Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghệ thuật cây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của nguyễn công hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.24 KB, 67 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=====***=====

BÙI THỊ THU THẢO

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG
TRONG TRUYỆN NGẮN TRÀO PHÚNG
CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2013

Bùi Thị Thu Thảo

1

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=====***=====

BÙI THỊ THU THẢO

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG
TRONG TRUYỆN NGẮN TRÀO PHÚNG


CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
ThS. GVC VŨ VĂN KÝ

HÀ NỘI - 2013

Bùi Thị Thu Thảo

2

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận này, chúng tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, tổ bộ môn Văn
học Việt Nam và thầy giáo Vũ Văn Ký - giáo viên trực tiếp hướng dẫn.
Nhân khóa luận hoàn thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến các thầy cô giáo và thầy hướng dẫn.
Do khả năng còn hạn chế và thời gian không cho phép, chắc chắn khoá
luận không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự
đóng góp của các thầy, cô để khóa luận hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2013
Tác giả


Bùi Thị Thu Thảo

Bùi Thị Thu Thảo

3

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
1. Khóa luận “Nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn
trào phúng của Nguyễn Công Hoan” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có
sự tham khảo ý kiến của những người đi trước, dưới sự hướng dẫn khoa học
của ThS. GVC Vũ Văn Ký.
2. Khóa luận không sao chép từ một công trình có sẵn nào.
3. Kết quả nghiên cứu là đúc kết của bản thân và ít nhiều có đóng góp
về khoa học trong việc tìm hiểu về tác giả Nguyễn Công Hoan và phong cách
sáng tác của nhà văn.
Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2013
Tác giả

Bùi Thị Thu Thảo

Bùi Thị Thu Thảo


4

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 7
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................ 8
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 10
4. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 10
5. Ý nghĩa đề tài ........................................................................................... 11
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 11
7. Cấu trúc khóa luận ................................................................................... 11
NỘI DUNG .................................................................................................. 12
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ....................................................... 12
1.1. Tác giả Nguyễn Công Hoan.................................................................. 12
1.1.1. Cuộc đời nhà văn ........................................................................... 12
1.1.2. Quan điểm nghệ thuật về con người của Nguyễn Công Hoan
trước Cách mạng tháng Tám.................................................................... 14
1.1.3. Sự nghiệp sáng tác ......................................................................... 15
1.1.3.1. Trước Cách mạng tháng Tám ............................................... 16
1.1.3.2. Sau Cách mạng tháng Tám .................................................. 23
1.2. Thể loại truyện ngắn và truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan
trước Cách mạng tháng Tám........................................................................ 25
1.2.1. Thể loại truyện ngắn ...................................................................... 25
1.2.2. Truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng

tháng Tám ............................................................................................... 27
1.2.2.1. Đặc trưng truyện ngắn trào phúng ........................................ 27
1.2.2.2. Nguyễn Công Hoan - cây bút thành công trong truyện ngắn
trào phúng......................................................................................... 28
1.3. Tình huống và vai trò của tình huống ................................................... 30
Bùi Thị Thu Thảo

5

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
1.3.1. Tình huống ..................................................................................... 30
1.3.2. Vai trò của tình huống.................................................................... 32
1.3.2.1. Vai trò của tình huống trong truyện ngắn ............................. 32
1.3.2.2. Vai trò của tình huống trong truyện ngắn trào phúng ........... 33
Chương 2. ĐẶC SẮC XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRONG
TRUYỆN NGẮN TRÀO PHÚNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN ............ 35
2.1. Các kiểu tình huống trong truyện ngắn trào phúng của
Nguyễn Công Hoan ..................................................................................... 35
2.1.1. Tình huống hài kịch ....................................................................... 36
2.1.2. Tình huống bi hài kịch ................................................................... 39
2.2. Phương thức nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn
trào phúng của Nguyễn Công Hoan ............................................................. 43
2.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ....................................................... 43
2.2.1.1. Nghệ thuật miêu tả diện mạo................................................ 44
2.2.1.2. Nghệ thuật miêu tả hành động .............................................. 48
2.2.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ........................................................ 49
2.2.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện .................................................. 44

2.2.2.2. Ngôn ngữ nhân vật ............................................................... 51
2.2.3. Giọng điệu nghệ thuật ................................................................. 54
2.2.4. Nghệ thuật tạo kết cục đột ngột, bất ngờ........................................ 55
2.3. Thành công và hạn chế ......................................................................... 59
2.3.1. Thành công .................................................................................... 53
2.3.2. Hạn chế .......................................................................................... 61
KẾT LUẬN.................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Thị Thu Thảo

6

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn có vị trí quan trọng
trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Tên tuổi Nguyễn Công Hoan xuất
hiện trên văn đàn từ đầu những năm 20 và toả sáng rực rỡ vào những năm 30
của thế kỉ 20. Nhà văn bắt đầu sáng tác khi mới 17 tuổi và đến khi từ giã cuộc
đời, ông đã có gần 60 năm cầm bút. Nguyễn Công Hoan đã để lại cho kho
tàng văn học dân tộc một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Ông là tác giả của trên
200 truyện ngắn và gần 30 truyện dài, truyện vừa, trong đó có những tác
phẩm trở thành tài sản quý báu của văn chương thế kỷ. Nói đến tài năng và
phong cách Nguyễn Công Hoan là nói đến một cây bút truyện ngắn trào
phúng bậc thầy.
Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan luôn mở ra trước mắt người đọc

một thế giới mới lạ và hấp dẫn. Và mỗi khi nhắc đến truyện ngắn của ông,
người ta nhớ ngay đến những câu chuyện với những tình huống độc đáo, dở
khóc dở cười. Chính điều đó đã làm đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước
yêu thích, ngưỡng mộ. Khám phá nghệ thuật xây dựng tình huống trong
truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, bạn đọc sẽ thấy tài năng của
ông trong việc tái hiện cuộc sống đương thời bằng những mâu thuẫn để tạo ra
những tiếng cười vừa xót xa, vừa thâm thúy và ý vị. Không những thế, qua
việc nghiên cứu tình huống truyện, chúng ta còn thấy được cái tài của ông
trong việc xây dựng và khắc họa nhân vật, việc sử dụng ngôn ngữ tài hoa và
giọng điệu linh hoạt…
Các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan không chỉ được các bạn đọc
trong nước yêu mến mà còn được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài và được
giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học phổ thông.
Bên cạnh đó, chúng ta biết một tác phẩm văn học đích thực ở bất kỳ
thời điểm nào cũng là di sản văn hoá của nhân loại, của thời đại, của dân tộc.
Bùi Thị Thu Thảo

