Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thế giới nhân vật trong báu vật của đời (mạc ngôn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.19 KB, 64 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lí do khoa học
Các nhà văn thế hệ mới Trung Quốc mang đến cho văn học một diện
mạo mới và phong cách mới. Từ đó đã đem lại cho nền văn học đương đại
Trung Quốc những thành tựu rực rỡ với sự xuất hiện của một loạt nhà văn có
tên tuổi được bạn đọc trong và ngoài nước biết đến như Mạc Ngôn, Vương
Mông, Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Phùng Kí Tài, Cao Hiểu Thanh,
Hàn Thiếu Công… Trong đó, Mạc Ngôn là nhà văn đương đại tiêu biểu nhất
vinh dự được nhận giải Nôben văn học vào tháng 10 năm 2012 và có thể coi
là người “thuần” Trung Quốc đầu tiên giành giải Nobel Văn chương trong
lịch sử 111 năm của giải thưởng này.
Tại Việt Nam, Mạc Ngôn là nhà văn đương đại Trung Quốc có nhiều
tác phẩm được dịch và được dư luận Việt Nam chú ý nhiều nhất. Mạc Ngôn
đã từng làm nên cơn sốt sách. Cách đây chừng mười năm, độc giả Việt đã
“săn lùng” Mạc Ngôn, sưu tầm những cuốn sách gây ám ảnh của Mạc Ngôn
như Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận, Báu vật của đời, Cao lương đỏ… Đọc
văn Mạc Ngôn, người đọc thấy dũng khí của một cây bút xuất thân nông dân
nhưng đầy mãnh liệt, vừa tưng bừng vừa cay đắng, vừa hài hước lại vừa xót
xa. Người đọc thấy những hiện trạng bê bối, nặng nề, bi thảm của xã hội
Trung Quốc và sau mỗi con chữ hiện thực tả chân ấy là cả một tấm lòng nhân
đạo sâu sắc.
Báu vật của đời là một tác phẩm nổi tiếng trong “vốn liếng” văn
chương của Mạc Ngôn. Cuốn sách tri ân người mẹ suốt đời cam chịu của ông
ấp ủ trong suốt mười năm được tuôn trào ào ạt chỉ trong ba tháng với hơn tám
mươi vạn chữ khi mẹ ông qua đời. Và vừa ấn hành, Báu vật của đời với tên
gốc tiếng Hoa là Phong nhũ phì đồn (Mông to vú nở) đã trở thành một hiện

1



tượng của văn học Trung Quốc, nhanh chóng được chuyển ngữ tại nhiều quốc
gia trên thế giới, tác phẩm được Hội nhà văn Trung Quốc trao giải nhất ở thể
loại tiểu thuyết năm 1995. Sau khi được dịch giả Trần Đình Hiến dịch và xuất
bản tháng 2 năm 2001, cuốn tiểu thuyết đã tạo nên một cơn sốt với độc giả
Việt và nó cũng được giới văn chương Việt Nam tổ chức hội thảo cũng trong
năm này. Đây cũng là một trong ba tác phẩm (cùng Cao lương đỏ và Cây tỏi
nổi giận) làm cơ sở xét trao giải Nobel cho nhà văn. Báu vật của đời khái quát
cả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa thông
qua các thế hệ trong gia đình Thượng Quan. Vẫn lấy bối cảnh chính là quê
hương Cao Mật, Mạc ngôn đưa tới người đọc những mảng sáng - tối, khuất tỏ của của lịch sử Trung Quốc trong vòng 100 năm. Gia đình Thượng Quan là
một hình ảnh thu nhỏ của đất nước Trung Quốc qua các thời kì lịch sử. Đọc
Báu vật của đời chúng ta thấy được một xã hội trần trụi được Mạc Ngôn mô
tả rất tỉ mỉ. Trong xã hội ấy, chiến tranh, tệ nạn xã hội mà điển hình là cái xấu
cái ác luôn đè nặng lên mỗi con người. Hiện thực trong Báu vật của đời khái
quát rộng lớn nhưng cụ thể. Cái nhìn của tác giả dựa trên quan điểm của nhân
dân vì vậy những sự kiện lịch sử không hề có điểm gãy, đồng thời soi rọi vào
tận cùng những góc khuất từ đó trả lại ý nghĩa thật sự cho lịch sử.
Báu vật của đời có một kết cấu chằng chịt, dày đặc các hình ảnh chi tiết
nghệ thuật nhưng vẫn giữ được nét truyền thống qua hình thức biên niên sử;
một hệ thống hình tượng nhân vật đa hình đa dạng, sâu sắc và mang nhiều ý
nghĩa; phương thức “lạ hóa” độc đáo mới lạ; điểm nhìn trần thuật sáng tạo thể
hiện sự quan sát tinh tường và khéo léo của nhà văn; cùng với một lối viết
tỉnh táo lạ thường khi đứng trước các vấn đề lịch sử… Một phong cách độc
đáo, sự tổng hòa của văn học phương Đông và phương Tây, sự dung hòa giữa
truyền thống và hiện đại… Đó là những gì chúng ta có thể cảm nhận được khi
đọc Báu vật của đời. Báu vật của đời đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất

2



ngờ khác, từ nỗi xót xa này đến nỗi xót xa khác, từ thú vị này đến thú vị khác,
từ thái cực tình cảm này đến thái cực tình cảm khác - đó là sức hút mà tiểu
thuyết này tạo ra được đối với độc giả. Đó cũng là tài văn của Mạc Ngôn.
Từ những điều nêu trên, chúng tôi cảm nhận rằng tìm hiểu Thế giới
nhân vật trong Báu vật của đời (Mạc Ngôn) là một vấn đề rất thú vị. Chúng
tôi muốn đi sâu tìm hiểu, khám phá thế giới nhân vật của cuốn tiểu thuyết để
bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về giá trị và tư tưởng của tác phẩm. Hi vọng rằng đề
tài này cũng sẽ giúp bạn đọc quan tâm tới tiểu thuyết đương đại Trung Quốc
có thể tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng và trọn vẹn hơn.
1.2. Lí do sư phạm
Một điều quan trọng và có ý nghĩa nữa đối với tác giả khóa luận cũng
là một giáo viên dạy văn tương lai đó là thông qua tìm hiểu Thế giới nhân vật
trong Báu vật của đời (Mạc Ngôn), người viết sẽ có cơ hội tốt để rèn luyện
nâng cao trình độ tư duy và các thao tác phân tích tác phẩm văn học, nhất là
thao tác phân tích nhân vật. Đây có thể xem là một trong những phần việc
quan trọng hàng đầu với người dạy văn. Bởi chỉ khi có năng lực tư duy nhạy
bén và thành thục đối với các thao tác giảng dạy, người giáo viên mới có thể
giúp học sinh đến được với thế giới nghệ thuật, đến với cái hay, cái đẹp của
mỗi tác phẩm văn chương.
2. Lịch sử vấn đề
Báu vật của đời của Mạc Ngôn là cuốn tiểu thuyết đương đại đang tạo
được sức hút mạnh mẽ đối với độc giả và giới nghiên cứu bởi tính hiện thực
và những nét nghệ thuật đặc sắc của nó. Nhưng vì là một tác phẩm Trung
Quốc hiện đại nên số lượng những bài nghiên cứu về Báu vật của đời tương
đối ít ỏi. Đồng thời những bài nghiên cứu ấy cũng chỉ tiếp cận sơ lược tác
phẩm dưới góc độ xã hội hoặc xoay quanh các yếu tố lịch sử, chính trị… mà

