Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đọc hiểu tác phẩm tự sự hiện đại giai đoạn chống mĩ trong nhà trường THPT (qua rừng xà nu và những đứa con trong gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.63 KB, 74 trang )

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trƣờng Đại học sƣ phạm hà Nội 2
Khoa Ngữ văn
-------------***-----------

Nguyễn Thị Hiên

Đọc - hiểu tác phẩm tự sự
hiện đại giai đoạn chống Mĩ trong trƣờng THPT
(qua “Rừng xà nu” và “những đứa con trong gia
đình”
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Ngữ văn

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS-GVC. Vũ Ngọc Doanh

Hà Nội – 2010

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

1


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô trong khoa, đặc biệt là thầy Vũ
Ngọc Doanh đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xuân Hòa, ngày tháng năm 2010.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hiên

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

2


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
ThS.Vũ Ngọc Doanh. Tôi xin cam đoan rằng:
- Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
- Kết quả này không trùng với kết quả của bất kì tác giả nào đã được
công bố. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Xuân Hòa, ngày tháng

năm 2010.


Tác giả

Nguyễn Thị Hiên

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

3


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

Nxb

: Nhà xuất bản

ThS.

: Thạc sĩ


THPT

: Trung học phổ thông

MỤC LỤC
Trang

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

4


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Phần mở đầu ..................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………....1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 1
3. Mục đích của đề tài ................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4
7. Đóng góp của khoá luận .......................................................................... 4
8. Bố cục khoá luận ...................................................................................... 4
Phần nội dung
Chƣơng 1: Những vấn đề chung ..................................................................... 5
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 5
1.1.1. Thể loại với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học ................................ 5

1.1.2. Hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học ............................................... 8
1.1.3. Đọc hiểu là con đường đặc trưng tiếp nhận tác phẩm văn học ......... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 14
Chƣơng 2: Đọc - hiểu tác phẩm tự sự hiện đại giai đoạn chống Mĩ trong
trƣờng trung học phổ thông .......................................................................... 16
2.1. Khái quát về văn học chống Mĩ ................................................................ 16
2.1.1. Bối cảnh chung của đất nước giai đoạn chống Mĩ ........................... 16
2.1.2. Đặc điểm cơ bản của văn học chống Mĩ ........................................... 17
2.2. Đặc trưng thể loại tự sự ............................................................................. 18
2.2.1. Đặc trưng thể loại tự sự..................................................................... 18
2.2.2. Đặc trưng thể loại tự sự chống Mĩ .................................................... 21
2.3. Đọc hiểu các văn bản Ngữ văn trong trường trung học phổ thông ........... 26
2.3.1. Khái quát về đọc hiểu ....................................................................... 26
2.3.2. Các bước đọc hiểu ............................................................................ 27

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

5


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.4. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự chống Mĩ theo đặc trưng thể
loại ............................................................................................................... 29
2.4.1. Giúp học sinh nắm được cốt truyện .................................................. 29
2.4.2. Giúp học sinh cảm thụ được sâu sắc và đánh giá được nhân vật
trong tác phẩm .................................................................................. 32
2.4.3. Giúp học học sinh nắm được đặc điểm về ngôn ngữ ........................ 35

Chƣơng 3: Thiết kế giáo án thực nghiệm .................................................... 39
3.1. Cơ sở thiết kế giáo án ................................................................................ 39
3.2. Giáo án thực nghiệm ................................................................................. 39
- “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành ................................................... 39
- “Những đứa con trong gia đình” - Nguyễn Thi ..................................... 54
Phần kết luận .................................................................................................. 67
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 68

PHẦN MỞ ĐẦU

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

6


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1. Lí do chọn đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục
được coi là quốc sách hàng đầu và đổi mới giáo dục được coi là nhiệm vụ
trọng tâm. Đổi mới giáo dục tất yếu phải đổi mới chương trình sách giáo
khoa. Với tinh thần đó, sách giáo khoa Ngữ văn được xây dựng theo hướng
tích hợp ba phân môn: Văn - Tiếng việt - Làm văn. Do đó, sách giáo khoa
Ngữ văn không chỉ có các tác phẩm nghệ thuật mà còn có các tác phẩm thuộc
các phong cách chức năng khác. Vì vậy, dạy học theo phương pháp diễn
giảng không còn phù hợp. Và đọc hiểu được coi là kiểu dạy học quan trọng
trong việc lĩnh hội tri thức.
Đồng thời, sách giáo khoa Ngữ văn được xây dựng theo nguyên tắc thể

loại. Nên việc dạy đọc hiểu tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại có ý
nghĩa quan trọng. Bởi khi dạy các bài học được xếp theo các cụm thể loại
trong sách giáo khoa thì việc lặp đi lặp lại nhiều lần một thể loại sẽ giúp
người học nắm vững được đặc điểm thể loại. Từ đó, hình thành một số kĩ
năng khám phá tác phẩm hoặc sáng tạo nên những văn bản tương tự thuộc thể
loại ấy, thấy được tính quy luật cũng như sự cách tân của các thể loại ở giữa
những tác phẩm cùng một thể loại của nhà văn.
Mặt khác, tương quan giữa các thể loại văn học: trữ tình, kịch, tự sự, thì
tự sự chiếm lượng kiến thức lớn trong chương trình giáo dục phổ thông.
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, tác giả chỉ tập trung tìm hiểu
về tự sự hiện đại. Do vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu trong khóa luận là “Đọc
hiểu tác phẩm tự sự hiện đại giai đoạn chống Mĩ trong trường trung học phổ
thông (qua “Rừng xà nu” và “Những đứa con trong gia đình”).
Qua đề tài, bản thân người viết muốn có dịp nâng cao kiến thức, tự rèn
luyện năng lực sư phạm của người giáo viên Ngữ văn tương lai
2. Lịch sử vấn đề
Từ thời cổ đại, khi xuất hiện chữ viết đã có hình thức đọc để hiểu. Hiện
nay, viết về vấn đề đọc để hiểu chưa có một công trình nghiên cứu nào hoàn

