Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.5 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
------------------------

NGUYỄN THỊ LỆ

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI – 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
------------------------

NGUYỄN THỊ LỆ

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
ThS NGUYỄN PHƯƠNG HÀ

HÀ NỘI – 2013




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Nguyễn Phương Hà, người
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc
biệt là các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn tới người thân và bạn bè đã luôn quan tâm, động
viên, giúp đỡ tôi để khóa luận được hoàn thành.

Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Lệ


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
ThS Nguyễn Phương Hà, tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận hoàn toàn trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng với bất kì công trình nghiên
cứu nào đã công bố.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên


Nguyễn Thị Lệ


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 7
7. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 8
Chương 1: Những vấn đề chung .................................................................. 8
1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người ........................................................ 8
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Công Hoan ............... 10
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Công Hoan ............. 10
1.2.2. Những nhân tố tạo nên quan niệm nghệ thuật về con người của
Nguyễn Công Hoan ..................................................................................... 11
1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người chi phối thế giới nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ......................................................... 15
Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan ............................................................................................................ 18
2.1. Nhân vật quan lại................................................................................... 19
2.2. Nhân vật dân nghèo thành thị ................................................................ 25
2.3. Nhân vật trẻ em ..................................................................................... 28
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan .................................................................................... 34
3.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống ............................................................ 34



3.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật .................................................................. 38
3.2.1. Miêu tả diện mạo nhân vật .................................................................. 38
3.2.2. Miêu tả hành động nhân vật ................................................................ 42
3.3. Ngôn ngữ............................................................................................... 43
3.3.1. Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, bình dân .............................................. 43
3.3.2. Ngôn ngữ thân mật, suồng sã. ............................................................. 45
3.3.3. Ngôn ngữ giễu nhại ............................................................................ 48
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 54


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Nguyễn Công Hoan (1903-1977) là một trong những nhà văn có vị trí
quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, người mở đường cho trào
lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945. Ông bắt đầu sáng tác
vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX và tự khẳng địnhđược mình một cách
mạnh mẽ, vững chắc từ khoảng những năm 30 trở đi. Hơn nửa thế kỉ cầm bút,
Nguyễn Công Hoan đã để lại cho nền văn học Việt Nam khối lượng lớn các
tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau, trong đó nổi bật nhất là truyện ngắn.
Trải qua sự thử thách lâu dài của thời gian, truyện ngắn của nhà văn vẫn luôn
thu hút sự quan tâm của bạn đọc trong và ngoài nước, được dịch ra nhiều thứ
tiếng như: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc… Điều đó chứng tỏ
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan vừa mang giá trị dân tộc đặc thù vừa đạt
được những giá trị chung phổ quát của văn học thế giới.
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan luôn mở ra trước mắt người đọc một
thế giới mới lạ, hấp dẫnvới hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng, hội tụ đầy
đủ nét dáng cuộc đời. Qua thế giới ấy, người đọc thấy được sự am hiểu sâu

sắc, tinh tế của nhà văn về cuộc sống xã hội và con người Việt Nam trong
những năm đen tối trước Cách mạng.
Xuất phát từ thực tế: Nguyễn Công Hoan là tác giả được học tập và
giảng dạy ở nhiều cấp nhà trường của chúng ta hiện nay như: Đại học, Cao
đẳng, THPT, THCS…Vì vậy, nghiên cứu Thế giới nhân vật trong truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan như một chỉnh thể có quy luật vận động nội tại để
hiểu đúng và giảng dạy tốt các tác phẩm của ông là việc làm khoa học, cần
thiết và ý nghĩa. Qua đó giúp độc giả có cái nhìn toàn diện về thế giới nhân

1


vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan cũng như tài năng, vị trí và những
đóng góp của ông đối với nền văn học dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Công Hoan không chỉ có những đóng góp to lớn cho sự hình
thành và phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945, mà
còn có công xây dựngnên một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông sáng tác
nhiều thể loại khác nhau, song thành công nhất là truyện ngắn. Truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan luôn thu hút được sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên
cứu, phê bình văn học trong mấy chục năm qua.
2.1. Tình hình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan trước năm 1945
Ngay từ tập truyện ngắn đầu tayKiếp hồng nhan(xuất bản năm 1923),
Nguyễn Công Hoan đã gây được sự chú ý của dư luận. Viết về Nguyễn Công
Hoan, tác giả Trúc Hà với bài: “Một ngòi bút mới: ông Nguyễn Công
Hoan”(Đăng trên Nam Phong Tạp chí - 1932) nhận xét: “Văn ông Hoan có
cái hay, rõ ràng, sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh và gọn. Lời văn hàm một
giọng trào phúng, lại thường hay đệm vào một vài câu, hoặc một vài chữ có ý
khôi hài, bong lơn, thú vị”. Đặc biệt là khi tập Kép Tư Bềnra đời (6 –
1935),sáng tác của ông đã được bạn đọc đón nhận nhiệt tình và thu hút được

sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu, phê bình. Tập truyện ngắn này đã
trở thành một hiện tượng văn học lịch sử, mở đầu cho trào lưu văn học tả chân
xã hội. Với Nguyễn Công Hoan, Kép Tư Bềncó thể xem là mốc đánh dấu
trong sự nghiệp văn chương của ông. Trong Đời viết văn của tôi, ông khẳng
định: “Việc cuốn Kép Tư Bền được hoan nghênh làm tôi tin rằng tôi có thể
viết nổi tiểu thuyết và tôi có thể theo đuổi được nghề văn” [10; 118].
Sau khi tập Kép Tư Bền ra đời, nhà nghiên cứu Thiếu Sơn đã xếp
Nguyễn Công Hoan và Tam Lang ở cùng một phái “tả chân xã hội”. Ông cho
rằng: “Cũng như Tam Lang, tác giả của Kép Tư Bền ưa nói đến những bề trái
2


của xã hội, ưa phanh phui, bày tỏ những cái hèn kém, xấu xa gian tà, độc ác
của người đời”. Cuối cùng tác giả đưa ra đánh giá về nghệ thuật xây dựng
nhân vật của nhà văn như sau: “Nét đặc sắc của Nguyễn Công Hoan là ở chỗ
ông biết quan sát những cái chung quanh mình, biết kiếm ra truyện tức cười,
biết vẽ người bằng những nét vẽ ngộ nghĩnh thần tình, viết vấn đáp bằng
những giọng hoạt kê lí thú và biết kết cấu thành tấn bi hài kịch” [21; 441].
Nhận xét về nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật trong tập truyện
Kép Tư Bền, nhà nghiên cứu Trần Hạc Đình viết: “Nguyễn Công Hoan ưa tả,
ưa vẽ cái xấu xa, hèn mạt đê tiện của cả một hạng người xưa nay vẫn đeo cái
mặt nạ giả dối. Hạng người này có gặp ở đời, ta thường lầm vạ cái bề ngoài
mà phải kính trọng nể nang họ” [6; 40].
Trong cuốn Nhà văn hiện đại, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận
định về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan như sau:
“Ông miêu tả đủ hạng người trong xã hội nhưng ít khi miêu tả những ý nghĩ
của họ nhất là những điều u uất của họ thì không bao giờ đả động, bao giờ
cũng đặt họ vào một khuôn riêng, đó là khuôn lễ giáo hay phong tục mà họ đã
“ra trò” với những bộ mặt phường tuồng của họ” [18; 1078].
Như vậy, trước năm 1945, các nhà phê bình, nghiên cứu đã bước đầu

tìm hiểu về truyện ngắn và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong các sáng tác
của Nguyễn Công Hoan.Nó tạo tiền đề cho những công trình nghiên cứu về
cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà văn sau Cách mạng.
2.2. Tình hình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan sau năm 1945
Sau năm 1945, các nhà nghiên đi sâu vào tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp sáng
tác của Nguyễn Công Hoan, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật, xây dựng
tính cách, chân dung và tâm lí nhân vật trong truyện ngắn của ông.
Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tác giả Nguyễn Trác nhận định:
“Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một tấn trò đời rộng rãi và phong phú.
3


Ông chỉ cốt khám phá trong hiện thực những mâu thuẫn, những cảnh tương
phản trái và phản nhau…Thế giới của Nguyễn Công Hoan là thế giới những
kẻ khốn khổ đáng thương. Đọc truyện ngắn Nguyễn Công Hoan người đọc
như trực tiếp sống giữa cái xã hội khốn cùng của những con người dưới đáy,
những thói hư tật xấu của đám thanh niên tiểu tư sản thành thị chạy theo lối
sống “Âu hóa” ” [26; 222].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Đàn trong Mấy vấn đề văn học hiện thực
phê phán Việt Nam nhận xét: “Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã họp
thành một bức tranh rộng lớn, khá đầy đủ về xã hội cũ. Hầu hết các tầng lớp
trong xã hội thực dân phong kiến đều có mặt: nông dân, công nhân, tiểu tư sản,
trí thức làm các nghề tự do như thầy thuốc, nhà báo, nhà văn, nhà giáo, các
nghệ sĩ, rồi tư sản, các nhà buôn bán, nhà thầu khoán, địa chủ, quan lại, cường
hào, nghị viên, công chức, học sinh, cô đào, nhà thổ, đứa ở, phu xe, kẻ cắp, anh
hát xẩm, chị bán hàng rong, binh lính, bồi bếp…từ các giai cấp bị bóc lột, các
giai cấp thống trị và các tầng lớp trung gian cho đến những người ở dưới đáy
của một xã hội hết sức phức tạp” [4; 351].
Nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, GS Nguyễn Hoành
Khung trong cuốn Truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945 khẳng định: “Ông là

một bậc thầy trong truyện ngắn, trước hết là truyện ngắn trào phúng”, “Truyện
ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan là hiện tượng chưa từng có đến hai
lần trong văn học Việt Nam (…).Tiếng cười trào phúng trong truyện của ông
là tiếng cười hồn nhiên, khỏe khoắn, mặn mà.” [15; 14].
Bên cạnh đó, đánh giá về nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, tác giả cho rằng: “Mỗi nhân vật nhà văn
thường nêu lên một nét tính cách cơ bản, bộc lộ qua hành động ngôn ngữ, tình
huống nào đó (…) chỉ bằng vài nét vẽ, ông đã phác ra được một bộ mặt, một

