Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tính bất khả tín, hàm hồ trong thế giới nghệ thuật văn xuôi việt nam đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.54 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-------------------LỜI CẢM ƠN

Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ
Phùng Gia Thế.

CHU LAN ANH
Tôi xin gửi đến thầy lời cảm ơn sâu sắc.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, tổ bộ

môn Lí luận văn học và các bạn sinh viên rong nhóm khóa luận đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

TÍNH BẤT KHẢ Hà
TÍN,
HÀM HỒ
Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2013
SinhTHUẬT
viên
TRONG THẾ GIỚI NGHỆ
VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Chu Lan Anh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI – 2013
1



LỜI CẢM ƠN

Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ
Phùng Gia Thế.
Tôi xin gửi đến thầy lời cảm ơn sâu sắc.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, tổ bộ
môn Lí luận văn học và các bạn sinh viên rong nhóm khóa luận đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Chu Lan Anh

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết luận
trong khoa luận này là trung thực. Khóa luận này chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nào.
Nếu những lời cam đoan trên là sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Chu Lan Anh

3



MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5
6. Bố cục khóa luận ................................................................................................. 6
NỘI DUNG ............................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ MỘT SỐ ĐỔI MỚI
TRONG CẤU TRÚC THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VĂN XUÔI VIỆT NAM
ĐƯƠNG ĐẠI .......................................................................................................... 7
1.1 Khái quát về thế giới nghệ thuật ........................................................................ 7
1.1.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật ......................................................................... 7
1.1.2 Các yếu tố cơ bản của cấu trúc thế giới nghệ thuật .......................................... 9
1.2 Một số đổi mới trong cấu trúc thế giới nghệ thuật văn xuôi Việt Nam đương đại .... 17
1.2.1 Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người ................................................. 17
1.2.2 Đổi mới không gian và thời gian nghệ thuật.................................................. 20
1.2.3 Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu ................................................................... 24
CHƯƠNG 2: ĐẶC TÍNH BẤT KHẢ TÍN, HÀM HỒ TRONG THẾ GIỚI NGHỆ
THUẬT VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI .................................................. 28
2.1 Người trần thuật không đáng tin ...................................................................... 28
2.2 Hình thức kết mở, đa kết.................................................................................. 37
2.3 Không gian và thời gian đậm chất huyền thoại ................................................ 43
2.4 Ngôn ngữ mơ hồ, bất định ............................................................................... 51
2.5 Sự giải thiêng văn học qua hình tượng nhà văn ................................................ 54

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể vẹn toàn sinh động được tạo nên bởi
những nguyên tắc tư tưởng và chịu sự tác động, chi phối của quan niệm của nhà
văn. Là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, thế giới nghệ thuật có cấu trúc và quy luật
nội tại riêng mang đậm dấu ấn phong cách và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
Nhà văn sáng tạo tác phẩm xét đến cùng là tái tạo lại thế giới hiện thực một cách có
nghệ thuật, đặt nó trong mô hình không gian, thời gian nghệ thuật và một hình thức
ngôn từ tương ứng. Cho nên, có thể nói rằng, thế giới nghệ thuật bộc lộ cái nhìn
trong đó chứa đựng toàn bộ nhân sinh quan của nhà văn về cuộc sống, con người.
Tìm hiểu thế giới nghệ thuật, vì thế, một mặt giúp chúng ta nhận diện được văn học
ở bề sâu, bề sau, bề xa của nó. Mặt khác, con đường đi vào khám phá những giá trị
thẩm mĩ của tác phẩm văn học cũng được mở ra theo hướng tiếp cận này. Trên cơ
sở đó, nghiên cứu đề tài: “Tính bất khả tín, hàm hồ trong thế giới nghệ thuật văn
xuôi Việt Nam đương đại” sẽ khẳng định sự sáng tạo, cách tân cũng như phong cách
của nhà văn đối với việc đổi mới văn học dân tộc.
1.2. Văn xuôi xét từ góc độ thể loại không cam chịu một hình thức hòa kết. Vì
vậy, đổi mới trong văn xuôi luôn là đề tài bàn luận sôi nổi và được quan tâm không chỉ
của các nhà nghiên cứu phê bình mà cả nhà văn. Ở Việt Nam, từ năm 1986 đến nay, sự
đổi mới của đời sống, văn hóa, xã hội đã tạo điều kiện cho văn học vận động và phát
triển, đặc biệt là văn xuôi. Giai đoạn này đã xuất hiện nhiều tác phẩm của các nhà
văn đại diện cho hệ hình tư tưởng thẩm mĩ mới làm nên những hiện tượng văn học
mới lạ, gây dư luận ồn ào, nhiều tranh cãi như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình

Phương, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà,…
1.3. Văn xuôi Việt Nam đương đại có nhiều đổi mới trong cấu trúc thế giới
nghệ thuật so với giai đoạn văn học trước đó. Điều này thể hiện sự thay đổi trong hệ
hình tư duy, cách tiếp cận đối tượng của người nghệ sĩ. Đề tài khóa luận này sẽ
nghiên cứu văn xuôi Việt Nam đương đại từ khía cạnh tính bất khả tín, hàm hồ trong

5


thế giới nghệ thuật để cho thấy sự chuyển dịch trong cái nhìn, ý thức của nhà văn về
đối tượng, chủ thể, bạn đọc và bản thân văn học. Từ hướng tiếp cận này sẽ giúp
chúng ta hiểu văn học đa diện, nhiều chiều hơn.
1.4. Văn học Việt Nam đương đại luôn luôn vận động, cách tân, đặc biệt là
trong xây dựng thế giới nghệ thuật. Chính vì vậy cách đánh giá chúng chưa có sự
thống nhất, điều này thể hiện rõ “tính chất động”, không ổn định của giai đoạn văn
học này. Việc lựa chọn đề tài thuộc mảng văn học đương đại, cụ thể là văn xuôi cho
thấy sự quan tâm của chúng tôi đối với đời sống văn học hôm nay; đồng thời, nó
cũng góp phần khắc phục sự chia cắt giữa văn học đương đại và văn học trong nhà
trường. Thực hiện đề tài khóa luận là bước tập nghiên cứu văn học, qua đó giúp
chúng tôi giải thích, đánh giá các hiện tượng văn học tốt hơn và đóng góp thêm một
cách nhìn mới về thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn học Việt Nam đương đại, đặc biệt là văn xuôi đã có những đổi mới độc
đáo, khác lạ trong cấu trúc thế giới nghệ thuật so với văn xuôi giai đoạn trước, tạo
ra nhiều luồng ý kiến ở cả giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc. Tìm hiểu thế giới
nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam đương đại đã có nhiều công trình của các nhà
nghiên cứu, phê bình văn học. Có thể nêu ra một số ý kiến đánh giá, một số công
trình với các cấp độ khác nhau như sau:
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình trong Văn xuôi Việt Nam sau 1975 đặc biệt
nhấn mạnh đến những biến đổi, cách tân trong thế giới nghệ thuật văn xuôi đương

