Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.73 KB, 100 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Cử Nhân Luật
NIÊN KHÓA : 2006-2010

ðỀ TÀI:

VIỆN KIỂM SÁT TRONG CHIẾN LƯỢC
CẢI CÁCH TƯ PHÁP

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

MẠC GIÁNG CHÂU

NGUYỄN VĂN HỢP
MSSV:5062397
Lớp: Luật hành chính
Khóa: 32

Cần Thơ, tháng 5 năm 2010

GVHD: Mạc Giáng Châu


Trang 1

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.......................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 2

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp


MỤC LỤC
Lời mở ñầu .................................................................................................................. 1
Chương 1
NHỮNG VẤN ðỀ CHUNG VỀ VIỆN KIỂM SÁT
1.1. Khái niệm chung về Viện kiểm sát...................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm Viện kiểm sát ...................................................................................5
1.1.2. Nhiệm vụ Viện kiểm sát ....................................................................................5
1.1.3. Chức năng Viện kiểm sát ..................................................................................6
1.1.4. Vị trí của Viện kiểm sát trong bộ máy nhà nước ..............................................8
1.2. ðôi nét về lược sử hình thành và thay ñổi từ Viện công tố sang
Viện kiểm sát nhân dân của Việt Nam ..............................................................10
1.2.1. Quá trình hình thành Viện công tố từ năm 1945 ñến năm 1959 .....................11
1.2.2. Viện kiểm sát nhân dân theo hiến pháp 1959 và Luật tổ chức
Viện kiểm sát năm 1960 .................................................................................13
1.2.3. Viện kiểm sát nhân dân theo hiến pháp 1980 và Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981.........................................................14
1.2.4. Viện kiểm sát nhân dân theo hiến pháp 1992 và Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 ..................................................................15
1.3. Mô hình tổ chức Viện kiểm sát một số nước trên thế giới...............................17
1.3.1. Viện công tố Hàn Quốc .................................................................................17
1.3.1.1. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt ñộng Viện công tố Hàn Quốc ...................17
1.3.1.2. Về cơ cấu tổ chức…………………………………………………… ….18
1.3.2. Viện kiểm sát Liên Bang Nga .......................................................................19
1.3.2.1. Vị trí, vai trò, chức năng của Viện kiểm sát..............................................19
1.3.2.2. Về hệ thống tổ chức...................................................................................20
1.3.2.3. Về cơ cấu tổ chức ......................................................................................20
1.3.3. Viện kiểm sát Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa ............................24
1.3.3.1. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát .....................................24
1.3.3.2. Về cơ cấu tổ chức ......................................................................................26

1.3.3.3. Nội dung cải cách Viện kiểm sát Trung Quốc trong thời gian tới ............27
1.3.3.4. Tính tương ñồng trong hai mô hình tổ chức giữa Viện kiểm sát
nhân dân Trung Quốc với Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam .................29
1.4. Cơ sở lý luận của cải cách nền tư pháp nói chung và
cải cách Viện kiểm sát hiện nay ........................................................................30
1.4.1. Một số quan ñiểm ............................................................................................30
GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 3

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

1.4.1.1. Quyền công tố là gì....................................................................................30
1.4.1.2. Cải cách tư pháp ........................................................................................31
1.4.1.3. Những quan ñiểm của hoạt ñộng cải cách tư pháp hiện nay....................31
1.4.1.4. Mục tiêu cải cách tư pháp........................................................................ 32
1.4.2. Sự cần thiết trong hoạt ñộng cải cách tư pháp nước ta................................... 32
1.4.3. Sự cần thiết của hoạt ñộng cải cách Viện kiểm sát nhân dân..........................34

Chương 2
VIỆN KIỂM SÁT THEO QUY ðINH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ
MÔ HÌNH TỔ CHỨC VIỆN KIỂM SÁT TRONG CHIẾN LƯỢC
CẢI CÁCH TƯ PHÁP
2.1. Viện kiểm sát theo quy ñinh pháp luật hiện hành........................................... 35
2.1.1. Quyền hạn, nguyên tắc tổ chức và hoạt ñộng của Viện kiểm sát................... 36

2.1.1.1. Về quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân .............................................. 36
2.1.1.2. Về nguyên tắc tổ chức và hoạt ñộng của Viện kiểm sát........................... 37
2.1.2. Về mặt chức năng của Viện kiểm sát ............................................................. 38
2.1.3. Hệ thống tổ chức và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát.................................. 40
2.1.3.1. Về hệ thống tổ chức Viện kiểm sát .......................................................... 40
2.1.3.2. Về cơ cấu tổ chức Viện kiểm sát.............................................................. 40
2.2. Mô hình tổ chức Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp ................ 43
2.2.1. Những yêu cầu của hoạt ñộng cải cách tư pháp nước ta hiện nay .................. 43
2.2.1.1. Yêu cầu của cải cách tư pháp ñối với cơ quan tư pháp............................. 43
2.2.1.2. Yêu cầu của cải cách tư pháp ñối với Viện kiểm sát ................................ 45
2.2.2. Chức năng của Viện kiểm sát trong cải cách tư pháp..................................... 46
2.2.2.1. Chức năng thực hành quyền công tố......................................................... 46
2.2.2.2. Chức năng kiểm sát các hoạt ñộng tư pháp .............................................. 48
2.2.3. Tổ chức bộ máy của Viện kiêm sát trong cải cách tư pháp ............................ 49
2.2.3.1. Về hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát các cấp ....................................... 49
2.2.3.2. Về cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát các cấp........................................... 50
2.2.4. Vị trí và vai trò của Viện kiểm sát trong bộ máy nhà nước............................ 52
2.2.4.1. Vị trí của Viện kiểm sát trong hệ thống bộ máy nhà nước ........................52
2.2.4.2. Vai trò của Viện kiểm sát trong hệ thống bộ máy nhà nước .....................54
2.3. Sự tiến bộ của mô hình Viện kiểm sát trong cải cách tư pháp
so với mô hình Viện kiểm sát trong hiện tại ....................................................58
2.3.1. Về chức năng của Viện kiểm sát.....................................................................58
2.3.2. Về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát ............................................................59

GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 4

SVTH: Nguyễn Văn Hợp



Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

Chương 3
MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ðỀ XUẤT
3.1. Những giải pháp chung trong việc hoàn thiện hơn mô hình
Viện kiểm sát trong cải cách tư pháp Việt Nam.............................................. 60
3.1.1. Giải pháp về xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý .......................................... 60
3.1.1.1. ðịnh hướng chung .................................................................................... 61
3.1.1.2. Những bất cập và giải pháp khắc phục trong quy ñịnh
pháp luật hiện hành.................................................................................. 63
3.1.2. Giải pháp về xây dựng ñội ngũ cán bộ........................................................... 68
3.1.3. Giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất ............................................................ 69
3.1.4. Giải pháp về tính ñồng bộ của các cơ quan tư pháp ...................................... 70
3.2. Thực tiễn hoạt ñộng của viện kiểm sát nhân dân trong yêu cầu
cải cách tư pháp................................................................................................. 71
3.2.1. Về chức năng Viện kiểm sát nhân dân ........................................................... 71
3.2.1.1 Trong thực hành quyền công tố và kiểm sát khởi tố, ñiều tra ................... 71
3.2.1.2 Trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử .................................. 75
3.2.1.3 Trong công tác kiểm sát hoạt ñộng thi hành án......................................... 79
3.2.1.4 Trong công tác kiểm sát hoạt ñộng tạm giữ, tạm giam,
quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù ...................................... 80
3.2.2. Một số vấn ñề từ công tác tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân
trong cải cách tư pháp..................................................................................... 82
3.2.2.1 ðối với cơ cấu tổ chức Viện kiểm sát trong cải cách tư pháp.................. 82
3.2.2.2 Trong công tác tổ chức cán bộ ................................................................. 85
3.3. Một số suy nghĩ quanh vấn ñề
“ chuyển viện kiểm sát thành viện công tố”......................................................86

3.3.1. Viện công tố theo tinh thần nghị quyết số 49 của Bộ chính trị.......................87
3.3.2. Những suy nghĩ về vấn ñề “chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố”
trong thời gian tới.......................................................................................... 89

Kết luận ..................................................................................................................... 92
Danh mục tài liệu tham khảo

GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 5

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

LỜI MỞ ðẦU
1. Lý do chọn ñề tài
Viện kiểm sát nhân dân luôn là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống cơ
quan Nhà nước, cùng với Tòa án nhân dân tạo thành hệ thống cơ quan tư pháp trong
bộ máy Nhà nước hiện nay. Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các
hoạt ñộng tư pháp của mình, Viện kiểm sát ñã khẳng ñịnh tầm quan trọng, vai trò, vị
trí của mình trong bộ máy Nhà nước, góp phần quan trọng vào công tác ñảm bảo thực
thi pháp luật, ñấu tranh phòng chóng tội phạm, hạn chế tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội
phạm.
Tuy nhiên trong thực tiễn hoạt ñộng của mình, Viện kiểm sát nhân dân vẫn bọc
lộ những hạn chế nhất ñịnh làm ảnh hưởng không nhỏ ñến hiệu quả làm việc của toàn
ngành trong công tác ñấu tranh với tội phạm. Với vai trò quan trọng không thể thiếu

ñó, cùng với những hạn chế cần ñược khắc phục của mình, Viện kiểm sát nhân dân cần
ñược tiến hành ñổi mới, và yêu cầu về cải cách tư pháp nói chung, cải cách Viện kiểm
sát nói riêng ñã ñược ñặc ra nhằm mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa. Trong những năm gần ñây, ðảng và Nhà nước ta ñặc biệt quan tâm ñến việc ñổi
mới tổ chức và hoạt ñộng của các cơ quan tư pháp, trong ñó có Viện kiểm sát nhân
dân, ñiều ñó ñược thể hiện trong các văn kiện của ðảng qua các kì ðại hội mà ñặc biệt
là Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải
cách tư pháp ñến năm 2020, ñã chỉ rõ “Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng
như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt ñộng tư pháp. Viện kiểm sát
nhân dân ñược tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án. Nghiên cứu việc
chuyển Viện kiểm sát thành Viện Công tố, tăng cường trách nhiệm của công tác công
tố trong hoạt ñộng ñiều tra”. Trong khi ñó, hệ thống Tòa án nhân dân theo tinh thần
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị “Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm
quyền xét xử, không phụ thuộc vào ñơn vị hành chính, gồm: tòa án sơ thẩm khu vực
ñược tổ chức ở một hoặc một số ñơn vị hành chính cấp huyện; tòa án phúc thẩm có
nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; tòa thượng
thẩm ñược tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; tòa án nhân dân tối
cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử”. Như vậy, ñể phù hợp với hệ thống tổ
chức của Tòa án nhân dân, bắt buộc Viện kiểm sát nhân dân cũng phải tổ chức thành
bốn cấp và không phụ thuộc vào ñơn vị hành chính, tuy nhiên, ñiều ñó sẽ nảy sinh
nhiều vấn ñề quan trọng cần phải ñược nghiên cứu giải quyết cả về mặt lý luận và thực
GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 6

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp


Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

tiễn như việc tổ chức lại mô hình của Viện kiểm sát nhân dân, mối quan hệ giữa Viện
kiểm sát nhân dân với các cơ quan tư pháp khác, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân…
Chính vì việc nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt ñộng của Viện kiểm sát nhân dân
trong tiến trình cải cách tư pháp là nhiệm vụ hết sức cần thiết và quan trọng nhằm thực
hiện một cách kịp thời, ñầy ñủ, nghiêm túc các chủ trương của ðảng và Nhà nước về
cải cách tư pháp nói chung và cải cách Viện kiểm sát nhân dân nói riêng, nhằm nâng
cao ñược chất lượng hoạt ñộng của hệ thống cơ quan này, cũng như khả năng ñáp ứng
những yêu cầu mới của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Thế nên, người viết ñã
chọn ñề tài “Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp” ñể ñi vào nghiên cứu
những nội dung ñó một cách toàn diện hơn.
2. Phạm vi nghiên cứu
Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan giữ vai trò quan trọng không thể
thiếu trong bộ máy Nhà nước. Tùy theo từng thời ñiểm lịch sử với những yêu cầu xã
hội nhất ñịnh mà ta có những cách thức tổ chức và hoạt ñộng cho hệ thống cơ quan
này nhằm hướng ñến mục tiêu hoạt ñộng có hiệu quả, ñáp ứng ñược những ñòi hỏi
khách quan của bối cảnh xã hội ñó, và qua các giai ñoạn lịch sử hình thành và phát
triển của Viện kiểm sát nhân dân nước ta ñã chứng minh ñiều ñó khi mà Viện kiểm sát
luôn có sự thay ñổi về tổ chức và hoạt ñộng qua các giai ñoạn lịch sử khác nhau.
Trong bối cảnh ngày nay, khi mà ñất nước ta ñang tiến hành mạnh mẽ công cuộc
cải cách tư pháp, mà quan trọng là thực hiện cải cách lại hệ thống Viện kiểm sát nhân
dân, ñòi hỏi chúng ta phải có sự nghiên cứu một cách sâu sắc nhất ñể có thể thành
công trong công cuộc cải cách ñó. Cải cách tư pháp là một vấn ñề rộng lớn với nhiều
khía cạnh khác nhau, trong khuôn khổ Luận văn cử nhân luật, người viết chỉ tập trung
vào trình bài hệ thống tổ chức, cơ cấu tổ chức, chức năng, vai trò và nhiệm vụ của
Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp. Tuy nhiên, người viết chỉ
phân tích những nội dung trên trong phạm vi của Tố tụng hình sự mà thôi, không ñi
vào nghiên cứu trong các lĩnh vực khác cũng như lĩnh vực thuộc hệ thống Quân ñội
nhân dân trong bộ máy Nhà nước ta. Chú trọng tìm hiểu thực tiễn, từ ñó ñánh giá hiệu

quả hoạt ñộng của ngành kiểm sát nói chung cũng như ñề xuất những kiến nghị nhằm
hoàn thiện về tổ chức và hoạt ñộng của Viện kiểm sát nhân dân trong cải cách tư pháp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu mô hình Viện kiểm sát nhân dân hiện nay ñể tìm ra những
ñiểm hạn chế, chưa bắt kịp sự biến ñổi của tình hình xã hội trong thời kì hội nhập ngày
nay nhầm ñề ra những giải pháp khắc phục những hạn chế ñó, ñảm bảo hiệu quả làm
việc của Viện kiểm sát nhân dân trước những yêu cầu, thách thức mới. ðặc biệt, trong
tiến trình cải cách tư pháp hiện nay mà nhất là ñối với việc cải cách lại hệ thống tổ
GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 7

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

chức của Viện kiểm sát nhân dân, ñòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu thật sâu sắc những
ñiều kiện khách quan của việc tổ chức lại hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, nguyên
nhân thúc ñẩy việc cải cách, cách thức tiến hành cải cách...ñể từ ñó có thể ñề ra những
giải pháp hợp lý nhất trong việc tiến hành ñổi mới tổ chức và hoạt ñộng của Viện kiểm
sát nhân dân một cách có hiệu quả, ñáp ứng ñược những yêu cầu của cải cách tư pháp,
ñồng thời có thể xây dựng lộ trình thực hiện cải cách ñó một cách hiệu quả nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu nội dung ñề tài, người viết ñã sử dụng những phương pháp
chủ yếu như phân tích luật viết ñể hiểu rõ hơn về những quy ñịnh pháp luật cũng như
những ñiều luật cụ thể, phân tích tổng hợp ñể có thể khái quát lại những nội dung cần
diễn ñạt giúp người ñọc có thể hiểu hết vấn ñề ñã phân tích, phương pháp thống kê ñể

thể hiện sinh ñộng và chân thức nội dung ñang ñược ñề cập, liệt kê những vấn ñề cụ
thể nhầm tạo tính rõ ràng, rành mạch trong quá trình phân tích cũng như sử dụng
phương pháp so sánh ñể thấy ñược những sự khác biệt của vấn ñề trong quá trình thực
hiện .
5. Kết cấu của ñề tài
ðề tài nghiên cứu ñược chia ra làm các phần như sau:
Lời mở ñầu
Mục lục
Phần nội dung
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo.
Trong ñó phần nội dung ñược chia làm ba chương cụ thể sau:
Chương 1: Những vấn ñề chung về Viện kiểm sát
Chương 2: Viện kiểm sát theo quy ñịnh pháp luật hiện hành và mô hình
tổ chức Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp
Chương 3: Một số tồn tại và giải pháp ñề xuất

GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 8

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

Chương 1
NHỮNG VẤN ðỀ CHUNG VỀ VIỆN KIỂM SÁT

Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam ñược hình thành tương ñối muộn hơn so với
nhiều quốc gia khác trên thế giới, chủ yếu do là chiến tranh kéo dài và mãi ñến năm
1945 nước ta mới thành lập chính quyền, cũng trong thời ñiểm ñó,Viện Công tố ñã
xuất hiện lần ñầu tiên tại nước ta nhưng vẫn chưa thật sự ñộc lập như hiện nay mà là
một bộ phận thuộc cơ cấu của Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, ñó cũng chính là thời ñiểm
ñánh dấu sự xuất hiện của một bộ phận công tố trong bộ máy Nhà nước ñể từ ñó tiếp
tục có phương hướng nghiên cứu nhằm ñổi mới và hoàn thiện dần hệ thống cơ quan
này cho phù hợp hơn với từng giai ñoạn phát triển của ñất nước, ñáp ứng ñược yêu cầu
ngày càng cao của tình hình mới. Trên tinh thần nghiên cứu về những vấn ñề chung
của Viện kiểm sát nhân dân, sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức và hoạt ñộng của
cơ quan này cũng như thấy ñược sự tiến bộ và hạn chế của Viện kiểm sát nhân dân qua
các giai ñoạn lịch sử ñể có thể ñúc kết những kinh nghiệm cần thiết nhằm vận dụng
vào việc tổ chức thành công mô hình Viện kiểm sát nhân dân trong thời ñiểm hiện nay,
từng bước ñáp ứng nhu cầu cải cách tư pháp. Qua việc nghiên cứu mô hình Viện Công
tố/Viện kiểm sát của một số quốc gia trên thế giới, sẽ giúp ta học hỏi ñược những kinh
nghiệm cần thiết cho việc áp dụng vào xây dựng mô hình Viện kiểm sát nước nhà một
cách có hiệu quả. Chính vì thế, trong nội dung chương này sẽ tập trung vào một số vấn
ñề cơ bản sau:
o Khái niệm chung về Viện kiểm sát nhân dân
o ðôi nét về lược sử hình thành và thay ñổi từ Viện Công tố sang Viện kiểm sát
nhân dân của Việt Nam
o Mô hình tổ chức Viện kiểm sát một số nước trên thế giới
o Cơ sở lý luận của cải cách nền tư pháp nói chung và cải cách Viện kiểm sát
hiện nay
1.1. Khái niệm chung về Viện kiểm sát
Trước tiên, khi ñi vào nghiên cứu nội dung Viện kiểm sát nhân dân trong bộ
máy Nhà nước, chúng ta sẽ tìm hiểu như thế nào là Viện kiểm sát nhân dân, nhiệm vụ
của Viện kiểm sát nhân dân, chúng thực hiện chức năng gì và như thế nào cũng như vị
trí của cơ quan này trong bộ máy Nhà nước, ñiều ñó giúp chúng ta thấy ñược tầm quan
trọng của Viện kiểm sát nhân dân cũng như ý nghĩa của việc nghiên cứu.


GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 9

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

1.1.1 Khái niệm Viện kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan “thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt ñộng tư pháp”1, góp phần bảo ñảm cho pháp
luật ñược tiến hành nghiêm chỉnh và thống nhất, là một trong những công cụ của Nhà
nước, trong phạm vi chức năng của mình có nhiệm vụ bảo vệ Pháp chế xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ chế ñộ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản
của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân
phẩm của công dân ñảm bảo mọi hành vi vi phạm ñều bị xử lý theo pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân là một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống cơ
quan Tư pháp của nước ta. Tuy có sự thay ñổi về tên gọi hay chức năng qua các thời kì
lịch sử nhưng Viện kiểm sát luôn thể hiện tốt vai trò của mình trong việc bảo vệ cho
pháp luật ñược chấp hành nghiêm chỉnh và ñi vào cuộc sống. Phối hợp chặc chẽ với
các cơ quan tiến hành tố tụng khác mà ñặc biệt là Tòa án nhân dân trong việc giải
quyết vụ án ñược tiến hành một cách chính xác, ñúng người, ñúng tội, hạn chế tình
trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm…Trong hoạt ñộng của mình, Viện kiểm sát nhân dân tuy
thể hiện ñược tính ñộc lập không lệ thuộc vào chính quyền ñịa phương, vừa thể hiện
tính chất tập trung thống nhất lãnh ñạo trong ngành, nhưng ñiều ñó chỉ thể hiện ở mức
ñộ tương ñối, bởi lẽ “Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và
báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách

nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.”2
1.1.2 Nhiệm vụ Viện kiểm sát
Xuất phát từ chức năng của Viện kiểm sát nhân dân theo quy ñịnh pháp luật hiện
hành là: Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt ñộng tư pháp, cho nên nhiệm
vụ chính của cơ quan này là: bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. ðó cũng là một trong
bốn nhiệm vụ của Viện kiểm sát ñược quy ñịnh tại ðiều 126 Hiến pháp năm 1992 sửa
ñổi bổ sung năm 2001 và ðiều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 gồm:
Bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa
Bảo vệ chế ñộ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân
Bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể
Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do danh dự và nhân phẩm công
dân
Mặt khác, pháp chế xã hội chủ nghĩa là phương pháp, là công cụ thực hiện quyền
lực Nhà nước, của giai cấp công nhân và nhân dân lao ñộng. Vì thế nhiệm vụ bảo ñảm
cho pháp luật ñược chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất bao giờ cũng là nhiệm vụ
trước tiên và là cơ sở ñể thực hiện nhiệm vụ khác của Viện kiểm sát. Việc “ Bảo ñảm
1
2

ðiều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
ðiều 139 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 10

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp


Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

ñể mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân ñều phải ñược xử lý theo pháp luật”3 ñược xem là nhiệm vụ nhưng cũng
ñồng thời là một nguyên tắc thực hiện cho các nhiệm vụ nêu trên, theo ñó Viện kiểm
sát nhân dân phải ñảm bảo mọi hành vi xâm phạm ñến lợi ích của Nhà nước, lợi ích
của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ñều bị phát hiện và xử lý kịp thời,
ñúng pháp luật. ðể làm tốt ñiều ñó, ñòi hỏi bản thân Viện kiểm sát nhân dân phải
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, không có bất kì sự lẫn tránh nào với pháp luật,
không ñược phép tha thứ cho hành vi phạm pháp với bất kì lí do gì. Trong việc thực
hiện hoạt ñộng của mình, Viện kiểm sát nhân dân bao giờ cũng có những nhiệm vụ
chung(nhiệm vụ chiến lược) và nhiệm vụ cụ thể(nhiệm vụ trước mắt), ñể thực hiện tốt
nhiệm vụ chung của mình ñòi hỏi Viện kiểm sát hoàn thành tốt nhiệm vụ cụ thể trước
mắt.
1.1.3 Chức năng Viện kiểm sát nhân dân
ðể làm tốt nhiệm vụ của mình, ñòi hỏi Viện kiểm sát phải thực hiện ñầy ñủ
những chức năng như luật ñịnh. Theo quy ñịnh tại ðiều 137 Hiến pháp năm 1992 và
ðiều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 thì viện kiểm sát nhân dân thực
hiện những chức năng sau:
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt
ñộng tư pháp theo Hiến pháp và pháp luật;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các
hoạt ñộng tư pháp góp phần ñảm bảo cho pháp luật ñược chấp hành nghiêm chỉnh và
thống nhất;
Các Viện kiểm sát nhân dân ñịa phương thực hành quyền công tố và
kiêm sát các hoạt ñộng tư pháp ở ñịa phương mình.
Về chức năng công tố: việc thực hành quyền công tố chỉ ñược áp dụng
trong tố tụng hình sự, ñược thực hiện ngay từ giai ñoạn khởi tố vụ án hình sự và trong
các giai ñoạn tiếp theo như ñiều tra, xét xử trong quá trình tố tụng của vụ án. Việc ñể

cho Viện kiểm sát thực hiện hoạt ñộng công tố trong nhiều giai ñoạn như trên cũng là
một ñiều hợp lý, bởi lẽ, ñiều ñó sẽ tạo ñiều kiện thuận lợi cho cơ quan này trong việc
theo dỗi diễn biến của vụ án hình sự vốn mang tính phức tạp cao, ñể từ ñó không bị
ñộng trong việc xem xét và ñưa ra quyết ñịnh truy tố ñối với một vụ án hình sự, góp
phần nâng cao chất lượng công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt ñộng tố tụng
hình sự. Có thể thấy rằng trong một vụ án hình sự, chức năng thực hiện quyền công tố
của Viện kiểm sát sẽ không áp dụng trong giai ñoạn thi hành án, bỡi lẽ, thi hành án là
giai ñoạn cuối cùng trong một quá trình tố tụng hình sự chỉ ñược thực hiện khi có bản
3