3



chưa có công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu về thế giới nhân vật
trong Báu vật của đời.
2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Nhật và Đức đã đứng dưới góc độ xã
hội hoặc dựa trên các yếu tố chính trị, lịch sử… để đánh giá về nội dung và
nghệ thuật của Báu vật của đời. Xuất phát từ quan điểm đó, họ chỉ ra những
điểm tiến bộ và hạn chế của nhà văn. Có thể chia thành hai nhóm quan điểm
như sau:
Thứ nhất, nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đứng trên phương
diện chính trị đã lên tiếng bài trừ Báu vật của đời ngay khi tác phẩm này được
xuất bản tại Trung Quốc (Tác gia xuất bản xã, 9/1995) với lí do tác phẩm đã
vi phạm vào “vùng cấm” của văn học. “Họ vu khống cho tôi là mượn Báu vật
của đời để ca ngợi Quốc dân đảng, nói xấu Đảng Cộng sản…” [12, 139]. Thứ
hai, nhóm các nhà văn nghiên cứu dưới góc độ xã hội để tìm ra những nét độc
đáo trong Báu vật của đời. Trong các bài viết này, họ đã chỉ ra những sự sáng
tạo trong việc tạo ra một thủ pháp “lạ hoá” độc đáo, sáng tạo những huyền
thoại mới bên cạnh những huyền thoại cổ xưa (Trương Thành, Chu Ân…).
Có người lại tìm sự ảnh hưởng của văn học phương Tây và Mĩ Latinh đối với
Mạc Ngôn thông qua tiểu thuyết Báu vật của đời (Wolfgan Kunbim, GS. Các
Hồng Binh, Ths. Tống Hồng Lĩnh). Bản thân nhà văn Mạc Ngôn cũng viết
cuốn “Tự bạch” để giãi bày về việc viết văn của mình.
2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Nhà văn Mạc Ngôn được độc giả Việt Nam biết nhiều khi Báu vật của
đời được dịch giả Trần Đình Hiến dịch và xuất bản 2001. Cùng năm này, tác
phẩm được giới văn chương Việt Nam tổ chức hội thảo. Dịch giả Trần Đình
Hiến - một dịch giả hàng đầu về văn học Trung Quốc đã nhận định Báu vật
của đời là một cuốn sách có chất văn học và hơn nữa có chứa đựng những trải

4



nghiệm nhân sinh, nó thoát khỏi khuôn phép của “lễ trị” xưa và gần gũi với
những giá trị nhân bản. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng dựa trên nhiều
góc độ để đưa ra những quan điểm, những nhận xét riêng của mình về tiểu
thuyết Báu vật của đời, tuy nhiên mới chỉ là những bài nghiên cứu sơ lược,
những bài phỏng vấn dung lượng ngắn có liên quan đến nội dung tác phẩm
trên các báo, tạp chí, các trang báo mạng…
Trên Tạp chí sông Hương, số 166 (12/2002) có đăng bài bài phê bình
của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Phê “Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn
qua hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình”. Tác giả chỉ ra nét đặc
sắc về nghệ thuật của hai tác phẩm là ở thủ pháp lạ hóa: “Có lẽ phép lạ chủ
yếu của Mạc Ngôn chính là biết bày đặt của ra những chuyện kì lạ ít người
biết trên một cái khung, cái nền không xa lạ. Theo cách nói chữ thì đó là phép
lạ hóa, huyền thoại hóa hiện thực. Nó là nội dung và cũng là hình thức tác
phẩm; nói cách khác đó là thế giới nghệ thuật của tác giả”. Trong bài “Nghệ
thuật trần thuật gắn với thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” của
Hoàng Thị Bích Hồng đăng trên Tạp chí sông Hương, số 244 (10/ 2007), tác
giả cũng đi vào tìm hiểu sự lạ hóa trong miêu tả, kể chuyện trong tác phẩm
của Mạc Ngôn.
Tác giả Nguyễn Thị Vũ Hoài trên Diễn đàn văn nghệ với bài “Tình yêu
và nhu cầu giải tỏa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn”, đã đi vào tìm hiểu vấn đề
tình yêu - tình dục trong bộ phận giới nữ qua các tác phẩm của Mạc Ngôn.
Với Báu vật của đời, tác giả bài viết nhận định: “Nhiều người phụ nữ trong
tiểu thuyết Mạc Ngôn có đời sống tình dục sa đọa. Ý thức của họ bị bản năng
lấn át, họ không làm chủ được hành vi của mình. Báu vật của đời có mười
bốn lần tác giả miêu tả chuyện làm tình. Trong số đó không ít lần nhân vật rơi
vào lầm lỡ. Vì chồng bất lực mà Lỗ thị quan hệ với Vu Bàn Vả, thầy lang,
anh chàng chăn vịt, cả hòa thượng và mục sư… Đó là sự buông thả của một

5



người phụ nữ chịu nhiều xiềng xích, kiềm tỏa và uất hận. Nhưng đó cũng là
khao khát có được “một người thứ ba (một đứa con trai) còn chưa được cấu
sinh”. Những người phụ nữ nhà Thượng Quan đều có lối sống cuồng nhiệt
nhưng buông thả, có khi tình dục là một cách để “trả thù”…”
Trong bài “Kiểu nhân vật trẻ thơ - người lớn trong tiểu thuyết Mạc
Ngôn”, Tạp chí Văn học nghệ thuật số 330, (12/2011), tác giả Võ Nguyễn
Bích Duyên chỉ ra nhân vật Kim Đồng trong Báu vật của đời thuộc dạng nhân
vật mà chất trẻ thơ tồn tại trong hình hài một người trưởng thành. Trong bài
“Sự sinh, sự chết, sự sống”, đăng trên trang tanviet.net ngày 04/08/2005, nhà
phê bình Phạm Xuân Nguyên đã tóm lược những điểm chính trong Báu vật
của đời và đưa ra những nhận định về tác giả, tác phẩm. Có người lại dựa
vào Báu vật của đời để tìm ra sự sáng tạo của Mạc Ngôn trong việc đưa hơi
thở hiện đại vào đề tài lịch sử (Vương Trí Nhàn, Lê Huy Tiêu, Trần Trung
Hỷ). Trong bài “Đọc một số tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc dịch ra
tiếng Việt”, PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp cũng đã điểm qua những nét đặc sắc của Mạc
Ngôn thông qua những tác phẩm đã được dịch trong đó có tiểu thuyết Báu vật
của đời.
Trên đây là sơ lược một số công trình nghiên cứu về Báu vật của đời
của các nhà nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam. Chúng tôi chưa thấy công
trình nào đi sâu nghiên cứu phương diện thế giới nhân vật. Với tinh thần học
tập không ngừng, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành
tựu nghiên cứu, những ý kiến bổ ích từ người đi trước để đi sâu tìm hiểu thế
giới nhân vật tiểu thuyết Báu vật của đời một cách cụ thể, có hệ thống.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài Thế giới nhân vật trong Báu vật của đời (Mạc
Ngôn), chúng tôi hướng vào những mục đích sau:
- Phân loại nhân vật trong Báu vật của đời.


6


- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
Đối tượng nghiên cứu là thế giới nhân vật trong Báu vật của đời của
Mạc Ngôn.
Phạm vi khảo sát là cuốn tiểu thuyết Báu vật của đời của dịch giả Trần
Đình Hiến do Nhà xuất bản Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm
2001.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả khoả luận sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có phải kể đến những phương pháp
chính sau:
-

Phương pháp hệ thống

-

Phương pháp khảo sát thống kê

-

Phương pháp so sánh

-

Phương pháp phân tích tổng hợp


6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận của chúng tôi triển
khai theo 2 chương:
- Chương 1: Các loại nhân vật trong Báu vật của đời
- Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Báu vật của đời
7. Đóng góp của khóa luận
Với khoá luận này, chúng tôi tìm hiểu Báu vật của đời trên phương
diện thế giới nhân vật, nghiên cứu các hình tượng nhân vật và nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong tác phẩm. Ở một phạm vi nhất định, đề tài hi vọng sẽ
cung cấp một số tài liệu tham khảo cho những ai yêu thích tác phẩm này,
phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu Báu vật của đời nói riêng,
văn học Trung Quốc đương đại nói chung.