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

7


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

chỉnh nhưng đã có nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến lĩnh vực nghiên cứu
này.

Trên thế giới, V.A.Nhicônxki trong “Phương pháp dạy trong nhà
trường phổ thông” (Do Ngọc Toàn và Bùi Lê dịch, NXBGD, 1978) đã chú ý
đến hoạt động đọc đặc biệt là đọc diễn cảm.
I.A.Rez trong “Phương pháp luận dạy văn học” (NXBGD, 1983) đã
trình bày một cách có hệ thống các phương pháp, biện pháp dạy học. Trong
đó, tác giả cũng chú ý đến đọc sáng tạo và coi đây là phương pháp đặc biệt,
đặc thù nhằm phát triển, cảm thụ nghệ thuật, hình thành những thể nghiệm
nghệ thuật: giáo viên gọi học sinh đọc diễn cảm, giáo viên đọc diễn cảm và
giảng trình.
Ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu:
Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng có một số bài viết. Trong cuốn “ Văn học
và nhân cách”, nhà xuất bản Văn học, 1994, tác giả có bài viết về mối liên hệ
giữa liên tưởng và tưởng tượng với đọc văn: “Sự phát triển của quá trình đọc
được vận dụng trong hoạt động liên tưởng, tưởng tượng và giới thiệu nghệ
thuật”.
Trong bài viết “Dạy đọc hiểu là tạo nền tảng văn hóa cho người đọc”,
tác giả cũng chỉ ra việc đọc hiểu sẽ giúp hình thành củng cố và phát triển năng
lực nắm vững và sử dụng tiếng việt một cách thành thạo. Từ bình diện văn
hóa ấy, bài viết cũng xác định: đọc là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa cơ
bản với việc phát triển nhân cách.
Trong chuyên đề “Đọc và tiếp nhận văn chương”, tác giả khẳng định:
“tiếp nhận tác phẩm văn học là một quá trình vì nó chỉ diễn ra một hoạt động
duy nhất là đọc văn”.
Giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn “Đọc văn, học văn” quan niệm rõ
ràng về đọc hiểu văn và xem đây là quá trình không thể thiếu trong quá trình
học văn.
Trong bài viết trên báo Văn nghệ (14/2/1998): “Môn Văn thực trạng và
giải pháp”, tác giả nhấn mạnh đến một trong ba mục tiêu của việc dạy học

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn


8


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

văn, rèn luyện khả năng đọc hiểu các văn bản đặc biệt là các văn bản nghệ
thuật là tạo cho học sinh khả năng biết đọc văn một cách có văn hóa, có
phương pháp không suy diễn tùy tiện.
Giáo sư Phan Trọng Luận trong chuyên luận “Cảm thụ văn học, giảng
dạy văn học” phân tích tầm quan trọng của hoạt động đọc, đọc từ chữ đầu đến
chữ cuối, đọc để âm vang, đọc để tri giác được bằng mắt, tai tất cả những hình
ảnh, chi tiết, từ ngữ. Quá trình đọc ở đây là quá trình tiếp cận văn học từng
bước thâm nhập vào nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.
Như vậy, tất cả các nhà nghiên cứu trong các bài viết của mình đều
cho rằng đọc là hoạt động đầu tiên tiếp nhận văn chương. Dựa vào thành quả
nghiên cứu trên, trong khóa luận này, chúng tôi tiến hành tổ chức các bước
đọc hiểu tác phẩm tự sự chống Mĩ.
3. Mục đích của đề tài
Mục đích của khóa luận dựa vào lí thuyết về thể loại tự sự hiện đại đi
sâu vào một hướng tiếp nhận văn chương trong chương trình Ngữ văn trung
học phổ thông. Việc tiếp nhận tác phẩm văn học từ đặc trưng thể loại là một
hướng đi mang tính tích cực trong việc dạy học. Cho nên, mục đích của đề tài
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn ở trường phổ thông. Khi tìm
hiểu tác phẩm tự sự hiện đại theo đặc trưng loại thể sẽ góp phần giúp học sinh
tìm hiểu sâu sắc tác phẩm, từ đó nắm vững tác phẩm, nâng cao hiệu quả dạy
và học tác phẩm tự sự.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu các vấn đề về thể loại với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học;
hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học, đọc hiểu.
- Xác định đặc trưng thể loại tự sự hiện đại.
- Hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự chống Mĩ trong trường
trung học phổ thông.
- Thiết kế giáo án thực nghiệm:
+ “Những đứa con trong gia đình” - Nguyễn Thi.
+ “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành.

