Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Hiệu quả của việc sử dụng từ trái nghĩa trong thơ chế lan viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.66 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
------------------

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG
TỪ TRÁI NGHĨA TRONG THƠ
CHẾ LAN VIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ

HÀ NỘI – 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
------------------

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG
TỪ TRÁI NGHĨA TRONG THƠ
CHẾ LAN VIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ

Người hướng dẫn khoa học
ThS, GVC Lê Kim Nhung



HÀ NỘI – 2013


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài................ .............................................................................. 01
2. Lịch sử vấn đề ................... .............................................................................. 02
3. Mục đích nghiên cứu ............. .......................................................................... 05
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............ .......................................................................... 06
5. Đối tượng nghiên cứu ............ .......................................................................... 06
6. Phạm vi nghiên cứu ............... .......................................................................... 06
7. Phương pháp nghiên cứu ....... .......................................................................... 06
8. Đóng góp của khóa luận ............ ...................................................................... 07
9. Bố cục khóa luận ............... .............................................................................. 07
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1Từ trái nghĩa ............. ...................................................................................... 08
1.1.1 Khái niệm ..................... .............................................................................. 08
1.1.2 Phân loại....................... .............................................................................. 10
1.1.3 Hiệu quả của việc sử dụng từ trái nghĩa ........................ .............................. 11
1.2

Phong cách ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên......... ...................................... 13

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỐNG KÊ
2.1


Kết quả khảo sát thống kê ..... .............................................................. 16

2.2 Nhận xét kết quả thống kê ............... .............................................................. 19
2.3 Hiệu quả của việc sử dụng từ trái nghĩa ......................................................... 20
2.3.1 Trái nghĩa với vai trò thể hiện tính hiện thực ............................................... 20
2.3.1.1 Trái nghĩa với vai trò thể hiện hiện thực cuộc sống................................... 21
2.3.1.2 Trái nghĩa với vai trò thể hiện hiện thực tâm trạng ................................... 42


2.3.2 Trái nghĩa với vai trò thể hiện phong cách tác giả........................................ 52
2.3.2.1 Tính triết lí, trí tuệ trong thơ Chế Lan Viên .............................................. 52
2.3.2.2 Sự sáng tạo mới mẻ trong nghệ thuật thơ Chế Lan Viên ........................... 58
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự chỉ bảo tận
tình của cô hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, tôi đã
có một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề
tài. Kết quả thu được không chỉ do nỗ lực của bản thân mà còn có sự giúp đỡ
của quý thầy cô, gia đình và các bạn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo đã giúp đỡ
tôi. Đặc biệt là cô Lê Kim Nhung đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi hoàn thành
tốt đề tài về phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt thời gian thực hiện
khóa luận tốt nghiệp.


LỜI CAM ĐOAN


Khóa luận được hoàn thành dưới sự tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân
và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Lê Kim Nhung.
Tôi xin khẳng định kết quả của khóa luận này là không sao chép từ bất
kì đề tài nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Nguyến Thị Thùy Dương


MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Trong quá trình sáng tác văn chương, người nghệ sĩ luôn biết cách
tìm đến và khai thác năng lực biểu cảm của các phương tiện và biện pháp tu
từ để thể hiện tối ưu ý tưởng nghệ thuật của mình. Trong nhiều phương tiện
và biện pháp tu từ tiếng Việt thì việc dùng từ trái nghĩa là một trong số những
biện pháp được sử dụng một cách tương đối rộng rãi và mang lại hiệu quả
nghệ thuật cao. Chính vì vậy, việc tìm hiểu biện pháp sử dụng từ trái nghĩa là
một hướng tiếp cận đúng để chúng ta thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm
văn chương đồng thời thấy được tài năng của người nghệ sĩ.
1.2 Chế Lan Viên (1920 – 1989) là một nhà thơ lớn của nhân dân, của
đất nước, có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã
đóng góp to lớn vào kho tàng văn học và nền văn hóa dân tộc với một đời thơ
sống hết mình cùng thời đại, với một di sản văn chương phong phú, đa dạng
còn chưa phải đã khai thác hết.
Thơ Chế Lan Viên không phải là thứ thơ đọc vội chỉ cần vần nhịp, âm
điệu trầm bổng là thấy hay. Đọc thơ ông người đọc phải ngẫm nghĩ mới thấy
hết cái hay, cái đẹp chứa trong đó. Và kì lạ thay, càng đọc người ta lại càng

thấy một vẻ đẹp lung linh màu sắc, có sức lan tỏa rộng lớn. Phải chăng chính
tính chất triết lí cùng với việc sử dụng đắc điệu các phương tiện và biện pháp
tu từ đã mang lại vẻ đẹp đó cho thơ Chế Lan Viên?
Khi tiếp xúc với tác phẩm của Chế Lan Viện, thật dễ dàng để nhận thấy
những cặp từ trái nghĩa xuất hiện đậm đặc và được tác giả sử dụng một cách
triệt để. Chế Lan Viên đặc biệt nhạy bén với việc khai thác các tương quan
đối lập. Sự vật và hiện tượng được phát hiện ra trong các mặt tương phản, vừa


