Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

thiện Nhà nước pháp quyền XHCN theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.4 KB, 6 trang )

NHÓM 4
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
BÀI THUYẾT TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
THÀNH VIÊN:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Nguyễn Tiến Dũng (Nhóm trưởng)
Phan Tài Phú
Lê Quang Thành
Bùi Tấn Thông
Nguyễn Thảo Mi
Lê Hoàng Lâm

CHỦ ĐỀ: Theo anh (chị), hiện nay chúng ta cần phải làm gì để xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền XHCN theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
I.

Đặt vấn đề

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng Nhà nước mới ở Việt Nam là Nhà nước do nhân
dân lao động làm chủ. Đây là tư tưởng cơ bản nhất, nhất quán, xuyên suốt, có tính chất
chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước cách mạng ở nước ta.
Quan điểm xây dựng Nhà nước mới của Hồ Chí Minh không những kế thừa mà còn phát
triển học thuyết Mác Lênin về Nhà nước cách mạng.
II.


Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa
- Nhà nước pháp quyền là một nhà nước quản lý kinh tế xã hội bằng pháp luật, và
nhà nước hoạt đông tuân theo pháp luật.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của
nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân.
- Nội dung đặc điểm có thể được tóm lược:
• Quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công giữa các cơ quan nhà
nước để thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp.
• Nhà nước quản lý đất nước và xã hội theo pháp luật do Quốc hội ban hành, trong
đó hiến pháp và luật pháp là kết quả của sự thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ
trương và chính sách của Đảng.
• Thẩm quyền của Chính phủ được xác định trên cơ sở phân định những loại việc
Chính phủ chủ động quyết định với những loại việc Ban Chấp hành Trung ương,
Bộ Chính trị và Ban Bí thư trực tiếp quyết định hoặc cho ý kiến định hướng. Cũng
tương tự như vậy, thẩm quyền của chính quyền địa phương được xác định trên cơ
sở phân định những loại việc do hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân chủ động
1

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm


NHÓM 4
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
quyết định với những loại việc ban chấp hành và ban thường vụ đảng bộ quyết
định hoặc cho ý kiến để hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thực hiện.
• Hoạt động tư pháp, kể cả việc đào tạo, quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ tư pháp,
do Đảng lãnh đạo thông qua vai trò của cấp ủy và ban cán sự đảng ở các cơ quan
tư pháp căn cứ quy định của Đảng.
• Quan trọng nhất đây là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
III.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
1) Nhà nước của dân
Quan điểm nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh là xác lập mọi quyền lực trong Nhà
nước, trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Quan điểm trên của Hồ Chí Minh được thể
hiện trong các bản Hiến pháp năm 1946 và năm 1959 do Người đã lãnh đạo, soạn thảo.
Hiến pháp năm 1946 nêu rõ: Tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân
Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; những việc
quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết. Nhân dân có quyền làm
chủ về chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, bầu ra Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất thể hiện quyền tối cao của nhân dân.
Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri
bầu ra các đại biểu, uỷ quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc
kế dân sinh thì nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân, nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân
dân. Theo Hồ Chí Minh, muốn bảo đảm được tính chất nhân dân của Nhà nước, phải xác
định và thực hiện được trách nhiệm của cử tri và đại biểu do dân cử ra. Họ phải có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi một người nào đó không hoàn thành nhiệm vụ với tư cách
là đại biểu của cử tri, thì cử tri có quyền bãi miễn tư cách đại biểu đó. Hồ Chí Minh đã
nêu lên quan điểm “dân là chủ” nhằm xác định vị thế của nhân dân, còn “dân làm chủ”
nhằm xác định quyền, nghĩa vụ của nhân dân. Với ý nghĩa đó, người dân được hưởng
mọi quyền dân chủ. Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân,
để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội.
Trong Nhà nước, quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng.
Ngày nay, Nhà nước ta luôn có chính sách phát huy tính dân chủ thông qua việc trưng
cầu dân ý các nghị quyết, đóng góp ý kiến sửa đổi hiến pháp năm 2013, bầu cử theo
nguyên tắc phổ thông đầu phiếu,…
2) Nhà nước do dân.
2

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm



NHÓM 4
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Nhà nước do dân có nghĩa là Nhà nước đó do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ.
Vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở những người cán bộ phải làm cho dân hiểu, dân
giác ngộ để nâng cao trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức chăm lo xây dựng Nhà
nước của mình. Hồ Chí Minh khẳng định: Việc nước là việc chung, mỗi người đều có
trách nhiệm gánh vác một phần. Quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách
nhiệm và nghĩa vụ.
Nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, điều đó thể hiện ở chỗ:
Toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội
Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính
phủ (nay gọi là Chính phủ).
- Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước thực hiện các
nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật.
- Mọi công việc của bộ máy Nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí
của dân (thông qua Quốc hội do dân bầu ra).
3) Nhà nước vì dân.
-

Nhà nước vì dân là một Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất
cả đều vì lợi ích của nhân dân. Trên tinh thần đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Mọi đường
lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho dân dù nhỏ
cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh. Dân là gốc của
nước. Hồ Chí Minh luôn tâm niệm: Phải làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở và được
học hành. Theo Hồ Chí Minh, khi Nhà nước là của dân, thì từ Chủ tịch nước đến công
chức bình thường đều phải làm công bộ, làm đầy tớ cho nhân dân. Với chức Chủ tịch
nước, Hồ Chí Minh cũng quan niệm là do dân uỷ thác cho và như vậy phải phục vụ nhân

dân, tức là làm cho nhân dân
VI.

