Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn vũ ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.18 KB, 65 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Quan niệm về con người ở mỗi hình thái ý thức xã hội là khác nhau.
Do vậy, với vai trò là một hình thái ý thức xã hội, văn chương có cách tìm hiểu
vấn đề con người theo hướng riêng của mình. Mỗi nhà văn khi xây dựng hình
tượng nhân vật luôn tìm cách khai thác những phương diện bản chất của con
người, từ đó lồng ghép những ẩn ý mang tính xã hội. Qua con người, nhà văn
có thể miêu tả, phản ánh, thể hiện và khám phá những đặc điểm bản chất nhất
của xã hội. Từ 1975 đến nay, văn học Việt Nam bước đầu bước sang một giai
đoạn mới - giai đoạn dân chủ hoá nền văn học. Xã hội đầy biến động, những
cái cũ bị phá vỡ, những tư tưởng mới, quan niệm mới bắt đầu hình thành trong
lòng xã hội. Văn học Việt Nam nói chung, truyện ngắn Việt Nam nói riêng
cũng đang vận động không ngừng để bước vào quỹ đạo mới cùng với văn học
thế giới. Con người trong xã hội Việt Nam hiện đại cũng đang biến chuyển,
vận động trong vòng xoáy của thời đại. Chính vì vậy, trong các tác phẩm văn
học, đặc biệt là các tác phẩm truyện ngắn của văn học Việt Nam những năm
gần đây, con người được xây dựng, phản ánh theo hướng đa diện. Những
phương diện mới của con người, đặc biệt là những bi kịch của con người vốn bị
né tránh trong văn học thời kì trước nay đã được các nhà văn tìm đến khai phá,
phơi bày. Và đó chính là một điểm làm nên nét độc đáo của văn xuôi Việt Nam
nói chung, truyện ngắn Việt Nam nói riêng từ sau 1975 đến nay.
1.2. Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau - một vùng
quê nghèo nơi đất mũi của tổ quốc. Trước khi viết truyện ngắn đầu tiên chị
đơn thuần là một cô gái nông dân bỏ dở học hành, với những gánh rau phụ mẹ
bán chợ đêm và ngày ngày chăm sóc ông ngoại. Khi truyện ngắn đầu tay của
chị được in trên Tạp chí Văn nghệ Cà Mau và những lời động viên của người
cha kính yêu đã, làm cho chị phấn chấn và tin mình có duyên nợ với trang

1



viết. Âm thầm đến với văn chương và bừng sáng khi được giải nhất cuộc thi
“Văn học tuổi 20”, Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành niềm hi vọng của văn
chương đương đại. truyện ngắn của chị liên tiếp giành được nhiều giải
thưởng, truyện ngắn Cuối mùa nhan sắc và tập truyện ngắn Cánh đồng bất
tận đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Thụy Điển, đặc biệt năm
2005, tác phẩm Cánh đồng bất tận đã trở thành một cuốn sách Bets-selle, một
hiện tượng của văn chương Việt Nam. Sau đó, chị đã được nhận giải thưởng
văn học quốc tế ASEAN năm 2008. Nguyễn Ngọc Tư đã viết với tất cả niềm
đam mê, viết như chính cuộc đời mình vậy, để rồi hàng loạt truyện ngắn đã ra
đời với một lối văn dung dị nhẹ nhàng, giàu tính nhân văn. Thậm chí có
những ý kiến còn cho rằng Vũ Trọng Phụng có tác phẩm Số đỏ, Nguyễn Huy
Thiệp với hàng loạt những truyện ngắn xuất hiện từ khoảng nửa đầu những
năm 80 đến giữa những năm 90 của thế kỉ trước, Bảo Ninh với Nỗi buồn
chiến tranh và Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận. Tuy là một tác giả trẻ
tuổi nhưng chị đã hình thành cho mình một phong cách riêng độc đáo với lối
văn dung dị ngôn ngữ truyện cứ như được bê vào từ đời thường, câu chuyện
ấy như thể mình là người được chứng kiến đủ điều từ đầu đến cuối và kể lại
cho mọi người cùng nghe. Nguyễn Ngọc Tư không một lời phán xét nào về
cuộc đời nhân vật của mình, mà như cứa vào tâm thức người đọc những nỗi
niềm trắc ẩn. Cứ như thế Nguyễn Ngọc Tư đã có những bước tiến vững chắc
vào làng văn Việt Nam tác phẩm của chị được đón đọc một cách nồng nhiệt,
đồng thời cũng tạo ra nhiều sự tranh luận trên văn đàn.
1.3. Văn chương nghệ thuật là địa hạt của sự sáng tạo. Có thể nói ở
phương diện này, tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư được xem như là một hiện
tượng độc đáo, đáng chú ý của nền văn học Việt Nam hiện đại. Đọc các tác
phẩm của chị, người đọc nặng trĩu một nỗi buồn, các nhân vật dường như
sống trong những nỗi buồn, những nỗi cô đơn, những bi kịch của cuộc đời để

2



rồi kết thúc câu chuyện vẫn là cái buồn, vẫn là cái cô đơn, cái bi kịch ấy. Nó
làm day dứt lòng bạn đọc, nó bắt bạn đọc phải thoát ra khỏi cái tiềm thức vẫn
tồn tại bấy lâu, bắt phải suy nghĩ, phải trăn trở về số phận của nhân vật để từ
đó thừa nhận một điều rằng: cuộc sống vẫn còn có rất nhiều những bi kịch
như thế về con người, thay vì chúng ta sống mãi trong những cái kết thúc có
hậu có khi là sự sắp đặt, thì chúng ta hãy sống với sự thật này hãy dũng cảm
để đối mặt với nó.
Đối với một giáo viên Ngữ văn, việc tìm hiểu và phân tích những bi kịch
của nhân vật trong những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, sẽ góp phần
củng cố vững chắc thêm kiến thức lí luận liên quan đến nhân vật văn học, đến
bi kịch của nhân vật. Điều đó mang lại nhiều lợi ích tích cực cho công tác
giảng dạy và chất lượng dạy học được nâng lên.
Lựa chọn đề tài Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,
người viết mong muốn tìm hiểu nét độc đáo trong cách khám phá, thể hiện
con người chủ yếu là số phận bi kịch của con người trong truyện ngắn của chị,
đồng thời thấy được quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc
Tư. Hơn nữa sự yêu thích nhà văn cũng là một lí do khiến chúng tôi mạnh dạn
tìm hiểu đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư là cây bút trẻ, chị đã nhanh chóng trở thành cái tên
quen thuộc với độc giả cả nước. Người đọc khi đến với những sáng tác của
chị thường được đắm mình trong những nỗi trăn trở, ưu tư và nhận ra bức
thông điệp đầy tính nhân văn về cuộc sống mà chị gửi gắm.
Nguyễn Công Thuấn trong bài viết “Nguyễn Ngọc Tư và hành trình đã
đi” đã nói “Khi tôi viết những dòng này thì Nguyễn Ngọc Tư đã được bao bọc
bởi quá nhiều hào quang ca sự thành công và những lời ca ngợi... Hãy cứ để
cho những vòng hào quang tỏa sáng tên tuổi Nguyễn Ngọc Tư và để những