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

9


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung tìm hiểu các vấn đề lí thuyết về thể loại, tiếp nhận
văn học, đọc hiểu, từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh đọc hiểu một số tác
phẩm tự sự chống Mĩ tiêu biểu trong trường trung học phổ thông.
6.Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết để tìm ra cơ sở lí luận.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
7. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ vấn đề tiếp nhận tác
phẩm tự sự hiện đại giai đoạn chống Mĩ thông qua việc đọc hiểu hai tác phẩm

“Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) và “Những đứa con trong gia đình”
(Nguyễn Thi) theo đặc trưng thể loại, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học Ngữ văn trong trường phổ thông.
8. Bố cục khóa luận
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1. Cơ sở lí luận
1.2. Cơ sở thực tiễn
Chương 2: Đọc hiểu tác phẩm tự sự hiện đại giai đoạn chống Mĩ trong trường
trung học phổ thông
2.1. Khái quát về văn học giai đoạn chống Mĩ
2.2. Đặc trưng thể loại tự sự
2.3. Đọc hiểu các văn bản Ngữ văn trong trường trung học phổ thông
2.4. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự chống Mĩ theo đặc
trưng loại thể
Chương 3: Thiết kế giáo án thực nghiệm
3.1. Cơ sở thiết kế giáo án
3.2. Giáo án thực nghiệm

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

10


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Thể loại với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học
1.1.1.1. Vấn đề thể loại
* Thể loại là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt 2008, thể loại là “hình thức sáng tác văn học,
nghệ thuật, phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận dụng ngôn
ngữ” [15; 1159].
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học, thể loại văn học là “dạng thức của tác
phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình
phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức
tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về
tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các loại hiện tượng đời sống
ấy” [5; 299].
Thực chất, thể loại là một khái niệm kép bao gồm khái niệm về thể và
khái niệm về loại.
Loại (loại hình, chủng loại): chỉ hình thức tồn tại chỉnh thể duy nhất
của tác phẩm văn học. Nó cho người ta biết phương thức nhà văn sử dụng
chiếm lĩnh, tái hiện đời sống và thể hiện tư tưởng. Đồng thời, nó qui định
cách thức giao tiếp với tác giả thông qua tác phẩm.
Thể (thể tài, kiểu, dạng) là hình thức tổ chức ngôn ngữ và quy mô tác
phẩm.
Nếu loại hình văn học mang tính ổn định, bền vững, số lượng hữu hạn
thì thể thường xuyên vận động, biến đổi và có số lượng phong phú hơn.

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

11


Khoá luận tốt nghiệp đại học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Tóm lại, loại thể là hệ thống chỉnh thể của tác phẩm. Nó chỉ qui luật loại
hình của tác phẩm trong đó một nội dung tương ứng với một hình thức nhất
định. Trong một loại thể bao giờ cũng có sự thống nhất về đề tài, chủ đề, cảm
hứng, hệ thống nhân vật, hệ thống kết cấu lời văn.
* Phân loại
Dựa vào phương thức phản ánh hiện thực, Arixtôt trong cuốn “Nghệ
thuật thi ca” đã chia tác phẩm văn học làm ba loại: tự sự, trữ tình, kịch. Trong
mỗi loại bao gồm một số thể loại như thể loại tự sự có các thể truyện, kí…loại
trữ tình có các thể như thơ ca, ngâm khúc…loại kịch có các thể: chính kịch, bi
kịch, hài kịch… Và trong mỗi thể lại có các thể nhỏ hơn như trong thể kí có
các thể: phóng sự, kí sự, bút kí, hồi kí…
* Mối quan hệ và tác động qua lại giữa các thể loại
Sự phân chia thể loại trên mang tính chất tương đối. Trong quá trình
phát triển văn học, các thể loại văn học luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau.
Đó không phải là những tác động loại trừ mà là tác động hỗ trợ, bổ sung cho
nhau. Trong thể loại này có chứa yếu tố của thể loại kia. Ví dụ, chúng ta có
thể tìm thấy yếu tố tự sự trong tác phẩm trữ tình như thơ trữ tình chính trị của
Tố Hữu hay yếu tố trữ tình trong một tác phẩm tự sự như “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du.
* Thể loại với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học
Hoạt động tiếp nhận như là cơ sở lí thuyết của phương pháp dạy học,
thuộc về khoa học giáo dục. Vấn đề thể loại thuộc phạm trù lí luận văn học,
khoa học cơ bản của khoa văn học. Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Mỗi loại văn mang trong mình một hình thức đặc thù và một nội dung,
nó qui định cách thức giao tiếp của bạn đọc với tác giả.
Lí thuyết về thể loại được sử dụng như công cụ quan trọng trong tiếp
nhận tác phẩm văn học. Thể loại là phương thức nhà văn sáng tạo tác phẩm.


SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

12


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Tiếp nhận tác phẩm không chỉ biết tác phẩm viết gì mà còn phải biết tác phẩm
được sáng tạo bằng cách nào. Tức người đọc phải đi lại con đường tác giả
sáng tạo tác phẩm. Mỗi loại văn qui định cách tiếp nhận khác nhau. Chọn con
đường tiếp cận theo kiểu đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại tức người
giáo viên chỉ đạo học sinh cắt nghĩa, lí giải các khía cạnh của tác phẩm theo
các đặc trưng thể loại. Trong khuôn khổ khóa luận này, chúng tôi tập trung
vào thể loại tự sự.
1.1.1.2. Thể loại tự sự
* Khái niệm tự sự
Theo Từ điển tiếng Việt 2008, tự sự là “thể loại văn học phản ánh hiện
thực bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách thông qua một cốt truyện
tương đối hoàn chỉnh” [15; 1132].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tự sự là “phương thức tái hiện đời
sống. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống
trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời
con người” [5; 385].
Theo các nhà lí luận văn học, tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong
tính khách quan của nó qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một
người kể chuyện nào đó.
Arixtôt cho rằng tự sự là tác phẩm văn học, ở đó nhà văn không nói bất
cứ gì thuộc về mình mà chỉ nói những cái diễn ra bên ngoài mình.

* Cách phân chia thể loại tự sự
Có nhiều cách phân chia thể loại tự sự:
Chia theo tiến trình lịch sử, ta có được tự sự dân gian, tự sự trung đại,
tự sự hiện đại.
Chia theo phương pháp sáng tác, ta có tự sự chủ nghĩa cổ điển, tự sự
chủ nghĩa lãng mạn, tự sự chủ nghĩa hiện thực…

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

13


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Chia theo nội dung thể loại, ta có tác phẩm mang chủ đề lịch sử dân
tộc, thế sự, đạo đức, đời tư.
Việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối. Nhưng nó giúp
người đọc định hướng đúng khi tiếp nhận tác phẩm văn học.
1.1.2. Hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học
1.1.2.1. Vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học
Theo Từ điển tiếng Việt 2008, tiếp nhận là “đón nhận cái từ người
khác, nơi khác chuyển giao cho” [15; 1225].
Theo Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng trong “Đọc và tiếp nhận tác phẩm
văn chương” cho rằng: “tiếp nhận tác phẩm văn học là quá trình đem lại cho
người đọc sự hưởng thụ và hứng thú trí tuệ hướng vào hoạt động để củng cố
và phát triển một cách phong phú những khả năng thuộc thế giới tinh thần và
năng lực cảm xúc của con người trong đời sống”.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tiếp nhận văn học là “hoạt động

chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự
cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan
niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn
tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển
thể…” [5; 325].
Về thực chất, tiếp nhận tác phẩm văn học là một cuộc giao tiếp, đối
thoại tự do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm với tất cả trái tim, khối óc,
hứng thú và nhân cách, tri thức và sức sáng tạo. Trong tiếp nhận văn học,
người đọc ở vào một tâm trạng đặc biệt, vừa quên mình, nhập thân vừa sống
và thể nghiệm nội dung của tác phẩm vừa phân thân, duy trì khoảng cách
thẩm mĩ để nhìn nhận tác phẩm từ bên ngoài, để thưởng thức tài nghệ hoặc
nhận ra điều bất cập, hoặc cắt nghĩa khác với tác giả.

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

14


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nếu trong đời sống việc tiếp nhận tác phẩm văn học thường do tính tự
phát bởi nhu cầu, thị hiếu của mỗi cá nhân cũng như mục đích tiếp nhận của
mỗi cá nhân là không giống nhau thì tiếp nhận tác phẩm văn học trong nhà
trường trung học phổ thông là hoạt động mang tính tự giác và có mục đích rõ
ràng. Việc giảng dạy các tác phẩm văn học thực chất là tổ chức cho người học
cách đọc các tác phẩm, do vậy mục đích của dạy học là giúp học sinh hiểu và
cảm nhận tác phẩm từ đó các em tự hoàn thiện nhân cách của mình.
1.1.2.2. Phƣơng thức sáng tạo của nhà văn

Thời đại, nhà văn, tác phẩm, bạn đọc là bốn yếu tố tạo nên quá trình
sáng tác và thưởng thức văn học. Trong đó, nhà văn với tư cách là chủ thể
sáng tạo giữ vai trò quan trọng nhất.
Phương thức sáng tạo của nhà văn bắt nguồn từ sự quan sát đối tượng
thẩm mĩ khách quan trong thời đại và quan sát nhu cầu thị hiếu của người
đọc. Mục đích của hoạt động sáng tạo là biến đối tượng thẩm mĩ khách quan
thành nhu cầu thẩm mĩ xã hội. Qúa trình biến đổi ấy là quá trình sáng tác.
Nhưng trong quá trình sáng tác, nhà văn đã sử dụng phương thức nào để sáng
tạo tác phẩm?
Thể loại chính là phương thức nhà văn sáng tạo tác phẩm. Theo sự phân
chia thông thường, tác phẩm văn học gồm tự sự, trữ tình, kịch.
Nếu tác phẩm trữ tình lấy cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người làm
đối tượng thể hiện chủ yếu, tác phẩm kịch thông qua lời thoại và hành động
của các nhân vật để thể hiện những xung đột xã hội thì tác phẩm tự sự phản
ánh hiện thực cuộc sống bằng các hình ảnh khách quan.
Về phương diện triết học, khách quan ở đây phải được hiểu là khách
quan 2. Khách quan 1 chính là đời sống. Nhà văn nhận thức khách quan 1
phản ánh vào trong tác phẩm thông qua lăng kính chủ quan của mình trở
thành khách quan 2 chính là nội dung tác phẩm. Như vậy, trong tác phẩm văn