ðiều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002

GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 11

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

án hay quyết ñịnh của Tòa án ñã có hiệu lực pháp luật. khi ñó việc thi hành án chỉ là
tiến hành thực thi những phán quyết từ phía Tòa án nhân dân. Nếu Viện kiểm sát nhân
dân không có sự ñồng tình với tòa án trong việc ñưa ra một bản án hay quyết ñịnh thì
có quyền phát biểu ý kiến của mình tại phiên tòa hoặc kháng nghị kết quả xét xử của
Tòa án, khi ñó bản án hay quyết ñịnh của tòa án chưa có hiệu lực pháp luật nên chưa
thể thi hành ñược. Tóm lại, chức năng công tố nên ñược tiến hành trong các giai ñoạn
từ khơi tố cho ñến xét xử của một vụ án hình sự, riêng ñối với giai ñoạn thi hành án thì

có thể thấy rằng, các cơ quan như ðiều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ñã chứng minh sự
thật của vụ án và ñưa ra biện pháp chế tài ñối với tội phạm trong vụ án ấy, khi vụ án
ñến với cơ quan thi hành án thì chỉ còn là kết quả của một qua trình tố tụng mà thôi và
cơ quan này chỉ ñươc thực hiện theo ñúng như kết quả ấy, nên Viện kiểm sát chỉ cần
thực hiện chức năng kiểm sát ñối với hoạt ñộng thi hành án mà thôi.
Về chức năng kiểm sát: việc ñiều tra và giám sát là những hoạt ñộng chủ
yếu của ngành kiểm sát, theo quy ñịnh tại ðiều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2002 thì Viện kiểm sát có quyền kiểm sát các hoạt ñộng sau:
“1. ðiều tra một số loại tội xâm phạm hoạt ñộng tư pháp mà người phạm tội là
cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp
2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc ñiều tra các vụ án hình sự của
các Cơ quan ñiều tra và các cơ quan khác ñược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
ñộng ñiều tra
3. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự
4. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia ñình, hành chính,
kinh tế, lao ñộng và những việc khác theo quy ñịnh của pháp luật
5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết ñịnh của
tòa án nhân dân
6. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và
giáo dục người chấp hành án phạt tù”
Trong hoạt ñộng kiểm tra và giám sát của mình, nếu phát hiện những vi phạm
pháp luật thì Viện kiểm sát không trực tiếp giải quyết mà chỉ kháng nghị, kiến nghị ñể
các cơ quan nhà nước khác trực tiếp giải quyết. Bởi vì, Luật nước ta ñã trao cho Viện
kiểm sát chức năng ñặc thù là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt ñộng tư
pháp, và hai chức năng này ñược thực hiện trong suốt cả quá trình tố tụng hình sự nên
có thể thấy ñược công việc phải làm của cơ quan này là khá lớn. Mặt khác, ñể ñảm bảo
tính khách quan trong việc thực hiện công việc của mình, Viện kiểm sát không thể tự
mình nêu lên những sai phạm của các cơ quan khác rồi lại tự mình xử lí những sai
phạm ñó, mà việc xem xét ñể xử lí những sai phạm ấy phải là trách nhiệm của một cơ
GVHD: Mạc Giáng Châu


Trang 12

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

quan khác, và Viện kiểm sát là người chỉ ra ñược sai phạm và giám sát việc giải quyết
sai phạm ấy ñối với cơ quan trực tiếp giải quyết.
1.1.4 Vị trí Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước
Viện kiểm sát nhân dân – một bộ phận của cơ quan tư pháp giữ một vị trí quan
trọng trong bộ máy Nhà nước, góp phần giữ vững nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, ñảm
bảo cho việc thực thi pháp luật Nhà nước một cách nghiêm túc ñối với mội tổ chức,cá
nhân. ðất nước ta ñang chuyển mình mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường, ñể có thể
hòa nhập tốt vào môi trường mới ñòi hỏi chúng ta phải tiến hành ñổi mới ñất nước
theo hướng toàn diện cả chính trị lẫn kinh tế và cải cách tư pháp là một bước ñi quan
trọng trong việc thực hiện việc ñổi mới. Trong quá trình cải cách ñó, một trong những
nội dung ñáng ñược ghi nhận là việc khẳng ñịnh vị trí, vai trò và chức năng của Viện
kiểm sát nhân dân cũng như xác ñịnh rõ hơn mối quan hệ giũa Viện kiểm sát nhân dân
với các cơ quan khác trong công cuộc ñấu tranh phòng chống tội phạm.
Sơ ñồ thể hiện vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước hiện nay

Chính phủ

Quốc Hội

VKSND tối

cao

TAND tối
cao

UBND cấp
tỉnh

HðND cấp
tỉnh

VKSND cấp
tỉnh

TAND cấp
tỉnh

UBND cấp
huyện

HðND cấp
huyện

UBND cấp
b


HðND cấp



VKSND cấp
huyện

Chủ tich
nước

TAND cấp
huyện

Chú thích:
Quan hệ hình thành:
Quan hệ lãnh ñạo:

GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 13

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

Viện kiểm sát nhân dân ñối với Quốc hội
Trong vai trò của một cơ quan lập pháp, Quốc hội ban hành Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân và các văn bản pháp luật khác nhằm quy ñịnh phạm vi tổ chức và
hoạt ñộng của Viện kiểm sát nhân dân cũng như thực hiện việc giám sát tối cao ñối với
tổ chức này. ðiều 8 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy ñịnh: “Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh ñạo của Viện trưởng Viện kiểm

sát nhân dân cấp trên, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân ñịa phương, Viện trưởng
Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh ñạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao”. Việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao ñược thực hiện bởi Quốc hội theo ñề nghị của Chủ tịch
nước. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao “chịu sự giám sát của Quốc hội,
chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không
họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và
Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của ñại biểu Quốc hội.”4
Viện kiểm sát nhân dân ñối với Tòa án
ðiều 126 Hiến pháp năm 1992 quy ñịnh “Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân
dân của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng
của mình có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế Xã hội Chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân
dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh
dự, nhân phẩm của công dân”. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là hai cơ
quan hợp thành bộ phận tư pháp của Nhà nước, tuy có sự ñộc lập với nhau về chức
năng cũng như thẩm quyền nhưng giữa chúng có mối quan hệ với nhau, ñó là quan hệ
của việc buộc tội và việc xét xử giữa một bên là Viện kiểm sát ñược Quốc hội giao cho
thực hành quyền công tố với bên còn lại là Tòa án thực hiện việc xét xử, ñây là hai cơ
quan chuyên trách bảo vệ pháp luật, bảo vệ tính mạng, tài sản và nhân phẩm của công
dân.
Viện kiểm sát với chức năng kiểm sát hoạt ñộng tư pháp của mình ñã góp phần
thúc ñẩy hoạt ñộng của Tòa án nhân dân diễn ra theo ñúng phương châm “khách quan,
ñầy ñủ, chính xác”. Quốc hội trao cho duy nhất Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan
thay mặt Nhà nước có quyền truy tố một người ra Tòa án xét xử, ñồng thời Tòa án chỉ
xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa
án ñã ñưa ra xét xử. Tuy nhiên nếu chỉ có Viện kiểm sát mà không có Tòa án và ngược
lại thì không thể giải quyết vụ án một cách khách quan và ñúng pháp luật, ðiều 7 Luật
tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 ñã nêu rõ: “Trong phạm vi, chức năng,
4