đối lập, vừa bổ sung cho nhau làm nổi bật bản chất của mỗi sự vật, hiện
tượng và bộc lộ những ý nghĩa mới của chúng. Khai thác những tương quan
này là phương thức phổ biến để tạo ý và cấu tứ trong thơ Chế Lan Viên, nó
cũng là một hình thức quan trọng để sáng tạo và liên kết các hình ảnh thơ. Sử
dụng từ trái nghĩa trở thành một thủ pháp nghệ thuật đặc trưng trong thơ Chế
Lan Viên, thể hiện một đặc trưng trong tư duy nghệ thuật của ông, đó là: luôn
nhìn luôn nhìn sự vật, hiện tượng trong tương quan đối lập. Nhờ vậy mà cuộc
sống đi vào trong thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên hiện ra dưới nhiều
khía cạnh và trong nhiều tương quan đa chiều, trở nên sâu sắc, mới lạ.
1.3 Thơ Chế Lan Viên có một vị trí khá quan trọng trong chương trình
Ngữ Văn Trung học Phổ thông, vì vậy tìm hiểu việc sử dụng từ trái nghĩa và
vai trò của nó trong thơ Chế Lan Viên là một việc làm cần thiết. Nó giúp cho
việc giảng dạy và học tập tốt hơn.
Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc tìm hiểu từ trái
nghĩa trong thơ Chế Lan Viên đồng thời nhận thấy đây là một đề tài hay, hấp
dẫn thuộc phạm vi nghiên cứu của phong cách học, người viết đã quyết định
lựa chọn đề tài: Hiệu quả của việc sử dụng từ trái nghĩa trong thơ Chế Lan
Viên. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần khám phá vẻ
đẹp thơ Chế Lan Viên đồng thời góp phần lí giải phần nào cái gọi là mâu
thuẫn trong con người và thơ Chế Lan Viên. Bên cạnh đó, người viết cũng hi
vọng qua khóa luận sẽ làm nổi bật được những đóng góp lớn lao của Chế Lan

Viên trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1 Nghiên cứu về từ trái nghĩa trong các sách ngôn ngữ
Ở lĩnh vực ngôn ngữ, xem xét, tìm hiểu về từ trái nghĩa phải kể đến các
tác giả sau:


Tác giả Đỗ Hữu Châu trong giáo trình “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”
đã có những nghiên cứu cụ thể về từ trái nghĩa.
Theo Đỗ Hữu Châu, định nghĩa thường gặp về từ trái nghĩa là: Từ trái
nghĩa là những từ đối lập, trái ngược nhau về nghĩa. Tác giả cũng đồng
thời nêu lên bản chất của hiện tượng trái nghĩa mà theo tác giả trái nghĩa
trước hết là một dạng quan hệ giữa các từ trong cùng một trường, cùng tính
chất với hiện tượng nhiều nghĩa. Trái nghĩa và đồng nghĩa chỉ là những biểu
hiện cực đoan của hai quan hệ đồng nhất và đối lập.
Ngoài việc nêu lên định nghĩa và bản chất của hiện tượng trái nghĩa, tác
giả còn tìm hiểu về các cặp tính từ trái nghĩa và nội dung quan hệ trái nghĩa;
về cấu tạo các đơn vị trái nghĩa….
Nghiên cứu về từ trái nghĩa, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ
vựng học Tiếng Việt” cũng đưa ra quan niệm của mình.
Định nghĩa về từ trái nghĩa, tác giả viết: Trái nghĩa là một trong
những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập. Có thể định nghĩa từ trái
nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lâp về ý nghĩa biểu hiện khái
niệm, tương phản về logic nhưng tương liên với nhau.
Nếu như tác giả Đỗ Hữu Châu đi sâu nghiên cứu bản chất của hiện
tượng trái nghĩa, về những cặp tính từ trái nghĩa thường gặp, về cấu tạo và ý
nghĩa của chúng thì tác giả Nguyễn Thiện Giáp lại đi sâu nghiên cứu và đưa
ra những đặc trưng khái quát nhất về từ trái nghĩa. Đó là những tiêu chí ngôn
ngữ học để nhận diện các từ trái nghĩa, là cách phân loại các kiểu từ trái nghĩa
và tìm hiểu vai trò của chúng.

Những nghiên cứu của các tác giả về từ trái nghĩa từ góc độ từ vựng đã
cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản nhưng vô cùng quan trọng về
hiện tượng trái nghĩa trong tiếng Việt.
2.2 Nghiên cứu thơ Chế Lan Viên


Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong lĩnh vực
thơ ca, Chế Lan Viên “Với độ sâu, tầm cao, tầm xa đã đạt được là một đỉnh
cao khắc nghiệt với những ai muốn vươn tới” (Chế Lan Viên tác gia và tác
phẩm). Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Chế Lan Viên có nhiều đóng
góp hết sức quý giá, đưa người đọc đi hết “niềm kinh dị này” đến “niềm kinh
dị khác”. Đời thơ Chế Lan Viên trải dài hơn nửa thế kỉ, gắn bó mật thiết với
những thăng trầm lịch sử dân tộc, với hành trình thơ ca đất nước.
Trong nhiều thập kỉ nay, có nhiều bài viết, nhận xét, đánh giá về thơ
Chế Lan Viên gồm các loại: phê bình, nghiên cứu, chân dung văn
học…Những công trình nghiên cứu thường tập trung vào những nội dung
như: tính triết lí, suy tưởng trong thơ ông. Có thể kể tên một số công trình
như: “Những vần thơ triết lí của Chế Lan Viên qua những trang di cảo” của
Trần Thanh Đạm, “Một phong cách trí tuệ, một hồn thơ phong phú” của Vũ
Xuân Đàm, “Tính triết lí trong thơ Chế Lan Viên” của tác giả Hồ Thế Hà,
“Vẻ đẹp triết lí trong thơ Chế Lan Viên” của Nguyễn Quốc Khánh…. Bên
cạnh đó còn có một số lượng không nhỏ những công trình nghiên cứu về đặc
điểm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Có thể kể tên một số công trình như:
“Những quan niệm nghệ thuật đặc sắc của Chế Lan Viên”, “Hình thức nghệ
thuật thơ Chế Lan Viên” của của Hồ Thế Hà, “Nhìn qua sự đổi mới nghệ
thuật thơ Chế Lan Viên”, “Mấy nét đặc sắc về nghệ thuật thơ Chế Lan Viên”
của tác giả Đoàn Trọng Huy…
Nghiên cứu về Chế Lan Viên còn có các công trình nghiên cứu khoa
học của sinh viên. Ví dụ như đề tài “Ẩn dụ trong thơ Chế Lan Viên” của Vũ
Thị Dung K25 - Ngữ Văn - ĐHSPHN2. Hoặc “Hệ thống hình ảnh của thơ

Chế Lan Viên giai đoạn 1945 - 1975” của Bùi Minh Lệ….
Riêng về hình thức đối lập trong thơ Chế Lan Viên cũng đã có những
công trình nghiên cứu khá công phu như: luận án tiến sĩ Ngữ Văn của Hồ Thế


Hà “Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên”, luận án phó tiến sĩ “Những nét
đặc sắc cơ bản của hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau 1945” của
Đoàn Trọng Huy. Trong các bài viết, các tác giả đã nhận thấy và khẳng định
đối lập trở thành một phương thức tư duy lớn, mang dấu ấn sáng tạo rất rõ
trong thơ Chế Lan Viên. Hồ Thế Hà nhận xét: “Chế Lan Viên vận dụng và
sáng tạo nhiều phương thức tư duy nghệ thuật, trong đó nổi lên phương pháp
đối lập và so sánh, mang dấu ấn thẩm mĩ và năng lực sở trường độc đáo của
riêng ông”. Ngoài hai tác giả trên, có không ít các nhà nghiên cứu khác đề cập
tới vấn đề này dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Nguyễn Văn Hạnh đã
có lí khi nhận xét: “Hình thức cơ bản, phổ biến trong tư duy nghệ thuật của
Chế Lan Viên là sự đối lập. Tính đa diện và sức biến hóa của câu thơ Chế Lan
Viên một phần quan trọng là dựa trên sự đối lập…”. GS Trần Đình Sử cũng
cho rằng: “Thơ Chế Lan Viên sử dụng triệt để phạm trù đối lập để tạo thành
hình tượng thơ”.
Tuy nhiên , hầu hết các tác giả mới chỉ dừng lại ở những nhận xét khái
quát như trên mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn vẹn.
Tiếp thu và chọn lọc kết quả những công trình nghiên cứu trên đồng
thời nhận thấy việc sử dụng từ trái nghĩa trong thơ Chế Lan Viên là một đề tài
hay, hấp dẫn, thuộc phạm vi nghiên cứu của phong cách học nên người viết
đã quyết định lựa chọn đề tài này.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Củng cố, khẳng định những vấn đề thuộc lí thuyết ngôn ngữ học.
- Tích lũy tư liệu cần thiết cho việc học tập, giảng dạy.
- Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
- Khẳng định những đóng góp nghệ thuật của Chế Lan Viên, đặc biệt là

hiệu quả của việc sử dụng từ trái nghĩa đối với việc thể hiện nội dung cũng
như đối với việc hình thành và thể hiện phong cách tác giả.


4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tập hợp những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, phân loại thông qua ngữ liệu thống kê cụ thể.
- Phân tích hiệu quả, tác dụng nghệ thuật từ góc độ tu từ.
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hiệu quả của việc sử dụng từ trái nghĩa trong thơ Chế Lan Viên.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn. Với trên 50 năm lao động nghệ thuật,
ông đã để lại 13 tập thơ gồm hơn 1000 bài thơ. Do phạm vi của khóa luận
cũng như thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tìm hiểu hiệu quả của việc sử
dụng từ trái nghĩa trong thơ Chế Lan Viên qua một số tập thơ, tiêu biểu cho
các giai đoạn sáng tác của nhà thơ: Điêu tàn, Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày
thường - chim báo bão, và một số bài thơ tiêu biểu trong Di cảo thơ.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thống kê: Dùng phương pháp này để thống kê các từ trái
nghĩa trong các tác phẩm thơ.
- Phương pháp phân loại: Dùng để phân loại các từ trái nghĩa theo các
tiêu chí khác nhau.
- Phương pháp phân tích: Dùng để thấy được hiệu quả của việc sử dụng
từ trái nghĩa trong thơ Chế Lan Viên.
8. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
- Về mặt lí luận: Khóa luận chỉ ra vai trò và tác dụng của việc sử dụng
từ trái nghĩa trong thơ Chế Lan Viên, thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ
của tác giả. Qua đó rút ra những đóng góp nhất định của biện pháp dùng từ
trái nghĩa trong nghệ thuật thơ Chế Lan Viên.