3



lời ngợi ca dành cho chị còn vang vọng mãi bởi đó là tấm lòng của người đọc
đối với nhà văn họ yêu mến. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nhân hậu. Chị xứng
đáng được nhận những vòng hoa và những vương miện của lòng yêu thương”
[41].
Cũng trong bài viết này Nguyễn Công Thuấn còn nhận định: “Nguyễn
Ngọc Tư đi thẳng vào vấn đề xã hội, những bi kịch, đối diện với lương tâm
trách nhiệm. Sự căng thẳng, quyết liệt của vấn đề xã hội thay cho dư vị lãng
mạn của tình yêu thăng hoa. Nguyễn Ngọc tư tỏ ra là ngòi bút có bản lĩnh.
Chị xông thẳng vào thực tại gai góc, không né tránh vấn đề, nhưng chị đã giải
quyết bi kịch bằng cái nhìn nhân hậu” [41].
Do yêu mến tài năng của Nguyễn Ngọc Tư mà giáo sư kinh tế Trần
Hữu Dũng - một việt kiều Mĩ đã lập tủ sách Nguyễn Ngọc Tư trong trang web
“văn hóa và giáo dục” của mình. Ông tự bạch trong website của mình: “Tôi
lập trang web với mục đích trước hết, cho tôi thu thập vào một nơi những bài
của (và về) Nguyễn Ngọc Tư rải rác trên các trang web và sau đó chia sẻ với
những bạn thích văn Nguyễn Ngọc Tư như tôi”.
Nhưng đã có không ít người lo lắng và sốt ruột khi nghĩ Nguyễn Ngọc
Tư sẽ bằng lòng với những vinh quang mà mình đang có. Người đọc bắt đầu
thấy quá quen thuộc với những truyện của cô. Chúng na ná như nhau sự
quanh quẩn trong những không gian, hoàn cảnh quen thuộc có thể là chớp đèn
vàng trên con đường văn chương của Nguyên Ngọc Tư.
Nhưng vào tháng 8 năm 2005 Nguyễn Ngọc Tư đã khuấy động đời
sống văn học khi cho ra mắt bạn đọc truyện Cánh đồng bất tận. Đã có rất
nhiều ý kiến khen chê xung quanh tác phẩm, nhưng những giải thưởng mà
Cánh đồng bất tận mang lại cho chị đã minh chứng cho tài năng nghệ thuật
độc đáo, cho sự bứt phá ngỡ ngàng của chị trên văn đàn. Những khó khăn vấp
váp trên con đường nghệ thuật đối với cây bút trẻ như Nguyễn Ngọc Tư là


4


khó tránh khỏi nhưng đáp lại chị đã nỗ lực hết sức, luôn tìm tòi và không
ngừng sáng tạo.
Sau này khi Gió lẻ và 9 câu chuyện khác cùng Giao thừa ra đời, chúng ta
thấy Nguyễn Ngọc Tư vẫn có duyên trong cách sử dụng ngôn ngữ địa phương
và cách đưa đối thoại vào trong văn. Hai tác phẩm đã tiếp tục khai thác triệt
để thế mạnh của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư. Chủ đề của các truyện không
nhiều tầng nghĩa mà lắng sâu chất Nam Bộ, dễ đọc, dễ cảm thông.
Trong bài viết “ Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn phương
diện nội dung tự sự” Nguyễn Trọng Bình đã nhận xét về truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư, về nỗi trăn trở của chị trước số phận của con người: mỗi
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là một lời trần tình, một thông điệp chân
thành mà nhà văn muốn gửi đến độc giả, đó là: nếu ai đó khổ hãy nhìn sang
những người xung quanh để thấy có khi họ còn khổ hơn mình; nếu chúng ta
biết thông cảm với cái khổ của người khác sẽ thấy cuộc đời mình bớt khổ vì
vẫn còn may mắn hơn họ. Đây cũng là một quan niệm rất độc đáo, mang đầy
tính nhân văn của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư.
Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chúng ta còn thấy nỗi trăn trở của
nhà văn trước tình cảnh con người đối mặt với cái nghèo điều đó thể hiện qua
vấn đề để tồn tại con người phải đưa ra cách chọn lựa, phải đánh đổi và trả giá
cho những việc làm của chính họ. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư,
chúng ta còn thấy khi đối mặt với cái nghèo, phần nhiều những người dân quê
bao giờ cũng nương tựa vào nhau và cố gắng vươn lên để sống bằng sự cần cù
chịu thương chịu khó rất đáng trân trọng.
Bên cạnh đó Nguyễn Trọng Bình còn viết: “Nếu nói văn học là
những buồn vui đời người, là sự chiêm nghiệm về những gì được mất, là hồi
ức về quá khứ, sự không thỏa mãn với hiện tại và dự cảm về tương lai, là trầm
tư về lẽ tồn vong của con người trong mối quan hệ với xã hội, tự nhiên và vũ


5


trụ, thì trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư bên cạnh cái nhìn khắc khoải”
về thân phận những người dân quê, người đọc còn bắt gặp khá nhiều
những câu chuyện tình dang dở và những miền ký ức buồn của những con
người lam lũ nơi đây. Có thể nói đây là một trong những mảng nội dung tự sự
rất quan trọng trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư”.
Có thể nói những ý kiến, luận bàn về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
rất phong phú có người khen, kẻ chê nhưng hầu hết mỗi bài viết đều đã có
những phát hiện mới mẻ về cây bút trẻ này.Và hiện nay có rất nhiều bài báo,
khóa luận, luận văn viết về Nguyễn Ngọc Tư, những công trình này đã đề cập
đến quan niệm nghệ thuật, đến nhân vật đến thân phận con người trong sáng
tác của chị. Song qua việc khảo sát tìm hiểu các công trình nghiên cứu kể trên
chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào khai
thác Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Trên cơ sở lí
luận văn học chúng tôi muốn khai thác có chiều sâu hơn về nhân vật bi kịch
trong truyện ngắn của chị. Hơn nữ niềm yêu thích lối viết giản dị của nhà văn
nữ Nguyễn Ngọc Tư khiến chúng tôi chọn đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ việc vận dụng những kiến thức lí thuyết về nhân vật và nhân vật bi
kịch vào việc nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, khóa luận hướng
tới việc tìm ra những nét độc đáo trong cách thể hiện số phận của nhân vật,
thấy được những trăn trở của nhà văn qua những thân phận con người.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nắm vững kiến thức lí luận về nhân vật và kiểu nhân vật bi kịch, ứng
dụng những vào việc tìm hiểu bi kịch của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư. Qua đó thấy được những quan niệm nghệ thuật về con người của
chị. Tìm hiểu về kiểu nhân vật bi kịch của nhân vật cũng chính là đi khám phá