đại so với giai đoạn văn học trước đó. Tác giả khẳng định: “Văn xuôi chuyển từ tính
thống nhất, một khuynh hướng cảm hứng sang tính nhiều khuynh hướng cảm hứng
từ chịu các quy luật thời chiến sang chịu tác động của các quy luật thời bình, nhất là
các quy luật kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa. Tính sử thi vốn bao trùm giai
đoạn văn học chiến tranh giờ chuyển mạnh sang nhãn quan thế sự - đời tư - phong hóa.
Hệ thống tiêu chí thẩm mĩ bị thay đổi, nhiều giá trị cũ tỏ ra lỗi thời, bên cạnh nhiều
giá trị mới được xác lập” [5, tr. 7]. Để chứng minh sự chuyển mình của văn xuôi,
tác giả đi sâu nghiên cứu một số bình diện cơ bản trong mối quan hệ hữu cơ giữa

6


nội dung và hình thức, cụ thể chỉ ra được sự chi phối của ý thức văn học đối với các
yếu tố quan trọng nhất của nghệ thuật tự sự như hệ thống đề tài, nhân vật, thể loại,
ngôn ngữ và giọng điệu,… Những nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình cho thấy hệ
hình ý thức của nhà văn đã có những biến chuyển bước ngoặt, đặc biệt là trong mối
quan hệ giữa nhà văn với văn học - hiện thực, nhà văn và công chúng, nhà văn với
chính mình. Điều này cho thấy văn học đã được nhận thức lại, điều chỉnh lại. Chính
những biến đổi của hệ hình ý thức của nhà văn đã dẫn đến sự thay đổi trong cách
nghĩ, cách viết cũng như cách xây dựng các yếu tố của cấu trúc nghệ thuật. Tác giả
đã chỉ rõ nhân vật đã chuyển dần từ kiểu sử thi sang quan niệm con người đời tư thế
sự và được soi rọi từ nhiều từ nhiều chiều; không gian và thời gian không ngừng
được mở rộng, nó không chỉ ở không gian và thời gian tuyến tính của hiện thực mà
còn là sự phi tuyến tính trong cõi vô thức, bị dồn nén; ngôn ngữ và giọng điệu đa
dạng, phong phú với những sự cách tân mới lạ.
Trong Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan
Hương, Võ Thị Thanh Hà đã đi sâu nghiên cứu Tạ Duy Anh để làm nổi rõ những
đóng góp của nhà văn đối với văn xuôi Việt Nam đương đại. Các tác giả đã chỉ ra
những cú hích sáng tạo và làm mới trong sự đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết
của nhà văn, đồng thời, cũng chỉ rõ Tạ Duy Anh luôn viết với một ý thức tìm tòi và

nỗ lực tìm tòi đổi mới được thể hiện trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu tác
phẩm, ngôn ngữ. Có thể thấy, nhân vật trong tác phẩm của Tạ Duy Anh phong phú
với tính cách đa chiều có cả phần thánh thiện và ác quỷ. Điều đó cho thấy cái nhìn
trung thực, dũng cảm nói cho con người hiểu rõ về cái ác tiềm ẩn mục đích lay thức
con người về cõi thiện và cái nhìn bi quan của ông về sự đổ vỡ, nhàu nát, phi nhân
tính,… Nhân vật của Tạ Duy Anh được xây dựng bằng các thủ pháp lắp ghép, phân
mảnh, gấp bội điểm nhìn,… Kết cấu trong tác phẩm của Lão Tạ là sự lắp ghép và lạ
hóa mô típ. Điều này làm cho nội dung tác phẩm có điểm xoáy ám ảnh người đọc,
hiện thực được tập trung, xâu chuỗi theo một chủ đề trung tâm. Ngôn ngữ và giọng
điệu của trong tác phẩm Tạ Duy Anh đa dạng, trộn lẫn nhiều mảng màu đối lập,…

7


Từ sau năm 1975, nhất là sau năm 1986, văn xuôi đã có sự khởi sắc, trong đó
tiểu thuyết vẫn là thể loại chủ đạo. Chính vì vậy, thể loại này đã thu hút được sự
quan tâm của giới nghiên cứu phê bình. Trong bài Ý thức cách tân trong tiểu thuyết
Việt Nam sau 1975, nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Thu đã chỉ rõ sự đổi mới ở tư duy
nghệ thuật trong sáng tạo tiểu thuyết sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là sự thay đổi về cơ
cấu của tiểu thuyết như đề tài, cốt truyện, ngôn ngữ,... Tất cả những thay đổi ấy thể
hiện nhãn quan nghệ thuật của nhà văn về hiện thực và cách xây dựng thế giới nghệ
thuật trong tác phẩm văn học. Nhìn tiểu thuyết từ góc độ thể loại ở mỗi giai đoạn khác
nhau, thấy có sự khác biệt rõ rệt. Trong bài Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - nhìn từ góc
độ thể loại, tác giả Bùi Việt Thắng đã làm rõ điều đó. Theo tác giả thì sự khác biệt này
thể hiện ở nhiều phương diện như: vấn đề dung lượng, vấn đề giản lược nhân vật và
cốt truyện, vấn đề cấu trúc - thể loại tiểu thuyết. Tiểu thuyết có sự chuyển dịch
chính là do hệ ý thức của người cầm bút thay đổi. Ngoài các bài nghiên cứu trên còn
có một số bài như: Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thập
kỉ 80 đến nay của Nguyễn Thị Bình, Một vài khuynh hướng vận động của điểm nhìn
trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Văn Hiếu,...

