Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

NGHIÊN CỨU GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TUYÊN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

NGUYỄN QUANG HUY

NGHIÊN CỨU GÓP PHẦN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

NGUYỄN QUANG HUY

NGHIÊN CỨU GÓP PHẦN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TUYÊN QUANG
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ - THÀNH PHỐ
MÃ SỐ
: 60.58.02.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN QUANG PHÚC

HÀ NỘI- 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Giao thông Vận tải tôi
đã hoàn thành luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật. Để hoàn thành luận văn này
tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô hướng dẫn, các nhà khoa học,
các bạn đồng hành, nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo Sau
đại học - Trường Đại học Giao thông Vận tải đã giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình
học tập nghiên cứu cũng như các thầy cô, các đồng nghiệp. Đặc biệt đến người
hướng dẫn TS. Nguyễn Quang Phúc– Bộ môn đường bộ - Trường ĐHGT Vận tải,
đã tận tình giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Trong khuôn khổ và thời gian tiến hành của một luận văn thạc sỹ Khoa học
kỹ thuật, chưa hẳn đã giải quyết triệt để và hoàn thiện được đầy đủ những vấn đề
đặt ra. Chính vì vậy, Tôi cũng chân thành cảm ơn và tiếp thu nghiêm túc những ý
kiến đóng góp của các nhà khoa học và các đồng nghiệp.
Cuối cùng Tôi xin cảm ơn đến cơ quan, gia đình đã động viên, khuyến khích
tạo điều kiện cho tôi những giúp đỡ tốt nhất trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành luận văn.
Những năm tháng quay lại mái trường Đại học, là những kỉ niệm đẹp về tình
bạn, tình thầy trò và sự tích lũy về kiến thức khoa học. Điều đó sẽ là một dấu ấn
khó quên trong suốt cuộc đời của tôi.
Hà Nội, ngày.... tháng.....năm 2015
Học viên cao học


Nguyễn Quang Huy


ii

MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................4
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH VÀ THẨM
ĐỊNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG....................................4
1.1. Công tác quản lý chất lượng công trình:....................................................4
1.1.1 Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng:......4
1.1.2 Công tác quản lý chất lượng khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng
công trình.......................................................................................................5
1.1.3. Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.................7
1.2. Những vấn đề lưu ý trong công tác thiết kế các yếu tố hình học đường:. 10
1.2.1. Quan điểm hiện đại về sự hình thành tình trạng nguy hiểm dẫn đến
tai nạn trong giao thông để áp dụng trong thiết kế đường ô tô....................10
1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế bình đồ, trắc dọc, trắc ngang 19
1.3. Các thông số kỹ thuật chủ yếu của nền đường.........................................26
1.3.1. Các yêu cầu cơ bản............................................................................26
1.3.2. Các nguyên tắc thiết kế nền đường...................................................26
1.3.3. Chiều rộng nền đường.......................................................................26

1.3.4. Cao độ thiết kế nền đường.................................................................27
1.3.5. Đất đắp nền đường............................................................................28
1.3.6. Xử lý nền đất tự nhiên trước khi đắp.................................................28
1.3.7. Độ chặt đầm nén nền đường..............................................................29
1.3.8. Yêu cầu kỹ thuật mái đường đào.......................................................29
1.3.9. Yêu cầu kỹ thuật mái đường đắp.......................................................30
1.4. Áo đường và kết cấu lề gia cố..................................................................32
1.4.1. Quy định chung.................................................................................32


iii

1.4.2. Tải trọng tính toán tiêu chuẩn và thiết kế kết cấu áo đường.............32
1.4.3. Yêu cầu kỹ thuật khi tính toán thiết kế áo đường..............................32
1.4.4. Độ nhám............................................................................................33
1.4.5. Độ bằng phẳng...................................................................................33
1.4.6. Mặt đường trên cầu............................................................................33
1.4.7. Kết cấu áo đường của lề gia cố..........................................................33
1.4.8. Áo đường của đường bên..................................................................35
1.5. Công tác thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông:....................................35
1.5.1. Tổng quan..........................................................................................35
1.5.2. Mục đích của thẩm định An toàn giao thông đường bộ....................35
1.5.3. Sự cần thiết phải thẩm định An toàn giao thông đường bộ...............36
1.5.4. Trình tự thẩm tra, thẩm định An toàn giao thông đường bộ..............37
1.6. Tác động biến đổi khí hậu và các giải pháp duy trì tính bền vững của
tuyến đường.....................................................................................................40
1.6.1. Các loại hình thiên tai chủ yếu gây...................................................40
1.6.2. Định hướng ứng phó BĐKH trên các tuyến đường...........................41
1.6.3. Lồng ghép các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong khảo sát,
thiết kế đường ô tô liên quan đến biến đổi khí hậu.....................................41

1.7. Kết luận chương 1....................................................................................43
CHƯƠNG 2....................................................................................................44
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, CÁC KINH NGHIỆM
THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ THẨM
ĐỊNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI SỞ GIAO
THÔNG VẬN TẢI TUYÊN QUANG.........................................................44
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và hạ tầng giao thông của tỉnh Tuyên
Quang..............................................................................................................44
2.1.1 Địa hình..............................................................................................44
2.1.2. Địa chất..............................................................................................45
2.1.3. Thủy văn............................................................................................45
2.1.4. Khí hậu..............................................................................................46
2.1.5. Nhiệt độ.............................................................................................47
2.1.6. Lượng mưa........................................................................................47
2.1.7. Độ ẩm................................................................................................48


iv

2.1.8. Gió và tốc độ gió...............................................................................48
2.1.9. Nguồn vật liệu...................................................................................48
2.1.10. Đặc điểm về thiết kế........................................................................50
2.2. Đặc điểm khó khăn, tồn tại trong công tác khảo sát, thiết kế các tuyến
đường miền núi tỉnh Tuyên Quang..................................................................51
2.2.1 Những tồn tại khi khảo sát, thiết các tuyến đường miền núi tỉnh
Tuyên Quang...............................................................................................51
2.2.2. Những khó khăn khi khảo sát thiết kế, thi công đường giao thông
tỉnh Tuyên Quang........................................................................................56
2.3. Quy trình một cửa thẩm tra, thẩm định kỹ thuật của Sở Giao thông Vận
tải Tuyên Quang..............................................................................................57