thế giới tâm hồn của Nguyễn Ngọc Tư, một tâm hồn trong trẻo nhưng nặng

6


trĩu nỗi niềm của một người phụ nữ, đồng thời cũng thấy được những quy luật
của cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Khoá luận tập trung tìm hiểu dạng nhân vật bi kịch trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một khóa luận chúng tôi không khảo sát toàn bộ
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc tư, mà chỉ tập trung vào ba tập truyện ngắn tiêu
biểu của nhà văn: Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, Giao thừa.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống
Phương pháp này giúp người nghiên cứu có thể phân chia đối tượng ra
làm nhiều yếu tố (mỗi yếu tố có chức năng nhiệm vụ khác nhau) để xem xét.
Phân chia như thế, phương pháp này giúp nghiên cứu nhận ra được tác động
chi phối là trực tiếp hay gián tiếp giữa các yếu tố trong cùng một hệ thống.
6.2. Phương pháp xác định lịch sử phát sinh
Theo cách gọi của M.B. Khrapchenko thì đây là phương pháp nghiên cứu
phát sinh lịch sử. Phương pháp này chủ trương nghiên cứu văn học cũng như
các trường phái, nhà văn, tác phẩm, phương pháp sáng tác... từ nguồn gốc đời
sống, xã hội. Nó cũng chủ trương giải thích sự phát triển của văn học, sự đấu
tranh giữa các trào lưu, sự thay thế hiện tượng văn học này bằng một hiện
tượng văn học khác, sự tương tác, mâu thuẫn hoặc kế thưà có đổi mới của từng
hiện tượng, từng giai đoạn văn học từ những cội nguồn lịch sử xã hội.
Từ mối quan hệ giữa văn học và đời sống, việc lí giải các hiện tượng

văn học từ cơ sở lịch sử xã hội là quan điểm đúng đắn, mang lại nhiều chứng
giải thuyết phục được những hạn chế của những khuynh hướng nghiên cứu
nội quan quá thiên vào việc giải thích văn bản văn học và tính tự trị của nó.

7


6.3. Phương pháp thống kê, so sánh
Thống kê, so sánh là phương pháp đi sâu vào tìm hiểu đối tượng (ở đây
là ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học), thống kê những chi tiết, sự
kiện có liên quan tới vấn đề cần tìm hiểu. Đồng thời, từ kết quả thống kê có
thể so sánh với các đối tượng khác để thấy được sự độc đáo của đối tượng này
so với đối tượng khác.
6.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ những kết quả phân tích, phương pháp này yêu cầu người nghiên cứu
phải tổng hợp lại các kết quả đã tìm thấy để đưa ra những kết luận chung nhất.
7. Đóng góp của khóa luận
Thứ nhất, tác giả cố gắng xác lập tương đối hệ thống các khái niệm lí
luận liên quan đến nhân vật và kiểu nhân vật bi kịch, vận dụng lí thuyết đó để
nghiên cứu nhân vật bi kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
Thứ hai, tác giả khóa luận đã phát hiện các kiểu nhân vật bi kịch tiêu
biểu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Qua đây người viết góp phần
làm sáng tỏ cá tính sáng tạo, quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn
đồng thời góp một tiếng nói khẳng định vị trí và những đóng góp của Nguyễn
Ngọc Tư đối với nền văn học nước nhà.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của khoá luận được triển khai thành ba chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung về nhân vật và nhân vật bi kịch
- Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người và đặc điểm nhân vật bi

kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
- Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật bi kịch trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư

8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT VÀ NHÂN VẬT BI KỊCH
1.1. Khái niệm về nhân vật văn học
1.1.1. Phương diện từ ngữ
Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện từ rất sớm (tiếng Hi Lạp: persona, tiếng
Anh: personage, tiếng Nga: persona). Theo tiếng Hi Lạp cổ, “persona” lúc
đầu nghĩa là “cái mặt nạ” - một dụng cụ biểu diễn của diễn viên trên sân khấu.
Về sau, từ này được dùng phổ biến hơn với tần số nhiều nhất, thường xuyên
nhất để chỉ những đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện.
Ngoài ra, nhân vật còn được gọi bằng các thuật ngữ khác như: “vai”
(actor) và “tính cách” (character). Tuy nhiên các thuật ngữ này có nội hàm
hẹp hơn so với thuật ngữ “nhân vật” (personna).
Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhấn mạnh đến tính chất hành động của cá
nhân, thích hợp với loại “nhân vật hành động”. Còn thuật ngữ “tính cách” lại
thiên về những nhân vật có tính cách. Trên thực tế sáng tác không phải nhân
vật nào cũng hành động nhân vật nào cũng có tính cách rõ rệt mà chỉ tập trung
khắc họa đời sống nội tâm hơn là hành động. Bởi vậy nếu sử dụng thuật ngữ
“tính cách” và thuật ngữ “vai” đều không thể bao quát hết những biểu hiện
khác nhau của các loại nhân vật trong sáng tác văn học.
“Nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong phú đặc sắc, có sức khái quát
những hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học ở mọi bình diện và cấp độ.
Như vậy, sử dụng thuật ngữ “nhân vật” là đúng đắn và đầy đủ nhất.

Tuy vậy “nhân vật” là khái niệm không chỉ dùng trong các tác phẩm văn
chương mà còn được dùng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo bộ Từ điển tiếng
việt (do Hoàng Phê chủ biên) thì “nhân vật” là khái niệm hai nghĩa. Thứ nhất,
đó là “đối tượng (thường là con người) được miêu tả trong tác phẩm văn học
nghệ thuật”. Thứ hai, đó là người có vai trò nhất định trong xã hội” [31,881].

9


Tức là thuật ngữ “nhân vật” được dùng phổ biến ở nhiều mặt, cả ở đời sống
chính trị xã hội lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày. Song, trong phạm vi nghiên
cứu của khóa luận, chúng tôi chỉ đế cập đến “nhân vật” theo nghĩa thứ nhất mà
bộ Từ điển tiếng Việt đã nêu ra, tức là nhân vật trong tác phẩm văn chương.
1.1.2. Một số quan niệm về nhân vật trong nghiên cứu lí luận văn học
Trong nghiên cứu lí luận văn học có nhiều quan niệm về nhân vật. Trong
Từ điển văn học (tập 2), các tác giả đưa ra quan niệm: “Nhân vật là yếu tố cơ
bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề
và đến lượt mình nó lại các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập
trung khắc họa. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật
của tác phẩm văn học” [28;86].
Theo định nghĩa này, các tác giả đã nhìn nhân nhân vật từ khía cạnh vai
trò, chức năng của nó đối với tác phẩm văn học và quan hệ của nó đối với các
yếu tố hình thức tác phẩm văn học. Đây có thể nói là định nghĩa tương đối
hoàn chỉnh về nhân vật văn học.
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học tác giả Lại Nguyên Ân xem xét nhân
vật trong mối tương quan chặt chẽ với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn,
trường phái văn học: người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người,
nhân vật văn học có khi còn “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm
trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường
phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về

con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con là các con
vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm
giống người” [3;241].
Giáo trình Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên) định nghĩa khá kĩ về
nhân vật văn học: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu
tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật
có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh... Đó là những nhân vật không tên như
thằng bán tơ, mụ nào đó trong “Truyện Kiều”... Đó là những con vật trong