ðiều 9 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002

GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 14

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

nhiệm vụ của mình Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Tòa
án, Công an, Thanh tra, Tư pháp… ñể thực hiện tốt chức năng phòng ngừa và chống
tội phạm có hiệu quả”
Viện kiểm sát nhân dân ñối với Cơ quan ñiều tra
Tuy có sự khác nhau về tính chất giữa hai hoạt ñộng công tố và ñiều tra nhưng
Viện kiểm sát và Cơ quan ñiều tra luôn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau giữa một bên
thực hiện hoạt ñộng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật ñối với bên còn lại là
Cơ quan ñiều tra và các cơ quan khác ñược giao tiến hành một số hoạt ñộng ñiều tra
ban ñầu nhằm ñảm bảo: “Mọi hành vi phạm tội ñều phải ñược khởi tố, ñiều tra và xử
lý kịp thời không ñể loạt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội
Không ñể người nào bị bắt giữ, bị khởi tố, bị tạm giam, tạm giữ, bị hạn chế về
quyền công dân, bị xâm phạm sức khỏe, tính mạng, tài sản, tự do, danh dự,nhân phẩm
một cách trái pháp luật
Việc ñiều tra phải khách quan, toàn diện, ñầy ñủ, chính xác ñúng pháp luật.
Những vi phạm pháp luật trong quá trình ñiều tra phải ñược phát hiện, khắc phục kịp
thời và xử lý nghiêm minh
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự ñối với bị can phải có căn cứ và dúng pháp

5
luật”.
Với chức năng giám sát của mình, Viện kiểm sát nhân dân ñã góp phần quan
trọng vào việc ñảm bảo thực thi pháp luật trong suốt hoạt ñộng ñiều tra của Cơ quan
ñiều tra trong quá trình phòng chống tội phạm, ñồng thời giúp Viện kiểm sát nhân dân
hiểu rõ hơn tình tiết sự vụ, không bị ñộng trong việc xác ñịnh sự thật vụ án ñể từ ñó có
cơ sở cho việc truy tố một cách ñúng người, ñúng tội theo quy ñịnh của pháp luật.
Viện kiểm sát trong hoạt ñộng của mình có quyền hủy bỏ quyết ñịnh khởi tố hoặc
quyết ñịnh không khởi tố vụ án của Cơ quan ñiều tra khi xét thấy những quyết ñịnh ñó
là không có căn cứ pháp luật, có quyền ra quyết ñịnh trả hồ sơ, ñiều tra bổ sung các vụ
án do Cơ quan ñiều tra chuyển ñến, “quyết ñịnh việc truy tố bị can; quyết ñịnh ñình chỉ
hoặc tạm ñình chỉ ñiều tra; ñình chỉ hoặc tạm ñình chỉ vụ án.”6
1.2. ðôi nét về lược sử hình thành và thay ñổi từ Viện Công tố sang Viện kiểm
sát nhân dân của Việt Nam
Ngày 02/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ñộc bản Tuyên ngôn ñộc lập khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tuyên bố trước quốc tế về nền ñộc lập của nước ta.
Chính phủ tuy mới ñược thành lập, còn non trẻ nhưng vẫn xây dựng nên một hệ thống
pháp luật làm công cụ ñể thực hiện quản lí xã hội, và bản Hiến pháp ñầu tiên của nước
5
6

ðiều 12 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
Khoản 6 ðiều 13 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002

GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 15

SVTH: Nguyễn Văn Hợp



Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

Việt Nam ra ñời lam cơ sở chung cho việc ban hành các ñạo luật khác và Viện Công tố
lần ñầu tiên ñã xuất hiện ở nước ta.
1.2.1 Quá trình hình thành Viện Công tố từ năm 1945 ñến năm 1959
Ngày 09/11/1946, Quốc hội thông qua Hiến pháp ñầu tiên của nước Việt Nam
dân chủ Cộng hoà, trong ñó Chương VI (từ ðiều 63 ñến ðiều 69) quy ñịnh các nguyên
tắc cơ bản về tổ chức và hoạt ñộng các cơ quan tư pháp. ðiều 63 Hiến pháp năm 1946
quy ñịnh các cơ quan tư pháp gồm: Toà án tối cao, các Toà án phúc thẩm, các Toà án
ñệ nhị cấp và các Toà án sơ cấp. Nhưng vì ñiều kiện chiến tranh nên Hiến pháp không
ñược ban bố thi hành, Quốc hội giao cho Chính phủ cùng với Ban Thường vụ Quốc
hội căn cứ vào các nguyên tắc của Hiến pháp ban hành các văn bản pháp luật. Vì vậy,
Toà án và cơ quan Công tố ñược tổ chức theo các Sắc lệnh của Chính phủ
♦ Về tổ chức các cơ quan Công tố:
Cơ quan Công tố nằm trong cơ cấu tổ chức của Toà án, do Bộ Tư pháp quản lý.
Hệ thống Toà án ñược tổ chức ở ba cấp:
Toà án sơ cấp, “Thẩm phán xét xử một mình” làm cả việc Công tố (ðiều 10
Sắc lệnh số 13).
Toà án ñệ nhị cấp, có hai loại Thẩm phán là Thẩm phán xử án và Thẩm
phán buộc tội - Công tố viên (gọi là Biện lý hoặc Phó Biện lý của các Toà án ñệ nhị
cấp).
Toà thượng thẩm có Công tố viện do Chưởng lý ñứng ñầu, ngoài ra còn có
Phó Chưởng lý và Thẩm lý Toà Thượng thẩm. Công tố viên ñặt dưới sự quản lý của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền ra lệnh cho Chưởng lý nhưng
không có quyền trực tiếp làm thay quyền công tố (ðiều 51 Sắc lệnh số 13/SL).
Trong giai ñoạn này, pháp luật chỉ quy ñịnh cơ quan công tố mà không phải là cơ
Quan Viện kiểm sát cho nên về tên gọi cũng ñã nói lên ñược chức năng của cơ quan

này trong giai ñoạn hiện tại là tập chung thực hành quyền công tố. Tuy nhiên, việc tạo
nên ñiều kiện ñể cơ quan này thực hiện chức năng của mình cũng chưa thuận lợi, bởi
lẽ, việc tổ chức cơ quan công tố không phải là một hệ thống ñộc lập mà là nằm trong
cơ cấu tổ chức của Tòa án, chịu sự quản lí của Bộ tư pháp.
♦ Về thẩm quyền của cơ quan Công tố:
Theo Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946, các Công tố viên có các nhóm thẩm quyền
chủ yếu như:
- Thẩm quyền tư pháp cảnh sát (ñiều khiển công việc và giám sát công tác ñiều
tra của tư pháp cảnh sát);
- Thực hành quyền công tố (là người buộc tội nhân danh Nhà nước);

GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 16

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

- Tham gia các phiên toà hộ (dân sự): Có quyền yêu cầu Toà án thi hành mọi
phương sách cần thiết ñể chứng tỏ sự thật, có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của các vị
thành niên, của các pháp nhân hành chính;
- Có nhiệm vụ thi hành những bản án ñã có hiệu lực, quản trị Toà án, ñiều khiển
và kiểm soát công việc của tất cả các nhân viên trong Toà án, trừ các Thẩm phán xử
án;
- Kiểm soát công việc quản trị lao tù, khám xét sổ sách cùng ngân quỹ của các
phòng công lại và khám xét các sổ hộ tịch trong quản hạt;