2.4. Những giải pháp thực tiễn đặc thù khi thẩm định kỹ thuật công trình giao
thông tỉnh Tuyên Quang..................................................................................60
2.4.1 Giải pháp xử lý mạch nước ngầm nhánh rẽ bệnh viện đa khoa công
trình đường Tuệ Tĩnh, thành phố Tuyên Quang..........................................60
2.4.2. Giải pháp nghiên cứu chỉnh tuyến qua những địa hình phức tạp
(Đoạn từ Km99+100,45 ÷ Km99+217,22, QL2C)......................................61
2.4.3 Giải pháp xử lý gìn giữ, bảo tồn Hang động phát lộ tại
Km128+962,09, QL279..............................................................................66
2.4.4 Giải pháp xử lý hang Kaster phát lộ tại Km5+353 dự án xây dựng
QL2, đoạn tránh thành phố Tuyên Quang...................................................72
2.5. Một số giải pháp thiết kế, xử lý kỹ thuật kinh nghiệm áp dụng cho tỉnh
miền núi Tuyên Quang....................................................................................75
2.5.1 Giải pháp thiết kế tuyến đường cong con rắn.....................................75
2.5.2 Giải pháp xử lý nước ngầm................................................................76
2.5.3 Giải pháp đắp cao để vượt qua các khe núi sâu, giữ ổn định nền
đường bằng kè rọ đá lưới thép.....................................................................77
2.5.4 Giải pháp cải thiện tầm nhìn trong đường cong.................................77
2.5.5 Một số giải pháp xử lý sụt trượt.........................................................79
2.6. Công tác thẩm định ATGT của Sở Giao thông Vận tải Tuyên Quang.....81
2.7. Công tác nhằm nâng cao chất lượng thiết kế, thi công BTN, khắc phục
hằn lún vệt bánh xe của Sở Giao thông Vận tải Tuyên Quang.......................81
2.7.1. Công tác kiểm tra kiểm soát chất lượng vật liệu đầu vào..................82
2.7.2. Yêu cầu về máy móc, thiết bị thi công BTN; kiểm soát chất lượng
BTN.............................................................................................................83


v

2.7.3. Yêu cầu các đơn vị............................................................................83
2.7.4. Yêu cầu Ban QLDA..........................................................................83

2.8. Công tác thẩm định kỹ thuật liên quan đến biến đổi khí hậu của Sở Giao
thông Vận tải Tuyên Quang............................................................................84
2.9 Kết luận chương 2.....................................................................................85
CHƯƠNG 3....................................................................................................86
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ THẨM
ĐỊNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI SỞ GIAO
THÔNG VẬN TẢI TUYÊN QUANG.........................................................86
3.1. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính.................................................86
3.2. Định hướng công tác thẩm định kỹ thuật công trình giao thông..............86
3.3. Hoàn thiện nội dung thẩm định kỹ thuật công trình giao thông...............87
3.4. Giải pháp về quy trình và phương pháp thẩm định..................................88
3.5. Giải pháp về hoàn thiện công tác thẩm định an toàn giao thông:............89
3.6. Giải pháp về con người:...........................................................................89
3.7. Giải pháp về trang thiết bị, phần mềm, công nghệ...................................91
3.8. Quy định rõ trách nhiệm của người thẩm định.........................................92
3.9. Tiếp tục hoàn thiện về quản lý chất lượng các công trình giao thông......92
3.9.1 Giải pháp chung..................................................................................92
3.9.2. Giải pháp và yêu cầu cụ thể đối với các chủ thể tham gia hoạt động
xây dựng......................................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................101


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT
GTVT
TNGT

BĐKH

An toàn giao thông
Giao thông Vận tải
Tai nạn giao thông
Biến đổi khí hậu

QL
QĐD
QLCL

Quốc lộ
Quyết định duyệt
Quản lý chất lượng


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1: Chiều cao tối thiểu tính từ mực nước ngầm tính toán (hoặc
mức nước đọng thường xuyên) tới đáy áo đường.......................................27
Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình tháng địa bàn tỉnh Tuyên Quang..............47
Bảng 2.2 Lượng mưa trung bình tháng, địa bàn tỉnh Tuyên Quang........48



