Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phân tích tác phẩm Chiếc lược ngà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.22 KB, 3 trang )

CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng)
A. Tác giả: Chỉ viết về cuộc sống con người Nam bộ trong chiến tranh và hoà bình. Nhà văn
nam bộ. Văn của ông giàu kịch tính, bất ngờ với nhiều chi tiết dữ dội, ấn tượng, sắc nét.
B. Tác phẩm: 1966 ở chiến trường Nam bộ, rút từ tập truyện cùng tên. Cốt truyện: Người kể
chuyện: bác Ba, chứng kiến toàn bộ câu chuyện cảm động và đau lòng. Truyện xoay quanh một tình
huống rất cảm đọng và bất ngờ trong chiến tranh: cuộc gặp gỡ và chia tay giữa anh Sáu và gia đình
trước khi tập kết ra bắc… Nhân vật chính: anh Sáu, bé Thu. Tác phẩm ngợi ca tình cảm cha con
trong hoàn cảnh chiến tranh…
I. Phân tích nhân vật Bé Thu: Trong 3 ngày anh Sáu về thăm nhà
MB: - Giới thiệu nhà văn NQS và truyện ngắn Chiếc lược ngà.
- Giới thiệu Nv bé Thu. Nhận xét khái quát về NV bé Thu: Bé Thu là 1 em bé ương ngạnh,
ngây thơ hồn nhiên nhưng yêu ghét rạch ròi, có tình yêu cha tha thiết mãnh liệt
TB: 1. Hoàn cảnh của ông Sáu và bé Thu
2. Thái độ tình cảm của Thu khi người cha về thăm nhà:
a- Khi gặp ông Sáu ở bến xuồng: Nghe ba gọi, đang chơi với bạn: giật mình, ngạc nhiên, lạ
lùng. Thể hiện: mắt tròn ngơ ngác. Vì có 1 người đàn ông sẹo mặt đến gần, gọi con xưng ba, mà
không giống ba nó. Rồi tái mặt, sợ hãi bỏ chạy, kêu thét lên gọi má. TháI độ của Thu gây bất ngờ
xúc động cho anh Sáu. Đây là tâm lí dễ hiểu của trẻ con. Một người lạ mặt đến gần, nảy sinh tâm lí
sợ hãi, gọi mẹ chạy vụt đi là đúng tâm lí, hành động, nhất là với em bé gái. Phản ứng của Thu khiến
anh sáu hụt hẫng, sa sầm nét mặt đáng sợ? đáng thương?
b - 3 ngày ông Sáu nghỉ phép, nó nhất quyết không nhận cha: mặc ông Sáu hết lời vỗ về, âu
yếm, làm thân, Thu vẫn một mực thờ ơ, lạnh lùng, bướng bỉnh ngang ngạnh khó hiểu.
* Biểu hiện: - Càng vỗ về nó càng đẩy ra; má bảo gọi ba vô ăn cơm, nó nhất quyết không gọi ba;
khi miễn cưỡng phải gọi thì nói trống không một cách bướng bỉnh; mẹ bảo nó cũng không nghe. Nó
gọi là ba nó là người ta, thật buồn bã!
- Khi đứng trước 1 tính thế khó khăn: Tình huống buồn cười nhất là thái độ bướng bỉnh khi buộc
phải nhờ ba giúp chắt nước cơm…Nồi cơm hơi to với 1 đứa trẻ mới 8 tuổi, lại đang sôi. Để hoàn
thành nhiệm vụ má nó giao không thể không cầu cứu người trợ giúp. Tình thế ấy khiến người đọc
nghĩ rằng nó buộc phải gọi tiếng ba để được giúp đỡ nhưng nó vẫn nói trổng, nhất định không gọi
ba. Mặc cho bác Ba khuyên bảo, nó vẫn bướng bỉnh, không cần nhờ! Bé Thu thông minh và đáo để
tự mình giải quyết bằng cách lấy cái vá múc ra từng vá nước...