7

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
Vì vậy đối với những người học tập và nghiên cứu văn học, việc tìm tòi khám
phá những giá trị văn học là việc làm cần thiết.
Ngoài ra, đối với nhà văn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi còn có một
lòng yêu mến, kính trọng và cảm phục vô bờ.
Đó chính là những lý do để chúng tôi chọn đề tài: “Nghệ thuật xây
dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan”
để nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề
Trong sự đa dạng và phong phú của giai đoạn văn học Việt Nam 1930 1945, các sáng tác của Nguyễn Công Hoan luôn chiếm một vị trí đặc biệt.
Ông là một trong những người viết truyện ngắn thành công nhất, tạo nên sự
mới mẻ cho thể loại văn học này ở nước ta đầu thể kỷ 20.
Từ trước đến nay với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên
cứu đã tìm hiểu truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan. Có hàng trăm
bài báo viết về tác phẩm của nhà văn, nhiều chuyên khảo nghiên cứu và đánh
giá về sự nghiệp văn chương của ông và đến nay, đời văn và tác phẩm
Nguyễn Công Hoan đã được chọn làm đối tượng khảo sát của nhiều luận án
thạc sĩ, tiến sĩ văn học.
Viết về Nguyễn Công Hoan, Trúc Hà trong “Một ngòi bút mới: ông
Nguyễn Công Hoan” (Đăng trên Nam Phong - 1932) đã tinh tế khi nhận ra
giọng văn mới mẻ pha chất hài hước của Nguyễn Công Hoan: “Văn ông
Hoan có cái hay, rõ ràng, sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh và gọn, lời văn
hàm một giọng trào phúng, lại thường hay đệm vào một vài câu hoặc một vài
chữ có ý khôi hài bông lơn thú vị”.
Ngay sau khi tập truyện ngắn Kép Tư Bền (1935) ra đời, Hải Triều đã
phát hiện ra ý nghĩa và tác dụng xã hội của tiếng cười trong truyện ngắn trào
phúng Nguyễn Công Hoan. Nhà phê bình đã khẳng định nghệ thuật gây cười

Bùi Thị Thu Thảo

8

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
của nhà văn này: “với những câu văn rất thành thực, chắc chắn, hí hởn, ngộ
nghĩnh nhiều khi cục cằn thô bỉ nữa, chúng ta phải phục Nguyễn Công Hoan

là một nhà kể chuyện rất thật và rất có duyên” [19].
Đồng tình với Hải Triều, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng khẳng
định: “Nguyễn Công Hoan sở trường về truyện ngắn hơn truyện dài (….). Ở
truyện ngắn ông tỏ ra một người kể chuyện rất có duyên. Phần nhiều truyện
ngắn của ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm cho người đọc khoái trá
vô cùng” [16].
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận định chính xác và sâu sắc về tiếng
cười Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng như sau: “Phong cách
Nguyễn Công Hoan không thiên về lối thâm trầm kín đáo. Ông thích bốp chát,
đánh vỗ ngay vào mặt đối phương. Tiếng cười đả kích của Nguyễn Công
Hoan, vì thế, thường là những đòn đơn giản mà ác liệt (…). Nguyễn Công
Hoan là một nhà văn kể chuyện có duyên, có sức hấp dẫn, đối thoại có kịch
tính, giọng kể tự nhiên hoạt bát, lối so sánh ví von độc đáo, cách chơi chữ táo
bạo, dí dỏm,.... Nhưng về đại thể, bí quyết chủ yếu vẫn là nghệ thuật dẫn dắt
tình tiết sao cho mâu thuẫn trào phúng, tình thế hài hước bật ra ở cuối tác
phẩm một cách thật đột ngột, bất ngờ” [11. Tr 121, 122, 129].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung trong lời giới thiệu “Truyện
ngắn Việt Nam 1930 - 1945”, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1990 viết:
Nguyễn Công Hoan là “một bậc thầy trong truyện ngắn trước hết là truyện
ngắn trào phúng”, “Truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan là hiện
tượng chưa có đến hai lần trong Văn học Việt Nam….”
Khi đọc truyện của Nguyễn Công Hoan, giáo sư Phan Cự Đệ nhận xét:
“Truyện của Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần gũi với truyện cười dân
gian. Ông chú ý xây dựng cốt truyện nhiều hơn là xây dựng nhân vật”.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều đứng trên một góc độ, một
phương diện để tìm hiểu, đánh giá chung về phong cách nghệ thuật của
Bùi Thị Thu Thảo

9


K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Công Hoan. Tuy nhiên, nghiên cứu nghệ thuật xây dựng tình huống
trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan một cách độc lập, riêng rẽ
thì chưa có một công trình khoa học nào tương xứng với vấn đề có ý nghĩa cả
về lý luận lẫn thực tiễn trong sáng tác của nhà văn.
Các nhà nghiên cứu đã không ít lần đề cập đến nghệ thuật xây dựng
tình huống truyện trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Tuy
nhiên, nó mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu nghệ thuật xây dựng tình huống
truyện như một khía cạnh góp phần tạo nên sự thành công trong phong cách
nghệ thuật của nhà văn. Chúng tôi cho rằng đây là một đề tài hay và hấp dẫn.
Kế thừa ý kiến của những người đi trước, coi đó là những tiền đề quan trọng,
chúng tôi tiếp tục tìm hiểu nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong
truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan thông qua các tác phẩm tiêu
biểu trước Cách mạng tháng Tám. Chúng tôi hi vọng, với khóa luận này, bạn
đọc có thể hiểu sâu sắc hơn về phong cách nghệ thuật, nhất là nghệ thuật
truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan - một nhà văn lớn của văn
học Việt Nam hiện đại thế kỉ 20.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ của đề tài và giới hạn của một khoá luận, chúng tôi tập
trung chủ yếu vào các truyện ngắn trào phúng tiêu biểu của Nguyễn Công
Hoan trước Cách mạng tháng Tám.
Khi cần thiết, chúng tôi sẽ có cái nhìn tổng quát đối với toàn bộ
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và liên hệ, so sánh với các truyện ngắn
của các nhà văn khác.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Một số lý luận về tình huống truyện.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ngắn trào phúng Nguyễn

Công Hoan trước Cách mạng tháng Tám.