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CÁC LOẠI NHÂN VẬT TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật
1.1.1. Khái niệm nhân vật
Cho đến nay có rất nhiều cách định nghĩa, nhiều quan niệm về nhân vật
trong tác phẩm văn chương:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Nhân vật văn học “là một
đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có
thật trong đời sống. Nó có chức năng cơ bản là khái quát tính cách của con
người và chức năng này cũng mang tính lịch sử. Nhân vật văn học còn có khả
năng dẫn dắt độc giả vào thế giới khác nhau của đời sống, thể hiện quan niệm
nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người…”. Nhân vật văn
học là “người được mô tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn
học… Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để văn

học miêu tả thế giới một cách hình tượng… Nhân vật văn học là phương tiện
để khái quát tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [5,
162].
Trong Từ điển văn học bộ mới viết: Nhân vật văn học “là hình tượng
nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của
con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có
thể là các con vật, các loài cây. Các sinh thể hoang đường, được gán cho đặc
điểm giống như con người…” [7, 1254].
Theo Giáo trình Lý luận văn học thì: “Nhân vật văn học là khái niệm
dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã
được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ
thuật ngôn từ” [18, 114].

8


Dù cách này hay cách khác, khi định nghĩa về nhân vật trong tác phẩm
văn chương vẫn cơ bản gặp nhau ở chỗ: Nhân vật văn học là đối tượng mà
văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học. Thứ hai là những
con người, những đồ vật, con vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con
người, là hình ảnh của con người. Thứ ba, nhân vật văn học là đối tượng
mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã được
khúc xạ qua lăng kính chủ quan của tác giả. Đối với mỗi nhân vật văn học thì
tính cách được coi là đặc điểm quan trọng nhất, là hạt nhân và là “nội dung
của mọi nhân vật văn học”. Bên cạnh đó, chức năng đầu tiên trọng yếu của
nhân vật là làm phương tiện để nhà văn khái quát được hiện thực: “Nhân vật
chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong
một thời kì nhất định”.
Nhân vật vốn là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm
để bộc lộ chủ đề và tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố

có tính hình thức tập trung khắc họa. Để xây dựng tốt ý đồ nghệ thuật của
mình trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn đã lựa chọn những phương tiện nghệ
thuật hữu hiệu khác nhau để xây dựng thành công những hình tượng nhân vật.
1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật
Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây
dựng theo quan niệm của nhà văn, là chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả.
Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có
tổ chức và có sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ. Nằm
trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết
quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm
văn học. Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có quy luật riêng,
thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, không gian, thời gian, xã hội… gắn
liền với một quan niệm của chúng về tác giả. Thế giới nhân vật là cảm nhận

9


một cách trọn vẹn toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân
vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ môi trường hoạt động của họ, ý
nghĩ, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu với
xã hội, gia đình… Thế giới nhân vật bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân
vật. Con người trong văn học chẳng những không giống con người trong thực
tại về tâm lí, hoạt động mà còn có ý nghĩa khái quát, tượng trưng. Do đó
nghiên cứu thế giới nhân vật cũng khác với phân tích hình tượng nhân vật.
Mỗi tác giả lớn, mỗi tác phẩm lớn hay mỗi thể loại văn học đều có thế giới
nhân vật riêng, có quy luật riêng.
Tiểu thuyết Mạc Ngôn là một sân khấu lớn có khả năng quy tụ về đó
dàn diễn viên đông đảo, phong phú và sinh động. Báu vật của đời cũng vậy,
tác phẩm là câu chuyện trải dài suốt từ năm 1939 (khi phát xít Nhật tấn công
Trung Quốc) cho đến năm 1991, khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đại

đầy bi tráng của Trung Quốc với nào là kháng chiến, nội chiến, cải cách ruộng
đất, cách mạng văn hoá rồi cải cách mở cửa. Thế giới nhân vật ở đây rất đa
dạng có lưu manh, có anh hùng, có gái điếm, có tiên, có ma, có kẻ khốn cùng,
có bậc đại phú quý… Tuy đông đúc, có nhiều loại nhưng cũng như một số tác
phẩm khác của Mạc Ngôn như Cao lương đỏ, Tửu Quốc, Thu Thuỷ…, thế
giới nhân vật chủ yếu xuất hiện ba thế hệ nhân vật. Đó là thế hệ ông bà, bố
mẹ, “tôi” và bạn bè cùng trang lứa với “tôi”, ba thế hệ này có khi có quan hệ
huyết thống là người thân của “tôi” nhưng cũng có khi chỉ là nhân vật tượng
trưng ẩn dụ có một nhân cách độc lập có vốn sống văn hóa riêng, có nội hàm
sinh mệnh riêng, từ đó tác giả dựng lên một bức tranh nhân sinh biến ảo đa
sắc màu… Vì vậy khi đi vào phân loại nhân vật trong tác phẩm, chúng tôi sẽ
dựa trên tiêu chí thế hệ để phân chia thế giới nhân vật trong tác phẩm thành
các thế hệ nhân vật.

10


1.2. Các loại nhân vật
STT

Loại nhân vật

Số lượng

1

Thế hệ ông bà

37


2

Thế hệ cha mẹ

109

3

Thế hệ tôi và bạn bè cũng trang lứa

192

Qua bảng khảo sát, chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thế giới nhân vật trong Báu vật của đời khá đồ sộ, có 338 nhân vật.
Mỗi thế hệ có số lượng nhân vật khác nhau. Trong đó thế hệ ông bà có số
lượng ít nhất, chỉ có 37/338 nhân vật chiếm tỉ lệ  11%. Sau đó là thế hệ cha
mẹ, 109/338 nhân vật chiếm tỉ lệ  32,2%. Thế hệ tôi và bạn bè cùng trang
lứa chiếm số lượng nhân vật nhiều nhất, 192/338 chiếm tỉ lệ  56,8%.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy thế hệ ông bà với số lượng ít nhất
nhưng đựợc Mạc Ngôn xây dựng thành những hình tượng mang tính khái
quát, tượng trưng cho truyền thống của nhân dân Trung Hoa. Đến thế hệ tiếp
theo - thế hệ cha mẹ, các mối quan hệ giữa các nhân vật được mở rộng xoay
quanh hình tượng nhân vật trung tâm - người mẹ, số lượng nhân vật nhiều
hơn. Thế hệ này nhà văn đặt nhân vật trong quan hệ với các nhân vật khác để
khắc họa hình tượng người mẹ được cụ thể, rõ nét. Thế hệ tôi và bạn bè cùng
trang lứa chiếm 56,8%, con số này quả là không nhỏ. Bởi thế hệ này, mỗi
nhân vật có một số phận, một con đường, một ngã rẽ, cách sống, cách chết
riêng. Đó là bức tranh nhân sinh đa dạng, đầy biến ảo. Mỗi nhân vật thuộc thế
hệ khác nhau sẽ mang những đặc điểm chung cho thế hệ mình. Khi phân tích,
chúng tôi sẽ tìm hiểu một số nhân vật tiêu biểu mang đặc điểm khái quát cho

cả thế hệ. Từ đó sẽ làm rõ chiều hướng của nhân sinh và nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong tác phẩm.
1.2.1. Thế hệ ông bà - tượng trưng cho truyền thống của dân tộc Trung Hoa