- Lúc ăn cơm? bé Thu từ chối sự quan tâm của ông Sáu. Ông Sáu chăm chút gắp miếng trứng cá
ngon cho con, bé Thu "lấy đũa soi vào chén...bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả
mâm". Đây là phản ứng ra mặt, tỏ ý không thèm, cương quyết. Phản ứng ấy khiến ông Sáu vung tay
đánh con, nó tức giận bỏ sang mách với bà ngoại. Khi xuống xuồng nó cố ý khua cột xuồng rổn
rảng thật to.... Thu ngang ngạnh đến bướng bỉnh khiến mọi người không hiểu, rõ là ba nó mà sao nó
không nhận?
* Nguyên nhân bé Thu không nhận cha: Sau này bà kể lại, mọi người mới vỡ lẽ ra vì sao nó
phản ứng như vậy. Nó không nhận ba, đơn giản chỉ vì vết sẹo trên má. Trong kí ức ngây thơ của
Thu, người đàn ông sẹo mặt khác xa với hình ảnh người cha trong bức ảnh chụp với má nó. Nó chỉ
biết có một người cha thân yêu ấy, không chấp nhận một người đàn ông nào khác. Nó phản ứng vì
không coi anh Sáu là ba. Sự vỗ về làm thân của anh làm nó ghét. Nhưng có lẽ vẫn còn sợ mẹ, không
dám phản ứng ra mặt. Đến lúc nó phải phản ứng trước mọi người cương quyết.
=> Qua những biểu hiện trên cho thấy thái độ lạnh nhạt xa cách, thể hiện Thu là một em bé có cá
tính mạnh mẽ và tình cảm dành cho cha thật mãnh liệt, em chỉ nhận cha khi biết chắc chắn người đó
là cha mình. Rõ ràng sự bướng bỉnh không hoàn toàn đáng trách mà thấy thật đáng thương cho tình
cảnh 2 cha con. Cuộc sống, chiến tranh đã tạo ra những tình huống thật éo le, khắc nghiệt mà cả
người lớn nhiều khi không ngờ. Nguyên do tất cả tại vết sẹo của chiến tranh trên gương mặt người
cha của nó. Vết sẹo hồi nào giờ không ai ngờ trở thành vật cản đường 2 cha con đến với nhau.


Chiến tranh không chỉ làm người ta phải xa nhau, mà làm người ta xa cách ngay nhau ngay cả khi
gần nhau!
3. Thái độ tình cảm của Thu trong buổi chia tay:
* Khi được bà ngoại giải thích, hiểu ra nguyên nhân vết thẹo trên mặt của cha, nó nằm im lăn lộn
và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn -> Tâm trạng buồn rầu, hối hận, tự trách mình.
* Trong buổi sáng, trước giờ phút ông Sáu lên đường, nó đột ngột thay đổi thái độ, nhận cha,
khiến mọi người ngạc nhiên cảm động?
- Anh Sáu không còn để ý đến nó nữa, nhưng hình như nó đã thay đổi: cảm thấy như bị bỏ rơi,
đứnggóc nhà, vẻ mặt? Gương mặt ngây thơ buồn rầu? ánh nhìn đầy nghĩ ngợi đôi mắt mênh mông
của con bé bỗng xôn xao vẻ mặt, ánh mắt ấy có gì thay đổi trong nội tâm?

