Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của franz kafka

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.78 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

PHẠM THỊ XUÂN MÙI

KIỂU NHÂN VẬT GIẤU MẶT
TRONG TÁC PHẨM CỦA FRANZ KAFKA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

PHẠM THỊ XUÂN MÙI

KIỂU NHÂN VẬT GIẤU MẶT
TRONG TÁC PHẨM CỦA FRANZ KAFKA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học
ThS. ĐỖ THỊ THẠCH

HÀ NỘI, 2013



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận này, người viết đã nhận được sự giúp đỡ
và hướng dẫn tận tình của cô giáo – ThS. Đỗ Thị Thạch.
Em xin gửi tới cô lời cảm ơn sâu sắc.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn,
các thầy cô trong tổ bộ môn Văn học nước ngoài đã giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận này.

Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Xuân Mùi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm
của Franz Kafka” là đề tài do bản thân tôi tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn
của cô giáo – ThS. Đỗ Thị Thạch - Giảng viên khoa Ngữ Văn, Trường
ĐHSP Hà Nội 2.
Đề tài không sao chép từ bất kì một tài liệu có sẵn nào.
Kết quả nghiên cứu không trùng với tác giả khác.

Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Phạm Thị Xuân Mùi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
7. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 7
8. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................... 7
NỘI DUNG ................................................................................................... 8
Chương 1: Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của Franz Kafka...... 8
1.1. Khái niệm ............................................................................................... 8
1.2. Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của Franz Kafka ........................ 9
1.2.1. Bảng khảo sát ....................................................................................... 9
1.2.2. Đặc điểm kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của Franz Kafka ..... 13
1.2.2.1. Mơ hồ, phiếm chỉ ........................................................................... 13
1.2.2.2. Tạp chủng....................................................................................... 17
1.2.2.3. Quyền uy ........................................................................................ 19
1.2.2.4. Mang tính biểu tượng ..................................................................... 24
1.3. Vai trò của kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của Franz Kafka ..... 26
1.3.1. Tạo ra tính đa nghĩa cho tác phẩm ...................................................... 26
1.3.2. Tạo ra tính chất mê cung cho tác phẩm............................................... 28
1.3.3. Thể hiện sự ý thức sâu sắc của nhà văn về cuộc đời, về con người ..... 32
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm
của Franz Kafka ......................................................................................... 38
2.1. Giới thiệu nhân vật một cách gián tiếp................................................... 38


2.1.1. Qua lời kể ........................................................................................... 38
2.1.2. Qua lời tả ............................................................................................ 43
2.2. Nghệ thuật huyền thoại .......................................................................... 48

2.3. Nghệ thuật sắp đặt chi tiết ............................................................................. 52
KẾT LUẬN ................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những thập niên đầu của thế kỉ XX ở phương Tây xuất hiện một
hiện tượng mới lạ trong các sáng tác văn học và kéo dài cho đến cuối những
năm 60: hiện tượng văn học phi lí với những tên tuổi mà sau này đã trở nên
nổi tiếng trong lịch sử văn học nhân loại như Franz Kafka, Albert Camus,
Eugene Ionesco, Samuel Beckett… Cao trào của nó diễn ra vào khoảng giữa
thế kỉ XX, với trung tâm là Paris, gây được một không khí sôi động trên văn
đàn thế giới và đã tạo ra được một đội ngũ tín đồ rộng rãi. Từ những năm 60
của thế kỉ XX, văn học phi lí bắt đầu được nghiên cứu ở nước ta và bằng
nhiều hình thức, phương tiện khác nhau, các tác phẩm thuộc dòng văn học
này ngày càng tiếp cận gần hơn với bạn đọc Việt Nam.
Franz Kafka được đánh giá là một hiện tượng đặc biệt của văn học thế
kỉ XX. Ông là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn, là người đi tiên phong đặt
nền móng cho dòng văn học phi lí. Với những cách tân mới lạ cả về phương
diện nội dung và hình thức của thể loại tự sự, tác phẩm của Kafka luôn hấp
dẫn những người muốn tìm hiểu và đi sâu vào thế giới nghệ thuật của ông. Có
thể nói, các sáng tác của Kafka không nhiều. Lúc sinh thời, ông đã tự tay đốt
nhiều bản thảo của mình. Tác phẩm của ông còn lại đến ngày nay chỉ còn một
số truyện ngắn (hơn 50 truyện) và ba cuốn tiểu thuyết còn dang dở: Lâu đài,
Nước Mĩ, và Vụ án nhưng đó là những tài sản vô giá đối với nhân loại.
Nói đến Franz Kafka là nói đến sự phức tạp trong cách nhìn nhận và
đánh giá. Các nhà hiện sinh chủ nghĩa giành ông về phía họ, các nhà chuyên về
“thân phận con người” xem ông là một bậc thầy. Một số nhà văn Mác-xít chỉ
ra được những yếu tố tích cực trong tiểu thuyết của ông. Có lúc ông được khen