10


truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại bao gồm cả thần linh, ma quỷ những con
người mang nội dung và ý nghĩa con người... Khái niệm “nhân vật” có khi
được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ
một hiện tượng cụ thể trong tác phẩm... Nhưng chủ yếu vẫn là hình tượng con
người trong tác phẩm... Nhân vật văn học là một hiện tượng mang tính ước lệ,
có những dấu hiệu để nhận ra” [24;277 - 278].
Cuốn Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên) lại đưa ra cách nhìn khác
về nhân vật văn học: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang
tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp mọi chi tiết biểu hiện của con người
mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử,
nghề nghiệp tính cách... và cần chú ý thêm một điều: Thực ra khái niệm nhân
vật thường được quan niệm có một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là
con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm
hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sinh
vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách con người... cũng có khi
đó không phải là những con người hoặc liên quan tới con người, được thể
hiện nổi bật trong tác phẩm [12;126].
Như vậy đã có nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật văn học nhưng

các nhà nghiên cứu lí luận văn học vẫn tìm gặp nhau ở nội dung cơ bản của
khái niệm này: Thứ nhất, nhân vật văn học phải là đối tượng mà văn học miêu
tả, thể hiện bằng các phương tiện nghệ thuật. Thứ hai, nhân vật là những con
người, hoặc con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người, là
hình ảnh ẩn dụ của con người. Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ, là
phương tiện phản ánh hiện thực đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của
nhà văn.
1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
Nhân vật văn học là sản phẩm tinh thần của nhà văn, cốt truyện đôi khi
có thể vay mượn nhưng nhân vật phải là đứa con tinh thần, là sản phẩm vốn

11


sống trực tiếp của nhà văn. Nhà văn Vũ Thị Thường cho rằng: “Truyện ngắn
sống bằng nhân vật”. Bởi vậy, nhân vật có vai trò và vị trí hết sức quan trọng
trong tác phẩm văn học. Nó được thể hiện cụ thể qua những phương diện sau:
Trước hết, nhân vật là phương tiện thiết yếu để nhà văn khái quát hiện
thực. Sự tìm tòi trải nghiệm của nhà văn về bức tranh đời sống rộng lớn được
tái hiện lại qua hệ thống nhân vật trong tác phẩm. Nhân vật là người dẫn dắt
chỉ đường cho bạn đọc khám phá thế giới khác nhau của đời sống.
Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con
người, thể hiện những hiểu biết những trăn trở của nhà văn về cuộc sống con
người về số phận của những mảnh đời. Nhân vật là nơi nhà văn thể hiện khái
quát được đầy đủ những quan niệm về những cá nhân xã hội nhất định. Thông
qua nhân vật nhà văn khái quát các quy luật mang tính tất yếu của cuộc sống
những trạng huống khác nhau qua đó cho thấy bản chất của xã hội đang sống.
Bên cạnh đó, xét về phương diện nội dung, nhân vật còn là phương tiện
tất yếu và quan trong nhất thể hiện tư tưởng tác phẩm. Qua nhân vật nhà văn
xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật để chuyển tải một nội dung tư

tưởng nào đó. Để hiểu được tư tưởng tác phẩm, cần đi sâu khám phá thế giới
nhân vật. Không chỉ vật nhân vật còn có vai trò gắn kết các yếu tố khác thuộc
về hình thức tác phẩm, qua đó thể hiện sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.
Văn học bắt rễ từ cuộc sống và trở về phục vụ cuộc sống, văn học phải
từ cuộc đời mà đi, vì cuộc đời mà đến, không ai làm thơ làm văn trong trạng
thái khô cằn, chai sạn xúc cảm. Cảm hứng ấy có thể bắt đầu từ niềm vui
sướng, tự hào hay tin tưởng, phấn khởi. Bởi vì cuộc sống con người trong tính
hiện thực của nó, niềm vui luôn luôn đi đôi với nỗi buồn, ánh sáng luôn tồn
tại bên cạnh bóng tối, cái xấu luôn luôn xen lẫn bên cạnh cái tốt, hạnh phúc
thường đi liền với khổ đau, bất hạnh…và những khổ đau của con người xưa
nay vốn là nỗi nhức nhối, bức xúc nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút. Tái
hiện lại bức tranh đời sống thông qua nhân vật của mình tác giả đã phần nào

12


giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn cuộc sống này. Như vậy, một lần nữa ta có
thể thấy rằng nhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm của mỗi
nhà văn.
1.3. Khái niệm nhân vật bi kịch
Đối tượng của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị
trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên
nhiên, những lời bình luận đều góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng cho
tác phẩm, nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là số
phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện.
Nhưng thế giới tinh thần của con người là một thế giới phức tạp và nhiều tầng
bậc, cảm xúc và tâm trạng .Vì thế nó là những đối tượng rất khó nắm bắt và
phân tích rạch ròi.
Trong cuộc sống con người mỗi chúng ta lại luôn luôn tồn tại một tiềm
thức về cái gọi là: Ở hiền gặp lành, đọc một câu chuyện thì thường thích một

cái kết có hậu, cuộc đời nhân vật sẽ sang một trang mới tốt đẹp hơn, hạnh
phúc hơn. Thế nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn,
có những số phận éo le, trắc trở không hạnh phúc.
Nói đến bi kịch trong các tác phẩm văn học hiện đại là nói đến một trạng
huống tâm lí, một đặc điểm số phận của con người, của thời đại. Đó chính là
trạng huống mâu thuẫn đến cùng cực, là sự đau đớn, mất mát, là cảm giác bất
mãn của con người trong cuộc đời đầy biến động và phức tạp.
Vì thế khái niệm nhân vật bi kịch được hiểu là: tổng hoà, phức hợp của
những mâu thuẫn, xung đột, những nỗi đau không thể giải quyết, điều hoà
trước tác động của hiện thực. Nó là một trạng huống tâm lí đầy mâu thuẫn của
một con người cụ thể, số phận đau đớn, bất hạnh của một con người cụ thể
giữa cuộc sống đời thường.

13


CHƯƠNG 2
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM
NHÂN VẬT BI KỊCH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư
Nghiên cứu văn chương trong bối cảnh lí luận văn học hiện đại từ góc độ
thi pháp học (tức là xem văn chương như một chỉnh thể, một hệ thống và cấu
tạo nên hệ thống đó là một loạt các thành tố tương tác với nhau một cách có
quy luật) là một trong những cách tiếp cận khoa học và hữu hiệu. Trong đó có
một phạm trù rất quan trọng của thi pháp học chi phối việc đánh giá sự thành
công trong sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ là quan niệm nghệ thuật về
con người.
Sau 1975, đất nước chuyển đổi trên nhiều phương diện trong đó có đời
sống văn hoá, tư tưởng. Chiến tranh kết thúc, văn học cựa mình thay đổi,
chúng ta thấy bên cạnh tiểu thuyết, thơ, kí, kịch… Truyện ngắn trở thành một

thể loại rực rỡ của văn học Việt Nam sau 1975. Nó phát triển mạnh mẽ và khả
quan, với rất nhiều gương mặt tiêu biểu: Vũ Thị Thường, Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Y Ban, Võ Thị Hảo, Dạ
Ngân, Tạ Duy Anh, Lê Minh Khuê, Phạm Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh,
Võ Thị Xuân Hà, Phùng Văn Khai, Đỗ Bích Thủy, Đỗ Hoàng Diệu, Bích
Ngân, Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Ngọc Tư… Ngòi bút của các nhà văn
thay đổi trên nhiều phương diện, trong đó đặc biệt chú ý nhất là thay đổi quan
niệm nghệ thuật về con người, đây là một bước chuyển quan trọng cho truyện
ngắn. Ứng với mỗi giai đoạn văn học có một cách quan niệm nghệ thuật về con
người khác nhau. Nếu văn học chống Pháp và chống Mỹ gắn với cảm hứng
ngợi ca, con người xã thân vì quê hương đất nước, ý nghĩa cuộc đời gắn bó với
cộng đồng, con người sống với cái “ta” to lớn thì sau 1975, con người bắt đầu
có ý thức nhìn ngắm lại chính mình. Văn học không còn hô hào, nói về cái lớn