- Về mặt thực tiễn: Khóa luận giúp chúng ta hiểu được giá trị nội dung
và nghệ thuật trong từng bài thơ cụ thể đồng thời đóng góp hướng nghiên cứu
mới về nghệ thuật thơ Chế Lan Viên.

9. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận này gồm
2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Phân tích kết quả thống kê.


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. 1Từ trái nghĩa
1.1.1Khái niệm.
Định nghĩa về từ trái nghĩa, có nhiều tác giả đưa ra những cách định
nghĩa khác nhau tuy nhiên các tác giả đều thống nhất cho rằng: từ trái nghĩa là
những từ đối lập nhau về nghĩa.
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” đã viết:
Từ trái nghĩa là những từ đối lập, trái ngược nhau về nghĩa.
Định nghĩa trên thường đi kèm với nhận xét cho rằng các từ trái nghĩa
phải là những từ có chung một ý nghĩa nào đó, chúng phải trái nghĩa trên một
tiêu chí nào đó. Nếu khác tiêu chí chúng chỉ đơn giản là những từ khác nghĩa.
Trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Thiện Giáp cũng
đã đưa ra định nghĩa về từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa là một trong những biện
pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập. Có thể định nghĩa từ trái nghĩa là
những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa biểu hiện khái niệm,
tương phản về logic, nhưng tương liên với nhau.
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cũng đồng quan điểm với tác giả Đỗ Hữu

Châu khi cho rằng: từ trái nghĩa bộc lộ các mặt đối lập của các khái niệm
tương liên, gắn liền với một phạm vi sự vật, chẳng hạn, bề sâu (sâu – nông),
bề rộng (rộng – hẹp), sức mạnh (mạnh – yếu), trọng lượng (nặng – nhẹ)…
Các từ đối lập nhưng biểu hiện các khái niệm không tương liên thì không phải
là các từ trái nghĩa. Ví dụ, trong câu:
Khúc sông này rộng nhưng mà sâu.


Chúng ta chỉ có sự đối lập logic của các khái niệm khác nhau chứ
không có các từ trái nghĩa, bởi vì các khái niệm “rộng” và “sâu” không tương
liên với nhau, không phải là các mặt đối lập.
Cần phân biệt hai kiểu đối lập trong từ trái nghĩa:
- Sự đối lập về mức độ các thuộc tính, phẩm chất của sự vật, hiện
tượng. Ví dụ: già – trẻ, thấp – cao, lớn – bé…
- Sự đối lập loại trừ nhau: giàu – nghèo, mua – bán, vào – ra….
Để xác định từ trái nghĩa tác giả cũng đã nêu lên những tiêu chí ngôn
ngữ học của từ trái nghĩa. Đó là :
- Khả năng kết hợp giống nhau của các vế. Trong cặp từ trái nghĩa, nếu
vế này có thể kết hợp với những từ nào thì vế kia cũng có thể kết hợp với
những từ ấy. Ví dụ:
người thấp

người cao

sông rộng

sông hẹp

Khi khả năng kết hợp khác nhau, chứng tỏ chúng không trái nghĩa. Ví
dụ : “giá cao - giá hạ thì được, nhưng “trình độ cao” phải đi với “trình độ

thấp” chứ không phải “trình độ hạ”. Điều đó chứng tỏ “cao” và “hạ” trong
trường hợp thứ hai không trái nghĩa với nhau.
- Tiêu chí ngôn ngữ học thứ hai của từ trái nghĩa là khả năng cùng gặp
trong một ngữ cảnh. Ví dụ:
Bây giờ trời đất thấp cao
Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ…
Nhẹ như bấc, nặng như chì
Gỡ cho ra nữa còn gì là duyên.
( Nguyễn Du)
Căn cứ vào khả năng cùng gặp trong một ngữ cảnh, người ta xác lập
những cặp trái nghĩa: “cao – thấp”, “nhẹ - nặng”.