là cổ vũ cho lương tri con người, có lúc ông bị chê là chỉ chú tâm miêu tả thế

1


giới tiêu cực đen tối của con người, một thế giới u ám với những con người nhỏ
bé… Nhưng có lẽ hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng tác phẩm của Kafka chú
tâm sâu sắc tới vấn đề thân phận con người và có rất nhiều đóng góp quan
trọng trong việc đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại. Chính sự
phức tạp, chưa thống nhất chặt chẽ trong cách nhìn nhận, đánh giá bản thân
Kafka và các sáng tác của ông mà các tác phẩm của Kafka mới chỉ được đưa
vào giảng dạy, nghiên cứu ở bậc Cao đẳng, Đại học trở lên chứ chưa được đưa
vào giảng dạy ở các trường trung học phổ thông. Với tư cách góp phần bổ trợ
kiến thức và kĩ năng phân tích tác phẩm văn học nước ngoài, việc đi tìm hiểu
kiểu nhân vật giấu mặt trong các sáng tác của Kafka sẽ giúp giáo viên có cái
nhìn đầy đủ hơn về nội dung và phong cách nghệ thuật của thể loại tự sự
phương Tây hiện đại, đặc biệt là những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật xây
dựng nhân vật của Franz Kafka.
Từ những lí do trên, người viết lựa chọn đề tài “Kiểu nhân vật giấu mặt
trong tác phẩm của Franz Kafka” là để góp phần tìm hiểu thêm về những tác
phẩm của nhà văn Kafka, đồng thời tích lũy kiến thức phục vụ việc giảng dạy
sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Trong số các nhà văn hiện đại ở các nước phương Tây, kể từ đầu thế kỉ
XX, có lẽ không có người nào có đường đời và sự nghiệp gian nan vất vả
bằng Franz Kafka. Vì các tác phẩm của ông một phần do chính tay ông đốt,
một phần bị thất lạc, một phần bị bọn phát-xít Đức thủ tiêu nên lúc đầu người
đọc chỉ biết ông qua một số truyện ngắn như “Hóa thân”, “Một thầy thuốc
nông thôn”, “Người cưỡi xô”... Chỉ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Kafka
mới thực sự được thế giới phương Tây “phát hiện” và một số người đã tôn

ông thành bậc thầy trong nền văn học các nước. Nhà thơ Wystan Hugh Auden
gọi Kafka là “Dante của thế kỉ hai mươi”; tiểu thuyết gia Vladimir Nabokov

2


xếp ông vào số những nhà văn vĩ đại nhất thế kỉ XX. Nói như Hoàng Trinh
trong cuốn Phương Tây - văn học và con người: “Cũng chính ở thời kì này,
ông lại bị người ta “xâu xé” hơn bao giờ hết” [11, tr.16].
Franz Kafka đã tập trung thu hút một lượng lớn các nhà nghiên cứu.
Theo thống kê của Yvegilli vào năm 1981 đã có 5000 công trình nghiên cứu
về Franz Kafka (chỉ dựa trên đề tài nghiên cứu). Nói như George Steiner,
chung quanh Kafka, “một nền văn chương bao la cứ thế nở rộ”. Suốt thời
gian từ khi ông mất cho đến bây giờ, ngót nghét một nửa thế kỉ, người ta vẫn
không ngớt thi nhau mổ xẻ, giải mã, phân tích, đào bới những cuốn tiểu
thuyết (cho dù không cuốn nào thực sự hoàn tất) và một ít truyện vừa, truyện
ngắn, đoản văn, thư từ, nhật kí ông viết khi còn sống. Garôđi, tác giả của cuốn
sách Về một chủ nghĩa hiện thực không bến bờ có sự đánh giá cao về Kafka,
nâng Kafka lên thành một mẫu mực, một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực.
Ở Việt Nam, văn học phi lí được bắt đầu nghiên cứu từ những năm 60,
các tác phẩm của Kafka đã đến gần hơn với độc giả Việt Nam. Cùng với đó là
sự xuất hiện nhiều bài viết, khảo luận, công trình nghiên cứu, các bài tiểu luận
phê bình về các sáng tác của ông. Tiêu biểu như:
Cuốn Giáo trình Văn học phương Tây do nhiều tác giả viết đã giới thiệu
tương đối kĩ về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Franz Kafka.
Trong cuốn Phương Tây - văn học và con người, Giáo sư Hoàng Trinh
đã chọn Franz Kafka là đối tượng nghiên cứu quan trọng cho công trình
nghiên cứu của mình. Với bài viết “Franz Kafka và con người trong thế giới
tha hóa, thế giới huyền thoại”, tác giả đã chú ý làm rõ vấn đề con người trong
thế giới tha hóa, thế giới huyền thoại, bóng đen quyền lực, vấn đề thân phận

con người trong sáng tác của Kafka qua một số tác phẩm tiêu biểu như: Vụ
án, Lâu đài, Hóa thân. Ông khẳng định: “Nhìn chung lại, tiểu thuyết về “thân
phận con người” của Kafka là những tiếng than thở thầm kín đối với cả một

3


thời đại. Kafka đã lặng lẽ sổ một cái gạch lên trên cái thế giới “tha hóa”, tồn
tại bằng những tòa án và những lâu đài, bằng những tên đội trưởng cảnh
binh và những ông Klamm” [11, tr.43].
Nguyễn Văn Dân trong bài viết Kafka với cuộc chiến chống phi lí cũng
cùng quan điểm với Hoàng Trinh: “Trong tác phẩm của Kafka, cái quyền lực
vô hình và phi lí tồn tại như một bóng ma, nó lờ mờ ẩn hiện và được vây bọc
bởi một mê cung không thể vượt qua” [3, tr.9].
Lê Huy Bắc trong tập chuyên luận Nghệ thuật Phran-dơ Káp-ka [1]
không chỉ tái hiện toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Franz Kafka mà còn đi
sâu phân tích những vấn đề liên quan đến sự cách tân nghệ thuật của ông. Đặc
biệt ông đã đề cập đến những vấn đề như nhân vật tạp chủng (chương năm),
tính đa nghĩa của một số truyện ngắn tiêu biểu (chương sáu) và những mê lộ
trong các sáng tác của Kafka như những thế lực vô hình bủa vây con người
(chương bảy).
Khi viết về thế giới nhân vật trong các sáng tác của Franz Kafka, trong
bài viết Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka, tác giả Trương Đăng Dung cho
rằng: Thế giới nhân vật lành lặn của Franz Kafka thường là những thế giới
của kẻ xấu. Những kẻ ích kỉ, mất hết tính người. Còn những người biến dạng
của ông lại là những người tốt, nhưng lại bị thế giới đẹp đẽ kia thống trị. Họ
không chỉ là những người nghèo, thiếu phương tiện, người không thể vượt
qua sự xa lạ giữa người với người… mà họ còn là nạn nhân của thế giới kia.
Nạn nhân một cách phi lí của một thế lực thống trị vô cùng phi lí.
Lê Minh Kha cho rằng hấp lực của Kafka có thể được xác định bởi