11


Thế giới nhân vật trong tác phẩm Mạc Ngôn thường xuất hiện các nhân
vật có quan hệ huyết thống tạo thành các thế hệ. Thế hệ ông bà xuất hiện khá
nhiều trong truyện của Mạc Ngôn. Nhân vật thế hệ ông bà thường được tác
giả xây dựng là những anh hùng hảo hán hoặc nửa anh hùng hảo hán. Mặc dù
hình tượng của họ chưa được xây dựng hoàn chỉnh nhưng họ đều có ý chí
sinh tồn, có cá tính mạnh mẽ, phóng túng, khí phách. Trong Cao lương đỏ,
ông tôi - Từ Chiếm Ngao xuất thân thổ phỉ, từng giết chết nhà sư… nhưng lại
là anh hùng kháng Nhật cứu nước. Nhân vật bà tôi dù khi đã một thiếu phụ
phong sương, ngày ngày vẫn làm bánh đem ra chiến trường khao quân và
trong một lần gánh bánh gặp đúng lúc xe giặc đang đi qua, bà đã hi anh dũng
trong ruộng cao lương. Thế hệ ông tôi bà tôi trong Cao lương đỏ đều là những
con người tiêu biểu cho tinh thần chống Nhật của nhân dân Cao Mật… Họ là
hóa thân của nhân sinh tự tại, sinh mệnh tự do.
Trong Báu vật của đời, thế hệ ông bà có số lượng ít hơn thế hệ cha mẹ
và thế hệ tôi và bạn bè cùng trang lứa. Với số lượng 37 nhân vật, qua những
nhân vật thế hệ này Mạc Ngôn đã khái quát lên những vấn đề có ý nghĩa nhân
sinh lớn. Giống như ông tôi, bà tôi trong Cao lương đỏ, họ là những con
người phải nếm trải nhiều đau thương, mất mát, thậm chí là hi sinh nhưng lại
hiện lên rất anh hùng. Chịu nhiều đau thương mất mát nhưng trong họ luôn
sục sôi ý chí chiến đấu, nhiệt huyết, khí phách, hiên ngang. Đó là Lỗ Ngũ, Đỗ
Giải Nguyên, Tư Mã Răng to, Tư Mã Ông… Cũng như ông tôi - Từ Chiếm
Ngao giàu lòng yêu quê hương, dũng cảm, khi giặc Nhật xâm lược Cao Mật,
gót giầy của chúng giẫm nát ruộng cao lương, ông tôi dẫn đội dân binh tấn

công chúng, phục kích đoàn xe ô tô Nhật Bản trên đoạn đường Giao Bình…
Sau bao năm chiến đấu bảo vệ vùng đất Cao Mật, ông trở thành anh hùng
truyền kỳ danh tiếng khắp trong thiên hạ kháng Nhật cứu nước thì thế hệ ông
tôi trong Báu vật của đời cũng vậy. Trong giai đoạn quân Đức xâm lược, bọn

12


chúng cướp bóc, giết hại nhiều người dân thế hệ ông tôi đã đứng lên chống lại
kẻ thù. Họ đều là những người tài giỏi, có chí khí. Lỗ Ngũ - ông ngoại Kim
Đồng là người tinh thông võ nghệ, dù đã có tuổi nhưng ông vẫn đi lại nhanh
như thanh niên. Hôm nào cũng dậy sớm luyện dăm đường quyền cước khi trời
vẫn sương đêm. Ông là ngũ trưởng đội giáo dài cùng với đội trưởng Đỗ Giải
Nguyên tham gia chiến đấu chống lại bọn giặc. Bọn Đức đến xây dựng đường
sắt Gia Tế, phá vỡ phong thủy vùng đồng bằng Cao Mật, tàn sát nhân dân:
“Ông ngoại và mọi người không bao giờ quên tiếng thét thê thảm của Thượng
Quan Đẩu khi ông phải đi chân trần trên lưỡi cày nung đỏ và cái mùi thịt
người cháy khét lẹt khiến người ta buồn nôn”. Trong một trận càn quét chúng
đã giết chết 494 người dân thôn Sa Oa… Những đau thương mất mát đó đã
hun đúc lòng căm thù giặc sâu sắc của Lỗ Ngũ và bao người dân Sa Oa khác:
“Ngũ Quậy nhảy vọt ra, người chưa tới nhưng mũi giáo đã đâm ngập vào
bụng tên lính”, Đỗ Giải Nguyên lãnh đại đội pháo bắn vào bọn chúng nhưng
cũng chính trong khi đánh lại quân Đức họ bị giết hại: “Hai tên lính đã chĩa
súng vào ngực ông. Ông giang tay định xông tới thì từ nơi sâu thẳm trong đầu
ông vang lên một tiếng bốp như có cái gì bị gãy, mắt tối sầm và mơ hồ cảm
thấy một chất dính như hồ chảy xuống mặt. Ông gục xuống!”. Trước tình thế
đó, Tư Diêu - vợ Lỗ Ngũ cũng thà chết chứ không để giặc làm hại nên đã treo
cổ tự vẫn trước khi bọn Đức xông vào nhà. Tôn Đại Cô - bà nội của lũ trẻ câm
chính là người đàn bà võ nghệ cao cường. Theo lời kể của mọi người: “lúc trẻ
bà có phép khinh công, là một tay cự phách chốn giang hồ, sau vì vi pham

trọng tội phải hạ mình lấy anh thợ đắp lò họ Tôn”. Thượng Quan Thọ Hỉ
chứng kiến tận mắt hành động giết gà đầy điệu nghệ, nhanh như cắt của Tôn
Đại Cô, ở sân lúc đó như đang diễn ra một cuộc tàn sát. Liên tiếp những con
gà bị cắt cổ, sân vương đầy vòng tròn vết máu gà. Bà là người nổi tiếng khắp
thị trấn, chỉ cần nhìn mặt, sắc thái, tầm cao, phong cách của bà là nói lên dĩ

13


vãng. Cái uy lực ấy của ánh mắt sắc hướng vào Thọ Hỉ khiến anh ta tưởng
tượng như một lưỡi gươm: “Sắc như nước, mạnh như gió, hầu như có thể gạt
rơi đầu mình”. Đặc biệt khi bà đánh tên lính Nhật, động tác rất nhanh, mạnh,
trong thế bị động mà Tôn Đại Cô vẫn làm chủ được tình thế, đánh bại được
hai tên lính Nhật. Tên lính Nhật “Giơ thanh kiếm sáng loáng chĩa thẳng vào
ngực bà… Tên lính lấn từng bước, bà không nhẫn nại được nữa, tung một cú
đá đẹp mắt đến mức khó tin, trúng ngay cổ tay tên lính. Thanh kiếm văng đi.
Tôn Đại Cô tung mình nhảy tới, cho tên lính kia một bạt tai. Hắn ôm mặt kêu
như bị chọc tiết”. Tên lính còn lại cũng bị bà cho một bạt tai: “Cái bạt tai của
bà tuy có vẻ nhẹ nhưng nửa mặt tên lính lập tức sưng vù”. Qua đó cho thấy
sức mạnh của bà, sự nhanh nhạy, phi phàm. Tuy nhiên, cuối cùng cũng giống
như bà tôi trong Cao lương đỏ, Tôn Đại Cô cũng bị chết dưới nhát súng, lưỡi
kiếm của bọn Nhật xâm lược. Mặc dù ông tôi, bà tôi đều bị giết hại nhưng họ
hiện lên đều là những con người dũng cảm, hiên ngang, chiến đấu hết mình,
dù chết cũng không chịu khuất phục. Họ sống và chết đều rất anh hùng.
Nếu như bà tôi trong Cao lương đỏ được xây dựng là con người khát
khao tình yêu cháy bỏng: “Tuổi xuân rực rỡ của nội khiến bà khát khao được
ngả vào lòng một chàng trai vạm vỡ đàn ông, giải khuây bao nỗi trầm uất, cô
tịch trong chiếc kiệu hoa ô uế này...” Một người phụ nữ có chồng nhưng bà
dám chống lại lễ giáo “tam tòng” để đi theo tình yêu đích thực: “Đơn Biển
Lang quả đã mắc bệnh kinh phong, hai đêm ở nhà chồng, nội tôi thức trắng

với con dao trong tay” và đến ngày thứ ba về thăm nhà bố mẹ đẻ bà bị bắt
cóc. Nhận ra người phu kiệu - Từ Chiếm Ngao, theo tiếng gọi con tim bà yêu
đương hết mình với cuộc tình ba ngày đêm cùng ông tôi - Từ Chiếm Ngao.
Thế hệ ông bà ở đây phóng túng, đa tình, dám chống lại lễ giáo thì thế hệ ông
bà trong Báu vật của đời lại hoàn toàn trái ngược. Họ tượng trưng cho truyền
thống của nhân dân Trung Hoa với những tư tưởng phong kiến lạc hậu. Nho