Bùi Thị Thu Thảo

10

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
5. Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa khoa học: Thông qua các vấn đề lý luận về tình huống và nghệ
thuật xây dựng tình huống, đề tài đi sâu tìm hiểu đặc sắc truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan về tình huống truyện, từ đó, chỉ ra đóng góp của nhà văn trong thể
loại truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn trào phúng cũng như khẳng định vị
trí của ông trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần vào việc giảng dạy tác phẩm văn học
nói chung và giảng dạy tác phẩm của Nguyễn Công Hoan nói riêng trong
nhà trường.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
1. Phương pháp hệ thống.
2. Phương pháp so sánh.
3. Phương pháp phân tích tác phẩm.
4. Phương pháp thống kê phân loại.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, khóa
luận gồm hai chương chính:
1. Chương 1: Những vấn đề chung
2. Chương 2: Đặc sắc xây dựng tình huống trong truyện ngắn trào

phúng Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng Tám

Bùi Thị Thu Thảo

11

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tác giả Nguyễn Công Hoan
1.1.1. Cuộc đời nhà văn
Nguyễn Công Hoan sinh ngày 06 tháng 03 năm 1903 tại làng Xuân
Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), trong một
gia đình “từ xưa tới nay, vào đời nào cũng có người đỗ đại khoa và làm quan
to” nhưng đã sa sút và có nhiều bất mãn với chế độ thực dân. Trong cuốn Đời
viết văn của tôi, Nguyễn Công Hoan viết: “tôi sinh trưởng trong một gia đình
phong kiến suy tàn vì chế độ thay đổi nên bị lép vế. Do đó, tôi chịu sự giáo
dục hằn học với bọn quan lại ôm chân đế quốc để mưu cầu phú quý trên lưng
những người nghèo hèn” [10]. Ông thân sinh là Nguyễn Đạo Khang, đỗ tú tài,
làm quan Huấn đạo (chức quan trông coi việc học trong một huyện). Vì nhà
nghèo lại đông con nên ông Huấn đạo phải gửi Nguyễn Công Hoan ở nhà anh
ruột là ông phó bảng Nguyễn Đạo Quán làm tri huyện.
Tốt nghiệp trường Sư phạm, năm 1926, Nguyễn Công Hoan vừa đi dạy
học vừa viết văn cho tới Cách mạng tháng Tám 1945. Nhà giáo tiểu học đó
không được cấp trên trọng dụng vì “khó bảo” nên thường được “đổi” đi nhiều
nơi và không ở nơi nào được lâu. Tuy nhiên, sự long đong trong đời sống đó

lại là điều may mắn trong nghề văn vì ông đã có điều kiện “đi thực tế” nhiều
nơi, tiếp xúc với nhiều người, nhiều cảnh đời…
Từ nhỏ, cậu bé Nguyễn Công Hoan đã nghe trong nhà nói đến nhiều
nhà Nho yêu nước như ông Đề Thám, cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Châu
Trinh, “ông” Đông Kinh nghĩa thục và rất cảm phục họ. Sau ông đã được đọc
rất nhiều sách báo viết về Tôn Dật Tiên, Lê nin… Gia đình ông (các em ruột,
các con trai), bạn bè, họ hàng của ông có nhiều người thoát li làm cách mạng
và bị tù đày.
Bùi Thị Thu Thảo

12

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
Năm 1928, Nguyễn Công Hoan gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng
song chưa hoạt động được bao lâu thì bị khủng bố.
Trong thời kì Mặt trận Dân chủ, Nguyễn Công Hoan chịu ảnh hưởng rõ
rệt của Đảng cộng sản. Nhà văn đã được tiếp xúc với một số chiến sĩ cộng sản
ở Nam Định như Lê Đức Thọ, Lê Văn Phúc…, được nghe giảng về “thặng dư
giá trị”,“đấu tranh giai cấp” và đọc nhiều sách báo, tài liệu cách mạng.
Thời kì đại chiến lần hai ông bị sở kiểm duyệt theo dõi, thường bị khám
nhà và có lần bị truy tố trước tòa.
Năm 1945, vì hoạt động chính trị và vì gia đình có người làm cách
mạng, Nguyễn Công Hoan bị Nhật bắt và giam cầm trong một thời gian.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 diễn ra, Nguyễn Công Hoan nhiệt tình
hưởng ứng. Ông được giao làm Phó giám đốc sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Khi
kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông gia nhập quân đội, làm báo Vệ quốc quân
rồi Giám đốc trường Văn hóa quân nhân trung cấp, Chủ nhiệm tờ Quân nhân

học báo. Ông được kết nạp vào Đảng năm 1948.
Từ ngày hòa bình, ông trở lại sáng tác tập trung và khi Hội Nhà văn
thành lập năm 1957, ông được bầu làm Chủ tịch Hội khóa chấp hành đầu tiên
và ủy viên thường vụ Hội các khóa tiếp theo.
Nguyễn Công Hoan mất tại Hà Nội ngày 06 tháng 06 năm 1977. Ông
được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
năm 1996.
Như vậy, có thể thấy cuộc đời của Nguyễn Công Hoan là cuộc đời của
một con người có tư tưởng tiến bộ. Ông đã vạch ra cho mình một con đường
đi đúng đắn từ rất sớm. Điều đó không chỉ thể hiện ở đời sống mà còn rất rõ
nét trong đời văn. Ngay từ buổi đầu cầm bút, ông đã có quan điểm, lập trường
riêng, trong đó nổi bật là quan điểm nghệ thuật về con người. Đây chính là
một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến toàn bộ sự nghiệp
sáng tác của nhà văn.
Bùi Thị Thu Thảo