thuật ngữ tính chất Kafka (Kafkaesque) - một thuật ngữ đã trở nên quen
thuộc trong rất nhiều các bộ từ điển văn học và văn hoá ở thế kỷ XX. Ông
dẫn ra một định nghĩa tiêu biểu về tính chất Kafka trong cuốn Từ điển thuật

4


ngữ và lý luận văn học Penguin (The Penguin Dictionary of Literary terms
and Literary theory), bản in lần thứ 4 như sau: “Đặc điểm của phong cách,
giọng và quan điểm trong lối viết của Franz Kafka, đặc biệt là bầu không
khí ác mộng mà ông có tài tạo nên qua mối đe doạ toả khắp nơi nơi, những
thế lực phi nhân, cảm giác về sự đánh mất bản thể, gợi nhớ về tội lỗi và nỗi
sợ hãi, cùng cảm giác về điều ác thấm vào những lôgic vặn vẹo và phi lý của
những quyền năng thống trị” [7]. Pháp luật trong văn Kafka, thay vì có tính
đại diện cho bất kì thực thể chính trị hay tư pháp cụ thể nào, thường được
diễn giải như biểu hiện một tập hợp những thế lực vô danh, không thể hiểu
thấu được. Chúng bị che khuất với mỗi cá nhân nhưng lại điều khiển đời
sống của con người, những nạn nhân vô tội của những hệ thống nằm ngoài
sự kiểm soát của họ.
Có thể thấy những bài viết, các công trình nghiên cứu về Kafka kể trên
đều có một điểm chung là đề cập đến những thế lực thống trị vô hình vô cùng
phi lí đè nặng lên cuộc sống và số phận con người trong các sáng tác của Kafka
mà chưa hệ thống, khái quát lại thành một kiểu nhân vật đặc thù mang tính đột
phá của ông. Nhưng các bài viết, các công trình của các nhà nghiên cứu trên
thực sự là những gợi ý, chỉ dẫn quý báu cho cho người viết triển khai đề tài
khóa luận: “Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của Franz Kafka”.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của Franz
Kafka”, người viết muốn làm rõ những đặc điểm riêng trong cách xây dựng
kiểu nhân vật giấu mặt của Kafka và những đóng góp của ông trong việc

phản ánh cái phi lí khách quan cũng như việc đổi mới nghệ thuật xây dựng
nhân vật.
Hơn nữa, việc thực hiện khóa luận cũng là bước tập dượt nghiên cứu
khoa học giúp người viết bước đầu tiếp cận công việc nghiên cứu, bình giá

5


các tác phẩm văn học thế giới nói chung và văn học Phương Tây nói riêng,
qua đó tích lũy kiến thức cho bản thân vững vàng hơn trong nghề nghiệp.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khóa luận này, người viết tập trung làm rõ những vấn đề sau:
- Thứ nhất: Kiểu nhân vật giấu mặt và vai trò của kiểu nhân vật này
trong tác phẩm của Franz Kafka.
- Thứ hai: Tìm hiểu các yếu tố nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật giấu
mặt trong tác phẩm của Franz Kafka.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, chúng tôi tập trung đi
sâu tìm hiểu kiểu nhân vật giấu mặt trong một số tác phẩm của Franz Kafka.
b. Phạm vi nghiên cứu
Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Franz Kafka rất đa dạng, tuy
nhiên, trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp, người viết không thể trình
bày hết được các kiểu nhân vật trong các sáng tác của ông mà chỉ tập trung
vào kiểu nhân vật giấu mặt xuất hiện trong một số tác phẩm tiêu biểu.
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng như những khó khăn chủ quan
và khách quan về tài liệu văn học nước ngoài nên phạm vi khảo sát, nghiên cứu
của khóa luận chỉ giới hạn ở các tác phẩm trong bản dịch của Nguyễn Văn
Dân, Đức Tài, Phùng Văn Tửu, Trương Đăng Dung, Nguyễn Văn Qua, Lê Huy
Bắc (2003), Franz Kafka tuyển tập tác phẩm, Nhà xuất bản Hội Nhà

văn_Trung tâm văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội và bản dịch của Lê Huy
Bắc (2006), Nghệ thuật Phran-dơ Káp-ka, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được người viết sử dụng để làm sáng tỏ các vấn đề
trong khóa luận là:
Phương pháp phân tích tiểu sử tác giả

6


Phương pháp thống kê
Phương pháp phân tích văn bản
Phương pháp tiếp cận hệ thống
Phương pháp so sánh
7. Đóng góp của khóa luận
Tình hình nghiên cứu tác phẩm của Kafka cho đến nay vẫn còn diễn ra
phức tạp, nhiều khuynh hướng tiếp cận dẫn đến cách đánh giá trái ngược
nhau. Nghiên cứu đề tài này, người viết mong muốn góp phần làm hoàn thiện
hơn hệ thống nhân vật và những đặc sắc riêng trong nghệ thuật xây dựng nhân
vật của Franz Kafka, đồng thời góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu,
giúp cho việc tìm hiểu và nghiên cứu về tác giả Franz Kafka cũng như các tác
phẩm của ông.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của khóa luận gồm 2
chương:
Chương 1: Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của Franz Kafka.
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm
của Franz Kafka.