14


giáo xuất hiện và tồn tại suốt 2500 năm, đất nước Trung Quốc chịu sự chi
phối mạnh mẽ về mặt tư tưởng, đặc biệt dưới xã hội phong kiến. Trong đó là
tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân. Mạc
Ngôn đã xây dựng nhân vật bà tôi - Lã thị mang nặng tư tưởng này. Bà mong
muốn có đứa cháu trai để nối dõi tông đường trong khi đứa con dâu Lỗ Toàn
Nhi lấy Thọ Hỉ ba năm rồi mà vẫn chưa có con. Vì thế bà mẹ chồng này luôn
giận giữ, quát mắng, đay nghiến đứa con dâu: “Nhà Thượng Quan tiền oan
nghiệp chướng làm sao cưới phải quả mít đực, tuyệt tự đến nơi rồi”. Mong
muốn có cháu trai nhưng lần lượt tám đứa ra đời đều là con gái, bà Lã lại càng
giận giữ, trút bực tức lên đầu con dâu. Lã thị chính là con người đại diện cho
tư tưởng phong kiến, bà khẳng định với con dâu địa vị khi sinh được con trai:
“Không có con trai thì suốt đời cô chỉ là nô lệ, có con trai cô lập tức trở thành
chủ nhà”. Lần sinh thứ tám của Lỗ Toàn Nhi, biết được đứa cháu thứ tám lại
là con gái, bà Lã đấm ngực thùm thụp, gào thét đau đớn. Nhưng may thay lần
này Lỗ Toàn Nhi sinh đôi, “Bà Lã nhận ra cái chim bé tí như nhộng giữa hai
chân đứa bé. Bà hực lên một tiếng rồi quỳ bên giường”. Niềm mong ước thỏa
nguyện chưa được phút giây vui sướng nào thì Tôn Đại Cô nói cái thai đã
chết. Bà Lã hoảng loạn: “thấy trời đất quay cuồng, đầu va vào thành giường.
Bà vịn vào thành giường đứng dậy một cách khó nhọc, nhìn thoáng một cái
sắc mặt xám ngoét của con dâu, rồi rên rỉ đi ra khỏi buồng”.

Mang suy nghĩ, tư tưởng trọng nam khinh nữ lẽ ra trong gia đình,
Thượng Quan Phúc Lộc - chồng bà là trụ cột. Thế nhưng trong gia đình
Thượng Quan bà lại là người nắm giữ mọi quyền hành, Ba Phàn nhận xét:
“Nhà Thượng Quan gà mái gáy, gà trống không đẻ trứng”. Ông chồng
Thượng Quan Phúc Lộc nhu nhược, sợ chết, lười nhác, đớn hèn: “Tôi biết gì
mà bà hỏi, bà bảo tôi chạy thì tôi chạy, bảo tôi không chạy thì tôi ở lại”. Sự vô
dụng, chỉ biết răm rắp nghe lời khiến Lã thị phải thốt lên: “Bồ tát ơi, Chúa ơi!

15


Tổ tiên nhà Thượng Quan toàn những anh hùng hảo hán, cắn sắt ngậm gang,
sao lại đẻ ra những phường giá áo túi cơm như thế này?”. Vì thế nên mọi việc
lớn nhỏ trong gia đình đều đến tay bà lo toan. Mang tư tưởng trọng nam khinh
nữ nhưng trong thực tế Lã thị là trụ cột của gia đình. Nhân vật bà tôi Lã thị
được xây dựng mang sự đối lập giữa tư tưởng cũ và mới từ đó chi phối đến
hành động suy nghĩ của bà. Qua nhân vật này, Mạc Ngôn đã cho thấy tư
tưởng truyền thống của nhân dân Trung Hoa đồng thời cũng cho thấy sự lo
toan, sắp xếp công việc gia đình giỏi giang của Lã thị.
Bằng việc khảo sát một số nhân vật thế hệ ông bà tiêu biểu trên đây, có
thể thấy nhà văn Mạc Ngôn đã xây dựng thế hệ ông bà là những con người
mạnh mẽ, khí phách. Họ sẵn sàng đứng lên bảo vệ quê hương khi có giặc xâm
lược, dù sống và chết đều rất anh hùng. Họ là những con người tiêu biểu cho
tinh thần dũng cảm, hào khí của nhân dân Cao Mật, tượng trưng cho truyền
thống của nhân dân Trung Hoa. Nhân vật ông tôi, bà tôi mang tư tưởng truyền
thống lâu đời của đất nước Trung Hoa.
1.2.2. Thế hệ cha mẹ - tượng trưng cho sức sống trường tồn, bất diệt
Nối tiếp thế hệ ông bà là thế hệ cha mẹ. Trong các truyện như Tửu
Quốc, Rừng xanh lá đỏ, nhân vật thuộc thế hệ thứ hai này thường là những
con người bạc nhược, mất hết sinh khí. Đó là ông bố Lâm Lam trong Rừng

xanh lá đỏ mang con để cầu công danh, đánh đổi hạnh phúc của con gái để có
vinh hoa phú quý. Hay ông bố Khoan Kim Cương trong Tửu Quốc cũng vậy.
Dân gian thường nói hổ dữ không ăn thịt con vậy mà Khoan Kim Cương bảy
lần vợ mang thai đều bắt vợ sinh non để ăn thịt…
Trong Báu vật của đời thế hệ cha mẹ có 109 nhân vật. Ở thế hệ này,
cũng không ít nhân vật cha mẹ là những kẻ vô dụng, bất lực, vô đạo đức…
Tiêu biểu là ông bố Thượng Quan Thọ Hỉ - chồng Lỗ Toàn Nhi. Anh ta là
một người chồng bất tài, bất lực, không có khả năng “truyền giống”. Hơn thế

16


còn vũ phu, luôn đánh đập vợ. “Thọ Hỉ thì khó nói đó là một con người, ra
ngoài thì là một thằng đụt, trước mặt mẹ thì nhũn như con chi chi, nhưng đối
với vợ con thì hung hãn hết chỗ nói”. Khi Lỗ Toàn Nhi sinh lần thứ bảy lại là
con gái, công việc đầu tiên sau thái độ bàng hoàng biết lại là con gái, hắn:
“Vớ lấy cái chày đập giặt quần áo, nhắm thẳng vào đầu vợ phang một chày.
Người đàn - ông - không - bao - giờ - lớn này giận đến phát điên, anh ta dùng
kìm kẹp lấy một miếng sắt trong lò ấn vào giữa hai chân của vợ”. Hành động
vô cùng độc ác, dã man vô liêm sỉ, mất hết tính người. Hay những nhân vật
mà Lỗ Toàn Nhi “xin giống” như Hòa thượng Trí Thông, anh bán vịt dạo,
thầy lang bán thuốc, lão béo bán thịt chó đều là những tên háo sắc, vô đạo
đức…
Báu vật của đời là truyện Mạc Ngôn viết để tặng mẹ, tác phẩm đề cao
nữ giới. Và vì vậy Mạc Ngôn đã thành công trong việc tập trung xây dựng lên
hình tượng trung tâm đó là người mẹ - Lỗ thị. Thượng Quan Lỗ thị - hiện thân
đầy đủ nhất của người phụ nữ phong kiến Trung Hoa, đồng thời cũng là biểu
tượng cho sự bứt phá, thoát khỏi những trói buộc phong kiến. Với phẩm chất
đáng trân trọng đôn hậu hiền từ, nặng tình trọng nghĩa cùng nghị lực phi
thường vượt qua mọi đau thương… Lỗ thị là một bà mẹ vĩ đại.