- Tiêu chí ngôn ngữ học thứ ba của từ trái nghĩa là tính quy luật của
những liên tưởng đối lập, nghĩa là nhắc đến vế thứ nhất, người ta nghĩ ngay
đến vế thứ hai.
Ngoài định nghĩa của hai tác giả Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiện Giáp
còn có những định nghĩa của các tác giả khác về từ trái nghĩa. Tuy nhiên, các
tác giả đều thống nhất cho rằng từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược
nhau. Sự thống nhất cách hiểu về từ trái nghĩa sẽ là thuận lợi lớn cho việc tìm
hiểu về hiện tượng này.
1.1.2 Phân loại
Phân loại từ trái nghĩa, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ
vựng học tiếng Việt” cho rằng có thể phân loại từ trái nghĩa thành hai loại cơ
bản. Đó là trái nghĩa từ vựng và trái nghĩa ngữ cảnh.
- Trái nghĩa từ vựng
Khái niệm từ trái nghĩa như đã phân tích ở trên có tính chất thường
xuyên và cố định vào thành phần từ vựng của ngôn ngữ. Đó là những đơn vị
từ vựng được dùng chung, là sự kiện của ngôn ngữ, chứ không phải lời nói.
Những từ trái nghĩa kiểu như vậy được gọi là các từ trái nghĩa từ vựng.

- Trái nghĩa ngữ cảnh
Trái nghĩa ngữ cảnh là những sự đối lập không được phản ánh trong từ
điển, chúng chỉ là những sự kiện của lời nói. Những từ trái nghĩa ngữ cảnh có
tính chất cá nhân hay từ trái nghĩa lâm thời.
Ví dụ:
Rằng nay châu chấu đá voi
Mai kia voi sẽ bị lòi ruột ra.
( Hồ Chí Minh)
Đầu voi đuôi chuột


Hai câu trên có sự đối lập “châu chấu” và “voi”, “voi” và “chuột”.
Thực ra đây không phải là những cặp từ trái nghĩa thực sự mà chỉ là sự sử
dụng thủ pháp đối lập các từ, với nhiệm vụ tu từ học nào đó.
Cơ sở của từ trái nghĩa ngữ cảnh là những từ tuy không trái nghĩa nhau
nhưng lại biểu thị những sự vật, hiện tượng chứa đựng những thuộc tính, tính
chất đối lập nhau. Chẳng hạn, bản thân “voi” và “châu chấu” đều là tên gọi
của các con vật khác nhau, không trái nghĩa nhưng chúng chứa đựng những
thuộc tính đối lập. Hãy so sánh
Voi

châu chấu

to

nhỏ

cứng

mềm


mạnh

yếu

Vì vậy, lâm thời có thể sử dụng chúng như những từ trái nghĩa. Mặt
khác, việc sử dụng lâm thời những từ nào đó vào thế đối lập còn bị chi phối
bởi tập quán, truyền thống dân tộc, quan niệm của người nói ngôn ngữ nữa.
Chẳng hạn:
Bao giờ rồng đến nhà tôm
Vì sao có sự đối lập “rồng – tôm”, vì sao “rồng” lại biểu tượng cho sự
cao sang còn “tôm” lại biểu tượng cho sự hèn hạ? Có thể xuất phát từ quan
niệm có tính chất sinh vật học “họ nhà tôm cứt lộn lên đầu” mà “tôm” trở
thành thấp kém, còn “rồng” là biểu tượng cho sự cao sang lại gắn liền với
quan niệm về nguồn gốc của người Việt.
1.1.3 Tác dụng, vai trò của từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa từ vựng và từ trái nghĩa ngữ cảnh đều có vai trò rất lớn
trong ngôn ngữ.
- Trước hết, từ trái nghĩa từ vựng là một trong những biện pháp cấu tạo
các cấu trúc đồng nghĩa. Chẳng hạn, những cấu trúc sau đây là rất quen thuộc:


A cao hơn B = B thấp hơn A
A dài hơn B = B ngắn hơn A
Khả năng thay thế các từ trái nghĩa vào một vị trí của cấu trúc mà
không làm thay đổi ý nghĩa của cấu trúc đó, chứng tỏ vị trí bổ ngữ của cấu
trúc vừa có thể hướng vào chủ thể vừa có thể hướng vào khách thể.
- Từ trái nghĩa cũng giúp cho sự diễn đạt có hình ảnh, rõ ràng, đặc biệt
giúp cho sự phản ánh toàn diện, nhiều mặt của các sự vật, hiện tượng của đời
sống:

Bất kì đàn ông, đàn bà bất kì người già, người trẻ, không chia tôn
giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực
dân Pháp, cứu Tổ quốc.
( Hồ Chí Minh)
Thẫn thờ lúc tỉnh lúc mê
Máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao
( Nguyễn Du)
Giang tay với thử trời cao thấp
Xoặc cẳng đo xem đất vắn dài
(Hồ Xuân Hương)
- Từ trái nghĩa đặc biệt quan trọng trong phép đối chọi, tức là trong cấu
trúc đối lập của các từ. Thủ pháp tu từ học này được dùng nhiều trong thơ ca,
trong tục ngữ, thành ngữ đặc biệt trong câu đối:
Khôn ba năm dại một giờ
Đầu xuôi đuôi lọt
Vào sinh ra tử
Sớm theo dậm tuyết, đêm lần ngàn mưa
( Câu đối Việt Nam)