7



NỘI DUNG
Chương 1
KIỂU NHÂN VẬT GIẤU MẶT
TRONG TÁC PHẨM CỦA FRANZ KAFKA
1.1. Khái niệm
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật văn học là: “con người cụ
thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên
riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng như
thằng bán tơ, một mụ nào trong “Truyện Kiều”… Khái niệm nhân vật văn
học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào
cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm” [6, tr.235]. Như
vậy, nhân vật trong tác phẩm văn học không chỉ dừng lại ở góc độ con người
mà mở rộng hơn nó còn là con vật, đồ vật, cây cối, hiện tượng… mang bản
chất người được xây dựng trong tác phẩm như một ẩn dụ nhằm thể hiện tư
tưởng, cách nhìn của nhà văn về thế giới và con người.
Nhân vật là yếu tố không thể thiếu, là linh hồn của mỗi tác phẩm, tạo
nên sức hấp dẫn và sức sống lâu bền cho tác phẩm văn học. Vì đó chính là
phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng.
Thông qua nhân vật, nhà văn thể hiện nhận thức của chủ thể sáng tạo nghệ
thuật đối với hiện thực khách quan. Những mối quan hệ trong cùng một tác
phẩm thể hiện thái độ hòa nhập hay không hòa nhập của nhà văn với cuộc
sống. Các tác giả cận đại, hiện đại và đặc biệt là hậu hiện đại có ý thức về xây
dựng cá tính, những nét riêng, độc đáo cho nhân vật và khái quát lại thành
kiểu nhân vật. Hay nói cách khác, kiểu nhân vật chính là các dạng thức nhân
vật.

8



Kiểu nhân vật giấu mặt là một kiểu nhân vật rất đặc trưng và phổ biến
trong các sáng tác của Franz Kafka. Có thể coi kiểu nhân vật này là sáng tạo
độc đáo của nhà văn được hình thành xuất phát từ cảm quan về hiện thực, con
người và dựa trên một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật. Trên thực tế
chưa có một khái niệm chính thức nào về kiểu nhân vật giấu mặt trong tác
phẩm văn học nhưng qua sự khảo sát và tìm hiểu, nghiên cứu các sáng tác
cũng như phương thức xây dựng nhân vật của Kafka, theo chúng tôi kiểu
nhân vật giấu mặt là kiểu nhân vật xuất hiện gián tiếp trong tác phẩm thông
qua lời kể, lời tường thuật, sự tưởng tượng của các nhân vật xuất hiện trực
tiếp. Hiểu rộng hơn, kiểu nhân vật này còn là cái đích mơ hồ mà các nhân vật
chính hướng tới; là những hiện tượng nổi bật được sử dụng như một ẩn dụ
nhưng lại có sức mạnh quyền uy, luôn luôn ám ảnh và có khả năng chi phối
lớn đối với số phận, cuộc đời của các nhân vật khác. Qua đó thể hiện tư tưởng
của nhà văn về cuộc đời và con người. Khi khảo sát các nhân vật giấu mặt
trong một số sáng tác của Kafka, chúng tôi còn thấy các vị quan tòa trong các
bức tranh tuy không được kể lại từ các nhân vật khác nhưng cũng được coi là
một kiểu nhân vật giấu mặt. Vì đó là các hiện tượng nổi bật ẩn dụ cho hệ
thống cơ quan hành pháp đầy quyền uy, có sức ám ảnh lớn với các nhân vật
khác và ẩn chứa nhiều ý nghĩa.
1.2. Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của Franz Kafka
1.2.1. Bảng khảo sát
Bảng khảo sát kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của Franz Kafka
Nhân vật
STT

Thể
loại

Tên tác phẩm


Xưng tôi

Nhân vật giấu mặt

Có Không
1

Tiểu
thuyết

Vụ án

x

9

- Quan tòa (hệ thống cơ
quan hành pháp)
- Các vị quan tòa trong các
bức tranh


2

Tiểu
thuyết

Lâu đài


x

- Bá tước West West
- Quan phòng thành
- Ngài Fritz - người giúp
việc cho quan phòng thành
- Ngài Klamm
- Những nhân viên làm việc
trong Lâu đài.
- Lâu đài (tổ chức quyền lực)

3

Truyện
vừa

Hóa thân

x

4

Truyện
ngắn

Hang ổ

5

Truyện

ngắn

Trại lao cải

6

Truyện
ngắn

Nữ ca sĩ Giôdêphin hay là
truyện kể về dân chuột

7

Truyện
ngắn

Lời tuyên án

x

- Lão chủ (công sở)
- Người đàn bà trong bức
ảnh
- Kẻ săn mồi (kẻ thù giấu
mặt)
- Con thú to lớn
- Những sinh vật bé nhỏ
(chấy rận), những con vật
lạ, một bầy đàn di cư.