14


lao mà đào sâu vào cái “tôi”, cái lẩn khuất bên trong được khui mở. Bằng nhiều
cách tiếp cận khác nhau, các nhà văn đã hướng vào thế giới nội tâm, khám phá
chiều sâu tâm linh, thấy được ở mỗi cá nhân những cung bậc tình cảm. Chính
vì vậy, truyện ngắn đã nhanh nhạy trong cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống
con người dưới cái nhìn đa chiều. Milan Kundra nói rằng: “con người là hiền
minh của lưỡng lự”, con người qủa là đa dạng, phong phú. Vì thế, nhà văn thể
hiện quan niệm nghệ thuật về con người ở nhiều chiều kích khác nhau. Nhà văn
chuyển hướng cách nhìn nhận, cách cảm và cách đánh giá con người, điều đó
đựơc coi tự làm mới mình về mặt nhận thức, tư duy bản thể con người. Con
người luôn phải tự đấu tranh, tự dò dẫm trong muôn ngàn ngả rẽ của xã hội
hiện đại, hậu hiện đại. Nhà văn là người đau đời nhất, vì thiên chức của nhà
văn làm cho con người trở nên người hơn, bởi trong mỗi con người bao giờ
cũng tồn tại hai mặt: đẹp - xấu, thiện - ác, cao cả - thấp hèn, yêu - ghét, vui buồn, hạnh phúc - khổ đau. Văn học nghệ thuật chính là sự phơi trải cái nhìn

về con người. Nhà văn có thể viết một tác phẩm không có hình bóng con
người nhưng suy đến cùng lại nói về con người. Có bao nhiêu nghệ sĩ thì có
bấy nhiêu cách cắt nghĩa lý giải về con người. Mỗi nhà văn khám phá con
người một cách khác nhau và đặt ra những câu hỏi đại loại như: Con người
đến từ đâu? Con người đi về đâu? Con người như thế nào được gọi là chân thiện - mỹ? Con người như thế nào mới xứng danh Con - Người?. Cho nên,
khi nghiên cứu tác giả, tác phẩm, nhân vật, cần soi chiếu và bắt nguồn từ quan
niệm của nhà văn đó về con người.
Đối với Nguyễn Ngọc Tư, chị nhìn con người từ chiều sâu nội tâm. Hiểu
con người từ nội tâm, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện một cái nhìn sâu sắc, một
tấm lòng khoan dung, độ lượng, một quan niệm nghệ thuật hết sức nhân bản.
Chính từ quan niệm nghệ thuật này, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng nhân vật
từ phương diện tâm lí đa diện, tính cách nhân vật có chiều sâu và dễ đi vào

15


lòng độc giả. Bằng sự trải nghiệp của bản thân và kế thừa truyền thống quan
niệm nghệ thuật về con người của thế hệ đi trước, Nguyễn Ngọc Tư đã đưa ra
cái nhìn và cách lí giải về con người theo cách riêng của mình.
Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy thông qua
các hình tượng trong tác phẩm, nhà văn đã bộc lộ những quan niệm (cái nhìn)
sâu sắc và nhân bản về con người. Có thể khái quát quan niệm nghệ thuật về
con người của Nguyễn Ngọc Tư thành những biểu hiện cụ thể như sau:
2.1.1. Con người sống để yêu thương
Theo quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư, con người sống trên đời phải biết
yêu thương và trân trọng nhau, điều đó với chị đã thành lẽ sống, niềm vui và
hạnh phúc. Chị luôn biết cánh hóa giải những bi kịch bằng tình yêu thương, bằng
thái độ trân trọng con người đặc biệt là sự nâng niu nỗi đau, những khát vọng và
những cảnh ngộ làm con người tha hóa. Bởi thế cho nên, hầu hết các nhân vật
trong truyện ngắn của chị luôn biết yêu thương và khao khát yêu thương.

Đọc Giao thừa ta luôn có cảm giác ấm áp khi cảm nhận được sự nghĩa
tình của người dân lao động Nam Bộ. Dù cuộc sống vất vả, khó nhọc nhưng
họ sống với nhau bằng tình nghĩa. Biết tình cảm Qúi dành cho Đậm nhưng
còn e ngaị, ông Chín đã nhắc nhở Quí: “Ông bà mình có câu: Ra đường thấy
cánh hoa rơi. Hai tay nâng lấy cũ người mới ta. Mạnh dạn lên, cậu thương con
gái người ta mà cà lơ phất phơ thấy rầu quá. Cháu Đậm, thấy vậy mà như trái
dưa, xanh vỏ đỏ lòng” [42;78]. Biết quá khứ lầm lỡ của Đậm nhưng Quí vẫn
yêu thương gắn bó, đó là thứ tình cảm không phải ai cũng có được, nhưng
trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ta lại thấy điều này trong nhiều
nhân vật nam. Ông Chín Vũ trong Cuối mùa nhan sắc luôn dành tình yêu và
sẵn sàng dang rộng vòng tay che chở cho mẹ con đào Hồng dù biết rằng trái
tim bà mãi mãi không đặt nơi ông. Dù khi tuổi đã xế chiều nhưng ông vẫn
“muốn đỡ đần bà một đoạn đời” [43;93]. Bỏ cả cuộc đời đi theo gánh hát theo

16


người mà ông yêu thương ông đã thấy đời mình thật ý nghĩa và lần đầu tiên
ông được đóng vai chính “người ta hỏi vai gì, ông bảo vai con của đào Hồng
phút lâm chung của người đàn bà suốt đời ông yêu thương, ông gọi “Má ơi!”
và thấy bà mỉm cười” [43;97]. Cuộc đời là vậy đơn giản nhưng ý nghĩa cũng
như Lương trong truyện ngắn Lương cưu mang một người con gái lầm lỡ lại
không có khả năng làm vợ là Bông, chỉ vì quá yêu thương. Hay người cha Út
Vũ trong Cánh đồng bất tận cũng vì cưu mang một người con gái để rồi cuộc
đời trôi như con thuyền vô định.
Những người phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng sống
tràn đầy tình nghĩa, nhân hậu, và vị tha. Hiếm có người phụ nữ nào như người
phụ nữ trong truyện Má tôi, trong truyện Dòng nhớ, lăn lội đi tìm lại người vợ cũ
của chồng để cho hai người gặp lại nhau. Hay như Nương trong Cánh đồng bất
tận, dù phải chịu bao cay đắng, nhọc nhằn thế nhưng suy nghĩ của Nương ở đoạn