13

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
1.1.2. Quan điểm nghệ thuật về con người của Nguyễn Công Hoan trước
Cách mạng tháng Tám
Mỗi nhà văn có một quan điểm nghệ thuật riêng về con người. Đó là
yếu tố được lưu ý như một công cụ đắc lực cho việc khám phá thế giới nghệ
thuật của mỗi tác giả. Bởi để sáng tạo một tác phẩm văn học, nhà văn phải có
quan niệm về thế giới qua góc nhìn nghệ thuật như một điều kiện không thể
thiếu. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Tìm hiểu khái niệm quan niệm nghệ
thuật trong nghiên cứu văn học Xô Viết cho ta thấy rằng quan niệm nghệ

thuật là một phạm trù nghệ thuật học, nó gắn bó với quan niệm thế giới quan,
triết học, xã hội học về con người và thế giới nói chung, nhưng tự bản thân nó
đã là một “ý thức hệ” đặc biệt gắn liền với miêu tả nghệ thuật”. Như vậy, cái
thúc đẩy sức sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà văn chính là quan điểm nghệ
thuật về cuộc đời và con người. Nó thể hiện sự thống nhất giữa hiện thực
được phản ánh và năng lực cắt nghĩa lí giải của nhà văn ấy. Trên cơ sở đó,
nhà văn sẽ tạo lập thế giới nghệ thuật của riêng mình.
Quan niệm về cuộc đời và con người của các nhà văn hiện thực phê
phán là “nghệ thuật vị nhân sinh”. Vũ Trọng Phụng từng khẳng định: “Các
ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết, còn tôi và những người cùng chí
hướng muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Với nguyên tắc coi hiện thực trực
tiếp là đối tượng của nghệ thuật và đặc biệt coi trong mối quan hệ giữa tính
cách và hoàn cảnh, văn học hiện thực phê phán đã phát hiện ra nhiền kiểu
nhân vật mới, làm phong phú thêm khả năng chiếm lĩnh hiện thực khách quan
của con người. Nguyễn Công Hoan chính là một tác giả đã tạo được dấu ấn
riêng cho mình trong trào lưu văn học ấy. Trong xã hội thực dân nửa phong
kiến nhiều áp bức nặng nề với không ít những bất công ngang trái, ông quan
niệm: “Cuộc đời là sân khấu hài kịch và con người là những thằng hề diễn
trò”. Trong Đời viết văn của tôi, Nguyễn Công Hoan từng nói: “Sống dưới

Bùi Thị Thu Thảo

14

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
chế độ thống trị của thực dân, tôi thấy cái gì cũng giả tạo, lừa bịp, đáng khôi
hài” [10]. Nếu Nam Cao quan niệm cuộc đời chỉ là sự “chết mòn” khi đang

sống; Vũ Trọng Phụng cho rằng “đời chỉ toàn là những sự vô nghĩa lí, đời là
một cơn giông tố làm đảo điên tất cả”: bố con trở thành kẻ thù, anh em trở
thành vợ chồng (Giông tố), nghèo đói trở thành triệu phú, thằng mạt hạng trở
thành vĩ nhân (Số đỏ)… tất cả đều quay cuồng, hỗn loạn và đảo điên trong cái
“xã hội khốn nạn”, “xã hội chó đểu” thì với Nguyễn Công Hoan, tất cả từ đạo
lí, tình thương, tình phụ tử, nghĩa vợ chồng đều trở thành trò hề. Một xã hội
vốn đã tồn tại nhiều mâu thuẫn, nay dưới cái nhìn nhạy bén của Nguyễn Công
Hoan, nó đã trở thành những “tấn trò đời” nghệ thuật đặc sắc và sinh động.
Nhà văn đã nhìn thẳng vào mặt trái của cuộc đời, của con người để phỉ nhổ
vào những cái xấu xa, bỉ ổi của xã hội ấy.
Con người trong quan niệm của Nguyễn Công Hoan là con người bị tha
hóa, thậm chí bị vật hóa, đồ vật hóa. Từ vị quan huyện béo tốt, một bà lớn với
khuôn mặt “nung núc thịt” đến những đứa ăn mày, ăn xin… đều là những con
người bị hoàn cảnh xã hội và môi trường xã hội thực dân nửa phong kiến làm
cho tha hóa. Nó khác với quan điểm của các nhà văn cùng thời với Nguyễn
Công Hoan như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… Như vậy, cách nhìn “Đời là
một sân khấu hài kịch” đã chi phối sâu sắc đến nhà văn trong việc chọn đề tài,
chủ đề, xây dựng nhân vật… mang đậm tính hài hước.
Nói tóm lại, quan điểm nghệ thuật về con người là yếu tố quan trọng chi
phối toàn bộ thế giới trào phúng Nguyễn Công Hoan. Nó không chỉ tác động đến
nội dung của tác phẩm mà ngay cả thế giới nghệ thuật trong sáng tác của ông
cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ quan điểm nghệ thuật này.
1.1.3. Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn có sức viết dồi dào và
bền bỉ. Với trên 60 năm cầm bút, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm
khổng lồ. Tác phẩm của ông không những được bạn đọc trong nước hâm mộ,
Bùi Thị Thu Thảo