x

x

- Ngài cựu chỉ huy
- Ngài cựu chỉ huy mới
- Viên đại úy
- Nàng chuột Giôdêphin

x

- Người bạn cũ sống ở Nga
- Nàng Frieda Brandenfeld
(vợ sắp cưới của Georg
Bendemann)

8

Truyện
ngắn

Trước cửa pháp luật

x

- Các nhân viên bảo vệ ở
mỗi cửa (trừ người bảo vệ ở
cửa đầu tiên)
- Tổ chức pháp lí


9

Truyện
ngắn

Vô địch nhịn ăn

x

Không có

10

Truyện
ngắn

Mười một người con trai

x

Người con trai cả, người
con trai thứ hai, thứ ba, tư,
năm, sáu, bảy, tám, chín,
mười, mười một

10


11


Truyện

Giấc mơ

x

ngắn

- Hai người đàn ông
- Người đàn ông thứ ba
(người nghệ sĩ)

12

Truyện

Một thầy thuốc nông thôn

x

Tay kế nhiệm

Chó sói và nguời A - rập

x

Không có

Người cưỡi xô


x

Không có

ngắn
13

Truyện
ngắn

14

Truyện
ngắn

15

Truyện

Thông điệp của Hoàng đế

x

ngắn

- Bạn (người tiếp nhận thông
điệp, một kẻ cô đơn, một kẻ
kém cỏi nhất)
- Cám dỗ


16

Truyện

Làng gần nhất

x

- Người ông

ngắn

- Anh thanh niên
- Làng gần nhất

17

Truyện

Du ngoạn trong núi

x

Không có

Nhìn qua cửa sổ lơ đãng

x


Người bạn (người đọc)

Sự từ chối

x

Không có

ngắn
18

Truyện
ngắn

19

Truyện
ngắn

20
21

Truyện

Khát vọng làm người da

ngắn

đỏ


Truyện

Cây

x

Không có

x

Không có

ngắn
22
23

Truyện

Nỗi ưu tư của người đàn

ngắn

ông có gia đình

Truyện

Báo cáo gửi Viện hàn lâm

ngắn


x

Bạn

x

- Người thợ săn
- Gã thủy thủ trên tàu
- Vị quan chức
- Người thầy đầu tiên
- Cô khỉ nhỏ
- Tay quản lí

11


24

Truyện

Thiên thần

x

Không có

Cây cầu

x


Con người

Thanh gươm cổ

x

Hiệp sĩ

Tạp chủng

x

Con vật nửa mèo nửa cừu

Con thú tuyệt vời

x

Không có

x

Không có

ngắn
25

Truyện
ngắn


26
27

Truyện
ngắn
Truyện
ngắn

28

Truyện
ngắn

29

Truyện
ngắn

Người canh gác

30

Truyện
ngắn

Sự thật về Xan-chô Panxa

x

Không có


31

Truyện
ngắn

Prô-mê-tê

x

Không có

32

Truyện
ngắn

Sự im lặng của Xi-ren

33

Truyện
ngắn

Pô-sây-đơn

34

Truyện
ngắn


Tình bằng hữu

x

Không có

35

Truyện
ngắn

Con kền kền

x

Không có

36

Truyện
ngắn

Cái vụ

37

Truyện
ngắn


I-da-ben-la

x

Không có

38

Truyện

Khởi hành

x

Không có

Không có
x

x

- Công việc
- Nhân viên (lời đồn đại)

Không có

ngắn
39

Truyện

ngắn

Về dụ ngôn

40

Truyện
ngắn

Ngụ ngôn nhỏ

Tổng:

20/40

x
x
22

12

Không có
Không có

18

55


Qua việc khảo sát 40 tác phẩm (2 tiểu thuyết, 1 truyện vừa và 37 truyện

ngắn), người viết đã thống kê được 20/40 tác phẩm có nhân vật giấu mặt và số
lượng nhân vật giấu mặt là 55 nhân vật. Trong số những nhân vật giấu mặt chỉ
có 5/55 nhân vật có tên, còn lại là 50/55 các nhân vật được gọi bằng tên mơ
hồ, phiếm chỉ; 27/55 nhân vật có quyền lực, có sức mạnh (trong đó chủ yếu là
người của cơ quan hành pháp) và 4/55 nhân vật tạp chủng giữa người và vật.
Như vậy, dựa vào bảng khảo sát trên có thể đưa ra một số đặc điểm kiểu nhân
vật giấu mặt trong sáng tác của Kafka như sau:
- Mơ hồ, phiếm chỉ
- Tạp chủng
- Quyền uy
- Mang tính biểu tượng
1.2.2. Đặc điểm kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của Franz Kafka
1.2.2.1. Mơ hồ, phiếm chỉ
Qua bảng khảo sát trên, ta nhận thấy rằng các nhân vật giấu mặt trong
tác phẩm của Franz Kafka ít được gọi bằng các tên cụ thể. Điều đặc biệt ở đây
là các nhân vật giấu mặt này không có các yếu tố lịch sử như tuổi tác, quê
quán, không có diện mạo rõ ràng và các mối quan hệ mập mờ, chằng chịt. Các
nhân vật thường được gọi theo chức danh, nghề nghiệp và thường bị xóa bỏ
hết các đường viền nhân thân. Chính điều này đã tạo nên sự mơ hồ, phiếm chỉ
không chỉ cho các nhân vật mà cả tác phẩm trong quá trình tiếp nhận. Khi đọc
tác phẩm của Franz Kafka, người đọc khó có thể hiểu được gì ngay từ lần đọc
đầu tiên mà phải đọc nhiều lần để tiếp nhận những thông tin ẩn chứa trong tác
phẩm. Cũng bởi ngôn từ mà Kafka sử dụng mang tính đa chiều và đa nghĩa
nên mỗi người đọc sẽ có những cách tiếp cận, lí giải khác nhau.
Sự mơ hồ, phiếm chỉ ngay ở tên nhân vật làm cho tính biểu tượng của
nhân vật được nâng lên. Theo Phùng Văn Tửu thì một cái tên viết tắt có thể