4


tư thế, một chân dung khá sinh động với nét tâm lí chủ yếu nổi bật, phù hợp
với bản chất xã hội nhân vật” [14; 56].
Bàn về phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, GS Nguyễn Đăng
Mạnh nhận định: “Phong cách Nguyễn Công Hoan không thiên về lối phân
trần kín đáo. Ông thích bốp chát, đánh vỗ vào mặt đối phương. Tiếng cười đả
kích của Nguyễn Công Hoan, vì thế, thường là những đòn đơn giản mà ác liệt
(…). Mỗi truyện ngắn của ông có một chủ đề rõ ràng và đơn giản gắnvới một
mâu thuẫn trào phúng và một tình thế có tính hài hước” [17; 121].
Trương Chính trong cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Namđã đưa ra nhận xét
về nghệ thuật khắc họa nhân vật của Nguyễn Công Hoan: “Ông có sở trường
về mô tả tư cách hèn hạ, đê tiện hết chỗ nói của bọn quan lại sâu mọt, bọn nha
lại, bọn hãnh tiến giàu có, sang trọng và khinh người” [1; 101].
Nhìn dưới góc độ thi pháp học, GS Trần Đình Sử cho rằng: “Con người
trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan là con người bị tha hóa, vật
hóa, sống và hoạt động hầu như phi nhân tính. Thế giới truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan là thế giới làm trò, nhân vật là những kẻ làm trò”[8; 142].
Điểm lại lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, tác giả
Hoàng Anh khẳng định: “Những chân dung Nguyễn Công Hoan vẽ lên là

những kí họa hoặc biếm họa linh hoạt, không chỉ đặc tả tính cách của từng
loại nhân vật qua cái thần của họ, mà xếp bên cạnh nhau còn hiện lên lồ lộ
bức tranh toàn cảnh của xã hội thực dân nửa phong kiến, mặc dù chúng cố
tình che đậy, giấu giếm sau tấm phông lòe nhòe, mĩ miều” [20; 54].
Đặc biệt, nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan nhiều nhất phải kể đến
PGS Lê Thị Đức Hạnh. Với những công trình nghiên cứu cụ thể, sâu sắc, tác
giả đã chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật: “Cách miêu tả nhân vật trong
sự đối lập giữa hai sự vật bản chất khác nhau, giữa bản chất với hiện tượng,
5


nội dung với hình thức…” [9; 58]. Nhận xét này đã chỉ rõ nét đặc sắc về nghệ
thuật miêu tả nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Đó là ông
luôn đặt nhân vật trong sự đối lập để nhân vật tự bộc lộ bản chất, tính cách
của mình.
Như vậy, nhìn lại lịch sử nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn
Công Hoan, chúng tôi thấy rằng đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện
ngắn và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Tuy nhiên, những công
trình này còn mang tính riêng biệt, lẻ tẻ, mới dừng lại ở những nhận xét khái
quát, gợi mở.Kế thừa người đi trước, chúng tôi đi sâu tìm hiểu đề tài Thế giới
nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với mong muốn góp phần
khẳng định tài năng và phong cách độc đáo của Nguyễn Công Hoan trong nền
văn học nước nhà.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện khóa luận này, chúng tôi hướng tới những mục đích sau:
- Nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ở
hai phương diện nội dung và hình thức.
- Khẳng định tài năng, phong cách và những đóng góp của Nguyễn

Công Hoan đối với nền văn học Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đặt ra và giải quyết những vấn đề sau:
- Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người, quan niệm nghệ thuật
về con người của Nguyễn Công Hoan chi phối việc lựa chọn, thể hiện và xây
dựng thế giới nhân vật của nhà văn.
- Chỉ ra những đặc sắc nổi bật về thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan cũng như thấy được bức tranh hiện thực đời sống của xã
hội đương thời qua thế giới nhân vật đó.
6


- Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan: nghệ thuật xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật, ngôn ngữ…
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Như tên gọi của khóa luận, chúng tôi hướng tới nghiên cứu: Thế giới
nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Tập Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan, Nxb Văn học, Hà Nội,
2005.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp, khái quát
- Phương pháp so sánh
6. Đóng góp của khóa luận
- Thấy được những nét đặc sắc về thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan.
- Khẳng định được vai trò, vị trí của Nguyễn Công Hoan trong nền văn

học Việt Nam.
- Đóng góp vào việc giảng dạy và học tập các tác phẩm của Nguyễn
Công Hoan trong nhà trường.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Thế giới nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong
truyện ngắnNguyễn Công Hoan
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan
7