Nghiên cứu về thế giới nghệ thuật đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu phê bình
song về cơ bản, họ chỉ đi sâu tìm hiểu trong khuôn khổ một tác giả hay bao quát cả
thế giới nghệ thuật chứ chưa chú ý nhiều đến tính chất bất khả tín, hàm hồ trong thế
giới nghệ thuật văn xuôi Việt Nam đương đại. Về bình diện trên, tiêu biểu có bài viết:
Tính bất khả tín, hàm hồ trong thế giới văn xuôi Việt Nam đương đại của Phùng Gia
Thế đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 12 - 2012. Trong bài viết này, tác giả đã
xác nhận tính bất khả tín, hàm hồ như là một đặc tính nổi bật trong các thế giới nghệ
thuật văn xuôi Việt Nam đương đại. Đặc tính này xuất phát từ tâm thức giải thiêng
xuất hiện chủ yếu trong các tác phẩm của các nhà văn cách tân theo khuynh hướng
hậu hiện đại. Trên cơ sở gợi ý của những người đi trước, tác giả khóa luận sẽ tập
trung đi sâu khám phá tính bất khả tín, hàm hồ trong thế giới nghệ thuật văn xuôi Việt
Nam đương đại qua một số tác phẩm của các nhà văn tiêu biểu như Nguyễn Huy
Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương.

8


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu, phân tích những đổi mới
trong thế giới nghệ thuật văn xuôi Việt Nam đương đại so với văn học Việt Nam
giai đoạn trước đó, đồng thời thấy được ý nghĩa của sự cách tân đó đối với giá trị
tác phẩm, phong cách nhà văn và sự vận động của văn học Việt Nam qua từng giai
đoạn phát triển.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát về thế giới nghệ thuật và một số đổi mới trong cấu trúc thế giới
nghệ thuật văn xuôi Việt Nam đương đại.
- Phân tích đặc tính bất khả tín, hàm hồ trong thế giới nghệ thuật văn xuôi
Việt Nam đương đại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tính bất khả tín, hàm hồ trong thế giới nghệ thuật văn xuôi Việt Nam đương đại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Với khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp và khả năng làm chủ tư liệu còn hạn
chế, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu tính bất khả tín, hàm hồ trong thế giới nghệ
thuật văn xuôi Việt Nam đương đại ở một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
- Nguyễn Huy Thiệp: Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb. Hội
nhà văn, 2005.
- Nguyễn Bình Phương: Trí nhớ suy tàn, Nxb. Văn học, 2000; Thoạt kỳ
thủy, Nxb. Văn học, 2005
- Tạ Duy Anh: Thiên thần sám hối, Nxb. Hội nhà văn, 2004; Giã biệt bóng
tối, Nxb. Hội nhà văn, 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài khóa luận này, tác giả khóa luận kết hợp sử dụng những
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp hệ thống

9


- Phương pháp hệ thống lịch sử - chức năng
- Phương pháp phân tích loại hình
- Phương pháp so sánh
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận được triển khai theo hai chương như sau:
Chương 1: Khái quát về thế giới nghệ thuật và một số đổi mới trong cấu trúc
thế giới nghệ thuật văn xuôi Việt Nam đương đại.
Chương 2: Đặc tính bất khả tín, hàm hồ trong thế giới nghệ thuật văn xuôi
Việt Nam đương đại.


10


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
VÀ MỘT SỐ ĐỔI MỚI TRONG CẤU TRÚC THẾ GIỚI
NGHỆ THUẬT VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

1.1 Khái quát về thế giới nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật
Thế giới nghệ thuật là một vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng
trong nghiên cứu văn học. Một thế giới nghệ thuật nhất định với tư cách là một hệ
thống không chỉ là đặc trưng cho tác phẩm ấy mà còn đặc trưng cho nhà văn nói chung.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thế giới nghệ thuật được hiểu là “khái niệm
chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm,
sáng tác của tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác
nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác
với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý con người, mặc dù nó phản ánh các
thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quan hệ xã
hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng,… chỉ xuất hiện một cách có
ước lệ trong sáng tác nghệ thuật” [10, tr. 302]. Chẳng hạn, trong thế giới cổ tích,
con người và loài vật, cây cối và thần Phật đều có thể nói chung một tiếng người,
đôi hài có thể đi một bước bảy dặm, nồi cơm vô tận ăn mãi không hết,… Trong văn
học lãng mạn, quan hệ nhân vật thường xây dựng trên cơ sở cảm hóa; trong văn học
cách mạng, nhân vật thường chia thành hai tuyến địch - ta, người chiến sĩ cách
mạng và quần chúng. Như thế, mỗi thế giới nghệ thuật có một mô hình nghệ thuật
trong việc phản ánh thế giới. Sự hiện diện của thế giới nghệ thuật không cho phép
đánh giá và lí giải tác phẩm văn học theo lối giản đơn giữa các yếu tố hình tượng

với các sự thực đời sống riêng lẻ, xem có “giống” hay không, “thật” hay không, mà
phải đánh giá trong chỉnh thể tác phẩm, xem xét tính chân thật của tư tưởng chỉnh

11


thể của tác phẩm so với chỉnh thể hiện thực. Các yếu tố của hình tượng chỉ có ý
nghĩa trong thế giới nghệ thuật của nó.
Giáo trình Lý luận văn học (Trần Đình Sử chủ biên) viết: “Thế giới nghệ
thuật là một thế giới kép: thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả. Thế giới được
miêu tả bao gồm nhân vật, sự kiện, cảnh vật,… Thế giới miêu tả là thế giới của
người kể chuyện, người trữ tình,… Hai thế giới này gắn kết không tách rời như mặt
của một tờ giấy. Không có thế giới miêu tả thì không có thế giới được miêu tả và
ngược lại. Tuy nhiên, chúng không thể liên thông. Người kể chuyện không trực tiếp
tham gia vào các sự kiện trong thế giới được miêu tả như một nhân vật” [27, tr. 82].
Thế giới được miêu tả trong tác phẩm có các bình diện của nó. Đó là con người
riêng (nhân vật), không gian, thời gian, đồ vật, âm thanh, màu sắc có ý nghĩa tượng
trưng riêng không đồng nhất với thực tại. Các bình diện trên đều là các yếu tố của
thế giới nghệ thuật, mỗi yếu tố có một vị trí nhất định và không thể thiếu đối với hệ
thống. Thế giới nghệ thuật của tác phẩm ngôn từ là hệ thống hoàn chỉnh bao gồm
những giới hạn nhất định. Bởi hệ thống đó sống theo các quy luật, nguyên tắc vốn
có của nó, có không gian, thời gian, tâm lý, đạo đức xã hội và hoàn cảnh vật chất
riêng, tất cả đều là phạm trù có ý nghĩa khi phân tích tác phẩm. Không nên đánh giá
tác phẩm chỉ trong một bình diện, cũng như không nên xem xét các bình diện trên
một cách tách rời, bỏ qua mối quan hệ và liện hệ qua lại của chúng. Chỉ có nghiên
cứu đồng bộ các bình diện mới đem lại bức tranh đầy đặn về thế giới mà nhà văn
sáng tạo ra.
Cũng với cách hiểu trên, tác giả cuốn Tác phẩm văn chương, một sinh thể
nghệ thuật, PGS. TS. Phùng Minh Hiến không dùng thuật ngữ “thế giới nghệ thuật”
mà thay vào đó là cụm từ “cái được miêu tả”. “Cái được miêu tả được sáng tạo nên

bằng tổ chức nghệ thuật của tác phẩm. Đó là hệ thống những hình tượng của tác
phẩm trong sự tự mở ra của nó, từ đầu đến cuối, bộc lộ một cách tập trung tính siêu
logic của tư duy nghệ thuật: Sự xem xét các mặt đối lập của hiện thực trong sự
thống nhất và đấu tranh của chúng, cái tĩnh tại trong cái năng động, bản chất trong
cái hiện tượng, cái tất yếu trong cái ngẫu nhiên” [11, tr. 37]. Nó được coi là thứ “tư