13



hiểu là bất cứ ai, ở bất cứ nơi nào trên trái đất. Quan tòa (Vụ án), vị bá tước
West West, ngài Klamm, quan phòng thành (Lâu đài), lão chủ (Hóa thân), ngài
cựu chỉ huy, viên đại úy (Trại lao cải)… không còn là một cái tên, không chỉ
tồn tại ở trong tác phẩm hay một đất nước mà nó tồn tại ở mọi nơi, mọi quốc
gia trên thế giới này. Quyền lực, thiết chế của nó trở thành nỗi ám ảnh đeo bám
con người. Dưới sức mạnh quyền uy của nó, con người thật nhỏ bé. Mỗi tác
phẩm là một bức tranh phản ánh bi kịch chung về thân phận con người.
Trong truyện ngắn Trại lao cải cả nhân vật giấu mặt và có mặt đều
không được gọi bằng cái tên cụ thể nào. Những nhân vật giấu mặt như ngài
cựu chỉ huy, viên đại úy chỉ xuất hiện thấp thoáng qua lời kể của các nhân vật
có mặt nhưng lại có sức tác động lớn tới những người thi hành án và kẻ phạm
tội. Ngài cựu chỉ huy chỉ được nhắc đến qua lời giới thiệu của viên sĩ quan
với nhà thám hiểm về cỗ máy giết người rằng ông ta chính là người “tổ chức
ra trại lao cải này” [3, tr.697], một cái trại “vô cùng hoàn hảo, đến nỗi ít nhất
là trong nhiều năm qua - người kế nhiệm của ông đã không thể thay đổi được
gì, cho dù ông ta có thể có trong đầu hàng nghìn kế hoạch mới” [3, tr.697].
Ngay cả các kiểu kết án cũng do chính ngài cựu chỉ huy soạn thảo, đó là một
bản án khắc nghiệt “dùng bừa viết lên thân thể của kẻ bị kết án cái lệnh mà
anh ta đã chống đối” [3, tr.700]. Điều phi lí là phạm nhân không hề biết bản
án mà chỉ ít phút nữa anh ta sẽ phải đón nhận và nguyên nhân anh ta bị kết tội
chỉ đơn giản là “ngủ quên trong khi đang làm nhiệm vụ” [3, tr.702]. Kẻ tố cáo
anh ta (viên đại úy) và kẻ đưa ra hình phạt xử anh ta (ngài cựu chỉ huy) đều là
những kẻ giấu mặt, thậm chí đến lai lịch cũng không rõ ràng “ông ta là lính,
là quan tòa, là công trình sư, là nhà toán học và đồng thời là nhà họa hình”
[3, tr.700]. Chính sự mơ hồ, chung chung trong cách gọi tên đã tạo nên sự mơ
hồ trong cái án mà kẻ phạm tội phải chịu. Bởi ngay chính bị cáo cũng không

14



biết mình bị kết án vì lí do gì và bị kết án như thế nào. Như vậy, cái bản án và
cỗ máy giết người kia có thể dành cho bất cứ ai.
Trong truyện ngắn Cây cầu, “con người” ở đây cụ thể là ai không ai rõ.
Con người chỉ đến trong sự cảm nhận mơ hồ của cây cầu “mãi cho đến gần
chiều mùa hè, tiếng gầm của con suối trở nên trầm hơn, khi tôi nghe tiếng
bước chân của một con người” [1, tr.321]. Ngay cả khi nỗ lực cố gắng quay
vòng để nhìn kẻ hủy diệt mình, cây cầu cũng không có thời gian quay hết
vòng thì đã bắt đầu rơi xuống. Hàng loạt câu hỏi về con người: “Ai vậy? Một
đứa trẻ? Một giấc mơ? Một du khách bộ hành? Một vụ tự sát? Một kẻ xúi
giục? Một kẻ hủy diệt?” không có lời giải đáp. Cây cầu bị phá hủy mà không
biết kẻ giấu mặt phá hủy mình là ai. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người
đọc không thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi: “Vậy con người đó là ai?”.
Tương tự, truyện Hang ổ kết thúc nhưng không một ai biết được kẻ thù giấu
mặt là ai, con thú to lớn kia là loài vật gì mà khiến con mồi phải sợ hãi đến
vậy? Cả hai câu chuyện chỉ có nhân vật, sự kiện mà không hề có một kết luận
cụ thể nào. Ngay cả nhân vật xuất hiện trực tiếp cũng mơ hồ, sự kiện cũng
không rõ ràng. Điều này khiến cho người đọc như lạc vào mê cung huyền ảo
với vô vàn những lí giải khác nhau, cách hiểu khác nhau. Hay nói cách khác,
nó chính là tính chất mở, một trong những đặc trưng lớn nhất trong sáng tác
của Kafka.
Sự mơ hồ, phiếm chỉ không chỉ dừng lại ở tên nhân vật mà còn ở các
hiện tượng, vấn đề. Pháp luật, sự chờ đợi, công sở, công việc, cơ quan hành
chính… là những nhân vật ngay từ đầu đã tỏ ra phi lí, vô hình và bất khả tri,
một kiểu nhân vật giấu mặt rất đặc trưng cho sáng tác của Kafka. Nhân vật
Jôzep K. trong Vụ án, bác nông dân trong Trước cửa pháp luật đánh đổi cuộc
đời mình để đi tìm một thứ pháp luật mơ hồ và cho đến lúc chết họ cũng