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

15


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

học có nội dung khách quan và nội dung chủ quan. Nói cách khác, khách

quan được phản ánh thông qua nhận thức, đánh giá của nhà văn. Như vậy, quá
trình sáng tác của nhà văn là khách quan 1  nhận thức  đánh giá  biểu
hiện  khách quan 2 (tác phẩm tự sự).
Việc tìm hiểu phương thức sáng tạo của nhà văn là điều kiện, tiền đề cho
việc tiếp nhận văn học đúng hướng.
1.1.2.3. Cơ chế hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học
Cơ chế hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học gồm bốn bước: đọc,
phân tích, cắt nghĩa, bình giá. Tác phẩm tự sự cũng dựa trên cơ chế ấy.
* Hoạt động đọc
Đó là sự khởi đầu việc tiếp nhận văn bản, đây là hoạt động sáng tạo và
mang tính trực cảm. Văn bản tồn tại khách quan, là hình thức ngôn ngữ được
tổ chức theo một kiểu, loại nào đó tùy thuộc vào chức năng nó thực hiện hoặc
bị qui định bởi phương thức sáng tạo mà nhà văn lựa chọn. Mục đích của đọc
là hiểu văn bản. Mỗi loại văn bản khác nhau có cách đọc khác nhau. Đọc tác
phẩm tự sự khác đọc tác phẩm trữ tình và tác phẩm kịch.
* Hoạt động phân tích
Là bước người đọc đi khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Tuy nhiên, cũng không thể đi phân tích tất cả các yếu tố cấu thành tác phẩm
mà chỉ có thể tiến hành với một số yếu tố. Điều này buộc sau khi phân tích
chia nhỏ đối tượng thành các phần nhỏ cần thực hiện thao tác lựa chọn. Khi
lựa chọn phải xây dựng hệ thống tiêu chí phù hợp. Tiêu chí ấy được xác định
bởi các căn cứ như chất lượng của cái được chọn, đặc trưng của mỗi thể loại.
* Hoạt động cắt nghĩa.
Là giảng giải ý nghĩa chi tiết, hình ảnh tiến tới cắt nghĩa hình tượng,
cao hơn là cắt nghĩa tác phẩm. Đây là quá trình phân tích tổng hợp.

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

16



Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Hoạt động cắt nghĩa tác phẩm văn học ngoài những hiểu biết khoa học
cần vận dụng hiểu biết xã hội, lịch sử, mĩ học giải quyết vấn đề. Đây là lúc
người đọc thoát khỏi sự ràng buộc với thời đại của tác phẩm, với tác giả và
văn bản nghệ thuật để có một khung văn học rộng lớn để thưởng thức cái hay,
cái đẹp của tác phẩm. Điều đó cũng là qui luật của cơ chế tiếp nhận văn
chương bao giờ cũng kèm theo đánh giá, bình giá tác phẩm với những quan
điểm tư tưởng và tiêu chuẩn thẩm mĩ đậm màu sắc cá nhân.
* Hoạt động bình giá
Hoạt động bình giá là hoạt động cuối cùng của quá trình tiếp nhận tác
phẩm. Bình giá là hoạt động dựa trên các căn cứ của hoạt động đọc, phân tích,
cắt nghĩa. Nó đòi hỏi tri thức sâu sắc, có hiểu biết phong phú về văn học nghệ
thuật, tấm lòng chính trực. Hoạt động bình giá giúp cho người đọc tiếp nhận
tác phẩm sâu sắc và trọn vẹn.
Tóm lại, tiếp nhận tác phẩm văn học bao gồm một hệ thống các hoạt
động đọc, phân tích, cắt nghĩa, bình giá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và
trình tự hệ thống này không thể đảo ngược. Đọc là hoạt động định hướng cho
sự phân tích, hoạt động cắt nghĩa xác định tính chính xác của nội dung phân
tích, hoạt động bình giá mở rộng, đi sâu hơn vào giá trị tác phẩm bằng sự
phong phú và đầy cá tính của tiếp nhận tác phẩm.
Trên đây là cơ chế tiếp nhận tác phẩm văn học. Nhưng thực chất khi
đọc văn, học văn, người đọc còn bắt gặp rất nhiều khó khăn cần được giải
quyết đặc biệt là khó khăn về khoảng cách.
1.1.2.4. Những khó khăn về khoảng cách khi tiếp nhận tác phẩm văn học
Tiếp nhận tác phẩm văn học là một quá trình. Có nhiều con đường để
người đọc cảm thụ tác phẩm nhưng một con đường đặc trưng là đọc. Đọc để

