Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

chiến lược thâm nhập thị trường Pháp công ty GỖ VIỆT.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.73 KB, 34 trang )

PHẦN I: CÔNG TY VÀ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SẢN
PHẨM
I.1. Giới thiệu về công ty
• Chuyên sản xuất, nhận gia công các mặt hàng gỗ nội thất, ngoài trời, sác sản
phẩm trang trí nội thất từ gỗ, mây, lá… thành lập năm 1999 cho đến nay
công ty đã có nhiều thành công trong lĩnh vực này: Được biết đên và đón
nhận nồng nhiệt ở thị trường trong nước và ngoài nươc do chất lượng luôn
ổn định và nâng cao. Sản phẩm được xuất khẩu đi nhiều nước ở châu Á,
châu Âu và Mỹ.
• Hiện nay công ty có 1 trụ sở giao dịch chính 2 văn phòng đại diện và 3 phân
xưởng sản xuất, hơn 1k công nhân và thợ gia công.
• Sản phẩm: công ty hiện đang phát triển một số mặt hàng chủ yếu như nội
thất nhà ở, văn phòng, đồ gỗ trang trí nội thất kết hợpvới mây, tre lá,…bên
cạnh đó công ty còn nổi bật với mặt hàng đồ gỗ ngoài trời, nội thất và trang
trí xuất khẩu đi các nước như Mỹ, Nga, Eu,…
• Đặc điểm của sản phẩm: sử dụng gỗ tự nhiên đã qua xử lý, hầu hết các loại
gỗ đều đc xếp vào loại trung, một số ít là quý như gỗ hương. Nguyên liệu
đạt các chỉ tiêu về chất lượng theo tiêu chuẩn FCS.
• Được người tiêu dùng bình chọn là “ Hàng Việt Nam chất lượng cao”, đạt
huy chương tại các hội trợ triển lãm trong nước cũng như quốc tế.Đa số
khách hàng nhận xét đồ gỗ Gỗ Việt chất lượng, hàng đẹp. rẻ, các sản phẩm
từ mây tre lá, gốm sứ tinh tế, độc đáo, tuy nhiên còn hạn chế mẫu mã, chưa
phong phú và đa dạng
• Triết lý kinh doanh: không ngừng ra sáng tạo, đa dạng hóa sản phẩm và
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
• I.2. Mục tiêu của Doanh nghiệp:
Năm 2009 , tình hình xuất khẩu gỗ trong nước giảm sút do khủng hoảng thế
giới, các thị trường cũ như Mỹ, Nga, Nhật Bản đều giảm lượng nhập khẩu
khiến các doanh nghiệp phải tìm một lối đi khác là tấn công sang những thị
trường tiền năng khác, trong đó có EU.
Gỗ Việt cũng ko ngoại lệ. trước tình hình đó từ năm 2008 công ty đã có những


dự định ấp ủ tấn công sang thị trường Pháp, một trong những thị trường đầy
tiềm năng của ngành gỗ Việt Nam.
 Một số mẫu mã sản phẩm :
 Đồ gổ :

 Gốm sứ :


 Cói ,lục bình :

PHẦN II: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG PHÁP
II.1 Tổng quan về thị trường – mô hình PEST
Tổng quan về thị trường
Thủ đô: Paris
Tôn giáo: Thiên chúa giáo
Diện tích: 551.602 km
2
Dân số: 6,4 triệu dân.
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Pháp.
Tiền tệ: Đồng Euro
Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Âu, tây giáp Đại Tây Dương, bắc giáp biển Măng-sơ,
đông giáp Bỉ, Đức, Thụy Sĩ, Italia, nam giáp biển Địa Trung Hải và Tây Ban Nha.
Mô hình PEST
P- Môi trường chính trị:
 Thể chế: Cộng hoà Pháp theo chế độ Nghị viện - Tổng thống.
- Nghị viện gồm Quốc hội và Thượng viện.
• Theo hiến pháp, Tổng thống là lãnh đạo cao nhất về chính sách đối ngoại và
quốc phòng. Thủ tướng đứng đầu Chính phủ, có trách nhiệm trước Quốc hội,
giữa quyền xây dựng luật trong phạm vi của mình và đảm bảo thi hành luật
 Các đảng phái chính trị chính:cánh tả , cánh hữu, trung gian

