không dễ gì lí giải:
“Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ”
(Ta có một tấc lòng không biết nói cùng ai)
- My Trung mạn hứng Đoàn Thị Duyên

15

15

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Tâm sự của Nguyễn Du không thoát ra ngoài, không gửi được vào thiên
nhiên, không hòa điệu được vào gió, trăng, mây, nước, mà cơ hồ đã thấm vào
máu thịt con người. Thi nhân chỉ còn biết đối diện với bốn mùa:
“Tứ thời yên cảnh độc trầm ngâm”
(Mây khói bốn mùa một mình trầm ngâm)
- Thu dạ 2 với bóng đêm:
“Chung dạ bồi hồi tứ chuyển mê”

(Suốt đêm bồi hồi, nghĩ ngợi miên man)
- Ngẫu hứng 2 với bóng mình:
“ Bồi hồi đối ảnh độc vô ngưu”
(Bồi hồi trước bóng một mình yên lặng)
rồi ngặm nhấm cô đơn và nghẹn ngào rơi lệ:
“Kỳ lữ đa niên đăng hạ lệ”
(Lâu năm làm khách xa nhà, lệ rơi dưới đèn)
- Xuân Dạ Và đỉnh cao tâm trạng cô đơn của nhà thơ là khi Nguyễn Du đứng trước
thành Tín Dương nghe tiếng kèn mùa thu ảo não, u buồn mà cảm xúc trào
dâng lai láng. Chừng như Nguyễn Du đã đồng vọng với Thôi Hiệu năm xưa
khi đứng trên lầu Hoàng Hạc bâng khuâng nhớ về cánh hạc, hoài vọng cái đã
qua, trở về với chính mình, cảm nhận sự cô đơn của gót chân lãng du mà man
mác sầu nhớ quê hương:
“Vạn lí hương tâm hồi thư xứ
Bạch Vân nam hạ bất thăng đa”
(Ở nơi muôn dặm nhớ tới quê hương, ngoảnh đầu nhìn lại
Chỉ trông thấy mây trắng bay về nam không kể xiết)
- Ngẫu hứng Đoàn Thị Duyên

16

16

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Đó còn là hình ảnh người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng
Trần Côn – Đoàn Thị Điểm. Ta bắt gặp một nỗi cô đơn đặc quánh cả không

gian lẫn thời gian:
“Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiếp mà thôi
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
…. Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
Cuộc sống như vón cục bởi nỗi cô đơn tột cùng. Người chinh phụ không
tìm được một điểm tựa tâm giao – mọi sự vật xung quanh hữu hình mà vô hồn
đến tàn nhẫn. Chỉ còn “bóng người khá thương” thì chao ôi, nhân vật đã đi hết
vòng cuộc sống để tìm tri kỉ, mà cái đích cuối cùng vẫn chỉ là điểm xuất phát
thôi, chỉ mình tự thương mình trong nỗi hoang côi vắng lạnh.
Hình tượng con người cô đơn trong Chinh phụ ngâm được tác giả xây
dựng trên phông nền cuộc sống không sự chia sẻ và thấu hiểu. Tất cả mọi sự
vật xung quanh đều lảng tránh, quay lưng với nỗi cô đơn đang cào xé trong
lòng người. Không gian vô cùng bức bách khắc nghiệt, bức bách bởi sự lặng
im vô cảm, để với nỗi cô đơn, người chinh phụ suốt đời đi tìm – một hành
trình vô vọng mà đơn độc.
Nguyễn Gia Thiều lại xây dựng con người cô đơn ở một góc tiếp cận cuộc
sống khác. Đó là lời của người cung nữ miêu tả nỗi thê thảm trong cuộc sống
cô đơn, tù túng. Từ sự phản ánh cuộc sống với lòng phẫn nộ và sự oán hờn,
nàng triết lí về cuộc đời ảo mộng, dối trá, phù du và tuyệt vọng:
“Trăm năm còn có gì đâu,
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì!”
Thế là sau hành trình cuộc đời, con người ta chỉ biết chiêm nghiệm ra
một điều, đó là sự cô đơn ngay từ lúc sinh ra đến khi thân cát bụi lại trở về cát
Đoàn Thị Duyên