- Bất ngờ nó kêu thét lên? tiếng gọi đầu tiên sau gần 10 năm vỡ ra, bất ngờ, xé tan im lặng, xé
lòng người… Tiếng gọi bị dồn nén trong bao năm, nay thốt lên tự đáy lòng. Nó có ân hận? Nó có
tiếc nuối không? Những hành động của nó?... Nghịch cảnh ở chỗ: bao ngày mơ ước cha về, nhưng
về lại không nhận, nhận ra thì phải chia xa…
- Lí giải hành động của Thu, tác giả để cho bà kể lại, giải thích cho mọi người. Đêm trước ngủ
bên bà nó đã có sự thay đổi? Trong phút chia tay, bao tình cảm dồn nén giữa yêu thương, nhớ
nhung, cả ân hận, hối tiếc, nay vỡ ra, mạnh mẽ, cuống quýt; nó như sợ không còn cơ hội để bày tỏ…
Tình cảm ấy khiến mọi người bị xúc động? Bác Ba thấy thắt trái tim?...
Tóm lại: qua diễn biến tình cảm của Thu, thấy tính cách cô bé: có cá tính mạnh mẽ, quyết liệt,
cứng cỏi, ương ngạnh; nhưng có lòng thương cha vô bờ. Đồng thời ở Thu vẫn có sự hồn nhiên ngây
thơ chân thành của đứa trẻ nam bộ. Chứng tỏ tác giả có sự am hiểu tâm lí trẻ thơ và tình cảm mến
yêu trân trọng những tình cảm hồn nhiên ngây thơ của con trẻ.
II. Anh Sáu:
1. Anh Sáu trong chuyến nghỉ phép 3 ngày:
* Hoàn cảnh anh Sáu: Người nông dân Nam bộ, người chiến sĩ tham gia 2 cuộc kháng chiến và
anh dũng hi sinh. Gia đình anh như bao gia đình khác: có chồng, có vợ, có con. Nhưng gia đình ấy
không được đoàn tụ mỗi ngày. Anh thoát li đi kháng chiến từ đầu năm 1946. Đó là người lính đánh
giặc suốt 9 năm. Hoà bình lập lại, mới được về thăm quê 3 ngày. Khi đi đứa con gái nhỏ chưa đầy 1
tuổi. Ngày về đã sau 8 - 9 năm. Khao khát bao năm mới được trở về nhà gặp vợ con, còn hạnh phúc
nào bằng, nhất là anh vẫn bình an sau chiến tranh, trừ một vết sẹo trên mặt.
* Tâm trạng anh Sáu:
- Khao khát được gặp con, anh Sáu hạnh phúc khi được đặt chân lên mảnh đất quê nhà, không
kìm nén được tình cảm, xúc động, anh biểu lộ bằng hành động, bằng lời nói lắp bắp xúc động: …
Đó cũng là tình cha con vồ vập bản năng.
- Ngạc nhiên hụt hẫng trước thái độ của con: sợ hãi bỏ chạy. Không hiểu lí do gì. Một cú sốc thật
sự làm trái tim người cha bị tổn thương. Từ xúc động đến thất vọng, khuôn mặt người cha thật đáng
thương? Khao khát bao nhiêu trở về gặp, gọi con, mà con không nhận. Khoảng cách thời gian,
không gian đã biến xa cách thành xa lạ, dù khi con người ta ở rất gần nhau.
- Sau đó anh tìm mọi cách để vỗ về, làm thân, mong con gọi một tiếng “ba”. Nhưng càng vỗ về,
Thu càng đẩy ra, lảng tránh. Anh Sáu chắc buồn mà đau lòng lắm. Nhưng anh còn buồn hơn vì

không hiểu lí do gì. Tất cả mọi người đều không hiểu. Cả 2 cha con đều ngờ vực nhau, một khoảng
cách không sao chia sẻ. Thật đau lòng.
- Trong bữa cơm, quá giận trước sự cứng đầu của con, anh không kìm nén được bực dọc, đánh,
mắng con? để sau này vẫn còn ân hận mãi. Hành động của anh càng đẩy anh xa nó hơn.
- Lúc chia tay: anh đau khổ chào con bằng ánh nhìn, bằng lời nói bình thản, vì vẫn sợ nó phản
ứng như trước. Có lẽ anh đã hết cách vỗ về, không biết là cách nào để nhận được tình cảm của con.
Tình cảm anh dành cho con vồ vập bao nhiêu, chỉ nhận được sự lạnh nhạt hờ hững bấy nhiêu.
- Nhưng Thu đột ngột thay đổi thái độ, biểu lộ tình cảm mãnh liệt (…) khiến anh sung sướng,
cảm động, hạnh phúc nghẹn ngào. Anh ôm con, khóc rồi từ biệt. Tình cảm 2 cha con khiến tất cả
mọi người xúc động, cảm thương. Anh Sáu và mọi người, cả người đọc chắc không ngờ lần thăm
nhà này lại là lần cuối cùng đoàn tụ gia đình, chia tay lần này cũng là vĩnh biệt, mãi mãi.