Phép đối chọi biểu hiện cả trong văn xuôi. Để gây ấn tượng mạnh, hấp
dẫn độc giả, nhan đề của các bài thơ, cac tiểu phẩm, tiểu thuyết… đặt theo lối
đối chọi. Ví dụ “Chiến tranh và hòa bình” của Tônxtôi, “Ngày và đêm” của
Ximônốp , “Gầy và béo” của Sêkhốp….
- Từ trái nghĩa còn được dùng để cấu tạo các nghịch dụ, tức là sự kết
hợp của các từ biểu thị khái niệm đối lập nhau. Chẳng hạn, tên một tiểu phẩm
của Hồ Chủ tịch: “Kẻ cướp nói chuyện hòa bình”, hoặc như trong câu ca dao:
Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu
Những cách nói: “bẩn sạch”, “ướt ráo”, “áo dài ngắn”… cũng mang

tính chất của nghịch dụ.
1.2 Phong cách nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên
Chế Lan Viên là một hồn thơ không yên ổn, luôn trăn trở và muốn tìm
cho mình một con đường, một diện mạo riêng biệt. Chế Lan Viên không bao
giờ tự khép mình vào một lối đi , một ranh giới đã định mà luôn tìm tòi, thể
nghiệm, bứt phá với một khát vọng sáng tạo không ngừng. Nhưng trong sự đa
dạng và luôn biến đổi ấy cũng có thể tìm thấy những nét nổi trội và tương đối
ổn định tạo nên những đặc điểm đặc trưng của phong cách nghệ thuật Chế
Lan Viên.
- Sức mạnh trí tuệ biểu hiện trong khuynh hướng thơ suy tưởng triết lí.
Tư duy thơ của Chế Lan Viên có cách tiếp cận riêng với đời sống.
Không dừng lại ở xúc cảm, ở bề ngoài của sự vật, hiện tượng cái nhìn nghệ
thuật của nhà thơ muốn khám phá sự vật “ở cái bề sâu, ở bề sau, ở bề xa”. Trí
tuệ của nhà thơ hướng tới nắm bắt cái ý nghĩa triết lí hàm ẩn trong mỗi hiện
tượng và bằng tưởng tượng, liên tưởng mà liên kết các sự vật, hiện tượng
trong nhiều mối tương quan từ đó làm nảy lên những ý nghĩa sâu sắc.


Nhà thơ huy động vào công việc sáng tạo nghệ thuật nhiều năng lực và
thao tác tư duy như phân tích, so sánh, khái quát hóa, triết lí và một vốn văn
hóa, tri thức phong phú, nhiều mặt. Do cách nhìn ấy, thơ Chế Lan Viên không
thiên về cảm xúc, cảm giác mà thâm nhập vào bề sâu và các bình diện của
mỗi sự vật, hiện tượng, đặt nó trong nhiều mối tương quan để phát hiện những
ý nghĩa tiềm ẩn mới mẻ, gây hứng thú và gợi suy nghĩ cho người đọc.
Năng lực suy tưởng đi liền với thiên hướng triết lí là một phương diện
cơ bản làm nên sức hấp dẫn trí tuệ của thơ Chế Lan Viên. Triết lí ở thơ Chế
Lan Viên vừa dựa vào kinh nghiệm, trải nghiệm, vừa dựa vào trí tuệ sắc sảo,
thông minh và vốn tri thức văn hóa phong phú.
- Khai thác triệt để các tương quan đối lập
Tư duy của thơ Chế Lan Viên đặc biệt nhạy bén trong sự phát hiện

những tương quan đối lập. Nhà thơ nhìn sự vật trong các mặt đối lập, đặt các
hiện tượng tương phản bên nhau, làm nổi rõ bản chất và quy luật phát triển
của nó, và gây được hứng thú thẩm mỹ bất ngờ. Khai thác các tương quan này
là phương thức phổ biến để tạo ý và cấu tứ trong thơ Chế Lan Viên, nó cũng
là một hình thức quan trọng để sáng tạo và liên kết các hình ảnh thơ. Thường
gặp trong thơ Chế Lan Viên là các mối tương quan giữa các phạm trù quá khứ
và hiện tại, dân tộc và nhân loại, nội dung và hình thức, chủ thể và khách thể,
còn và mất… Cũng rất phổ biến trong thơ Chế Lan Viên là những hình ảnh
đối lập chuyển hóa.
Khai thác các tương quan đối lập không chỉ là một thủ pháp nghệ thuật
mà đã trở thành một nét đặc trưng của tư duy thơ, chi phối cái nhìn nghệ thuật
của Chế Lan Viên.
- Năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú
Trí tuệ sắc sảo ở Chế Lan Viên gắn liền với năng lực sáng tạo hình ảnh
hết sức dồi dào và đa dạng. Có thể nói, Chế Lan Viên cảm nhận, suy nghĩ về


mọi điều bằng hình ảnh và hình ảnh lại khêu gợi, kích thích cho sự suy tưởng
của nhà thơ càng vươn xa – sức mạnh của thơ Chế Lan Viên nổi trội cả ở ý và
hình.
Thế giới nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên được tạo lập bằng vô số hình
ảnh dày đặc với nhiều dạng thức khác nhau. Có những hình ảnh khái niệm, có
hình ảnh kì ảo, lại có những hình ảnh vừa thực vừa ảo, có hình ảnh đơn lẻ
nhưng nhiều hơn là những hình ảnh được kết thành chuỗi, thành chùm theo
lối liên tưởng bổ sung hoặc đối lập.
Để tạo hình ảnh, Chế Lan Viên cũng sử dụng những thủ pháp nghệ
thuật quen thuộc như miêu tả, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng. Liên tưởng và
tưởng tượng nhưng điều đặc biệt là Chế Lan Viên luôn để các hình ảnh hiện
ra trong thế đối lập, được mở rộng, bổ sung trong không gian và vận động,
biến đổi trong thời gian. Vì thế, hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên thường