15


K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
yêu mến và còn có tiếng vang ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều truyện của
ông được dịch ở Liên Xô, Ba Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…
Sự nghiệp sáng tác của ông có thể chia làm hai giai đoạn: trước và sau
Cách mạng tháng Tám. Ở mỗi giai đoạn, tác phẩm của ông lại mang những
giá trị và ý nghĩa riêng.
1.1.3.1. Trước Cách mạng tháng Tám
Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Công Hoan sáng tác hầu như
song song cả truyện ngắn và truyện dài. Song có thể nói, với truyện ngắn, vị
trí vẻ vang trong văn học sử của ông mới thật sự được khẳng định. Ông để lại
một di sản văn học đồ sộ với trên hai trăm truyện ngắn, một con số kỉ lục
trong văn học Việt Nam.
Thứ nhất là mảng truyện ngắn.
Nếu không kể tập Kiếp hồng nhan có tính chất thử bút, in năm 1923, thì
sự nghiệp của nhà truyện ngắn bậc thầy Nguyễn Công Hoan thực sự bắt đầu
từ năm 1929, khi ông ra mắt khá thường xuyên trên mục Xã hội ba đào kí của
An Nam tạp chí do Tản Đà chủ trương. Sau đó, ông viết đều trên báo Nhật
Tân rồi Tiểu thuyết thứ bảy và Phổ thông bán nguyệt san của nhà Tân Dân.
Trước Cách mạng tháng Tám, một số lớn tác phẩm của ông được tập hợp và
xuất bản thành các tập: Hai thằng khốn nạn (1934), Kép Tư Bền (1935), Đào
Kép Mới (1938), Sóng Vũ Môn (1939), Người vợ lẽ bạn tôi (1939), Ông chủ
báo (1940).
Quá trình sáng tác truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng
tháng Tám chia làm ba thời kì, khá phù hợp với ba thời kì vận động phát triển
của toàn bộ văn học dân tộc và tình hình của của xã hội: thời kì 1929- 1935,
thời kì 1935- 1939, thời kì 1940- 1945.
Thời kì 1929- 1935:

Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, Nguyễn Công Hoan đã tự vạch cho
mình một con đường riêng, trái ngược với con đường mà Tự Lực Văn Đoàn
Bùi Thị Thu Thảo

16

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
đang hướng tới. Đó là con đường nhìn thẳng vào hiện thực, bằng tiếng cười trào
phúng, phơi ra mặt trái của xã hội đầy dãy những bất công, thối nát. Có lẽ vì thế
mà ngay khi tập Kép Tư Bền ra đời, nó đã trở thành đề tài cho cuộc bút chiến nổi
tiếng giữa hai trường phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân
sinh”. Tập truyện đã được Hải Triều biểu dương, coi đó là “cái tác phẩm thuộc
về trào lưu tả thực xã hội của nước ta [19].
Kép Tư Bền xuất bản năm 1935, bao gồm 15 truyện ngắn sáng tác trong
khoảng thời gian 1929 - 1935. Đó là các truyện Răng con chó của nhà Tư sản;
Thằng ăn cắp; Bữa no… đòn; Kép Tư Bền; Người ngựa và ngựa người; Mất
cái ví; Thế là mợ nó đi Tây; Báo hiếu, trả nghĩa cha; Báo hiếu, trả nghĩa mẹ;
Thật là phúc; Cụ Chánh Bá mất giày; Thanh! Dạ!; Cái nạn ô tô…
Với tập truyện này, Nguyễn Công Hoan là một trong những người mở
màn, người cắm ngọn cờ chiến thắng cho khuynh hướng văn học hiện thực
công khai hợp pháp đương thời.
Như vậy, trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thời kì đầu, khuynh
hướng hiện thực, ý nghĩa phê phán xã hội đã được khẳng định rõ rệt. Tuy
nhiên, các sáng tác của ông vẫn không tránh khỏi thiếu sót. Ý nghĩa hiện thực
và sức mạnh phê phán của những tác phẩm đó còn hạn chế, phạm vi phản ánh
hiện thực còn hẹp. Chiều sâu của nhận thức và tình cảm của nhà văn vẫn chưa
đạt đến trình độ cao. Lên án bọn “nhà giàu” nhưng dường như Nguyễn Công

Hoan vẫn chưa vượt khỏi lập trường đạo đức có phần trừu tượng. Ông đã
đứng về phía người nghèo khổ để tố cáo, bênh vực họ song có khi sự yêu
thương , trân trọng đối với họ vẫn còn mờ nhạt…
Thời kì 1935-1939:
Đây được coi là thời kì “đắc chí” của Nguyễn Công Hoan. Ông hăng
say sáng tác dưới sự cổ vũ của một không khí đấu tranh sôi nổi. Chính vì thế
mà tiếng cười trào phúng trong truyện ngắn của nhà văn vô cùng sảng khoái,
hả hê, nhưng không mất đi ý nghĩa xã hội nghiêm túc và sâu sắc của nó.
Bùi Thị Thu Thảo

17

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
Đối với Nguyễn Công Hoan, trong xã hội đương thời, quan “phụ mẫu”
thì hiếm nhưng bọn “ăn bẩn”, xấu xa thì nhiều. Bởi vậy, bên cạnh những trang
văn đả kích trực tiếp và cay độc thói dâm ô, bỉ ổi của bọn quan lại trong Vẫn
còn trịch thượng; Chiếc đèn pin; Nạn râu…, Nguyễn Công Hoan còn viết rất
nhiều truyện khác tập trung vạch trần thói ăn tiền hết sức tệ hại của chúng
như: Thịt người chết; Gánh khoai lang; Chính sách thân dân; Sáu mạng
người; Quyền chủ; Phành phạch; Hai cái bụng; Lại chuyện con mèo; Tấm
giấy 100…
Trong các truyện ngắn viết về những số phận nghèo khổ, nhân vật mà
Nguyễn Công Hoan hướng tới không chỉ còn là anh phu xe, cô gái điếm,
thằng ăn mày hay đứa ăn cắp… mà còn có cả nông dân, công nhân. Ngòi bút
của ông đã thấm thía và sâu sắc hơn trước, cách nhìn của nhà văn đối với họ
cũng tri ân, trân trọng hơn. Các tác phẩm tiêu biểu: Chiếc quan tài (I); Được
chuyến khách; Sáng, chị phu mỏ; Tinh thần thể dục (I, II); Đào kép mới; Tôi

cũng không hiểu tại sao (I, II)…
Cùng với nhận thức tiến bộ về bản chất mâu thuẫn xã hội và tình cảm
yêu ghét chính xác, sâu sắc, ngòi bút Nguyễn Công Hoan thời kì này đã cố
gắng hướng tới những chủ đề chính trị - thời sự và có tính chiến đấu trực tiếp
hơn, mạnh mẽ hơn. Nếu trong thời kì trước, nhà văn về căn bản mới đứng trên
lập trường đạo đức phong hóa để phê phán thì thời kì này, không những quan
điểm xã hội của ông đã tiếp cận với quan điểm giai cấp, mà ở nhiều truyện
còn có màu sắc chính trị thời sự mang tính chiến đấu rõ rệt.
Thời kì 1940- 1945:
Nếu trong thời kì Mặt trận Dân chủ, ngòi bút Nguyễn Công Hoan xông
xáo, sắc mạnh thì thời kì này, khi cách mạng bị đàn áp, xã hội Việt Nam thuộc
địa trở lên hết sức đen tối, ngòi bút đang có đà ấy bị chặn lại và có sự sa sút rõ
rệt. Sự sa sút ấy thể hiện ở truyện dài nhiều hơn truyện ngắn. Những năm 1940 1945, trên Tiểu thuyết thứ bảy, nhà văn vẫn cho đăng nhiều truyện ngắn tiếp tục
Bùi Thị Thu Thảo