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.Quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có
của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó có khả năng thể hiện đời sống với
một chiều sâu nào đó. Nólà hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là
hệ quy chiếu ẩn chứa trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với phạm trù phương
pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thước đo của hình thức văn học và
làm cơ sở của tư duy nghệ thuật (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục,
2000).Quan niệm nghệ thuật xét về bản chất là một khái niệm về chủ thể, khái
niệm về hệ quy chiếu thể hiện tầm lí giải, đánh giá, tầm hiểu biết, trí tuệ và
tầm nhìn tình cảm. Nói tổng quát là tầm cảm nhận của chủ thể. Nó còn là một
phạm trù cơ bản của thi pháp học, là yếu tố then chốt, có vai trò chi phối toàn
diện tác phẩm.
Hạt nhân của quan niệm nghệ thuật là quan niệm về con người. Nhà
văn cómiêu tả khía cạnh nào của thế giới khách quan thì chung quy lại cũng

đều nói tới con người. Mácxim Gorki từng nói “Văn học là nhân học”. Nhà
thơ Tố Hữu cũng quan niệm “Con người là điểm xuất phát cũng là đích
hướng đến của văn học”. Văn học chính là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con
người. Sự phong phú về cách miêu tả, biểu hiện con người trong văn học là
cội nguồn cho quan điểm đa dạng về con người trong văn học. Vì vậy, muốn
chiếm lĩnh giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn học, trước hết chúng ta
phải tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người của người nghệ
sĩ sáng tác ra tác phẩm ấy.

8


Theo GS Trần Đình Sử, quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí
giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành nguyên tắc,
phương tiện, biện pháp, hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên
giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó [25; 43].
Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người tức là tìm hiểu cách nhìn,
chiều sâu của sự khám phá, lí giải, trình độ chiếm lĩnh con người của nhà văn.
Nó là cốt lõi tinh thần, là phương diện có tầm quan trọng hàng đầu để xác
những đặc trưng cơ bản, xác định trình độ, tài năng, sự đóng góp của nhà văn
đối với văn học và đời sống. Quan niệm về con người liên quan đến toàn bộ
quá trình sáng tác của nhà văn, chi phối tất cả các yếu tố nội dung và hình
thức của tác phẩm. Nó đánh dấu sự đổi thay đáng kể về tư duy của nhà văn
trong quá tình sáng tác.
Tiến trình lịch sử văn học cho thấy, sự đổi mới văn học thường gắn liền
với sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. Theo GS Trần Đình Sử
“chừng nào chưa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người thì
sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về
lượng trên cùng một chiều sâu” [23; 98]. Do đó, quan niệm nghệ thuật về con
người không những cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung tác

phẩm văn học cụ thể, mà còn cung cấp một cơ sở khoa học để nghiên cứu sự
phát triển và tiến hóa của văn học [8; 274]. Nó hướng người ta khám phá cách
cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con
người giống hay không giống so với đối tượng có thật.
Như vậy, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người sẽ giúp chúng ta
có cách nhìn mới mẻ về nhân vật, nội dung tác phẩm và cá tính sáng tạo của
nhà văn.

9


1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Công Hoan
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Công Hoan
Mỗi nhà văn khi sáng tác đều thể hiện quan niệm, cách nhìn về cuộc
đời và con người khác nhau. Với nguyên tắc coi hiện thực chính là đối tượng
phản ánh của nghệ thuật, đặc biệt là coi trọng mối quan hệ giữa tính cách và
hoàn cảnh, Nguyễn Công Hoan đã dùng ngòi bút của mình vạch trần tất cả sự
giả dối, xấu xa, tàn bạo của xã hội Việt Namđương thời. Đó cũng chính là đề
tài chủ yếu trong mấy trăm truyện ngắn và hàng chục truyện dài của ông. Nhà
văn đã dựng nên trong tác phẩmcủa mình đối tượng đả kích làcả một xã hội
thực dân tư sản cùng với sự thối nát, đồi bại của nó. Ở đó, lũ quan lại, tư sản,
nhà giàu, bọn gái mới lớnđua nhau đi ngược lại văn hóa, đạo lí truyền thống
của dân tộc. Tất cả cứ quay cuồng, hỗn loạn từ đạo đức, công lí, lòng thương
đến tình phụ tử, nghĩa vợ chồng đều như màn diễn trên sân khấu hài kịch. Với
ông,“đời là một sân khấu hài kịch”, mỗi người là một diễn viên đóng vai
trong tấn trò đời ấy. Có cả một xã hội giả dối, đánh mất bản chất chân thật của
mình; con người tha hóa, không còn thủy chung, tình nghĩa, đạo lí…
Như vậy, bằng quan niệm con người làm trò, con người tha hóa,
Nguyễn Công Hoan đã cười vào xã hội giả dối, phi nhân tính trong thực tai.
Ông còn chỉ ra cho bạn đọc thấy được sự tha hóa thảm hại của con người cả

về nhân hình và nhân tính. Đó cũng là thứ sản phẩm duy nhất, độc đáo mà xã
hội đương thời đẻ ra.
Cùng thời với Nguyễn Công Hoan, nhà văn Ngô Tất Tố trong tác phẩm
Tắt đèn lại có quan niệm khác hẳn về con người. Nhân vật chính diện của ông
không bị tha hóa. Các nhân vật chính diện như chị Dậu, anh Dậu, cái Tí đều
mang những phẩm chất tốt đẹp không bị thay đổi trước sức ép của hoàn
cảnh…Mặc dù thấy được sự khắc nghiệt của hoàn cảnh, của môi trường sống