không tồn tại đơn lẻ mà thường kết thành từng chuỗi, từng chùm, tầng tầng
lớp lớp như những chùm pháo hoa liên tiếp, nhiều màu sắc và hình dáng, tạo
nên khoái cảm thẩm mĩ bất ngờ cho người đọc.


CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỐNG KÊ

2.1 Kết quả khảo sát, thống kê
Trong quá trình thực hiện khảo sát, thống kê, phân loại các từ trái nghĩa
trong một số tập thơ tiêu biểu của nhà thơ Chế Lan Viên, chúng tôi tiến hành
phân loại theo hướng sau đây:
2.1.1 Trái nghĩa từ vựng
2.1.1.1 Trái nghĩa danh từ.
- Tập thơ Điêu tàn( 1937) có 30 từ trái nghĩa trong tổng số 36 bài thơ.
Các từ trái nghĩa đó là: Dĩ Vãng – Hiện Tại, Âm giới – Cõi ta, trời – đất, ánh
sáng – đêm, hư vô – trần gian, âm giới – cõi sống – u minh, thế kỉ - một phút,
bên này – bên kia, tình thương –lòng điên…. Trong đó có những cặp từ trái
nghĩa xuất hiện nhiều lần: Dĩ vãng – Hiện tại, ánh sáng – đêm, âm giới – cõi
ta….
- Tập Ánh sáng và phù sa (1960) có 80 từ trái nghĩa danh từ trong tổng
số 69 bài thơ: đêm – ngày, bóng đêm – ban ngày, năm ngoái – năm nay, bóng
tối – ánh sáng, sáng – chiều, đất lạ - quê hương, bắc – nam, đất- trời, cõi
sống – cái chết, ánh sáng – bóng đêm, mặt trời – bóng đêm, hòa bình – chiến
tranh, xưa – nay, xưa – hiện tại, đến – đi, buổi sáng – buổi chiều, thiên thần –
quỷ, loài người - thần thánh, khách lạ - anh em, đêm – sớm, hôm qua – sớm
nay, trăm – một, xưa – tương lai, đông – tây… trong đó có những cặp từ trái
nghĩa được sử dụng với tần suất lớn: Bắc – Nam được sử dụng tới 5 lần, từ
Xưa – nay 4 lần, hòa bình – chiến tranh 5 lần…



- Tập Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967) , trong số 48 bài thơ
được khảo sát có 28 từ trái nghĩa danh từ. Đó là: buổi sáng – buổi chiều, hòa
bình – chiến tranh, sông – núi, trăm năm – ngày, bắc – nam, thiên thần – ác
quỷ, đời – mộng, rừng – bể…
- Tập Di cảo thơ có 70 từ trái nghĩa danh từ trong tổng số 125 bài thơ
được khảo sát: bên này – bên kia, ban ngày – lòng đêm, này – kia, chạng vạng
– bình minh, hoàng hôn – ban mai, đầu tiên – sau cùng, bắc – nam, phía
trước – phía sau, đầu thôn – cuối xóm, khổ đau – nụ cười, trước – sau,này –
kia, quan tòa – tội phạm, một – vạn….
2.1.1.2 Trái nghĩa động từ.
- Tập Điêu tàn có 26 từ trái nghĩa động từ: an táng – sinh sôi, cười –
khóc, tàn – nở, sống – chết, có – không…trong đó cặp từ trái nghĩa động từ
cười – khóc xuất hiện tới 8 lần, cặp từ trái nghĩa có – không xuất hiện tới 5
lần.
- Tập Ánh sáng và phù sa có 32 từ trái nghĩa động từ. Đó là các từ:
sống – chết, cười – khóc, đi – về, ở - đi, đẩy lùi – lên ngôi, khép – mở, tàn –
mọc, sụp xuống – vươn vai, đi – tới, rụng rơi – vun trồng, qua đi – trở lại,
khép – sinh sôi, tiêu tan – phục hồi … trong đó các cặp từ trái nghĩa cười –
khóc, đi – về… được lặp lại nhiều lần trrong các bài thơ, đặc biệt là cặp từ trái
nghĩa: khóc – cười được sử dụng tới 5 lần.
- Tập Hoa ngày thường – chim báo bão có 12 từ trái nghĩa động từ:
Lên rừng – xuống bể, đổ máu- tiếp máu, ngã xuống – đứng dậy, hỏi – đáp,
chết rồi – đi lên…
- Tập Di cảo thơ có 12 từ trái nghĩa động từ : Ngủ - thức, vứt bỏ - nhặt
lên, sống – chết, bước lên – lùi thêm, đánh mất – trả lại….
2.1.1.3 Tương phản trên cơ sở dùng trái nghĩa tính từ.