2. Tình cảm của anh Sáu trong những ngày ở chiến khu và hi sinh:
- Nhớ con xen lẫn sự day dứt ân hận, bởi đã trót đánh con.
- Anh dồn tâm sức làm chiếc lược tặng con đúng như lời hẹn hứa, cũng là ao ước của Thu. Kiếm
được khúc ngà voi, anh sung sướng như nhận được quà… Anh cần mẫn tỉ mỉ công phu bao ngày
làm được cây lược, chuốt bóng, khắc chữ tặng con. Cây lược ngà quý và xinh xắn: vì nó được làm
từ ngà voi, do chính tay người cha cần mẫn sáng tạo. Nhưng quan trọng nó kết tụ dồn nén trong đó
tất cả tình cảm người cha dành cho con. Sự chuốt bóng tỉ mỉ, kì công, dòng chữ khắc đã nói hết nỗi
lòng người cha dành cho con. Có lẽ anh đã gửi trong đó tất cả tình yêu thương, nỗi nhớ và cả niềm
ân hận, hi vọng khắc khoải sẽ có ngày gặp lại, trao tận tay con kỉ niệm này, như để đáp lại chút lòng
mong ước nỗi niềm của đứa con gái bé bỏng. Có lẽ cây lược ấy sẽ làm dịu đi bớt nỗi ân hận trong
anh và càng khao khát được trở về.
- Nhưng tình cảnh đau thương đã diễn ra. Anh Sáu hi sinh, chưa kịp về trao con cây lược kỉ
niệm, chưa thực hiện được tâm nguyện của mình. Trước khi mất, anh chỉ biết tin cẩn trao gửi cây
lược vào người bạn - bác Ba - như lời trăng trối cuối cùng. Là người chứng kiến câu chuyện đau
lòng và cảm động, khi ấy bác Ba cảm nhận: Duy chỉ có tình cha con… Hình ảnh người cha trước
lúc hi sinh thật đáng thương và cao quý: …. Cây lược ngà đã trở thành kỉ vật thiêng liêng đầu tiên,
cũng là cuối cùng của người cha dành tặng con. Anh đã ra đi mãi mãi, nhưng tình cha con không

bao giờ mất. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình cha con bất tử.
Tóm lại:
- Câu chuỵên về chiếc lược ngà một mặt biểu lộ tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến
tranh của người chiến sĩ; một mặt gợi ra trong lòng người đọc thấm thía những đau thương mất mát
mà chiến tranh đưa lại cho bao gia đình VN. Còn biết bao nhiêu gia đình, chịu bao nhiêu tình huống
đau lòng như thế và hơn thế nữa diễn ra trong 30 năm chiến tranh. Sau 9 năm gặp con, con không
nhận ba, đến lúc nhận ra là lúc phải chia tay, ai ngờ đó là lần vĩnh biệt. Chiếc lược ngà là bi kịch
chiến tranh, hay còn là bài ca về tình phụ tử.
- Thời gian trôi đi, bé Thu ngày nào đã thành cô giao liên dũng cảm, lại đi tiếp con đường CM
của ba mình. Chiếc lược ngà cuối cùng đã đến được tận tay người con theo đúng tâm nguyện người
cha. Câu chuyện kết thúc, mà nỗi ám ảnh về bi kịch thời chiến, dư âm về tình cha con bất tử vẫn làm
thổn thức trái tim bao người.



×