10


tác động đến tính cách con người,nhưng nhà văn vẫn luôn tin tưởng vào bản
chất tốt đẹp của họ.
Vũ Trọng Phụng – ông vua phóng sự đất Bắc lại xây dựng một quan
niệm đa chiều, khá phức tạp về con người. Đó là quan niệm về con người xã
hôi – giai cấp; con người hài hước, biếm họa; con người tha hóa; con người tự
nhiên bản năng, định mệnh sinh lí và con người vô nghĩa lí. Đây là quan niệm
đầy mâu thuẫn, vừa có sự kế thừa lại vừa có những khám phá mới mẻ, vừa có
mặt ổn định cũng có mặt chuyển biến trong quá trình sáng tác.
Nam Cao là nhà văn luôn yêu thương, trân trọng con người. Ông có
quan niệm rất riêng, đậm chất nhân văn về con người. Nam Cao chấp nhận
con người bị tha hóa, thậm chí bị hủy hoại cả về nhân hình nhưng vẫn giữ
được tính người. Tác phẩm của ông thường đặt ra những vấn đề về con người
vừa đau đớnlại vừa mạnh mẽ, nhức nhối.
Nhà văn Nguyên Hồng lại luôn tin tưởng vào sức mạnh bất diệt của
nhân tính. Ông quan niệm, con người dù sống dưới đáy cùng xã hội vẫn tỏa
sáng những nét thiên lương, dù tha hóa vẫn hướng về bản chất Người.
Như vậy, các tác giả tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt
Nam giai đoạn 30-45 như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,
Nam Cao, Nguyên Hồng…đều có một quan niệm khác nhau, điều đó chịu tác

động, ảnh hưởng từ nhiều phía. Với Nguyễn Công Hoan, hoàn cảnh xã hội,
ảnh hưởng của gia đình cùng cá tính hài hước đã góp phần hình thành nên
quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn.
1.2.2. Những nhân tố tạo nên quan niệm nghệ thuật về con người của
Nguyễn Công Hoan
a. Thời đại
Nguyễn Công Hoan sinh ra và lớn lên trong thời kì xã hội Việt Nam
đầy rối ren, phức tạp. Nhà nước phong kiến già nua, mục nát, lỗi thời, phản
11


động, chế độ thực dân bạo tàn; cùng với nó là sự đàn áp khốc liệt phong trào
đấu tranh của nhân dân, là phong trào Âu hóa rầm rộ, phong trào yêu
nướcdiễn ra sôi nổi. Xã hội ấy chứa đựng bao điềubất công, ngang trái, bao
chuyện xấu xa, bỉ ổi. Đó là chuyện những quan lại lớn nhỏ mà bọn thống trị
thực dân cất nhắc lên từ đủ mọi nguồn bẩn thỉu để làm tay sai cho chúng. Với
quan trên, chúng hết sức qụy lụy, luồn cúi, nhèn nhát, nịnh bợ nhưng với dân
đen lại ra oai, hống hách, ức hiếp, bóp nặn, đục khoét không từmột thủ đoạn
nào…Chuyện địa chủ, tư sản làm giàu bằng cách bóc lột, lừa bịp dân nghèo
nhưng lại háo danh, bỏ ra hàng nghìn, hàng vạn để mua một phẩm hàm, một
chức quan…Chuyện công chức làm việc Tây, bịsếp làm nhục, thậm chí còn
phải đưa vợ con đến cho chúng vì sợ mất việc, vì muốn thăng chức…Chuyện
vợ chồng diễn trò tam tòng tứ đức, thủy chung, tiết hạnh…
Sống trong xã hội rối ren, đảo lộn ấy, nhà văn thấy mọi thứ đều giả dối,
lừa bịp, đáng khôi hài. Nếu như với Vũ Trọng Phụng, “đời chỉ toàn những sự
vô nghĩ lí”, đời là cơn “giông tố” làm đảo điên tất cả, là một xã hội khốn nạn,
chó đểu; đối với Nam Cao, cuộc đời là sự“chết mòn”, chết khi đang sống; thì
với Nguyễn Công Hoan, đời chỉ là “một sân khấu hài kịch, một tấn trò hề lố
lăng, giả dối” và con người là diễn viên trên tấn trò đời ấy.
b. Gia đình

Nguyễn Công Hoan sinh ra trong một gia đình quan lại phong kiến xuất
thân khoa bảng. Vì vậy, tư tưởng chủ đạo của nhà văn là tư tưởng yêu nước,
yêu con người. Trong Đời viết văn của tôi, ông bộc bạch:“Tôi sinh trưởng
trong một gia đình phong kiến suy tàn vì chế độ đổi thay, nên bị lép vế. Do
đó, tôi đã chịu sự giáo dục hằn học với quan lại ôm chân đế quốc để mưu cầu
phú quý trên lưng những người nghèo hèn. Những câu chuyện kể tội ác của
bọn quyền quý tạo cho tôi tính tò mò, thích nhìn, thích nghe những loại