- Tập Điêu tàn có 32 từ trái nghĩa tính từ: vui – buồn, lặng lẽ - vang

vang, rực rỡ - vắng vẻ, dài – ngắn, đầy – vơi, vui cười – sầu tư, phút vui – sầu
muộn, to – bé, gần – xa, vui tươi – điêu tàn…
-Tập Ánh sáng và phù sa có 56 từ trái nghĩa tính từ. Đó là: mênh mông
– nhỏ hẹp, thưa – rậm, đắng cay – ngọt ngào, vui – đau thương, gần – xa,
năm đau – ngày lành, còn – mất, tự do – nô lệ, cay đắng – ngọt ngào, cay
đắng – hạnh phúc, mừng vui – giọt lệ, phù du – phù sa, chia đôi – thống nhất,
tiêu tan – phục hồi, mất mát – còn, cũ – mới, vơi – sinh thành, vực sâu – trên
bờ, mênh mông – nhỏ bé, đắng miệng – ngọt ngào, quen – lạ, li biệt – đoàn
viên, cọc cằn – tơ nhung, cứng rắn – lả lướt, đỏ - đen, xanh – hồng, lạnh lẽo ấm….
- Tập Hoa ngày thường – chim báo bão có 44 từ trái nghĩa tính từ :
trái tim đau – hạnh phúc, căm thù – yêu thương, mờ - đậm, xa – gần, lớn –
bé, thân quen – xa lạ, cũ – mới, trong – đục, thật – giả, tốt – xấu, ồn ào – lặng
lẽ, nhớ - quên, ngoài – trong, sâu – cạn, bình yên – đạn lửa, sớm – muộn, một
– cả, xa – sâu, gần – xa, cũ – mới, nhỏ bé – mênh mông….
- Tập Di cảo thơ có 48 từ trái nghĩa tính từ: đau khổ - hạnh phúc, quên
– nhớ, héo tàn – sinh sôi, hạnh phúc – tai ương, đơn côi – dồn dập, may – rủi,
khổ đau – nụ cười, ngắn – dài, trước – sau, thơ ngây – khờ dại, loạn xạ - im
lìm, nhởn nha – gấp, cao – trầm, thông minh – khờ dại, bi – hài, thật – giả,
căm thù – yêu thương…
2.1.2 Trái nghĩa ngữ cảnh
- Tập Điêu tàn có 16 từ trái nghĩa ngữ cảnh: xuân – lạnh giá, thế giới
bao la – hạt cát, bóng đêm mờ - tia nắng rỡ, bóng tối mênh mang – đám lửa
soi, vui tươi – điêu tàn….
- Tập Ánh sáng và phù sa có 28 từ trái nghĩa ngữ cảnh: nơi máu rỏ


- nơi chín trái đầu xuân, bao la –riêng lẻ, viên gạch hồng – mùa đông băng
giá, tha ma – vui, tha ma - ấm, tha ma –sự sống, thuốc độc – tốt, đau thương
– sức mạnh, cúi đầu – trận đánh, lặng im – sóng vỗ…
- Tập Hoa ngày thường – chim báo bão có 40 từ trái nghĩa ngữ cảnh:

hầm chông – nhành hoa, mái rạ - sắc ngó, than đen – hồng mái ngói, hố bom
– hoa hồng, lửa đạn – hoa mùa cứ nở, hầm chông – điều nhân đạo nhất, bàn
tay hòa bình – nhuốm máu, ngọn súng – nhân tình, bom napan – kinh nguyện
nhà thờ, hòa bình – bom nguyên tử, nước hoa hồng – máu, rắn – vườn hoa,
mặt trời – bóng đêm, hoa – súng….
- Tập Di cảo thơ có 36 biểu thức miêu tả có nghĩa tương phản: cầu
vồng ngũ sắc – đống rác, hoa quỳnh, hoa huệ - thối hoắc, vung lưới rộng –
thu về con tép con, lá cờ đen – phù sa, bóng tối – ngũ sắc cuộc đời, bi kịch –
vui, nỗi buồn – vĩ đại, tiếng hát – im lìm, rên xiết – nụ cười….
* Bảng tổng hợp kết quả thống kê
Số phiếu

Tỉ lệ (%)

Trái nghĩa

Trái nghĩa danh từ

208

34,3

từ vựng

Trái nghĩa động từ

82

13,5


Trái nghĩa tính từ

180

29,7

Trái nghĩa ngữ cảnh

136

22.5

Tổng cộng

606

100

Có lẽ những con số trên chưa thực sự phản ánh đầy đủ và chính xác số
lượng các cặp từ trái nghĩa được sử dụng trong các tập thơ đã nêu của Chế
Lan Viên, tuy nhiên, do thời gian không cho phép chúng tôi chỉ tập trung tìm
hiểu và đưa ra những phát hiện ban đầu của vấn đề này.
2.2 Nhận xét kết quả khảo sát, thống kê
Hơn 50 năm vận vào mình cái nghiệp văn chương, Chế Lan Viên đã
không ngừng sáng tạo, không ngừng tìm tòi, không ngừng đổi mới. Và cũng


×