Xã hội phong kiến Trung Hoa tồn tại rất nhiều những phong tục lạc hậu
để bó buộc con người, mà nạn nhân chủ yếu là người phụ nữ. Người phụ nữ
bị bó buộc cả về thể xác lẫn tâm hồn. Nếu như bảng vàng trinh tiết lừa bịp
tinh thần người phụ nữ để họ chịu áp bức của tộc quyền, của luân lí phong
kiến thì tục bó chân là thủ đoạn cưỡng chế thô bạo nhất phá hoại cơ thể người
phụ nữ khiến cho nhiều người phải chịu tật nguyền suốt đời. Bà mẹ Lỗ Toàn
Nhi trong tiểu thuyết được nhà văn xây dựng là nạn nhân của tục bó chân cổ
hủ ấy. Lên 5 tuổi, Lỗ Toàn Nhi đã phải trải qua nỗi đau đớn tột cùng của tục
bó chân tàn khốc ấy: “Bà dùng nẹp tre cố định chân mẹ lại, khiến mẹ gào lên

17


như lợn bị chọc tiết, phải kẹp chặt vì tạo hình cho bàn chân nhỏ là rất quan
trọng. Sau đó quấn thật chặt hết lớp này đến lớp khác những đoạn vải đã tẩm
nước muối phơi khô, rồi lấy dùi gỗ vỗ một lượt. Mẹ kể rằng buốt đến tận
óc…”. Nhưng đó mới chỉ là sự bắt đầu của những đau đớn, khổ cực. Mười
bảy tuổi, cô được gả vào làm dâu nhà Thượng Quan, từ đó chuỗi ngày đắng
cay, tủi nhục liên tiếp ập xuống đời cô. Có thể nói chưa có nỗi đau khổ nào
mà người phụ nữ này chưa nếm trải. Làm dâu một gia đình khá giả nhưng Lỗ
Toàn Nhi chẳng khác gì một kẻ tôi tớ. Lấy nhau suốt ba năm vẫn chưa có con
mà thực chất do người chồng bất lực nhưng mọi sự hành hạ từ nhà chồng đều
trút lên đầu cô. Trước nỗi khao khát có cháu, trước những lời mắng nhiếc cay
nghiệt: “Chỉ biết ăn mà không biết đẻ, nuôi cái đồ vô tích sự ấy làm gì!” và
những trận đòn roi không thương tiếc từ mẹ chồng, Lỗ Toàn Nhi phải đi “xin
giống” của những người đàn ông xa lạ. Bảy đứa con gái ra đời trước sự ghẻ
lạnh và chà đạp của nhà chồng, trước sự tàn ác và bất lực của chồng: “Từ khi
sinh đứa con gái thứ tư, bầu trời nhà Thượng Quan lúc nào cũng mây đen vần
vũ, mặt bà nội như lưỡi hái vừa lấy ra khỏi nước tôi, sẵn sàng đâm chém ai đó
bất cứ lúc nào”. Khi Cầu Đệ - đứa con thứ bảy lại là con gái ra đời, Lỗ thị bị

chồng đánh đập dã man. Thọ Hỉ dùng chày đập vào đầu vợ, dùng kẹp sắt
trong là ấn vào giữa hai chân: “Làn khói màu vàng bay lên, mùi lông và thịt
cháy khét lẹt tỏa khắp phòng. Mẹ rú lên thê thảm, lăn từ trên giường xuống
đất, người cong như cánh cung, co giật từng cơn”. Bị đối xử thua một con vật,
vừa mới sinh con xong, Toàn Nhi phải phơi mình giữa cái nắng trưa để lật
rơm trong khi “bụng vẫn đau quặn, dạ con vừa trút được gánh nặng co bóp dữ
dội, mồ hôi lạnh chảy cùng mình, từng dòng âm ấm từ cửa mình chảy ra ướt
đẫm hai đùi”; phải sinh con trên một cái giường đầy đất đá đã nhão ra vì máu,
“vượt cạn” trong sự lo lắng, sợ hãi, bẩn thỉu và cô đơn trong khi cả nhà đang
lo lắng, nâng niu một con lừa cũng đang đau đẻ… Hiện thực ấy Lỗ thị nhận ra

18


một chân lí nghiệt ngã: “Là đàn bà, không lấy chồng không được, lấy chồng
mà không sinh con không được, sinh toàn con gái cũng không được. Muốn có
địa vị trong gia đình dứt khoát phải sinh con trai”. Sống trong sự ngược đãi,
ghẻ lạnh của nhà chồng, ước nguyện sinh con trai đã giúp Lỗ thị tiếp tục sống
và nuôi hi vọng. Khao khát đó luôn thường trực, nhiều khi tạo thành ảo giác
một đứa bé trai giữa hai đùi nó có “một bàn chân nhỏ xíu với những móng
chân sáng loáng”. Niềm hi vọng ấy cuối cùng đã thành hiện thực. Lần sinh
thứ tám, sau khi tỉnh lại “nhìn thấy cái chim bé tí như con nhộng ở giữa hai
chân tôi, cặp mắt u tối của mẹ chợt bừng sáng”. Như vậy, mong muốn có
cháu rồi phải là cháu trai của nhà chồng, Lỗ Toàn Nhi phải mang tiết hạnh,
mang tấm thân mình đi ngủ với những người đàn ông khác. Cuối cùng Toàn
Nhi đã sinh cho nhà Thượng Quan một đàn con gồm tám gái, một trai. Điều
đặc biệt là cả chín đứa con của chị lại có những người cha khác nhau. Trong
đó Lai Đệ và Chiêu Đệ là con của chú dượng Vu Bàn Vả; Lãnh Đệ là con của
anh chàng bán vịt dạo; Tưởng Đệ là con của thầy lang bán thuốc; Phán Đệ là
con của lão béo bán thịt chó ở thôn Sa Tử; Niệm Đệ là con của Hòa thượng

Trí Thông ở chùa Thiên Tề; Cầu Đệ là kết quả của lần Lỗ Toàn Nhi bị bốn tên
lính thất trận cưỡng hiếp ở phía bắc sông Thuồng Luồng; sau cùng là cặp sinh
đôi Kim Đồng, Ngọc Nữ của mục sư Malôa.
Nguyên nhân lớn nhất gây lên những cơ cực, tủi nhục của Lỗ Toàn Nhi
chính là phong tục nghiệt ngã phải có con trai để nối dõi tông đường của xã
hội phong kiến. Chính cái xã hội đó đã làm thay đổi con người của Lỗ Toàn
Nhi, từ một cô gái hiền lành chịu đựng đến nhẫn nhục cô đã trở nên liều lĩnh,
mang trong lòng sự thù hận, căm ghét xã hội cùng những tập tục phi lí và căm
thù nhà Thượng Quan vô nhân đạo. Lỗ Toàn Nhi từ đó luôn nuôi ý định trả
thù và xem việc ăn nằm với những người đàn ông khác là cách trả thù tốt
nhất: “Toàn Nhi này có đẻ thêm một ngàn đứa nữa, cũng không phải là giống

19


nhà Thượng Quan”. Thượng Quan Lỗ thị dám đạp lên tất cả lễ giáo phong
kiến cũng chỉ vì tập tục nghiệt ngã buộc phải có con trai. Chuyện ăn nằm, thụ
thai, sinh đẻ của Lỗ Toàn Nhi chính là sự thách thức đối với cả xã hội lúc bấy
giờ. Đồng thời Thượng Quan Lỗ thị cũng chính là thân phận của người phụ
nữ bị xã hội phong kiến khinh bỉ, coi rẻ phẩm chất, giá trị trong xã hội phong
kiến Trung Quốc, vừa là nạn nhân nhưng cũng chính là nhân chứng tố cáo sự
cay nghiệt và tàn bạo của xã hội ấy. Sức sống của bà mẹ vĩ đại dù cho có bị
chà đạp bị tiêu diệt đến đâu thì nó vẫn trường tồn bằng một sức mạnh kì diệu,
một niềm tin tuyệt đối vào cuộc sống.
Sống trong chế độ xã hội phong kiến hà khắc, từ khi sinh ra đã được tạo
hóa giao phó thiên chức thiêng liêng - làm mẹ, suốt đời bám víu vào thiên
chức ấy, sức mạnh cuộc sống của bà là từ sự bao bọc những đứa con mà ra.
Với thiên chức làm mẹ cao cả, Lỗ thị đảm đương nhiệm vụ này với tất cả tình
yêu và sự hi sinh cao cả nhất. Dù phải đi “xin giống dạo” của những người
đàn ông xa lạ nhưng không vì thế người mẹ này căm ghét, ghẻ lạnh những