18

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
mạch hiện thực trào phúng có giá trị như: Công dụng của cái miệng; Người thứ
ba; Con ve; Chuộc cụ; Hồi còi báo động; Êu êu Mê đo…
Tuy nhiên, trong thời kì này, chính quyền thực dân đã ra mật lệnh cho
sở kiểm duyệt không cho in bất cứ thứ gì của Nguyễn Công Hoan sáng tác.
Như vậy, sự nghiệp viết truyện ngắn của ông trước cách mạng tháng Tám coi
như chấm dứt.
Nhìn lại sự nghiệp viết truyện ngắn của tác giả, chúng ta thấy Nguyễn
Công Hoan xứng đáng là một trong những nhà văn hiện thực tiêu biểu nhất
của văn học dân tộc. Ông đã đặc biệt thành công và khẳng định được vai trò

của mình đối với thể loại truyện ngắn. Tuy nhiên, ông còn được biết đến là tác
giả của nhiều tác phẩm truyện dài có giá trị. Những tác phẩm ấy cũng đã được
bạn đọc đón nhận và yêu mến. Nó góp phần làm cho sự nghiệp sáng tác của
nhà văn thêm đa dạng và phong phú.
Thứ hai là mảng truyện dài.
Nhìn chung, truyện dài của Nguyễn Công Hoan không có giá trị cao
bằng truyện ngắn. Tuy nhiên khối lượng truyện dài của nhà văn khá lớn, trong
đó có những truyện có giá trị đặc sắc, thuộc vào những tác phẩm tiêu biểu
nhất của văn học hiện thực phê phán, cũng có những truyện giá trị có hạn
song cũng đã từng được dư luận chú ý, hoan nghênh vì nhiều lẽ.
Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Công Hoan đã sáng tác nhiều
tiểu thuyết và được đăng báo liên tiếp như: Tắt lửa lòng (1933), Lá ngọc cành
vàng (1935), Ông chủ (1935), Cô giáo Minh (1935), Bước đường cùng
(1938), Thanh đạm (1942)…
Nếu như trong truyện ngắn, ngay từ khi ra mắt bạn đọc trên mục Xã hội
ba đào kí của An Nam tạp chí, Nguyễn Công Hoan đã tự giới thiệu mình như
một cây bút “xã hội” “tả chân”, tự vạch con đường riêng cho mình thì trong
truyện dài thời kì đầu, nhà văn lại đi vào những truyện tình lãng mạn, lâm ly,

Bùi Thị Thu Thảo

19

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
nhuốm màu đạo đức nho phong và vấn đề hôn nhân gia đình có phần bảo thủ.
Tiêu biểu là tiểu thuyết Tắt lửa lòng.
Tác phẩm là một câu chuyện tình yêu buồn giữa hai nhân vật chính là

Lan và Điệp. Họ yêu nhau, khát khao hanh phúc lứa đôi nhưng cuối cùng,
tình yêu không thành, cả hai đều đau khổ. Giá trị của Tắt lửa lòng chủ yếu ở
mặt phê phán xã hội, trước hết là phê phán bọn quan lại thối nát đương thời.
Mối tình trong sạch và cao thượng của Lan và Điệp vì đâu mà tan vỡ cay
đắng? Chính là do lão phủ Trần độc ác, thâm hiểm, đê tiện ra tay phá hoại.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Công Hoan, bọn quan lại được vẽ lên bằng những
nét biếm họa già tay, tô đậm cái hình thù ít nhiều quái dị và tâm địa xấu xa, bỉ
ổi của chúng.
Sự phê phán trong tác phẩm rất dứt khoát, mạnh mẽ nhưng đây vẫn
chưa phải là một tác phẩm hiện thực. Nhà văn chưa phản ánh hiện thực trên
bình diện xã hội mà mới chỉ dừng lại ở bình diện đạo đức. Cảm hứng chủ đạo
của tác phẩm không hẳn là tình yêu mà chính là đạo đức. Tác giả chưa vượt
qua khuynh hướng giáo huấn và cách viết chưa thực hiện đại, mải chạy theo
tình tiết mà không chú ý đến tính cách.
Lập trường đạo đức có phần bảo thủ của Nguyễn Công Hoan bộc lộ rõ
hơn trong những tiểu thuyết đề cập trực tiếp đến vấn đề phụ nữ và hôn nhân
gia đình. Cô giáo Minh (1935) là một tiểu thuyết luận đề, trong đó với thủ
pháp phóng đại và lối châm biếm sắc sảo, tác giả đã đả kích mạnh mẽ cái hủ
lậu lố lăng đến quái gở của bà mẹ chồng cũng như thể hiện mối xung đột mẹ
chồng nàng dâu, cũ và mới hết sức căng thẳng. Sau khi “thắt nút” thật chặt,
tác giả đã gỡ ra bằng cách vẫn cho cô giáo Minh ở nhà chồng, “ăn ở lại với
mẹ chồng, với chồng” để cảm hóa họ.
Năm 1935, Nguyễn Công Hoan tỏ ra khá sung sức với thể loại tiểu
thuyết. Ông sáng tác tương đối nhiều, trong đó đáng chú ý hơn cả là hai tác