tiếp nhận tác phẩm văn chương tức là biến cái khách quan thành cái chủ quan

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

17


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

của mình. Khi đọc, người đọc gặp phải những khó khăn gọi là khoảng cách
tiếp nhận mà Đặng Thanh Lê gọi là “sự chuyên chế của khoảng cách”. Đó là:
a. Khoảng cách ngôn ngữ
Mỗi thời đại, mỗi tác giả có thói quen sử dụng ngôn ngữ khác nhau khi
xây dựng các hình tượng nghệ thuật khác nhau. Nó bao gồm các khoảng cách:
Khoảng cách ngôn ngữ độc giả và tác giả.
Khoảng cách ngôn ngữ giữa các dân tộc: điều này xảy ra với các tác
phẩm dịch. Khi dịch các tác phẩm văn học nước ngoài ra tiếng Việt sẽ có hạn
chế bởi sự khác nhau về đặc trưng ngôn ngữ nên giữa bản dịch và văn bản tác
phẩm đã có khoảng cách, khi đến với người đọc khoảng cách đó càng lớn.
Khoảng cách ngôn ngữ giữa các thời đại: mỗi thời đại khác nhau sử
dụng ngôn ngữ khác nhau.
b. Khoảng cách về không gian
Mỗi tác phẩm văn học ra đời trong một không gian xác định nhưng khi
tiếp nhận tác phẩm lại trong không gian hoàn toàn khác. Vì vậy, yếu tố về
không gian đã trở thành yếu tố cơ bản của quá trình tiếp nhận.
c. Khoảng cách thời gian
Thời gian được miêu tả trong văn bản khác thời gian tác giả sáng tác
văn bản và thời gian tiếp nhận văn bản.

d. Khoảng cách tâm lí
Khoảng cách tâm lí tác giả và tâm lí người đọc: đó là sự khác nhau về
tình cảm, cách cảm, cách nghĩ với cùng một hiện tượng. Điều này đòi hỏi khi
tiếp nhận tác phẩm văn học phải có sự đồng điệu với tác giả.
Khoảng cách tâm lí thời đại: tác phẩm ra đời bị chi phối bởi tư tưởng
tác giả, tư tưởng, tâm lí thời đại mà nó xuất hiện. Do vậy, khi tiếp nhận tác
phẩm văn học phải gắn với hoàn cảnh ra đời, phải tìm hiểu tác phẩm theo cả
quan niệm đồng đại và lịch đại.

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

18


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Các khó khăn về khoảng cách trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau. Rút ngắn được khoảng cách này sẽ thu hẹp khoảng cách kia. Vấn đề đặt
ra là biện pháp khắc phục những khoảng cách đó. Trong khóa luận này, chúng
tôi lựa chọn con đường giải quyết khó khăn trên bằng cách đọc và tiếp nhận
tác phẩm trên cơ sơ đặc trưng thể loại.
1.1.3. Đọc - hiểu là con đƣờng đặc trƣng tiếp nhận tác phẩm văn học
1.1.3.1. Quan niệm về đọc - hiểu
Đọc là hoạt động văn hóa đặc trưng của con người nhằm tiếp nhận
thông tin, hướng tới thỏa mãn một nhu cầu nào đó của cuộc sống. Muốn đọc
thì phải học, phải biết chữ để nhìn vào kí hiệu ngôn ngữ, cách phát âm để
chuyển các kí hiệu thành các tín hiệu âm thanh.
Đọc là hoạt động văn hóa vì đọc không chỉ chuyển các kí hiệu thành

tín hiệu âm thanh mà mục đích của đọc là tiếp nhận thông tin hiểu được nội
dung thông tin từ văn bản. Do vậy, cần phải học để có một vốn văn hóa, vốn
hiểu biết nhất định ở mức phổ thông sau đó chuyên sâu vào lĩnh vực nào đó
có liên quan đến công việc mục đích của mình.
Hiểu là mục đích trực tiếp của người đọc. Hiểu nghĩa là anh nắm được
thông tin chứa đựng trong văn bản, nhận ra bản chất thông tin đó, hiểu ra ý đồ
người cung cấp thông tin. Hiểu cần được xem xét trên một nghĩa rộng, nó bao
gồm nhiều cấp độ: nắm được thông tin, nhận ra các tầng ý nghĩa có trong văn
bản. Hiểu cũng có nghĩa là đặt các nội dung thông tin của các văn bản ấy
trong các mối quan hệ khác nhau: quan hệ với bản thân người đọc, môi trường
văn hoá lúc hoạt động đọc diễn ra, môi trường lịch sử để hiểu đúng nội dung
thông tin trong văn bản.
Hiểu là mục đích trực tiếp của việc đọc văn bản nhưng hiểu không phải
mục đích cuối cùng của việc dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn. Hiểu chỉ là
điều kiện thực hiện mục tiêu của môn văn. Tất cả những hiểu biết có được

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

19


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

thông qua đọc hiểu như tri thức, phương pháp, kĩ năng sẽ trở thành công cụ,
phương tiện để người học tiếp tục học tập, làm việc, sống một cách bình
thường.
Tóm lại, đọc - hiểu là một hình thức tổ chức dạy học các văn bản Ngữ
văn hay một kiểu dạy học. Để thực hiện được kiểu dạy này người ta bắt buộc