12


duy nội dung” bởi vì sinh ra những nghĩa mới phức tạp. Nhiệm vụ của người tiếp
nhận văn học là phải tìm ra “mã khóa” để bước vào thế giới nghệ thuật đó.
Như vậy, thế giới nghệ thuật là một phạm trù rất rộng. Thuật ngữ này chỉ
dùng trong văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Có nhiều định nghĩa, quan niệm khác
nhau về thế giới nghệ thuật. Qua các định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra cách
hiểu: thế giới nghệ thuật là thế giới mà nhà văn sáng tạo ra trong tác phẩm của
mình. Thế giới ấy là hình bóng của thế giới vật chất nhưng không hoàn toàn là thế
giới vật chất. Bước vào thế giới nghệ thuật, người đọc đã tự nguyện cùng nhà văn
bắt đầu hành trình khám phá bản chất của cuộc sống và bản thể của con người. Thế
giới nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố trong tác phẩm văn học. Có bao nhiêu yếu
tố cấu thành nên tác phẩm văn học sẽ có bấy nhiêu yếu tố thuộc thế giới nghệ thuật.
1.1.2. Các yếu tố cơ bản của cấu trúc thế giới nghệ thuật
1.1.2.1. Nhân vật
- Khái niệm nhân vật:
Nhìn một cách tổng quát nhất, nhân vật là khái niệm không chỉ được dùng
trong văn chương mà còn nhiều lĩnh vực khác. Theo bộ Từ điển tiếng Việt của Trung
tâm Từ điển học do Hoàng Phê chủ biên thì nhân vật là khái niệm mang hai nghĩa:
Thứ nhất, đó là “đối tượng (thường là con người) được miêu tả thể hiện trong tác
phẩm văn học” [22, tr. 881]. Thứ hai, đó là “người có vai trò nhất định trong xã hội”
[22, tr. 881]. Tức là thuật ngữ nhân vật được dùng phổ biến ở nhiều mặt cả đời sống
nghệ thuật lẫn đời sống xã hội - chính trị và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nhưng

trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến khái niệm
nhân vật theo nghĩa thứ nhất mà bộ Từ điển tiếng Việt định nghĩa, đó là nhân vật
trong tác phẩm văn chương.
Cuốn Lý luận văn học do tác giả Phương Lựu chủ biên định nghĩa về nhân
vật văn học như sau: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả
thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học” [17, tr. 277]. Đó có thể là
những nhân vật có tên riêng (Tấm, Cám, anh Pha,...), cũng có thể không có tên
riêng (thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều,...). Đó là những con vật trong

13


truyện cổ tích, thần thoại, đồng thoại, bao gồm cả quái vật lẫm thần linh, ma quỷ,
những con vật mang nội dung và ý nghĩa như con người,… Khái niệm nhân vật đôi
khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể mà chỉ là một
hiện tượng nổi bật trong tác phẩm nhưng chủ yếu là hình tượng con người. Nhân vật
văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu riêng để nhận ra.
Trong cuốn giáo trình Lí luận văn học do GS. Hà Minh Đức chủ biên, các tác
giả cho rằng: “Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó
không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự
thể hiện của con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính
cách,… (…). Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể mà chỉ
là một hình tượng con người về con người hoặc có liên quan tới con người, được
thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [8, tr. 126].
Như vậy, các nhà nghiên cứu lí luận văn học, bằng cách này hay cách khác,
khi định nghĩa về nhân vật vẫn cơ bản gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu
được của khái niệm này: Thứ nhất, đó phải là đối tượng mà văn học miêu tả, thể
hiện bằng những phương tiện văn học. Thứ hai, đó là những con người, hoặc những
con vật, đồ vật, hiện tượng mang linh hồn con người, là hình ảnh ẩn dụ của con
người. Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống

hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn.
- Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học:
Là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên mỗi tác phẩm văn học, nhân
vật có một vai trò và vị trí hết sức quan trọng:
Trước tiên, nhân vật văn học là đơn vị cơ bản, là phương tiện tất yếu và quan
trọng giúp nhà văn phản ánh một cách chân thực đời sống. Bằng sự suy nghĩ, chiêm
nghiệm, bằng những tìm tòi khám phá, nhà văn xây dựng nên nhân vật và hệ thống
nhân vật trong tác phẩm để từ đó khái quát tính cách xã hội và mảng đời sống gắn
liền với nó.
Tính cách là sự thể hiện các phẩm chất xã hội, lịch sử của con người qua các
đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất tâm sinh lý của họ. Ở mỗi thời đại, do yêu

14


cầu lịch sử, con người lại xuất hiện với những tính cách tiêu biểu, điển hình khác
nhau. Mỗi tính cách thường gắn liền với những khía cạnh, vấn đề mà nhà văn muốn
đề cập đến trong tác phẩm văn học. Sự thấu hiểu thực sự chức năng phản ánh khái
quát nhân vật không chỉ dừng ở việc phát hiện ra các đặc điểm, các nét tính cách
của nhân vật mà còn thấy được những vấn đề xã hội đằng sau những tính cách đó.
Bên cạnh việc phản ánh, khái quát hiện thực cuộc sống với những mảng đời
sống xã hội gắn liền với nó, nhân vật còn có chức năng thể hiện quan niệm nghệ
thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người, về cuộc đời. Văn học phản ánh
thế giới bằng hình tượng. Song, điều đó không có nghĩa là nhà văn sao chép nguyên
xi hiện thực cuộc sống vào trong tác phẩm. Nhà văn phải là người sáng tạo trên cơ
sở trải nghiệm, suy ngẫm theo sự cảm thụ của bản thân mình.
- Các cách phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng đa dạng về mặt kiểu loại. Có rất nhiều
cách phân chia nhân vật văn học:
Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, nhân vật

văn học được chia thành: nhân vật chính và nhân vật phụ.
Dựa vào đặc điểm tính cách, việc truyền đạt lí tưởng của nhà văn, nhân vật
văn học được chia thành: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
Dựa vào thể loại văn học, ta có: nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình và nhân vật kịch.
Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành: nhân vật chức năng
(hay mặt nạ), nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng.
Trên đây là những loại nhân vật thường gặp. Sự phân biệt này chỉ mang tính
chất tương đối. Nó chỉ nhằm nhấn mạnh nét trội, nét đặc trưng cơ bản của một loại
nhân vật nào đó.
1.1.2.2 Không gian và thời gian nghệ thuật
- Không gian nghệ thuật:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, không gian nghệ thuật được hiểu là “hình
thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả,
trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong

15


một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn
bộ quảng tính của nó: cái này bên cái kia, liên tục. Cách quãng, nối tiếp, cao, thấp,
xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn liền
với cảm thụ về không gian mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể, có không
gian tư tưởng” [10, tr. 160]. Không gian trong tác phẩm văn học có tác dụng mô
hình hóa các mối quan hệ của bức tranh thế giới như tôn giáo, xã hội, đạo đức, tôn ti
trật tự,… Ngôn ngữ của không gian nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Cặp phạm
trù cao - thấp, xa - gần, rộng - hẹp, cong - thẳng, bên này - bên kia,… đều được
dùng để biểu thị các phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã hội. Không gian
nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc bên trong của tác phẩm văn học, các ngôn
ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác
giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc

đáo cũng như nghiên cứu loại hình các hình tượng nghệ thuật.
Trong cuốn Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, nhà nghiên cứu Trần Đình
Sử cho rằng: “Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là
phương thức tồn tại và phát triển của thế giới nghệ thuật, là thế giới của cái nhìn và
mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn,
cách nhìn” [26, tr. 31]. Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian vật
chất bên ngoài. Nó thể hiện tính chất của một thế giới tinh thần, trong đó sự vật có
cách biểu hiện và tính chất theo một ý nghĩa riêng.
Do gắn liền với điểm nhìn, trường nhìn, môi trường hoạt động, không gian
nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống. Đồng thời, do gắn với giá trị,
không gian nghệ thuật trở thành biểu tượng nghệ thuật, một hình tượng ước lệ mang
ý nghĩa cảm xúc. Không gian nghệ thuật trong văn chương có những đặc trưng cơ
bản: nó xuất hiện lần lượt tuần tự theo sự trình bày của tác giả, không gian mang
tính quan niệm và không bị một hạn chế nào.
-

Thời gian nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học
chính là “hình thức nội tại hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó.

16


Cũng giống như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học bao giờ
cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật
bao giờ cũng diễn ra trong thời gian và biết qua thời gian nghệ thuật. Sự phối hợp
giữa hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ
chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng
hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược quay về quá khứ, có thể bay vượt

tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát thành vô
tận” [10, tr. 322].
Nhà lí luận Nga Đ.X. Likhachôp cho rằng: “Thời gian vừa là khách quan vừa
là chủ thể và đồng thời là công cụ phản ánh văn học. Văn học ngày càng thấm
nhuần ý thức và cảm giác về sự vận động của thế giới trong hình thức hết sức đa
dạng của thời gian”. Trong tác phẩm văn chương, thời gian chỉ trở thành nghệ thuật
khi nó trực tiếp tác động vào nhân vật, vào môi trường mà ở đó đang diễn ra số
phận của nhân vật và những biến động tâm tư, tình cảm của con người. Thời gian
nghệ thuật là hình thức của hình tượng nghệ thuật thể hiện tài năng và cá tính sáng
tạo của người nghệ sĩ,… Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể kể
nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược. Có thể chọn điểm nhìn từ quá khứ,
thực tại, tương lai, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc
đời. Thời gian thể hiện ý thức sáng tạo nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật được nhận
biết nhờ các mối quan hệ giữa các biến cố, có thể là quan hệ nhân quả, quan hệ tâm
lý hay liên tưởng. Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ là cách biểu thị thời gian
mà là quan niệm, cách hiểu thời gian của tác giả.
Trong Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, GS. Trần Đình Sử nhận xét:
“Thời gian nghệ thuật là cái được cảm nhận bằng tâm lý qua chuỗi liên tục các biến
đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mĩ xảy ra trong thế giới nghệ thuật”. Thời gian nghệ
thuật được xây dựng theo cách cảm nhận thời gian của con người.
Tóm lại, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là hai khái niệm luôn
luôn đi đôi song hành với nhau, tạo ra tính cấu trúc và tính quá trình của tác phẩm,
là yếu tố mở ra thế giới nghệ thuật của nhà văn.

17


1.1.2.3. Ngôn ngữ và giọng điệu
- Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt trong đời sống của con người. Theo quan niệm

của ngôn ngữ học, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu trong đời sống của
con người. Ngôn ngữ là ý thức thực tại thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho người
khác nữa, như vậy cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa, và cũng như ý
thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác.
Đi vào đời sống như là một công cụ giao tiếp quan trọng, ngôn ngữ trong nghệ thuật
có những điểm khác biệt cơ bản.
Trong văn học, ngôn ngữ mang những giá trị đặc biệt, vừa truyền tải dung
lượng thông tin nhất định, vừa mang tính thẩm mĩ cao. Ngôn ngữ ở vị trí trung tâm
của văn học thể hiện phông văn hóa, cá tính sáng tạo của nhà văn và xu hướng ngôn
ngữ chung của thời đại. Phân biệt ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ có tính chất nghệ
thuật cao của tác phẩm văn học, Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Ngôn ngữ văn học
là ngôn ngữ có tính chất nghệ thuật cao của tác phẩm văn học. Trong ngôn ngữ học
thuật ngữ này có ý nghĩa rộng lớn, nhằm bao quát các hiện tượng ngôn ngữ dùng
một cách chuẩn mực trong các biên bản ngôn ngữ trên báo chí, trên đài phát thanh,
trong văn học và trong khoa học” [10, tr. 215].
Giải thích về cội nguồn của ngôn ngữ văn học, Từ điển thuật ngữ văn học
nhận xét: “Ngôn ngữ văn học chính là dạng ngôn ngữ đời sống được lựa chọn đưa
vào trong tác phẩm văn học. Cội nguồn của nó bắt nguồn từ kho tàng ngôn ngữ của
nhân dân. Ngôn ngữ của nhân dân càng phong phú thì ngôn ngữ văn học càng tiếp
thu và sáng tạo nhiều hơn” [10, tr. 215]. Ngôn ngữ văn học không vì thế mà từ bỏ
cội nguồn tự nhiên của nó. Từ cội nguồn này nhà văn đã lựa chọn, chắt lọc để tạo
nên vốn ngôn ngữ riêng của mình.
Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng đặc biệt, gắn liền với
các phẩm chất như: tính hình tượng, tính chính xác, tính hàm súc,… Ngôn ngữ văn
học là hình thái ý nghĩa mang tính thẩm mĩ. Nằm trong tổ chức nội tại của văn học,
ngôn ngữ văn học được phân hóa qua các loại thể của văn học. Mỗi loại thể có đặc