- Có quyền kháng cáo bản án hình sự ñã tuyên.v.v. (các ðiều 21, 22, 29, 28, 30,
31, 32 Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946).
Riêng người ñứng ñầu Viện Công tố của Toà thượng thẩm (Chưởng lý) còn có
cả nhiệm vụ giám sát việc thi hành các ñạo luật, sắc lệnh và quy tắc hiện hành trong
quản hạt của mình (ðiều 40 Sắc lệnh số 51/SL).
Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá I (từ ngày 16/4/1958 ñến ngày 29/4/1958), Quốc
hội quyết ñịnh lập Toà án tối cao và hệ thống Toà án và hệ thống Công tố, cả hai tách
khỏi Bộ Tư pháp, trực thuộc Hội ñồng Chính phủ. Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc
hội, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị ñịnh số 256/TTg ngày 01/7/1959 quy
ñịnh cụ thể chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Viện Công tố, Nghị ñịnh số 321/TTg
ngày 02/7/1959 về thành lập các Viện Công tố phúc thẩm. Theo quy ñịnh của các văn
bản pháp luật này hệ thống các cơ quan Công tố ñược thành lập từ Trung ương ñến cấp
huyện, trở thành hệ thống các cơ quan Nhà nước ñộc lập, không còn trực thuộc Bộ Tư
pháp, không còn chịu sự chỉ ñạo cụ thể và trực tiếp của Uỷ ban hành chính cùng cấp ở
ñịa phương. Theo ñó, hệ thống cơ quan Công tố gồm: Viện Công tố Trung ương , Viện
Công tố phúc thẩm ñặt ở Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Khu tự trị Việt bắc, Khu tự trị Thái
– Mèo, Viện Công tố thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Viện Công tố khu Hồng Quảng,
Viện Công tố các tỉnh và khu vực Vĩnh Linh, Viện Công tố huyện và các ñơn vị hành
chính tương ñương.
Những quy ñịnh này của pháp luật ñã xác ñịnh tương ñối cụ thể và rõ ràng vị trí,
vai trò, chức năng, thẩm quyền của Viện Công tố trong bộ máy Nhà nước ta. Cùng với
các quy ñịnh về tổ chức hệ thống Toà án nhân dân các cấp, hệ thống các cơ quan Công
tố ñược thiết lập từ Trung ương ñến cấp tỉnh, cấp huyện là bước phát triển mới của các
cơ quan Công tố và cũng là bước chuẩn bị cho việc chuyển các cơ quan Công tố thành
hệ thống Viện kiểm sát nhân dân vào năm 1960.

GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 17


SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

1.2.2 Viện kiểm sát nhân dân theo Hiến pháp 1959 và Luật tổ chức Viện
kiểm sát năm 1960
Theo quy ñịnh của Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 1960, hệ thống các cơ quan Công tố trực thuộc Chính phủ ñã ñược chuyển thành
hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp hoàn toàn ñộc lập với Chính phủ, tổ chức
theo những nguyên tắc hoàn toàn mới, chức năng, thẩm quyền của các cơ quan kiểm
sát các cấp ñược mở rộng hơn nhiều so với các cơ quan Công tố trước ñó ở nước ta, cụ
thể là:
♦ Về tổ chức, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân
tối cao; Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc ñơn vị
hành chính tương ñương; Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh hoặc ñơn vị hành chính tương ñương; Viện kiểm sát quân sự các cấp (ðiều 105 và
ðiều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960).
♦ Về nguyên tắc tổ chức và hoạt ñộng: Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống
ñộc lập, tập trung thống nhất trong toàn ngành, ñứng ñầu là Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao.
Nguyên tắc này thể hiện:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, chỉ chịu trách
nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khi Quốc
hội không họp.
- Viện kiểm sát nhân dân các ñịa phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao bổ nhiệm, chỉ chịu sự lãnh ñạo của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và sự lãnh
ñạo thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Viện kiểm sát nhân dân các ñịa phương làm nhiệm vụ của mình một cách ñộc
lập, các cơ quan Nhà nước khác không ñược can thiệp (ðiều 106, 107, 108 Hiến pháp
1959; ðiều 5, 6, 23, 24 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960).
Về chức năng, thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân, khác với Viện Công tố,
theo quy ñịnh Hiến pháp 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960,
Viện kiểm sát nhân dân không chỉ thực hiện chức năng công tố mà còn thực hiện chức
năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội và
lĩnh vực hoạt ñộng tư pháp.
Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ñứng
ñầu, có ñịa vị pháp lý hoàn ñộc lập và tương ứng với các cơ quan Nhà nước then chốt
ở Trung ương (Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Chính phủ - Toà án nhân dân tối cao),
tổ chức và hoạt ñộng theo nguyên tắc tập trung thống nhất toàn ngành, Viện kiểm sát
nhân dân không chỉ tiếp tục thực hiện chức năng công tố mà còn thực hiện cả chức
GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 18

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật (kiểm sát chung) ñối với các văn bản của các cơ
quan Nhà nước từ Trung ương ñến ñịa phương (trừ Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ).
Lý do chuyển Viện Công tố thành Viện kiểm sát là nhằm thiết lập một hệ thống
cơ quan Nhà nước mới có chức năng công tố và chuyên kiểm sát việc tuân theo pháp
luật nhằm bảo ñảm cho Hiến pháp và pháp luật ñược thực hiện nghiêm chỉnh và thống

nhất. ðể thực hiện ñược chức năng mới này, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân phải
ñược tổ chức theo nguyên tắc ñặc thù khác hẳn các cơ quan Nhà nước khác: Nguyên
tắc ñộc lập, tập trung thống nhất trong toàn ngành ñứng ñầu là Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ chịu trách nhiệm,
báo cáo công tác trước Quốc hội và cơ quan thường trực của Quốc hội khi Quốc hội
không họp. Các Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân ñịa phương các cấp do Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, chỉ chịu sự Lãnh ñạo của Viện kiểm
sát nhân dân cấp trên và sự lãnh ñạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ñã ký nhiều Sắc lệnh thiết lập nền tư pháp kiểu mới từ sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong ñó có cơ quan Công tố. Người cũng nhiều lần
phê phán tình trạng cục bộ, phân tán, thiếu thống nhất từ trên xuống dưới, từ Trung
ương ñến ñịa phương và giữa các ngành, các ñịa phương khác nhau. Với tư cách người
ñứng ñầu Chính phủ, trong Thông tư số 155-TTg ngày 10/4/1952, Người chỉ rõ: “Một
khuyết ñiểm lớn hiện nay ñang làm trở ngại nhiều cho công tác của chúng ta là tình
trạng thiếu thống nhất từ cấp trên xuống cấp dưới, giữa các ngành ở mỗi cấp... ðến
mỗi cấp, sự thực hiện công tác càng phân tán, càng thiếu phối hợp”.
1.2.3 Viện kiểm sát nhân dân theo Hiến pháp 1980 và Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 1981
Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 quy ñịnh
về vị trí, chức năng, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và hoạt ñộng của Viện kiểm sát
nhân dân các cấp về cơ bản kế thừa các quy ñịnh của Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960. ðiểm khác biệt rõ nhất là Hiến pháp năm
1980 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 là không những ghi rõ chức
năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước từ cấp Bộ trở xuống, các
tổ chức xã hội, ñơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên Nhà nước và công dân, mà còn
nhấn mạnh chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân: “ Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc
tuân theo pháp luật của các bộ và cơ quan khác thuộc Hội ñồng Bộ trưởng, các cơ
quan chính quyền ñịa phương, tổ chức xã hội và ñơn vị vũ trang nhân dân, các nhân

GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 19

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

viên Nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo ñảm cho pháp luật ñược
chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân ñịa phương, các
Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố
trong phạm vi trách nhiệm của mình”7.
ðể thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công
tố, bảo ñảm cho pháp luật ñược chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, trong Báo cáo
của Ủy ban Dự thảo Hiến pháp năm 1980 tại kỳ họp thứ bảy Quốc hội khoá VI ngày
12/12/1980 ñã khẳng ñịnh lại nguyên tắc cốt lõi có tính ñặc thù của Viện kiểm sát
nhân dân như sau: “Ngành Kiểm sát nhân dân tổ chức theo chế ñộ thủ trưởng và tập
trung, thống nhất lãnh ñạo trong Ngành. Viện trưởng và Kiểm sát viên tỉnh, thành,
huyện và cấp tương ñương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm...
Chế ñộ Thủ trưởng và sự lãnh ñạo tập trung, thống nhất trong toàn ngành Kiểm sát
bảo ñảm cho Viện kiểm sát nhân dân không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan Nhà nước nào
ở ñịa phương, bảo ñảm hành ñộng nhất trí, hoạt ñộng nhạy bén, phát hiện, ngăn chặn
và xử lý kịp thời các việc làm vi phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước và công
dân”.
Ngày 30/6/1989, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá VIII, Quốc hội ñã thông qua
Nghị quyết sửa ñổi Hiến pháp năm 1980, nhưng những sửa ñổi này chỉ liên quan ñến
quyền ứng cử của công dân và việc thành lập cơ quan Thường trực Hội ñồng nhân dân

từ cấp huyện trở lên. Trên cơ sở sửa ñổi, bổ sung Hiến pháp, Quốc hội ñã thảo luận và
thông qua Luật tổ chức Hội ñồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1989 (sửa ñổi),
theo ñó “Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tham dự các kỳ họp Hội ñồng nhân dân
và báo cáo tình hình chấp hành pháp luật ở ñịa phương theo yêu cầu của Hội ñồng
nhân dân”. Quy ñịnh này của Luật tổ chức Hội ñồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
năm 1989 ñánh dấu xu hướng bắt ñầu từng bước xa rời dần nguyên tắc ñặc thù tổ chức
và hoạt ñộng của Viện kiểm sát và chức năng của cơ quan này.
1.2.4 Viện kiểm sát nhân dân theo Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 2002
♦ Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương ðảng (khoá VII)
ngày 04/12/1991 về chỉ ñạo xây dựng Hiến pháp năm 1992 ñã kết luận Viện kiểm sát
nhân dân vẫn giữ hai chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và chức năng công
tố. Kết luận này ñã ñược thể hiện trong ðiều 137 Hiến pháp năm 1992, cụ thể “ Viện
kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt ñộng tư pháp,
góp phần ñảm bảo cho pháp luật ñược chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.” và
ðiều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 cũng quy ñịnh “Viện kiểm sát
7