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

Hình1.1: Chỉ số tai nạn (Ur) và mức độ nguy hiểm (Gr) ở tốc độ tính
toán khác nhau trên đường hai làn xe.........................................................12
Hình 2.1 Đường đất đỏ liên xã huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.........52
Hình 2.2 Sạt lở Km65+200 QL.279, tỉnh Tuyên Quang.............................52
Hình 2.3: Vùng cản trở tầm nhìn................................................................53
Hình 2.4: Phối hợp giữa cong đứng và cong bằng chưa tốt......................55
Hình 2.5: Mạch nước ngầm công trình đường Tuệ Tĩnh..........................60
Hình 2.6: Giải pháp xử lý mạch nước ngầm công trình đường Tuệ Tĩnh
.........................................................................................................................61
Hình 2.7: Bình đồ giải pháp chỉnh tuyến đoạn từ Km99+100,45 ÷
Km99+217,22, QL2C.....................................................................................63
Hình 2.8: Trắc ngang giải pháp chỉnh tuyến đoạn từ Km99+100,45 ÷
Km99+217,22, QL2C vào Taluy dương.......................................................64
Hình 2.9: Trắc ngang giải pháp chỉnh tuyến đoạn từ Km99+100,45 ÷
Km99+217,22, QL2C ra phía Taluy âm......................................................64
Hình 2.10: Thi công thực tế taluy dương đoạn chỉnh tuyến đoạn từ
Km99+100,45 ÷ Km99+217,22, QL2C.........................................................65
Hình 2.11: Thi công thực tế taluy âm đoạn chỉnh tuyến đoạn từ
Km99+100,45 ÷ Km99+217,22, QL2C.........................................................65
Hình 2.12: Hang động phát lộ tại Km128+962,09, QL279........................66

Hình 2.13: Bình đồ chỉnh tuyến Km128+962,09, QL279...........................68
Hình 2.14: Tim tuyến sau điều chỉnh tránh hang kaster QL.279.............69
Hình 2.15: Tường chắn thiết kế vai trái tuyến khi nắn chỉnh tránh hang
kaster QL.279.................................................................................................70
Hình 2.16: Mặt cắt ngang sau khi nắn chỉnh tránh hang kaster QL.279.71
Hình 2.17: Hang động phát lộ tại Km5+353 dự án xây dựng QL2, đoạn
tránh thành phố Tuyên Quang.....................................................................72
Hình 2.18: Khảo sát thăm dò địa chất tại Km5+353 dự án xây dựng QL2,
đoạn tránh thành phố Tuyên Quang...........................................................72
Hình 2.19: Bình đồ giải pháp thiết kế đường cong rắn địa hình miền núi
.........................................................................................................................75
Hình 2.20: Trắc ngang giải pháp thiết kế đường cong rắn địa hình miền
núi...................................................................................................................76


ix

Hình 2.21: Trắc ngang giải xử lý nước ngầm taluy dương........................76
Hình 2.22: Trắc ngang đắp cao để vượt qua các khe núi sâu, giữ ổn định
nền đường bằng kè rọ đá lưới thép..............................................................77
Hình 2.23: Tầm nhìn trong đường cong......................................................78
Hình 2.24: Đường QL.2C đường lên Na Hang bạt tầm nhìn bụng đường
cong nằm........................................................................................................78
Hình 2.25: Mặt bằng bố trí giải pháp rãnh thấm taluy thoát nước ngầm
.........................................................................................................................79
Hình 2.26: Trắc ngang kè taluy dương bằng rọ đá và rãnh ngầm dọc....80
Hình 2.27: Trắc ngang kè taluy dương bằng rọ đá và móng sỏi suối.......80
Hình 2.28: Dòng suối đi sát chân nền đường Km76+380 QL.279.............84



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao thông vận tải là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất của đời sống xã
hội và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân.
Nghiên cứu kinh nghiệm thành công của các nước cho thấy: kinh tế càng phát triển,
xã hội càng văn minh, thì vai trò của GTVT càng lớn.
GTVT càng phát triển thì thành tựu kinh tế càng lớn, nghèo nàn và lạc hậu bị
đẩy lùi, đời sống của người dân được nâng cao. Sự phát triển của GTVT có mối liên
quan mật thiết với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng thu nhập quốc nội. GTVT
càng phát triển càng tạo điều kiện cho việc giao lưu, đẩy mạnh quan hệ hợp tác
quốc tế, mở rộng thị trường ra thế giới bên ngoài.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có toạ độ địa lý 21 030'- 22040' vĩ độ
Bắc và 104053'- 105040' kinh độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội 165 Km. Diện tích tự
nhiên toàn tỉnh là 5.868 km2, chiếm 1,78% diện tích cả nước. Các đường giao thông
quan trọng trên địa bàn tỉnh là QL2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90 Km từ Phú Thọ lên
Hà Giang, Quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên
Bái. QL2C dài 200km từ Vĩnh Phúc đấu nối với QL279 tại huyện Na Hang, QL279
có chiều dài 96km, đi qua hai huyện Chiêm Hoá và huyện Na Hang. Hệ thống sông
ngòi của tỉnh bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ chảy qua các sông chính như Sông
Lô, Sông Gâm, Sông Phó Ðáy.
Tỉnh có phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp Cao Bằng, phía
Đông giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Nam giáp Vĩnh Phúc, phía Tây-Nam giáp
Phú Thọ, phía Tây giáp Yên Bái.
Tuyên Quang bao gồm vùng núi cao chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh gồm
toàn bộ huyện Na Hang, Lâm Bình, 9 xã vùng cao của huyện Chiêm Hoá và 02 xã
của huyện vùng cao Hàm Yên; vùng núi thấp và trung du chiếm khoảng 50% diện
tích của tỉnh, bao gồm các xã còn lại của 02 huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên và các
huyện Yên Sơn, Sơn Dương. Ðiểm cao nhất là đỉnh núi Chạm Chu (Hàm Yên) có

độ cao 1.587 m so với mực nước biển.
Ngày nay việc đầu tư xây dựng một tuyến đường ngoài mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, đảm bảo hiệu quả lâu dài còn