18



trưng ngôn ngữ riêng biệt, độc đáo: trữ tình là ngôn ngữ cách điệu, gợi cảm, giàu
nhịp điệu; ngôn ngữ kịch gắn với đối thoại, gần gũi với ngôn ngữ đời thường; ngôn
ngữ tự sự lại gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ trần thuật. Bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi
thông tin mà ngôn ngữ ra đời, bắt đầu từ nhu cầu thưởng thức cái hay, cái đẹp mà
văn học ra đời. Ngôn ngữ văn học đã đem lại bản chất nghệ thuật cho tác phẩm văn
học, tạo nên nét khu biệt giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ nói chung.
M. Gorki cho rằng: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Nếu tác
phẩm văn học là tổng hòa của nhiều yếu tố thì ngôn ngữ chính là yếu tố căn cốt, yếu
tố đầu tiên kiến tạo nên tác phẩm văn học. Vai trò của ngôn ngữ đối với văn học
được thể hiện ở một số điểm sau:
Ngôn ngữ là chất liệu của văn học. Khác với các loại hình nghệ thuật khác
như: hội họa, kiên trúc, điêu khắc, hình tượng nghệ thuật trong văn học được xây
dựng bằng ngôn từ. Vì thế, nó không trực tiếp tác động vào các giác quan của công
chúng, mà tác động sâu xa đến trí tưởng tượng, cảm xúc của người đọc, lay động
tâm hồn người đọc. Đó chính là tính phi vật thể của hình tượng nghệ thuật ngôn từ.
Ngôn ngữ văn học có vai trò quan trọng trong việc khai thác và khám phá
đời sống của văn học. Ngôn ngữ giúp cho văn học mở rộng phạm vi, đối tượng
phản ánh theo không gian, thời gian, giúp người đọc sống nhiều cuộc đời, nhiều
cảm xúc, sống với chiều trôi chảy của thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai. Như
thế, chính ngôn ngữ văn học đã giúp người đọc mở rộng tầm hiểu biết của mình.
Ngôn ngữ đóng vai trò trong việc thể hiện cá tính của nhà văn. Nó là sự biểu
hiện phong cách, tâm lý, quan điểm, lập trường, ý thức sáng tạo, tâm huyết của nhà
văn gửi gắm trong đó. Trong đây, có ngôn ngữ mực thước, trang nghiêm của người
uyên thâm, tao nhã; có thứ ngôn ngữ chua xót, đau đớn, hoài nghi của người luôn
trăn trở về nhân tình thế thái,... Nhưng dù nói thế nào đi nữa một khi đã gắn với
người nghệ sĩ thì ngôn ngữ cũng là thứ đã được ý thức sáng tạo một cách sâu sắc.
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng, dẫn dắt người đọc tìm hiểu tác phẩm. Theo
góc nhìn của thi pháp học hiện đại, ý nghĩa tác phẩm là một thuộc tính hàm ẩn, nó
phải được khám phá qua nhiều lần cảm thụ. Tiếp cận văn học từ góc độ ngôn ngữ


19


giúp cho bạn đọc tránh được lối đọc thụ động, tránh lối suy diễn tài tử được đâu
trúng đó. Điều kiện để đến với tác phẩm bằng con đường chân chính là nắm vững
ngôn ngữ tác phẩm. Có như vậy mới là đối xử công bằng với tác phẩm văn học.
Ngôn ngữ là cầu nối tác phẩm với bạn đọc, giữa nhà văn với độc giả. Đọc có nghĩa
là đồng sáng tạo cùng nhà văn.
- Giọng điệu:
Giọng điệu là một phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn
học. Giọng điệu không những thể hiện bản lĩnh mà còn quyết định bản sắc tác giả.
Một tác phẩm thành công là một tác phẩm đa giọng điệu nhưng luôn có một giọng
chủ âm. Giọng điệu là mối giao lưu cảm nhận giữa người đọc và người kể, thiếu một
giọng đặc trưng tác phẩm sẽ trở nên mờ nhạt.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa giọng điệu như là một phạm trù thẩm
mỹ, có vai trò rất lớn trong việc xác lập phong cách nhà văn. Giọng điệu làm thành
bản sắc riêng của một trào lưu, một trường phái hay một thời đại văn học. Giọng
điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hình
tượng được miêu tả thể hiện lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc
điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay
châm biếm,…” [10, tr. 134].
Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện đã
khẳng định: “Giọng điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thể và hiện thực khách quan
thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hướng, đánh giá và
thói quen cá nhân sử dụng ngôn từ trong những tình huống cụ thể” [12, tr. 154].
Trong Dẫn luận thi pháp học, GS. Trần Đình Sử đã nhận định: “Giọng điệu
giúp ta nhận ra tác giả. Có điều giọng điệu ở đây không đơn giản là tín hiệu âm thanh
có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói, mà là một âm điệu mang nội dung, tình cảm,
thái độ, ứng xử trước các hiện tượng đời sống” [25, tr. 142].
Đặc biệt, M.B Khrapchencô trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự

phát triển của văn học cũng dành một số lượng trang không ít để nói về giọng điệu.
Theo ông, giọng điệu là yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật. Một nhà văn tài