kết đã gửi đến cho mọi người thông điệp phải suy ngẫm, đó là: Hãy sống bằng
tình yêu thương và tha thứ cho mọi người, Nguyễn Ngọc Tư viết: “Đứa con gái
thoáng nghĩ, rớt nước mắt, trời ơi, có thể mình sẽ sinh con. Nhưng nó chấp nhận
việc ấy, dù phũ phàng (với nó, chấp nhận cũng là một thói quen). Đứa bé đó nhất
định sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hương... Đứa bé không cha
nhưng chắc chắn sẽ được đến trường, sẽ tươi tỉnh và sống đến hết đời, là trẻ con
đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn” [43;212 - 213].
Những phẩm chất đáng quí của người dân Nam bộ còn được biểu hiện
qua tình nghĩa xóm làng giữa “Má tôi” với gia đình Tứ Hải trong Nhà cổ, hay
trong Biển người mênh mông là tình cảm gắn bó giữa hai người đàn ông cô
đơn trong xóm trọ nghèo.
Với Nguyễn Ngọc Tư tha thứ, và yêu thương nhau là con đường duy
nhất để cứu vớt con người khỏi khổ đau bất hạnh. Nguyễn Ngọc Tư có những
nhân vật đặc biệt như con vịt tên cộc Cái nhìn khắc khoải, con bìm bịp Biển

17


người mênh mông, con chó tên cò trong Gió lẻ, đó là những con vật tri kỉ
nghĩa tình của người, biết nói tiếng người, chia sẻ nỗi cô đơn với người.
Chúng cũng góp phần làm nên đặc sắc văn chương của chị, bên cạnh đó chị
còn nói đến những khiếm khuyết của con người, những tiêu cực xã hội không
phải để phê phán mà để lay động tâm can người đọc. Trên tất cả, văn chương
của chị là để nói đến cái tình, cái tình người sâu thẳm “ai cũng cần được yêu
thương. Mà muốn được vậy, phải biết chia sẻ lòng nhân từ, sự quan tâm từ
chính trái tim mình trước nhất” [45].
2.1.2. Con người sống là luôn hi vọng
Văn học là nghệ thuật, mà nghệ thuật cảnh tỉnh con người, vì nghệ thuật
am hiểu sâu sắc bản chất con người nhất. Do đó, thiên chức cao cả của nghệ
thuật là thanh lọc tâm hồn và hướng thiện con người đến bến bờ tốt đẹp.

Người ta thường nói: “Nơi lạnh nhất trên trái đất không phải là Bắc cực hay
Nam cực mà chính là nơi thiếu vắng tình yêu giữa những con người”. Sở dĩ
con người có thể tồn tại trên thế gian là vì họ biết hi vọng, nhân loại tin rằng
“không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Nguyễn Ngọc Tư đặt cược hết
niềm tin vào con người và biết tìm trong họ những đốm lửa tinh thần để thắp
sáng lên tình yêu.
Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy con người tuy
phải hứng chịu nhiều bất hạnh, oan trái nhưng trong từng lời nói và trong sâu
thẳm suy nghĩ của họ vẫn luôn ánh lên một niềm tin: những khó khăn, vất vả
cùng những đau khổ nhất định rồi sẽ qua đi. Người đọc không khó để nhận ra
âm hưởng này trong rất nhiều truyện như: Cải ơi, Cuối mùa nhan sắc, Làm
má đâu có dễ, Biển người mênh mông, Thương quá rau răm, Nhà cổ, Cánh
đồng bất tận…
Hi vọng giúp con người ta có thêm niềm tin để sống, để có thể vượt qua
những khó khăn thử thách, những đau buồn để hi vọng tương lai sẽ hạnh

18


phúc. Ta thấy rõ quan niệm này của Nguyễn Ngọc Tư thông qua các nhân vật
trong truyện của chị. Đọc Hiu hiu gió bấc ta thấy nhân vật Hảo vẫn “chờ
người ta xức dầu Nhị Thiên Đường của chị mà hết đau, chờ người ta đánh cờ
mà trong tâm “viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn”, chờ người ta
thôi buồn khi đưa chốt qua sông” [43;36]. Với tấm lòng như vậy ta tin sẽ đến
một ngày Anh Hết mở lòng đón nhận tình cảm của chị. Kết thúc truyện ngắn
Cánh đồng bất tận, không phải là nỗi buồn bất tận mà là sức sống bất tận sẽ
được hồi sinh từ sau tai họa của Nương. Đứa con của Nương khi sinh ra sẽ
không có cuộc đời buồn tủi như mẹ nó sẽ được đến trường trong tình yêu
thương của mọi người.
Dường như chính mảnh đất đầy khó khăn, vất vả đã góp phần tạo nên

tính cách và một nghị lực sống phi thường của người dân Nam Bộ và hi vọng
một ngày mai với tương lai tốt đẹp đã cho những con người nơi đây thêm sức
mạnh để sống.
2.1.3. Con người sống là hết mình với người khác
Nguyễn Ngọc Tư luôn quan niệm con người sống trên đời phải hết mình
vì người khác, chính vì thế khi đi vào tác phẩm chúng ta nhận thấy những
nhân vật của chị đều là những con người sẵn sàng hi sinh hạnh phúc bản thân
mình để vun đắp cho tương lai hạnh phúc của người mình yêu. Trong truyện
ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư xây dựng những nhân vật sống hết mình vì
người khác, khi thì là những nhân vật nữ, khi thì những nhân vật nam ứng xử
rất cao thượng.
Nhân vật ông Chín Vũ trong Cuối mùa nhan sắc, bởi yêu thương đào Hồng
mà bỏ nhà bỏ phú quí theo gánh hát. Long đong lận đận cả đời, nhưng điều hạnh
phúc của ông là ngày ngày được thấy đào Hồng, yêu và sống vì đào Hồng. Hay
như nhân vật Hết trong Hiu hiu gió bấc, vì yêu Hoài nhưng không muốn cô phải
khổ nên tự biến mình thành một kẻ xấu để Hoài yên tâm ra đi… Trong cuộc

19


sống, vì tình yêu người nọ hi sinh cho người kia suy cho cùng là cách ứng xử
giữa cá nhân với cá nhân, ở truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư “sống hết mình vì
người khác” còn được thể hiện qua cách ứng xử giữa cá nhân với tập thể và cộng
đồng. Tiêu biểu đó là những truyện: Làm mẹ, Mối tình năm cũ...
2.1.4. Con người sống phải thành thật với chính mình và người khác
Theo Nguyễn Ngọc Tư, sống thành thật với chính mình và người khác là
sự ý thức rõ địa vị và thân phận của mình trong đời sống xã hội. Song trong
truyện ngắn của mình, chị lại thể hiện quan niệm qua những con người nhẫn
nhịn và ít khi phản kháng. Điều đó, là niềm hi vọng để cho cuộc sống của
mình êm đềm và không là tổn thương người khác, đồng thời cũng là để cho