15



không thể với tay đến được. Thậm chí pháp luật mơ hồ ngay với chính người
điều hành nó: “Tôn ti của ngành tư pháp bao gồm vô vàn cấp bậc, trong đó
ngay cả những người am hiểu cũng vất vả mới mò ra. Vả lại các phiên xét xử
trước tòa cũng được giữ kín đối với các viên chức nhỏ cũng như đối với công
chúng, nên họ không bao giờ có thể theo dõi đến nơi đến chốn được, họ
chẳng biết các vụ việc thuộc phạm vi xét xử của họ từ đâu tới và sau đó đi tới
đâu” (Vụ án) [3, tr.189]. Nhân viên của tòa án thì làm việc như những con rối,
mù mờ về hệ thống pháp luật như lời của hai kẻ đến canh giữ K.: “Bọn tôi chỉ
là những nhân viên cấp dưới; bọn tôi hầu như chẳng hiểu gì về những giấy tờ
căn cước và chẳng phải làm gì khác ngoài việc canh giữ ông mỗi ngày mười
tiếng và sau đó lĩnh tiền công” [3, tr.80]. Giống như hệ thống cơ quan hành
pháp trong Vụ án, Trước cửa pháp luật, tổ chức quyền lực trong Lâu đài cũng
mơ hồ, phiếm chỉ. Không một ai biết, kể cả những người dân sống xung
quanh Lâu đài biết rõ ràng người đứng đầu - ngài bá tước West West là ai,
hoạt động của tổ chức này như thế nào. Họ sợ hãi, né tránh khi nhắc đến Lâu
đài và những người làm việc cho Lâu đài, chấp nhận sống an phận dưới
những thiết chế, quy định mà tổ chức này lập ra. K. nhận ra điều này và anh là
kẻ duy nhất, đơn độc trên con đường tìm đến Lâu đài, tìm đến tổ chức quyền
lực cao nhất này. Nhưng vị bá tước kia là ai, ngài Klamm là ai, quan phòng
thành là ai, Lâu đài kia ở đâu, hàng loạt câu hỏi vang lên mà không có câu trả
lời. Tất cả đều mơ hồ với K., anh càng tìm càng lạc vào mê cung của một thế
giới phi lí không thể nào hiểu nổi và tồn tại ngoài ý muốn của con người.
Sống trong một thế giới phi lí, mơ hồ như vậy, con người dần đánh mất chính
mình, trở nên nhỏ bé, tội nghiệp trong chính thế giới của mình. Chính sự mơ
hồ, phiếm chỉ làm cho nhân vật hiện lên như những biểu tượng và mang lại
tính đa nghĩa cho tác phẩm của Kafka.

16



1.2.2.2. Tạp chủng
Không chỉ mơ hồ, phiếm chỉ, thế giới nhân vật trong các sáng tác của
Franz Kafka còn là một thế giới tạp chủng. Theo Từ điển tiếng Việt “tạp
chủng” được định nghĩa là “giống được lai từ hai cá thể khác loài”. Nhân vật
trong tác phẩm của ông đã bị biến dạng để trở nên tạp chủng dưới nhiều hình
thái khác nhau. Đó là sự tạp chủng giữa người - loài vật, người - đồ vật...
Dạng tạp chủng người - loài vật có thể thấy ở các nhân vật như Gregor Samsa
(Hóa thân), chó sói (Chó sói và người A - rập), khỉ (Báo cáo gửi Viện hàn
lâm), chuột (Nữ ca sĩ Giôdêphin hay là truyện kể về dân chuột), I-da-ben-la
(I-da-ben-la)… Dạng tạp chủng người - đồ vật chiếm số lượng ít hơn như
nhân vật cây cầu trong truyện ngắn Cây cầu, Ô-đra-đét trong Nỗi ưu tư của
một người đàn ông có gia đình… Chính sự đa dạng của thế giới tạp chủng
trong sáng tác mà nhiều nhà nghiên cứu đã dùng khái niệm tạp chủng để định
danh cho thế giới nhân vật của Kafka với hàm nghĩa có nhiều kiểu nhân vật
(đồ vật, loài vật, thực vật, con người). Thế nhưng tính tạp chủng này còn có
thể hiểu là hàm chứa trong một nhân vật. Có nghĩa là bản thể của một nhân
vật nào đó của Kafka là rất khó xác định.
Theo Lê Huy Bắc dạng nhân vật tạp chủng trong sáng tác của Kafka có
hai kiểu tạp chủng, đó là dạng lộ diện cụ thể và dạng kia thì chẳng thể nào xác
định được hình hài. Trong hai dạng này thì dạng lộ diện cụ thể chiếm ưu thế
hơn. Trong số những tác phẩm mà chúng tôi khảo sát thì chỉ có 4 nhân vật tạp
chủng giấu mặt được kể thông qua các nhân vật xưng “tôi”. Đó là con thú to
lớn (kẻ thù giấu mặt) (Hang ổ), nàng chuột Giôdêphin (Nữ ca sĩ Giôdêphin
hay là truyện kể về dân chuột), cô khỉ nhỏ (Báo cáo gửi Viện hàn lâm), con
vật nửa mèo nửa cừu (Tạp chủng). Những nhân vật tạp chủng người - loài vật
này không chỉ mang những đặc điểm của loài vật mà còn mang đặc tính đa
dạng của con người. Cụ thể hơn, các nhân vật này có ngoại diện và hành động