20


năng bao giờ cũng tạo ra một giọng điệu độc đáo. M.B Khrapchencô khẳng định:
“Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường và một giọng
điệu nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó.
Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước
hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách
là một thể thống nhất hoàn chỉnh” [14, tr. 167 - 168].
Với cách hiểu trên về giọng điệu, có thể nhận thấy, dù diễn đạt khác nhau
nhưng các nhà nghiên cứu gặp nhau ở một số điểm, đó là kiểu cách dùng để kể, là
lập trường quan điểm và nổi bật nhất là thái độ đối với hình tượng được miêu tả.
Như vậy, giọng điệu là một phạm trù của tác phẩm văn học, cùng với các phạm trù
khác nó góp phần tạo nên sự thành công và bản sắc riêng cho tác giả.
Tóm lại, thế giới nghệ thuật là một phạm trù rộng và được tạo nên từ nhiều
yếu tố. Các yếu tố này có vị trí, vai trò nhất định trong hệ thống và có mối quan hệ
biện chứng với nhau tạo thành tính chỉnh thể của hệ thống đó. Thế giới nghệ thuật
của tác phẩm ngôn từ là hệ thống hoàn chỉnh vận hành theo các quy luật và nguyên
tắc vốn có của nó. Không nên đánh giá tác phẩm chỉ thông qua một bình diện hoặc
xem xét các bình diện trong sự tách rời mà phải đặt chúng trong chỉnh thể. Như vậy,
thế giới nghệ thuật trong tác phẩm mới hiện ra sinh động và toàn vẹn trong sự cảm
nhận, chiếm lĩnh của bạn đọc.
1.2. Một số đổi mới trong cấu trúc thế giới nghệ thuật văn xuôi Việt Nam
đương đại
1.2.1 Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là một khái niệm trung tâm của thi pháp
học. Nó phản ánh một các sâu sắc và toàn diện bản chất nhân học của văn học. Ở

một phương diện nào đó, thuật ngữ quan niệm nghệ thuật về con người có giá trị
tương đương với khái niệm “tính tư tưởng” trong tác phẩm văn học. Nếu tư tưởng là
linh hồn của tác phẩm (Kôrôlenco) thì quan niệm nghệ thuật về con người là tư
tưởng cốt lõi, chiều sâu nhân bản của tác phẩm đó, đồng thời là thước đo sự tiến bộ
của nhà văn. Quan niệm nghệ thuật về con người gắn liền với vốn sống, vốn văn

21


hóa, tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn và ý thức hệ của cộng đồng xã hội. Nói
ngắn gọn, quan niệm nghệ thuật về con người chính là cách cắt nghĩa cả văn học
thông qua các phương tiện nghệ thuật đặc thù. Mỗi nhà văn đều có một quan niệm
nghệ thuật riêng và chịu sự chi phối của quan niệm đó. Có tác phẩm văn học tức là
đã tồn tại quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc đời.
Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người được xem như là cách tân quan
trọng nhất của văn học nói chung ở mọi thời kỳ. Giai đoạn 1945 - 1975, với nguyên
lí “văn học phản ánh hiện thực” và yêu cầu quán triệt lí luận về hiện thực xã hội chủ
nghĩa, văn học trở nên gắn bó với đời sống xã hội hơn, theo sát từng biến cố lịch sử.
Chính vì vậy, văn học nhìn con người với tư cách là người công dân, con người dân
tộc, con người giai cấp. Bởi vậy, lí luận văn học luôn xem xét nhân vật ở các kiểu
cố định và xem xét nhân vật ở các phương diện khái quát nhất. Các nhà văn thiên về
xây dựng những nhân vật sử thi, những con người đại diện cho cộng đồng, dân tộc,
phơi phới lạc quan dù gặp muôn vàn khó khăn, gian khổ nhưng cuối cùng nhất định
chiến thắng. Song, có thể nhận thấy, văn học thời kì này còn mang tính khắc khổ,
chưa chú ý đến những vấn đề của cuộc sống cá nhân, thế sự, đời thường,… Điều đó
có nghĩa là mỗi cá nhân trong đời sống cũng như trong văn học phải “khép mình”,
“thu mình” lại trước cái ta tập thể cộng đồng, dân tộc khiến con người riêng tư
nhiều khi trở nên thiếu chân thực, sinh động,…
Từ sau năm 1975, đất nước hòa bình, hiện thực xã hội và cuộc sống của con
người có sự thay đổi. Để bắt kịp hiện thực, văn học đã có những đổi mới về tư duy

nghệ thuật cũng như phương thức thể hiện. Văn học nới rộng phạm vi hiện thực,
hiện thực lúc này là cái chưa biết, không thể biết hết, hiện thực phức tạp, cần khám
phá, tìm tòi. Văn học, đặc biệt là văn xuôi đã tìm đến hiện thực con người, quy
chiếu về số phận con người với mối quan hệ xung quanh sự tồn tại của nó, phát hiện
những “vấn đề tự nó”.
Lịch sử văn học, nhìn theo một góc độ nào đó là lịch sử của những quan niệm
nghệ thuật khác nhau về con người. Trong văn xuôi Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay,
con người cá nhân phức tạp và bí ẩn đã thay thế cho kiểu con người sử thi - con

22


người cộng đồng trước đó. Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người đang dần
hướng về con người cá nhân, con người của những số phận riêng tư trong mối quan
hệ nhiều chiều của đời sống xã hội. Nhờ đó, các nhân vật tồn tại như một nhân cách,
chứ không còn là một ý niệm. Nó đã trở thành đối tượng thẩm mỹ quan trọng của
văn xuôi Việt Nam đương đại. Trên khuynh hướng chú ý đến con người cá nhân,
trong văn xuôi thời kì đổi mới, nhiều nhà văn đã làm rõ nét, sinh động hơn quan
niệm này. Trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là con người sám hối, con người
thức tỉnh, con người nhận đường và đầy suy tư dằn vặt. Trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp là con người cô đơn đầy cay đắng. Trong truyện ngắn Nguyễn Quang
Lập là con người vừa anh hùng vừa hèn hạ. Trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng là con
người vừa đáng ghét vừa đáng thương,…
Nếu trong văn xuôi sử thi quan niệm về con người tốt xấu rạch ròi, thì ở giai
đoạn này con người được nhìn nhận trong cái đa diện của nó. Một kẻ từng được
xem như là anh hùng có thể trong một phút nào đó là một tên hiếp dâm để rồi suốt
đời ân hận, day dứt khôn nguôi về lỗi lầm ấy (Đò ơi - Nguyễn Quang Lập). Trương
Chi khát khao bài hát của tình yêu nhưng rồi cũng phải hát bài hát đông người, bài
hát ca ngợi danh vọng, tiền tài để rồi lúc kết thúc tiếng hát cũng là lúc văng tục
(Trương Chi - Nguyễn Huy Thiệp). Một người chạy theo lối sống xô bồ tưởng như

chỉ bỏ đi như Lý trong Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng vẫn khiến
chúng ta xót xa, cảm thương và cả phần nào quý trọng. Các diện mạo đa dạng ấy đã
tạo cho văn xuôi từ sau năm 1975 những hình tượng nhân vật đa diện, sinh động
chứ không “khô cứng”, “công thức” sơ lược như phần lớn nhân vật văn học trước
đây. Điều đó đã tạo cho văn xuôi đương đại sự hấp dẫn đặc biệt. Gần đây, nhiều
cuộc hội thảo về truyện ngắn đã thu hút sự quan tâm của giới văn nghệ sĩ, giới
nghiên cứu phê bình cùng đông đảo bạn đọc như hội thảo về truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,... Qua đó, các nhà phê bình văn học đã
đưa ra nhiều “cách đọc”, “cách giải mã” đối với tác phẩm văn xuôi đương đại.
Quả là, văn xuôi sau năm 1975 đã mở rộng cái nhìn đối với quan niệm nghệ
thuật về con người. Đó là cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phức tạp, “con người không