ðiều 138 Hiến pháp năm 1980

GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 20

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp


nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt ñộng tư pháp theo quy ñịnh
của Hiến pháp và pháp luật”. Song Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân 1992 ñã có những quy ñịnh khác Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm
1980 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân năm 1981 liên quan ñến nguyên tắc tổ chức và hoạt ñộng của Viện kiểm sát
nhân dân:
- Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm
sát nhân dân các ñịa phương không còn là cơ quan tư vấn cho Viện trưởng nữa mà có
quyền thảo luận và quyết ñịnh theo ña số những vấn ñề quan trọng. Luật quy ñịnh bốn
loại vấn ñề thuộc thẩm quyền quyết ñịnh theo ña số của Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và ba loại vấn ñề thuộc thẩm quyền quyết ñịnh theo ña số của Uỷ ban
kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân các ñịa phương (ðiều 138 Hiến pháp 1992, khoản 2
ðiều 28 và khoản 2 ðiều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992).
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân ñịa phương chịu sự giám sát của Hội ñồng
nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội ñồng nhân dân về tình hình thi
hành pháp luật ở ñịa phương, về công tác của Viện kiểm sát ở ñịa phương; trả lời chất
vấn của ñại biểu Hội ñồng nhân dân (ðiều 140 Hiến pháp năm 1992, ðiều 7 Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992).
♦ Ngày 25/12/2001, Quốc hội vẩn thông qua Nghị quyết số 51/2001/NQ sửa ñổi,
bổ sung 23 ñiều của Hiến pháp năm 1992, trong ñó có ðiều 137 quy ñịnh việc giao
cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố
và kiểm sát các hoạt ñộng tư pháp và ðiều 140 quy ñịnh “Viện trưởng các Viện kiểm
sát nhân dân ñịa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội ñồng nhân dân
và trả lời chất vấn của ñại biểu Hội ñồng nhân dân”. Ngày 02/4/2002, tại kỳ họp thứ
11, Quốc hội khoá X ñã thông qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân mới, cụ thể
hoá các quy ñịnh của Hiến pháp năm 1992 (sửa ñổi năm 2001), bỏ chức năng kiểm sát
việc tuân theo pháp luật (chức năng kiểm sát chung) của Viện kiểm sát nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân không còn có vai trò “bảo ñảm” mà chỉ là “góp phần bảo ñảm cho
pháp luật ñược chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”8 Tuy Hiến pháp và Luật tổ

chức Viện kiểm sát nhân dân quy ñịnh: “Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và Kiểm
sát viên Viện kiểm sát nhân dân ñịa phương... do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức”9, nhưng Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện
kiểm sát nhân dân của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 04/10/2002 lại quy ñịnh:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát
8
9

ðiều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
ðiều 9 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002

GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 21

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo ñề nghị của Hội ñồng tuyển chọn Kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Pháp lệnh quy ñịnh: Chủ tịch Hội ñồng
tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân ñịa phương là Chủ tịch hoặc Phó
Chủ tịch Hội ñồng nhân dân cấp tỉnh (thường là Phó Bí thư hoặc Uỷ viên Thường vụ
của Tỉnh uỷ, Thành uỷ), một trong những thành viên của Hội ñồng tuyển chọn này là
lãnh ñạo Ban Tổ chức chính quyền (nay là Sở Nội vụ) là cơ quan chuyên môn thuộc
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, ñến Hiến pháp năm 1992 (sửa ñổi năm 2001) và Luật tổ chức Viện

kiểm sát nhân dân năm 2002, chúng ta gần như ñã ñồng nhất mối quan hệ giữa Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Quốc hội và mối quan hệ giữa Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân ñịa phương với Hội ñồng nhân dân cùng cấp
1.3. Mô hình tổ chức Viện kiểm sát một số nước trên thế giới
Viện kiểm sát hay Viện Công tố cũng ñều là những tên gọi chỉ một hệ thống cơ
quan mang quyền lực Nhà nước ñảm bảo cho pháp luật của quốc gia ñược chấp hành
nghiêm chỉnh. Sau ñây là một mô hình Viện Công tố và hai mô hình Viện kiểm sát
của một số quốc gia trên thế giới ñể thấy ñược việc tổ chức và hoạt ñộng của các cơ
quan này ở các nước có gì giống và khác mô hình tổ chức Viện kiểm sát Việt Nam, từ
ñó tiếp thu những tiến bộ và khắc phục những hạn chế trong việc tổ chức và hoạt ñộng
của cơ quan này ở nước ta nhằm phù hợp với bối cảnh ñổi mới của ñất nước ta.
1.3.1 Viện Công tố Hàn Quốc10
Sau khi giải phóng thuộc ñịa khỏi tay phát xít Nhật năm 1945, Chính phủ Hàn
Quốc ñã bắt tay vào thành lập một hệ thống tư pháp hiện ñại bao gồm cả việc ban hành
Luật về Viện Công tố 1949, theo ñó thành lập một tổ chức công tố ñộc lập với hệ
thống Toà án.
1.3.1.1 Nguyên tắc cơ bản trong hoạt ñộng Viện Công tố Hàn Quốc
Tất cả Công tố viên ở Hàn Quốc là bộ phận cấu thành của một tổ chức có thứ bậc
nghiêm ngặt, thực hiện nhiệm vụ của mình trong một tổng thể dưới sự hướng dẫn và
giám sát của Tổng trưởng công tố. Họ có nghĩa vụ tuân thủ những mệnh lệnh của cấp
trên, ñó là nguyên tắc gọi là: “Nguyên tắc ñồng nhất của Công tố viên”.
Nguyên tắc này nhằm mục ñích cân bằng giữa hai bản chất có tính xung ñột về
ñịa vị của Công tố viên, một mặt thuộc nhánh hành pháp, phải tuân thủ thẩm quyền
quản lý của Tổng thống, mặt khác cũng thuộc về cái gọi là nhân viên bán tư pháp,
những người mà tính ñộc lập về chuyên môn phải ñược bảo ñảm. Do ñó, nguyên tắc
này có khả năng ñối xử bình ñẳng với tất cả các công dân trên cả nước trong việc giải
quyết các vụ án với cùng một bản chất.
10




GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 22

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

Do Viện Công tố ở Hàn Quốc gắn liền với Bộ Tư pháp nên Bộ trưởng Tư pháp
có toàn quyền giám sát công tác công tố với tư cách là cấp giám sát cao nhất.
Tuy nhiên, ñể củng cố và duy trì tối ña quyền ñộc lập của cá nhân Công tố viên
với tư cách là những nhân viên bán tư pháp, thẩm quyền giám sát ñối với từng cá nhân
Công tố viên của Bộ trưởng Tư pháp bị hạn chế nghiêm ngặt và chỉ ñược giám sát
những vấn ñề chung mà thôi. Liên quan ñến từng vụ án cụ thể, Bộ trưởng chỉ có thể
chỉ ñạo Tổng trưởng công tố và Tổng trưởng công tố lại có quyền tự quyết ñịnh xem
liệu có truyền ñạt ý kiến của Bộ trưởng Tư pháp ñến Công tố viên có trách nhiệm
trong vụ án ñó hay không.
1.3.1.2 Về cơ cấu tổ chức
-Hiện nay, hệ thống cơ quan công tố Hàn Quốc ñược tổ chức theo mô hình Kim
tự tháp trong ñó bao gồm: Viện Công tố tối cao (SPPO), năm Viện Công tố cấp cao
(HPPO), mười ba Viện Công tố cấp quận (DPPO) và bốn mươi hai Văn phòng chi
nhánh của Viện Công tố quận.
-Các Công tố viên ñược phân chia thành bốn cấp theo chức trách chuyên môn
của mình: Tổng trưởng công tố (PG), Công tố viên trưởng cấp cao (SPC), Công tố
viên trưởng (PC) và Công tố viên. Mỗi vị trí ñược bổ nhiệm bằng một quyết ñịnh
tương ứng với cấp bậc.