phải sử dụng các phương pháp đọc, diễn giải, thuyết trình, vấn đáp…để đạt
được mục tiêu chiếm lĩnh đối tượng, chuyển các đối tượng vốn tồn tại khách
quan bên ngoài mỗi cá nhân thành vốn hiểu biết mỗi cá nhân.
1.1.3.2. Đọc - hiểu là con đƣờng đặc trƣng tiếp nhận tác phẩm văn học
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là thế giới của mơ mộng tưởng tượng.
Vì vậy, để cảm được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học thì trước tiên ta
phải hiểu được nội dung tác phẩm. Do đó, đọc là con đường đặc thù của việc
dạy học tác phẩm văn chương. Chỉ thông qua đọc mới tiếp cận được văn bản,
từ đó tiếp nhận tác phẩm. Nên trong dạy học văn, giáo viên phải dạy học sinh
học đọc để học văn, từ đó hình thành năng lực đọc, rèn luyện kĩ năng tự đọc,
dần dần nâng cao thành văn hóa đọc cho học sinh.
Mặt khác, đọc hiểu văn bản không chỉ giúp học sinh tìm hiểu thế giới
nghệ thuật, nhận thức về đời sống mà còn tạo ra sự đồng điệu, đồng sáng tạo
giữa tác giả và bạn đọc, từ đó rút ngắn ngắn khoảng cách giữa người đọc và
nhà văn.
Như vậy, đọc hiểu chính là con đường đặc thù để tiếp nhận tác phẩm
văn học.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Phúc Nguyên trong báo Văn nghệ số 36 (9/9/2006) đã nhận xét thực
trạng việc dạy học văn hiện nay: “theo một lối mòn quá cũ giáo viên chỉ làm
nhiệm vụ rót kiến thức vào bình chứa học sinh” mà không cần biết các em có
“tiêu hóa” được kiến thức đó không, còn học sinh tiếp thu kiến thức một cách

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

20


Khoá luận tốt nghiệp đại học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

thụ động để rồi trả lời thầy nguyên si như thế và làm theo những ý tưởng của
thầy học theo những bài mẫu có sẵn. Cách dạy học theo kiểu này đã thủ tiêu
vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh trong học văn, không khơi dậy những
tiềm năng văn học của học sinh”.
Lâu nay, việc dạy các tác phẩm văn học trong trường phổ thông nói
chung thường theo chủ đề, nội dung mà chưa thực sự chú ý đến đặc trưng
từng thể loại nên việc dạy tác phẩm vẫn theo lối xáo mòn, áp đặt, chưa có sự
bao quát và thấy được sự phối hợp giữa nội dung và hình thức của tác phẩm
để tạo nên một chỉnh thể tác phẩm hoàn chỉnh.
Mặt khác, tình trạng phổ biến của học sinh hiện nay là đọc văn bản
không nghiêm túc nên khó nắm vững nội dung tác phẩm. Bởi vậy, học sinh
chưa hiểu kĩ, hiểu sâu về tác phẩm. Do đó, cùng phương hướng đổi mới
phương pháp dạy và học thì dạy đọc hiểu tác phẩm văn học nói chung và tác
phẩm tự sự hịên đại trong trường trung học phổ thông theo đặc trưng loại thể
nói riêng phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh trong việc
tiếp nhận tác phẩm.

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

21


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHƢƠNG 2: ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM TỰ SỰ HIỆN ĐẠI GIAI ĐOẠN
CHỐNG MĨ TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Khái quát về văn học chống Mĩ
2.1.1. Bối cảnh chung của đất nƣớc giai đoạn chống Mĩ
Từ 1945 đến 1975, trên đất nước ta đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại
tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội và con người. Cuộc Tổng
khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945 đã giật tung xiềng xích hơn tám mươi
năm thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, đồng thời lật nhào ngai
vàng mục ruỗng của chế độ phong kiến hàng nghìn năm, giành chính quyền
về tay nhân dân, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra một trang
mới vẻ vang trong lịch sử dân tộc.
Nhưng thực dân Pháp rắp tâm quay trở lại xâm lược nước ta, cả nước ta
phải tiến hành cuộc kháng chiến kéo dài chín năm đầy gian khổ, hi sinh để
bảo vệ nền độc lập mới giành được. Tháng 7 năm 1954, hiệp định Giơnevơ
được kí kết, hòa bình lặp lại trên đất nước ta, miền Bắc được giải phóng và đi
vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngày 5/8/1964, quân Mĩ đem không quân và tàu chiến ra đánh phá
miền Bắc, kể từ đây cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước bùng nổ trên phạm vi
toàn quốc. Cả nước đứng lên đánh giặc với tinh thần “không có gì quí hơn
độc lập tự do”, “hễ còn một tên xâm lược trên đất nước thì ta phải tiếp tục
chiến đấu quét sạch nó đi” (Hồ Chí Minh).
Và trong những ngày này, lịch sử được chứng kiến một cuộc ra quân
đồng loạt chưa từng có của văn nghệ sĩ. Một cuộc ứng chiến kịp thời của đội
quân tinh nhuệ đã được rèn luyện qua hai thập kỉ. Còn nguồn cảm hứng được
hun đúc từ hàng ngàn năm lịch sử chống giặc ngoại xâm. Chưa bao giờ truyền
thống yêu nước, tinh thần dân tộc lại được khai thác một cách sâu sắc và đầy
ý nghĩa như thế. Vì vậy, văn học thời kì này đã đạt được nhiều thành tựu.