2

cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề an toàn Giao thông và hài hòa với môi trường
nhất là các tuyến vùng núi cao. Mặt khác khi xây dựng xong nếu có những hư hỏng
do lỗi của thiết kế, hoặc thiết kế không phù hợp hay mất an toàn giao thông thì việc
sửa chữa sẽ rất tốn kém kinh phí, mất cảnh quan và phá hại môi trường. Vì vậy đặc
biệt phải lưu ý khâu thiết kế để đảm bảo các tuyến đường được ổn định, an toàn
giao thông, hiệu quả lâu dài.
Địa hình, địa chất, thuỷ văn vùng núi tỉnh Tuyên Quang thay đổi liên tục và
rất phức tạp vì vậy khi thiết kế đường gặp rất nhiều khó khăn và có thể xẩy ra các
sự cố nếu thiết kế không phù hợp. Công tác khảo sát thường hay mắc phải các sai
sót trong khâu khảo sát tuyến, dẫn đến việc thiết kế bình đồ, trắc dọc, trắc ngang
chưa phù hợp với địa hình miền núi, mặt khác sẽ ảnh hưởng đến việc thiết kế các
hạng mục, công trình trên tuyến như thiết kế mặt đường, công trình thoát nước,
Tường chắn, ốp mái ta luy, hệ thống an toàn giao thông.
Tổng hợp đánh giá lại các thiết kế hiện có đặc biệt là khâu khảo sát, thiết kế
các yếu tố hình học đường (bình đồ - trắc dọc - trắc ngang) và điều kiện thực tế xẩy
ra trong quá trình thi công để đề ra các giải pháp xử lý phù hợp, với mục đích nâng
cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế (đặc biệt là vùng núi tỉnh Tuyên Quang)
để xây dựng các tuyến đường hiệu quả lâu dài, êm thuận, an toàn là việc thường
xuyên phải làm.
Hiệu quả, chất lượng của dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông sẽ
được đảm bảo nếu quản lý tốt quá trình đầu tư, trong đó có việc thẩm định và phê
duyệt dự án. Trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng các công trình giao thông, cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành tổ chức thẩm định, thẩm tra kỹ thuật các công

trình, làm cơ sở để các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án triển khai thực hiện các dự
án trên địa bàn. Trong quá trình thẩm định kỹ thuật các công trình phải đáp ứng,
đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật, đúng quy hoạch được duyệt, đem lại hiệu quả cao
nhất cho dự án.
Sở Giao thông vận tải Tuyên Quang là cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành về giao thông tại tỉnh Tuyên Quang đồng thời cũng là chủ đầu tư của nhiều
công trình giao thông trên địa bàn tỉnh, Luận văn “Nghiên cứu góp phần hoàn thiện
công tác thẩm định kỹ thuật công trình giao thông tại Sở Giao thông Vận tải Tuyên


3

Quang” được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công trình giao thông
ngay từ công tác thẩm định kỹ thuật công trình giao thông, để có thể áp dụng vào
thực tế trong phạm vi toàn tỉnh cũng như trong khu vực.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Tổng hợp, phân tích tình hình công tác thẩm định kỹ thuật công trình giao
thông của Sở Giao thông Vận tải Tuyên Quang.
- Đề xuất được các giải pháp có hiệu quả nhằm góp phần hoàn thiện công tác
thẩm định kỹ thuật công trình giao thông tại Sở Giao thông Vận tải Tuyên Quang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Công tác thẩm định dự kỹ thuật công trình giao thông, tập trung nghiên cứu
và đề xuất cách thức, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác thẩm định kỹ
thuật công trình giao thông tại Sở Giao thông Vận tải Tuyên Quang.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Kết hợp giữa lý thuyết xây dựng công trình giao thông, khoa học về quản lý,
phân tích đánh giá công tác thẩm định kỹ thuật công trình giao thông với việc phân
tích các điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội, quy hoạch của tỉnh, các cơ chế
chính sách, các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành; Thực trạng công tác thẩm định kỹ
thuật công trình giao thông... Từ đó nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp nhằm

góp phần hoàn thiện công tác thẩm định kỹ thuật công trình giao thông tại Sở Giao
thông Vận tải Tuyên Quang.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung luận
văn trình bày trong 3 chương chính sau:
Chương 1: Công tác quản lý chất lượng công trình và thẩm định kỹ thuật công trình
giao thông.
Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý chất lượng và thẩm
định kỹ thuật công trình giao thông tại Sở Giao thông Vận tải Tuyên
Quang.
Chương 3: Nghiên cứu đề xuất được các giải pháp có hiệu quả nhằm góp phần
hoàn thiện công tác thẩm định kỹ thuật công trình giao thông tại Sở
Giao thông Vận tải Tuyên Quang


4

CHƯƠNG 1
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH VÀ
THẨM ĐỊNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
Chất lượng công trình giao thông là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ
thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn
xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng
kinh tế. Để có được chất lượng công trình giao thông như mong muốn, có nhiều yếu
tố ảnh hưởng, trong đó bao gồm quá trình quản lý chất lượng công trình từ bắt đầu
đến hoàn thành công trình. Thẩm định kỹ thuật là khâu quan trọng trong quá trình
đó yêu cầu phải nắm được các tiêu chuẩn, nguyên tắc thiết kế của đường giao thông
về bình đồ, trắc dọc, trắc ngang, các yêu cầu thiết kế của nền đường, áo đường, lề
đường, an toàn giao thông, ứng phó với các tình huống biến đổi khí hậu…
1.1. Công tác quản lý chất lượng công trình:

Quản lý chất lượng công trình xây dựng từ công tác khảo sát, thiết kế, thi
công và nghiệm thu công trình xây dựng; quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi
công xây dựng, khai thác và sử dụng công trình xây dựng.
1.1.1 Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng:
Công tác khảo sát,thiết kế, thi công xây dựng công trình phải đảm bảo an
toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận; đảm bảo an toàn trong quá
trình thi công xây dựng và tuân thủ các quy định hiện hành.
Công trình, hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu để đưa vào sử dụng
khi đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn
áp dụng cho công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của chủ đầu tư theo
nội dung của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng
lực phù hợp với công việc thực hiện, có hệ thống quản lý chất lượng và chịu trách
nhiệm về chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện trước chủ đầu tư và
trước pháp luật.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng phù hợp với tính chất,
quy mô và nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình trong quá trình thực hiện đầu tư


5

xây dựng công trình theo quy định hiện hành.
Người quyết định đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực hiện quản
lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các nhà thầu theo quy định
hiện hành.
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý
chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; kiểm tra, giám
định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng
công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
1.1.2 Công tác quản lý chất lượng khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng công

trình
1.1.2.1 Nhiệm vụ khảo sát xây dựng
- Nhiệm vụ khảo sát phải được lập phù hợp với quy mô công trình, loại hình
khảo sát xây dựng và bước thiết kế.
- Các nội dung chính của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm: Mục đích
khảo sát xây dựng;Phạm vi khảo sát xây dựng; Phương pháp khảo sát xây dựng và
tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng (nếu cần);Khối lượng các loại công tác
khảo sát xây dựng (dự kiến); Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng có thể được sửa đổi, bổ sung trong trong quá
trình thực hiện khảo sát, thiết kế, thi công, khi phát hiện các yếu tố khác thường ảnh
hưởng tới giải pháp thiết kế, thi công.
1.1.2.2. Phương án kỹ thuật và nội dung khảo sát xây dựng
Phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt;
Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng
được áp dụng. Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; Thành phần, khối
lượng công tác khảo sát xây dựng; Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí
nghiệm được sử dụng.
1.1.2.3. Giám sát công tác khảo sát xây dựng
- Nhà thầu khảo sát xây dựng có trách nhiệm tự tổ chức kiểm soát chất lượng
khảo sát xây dựng, biện pháp kiểm soát chất lượng phải được thể hiện trong phương
án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
- Nội dung giám sát khảo sát xây dựng của chủ đầu tư: Kiểm tra năng lực


6

thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát
xây dựng bao gồm: vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo
sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; kiểm tra thí nghiệm trong phòng và
thí nghiệm hiện trường; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn môi

trường trong quá trình thực hiện khảo sát.
1.1.2.4. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng. Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên
của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình. Khối
lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện. Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi
thí nghiệm, phân tích. Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có). Kết luận và kiến
nghị. Các phụ lục kèm theo.
1.1.2.5. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình
- Chủ đầu tư có trách nhiệm xác định nhiệm vụ thiết kế hoặc thuê tư vấn lập
nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình phải
phù hợp với báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi)
hoặc chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: Các
căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế; Mục tiêu xây dựng công trình; Địa điểm xây dựng;
Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình; Các yêu cầu về
quy mô và tuổi thọ của công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu khác đối với
công trình.
1.1.2.6. Yêu cầu về việc tự kiểm soát chất lượng thiết kế và quy cách hồ sơ thiết kế
xây dựng công trình
- Nhà thầu thiết kế có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra nội bộ, chất
lượng đối với hồ sơ thiết kế xây dựng công trình trong quá trình thiết kế và trước
khi giao hồ sơ thiết kế cho chủ đầu tư hoặc tổng thầu xây dựng.
- Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế,
bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây
dựng công trình và quy trình bảo trì công trình (nếu có).
- Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu
chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng, phải được đóng thành tập hồ sơ thiết kế


7


theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản
lâu dài.
- Trường hợp nhà thầu thiết kế làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải
đảm nhận thiết kế những hạng mục công trình chủ yếu hoặc công nghệ chủ yếu của
công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ việc thực hiện hợp đồng nhận thầu thiết kế
với bên giao thầu.
- Khi nghiệm thu hồ sơ thiết kế, hồ sơ khảo sát phải đánh giá chất lượng hồ
sơ và ghi rõ những yêu cầu cần sửa đổi bổ sung để phù hợp chủ trương đầu tư, đảm
bảo tính hiệu quả đầu tư.
1.1.3. Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
1.1.3.1. Về kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng công trình trong giai đoạn
thi công xây dựng
Trước khi thi công xây dựng, chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng
phải thống nhất các nội dung về hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư và của
nhà thầu; kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng trên cơ sở chỉ dẫn kỹ thuật và
các đề xuất của nhà thầu, bao gồm:
- Sơ đồ tổ chức, danh sách các bộ phận, cá nhân của chủ đầu tư và các nhà
thầu chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình.
- Mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng.
- Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng; quan trắc, đo đạc
các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật.
- Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản
phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào
công trình.
- Quy trình kiểm tra, giám sát thi công xây dựng, giám sát chế tạo và lắp đặt
thiết bị; xác định công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận
công trình xây dựng cần nghiệm thu; các quy định về căn cứ nghiệm thu, thành
phần tham gia nghiệm thu, biểu mẫu các biên bản nghiệm thu.
- Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống

cháy, nổ trong thi công xây dựng.
- Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi
công xây dựng; hình thức và nội dung nhật ký thi công xây dựng công trình; các