17



thuộc về loài vật nhưng tâm lí của chúng đều thuộc về con người. Nhưng vì là
kiểu nhân vật giấu mặt nên tâm lí của các nhân vật này không được biểu hiện
rõ ràng. Trong truyện ngắn Tạp chủng, người đọc không thể hình dung được
ngoại diện và hành động của con vật nửa mèo nửa cừu cho dù nhân vật “tôi”
miêu tả khá kĩ càng: “Trước đây nó giống cừu hơn là giống mèo. Bây giờ cả
hai dáng vẻ gần bằng nhau. Về phần mèo, nó giống đầu và vuốt; về phần cừu,
nó giống kích thước và hình dáng; từ hai con mắt của nó, hoang dại và mơ
màng; lông nó mềm mại, áp sát người; sự di chuyển của nó có cả sự nhún
nhẩy lẫn bước quăng mình” [1, tr.323]. Hành động của nó cũng thật kì dị,
khác thường: “Nằm trên bậu cửa sổ trong ánh nắng, nó cuộn lại như quả
bóng và rên rừ… ừ; ra ngoài đồng cỏ nó phóng chạy như phát rồ và khó có
thể bị tóm. Nó chạy trốn lũ mèo và tấn công lũ cừu. Vào những đêm sáng
trăng, cuộc dạo chơi ưa thích của nó là dọc theo mái hiên nhà. Nó không thể
kêu meo meo và kinh tởm chuột” [1, tr.323]. Điều nực cười nữa là con thú này
được nuôi bằng sữa, “nó hút sữa qua những cái răng giống như cái răng
nanh” [1, tr.324]. Trên thực tế, một con thú như thế này không tồn tại trong
thế giới loài vật mà người ta chỉ có thể thấy trong truyện ngắn của Kafka.
Chính những yếu tố ngoại diện và hành động kì dị, khác thường đó khiến cho
nhân vật hiện lên đậm chất huyền thoại. Người đọc không thể hình dung được
con vật này, mơ hồ về nó như đang ở trong một thế giới kì dị của những câu
chuyện thần thoại cổ xưa. Nhưng khi rút ngắn khoảng cách giữa người và vật,
chúng ta lại thấy đó là một con thú trong một thế giới vô cùng quen thuộc, thế
giới hiện thực mà con người đang sống. Ngay cả chủ nhân của con vật kì dị
này cũng phải giật mình tự hỏi: “Chúng là nước mắt của tôi; hay là của con
thú? Liệu con mèo này, có sống với linh hồn của một con cừu và tham vọng
của một con người?” [1, tr.325].

18



Con thú tạp chủng nửa mèo nửa cừu cho dù được mô tả khá kĩ nhưng
dù cố tưởng tượng đến mấy thì người đọc cũng không thể xác định được nó
thuộc loài nào theo mô tả của các từ điển sinh vật hay thực vật. Ngược lại,
nàng chuột Giôdêphin (Nữ ca sĩ Giôdêphin hay là truyện kể về dân chuột) hay
cô khỉ nhỏ (Báo cáo gửi Viện hàn lâm) tuy không được mô tả kĩ càng về đặc
điểm ngoại hình và tập tính nhưng người đọc xác định nó thuộc loài nào bởi
được chỉ đích danh. Con chuột Giôdêphin (Nữ ca sĩ Giôdêphin hay là truyện
kể về dân chuột) được nhân hóa như một con người. Đó là một nàng chuột
xinh đẹp, có giọng hát hay đến mức “những người chẳng có năng khiếu gì về
âm nhạc, hễ đã nghe tiếng hát của nàng đều bị cuốn hút” [3, tr.730]. Nhưng
đôi khi tiếng hát ấy trong suy nghĩ của cộng đồng chuột thì nó “chỉ là những
bài hát bình thường”, “những tiếng rúc rích thông thường”. Chính bởi sự thờ
ơ, ghen ghét của cộng đồng chuột mà Giôdêphin luôn sống trong cô đơn, lạc
lõng cho đến lúc cuối đời. Họ quên mất rằng chính tiếng hát của Giôdêphin đã
từng là nguồn “động viên tinh thần dân tộc” trong những giai đoạn khủng
hoảng về chính trị và kinh tế, khơi dậy niềm tự hào dân tộc.
Kiểu nhân vật giấu mặt mang đặc điểm tạp chủng trong sáng tác của
Kafka không nhiều nhưng nó góp phần giúp con người nhận thức lại, nhận
thức sâu sắc hơn về bản thể của mình qua những cái nhìn soi chiếu đa chiều.
1.2.2.3. Quyền uy
Khi đọc tác phẩm của Kafka, người đọc khó tránh khỏi nỗi ám ảnh bởi
sự xuất hiện của những nhân vật giấu mặt - những con người vô hình nhưng
lại hữu hình về quyền lực. Vụ án, Lâu đài, Trước cửa pháp luật, Hang ổ, Hóa
thân… là một trong những sáng tác điển hình của Kafka xuất hiện kiểu nhân
vật giấu mặt có sức mạnh quyền uy, có khả năng chi phối lớn đến cuộc đời
của các nhân vật trong tác phẩm. Tiểu thuyết Vụ án kể về một vụ án kỳ quặc,

19



×