12


chuyện ấy. Mắt tôi lại được chứng kiến những cảnh ấy, củng cố cho tôi lập
trường chính trị, thiện cảm với ai, ác cảm với ai” [37].
Xuất thân trong gia đình quan lại khoa bảng, Nguyễn Công Hoan
không chỉ có điều kiện được nghe mà còn được tận mắt chứng kiến bao
chuyện đáng khinh, đáng cười, đáng chửi về bộ máy quan lại làm việc cho
Pháp hồi ấy; về thói xu nịnh của họ đối với quan Tây, những thủ đoạn ăn hối
lộ tàn nhẫn, gian ác tới mức vu oan cho người lương thiện để moi tiền;về lối
sinh hoạt xa hoa, sự đảo lộn luân lí, đạo đức trong gia đình và xã hội…Tất cả
những điều mắt thấy tai nghe ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc, làm thành ý thức
khám phá đời sống và con người ở Nguyễn Công Hoan, tạo nên trong thế giới
nghệ thuật của ông một vùng thẩm mĩ riêng với cách nhìn độc đáo, riêng biệt,
không lẫn với những cây bút khác. Đó cũng là điều kiện thuân lợi để nhà văn
viết về bọn quan lại, lính lệ trong các tác phẩm sau này.
c. Bản thân
Nguyễn Công Hoan là người có năng khiếu trào phúng bẩm sinh. Ông
vốn thông minh, có trí nhớ tốt và ngay từ nhỏ đã chứng tỏ sự tinh nghịch, tính
khôi hài, hay chế giễu của mình. Sau này trong Đời viết văn của tôi, Nguyễn
Công Hoan tự nhận xét: “Tính chất con người tôi là nghịch ngợm, ranh mãnh
hay chế nhạo”. Ngay cả việc nghiêm chỉnh như làm giấy khai sinh, ông cũng

biến thành trò đùa “Muốn ngày sinh tháng đẻ của tôi có ý nghĩa dối trá, tôi đã
lấy ngày 1 - 4 là ngày mà phong tục nước pháp cho phép cả nước được nói
lừa để đùa nhau”. Do cá tính thích khôi hài nên những năm học tiểu học, ông
rất thích hài kịch Môlie. Ông đã bắt trước Môlie, cũng làm hài kịch, rồi cùng
với anh em trong nhà diễn kịch với có mục đích làm cho mọi người cười sặc
sụa. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn tìm“những thói hư tật xấu của người
xung quanh làm đề tài, dựng nên kịch để chế nhạo”.

13


Năm lên bốn, ông đã được gửi sang sống với người bác ruột làm tri
huyện và luôn được bác yêu chiều, quý mến. Nguyễn Công Hoan đã từng bày
đủ trò tinh quái để trêu trọc, tụ tập với bọn lính lệ, lính cơ trong phủ. “Cái sở
thích nhất của tôi là ban ngày thì đứng ở sân công đường để nhìn và để nghe,
ban tối thì xuống trại lệ, trại cơ nằm kề đùi với lính tráng để hỏi chuyện họ. Ở
đây tối tối tụ tập rất nhiều hạng người, nói đủ các thứ chuyện, chuyện Tây,
chuyện ta, chuyện quan nha tổng lí, chuyện hàng phố, chuyện dân quê,
chuyện dối trên lừa dưới, chuyện trai gái bịm bợm, chuyện ngày xưa, chuyện
ngày nay, chuyện cãi nhau, chuyện tâm tình, chuyện từ tám mươi đời triều,
cho đến cả chuyện tương lai của quả đất bị đuôi sao chổi quệt làm tận thế”.
Chính những chuyện tưởng như vô bổ ấy lại trở thành tài liệu có ích cho sự
nghiệp sáng tác của nhà văn sau này. Bởi vì, những năm tháng ấy, Nguyễn
Công Hoankhông chỉ dùng mắt để nhìn, tai để nghe, mà còn dùng óc để suy
nghĩ những sự việc diễn ra xung quanh. “Tôi đã dùng mắt tôi để học trong
cuốn sách thiên nhiên của xã hội Việt Nam, trong đó có nhiều người, nhiều
cảnh huống, nhiều tâm lí, nhiều ngôn ngữ khác nhau. Vốn sống mà tôi lượm
được một cách chăm chỉ và có suy nghĩ trong thời kì này là kho tài liệu cho
tôi sáng tác dần sau này” [10; 72]. Cá tính và vốn sống ấy dường như từng
bước đưa ông đến với những thành công trên con đường sáng tác truyện ngắn

trào phúng.
Khi trưởng thành, trong quá trình đi dạy học và viết văn, Nguyễn Công
Hoan đã đi nhiều tỉnh thành như Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải
Dương, Lào Cai…nên có điều kiện tiếp xúc với nhiều hạng người, loại người
khác nhau; được chứng kiến nhiều cảnh ngang trái bất công trong xã hội
đương thời. Nhờ đó vốn sống và sự hiểu biết của ông càng thêm phong phú.
Như vậy, chính các nhân tố thời đại, gia đình, bản thân đãhình thành
nên quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Công Hoan. Đúng như
14