đứa con của mình mà ngược lại, Lỗ Toàn Nhi luôn dành trọn vẹn tình thương
cho chúng. Người mẹ ấy luôn dang rộng đôi tay che chở cho đàn con: “Niệm
Đệ vừa lọt lòng oe oe khóc, mẹ chồng thấy vẫn là con gái, liền chẳng nói
chẳng rằng túm lấy hai chân định đem dìm chết trong chum nước. Mẹ nhào
xuống đất ôm chặt hai chân mẹ chồng, van xin: - Mẹ ơi mẹ, xin mẹ mở lượng
từ bi, thương con hầu hạ mẹ nửa năm nay mà tha cho cháu bé!...”. Bên trong
người phụ nữ ấy, luôn có một sức sống mãnh liệt, không chỉ ở khả năng thiên
phú mà còn là có một niềm tin vào tương lai, là khát khao được sống, khát
khao tìm được tình yêu, hạnh phúc gia đình đích thực. Tấm lòng của người
mẹ ấy là luôn mong muốn được sống gần bên đàn con, mong cho những đứa
con của mình được cơm no, áo ấm, hạnh phúc. Và để có thể nuôi dưỡng,
chăm sóc cho đàn con, Lỗ thị luôn nỗ lực để sinh tồn. Hai nạn đói kinh hoàng

20


năm 1941 và 1960 đã tác động mạnh mẽ đến Lỗ thị và gia đình Thượng Quan.
Năm 1941, để cứu lấy đàn con, Lỗ thị phải chịu nỗi đau đứt ruột đưa đàn con
đi “bán”, bán mà không cần tiền, chỉ cần “xin đối xử tốt với cháu!”. Vì Lỗ thị
biết rằng nếu chúng được nhận làm con của những gia đình giàu sang trong
hoàn cảnh này, những đứa con của bà chắc chắn sẽ được sống sót. Cũng trong
năm đó, Lỗ thị đau đớn như đứt từng khúc ruột “mặt trắng nhợt, lảo đảo rồi
ngã sóng soài ra nhà” khi nhận được tiền tự bán thân của đứa con gái thứ tư Tưởng Đệ vì muốn chữa bệnh cho mẹ và cứu lấy chị em trong cơn đói. Năm
1960, Lỗ thị đã biến bao tử của mình thành một chiếc túi chứa đậu. Bà trộm
đậu trong hợp tác xã rồi nuốt vào, về đến nhà lại nôn ra, lấy đậu để nuôi con
nuôi cháu. Sức mạnh sinh tồn của Lỗ thị thật mãnh liệt, chính niềm tin vào
tương lai và tình yêu thương vô bờ đối với đàn con là động lực nuôi dưỡng ý
chí sinh tồn của người mẹ vĩ đại ấy.
Bao thế lực chính trị đến rồi lại đi, vinh quang rồi tàn lụi, đem đến cho
vùng đất Cao Mật biết bao biến đổi, Lỗ thị và gia đình Thượng Quan cũng

chịu ảnh hưởng của những lần thay ngôi đổi chúa ấy. Hết quân Đức, quân
Nhật, Quốc dân đảng rồi đến Cộng sản đảng, mỗi lần thay chủ đổi ngôi là mỗi
lần nhân dân chứng kiến cảnh li loạn, cảnh chạy giặc, cảnh tang tóc... Các thế
lực cầm quyền cướp đi những người con gái của Lỗ thị và đem đến cho bà mẹ
biết bao tai họa, biết bao mất mát, khổ đau. Dù mỗi đứa con có một con
đường riêng thậm chí là xung khắc, thù ghét nhau vì quan điểm chính trị… Lỗ
thị vẫn là chỗ dựa tinh thần, nguồn an ủi, là chốn quay về yên bình và an toàn
nhất. Ngoài việc nuôi dưỡng đàn con tám gái một trai của mình trưởng thành,
trong suốt cuộc đời của mình, Lỗ thị còn cưu mang thêm tám đứa cháu gọi bà
bằng ngoại. Tám đứa cháu mỗi đứa một hoàn cảnh, mỗi đứa một xuất thân.
Có đứa cha mẹ là đảng viên Cộng sản đảng (Lỗ Thắng Lợi, Câm anh, Câm
em), có đứa là con của đảng viên Quốc dân đảng (Tư Mã Lương, Tư Mã

21


Phượng, Tư Mã Hoàng), có đứa là con của Hán gian (Sa Tảo Hoa), có đứa chỉ
là con của thường dân (Hàn Vẹt). Dù cha mẹ chúng là ai, thuộc đảng phái
nào, tư tưởng chính trị ra sao thì Lỗ thị vẫn dành cho chúng tình thương yêu
tha thiết. Dù có lúc giận con bà định bỏ rơi đứa cháu nhưng tấm lòng thương
con thương cháu níu chân bà lại: “Chiếc áo da báo của Lai Đệ chỉ có thể bọc
con của Lai Đệ… mẹ bỏ lại con bé bọc trong chiếc áo da báo ở cổng nhà thờ,
rồi chạy về nhà như bị ma đuổi. Nhưng chỉ chạy được hơn chục bước, chân
mẹ đã cất không nổi nữa. Con bé khóc như lợn bị chọc tiết, tiếng khóc như sợi
dây vô hình giữ chân mẹ lại…”. Tám đứa cháu ngoại đều được bà yêu
thương, chăm sóc, luôn đưa tay nâng đỡ chúng, che chở chúng trước mọi
nguy hiểm dù việc làm ấy có thể nguy hiểm đến tính mạng mình. Khi thằng
Câm thi hành lệnh giết hai đứa cháu Tư Mã Thượng và Tư Mã Hoàng: “Mẹ
ưỡn ngực, thét lên chói tai: - Thằng súc sinh giết tao trước đi! Mẹ xông tới
mặt thằng câm cào vào mặt hắn. Mặt hắn xuất hiện bốn rãnh màu trắng, sau

đó máu từ trong rãnh tứa ra… lát sau hắn “ầu ầu” lên mấy tiếng, đấm mẹ một
quả, mẹ ngã bay về phía chúng tôi. Chúng tôi vừa khóc, vừa phủ phục trên
mẹ”. Những sinh linh bé bỏng ấy được chăm sóc, nuôi dưỡng bằng bàn tay
đầy yêu thương của bà ngoại Lỗ thị. Cuộc sống của chúng thật sự đã gắn chặt
với bà, chúng là sức mạnh là động lực là lí do giúp bà luôn kiên cường chiến
đấu cho mục tiêu sinh tồn. Vì vậy khi chúng mất đi, bà cũng đau đớn như mất
đi phần máu thịt của mình: “Mẹ bốc một nắm đất nhét vào lỗ thủng, nhưng
máu và ruột cứ đẩy đất ra ngoài, mẹ bốc nắm nữa rồi nắm nữa nhét vào mà
vẫn không bịt được, ruột thằng Câm em đùn ra đầy nửa sọt… mẹ buông xuôi
hai tay đờ đẫn nhìn đống ruột rồi đột nhiên mẹ nôn ra mật xanh mật vàng, sau
đó mẹ òa khóc nức nở”.
Người ta nói sữa là sức sống, là máu của người phụ nữ. Do vậy suốt
đời, Lỗ thị đem nguồn sống quí giá ấy nuôi dưỡng một hoài bão mang tên