8

biểu mẫu kiểm tra; quy trình và hình thức báo cáo nội bộ, báo cáo chủ đầu tư; trình
tự, thủ tục phát hành và xử lý các văn bản thông báo ý kiến của các bên và quy trình
giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.
- Thỏa thuận về ngôn ngữ thể hiện tại các văn bản, tài liệu, hồ sơ có liên
quan trong thi công xây dựng. Khi chủ đầu tư hoặc nhà thầu là người nước ngoài thì
ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản, tài liệu, hồ sơ là tiếng Việt Nam và tiếng
Anh.
- Các nội dung khác có liên quan theo quy định của hợp đồng thi công xây dựng.
1.1.3.2. Về quản lý chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp
đặt vào công trình
- Các vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công
nghệ (gọi chung là sản phẩm) phải được kiểm soát chất lượng theo yêu cầu của quy
chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, yêu cầu thiết kế, quy định của
hợp đồng xây dựng và các tài liệu có liên quan.
- Hình thức kiểm soát chất lượng sản phẩm được quy định như sau: Chủ đầu
tư và bên mua sản phẩm kiểm tra xuất xứ, nhãn mác hàng hóa, công bố sự phù hợp
về chất lượng của nhà sản xuất, chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn (nếu
cần) theo quy định hoặc yêu cầu thí nghiệm kiểm chứng, kiểm định chất lượng hàng
hóa khi cần thiết theo thỏa thuận trong hợp đồng. Kết hợp với việc kiểm tra định kỳ
hoặc đột xuất trong quá trình sản xuất. Trường hợp sản phẩm được sản xuất, chế tạo
trực tiếp tại công trường, chủ đầu tư hoặc tổng thầu tổ chức kiểm tra giám sát công
tác sản xuất, chế tạo như các công việc xây dựng khác theo quy định; Chủ đầu tư và
nhà thầu cung ứng vật liệu tổ chức điều tra khảo sát chất lượng và trữ lượng của mỏ

theo yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn và các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan; kiểm
tra định kỳ, đột xuất trong quá trình khai thác.
1.1.3.3. Về nhật ký thi công xây dựng công trình và bản vẽ hoàn công
- Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng
công trình. Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình có thể được lập cho từng hạng
mục công trình hoặc công trình xây dựng.
- Nhà thầu thi công xây dựng, người giám sát thi công xây dựng của chủ
đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình


9

hoặc người giám sát của nhà thầu giám sát thi công xây dựng trong trường hợp
chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn giám sát phải thực hiện thường xuyên việc ghi chép
nhật ký thi công xây dựng công trình, bao gồm các thông tin: Diễn biến điều kiện
thi công, tình hình thi công, nghiệm thu các công việc xây dựng hàng ngày trên
công trường; mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng và các vấn đề phát sinh khác trong
quá trình thi công xây dựng công trình; Các kiến nghị và những ý kiến chỉ đạo giải
quyết các vấn đề.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận
công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng do mình thi công. Các bộ
phận bị che khuất của công trình phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc
xác định kích thước thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo. Cách lập và xác
nhận bản vẽ hoàn công theo quy định.
1.1.3.4. Chế độ giám sát thi công xây dựng công trình và giám sát tác giả của nhà
thầu thiết kế xây dựng công trình
- Mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công phải được thực hiện chế
độ giám sát.
- Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, doanh nghiệp dự án hoặc
tổng thầu có trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại Nghị định

15/2013/NĐ-CP và các quy định liên quan trong quá trình giám sát thi công xây
dựng công trình.
- Chế độ giám sát tác giả: Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình cử người có
đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả theo quy định trong quá trình thi công xây
dựng; Khi phát hiện thi công sai với thiết kế phải ghi nhật ký thi công xây dựng
công trình yêu cầu thực hiện đúng thiết kế và có văn bản thông báo cho chủ đầu tư
và có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ
đầu tư, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện
nghiệm thu thì nhà thầu thiết kế phải có văn bản gửi chủ đầu tư, trong đó nêu rõ lý
do không đủ điều kiện nghiệm thu.
1.1.3.5. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực
của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng


10

- Thí nghiệm đối chứng có thể được thực hiện trong các trường hợp sau: quy
định trong hợp đồng xây dựng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình có những
yếu tố khó khăn, phức tạp trong việc kiểm soát chất lượng thi công xây dựng. Hoặc
khi có biểu hiện không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế; khi xảy ra sự
cố trong quá trình thi công xây dựng ảnh hưởng tới chất lượng của bộ phận công
trình hoặc công trình xây dựng; Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP (đối với các công trình thuộc dự án đầu tư theo
hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP) và yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước
về xây dựng khi cần thiết.
- Tổ chức tư vấn thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí
nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình phải đáp ứng điều kiện năng lực
theo quy định.
- Nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng, sản xuất sản
phẩm xây dựng phải chịu chi phí thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất

lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình theo quy định nếu kết
quả thí nghiệm, kiểm định chứng minh được lỗi chính của nhà thầu. Đối với các
trường hợp còn lại, chi phí thực hiện các công việc này được tính vào tổng mức đầu
tư xây dựng công trình.
1.2. Những vấn đề lưu ý trong công tác thiết kế các yếu tố hình học đường:
1.2.1. Quan điểm hiện đại về sự hình thành tình trạng nguy hiểm dẫn đến tai nạn
trong giao thông để áp dụng trong thiết kế đường ô tô
1.2.1.1 Quy luật lựa chọn tốc độ chạy xe trên đường
A. Các loại đường ô tô và tốc độ xe chạy
a) Giới hạn các loại đường nghiên cứu
Đường ô tô về tổng quát có hai loại: Đường đi qua các vùng trống nông thôn
mà ta hay gọi là đường quốc lộ và loại thứ hai bao gồm các con đường đi qua vùng
dân cư, các công trình được xây dựng dày đặc hai bên đường ta hay gọi là đường đô
thị hay đường thành phố.
b) Tốc độ xe chạy:
Có những khái niệm sau đây về tốc độ dùng trong môn học thiết kế đường và
các nghiên cứu về giao thông, an toàn giao thông đường ô tô.