nhận xét xác đáng của PGS Nguyễn Hoành Khung: “Hoàn cảnh xã hội, môi
trường gia đình, thế giới quan nhà văn đã mài sắc, phát huy năng khiếu trào
phúng của ông và ngay từ sớm cảm quan trào phúng đã bắt gặp cảm quan xã
hội của nhà văn”[13;122].
1.3.Quan niệm nghệ thuật về con người chi phối thế giới nhân vật trong
truyện ngắn Nguyên Công Hoan
Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn quy định toàn bộ đặc điểm
của thế giới nghệ thuật từ cốt truyện, ngôn ngữ cho đến nhân vật. Trong đó,
nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học, là yếu tố
trung tâm thuộc cấu trúc của tác phẩm. Một tác phẩm ra đời và thành công
được hay không là nhờ vào tài năng của nhà văn trong việc xây dựng nhân vật
điển hình.Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn sẽ tác động và chi
phối tới việc xây dựng thế giới nhân vật trong những sáng tác của họ. Với
quan niệm con người làm trò, con người tha hóa, Nguyễn Công Hoan xây
dựng một thế giới nhân vật độc đáomang phong cách riêng của ông.
Nguyễn Công Hoanluôn nhìn đời theo quan niệm giàu – nghèo. Hầu
hết truyện ngắn của ông đều xoay quanh sự đối chọi giữa kẻ giàu và người
nghèo.Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung cho rằng: “Mâu thuẫn giữa giàu
– nghèo trong xã hội là nỗi ám ảnh thường trực, trở thành ý thức nghệ thuật

của Nguyễn Công Hoan, chi phối cách dựng truyện, kết cấu, xây dựng nhân
vật trong tác phẩm của ông” [13; 105]. Vì vậy, trong truyện ngắn của mình,
nhà vănthường chianhân vật thành hai tuyến rõ rệt. Tuyến thứ nhất gồm
những nhân vật thuộc tầng lớp quan lại, địa chủ, tư sản mới lênđại diện cho sự
xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân nửa phong kiến. Tuyến nhân vật này xuất
hiện dưới hai dạng thức. Một là bọn quan lại phong kiến vô trách nhiệm,
chuyên đục khoét, áp bức dân lành với mọi mánh khóe, thủ đoạn; bọn tư sản
hãnh tiến háo danh, độc ác, keo bẩn. Hai là những kẻ bị đồng tiền chi phối trở
15


nên vô liêm sỉ, mất nhân cách.Tuyến nhân vật thứ hai là những người nghèo
khổ, bị ức hiếp, bóc lột. Họ sống lay lắt ở cả thành thị và nông thôn. Đó là anh
phu xe, kép hát, gái điếm,…không chỉ đổ mồ hôi, nước mắt để kiếm được
miếng ăn, mà còn chịu bao nhục nhã, khốn cùng; người dân lương thiện thấp
cổ bé họng, bị ức hiếp, chèn ép. Tham gia vào tuyến nhân vật này còn có
những đứa trẻ vô tội, đáng thương phải đi ở, đi ăn xin, ăn trộm, ăn cắp. Cuộc
sống của chúng là chuỗi ngày dài đầy khủng khiếp với sự hành hạdã man của
bọn chủ giàu có, ác độc. Sự có mặt của nhân vật trẻ em là mảng màu bổ sung
cho bức tranh xã hội vốn đã xám xịt, càng xám xịt hơn.
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hầu hết đều
xuất hiện với ngoại hình xấu xí. Điều này đã trở thành thói quen, ý thức thẩm
mĩ trong ông: “Tôi vẽ người xấu nhạy hơn người tốt. Bởi vì tôi vốn bi quan
nên nhìn mọi vật bằng con mắt hoài nghi, chỉ thấy phía xấu. Phía xấu dễ nhập
tâm hơn phía tốt. Cho nên tôi nhớ rất kĩ. Hình như mắt tôi không biết thưởng
thức cái đẹp” [10;261].
Những nhân vật thuộc tầng lớp thống trị từ quan ông, quan bà, cụ
nghịđến ông chủ, bà chủ đều có thân hình to béo, phì nộn. Ta hãy xem bức
chân dung của Nghị Trinh trong truyện Hai thằng khốn nạn: “Một người mặt
mũi phương phi, cổ rụt, bụng phệ, môi trễ mà không cần râu, mặc quần áo lụa,

phe phẩy cái quạt ra vườn chơi”. Hay nhân vật bà chủ trong Phành phạch
cũng hiện lên với hình hài béo tốt không kém: “Cái mặt phị, cái cổ rụt, cá thân
nung núc, và bốn cái tay ngắn chùn chụt”.
Trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan, không chỉ bọn quan lại, tư
sản, nhà giàu hiện lên với ngoại hình xấu xí, ta còn bắt gặp vẻ ngoài xấu xí ở
những người nghèo khổ dưới đáy xã hội. Họ hiện lên với dáng vẻ gầy gò, xơ
xác đến thảm hại. Đó là chân dung của thằng ăn cắp trong truyện ngắn cùng
tên: “Hai mắt trắng dã, lấm la lấm lét. Tóc thì bồng lên như tổ quạ. Da đen
16