17


17

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

bụi. Hình tượng con người cô đơn đó được đặt trong nền không gian bưng bít
của chốn tiêu phòng lạnh lẽo, thời gian chủ yếu là mùa thu và bóng đêm, cảnh
thường được lồng qua màn sương hồi ức và tưởng tượng.
Như vậy, bên dòng trôi phi ngã của văn học trung đại, ta vẫn thấy liên
tục và liền mạch sự thể hiện của cái tôi cá nhân, trong hành trình cô đơn, lạc
lõng ngay trong thời đại của mình. Vậy, hình tượng con người cô đơn đã có
nguồn gốc biện chứng của nó. Dù thể hiện với cách này hay cách khác, ở góc
độ này hay góc độ kia thì hình tượng con người cô đơn cũng đã được xác định
tồn tại cụ thể là lôgic trong dòng văn học trung đại. Nó không phổ quát nhưng
sâu, nó không đại trà nhưng tập trung nhiều năng lượng. Hầu như tác giả
trung đại nào cũng có một góc đối diện với chính mình và nhận ra nỗi cô đơn
đích thực đang cựa quậy trong sự ổn định của tư tưởng Nho giáo. Cô đơn
thường đi liền với bất an, bế tắc và tuyệt vọng. Mỗi tác giả trên đây đều xây
dựng hình tượng con người cô đơn theo cách riêng của mình.
Sang đến Thơ mới, các nhà thơ cảm thấy bất mãn với hiện thực cuộc
sống nên họ tìm cách trốn tránh thực tại và quay trở về với quá khứ. Cảm thức
về cái cô đơn của con người càng được thể hiện rõ. Nhà thơ Xuân Diệu - ông
hoàng của thơ tình Việt Nam, từng gọi mình là “chàng sầu”, là “con nai
chiều”, là “người kĩ nữ”. Cùng ngơ ngơ ngác ngác trước cuộc đời nhưng nếu
như “con nai vàng” của Lưu Trọng Lư chí ít còn bước đi để lại đằng sau tiếng
chân xào xạc, còn “con nai chiều” của Xuân Diệu không thể cất chân vì hoàn
toàn bị bủa vây “chân vướng rễ cây, lòng vướng muôn dây”, giữa rừng chiều
tội nghiệp:

“Tôi là con nai bị chiều đánh lưới
Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối”
(Khi chiều giăng lưới – Xuân Diệu)
Xuân Diệu đặc biệt nổi trội ở những câu thơ diễn tả cảm giác mà Hoài
Thanh gọi đó là “những dòng chữ lạ lùng”. Sự “lạ lùng” đó thể hiện bằng
Đoàn Thị Duyên

18

18

K35A – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

những chuyển đổi nỗi cô đơn trong tâm hồn thành nỗi cô sầu trong cảm giác,
từ những buốt giá tâm trạng đến những chuyển động thân thể:
“Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo,
Trời đầy trăng, lạnh lẽo suốt xương da”
và:
“Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt.
Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi.”
Tột đỉnh của sự cô đơn là lúc tự mình phải đối diện với chính lòng mình:
“Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn,
Chớ để riêng em gặp phải lòng em”
Các nhà thơ hiện đại gửi gắm cái tôi trữ tình vào trong thơ, nhằm nói lên
cái buồn, cái cô đơn của mình. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã có ý thơ rất sâu sắc khi
gán cái cô đơn của chủ thể trữ tình vào vạn vật:
“Anh xa em

Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn…”
(Thơ viết ở biển – Hữu Thỉnh)
Không chỉ ở lĩnh vực thơ ca, ở văn xuôi, cảm thức về sự cô đơn cũng
được thể hiện khá rõ. Đặc biệt, sau năm 1975, đất nước hòa bình và đi vào
quỹ đạo mới, ý thức cá nhân đã xuất hiện trở lại. Văn học được giải phóng
khỏi chức năng tuyên truyền, cổ vũ để mở rộng khả năng khám phá cuộc sống
để trở về với chính nó - một khoa học nghiên cứu về con người. Những biến
động lớn lao, cảm quan bất an trước một thời điểm nhiều xáo trộn, rạn vỡ là
cơ số cho sự quan tâm đến trạng thái cô đơn và hình tượng con người cô đơn.
Chứng tỏ văn học đang thực sự quan tâm đến con người - đến đời sống tinh
thần của con người. Chủ đề cô đơn góp phần làm mới diện mạo văn học.
Đoàn Thị Duyên

19

19

K35A – Ngữ văn


×