 Cộng hoà Pháp bao gồm:
• Chính quốc (bao gồm 22 vùng và 96 tỉnh).
• 4 tỉnh hải ngoại (DOM) - Guadeloupe, Martinique, Guyane, La Réunion
• 4 thuộc địa (TOM) - Polynésie française, Nouvelle-Calédonie, Wallis et
Futuna, les Terres australes et antarctiques françaises.
Những vùng lãnh thổ đặc biệt: Mayotte và Saint-Pierre-et-Miquelon
 Hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật của Pháp dựa theo hệ thống dân luật và hình luật. Cùng với
cảnh sát và quân đội, hệ thống pháp luật chịu trách nhiệm duy trì trật tự an ninh
công cộng hoặc bảo đảm sự tôn trọng của công dân trong việc tuân thủ pháp luật.
E - Môi trường văn hóa và xã hội
• Văn học :
Pháp là quê hương của nhiều nhà thơ tài năng như Francois Villon, Pierre de
Ronsard, Joachim du Bellay, La Fontaine, Victor Hugo, Alphonse de Lamartine,
Charles Baudelaire, Paul Verlaine, Arthur Rimbaud và Stephane Maillarme
• Ẩm thực:
Một trong những tài sản lớn nhất của Pháp chính là nghệ thuật ẩm thực phong
phú. Sự nổi tiếng của món ăn Pháp không dựa trên truyền thống lâu đời mà là ở sự
thay đổi liên tục. Người Pháp thường dùng thực phẩm đóng hộp và đông lạnh
nhưng bữa tối hay cuối tuần thì lại dùng thực phẩm tươi sống. Người Pháp luôn bắt
đầu một ngày với bữa sáng nhẹ gồm bánh mỳ hoặc ngũ cốc, cà phê, trái cây hoặc
bánh sừng bò. Bữa trưa được dùng từ trưa tới 2 giờ chiều và bữa tối là bữa ăn cuối
cùng trong ngày. Một bữa ăn điển hình gồm món khai vị, thường là rau để sống
hoặc salát, một món chính là thịt hoặc cá dùng với rau, mì ống, cơm hoặc thịt rán
và tráng miệng với phomát, trái cây hoặc bánh.
• Âm nhạc:
Âm nhạc của Pháp là sự pha trộn của nhiều phong cách âm nhạc khác nhau, mang
một chút của nhạc Mỹ la tinh, Châu Phi và Châu Á. Pháp được coi là trung tâm âm
nhạc ở Châu Âu. Corsica và Vùng núi Auvergne là các khu vực bảo tồn thể loại
nhạc dân ca và truyền thống của Pháp với hai loại nhạc cụ chính là piano và ăccoc.

Nhạc ôpêra của Pháp cũng rất nổi tiếng.
• Lễ hội:
Pháp là một nước có nhiều lễ hội, nhiều thành phố tổ chức các sự kiện âm nhạc,
múa hát, kịch, phim và nghệ thuật mỗi năm. Các lễ hội được biết đến nhiều ở Pháp
như:
Pháp là nước có nền văn hóa, triết học, hội họa, kiến trúc, âm nhạc vô
cùng phong phú. Nó lan tỏa nhiều nới trên thế giới, cho đến nay vẫn còn ảnh
hưởng.
• Dân số: 64.102.000 người
• Cơ cấu độ tuổi:
- 0-14 tuổi: 18,6%
- 15-64 tuổi: 65,2%
- 65 tuổi trở lên: 16,3%
- Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 0,574%
- Tỷ lệ sinh: 12,73 trẻ/1.000 dân
- Tỷ lệ tử: 8,48 người/1.000 dân
- Tỷ lệ nhập cư: 1,48 ngư ời nhập cư/1.000 dân
• Cơ cấu giới tính: 0,95 nam/nữ,
• Tuổi thọ trung bình: 80,87 tuổi, trong đó:
- Tuổi thọ trung bình đối với nam: 77,68 tuổi
- Tuổi thọ trung bình đối với nữ: 84,23 tuổi (ước năm 2008)
• Dân tộc: Chủ yếu là người Châu Âu, một bộ phận là dân nhập cư gốc
Châu Phi, Châu Á (nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ).
• Tôn giáo: Thiên chúa giáo, hồi giáo...
• Ngôn ngữ: Tiếng Pháp
S - Môi trường kinh tế:
Pháp là một nước có nền kinh tế phát triến tương đối toàn diện và đồng đều
cả công nghiệp lẫn nông nghiệp. Pháp là cường quốc kinh tế số 5 thế giới, đứng
thứ 3 thế giới về xuất khẩu dịch vụ.


Doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp. Theo
thống kê chưa đầy đủ, hiện nay Pháp có khoảng gần 2,5 triệu doanh nghiệp tư
nhân. Tuy đây là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển nhưng nhà nước vẫn
giữ ảnh hưởng lớn trên những lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng. Nhà nước sở hữu
đa số vốn trong các ngành đường sắt (SNCF), điện (EDF), hàng không (Air
France) và các công ty viễn thông (France Telecom).
Thương mại: Xuất khẩu đứng thứ 4 thế giới, chiếm 5,3% thị trường thế giới,
chủ yếu là xe hơi, thiết bị văn phòng và điện tử, thiết bị giao thông vận tải, hóa hữu
cơ, sản phẩm dược. xây dựng sân bay, máy móc, nông sản chế biến, lương thực.
Nhập khẩu đứng thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Đức, Nhật. 63% trao đổi mậu dịch của
Pháp là với các đối tác trong EU. Thặng dư thương mại 2006: 3,7 tỷ euro, năm
2007: 5,6 tỷ euro.
Du lịch: Được xem là điểm đến hàng đầu cảu thế giới (đón 75 triệu du
khách/ năm).
Thu nhập quốc dân (GDP) năm 2006 tính theo đầu người đứng thứ 4 trong
EU sau Hà Lan, Ailen và Đức nhưng trên Anh và Italy. Tổng thu nhập quốc dân
(GDP) năm 2006: 1.739 tỷ $ đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ (12.601,5 tỷ), Nhật
(5.519,1 tỷ) và Đức (3.076,7 tỷ).
Năm 2008, kinh tế Pháp ở bên bờ vực suy thoái, trong bối cảnh ảm đạm
chung của các nền kinh tế châu Âu. Đây là lần đầu tiên trong 6 năm qua, kể từ năm
2002, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Pháp bị chững lại và tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) giảm sút.
Trong giai đoạn 2009-2010, Pháp dự kiến dành khoảng 33 tỷ USD để ngăn
ảnh hưởng của việc kinh tế toàn cầu suy giảm lên kinh tế Pháp và làm dịu ảnh
hưởng của tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
T – Công nghệ:
Là một thành viên của nhóm nước CN phát triển nhất thế giới (G8) Pháp là nước
có một nước có nền Công Nghiệp mạnh với sự phát triển cao của khoa học, kỹ
thuật công nghệ. Trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại với công nghệ hàng đầu thế
giới, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, y tế, giao thông và đặc biệt là

nông nghiệp.
Pháp cũng chú trong đầu tư công tác R&D
Quan hệ Việt Nam và Pháp trong thời gian qua:
Hai nước đã ký nhiều hiệp định tạo khuôn khổ pháp lý cho quan hệ song
phương : Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hoá - KHKT (1989), Hiệp
định khuyến khích và bảo đảm đầu tư (1992), Hiệp định hợp tác y tế (2/1992),
Hiệp định tránh đánh thuế trùng (1993), Hiệp định hợp tác về dược (3/1994),
Hiệp định hợp tác về du lịch (1996), Thỏa thuận giữa hai Bộ trưởng Quốc
phòng về quan hệ giữa hai Bộ Quốc phòng (8/1997), Hiệp định hợp tác hàng
không, …
Về trao đổi thương mại : - Trong những năm gần đây, kim ngạch trao đổi
thương mại Việt - Pháp tăng liên tục, tổng giá trị năm 1999 đạt hơn 5,1 tỷ FF
(Việt Nam xuất 3,928 tỷ FF, nhập 1,824 tỷ FF), đưa Pháp trở thành một trong
những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam ở Tây Âu. Năm 2000, buôn bán hai
chiều giữa hai nước đạt 708,7 triệu USD (Việt Nam nhập 328,9 triệu USD, xuất
khẩu 379,7 triệu USD). Năm 2001, kim nghạch buôn bán hai chiều đạt khoảng
7,5 tỷ FF ( gần 1 tỷ USD). Năm 2002 Kim ngạch buôn bán hai chiều đạt gần 1
tỷ 240 triệu euro (theo số liệu của Hải quan Pháp) - trong đó Việt Nam xuất
883.519.000 euro và nhập 355.918.000 euro.
II.2 Nghiên cứu môi trường ngành.
a.Quy mô thị trường
Thị trường Pháp là một trong năm thị trường xuất nhập khẩu gỗ lớn nhất thế
giới. Năm 2005, Pháp sản xuất 9,2 tỷ USD là một trong mười nước sản xuất đồ gỗ
nội thất lớn nhất của thế giới. Năm 2005 giá trị nhập khẩu đồ gỗ nội thất của thế
giới là 83,9 tỷ USD,Pháp đứng thứ tư với 5,9 tỷ USD sau Mỹ (23,8 tỷ USD), Đức
(8,3 tỷ USD), Anh (6,7 tỷ USD) và trên Nhật (3,7 tỷ USD). Phần trăm nhập khẩu
vào Pháp từ các quốc gia đang phát triển khoảng hơn 29%, các nhà cung cấp hàng
đầu cho Pháp là Trung Quốc 19%, Việt Năm 2,1%, Indonesia 1,4%, Thái Lan 1%,
Ấn Độ 1% và Tunisia 0,7%.
b. Luật ngoại thương, thuế quan và một số quy định về sản phẩm.

• Thuế áp dụng mức thuế giành riêng cho mặc hàng trang nội thất.
• Các quy định pháp lý: Pháp không có quy định hạn chế gì đặc biệt đối
với loại hàng này. Nhưng đây là loại hàng có nhiều chủng loại mặt hàng với
mục đích sử dụng khác nhau và được làm từ nhiều loại nguyên liệu khác khác
nhau nên theo nguyên tắc cơ bản thì tuỳ thuộc loại nguyên liệu và mục đích sử
dụng sẽ áp dụng những Luật riêng.
Một số tiêu chuẩn sản phẩm:
- EU Directive on product safety (2001/95/EC) : tiêu chuẩn về an toàn sản
phẩm, áp dụng cho tất cả sản phẩm nhập khẩu vào EU (pháp)

×