thui thủi, mặt rạn như men cổ”. Hay chân dung của bà cụ nhà quê trong tác
phẩmBáo hiếu trả nghĩa cha: “Mặt mũi đen đủi, dăn deo, xấu như con khỉ.
Hai mắt thì toét nhoèn những nhử. Cái hàm trên thì chìa ra như mái tôn. Hai
tay thì lóng cóng, gí cái nút buộc ở dải yếm vào tận mắt, lúng túng cởi mãi
mới lấy được miếng trầu, bỏ vào mồm, nhai phóm phém. Trông lại càng xấu”.
Tóm lại, với quan niệm con người làm trò, con người tha hóa, Nguyễn
Công Hoan đã dựng nên trong truyện ngắn của mình một thế giới nhân vật
đông đúc với đủ cáchạng người, thành phần, giai cấp, tầng lớp khác nhau. Từ
quan lại, tư sản đến me Tây, gái điếm, phu phen, nông dân, từ người lớn đến
trẻ con, từ sang giàu đến nghèo hèn…đều có vai trong tấn bi hài kịch với bao
nhiêu màn, lớp. Trên sân khấu ấy diễn ra hầu như mọi tấn trò đời. Có bao
nhiêu tác phẩm là có bấy nhiêu cảnh sống của xã hội cũ thối nát.

17


Chương 2
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG
HOAN


Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều hàm chứa một thế giới nghệ thuật do nhà văn
sáng tạo ra mang tính chỉnh thể. Trong đó, thế giới nhân vật được coi là thành
tố quan trọng nhất, giữ vị trí trung tâm, thể hiện tư tưởng, lí tưởng thẩm mĩ
của tác giả, “Có bao nhiêu nhà văn sẽ có bấy nhiêu thế giới nhân vật riêng
biệt” [16; 700]. Hiện nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật, tuy
nhiên các quan niệm này đều nhấn mạnh đến đặc điểm quan trọng nhất, đó là
yếu tố con người.
Trong giáo trình Lí luận văn học, tác giả Phương Lựu cho rằng: Nhân
vật văn học là những “con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn
học bằng phượng tiện văn học”. Đó là những nhân vật có tên hoặc không tên
hay có thể là những nhân vật trong truyện cổ tích, thần thoại, đồng thoại, bao
gồm cả quái vật thần linh, ma quỷ được thể hiện bằng những hình thức khác
nhau. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn
nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong các tác phẩm tự sự, kịch.
Đó có thể là những con người thiếu hẳn những nét đó nhưng lại có tiếng nói,
giọng điệu, cái nhìn như một người trần thuật hoặc chỉ có cảm xúc nỗi niềm, ý
nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình.
Các tác giả trong cuốnTừ điển thuật ngữ văn học quan niệm: Nhân vật văn
học là con người cụ thể được miêu tả trong các tác phẩm văn học. Nhân vật
văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không
có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong truyện Kiều. Nhân vật văn
học thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con
người. Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề tác phẩm [273].

18


Nhân vật gồm nhiều loạivới đặc điểm tính cách, số phận khác nhau.
Chúng bổ sung, hỗ trợ nhau tạo thành một hệ thống, thực hiện nhiệm vụ

chuyển tải nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Dựa vào bản chất, đặc điểm của
nhân vật, lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn, người ta chia ra nhân vật chính diện,
nhân vật phản diện. Dựa vào vị trí, vai trò của nhân vật trong tổ chức tác
phẩm, có nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ. Dựa vào cấu trúc
hình tượng, có nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng. Tuy
nhiên, sự phân loại chỉ mang tính tương đối. Dù là loạinhân vật nào, thìnhân
vật khi xuất hiện trong tác phẩm cũng đều là sự lựa chọn của tác giả nhằm đạt
đến hiệu quả thẩm mĩ cao nhất.
Cấu thành nên thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là sự
góp mặt của nhiều nhân vật với đặc tính, bản chất, số phận riêng. Mỗi nhân
vật là một chuyện đời, tình cảnh khác nhau. Tất cả tựu chung thành một bức
tranh hiện thực muôn màu về xã hội đương thời.
2.1. Nhân vật quan lại
Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là xã hội thực dân nửa phong kiến với
bao điều ngang trái, bất công, nhố nhăng, đồi bại. Đó là mảnh đất màu mỡ sản
sinh ra những tên quan lại sâu mọt, bọn tư sản, nhà giàu có chức có quyền.
Nhân vật quan lại xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với
đủ các thành phần: từ quan lớn, quan tuần phủ, quan huyện, quan tòa, quan
nghị đến bọn lính tráng, bọn hương lí và các chức dịch làng, xãở hàng loạt các
tác phẩm như:Sáu mạng người,Đồng hào có ma,Cái nạn ô tô,Gánh khoai
lang,Tinh thần thể dục…Chúng đều hiện lên với vẻ ngoài béo tốt, no đủ, phè
phỡn. Từ quan Nghị “Mặt mũi phương phi, cổ rụt, bụng phệ, môi trễ mà
không râu, mặc quần áo lụa, phe phẩy cái quạt” (Hai thằng khốn nạn), đến
quan huyện “Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi có thằng dân nào vô ý
buột miệng nói ra một câu sáo rằng “nhờ bóng quan lớn” là ông tưởng ngay
19


×