Bùi Thị Thu Thảo

20

K35C - Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp
phẩm Lá ngọc cành vàng và Ông chủ. Xét về nhiều mặt, hai truyện này có ý
nghĩa đánh dấu sự chuyển biến của ngòi bút Nguyễn Công Hoan nói riêng và
trào lưu văn học hiện thực phê phán nói chung.
Trong Lá ngọc cành vàng, Nguyễn Công Hoan đã lên tiếng bênh vực
tình yêu ngoài lễ giáo phong kiến và phê phán mạnh mẽ lực lượng bảo thủ đã
phá hoại hạnh phúc của lớp thanh niên. Cùng một lúc, truyện thể hiện hai
quan điểm nhìn nhận hiện thực của nhà văn. Đó là quan điểm đạo đức phong
kiến và quan điểm giàu nghèo. Trong đó, quan điểm giàu nghèo là cơ bản.
Tác giả phê phán mạnh mẽ những kẻ có quyền và có tiền đã nhẫn tâm chà đạp
lên hạnh phúc chính đáng của con người. So với Tắt lửa lòng, Lá ngọc cành
vàng đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của Nguyễn Công Hoan trên cả
hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Tiểu thuyết Ông chủ gồm tám chương, ngay từ chương thứ hai tác giả
đã tâp trung tố cáo thói dâm ô, đểu cáng và tâm địa độc ác của gia đình nhà
chủ với vợ chồng anh đĩ Nuôi, gây nên thảm cảnh cho gia đình này. Tác phẩm
đã đề cập trực tiếp tới mâu thuẫn giai cấp gay gắt ở nông thôn, giữa người
nông dân lao động nghèo khổ và bọn địa chủ thống trị. Với cuốn tiểu thuyết
có giá trị tố cáo mạnh mẽ này, Nguyễn Công Hoan đã đứng hẳn về phía người
nông dân bị áp bức, bóc lột và vạch trần bộ mặt xấu xa, tàn ác, dã man của
bọn địa chủ.
Trong Bơ vơ, tác giả đã miêu tả số phận trớ trêu đến lạ lùng của một tên
cướp vốn là một đứa con hoang bị bỏ rơi. Qua đó, nhà văn lên án xã hội giả
dối vô nhân đạo, nhất là bọn quan lại.
Truyện Một chương trình quyết thực hành là tiểu thuyết có tính chất
hoạt kê châm biếm một tên nhà giàu vừa hiếu danh vừa hiếu sắc. Cuối cùng,
hắn ta đã bị lừa bởi một gái đĩ thập thành. Câu chuyện đã mang đến cho bạn
đọc những tiếng cười vô cùng sảng khoái.

Bùi Thị Thu Thảo

21

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
Cô làm công (1936) được tác giả viết dưới hình thức nhật kí của nhân
vật chính. Đó là một cô gái làm thuê cho một hãng buôn lớn. Qua số phận bất
hạnh của cô, tác giả đã phản ánh chân thực và sinh động đời sống khổ nhục
của đám tiểu tư sản nghèo trong xã hội đương thời.
Một công trình vĩ đại là tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan viết năm 1937.
Trong tác phẩm này, tác giả đã đả kích thẳng tay bọn quan lại độc ác, nhất là
hạng công tử con quan với lối sống ăn chơi dâm ô tàn bạo, đồng thời đả kích
phong trào “Âu hóa”, “vui vẻ trẻ trung” có tính chất trụy lạc đương thời.
Năm 1938, Nguyễn Công Hoan viết truyện Bước đường cùng. Đây là
tác phẩm xuất sắc đánh giá đỉnh cao tư tưởng Nguyễn Công Hoan trước Cách
mạng tháng Tám. Hơn nữa, nó còn được coi là một trong những thành tựu
tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Tác phẩm
đã trực tiếp phản ánh nông thôn Việt Nam trước cách mạng trên bình diện
xung đột giai cấp, làm nổi bật bộ mặt tàn bạo, thối nát của giai cấp địa chủ
phong kiến và sự cùng khổ của người nông dân bị áp bức, bóc lột. Với Bước
đường cùng, tác giả đã dựng lên một bức tranh rộng lớn và sinh động về đời
sống nông thôn đương thời với số phận bất hạnh của những người nông dân
thấp cổ bé họng - nạn nhân của bộ máy chính quyền thối nát và mục rữa.
Năm 1939, Nguyễn Công Hoan viết Cái thủ lợn “cùng một tinh thần
với Bước đường cùng”. Tác phẩm bị kiểm duyệt không được in, sau khi Nhật
đảo chính mới ra mắt.
Câu chuyện xoay quanh một vụ tranh chấp ngôi tiên chỉ giữa hai tay

cường hào ở một làng quê. Qua đó, tác phẩm đả kích mạnh mẽ vào bọn cường
hào địa chủ tác oai tác quái ở nông thôn đương thời. Tuy nhiên, tác phẩm
chưa có được nội dung hiện thực phong phú, sâu sắc với sức khái quát như
Bước đường cùng.
Trước đây, nếu Nguyễn Công Hoan trở thành kẻ thù số một của quan
lại đương thời thì giờ đây, với Thanh đạm (1942), quan lại phong kiến được

Bùi Thị Thu Thảo

22

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
ông thần thánh hóa với tất cả niềm tôn kính ngưỡng mộ. Nhân vật quan huyện
Lê Sĩ Cư được miêu tả như một vị Thánh sống, Phật sống với ánh hào quang
rực rỡ làm lu mờ hẳn đám dân thường. Quan hết lòng chăm dân, dân hết lòng
cung kính quan. Một xã hội thấm đượm màu sắc cải lương phong kiến với
giấc mơ thái bình được phản ánh rõ nét và cụ thể. Rõ ràng, ở đây, quan lại
được thần thánh hóa còn nhân dân lao động thì bị hạ thấp một cách thảm hại.
Các nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định Thanh đạm là bước thụt lùi
trong tư tưởng của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng.
Nói tóm lại, với những thành tựu xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám,
Nguyễn Công Hoan xứng đáng là một nhà văn lớn, tiêu biểu cho nền văn học
hiện thực phê phán Việt Nam. Sau cách mạng, đời văn của ông bước sang một
trang mới. Dù không đạt được nhiều thành tựu, song giai đoạn này, nhà văn cũng
đã để lại cho hậu thế không ít những tác phẩm có giá trị.
1.1.3.2. Sau Cách mạng tháng Tám
Cách mạng tháng Tám đã giải phóng dân tộc đồng thời giải phóng nhà