22


Kim Đồng. Đặt trọn niềm hi vọng vào đứa con trai duy nhất trong chuỗi sinh
nở dằn vặt của mình, Lỗ thị đã cho Kim Đồng tất cả nguồn sống của mình
thông qua nguồn sữa. Nguồn sữa ấy chỉ dành riêng cho Kim Đồng thậm chí
cả chị em sinh đôi Ngọc Nữ cũng không được chia. Ở đây phần nào cho thấy
được di căn của căn bệnh chế độ phong kiến - sự trọng nam khinh nữ trong
con người Lỗ thị. Đây là hạn chế của Lỗ thị và những người phụ nữ khác ở
Trung Quốc trong buổi giao thời: “Phong kiến - Dân chủ - Cộng sản”. Bà
cũng từng ép Lai Đệ bỏ Sa Nguyệt Lượng lấy Tôn Bất Ngôn làm cho Lai Đệ
phải bỏ nhà theo người yêu, và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến kết thúc bi
kịch của Lai Đệ; Lỗ thị từng cấm đoán Lãnh Đệ quan hệ với Hàn Chim khiến
Lãnh Đệ trở nên điên dại… chính hạn chế này đã khiến Lỗ thị có một số hành
động sai về lí nêu trên nhưng nếu xét về tình (tình yêu của một người mẹ đối
với con) thì ta có thể hoàn toàn cảm thông được. Cuộc đời Lỗ thị đầy đau

thương, vất vả, thăng trầm. Một tay bà nuôi nấng đàn con, đàn cháu nhưng
cuối đời lại thui thủi một mình trong ngôi tháp canh bỏ hoang, cũ kĩ. Đến khi
chết, vẫn chưa được yên ổn. Cuối truyện Kim Đồng thức chong đêm đứng
canh mộ mẹ, sợ “ông Chính phủ” bắt đào lên dù chôn tại một bãi đất hoang…
Lỗ thị là một nhân vật rất thực và cũng rất tượng trưng. Đó không còn
là thân phận của người phụ nữ nữa mà là thân phận của đất nước Trung Hoa
vĩ đại và đau thương. Chính Mạc Ngôn đã từng bộc bạch: “Trong truyện tôi
đã miêu tả nỗi gian nan của gia đình li tán do chiến tranh của gia đình Thượng
Quan Lỗ thị, đó cũng là điều từng trải chung của những người thuộc thế hệ
mẹ tôi” [12, 127]. Như vậy ở thế hệ cha mẹ, nhà văn chủ yếu xây dựng lên
hình tượng trung tâm là người mẹ. Người mẹ khổ đau, cuộc đời vật vã thăng
trầm và ấn tượng sâu sắc nhất với độc giả đó là hình ảnh người mẹ với lòng
khoan dung, yêu thương vô bờ bến chạy dọc suốt chiều dài tác phẩm. Một

23


phụ nữ tượng trưng cho một đất nước ở khả năng thiên phú mà cho dù có bị
chà đạp, tiêu diệt đến đâu thì vẫn trường tồn mãi mãi.
1.2.3. Thế hệ tôi và bạn bè cùng trang lứa - bức tranh nhân sinh đầy biến ảo
Trong thế giới nhân vật Báu vật của đời thì thế hệ tôi và bạn bè cùng
trang lứa chiếm số lượng lớn nhất 192 nhân vật. Đây là thế hệ sinh ra trong
lúc đất nước Trung Hoa đầy biến động với những biến thiên của xã hội qua
các cuộc kháng chiến chống Đức, chống Nhật, qua cuộc nội chiến giữa Quốc
dân đảng và Cộng sản đảng, cùng nhau sống trong nạn đói hoành hành, rồi
phong trào cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa rồi thời kì cải cách mở cửa.
Thế hệ tôi và bạn bè cùng trang lứa chịu tác động của những biến cố lớn ấy.
Đàn con của Lỗ thị có đủ mọi thành phần xã hội, nói khác đi là đủ mọi giống
người. Họ có cách sống, quan điểm sống khác nhau từ đó chi phối đến cuộc
đời, số phận của họ.

Những cô con gái nhà Thượng Quan là những cô gái khát khao tình
yêu, hạnh phúc và họ quyết dành lấy cuộc sống tự do hạnh phúc cho mình.
Những cô gái được sinh ra trong hoàn cảnh đất nước trong cơn “quặn đẻ”. Họ
ra đời trong một gia đình mà ông bố bất lực, là kết quả của những lần đi “xin
giống” của bà mẹ Lỗ Toàn Nhi, và cũng ra đời trong sự khao khát muốn có
cháu trai để nối dõi tông đường của ông bà nội. Vì vậy sự ra đời của các cô
gái là điều không mong muốn của gia đình Thượng Quan, đặc biệt là bà nội
Lã thị. Những cô gái phải chứng kiến sự đau đớn của mẹ trước những hành hạ
của bà nội và ông bố vũ phu. Bản thân họ cũng bị những trận hành hạ độc ác
chỉ vì là con gái. Bà Lã véo đùi non Lai Đệ bằng chiếc kìm thợ rèn đen sì:
“Lai Đệ lăn lộn dưới đất như con lợn bị chọc tiết. - Mày kêu này! Mày gào
này! Bà Lã quát tháo, hai tay cầm kìm, kẹp từng nhát trên người Lai Đệ,
chính xác và mạnh của người lâu năm trong nghề rèn”. Rồi chị Tám - Thượng
Quan Ngọc Nữ thì bị bà nội ghì chặt: “Nhưng những ngón tay bà nội móc vào

24


nhau như vuốt chim ưng không sao gỡ ra được. Ngọc Nữ kêu thét như lợn bị
chọc tiết, bà nội vẫn cắn chặt tai chị, nhai sồn sột như nhai miếng thịt dai
ngoách”, “Mẹ gỡ từng ngón tay như vuốt diều hâu của bà, giải cứu cho Ngọc
Nữ chỉ còn thở thoi thóp. Vành tai chị chỉ còn là một đám bầy nhầy như một
lát khoai thối”.
Sống trong hoàn cảnh gia đình như vậy, cùng với những biến động xã
hội, lớn lên họ đều căm thù tập tục lạc hậu nên các cô gái nhà Thượng Quan
ai cũng mang cá tính mạnh mẽ, kiên cường, luôn khát khao theo đuổi ước mơ
có được tình yêu, cuộc sống tự do, hạnh phúc… và họ sẵn sàng dấn thân vào
dòng đời ấy. Tất cả đều chịu sự ảnh hưởng của những biến động xã hội và
mỗi người có một kết cục khác nhau.
Người đầu tiên đi vào cuộc dấn thân vĩ đại ấy là chị cả Lai Đệ. Năm

mười tám tuổi cô cãi lời mẹ bỏ trốn theo Sa Nguyệt Lượng. Đó là hành động
phản kháng chống lại sự ngăn cản và ép lấy Tôn Câm của mẹ mình. Lai Đệ
chính là hình tượng của người phụ nữ Trung Hoa dám đứng lên chống lại tập
tục lạc hậu để đi theo tiếng gọi của tình yêu. Nhưng cuộc đời cô cũng trải qua
bao sóng gió, thăng trầm, đau khổ. Ban đầu là vợ của du kích Sa Nguyệt
Lượng bất chấp sự ngăn cản của Lỗ thị: “Thượng Quan Lai Đệ mười tám tuổi,
mặc chiếc áo lông tử điêu, cổ quàng khăn lông chồn, đã bỏ đi cùng với Đội
trưởng Sa Nguyệt Lượng từ đêm”. Thời thế thay đổi, Sa Nguyệt Lượng từ du
kích thành Hán gian, sa cơ lỡ vận rồi tự tử chết. Lai Đệ trở nên điên dại, nửa
tỉnh nửa mê, cô tự nhốt mình trong những kỉ niệm với người chồng quá cố.
Và trong cơn điên dại ấy cô đã có cuộc tình vụng trộm với em rể Tư Mã Khố
khiến cô thức tỉnh. Nhưng “cơn khô hạn” chưa dứt hẳn thì “người cứu tinh” Tư Mã Khố đã chết. Và Lai Đệ chịu hi sinh dấn thân vào cuộc tình cô không
mong đợi để giải thắt nút oan nghiệt giữa gia đình Thượng Quan và Tôn Bất

25


×