Cách xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
1. Xây dựng một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến

Theo thông lệ quốc tế, Nhà nước hợp pháp, hợp hiến là nhà nước do dân bầu ra bằng
phiếu kín, có Quốc hội, Chính phủ. Vì vậy, chỉ một ngày sau khi đọc Bản Tuyên ngôn
độc lập, Hồ Chí Minh đã đề nghị tổ chức tổng tuyển cử càng sớm, càng tốt để lập ra
Quốc hội, rồi từ đó lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy chính thức khác của Nhà
nước mới. Có được một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến như vậy thì mới có cơ sở pháp lý

3

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm


NHÓM 4
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
để làm việc với quân Đồng minh, mới có mối quan hệ quốc tế bình đẳng, mới thiết lập
được một cơ chế quyền lực hợp pháp.
2. Hoạt động quản lý Nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa

pháp luật vào cuộc sống.
Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác, nhưng quan
trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc nhất là Hiến pháp – đạo
luật cơ bản của Nhà nước.
Song, có Hiến pháp và pháp luật rồi nếu không đưa được vào trong cuộc sống thì xã hội
cũng vẫn bị rối loạn. Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỷ cương, phép nước,
tức là đi liền với thực thi Hiến pháp và Pháp luật. Với tư cách là Chủ tịch nước, Hồ Chí

Minh luôn luôn chăm lo xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa để đảm bảo quyền
làm chủ thực sự của nhân dân
Trong việc thực thi Hiến pháp và Pháp luật, Hồ Chí Minh bao giờ cũng chú ý cả hai mặt,
vừa có lý, vừa có tình, vừa nghiêm khắc, vừa tăng cường các biện pháp giáo dục Pháp
luật.
Để xây dựng một Nhà nước pháp quyền vững mạnh, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến
việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, đó là những người phải vừa có đức, vừa có tài,
trong đó đức là gốc; đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả.
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, đủ tài.

Vai trò vị trí cán bộ công chức: cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muốn thành công
hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.
Để xây dựng nhà nước pháp quyền vững mạnh thì phải có đội ngũ công chức tốt, có trình
độ văn hóa, am hiểu pháp luật, thành thạo công việc, có đạo đức hay nói cách khác là vừa
có đức vừa có tài, đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả. Tiêu chuẩn cán bộ,
công chức được cụ thể hóa là:
Một là, Tuyệt đối trung thành với cách mạng.
Hai là, Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn. Ba là, có mối liên hệ mật
thiết với nhân dân .

4

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm


NHÓM 4
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Bốn là, Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám
chịu trách nhiệm nhất là trong những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại
không nãn”

Năm là, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành
động vì sự lớn mạnh, trong sạch của nhà nước
4. Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.
Tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp
Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước . Trong quá

a.
b.
c.
V.
VI.

trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở mọi người đề
phòng và khắc phục những tiêu cực sau:
Đặc quyền, đặc lợi
Tham ô, lãng phí, quan liêu
“Tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo”
Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo giục đạo
đức cách mạng.
Ý thức trách nhiệm của thanh niên
Tích cực trau dồi kiến thức phẩm chất đạo đức
Tham gia tích cực chủ động vào công cuộc quản lí Nhà nước
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Đóng góp ý kiến và những dự thảo luật, Hiến pháp.
Lên án hành vi tham ô, tham nhũng, quan liêu.
Kết luận

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, về Nhà nước của dân, do dân, vì dân có giá trị lý
luận và thực tiễn to lớn, nó định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ
và Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Trên nền thực tế hiện nay của thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế tri thức, mở cửa, hội nhập quốc tế,
cần học tập và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng Nhà nước ngang tầm với
nhiệm vụ cách mạng mới là hết sức cần thiết. Mỗi thanh niên với vai trò là nhưng trụ
cột tương lai của đất nước cần phải ra sức tu dưỡng tri thức, phẩm chất đạo đức để
ngày càng hoàn thiện và tốt đẹp.

Tài liệu tham khảo:

5

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm


NHÓM 4
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh dành cho sinh viên đại học cao đẳng khối không
chuyên nghành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Sự
Thật Hà Nội-2015

6

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm



×