văn khỏi sự bế tắc. Tuy nhiên, vì còn bỡ ngỡ trước cuộc sống mới nên thời kì
này Nguyễn Công Hoan sáng tác ít và không mấy đặc sắc. Đối với một cây
bút chỉ quen viết về những “mặt trái” dơ dáy, những “cảnh xuống” của xã hội
thối nát thì điều này không có gì khó hiểu.
Với truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan sáng tác không nhiều. Song ông
vẫn cho ra đời một vài tác phẩm như: Bà lái đò (1948), Hai mẹ con (1949),
Trung thành (1955), Cây mít (1955), Trong chuyến xe lam (1975), Chuyện
của cô ấy (1975)…
Giai đoạn này, ông tập trung bút lực vào thể loại truyện dài. Từ năm
1954 trở đi Nguyễn Công Hoan viết tiểu thuyết đề tài lịch sử, phản ánh xã hội
Việt Nam trước cách mạng. Ông lần lượt cho in: Tranh tối tranh sáng (1958),
Hỗn canh hỗn cư (1961), Đống rác cũ (tập I, 1963), Anh con trai người bạn
đọc ấy (viết năm 1965, in năm 1967).

Bùi Thị Thu Thảo

23

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
Có thể nói, sáng tác của Nguyễn Công Hoan sau Cách mạng tháng Tám
chưa có nhiều thành tựu thật xuất sắc, chưa tương xứng với chủ đề lớn của các
tác phẩm đó và với tên tuổi của một nhà văn lớn. Nguyên nhân có lẽ là do nhà
văn đã gần như từ bỏ thể loại sở trường - truyện ngắn trào phúng để tập trung
sử dụng thể loại sở đoản - truyện dài. Bên cạnh đó, một phần cũng là do suốt
một thời gian dài sau cách mạng, nhà văn vẫn chưa có quan niệm thật đúng,
thật rõ về vai trò và tính chất của vũ khí trào phúng trong nền văn xuôi mới.
Tuy nhiên, sau cách mạng, hoạt động văn học của Nguyễn Công Hoan

mở rộng nhiều mặt hơn trước. Ngoài truyện ngắn, truyện dài, ông còn viết kí
sự, hồi kí, trong đó có Những ngày tháng Tám ở Côn Đảo và Người cập
rằng hầm xay lúa.
Đặc biệt là hồi kí Đời viết văn của tôi ra mắt bạn đọc năm 1971. Tác
phẩm đã kể lại trung thực, sinh động quá trình hoạt động văn học của chính
tác giả. Không những thế, hồi kí còn dựng lại diện mạo, không khí của đời
sống văn học khu vực hợp pháp Việt Nam thời kì trước cách mạng, một thời
kì văn học sôi động, phức tạp, trong đó nổi lên những phác họa sinh động
chân dung nhiều khuôn mặt văn học đương thời như Tản Đà, Ngô Tất Tố, Vũ
Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tam Lang… Những kinh nghiệm
nghệ thuật của nhà văn về viết truyện, nhất là truyện ngắn trào phúng được
tổng kết trong cuốn sách có rất nhiều ý nghĩa. Sau này, để có thể cung cấp
những tài liệu cụ thể về lịch sử, xã hội, văn hóa, văn học… nhà văn đã “nhớ
và ghi” lại hơn 600 sự việc và hiện tượng lớn nhỏ về đời sống xã hội Việt
Nam cũ.
Nói tóm lại, trải dài suốt nửa thế kỉ cầm bút, tiếng nói nghệ thuật vang
dội nhất của Nguyễn Công Hoan là tiếng nói tố cáo gay gắt, đanh thép xã hội
Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến đầy bất công và vô cùng lố lăng, thối nát;
là tiếng nói bênh vực chân thành những con người nghèo khổ bị chà đạp, xúc

Bùi Thị Thu Thảo

24

K35C - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
phạm. Đó là tiếng nói mạnh mẽ, đầy tính chiến đấu, đã kế thừa và phát huy
tiếng cười trào phúng đặc sắc giàu sức sống trong văn học dân tộc.

Với sự nghiệp sáng tác đồ sộ như vậy, Nguyễn Công Hoan là một
người lao động nghệ thuật đích thực và bền bỉ, là người sống giản dị, khiêm
nhường với tất cả sự chân thành của mình. Ông là tấm gương của một con
người đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho sự nghiệp văn học; một con
người đã miệt mài lao động sáng tạo nghệ thuật hơn 60 năm cuộc đời. Nói
đến Nguyễn Công Hoan là nói đến một nhà văn yêu nước, một ngòi bút chiến
đấu vì lẽ phải bằng tiếng cười chính nghĩa và tài năng văn chương của mình.
1.2. Thể loại truyện ngắn và truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan
trước Cách mạng tháng Tám.
1.2.1. Thể loại truyện ngắn
Nhận diện thể loại truyện ngắn là nỗ lực liên tục của cả người sáng tác
và giới nghiên cứu lí luận. Từ W.Gớt ở thế kỉ XVII cho đến Sêkhốp, từ Lỗ
Tấn đến Môpatxăng, từ Antonnôp thế kỉ XIX, XX, đến Nguyễn Công Hoan,
Nguyễn Minh Châu… Họ đưa ra những cách khu biệt khác nhau. Các định
nghĩa thường xoáy sâu vào bình diện chính như dung lượng, cốt truyện, nhân
vật, chi tiết, ngôn ngữ… để khái quát thành đặc trưng. Mỗi người một quan
niệm, tiếng nói chung dường như còn mờ nhạt. Người này cho truyện ngắn là
một “khoảnh khắc”, một “trường hợp”; người khác nhấn mạnh vào nhân vật,
vào tính hàm súc của chi tiết, cô đúc của ngôn từ…
Chúng tôi đồng ý với quan điểm của các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ
văn học khi cho rằng: Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của
thể loại truyện ngắn bao trùm hết các phương diện của đời sống như đời tư,
thế sự hay sử thi; nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra
để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ.
Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệt
truyện ngắn với các tác phẩm tự sự khác. Trong văn học hiện đại có nhiều tác

Bùi Thị Thu Thảo

25


K35C - Ngữ văn


×