11

Tốc độ hành trình (VHT): là trị số tốc độ dự tính cho xe du lịch đạt được
trên một đoạn đường với điều kiện lượng xe chạy trên đường bằng cường độ giao
thông (lưu lượng xe) thiết kế. Nó là một tiêu chuẩn của chất lượng giao thông và là
đại lượng mục tiêu của mọi hoạt động xây dựng đường ô tô.
Tốc độ tính toán (VTT): được sử dụng để tính toán các yếu tố dự toán khi
gặp các khó khăn về địa hình. Nó được quy định tuỳ theo tầm quan trọng về mặt
giao thông của con đường và điều kiện kinh tế. Tốc độ tính toán quyết định các trị
số giới hạn của các yếu tố hình học thiết kế và tương quan cho phép khi phối hợp
các yếu tố riêng rẽ thành tuyến đường. Do đấy tốc độ thiết kế có ảnh hưởng quyết

định đến: Chất lượng của con đường; Tính an toàn và chất lượng của giao thông
thông qua đặc điểm đường;Tính kinh tế.
Nhưng nhiều nước cũng còn có quan niệm tốc độ xe chạy tính toán là tốc độ
của một chiếc xe ô tô con chạy không có sự cản trở của các xe khác trong điều kiện
bất lợi nhất. Tức là trong các điều kiện bình thường, người ta khuyến khích dùng
các tốc độ cao hơn để nâng cao tiện nghi xe chạy.
Tốc độ cho phép (Vcf): là tốc độ một hay nhiều loại xe phải tuân theo trên
một con đường hay một loại đường nhất định. Tốc độ cho phép thay đổi theo loại
đường, cấp đường và thời gian. Việc định ra tốc độ cho phép nhằm phục vụ nhiều
mục tiêu ví dụ để tiết kiệm nhiên liệu, để bảo vệ môi trường, để tăng khả năng
thông xe của con đường.
Tốc độ có thể (Vct): là tốc độ của một xe ô tô con chạy một mình, không có
sự cản trở của các xe khác trên một đoạn đường có những điều kiện về tuyến đường
và nền mặt đường nhất định khi thời tiết thuận lợi. Vì xe ô tô con là xe chạy nhanh
nhất, có tốc độ cao nhất trên đường nên tốc độ có thể được xem như tốc độ tối đa xe
có thể chạy trên một đoạn đường.
c) Quy luật lựa chọn tốc độ chạy xe trên đường
Những khái niệm tốc độ nêu ra ở trên rất có ý nghĩa trong nghiên cứu về
đường. Nhưng trong thiết kế đường và tổ chức giao thông còn cần phải chú ý đến quy
luật chung về lựa chọn tốc độ xe của người tham gia giao thông. Cự ly của một
chuyến đi càng dài thì tốc độ được lựa chọn càng cao vì lý do kinh tế và lý do tâm lý.
B. Tầm quan trọng của tốc độ trên đường đối với an toàn giao thông


12

kt lun cho vn tc xe chy theo quan im an ton giao thụng
chỳng ta cú th a ra õy mt tng kt ca nc ngoi trờn hỡnh di õy i vi

42,20


23,84

1,15

1,87

48,38

2,66

ng hai ln xe, loi ng ch yu trong mng ng ụ tụ ca chỳng ta.

VE :Tốc độ
tính toán
Ur
Gr

VE= 60

VE= 80

VE= 100

( km / h)

Hình 24. Chỉ số tai nạn (U r) và mức độ nguy hiểm (G r)

ở tốc
độ tính

đ ờng
hai(Gr)
làn xe tc tớnh toỏn khỏc
Hỡnh1.1: Ch s tai
nn
(Ur)toán
vkhác
mcnhau
trên
nguy
him

nhau trờn ng hai ln xe
Theo ú cú th thy rng khi tc tớnh toỏn tng m vn s dng ng hai
ln xe thỡ ch s tai nn v mc nguy him u tng rt nhiu (hn hai ln) khi
tc tớnh toỏn t 60 tng lờn 80. S d nh vy vỡ cú s cn tr iu kin nhỡn gia
xe ti chy trc v xe con chy sau, hoc xe ụ tụ chy trc v xe mỏy chy sau.
Cng cũn do cỏc xe dng trong phn xe chy lm cho xe ang i phi x lý t
ngt. tc thp hn 50 km/h ng hai ln xe l nhng con ng an ton, ch
s tai nn thp. tc tớnh toỏn 100 km/h, do ó c tỏch riờng hon ton xe
thụ s, v nỳt giao c b trớ khỏc mc, cú riờng ln xe khn cp nờn ch s
tai nn gim xung so vi tc tớnh toỏn 80 km/h.
Cú th i n mt nhn xột chung l, tc cng cao thỡ nguy c phỏt sinh
tai nn giao thụng cng ln, tc cng thp giao thụng cng an ton, nhng cn
chi phớ thi gian ln t mc ớch chuyn i. Vỡ vy giao thụng tc cao l yờu
cu khỏch quan ca xó hi hin i. Tha món nhu cu ny thi k u phi chp
nhn s lng tai nn giao thụng cao, c bit l cỏc tai nn cú tn tht v ngi.
1.2.1.2 Chu trỡnh nguyờn tc khụng gian chy xe con ngi xe v quan im
thit k ng theo s nhỡn nhn ca ngi tham gia giao thụng:
Nh tt c cỏc ngnh khoa hc t nhiờn khỏc, ba nhõn t khụng gian, thi

gian, mi quan h nhõn qu c dựng tớnh toỏn, b trớ cu to cỏc yu t hỡnh
hc khi thit k ng ụ tụ.