tâm hồn mình được thanh thản. Trong hầu hết truyện của Nguyễn Ngọc Tư,
phần nhiều là những người nông dân sống ở nông thôn hay những nghệ sĩ đã
cuối mùa nay đây mai đó. Trình độ học vấn của họ thấp nhưng cách ứng xử
giữa người với người thì không hề thấp họ không muốn làm tổn thương người
khác tránh xa những ganh đua đố kị.
Cô bé Mỹ Ái trong Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, đã nhẫn nhịn đến mức
cam chịu để rồi phải nhận lấy bao nhiêu tủi hổ đắng cay. Nguyễn Ngọc Tư đã
lấp vào em bé một vùng của quên lãng, một vùng trắng xóa của những tiếng
con cò, con chó, tiếng của những động vật nuôi sống em. Chứng kiến cái chết
của mẹ năm sáu tuổi, một bí mật của người cha trước cái chết của mẹ và lí do
ông đưa ra để trốn tránh trách nhiệm. Kể từ đấy cô bé đã không thể chấp nhận
những điều gian dối cơn gió lẻ chính là em, chính là sự nhức nhối khi em cứ
tha phương, lay lắt như cọng cỏ dại giữa trời, dặm dằn cuốn vào đời của
những mảnh cong số phận khác, hay chủ xe tải em đặt tên là buồn, họ cũng
đâu ngờ cuốn theo những cơn gió lẻ lạnh rát tê tái.
Tương tự như vậy, ý thức được thân phận mình nên hai chị em Nương và
Điền trong Cánh đồng bất tận, cũng đã nhẫn nhịn lặng lẽ sống không muốn ai
phải vì mình. Để rồi, cuộc đời các em cũng toàn đau khổ bất hạnh.
20


Khác với những biểu hiện nghệ thuật như: con người cơ hội bịp bợp, con
người tha hóa... Trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng
Phụng, Nam Cao... Trước 1945. Nếu trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp làm chuyện gì cũng chỉ với suy nghĩ và và mục đích có lợi hay không
có lợi cho bản thân mình thì những con người trong truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư làm chuyện gì cũng đắn đo suy nghĩ “cân nhắc xem chuyện ấy tốt
hay xấu, là đúng hay sai, có gây tổn hại đến người khác hay không để từ đó
quyết định nên làm hay không nên làm” [6]. Đây chính là cái nhìn và cách lí
giải về con người theo cách riêng của chị tạo nên một Nguyễn Ngọc Tư

không lẫn với bất cứ nhà văn nào.
2.2. Đặc điểm nhân vật bi kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
Không mang đến những cảm giác choáng ngợp, kịch tính hay những ấn
tượng khó phai, nhưng truyện ngắn của Nguyễn ngọc Tư lại mang đến cho
người đọc cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi mà sâu sắc ở cái tình. Người ta không
thấy những mối tình, những hình tượng đẹp như phim Hàn Quốc mà đó chỉ là
chuyện ông Chín Vũ trong Cuối mùa nhan sắc lỡ dở một đời vì thầm thương
cô đào Hồng, mà không hề than thở một lời. Tiếng gọi Cải ơi da diết khắc sâu
vào mỗi trái tim người đọc, đó là nỗi đau thầm lặng của một người cha mất
con của một kẻ mắc tiếng oan khó giải. Có khi là tiếng nức nở của những
Duyên phận so le, hay Cái nhìn khắc khoải, những đợi chờ, những nỗi đau
lặng ngắt trong Một trái tim khô, chảy thành Dòng nhớ, giữa Biển người mênh
mông, giữa Cánh đồng bất tận… Yêu thương và tình nghĩa. Chỗ lắng sâu của
những trang văn này là dòng cảm xúc tuôn chảy từ trái tim nhân hậu, trăn trở
với cuộc đời và con người của nhà văn, là những giọt nước mắt trong trẻo và
đẹp đẽ gợi dậy nơi người đọc sau mỗi truyện ngắn.
2.2.1. Những con người chung thủy nhưng bị bội tình
Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư có những con người họ vốn là
những người tốt bụng, chân thành và thủy chung nhưng lại bị phản bội.

21


Những dối trá mất mát ấy, đã gặm nhấm hủy hoại cuộc sống của họ để rồi họ
không thể tiếp nhận tình yêu thương từ bất cứ ai. Có những người còn trả thù
bằng cách hủy hoại chính cuộc sống của mình, để rồi những người xung
quanh họ phải chịu bao bất hạnh.
Tình yêu muôn đời là điều khó nhận biết, trái tim bao giờ cũng có lí lẽ
riêng mà lí trí không thể giải thích được, đôi khi có những nụ cười phải đánh
đổi bằng nước mắt, có những hạnh phúc phải trả giá bằng niềm đau nhưng

con người ta lại luôn tin vào tình yêu.
Một trái tim khô là câu chuyện của Hậu, chị ôm trong mình một vết
thương không bao giờ có thể lành. Khi hai người đàn ông đến với cuộc đời
chị đều khắc vào trái tim chị những nỗi đau, những tổn thương không bao giờ
vơi. Chồng Hậu đang tâm thuê người giết Hậu để cướp tài sản và cũng bởi
bên anh ta có người đàn bà khác trẻ đẹp. Trái tim là để yêu vậy mà giờ trái
tim Hậu “vỡ bục ra giãy đành đạch” và “tan hoang, lạnh lẽo như đồng sau
bão” [43]. Đó là khi vệt dao loé lên sắc nhọn ở cua Bún Bò với câu nói nát
lòng: “Đừng oán giận tôi nghen, có oán thì oán chồng bà”. Sau câu nói của kẻ
giết người Hậu thấy trái tim mình chết ngắc và khi “vết thương lành nhưng
Hậu mắc chứng trầm uất, hoang tưởng, rối loạn tinh thần… thức dậy đã thấy
nước mắt chảy thành hàng” [43;145]. Hôm mới giải phẫu xong, cảnh đời mới
buồn ác liệt khi tỉnh dậy, Hậu chỉ biết tê tái hỏi một câu “sao anh đành đoạ
giết em”. Trái tim giờ khô lại muốn nó bò lồm cồm ngồi dậy nhói đau, Hậu
giờ đã không còn quan tâm Nhâm cũng không đón nhận tình cảm của Thường
bởi “nghĩ đời thiệt mắc cười, sao biết nhau ở đây, để thương nhau đến mức
nầy, để rồi nhận ra lúc trước đã gặp nhau một lần…” [43;135].
Không đau đớn mất mát quá nhiều như Hậu, nhưng Xuyến trong Duyên
phận so le cũng mang một trái tim đau luôn thổn thức mà không thể nào đón
nhận tình yêu của ai. Khi mới mười bảy tuổi Xuyến yêu một người, yêu đến