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

22



Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.1.2. Đặc điểm cơ bản của văn học chống Mĩ
Văn học giai đoạn này tập trung phản ánh cuộc đấu tranh gian khổ,
quyết liệt của nhân dân cả nước giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Vì
vậy, văn học được coi như những thước phim lưu lại những trang sử hào hùng
sống mãi cùng dân tộc. Và khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là đặc
điểm bao trùm văn học giai đoạn này.
Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, vận mệnh dân tộc đứng trước
thử thách quyết liệt: Tổ quốc còn hay mất, độc lập, tự do hay nô lệ tù đày, cả
dân tộc sát cánh vì lí tưởng chung. Do đó, văn học không thể là tiếng nói của
mỗi cá nhân. Nó phải đề cập đến số phận chung của cả cộng đồng, của toàn
dân tộc. Chủ đề bao trùm phải liên quan đến vận mệnh đất nước. Đó là “bám
đất, bám làng, dám chống Mĩ, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng”.
Khuynh hướng sử thi là đặc điểm bao trùm văn học thời kì chống Mĩ và
nó được thể hiện đậm nét trong văn xuôi. Hầu hết các tác phẩm đều đề cập
đến những vấn đề hệ trọng của dân tộc, thời đại, vận mệnh của đất nước, nhân
dân như “Hòn đất” (Anh Đức), “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), “Dấu
chân người lính” (Nguyễn Minh Châu)…Nhân vật chính thường tiêu biểu cho
lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước và kết
tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Con người được khám phá
chủ yếu ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, ở lẽ
sống và tình cảm lớn. Cái riêng tư đời thường nếu được nói đến thì cũng chỉ
nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của cá nhân với cộng đồng. Lời văn
sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng và trộn lẫn
sắc thái căm hờn giặc sâu sắc.
Khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng lãng

mạn chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

23


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách
mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
2.2. Đặc trƣng thể loại tự sự
2.2.1. Đặc trƣng thể loại tự sự
Thể loại tự sự có ba đặc trưng cơ bản: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ.
Nên tự sự hiện đại cũng mang đầy đủ những đặc trưng đó. Tuy nhiên, được
qui định bởi yếu tố lịch sử, thời đại, phong cách nghệ thuật của nhà văn nên
nó vẫn có những nét riêng.
a. Cốt truyện
Theo Từ điển tiếng Việt 2008, cốt truyện là “hệ thống sự kiện làm nòng
cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật
trong tác phẩm văn học loại tự sự” [15; 276].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể
được tổ chức theo yêu cầu, tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ
phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học
thuộc các loại tự sự và kịch” [5; 99].
Như vậy, cốt truyện là tập hợp các tình tiết, sự kiện, biến cố diễn ra
trong tác phẩm, được tổ chức sắp xếp một cách hợp lí, logic nhằm phục vụ
cho ý đồ nghệ thuật của tác giả. Tình tiết là những yếu tố cụ thể trong một sự

kiện. Sự kiện là những biến đổi, tác động, sự cố có ý nghĩa quan trọng đối với
nhân vật làm cho nhân vật và mối quan hệ của chúng không giữ nguyên hiện
trạng mà phải biến đổi theo. Còn biến cố là những sự kiện có ý nghĩa bước
ngoặt quyết định đối với cuộc đời, số phận của nhân vật.
Cốt truyện có thể được tổ chức theo hai trục:
Trục thời gian tuyến tính hay thời gian phi tuyến tính.
Trục không gian: các không gian được tái hiện theo một ý đồ nào đó.
Nó phù hợp với ý đồ của người kể chuyện.

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

24


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Một cốt truyện hoàn chỉnh là tập hợp biến cố, sự kiện có liên quan đến
nhau được sắp xếp theo một trật tự, logic mà người ta có thể chia ra gồm năm
thành phần: trình bày, khai đoạn (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào), và
kết thúc (mở nút). Nhưng không phải cốt truyện nào cũng đủ năm thành phần
trên. Một số tác phẩm tự sự mờ nhạt về cốt truỵên như “Tỏa nhị kiều” (Xuân
Diệu), “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam).
Cốt truyện dù đơn giản hay phức tạp thì nó đều trải qua một tiến trình
vận động có hình thành, phát triển và kết thúc.
Về phương diện kết cấu và quy mô nội dung, nhìn chung có thể chia cốt
truyện thành hai loại: cốt truyện đơn tuyến (có một loại xung đột) và cốt
truyện đa tuyến (có nhiều loại xung đột có thể tạo ra nhiều tuyến nhân vật
khác nhau).

b. Nhân vật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật văn học là “con người cụ thể
được miêu tả trong tác phẩm văn học” [5; 235].
Lí luận văn học quan niệm, nhân vật văn học là hình tượng các cá thể
con người (hoặc các con vật, cây cỏ sinh thể hoang đường…được gán cho
những đặc điểm giống với con người) trong tác phẩm văn học, cái đã được
nhận thức, tái tạo, thể hiện bởi nhà văn bằng các phương tiện riêng của nghệ
thuật ngôn từ. Nhân vật có thể có tên riêng, có thể không có tên riêng. Có khi
lại là một hiện tượng nào đó của tự nhiên mang nội dung biểu tượng.
Nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, là kết quả của
hư cấu nghệ thuật. Do vậy, không thể đồng nhất nó với con người thật trong
cuộc sống.
Có nhiều tiêu chí phân loại nhân vật văn học:
Dựa vào vị trí, vai trò của nhân vật trong kết cấu tác phẩm, ta có nhân
vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.

SV: Nguyễn Thị Hiên – K32C - Ngữ văn

25


×