13

A. Không gian chạy xe:
Với tư cách người kỹ thuật khi nói đến không gian chạy xe ta nghĩ ngay
đến không gian vật lý có thể đo được bằng ba toạ độ. Nếu thêm vào nhân tố thời
gian chúng ta xác định được trong không gian ấy những điểm chuyển động một
cách rõ ràng.
Nếu ngược lại chúng ta với tư cách người lái xe mở mắt nhìn không gian ba
chiều xung quanh ta với đầy đủ màu sắc của nó, với cảnh vật đa dạng có đủ hình
dáng, vị trí thì mỗi người quan sát sẽ mô tả một khác. Không gian chạy xe đến với
chúng ta một cách tự giác và luôn luôn biến đổi như vậy người ta gọi là không gian
chủ quan.
Động lực học chạy xe chứng minh được bằng toán học tạo nên những công
trình mang tính lý trí và hợp lôgic trong không gian vật lý, khách quan. Nó không
đủ cho bất kỳ một quy định nào trong quy phạm, bởi vì muốn thoả mãn các yêu cầu
của không gian tâm lý chủ quan cần có các điều kiện phụ thêm. Những điều kiện
này không thể đưa ra bằng tính toán, mà chủ yếu đạt được bằng kinh nghiệm. Kết
luận này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các quy phạm thiết kế.
Ngoài ra nó cũng yêu cầu đối với người thiết kế có trách nhiệm, phải luôn
suy nghĩ cân nhắc con đường đang thiết kế theo quan điểm của người lái xe.
B. Con người, xe và đường là một hệ thống điều khiển:
Trong các mô hình “đường - xe chạy” trước đây của các quy phạm thiết kế
người ta không kể đến người lái xe và thiết từng mặt cắt của đường riêng rẽ, xem tia
nhìn bất động hướng tới cuối đường, khi thấy có dấu hiệu chướng ngại vật đầu tiên
trên đường là sử dụng phanh gấp. Những tai nạn xảy ra trên các con đường xây
dựng theo quy phạm ấy đã nhắc nhở chúng ta phải phát triển mô hình chuyển động

theo mọi khía cạnh để mô phỏng thực chất quá trình xe chạy, từ đó đưa ra các tiêu
chuẩn cho một con đường an toàn.
Bên cạnh mô hình tác dụng lực mới giữa xe và đường để truyền một cách an
toàn các lực phanh và lực trượt, việc đề xuất mô hình dòng thông tin rất có ý nghĩa
đối với công tác thiết kế đường.
C. Mối quan hệ nhân quả:


14

Từ chu trình điều khiển chúng ta thấy rằng mối quan hệ ràng buộc có tính
chất nhân quả giữa đường, con người và xe hoàn toàn không đơn giản, do đó phải
cân nhắc thận trọng các văn bản hướng dẫn thiết kế.
Các mối liên quan của kết quả có thể được giải thích theo hai dạng khác nhau
về cơ bản. Mối quan hệ nhân quả xuất phát từ một chuỗi tương ứng của nguyên
nhân và kết quả. Thuyết mục đích, ngược lại giải thích mối quan hệ xuất phát từ
khuynh hướng của mục đích. Có thể tìm thấy mối quan hệ nhân quả trong các tính
toán và các quy định kinh điển về động lực học chạy xe của quy phạm thiết kế.
Những cân nhắc tính toán vạch tuyến đảm bảo yêu cầu quang học được sắp xếp
theo thuyết mục đích. Theo đó một chuyến đi bằng ôtô là một hành vi hai mục đích:
mục đích thứ nhất là đến nơi đã định, mục đích thứ hai là an toàn nhờ không gian
trống tức thời trên đường. Ở mục đích thứ hai, công tác bài trí con đường giúp cho
người lái xe những hỗ trợ cần thiết.
D. Tạo hình ảnh con đường và trường nhìn của người lái xe:
a) Cách nhìn của người lái xe: (hình 1.2)
Giải mặt đường và không gian xung quanh nó cho người lái xe một chuỗi
hình ảnh và ấn tượng. Sự định hướng của người lái xe dựa trên chuỗi thông tin thu
nhận từ không gian đường ấy.
Điểm hướng dẫn: điểm cuối cùng hay điểm xa nhất của tầm nhìn người lái xe.
Điểm nhìn: Vị trí của nó phụ thuộc vào tốc độ. Khoảng cách của điểm nhìn

tăng lên khi tốc độ tăng (trung tâm điểm của sự chú ý).
Hướng phụ: tương ứng với đường chân trời tự nhiên.
Hướng chính : hướng diễn biến chính của đường.
Sự bố trí không gian chạy xe (đường cùng với không gian chung quanh cho
đến phạm vi ảnh hưởng tới trường nhìn của lái xe) quyết định phương thức chạy xe.
Hình ảnh của không gian đường cần được thay đổi có mục tiêu.
Trong trường hợp này nên chú ý:Đảm bảo mức độ chú ý không đơn điệu;
Tránh tăng lượng thông tin đột ngột; Điểm hướng dẫn nên nằm ở trung tâm của
trường nhìn; Các bộ phận phụ của con đường nên bố trí sao cho có ảnh hưởng tích
cực đến phương thức chạy xe.
b) Trường nhìn trên đường


×