-ðịa vị của Tổng trưởng công tố tương ñương với Bộ trưởng trong Nội các,
Công tố viên trưởng có ñịa vị ngang hàng Thứ trưởng và Công tố viên cao cấp có vị trí
ở giữa hai cấp bậc này. Các Công tố viên ñược phân ở cấp thứ ba theo năng lực
chuyên môn của họ.
♦ Viện Công tố tối cao (SPPO)
Viện Công tố tối cao là cơ quan ñầu não của tất cả mọi hoạt ñộng công tố có
trách nhiệm thiết lập và thực thi những chính sách cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của
Công tố viên, hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ tất cả các Viện Công tố trên toàn quốc.
Viện Công tố tối cao cũng có trách nhiệm trong các công việc công tố liên quan ñến
xét xử tại Toà án tối cao
♦ Viện Công tố cấp cao (HPPO)
Viện Công tố cấp cao ñược thành lập tại năm thành phố lớn nhất là Seoul,
Taejon, Taegu, Pusan và Kwangju. Viện công tố cấp cao thực hiện những nhiệm vụ
chủ yếu sau:
+ Giám sát các Viện Công tố quận trong phạm vi ñịa bàn của mình.
+ Duy trì quyền công tố liên quan ñến những vụ án mà các bên chống án lên Toà
án cấp cao.

GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 23

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

+ Thực hiện hoặc hướng dẫn những hoạt ñộng của các cơ quan khác liên quan

ñến những vụ kiện mà chính quyền trung ương hay ñịa phương là một bên trong vụ án
♦ Viện Công tố quận
Viện Công tố quận ñược ñặt tại thủ phủ của bốn thành phố chính và chín tỉnh và
dưới ñó là các chi nhánh thực hiện các chức năng tư pháp trong phạm vi ba hay bốn
huyện nhỏ nhằm mục ñích tạo thuận lợi cho mọi công dân.
Viện Công tố quận thường có một vài phòng có trách nhiệm trong một lĩnh vực
nhất ñịnh ñể tăng cường tính hiệu quả và chuyên môn của các cuộc ñiều tra, số lượng
và nhân sự của các phòng này là khác nhau phụ thuộc vào số dân trong phạm vi thẩm
quyền tư pháp của nó.
Các phòng của Viện Công tố cấp quận do các giám ñốc, người có ñủ kinh
nghiệm trong công tác công tố lãnh ñạo. Họ thường ñược gọi là Công tố viên cấp cao
và có quyền ñưa ra các hướng dẫn và giám sát ñối với Công tố viên cấp dưới và các
thư ký.
Khác với nước ta, Hàn Quốc là một quốc gia xây dựng ñất nước theo con
ñường tư bản chủ nghĩa, cho nên tùy theo ñiều kiện của mỗi nước mà xây dựng cho
mình những mô hình Công tố khác nhau. Nếu Viện kiểm sát nhân dân của Việt Nam là
một hệ thống cơ quan ñộc lập và chịu sự giám sát tối cao từ phía cơ quan lập pháp là
Quốc hội, thì Viện Công tố của Hàn Quốc cũng là hệ thống ñộc lập nhưng chịu sự
giám sát tối cao từ phía cơ quan hành pháp là Bộ trưởng Bộ tư pháp. Tuy nhiên, cũng
tương tự như Viện kiểm sát Việt Nam, Viện Công tố tối cao ở Hàn Quốc là cơ quan
chỉ ñạo hoạt ñộng công tác, giám sát, hỗ trợ các Viện Công tố trên toàn quốc. ðiểm
khác biệt lớn giữa hai mô hình này ñược thể hiện ở chổ: Viện kiểm sát Việt Nam thực
hiện hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt ñộng tư pháp,
trong khi Viện Công tố Hàn Quốc chỉ thực hiện chức năng thực hành quyền công tố
mà thôi.
1.3.2 Viện kiểm sát Liên bang Nga11
1.3.2.1 Vị trí, vai trò, chức năng của Viện kiểm sát
Viện kiểm sát Liên bang Nga là một cơ quan có vị trí riêng biệt (với các cơ
quan hành pháp và tư pháp), ñược xây dựng theo nguyên tắc “tập trung thống nhất,
trên cơ sở các Kiểm sát viên cấp dưới phải phục tùng các Kiểm sát viên cấp trên và tất

cả ñều phục tùng Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga” và “hoàn toàn ñộc lập với các
cơ quan, công dân, tổ chức”, theo ñó các cơ quan thuộc Viện kiểm sát ñược “thực hiện
các thẩm quyền của mình một cách ñộc lập với các cơ quan quyền lực của liên bang,
của các chủ thể liên bang, của các chính quyền ñịa phương và các tổ chức xã hội”
11



GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 24

SVTH: Nguyễn Văn Hợp


Luận văn tốt nghiệp

Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

(ðiều 4 Luật liên bang về Viện kiểm sát liên bang Nga năm 1996 - sau ñây gọi tắt là
Luật VKS Nga 1996).
Về chức năng
cơ quan này thực hiện những chức năng nói chung giống với chức năng của
Viện Công tố Pháp. Nó có nhiệm vụ truy tố kẻ phạm tội trong các vụ án hình sự, giám
sát việc chấp hành pháp luật tại những nơi giam giữ, ñứng ñơn khởi kiện hoặc kết luận
trong một số vụ việc dân sự và kháng kiện ñối với bản án, quyết ñịnh dân sự của Tòa
án về những vụ việc mà Kiểm sát viên tham gia.
Viện kiểm sát Liên bang Nga là một hệ thống các cơ quan ñược xây dựng
theo nguyên tắc tập trung thống nhất, nhân danh Liên bang Nga thực hiện chức năng
kiểm sát việc tuân thủ pháp luật ñối với tất cả các ñạo luật ñang có hiệu lực trên toàn

lãnh thổ Liên bang Nga. Ngoài ra, Viện kiểm sát Liên bang Nga còn thực hiện một số
chức năng khác do các ñạo luật khác của Liên bang quy ñịnh, như: truy tố hình sự,
tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự và phát biểu quan ñiểm về việc giải quyết vụ
án, kháng nghị ñối với các bản án, quyết ñịnh của Tòa án …
1.3.2.2 Về hệ thống tổ chức
Hệ thống Viện kiểm sát Liên bang Nga ñược tổ chức theo ñơn bị hành chính, bao
gồm:
o Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga
o Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga và cấp tương ñương,
o Viện kiểm sát các thành phố, quận, huyện và các Viện kiểm sát ngang
cấp với chúng
o Các Viện kiểm sát chuyên trách (như: Viện kiểm sát trong lĩnh vực giao
thông, Viện kiểm sát bảo vệ môi trường…), các Viện nghiên cứu khoa học, các trường
ñào tạo cán bộ kiểm sát, hệ thống Viện kiểm sát quân sự các cấp.
1.3.2.3 Về cơ cấu tổ chức
♦ Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga
Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga do Tổng kiểm sát trưởng Liên bang
Nga lãnh ñạo. Giúp việc cho Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga có một Phó Tổng
kiểm sát trưởng thứ nhất và một số Phó Tổng kiểm sát trưởng (các chức danh này do
Hội ñồng Liên bang bổ nhiệm, bãi nhiệm theo ñề nghị của Tổng kiểm sát trưởng Liên
bang Nga).
Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga thành lập Ủy ban kiểm sát. Ủy ban
kiểm sát Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga là cơ quan tư vấn. Thành phần của
Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga gồm có Tổng kiểm sát
trưởng Liên bang Nga (Chủ tịch) và Phó Tổng kiểm sát trưởng thứ nhất, các Phó Tổng
GVHD: Mạc Giáng Châu

Trang 25

SVTH: Nguyễn Văn Hợp



×