22


nỗi bỏ cả gia đình cha mẹ theo tiếng gọi của tình yêu. Nhưng chỉ đến mười tám
tuổi tình yêu ấy cũng vứt bỏ cô lại bơ vơ giữa chợ đời, với hình hài bé bỏng của
đứa con trong bụng. Cô quá đau khổ khi phải dứt lòng đem cho đứa con chỉ vì
không thể nuôi nổi bé. Dù phải làm tiếp viên phục vụ khách đến khách đi, bị
khách say khách tán tỉnh hôn hít, nhưng Xuyến vẫn gắn bó với khu du lịch So
Le hoang vắng này, bởi vì đứa con thơ dại của mình đang ở đây. Xuyến cũng

như bao nhiêu người nơi đây, họ chua chát nghĩ cho cuộc đời mình khi mà
đáng ra đôi má ấy, đôi tay ấy phải để cho người mình yêu thương ôm ấp”
[43;137]. Xuyến không đón nhận tình cảm của ai dù thâm tâm cô thổn thức
muốn được yêu thương, như con đò nhầm bến đỗ, một lần dở dang để cả đời
mang nỗi đau của kẻ bị phụ tình, nỗi đau của người mẹ mất con.
Nguyễn Ngọc Tư cho rằng, trong cuộc sống, trong tình yêu cũng có
không chỉ có người đàn ông phụ bạc, mà cũng không ít người phụ nữ phụ bạc,
và chính họ cũng là nguyên nhân gây nên bi kịch tình yêu hoặc gia đình tan
vỡ chứ không phải riêng gì người đàn ông. Vì thế, trong rất nhiều truyện
ngắn, Nguyễn Ngọc Tư đã tỏ thái độ không đồng tình với những người phụ
nữ như thế và qua đó cất lên tiếng nói cảm thông và chia sẻ với những người
đàn ông sâu sắc, một lòng một dạ, khi yêu.
Trọng trong Một mối tình, là một điển hình của kiểu nhân vật bị phụ bạc.
Từ khi Ái bỏ đi, trái tim anh đã không còn có thể đón nhận thêm ai dù biết
người em vợ thích mình. Dường như, nỗi đau mà người vợ phản bội gây ra đã
không thể nào nguôi ngoai trong tâm hồn anh. Anh vẫn tin vẫn hi vọng Ái sẽ
quay trở về bởi thế cho nên những gì thuộc về Ái anh vẫn giữ nguyên: “Mười
năm kể từ ngày chị Ái tôi bỏ Trọng đi, Trong vẫn giữ nguyên cái khăn choàng
tắm treo đầu sào, chiếc nón lá quai nhung đã ngả màu thâm sì, cũ mèm, giữ
cây lược sừng đã gãy mất mấy cái răng...” [42;126 - 127]. Để ngày ngày ngó
ra khoảng sân vắng gìn giữ mọi thứ để “má con nhớ được đường, nhớ đựoc
nhà mà về” [42;132].

23


Trong Cánh đồng bất tận, nhân vật người cha Út Vũ cũng là một kiểu
người bị phụ bạc. Khác với Trọng trong Một mối tình, khi vợ bỏ nhà theo trai
Út Vũ căm hận vợ mình nhưng lại không đi tìm vợ mà lại trút căm hận vào
hai đứa con, và những người đàn bà yêu quyết theo anh ta. Út Vũ chỉ vì thù

hận của mình, đã khiến những người xung quanh anh ta đau khổ. Anh ta đã bỏ
lại người đàn bà khi vừa đi một đoạn đường, để người ta có thể nhận thấy sự
phản bội, điều đó cũng đủ để người đàn bà không còn con đường trở về nữa.
Nương đã nói: “Với những người đàn bà sau này cha tôi tính toán rất vừa vặn,
sao cho vừa đủ yêu, vừa đủ đau, vừa đủ bẽ bàng, và bỏ rơi đúng lúc... Cha
mang họ đi một quãng đường vừa đủ người ở lại nhìn rõ chân dung của sự
phản bội, sau đó người đàn bà bị hắt lên bờ, con đường quay trở về bị bịt kín.
Sẽ còn bao nhiêu người nữa được cha tôi cho nếm thử niềm đau kia...”
[43;189 - 190]. Đằng sau khuôn mặt chữ điền ngời ngời đó, là một hố sâu đen
thẳm, bến bờ mờ mịt, chơi vơi dễ hụt chân. Trả thù đời để lấp đi những vết
thương người vợ để lại để xoa dịu những nỗi đau nhức nhối theo anh suốt
cuộc đời, nhưng vết thương lòng ấy mãi không thể liền. Người cha ấy tựa như
đi trong đêm tối, mang theo hai đứa con trong một hành trình vô định. Chính
do sự mê muội, nên khi những tình yêu thương quay trở lại thì cũng chính là
lúc ông khiến hai đứa con mình chịu bao thua thiệt bao vất vả đớn đau.
Nguyễn Ngọc Tư không bi quan, nhưng chị luôn biết nhìn thẳng vào sự
thật vào những mảnh đời thua thiệt, bởi vì trong cuộc đời còn nhiều những bất
hạnh, những đau thương. Nhưng nhân vật của chị không vì thế mà sống gian
ác lọc lừa sảo trá mà trong sâu thẳm trái tim họ ngoài nỗi đau là tình yêu
thương là lòng nhân hậu.
2.2.2. Những con người ở hiền nhưng không gặp lành
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không ai trong mỗi chúng ta khi
gấp cuốn sách lại mà không thở dài một tiếng, không thốt lên một câu xót xa

24


“Sao mà lại buồn đến thế!”. Phải rồi, trong con người mỗi chúng ta luôn luôn
tồn tại một tiềm thức về cái gọi là: “Ở hiền gặp lành”, đọc một câu chuyện
thì bao giờ cũng thích một cái kết có hậu, cuộc đời nhân vật sẽ sang một trang

mới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Thế nhưng chúng ta lại quên đi mất một
điều, rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, có những
con người “Ở hiền mà chẳng gặp lành”, có những số phận không phải sống
trong một cái kết may mắn, hạnh phúc mà là một cái kết trong những bi kịch.
Nguyễn Ngọc Tư đã từng nói rằng chị không tin người tốt sẽ được đền đáp, vì
như thế người ta rủ nhau sống tốt hết rồi, ai thèm xấu mà chi. Nhưng chị vẫn
tin có báo ứng có quy luật nhân quả. Bởi thế cho nên các nhân vật của chị có
nhiều người tốt tử tế, nhưng lại chịu nhiều mất mát thua thiệt ở hiền mà không
gặp lành.
Khởi nguồn của hạnh phúc bắt đầu từ mái ấm gia đình, nhưng trong
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư gia đình kết dính bằng sự quá giang trong
một khúc đường đời. Vì vậy từ em bé đến người già không một ai có được
niền hạnh phúc trọn vẹn trong Cải ơi, người vợ nghi ngờ chồng giết cô con
gái riêng, tin này như “sét đánh ngang tai” khi cái miệng của vợ thốt ra điều
đó. Ông tím tái mặt mày, đau đớn quằn quại như ai lấy muối xát vào ruột.
Dân làng “đồn đãi ông giết con nhỏ rồi lấp ở một chỗ đất nào đó”. “Cái cảnh
bà con hàng xóm xầm xì, chỉ trỏ, người ở xa còn thuê đò dọc lại nhà ngó
nghiêng, đâu, thằng cha giết con đâu? Đâu, con nhỏ bị chôn chổ nào? Đã quá
chừng đau, khi ông nhìn sâu vào ánh mắt của vợ…chỉ tối tăm những ngờ vực,
hoài nghi...” [43;9]. Khuôn mặt yêu thương của vợ nay chuyển sang “khủng
bố”, ông đành chọn giải pháp ra đi tìm cho được con Cải về, mười hai năm
rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm nhưng không thấy Cải ở đâu. Bất lực,
Năm Nhỏ muốn nhắn Cải một lời nhưng không có cách nào lên được truyền
hình. Tận cùng đau khổ, ông giả đi ăn trộm trâu để được lên ti vi, ngoài tội bị

25


×