23


trùng khít với chính mình”. Vì thế, đem lại cảm giác con người là một tiểu vũ trụ đầy bí
ẩn, không thể biết trước và không thể biết hết. Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về
con người đã đưa đến việc thay đổi hệ thống miêu tả, phương thức thể hiện, phương
thức tư duy, đề tài, cấu trúc,… tạo nên những bước phát triển mạnh và nhiều đổi mới
của văn xuôi từ sau năm 1975 đến nay.
1.2.2. Đổi mới không gian và thời gian nghệ thuật
1.2.2.1 Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật trong văn học luôn có sự đổi mới và vận động. Nó
gắn liền với sự đổi thay của cuộc sống hiện thực muôn màu muôn vẻ. Hiện thực văn
xuôi giai đoạn này không còn là hiện thực cách mạng, hiện thực của những biến cố
lịch sử và cộng đồng mà đó còn là hiện thực của đời sống hằng ngày với các quan
hệ thế sự vốn dĩ đa đoan đa sự, phức tạp, chằng chịt, đan dệt nên những mạch nối
mạch ngầm của đời sống. Hiện thực đó cũng là hiện thực của mỗi đời sống cá nhân
con người với những vấn đề riêng tư, số phận, tính cách, với khát vọng mọi mặt, cả
hạnh phúc và bi kịch. Hiện thực cuộc sống trong tính toàn vẹn của nó đã mở ra

những không gian vô tận cho văn học thỏa sức chiếm lĩnh và khám phá.
Không gian nghệ thuật trong văn xuôi đương đại được sử dụng làm nổi bật
cảm giác của con người trong một thế giới ảo - thế giới đã được xử lý, nhằm thể
nghiệm nhưng với tư cách là con người tự ý thức về tồn tại và hiện sinh. Nghệ thuật
xử lý không gian trong các tác phẩm văn xuôi đương đại có khi là mở rộng hoặc thu
hẹp, có khi dồn nén, chồng xếp,… Và trong mỗi kiểu không gian, con người hiện
đại lại bộc lộ những trạng thái tâm lý khác nhau.
Kiểu không gian thường được sử dụng để con người có cơ hội đối diện với
bản thân mình, với cái tôi bé giữa rộng lớn không gian, đó là không gian xa lạ. Ở
đó, con người không còn cảm thấy an nhiên tự tại, hòa mình vào vũ trụ theo kiểu
thiên - nhân hợp nhất nữa mà là sự nhỏ bé trước sự hùng vĩ, vô biên của tạo hóa.
Con người trong không gian xa lạ ấy mới cảm thấy hết sự hữu hạn của cuộc sống,
sự cô đơn của kiếp người. Trong Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp, không
gian núi rừng hiểm trở trong cuộc đi săn đã làm cho ông Diểu nhận ra sự ngưng lại

24


của cuộc sống và sự mỏng manh của kiếp người. Một mình trong rừng sâu núi
thẳm, cũng là cơ hội để ông đối diện với chính mình, nó cũng hiểm ác chẳng khác
gì vực sâu trước mặt ông. Rồi trong khoảnh khắc, ông chợt nhận ra rằng, mọi ham
muốn dục vọng, những nhỏ nhen ích kỉ đều vô nghĩa trước cuộc sống chông chênh,
hữu hạn này. Ông tự băng bó cho con khỉ và thả nó về rừng đó cũng là hành động
giải thoát tâm hồn đang trĩu nặng bởi những toan tính tội lỗi. Thiên nhiên chợt trở
nên hài hoà “mưa xuân dịu đang trên cánh đồng” và “ông cứ trần truồng như thế, cô
đơn như thế mà đi”. Như vậy, không gian có tác động sâu sắc tới tâm trạng con
người và con người tạo sự thay đổi cảm nhận về không gian.Trong truyện Những
người thợ xẻ, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng đặt nhân vật trong không gian thiên
nhiên rộng lớn, hiểm trở để mở ra sự suy ngẫm về thân phận con người: “Những
dãy núi đá vôi trập trùng, cao ngất. Chúng tôi đi men ở dưới chân núi, vừa bé nhỏ,

vừa cô đơn, lại liều lĩnh, mà bất lực, thậm chí vô nghĩa”.
Bên cạnh đó, không gian xa lạ, mới mẻ cũng gợi nhiều suy ngẫm. Trong
không gian có khi không gian bị dồn nén, xâm lấn bởi thế giới đồ vật, tạo thành một
thế giới phi lí. Trong Man nương của Phạm Thị Hoài, mọi cảm giác, mọi nhận thức
của con người bị đóng khung trong một căn phòng bức bí, chật hẹp. Và cũng có khi
con người bị xô đẩy trên những con đường bụi bặm, đông đúc, hoặc quẩn quanh, ngơ
ngác, cô đơn ngay trong ngôi nhà của chính mình (Nhà trọ - Nguyễn Thị Châu Giang),…
Không gian luân chuyển là không gian kiểu người xê dịch. Trên hành trình
kiếm tìm chân lý, con người phải trải qua nhiều không gian khác nhau, nhiều hoàn
cảnh khác nhau buộc họ phải lựa chọn và hành động. Không gian luân chuyển chính
là môi trường thích hợp để con người thể nghiệm bản thân, tìm kiếm chính mình.
Trong Con gái thuỷ thần, Nguyễn Huy Thiệp đã đẩy nhân vật vào cuộc thử thách,
lựa chọn và hành động. “Tôi đi, tôi cứ đi, đi mãi”. Những cuộc ra đi nối tiếp nhau
thể hiện sự bất an trong tâm hồn và sự khó khăn tìm một điều gì như kiếm tìm chính
bản thân mình.
Không gian giấc mơ là không gian ảo, chủ yếu là để cho nhân vật tự thể hiện
mình, bộc lộ những ẩn ức, dự cảm, khát vọng. Với không gian giấc mơ, thế giới tiềm

25


×