Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề HSG hóa 9 hcm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.49 KB, 2 trang )

Cô Hiếu

SĐT: 0937 76 77 13

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ
KHÓA THI NGÀY: 27/03/2013
Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)

Câu 1 : (4 điểm)
1.1. Cho dung dịch X . Tiến hành các phản ứng sau :
X + MnO2  khí A
X + Na2SO3  khí B
X + K2CO3  khí C
X + FeS  khí D
B+D Y+Z
A+B+ZX+T
a) Cho biết công thức các chất A, B, C, D, X, Y, Z, T.
b) Viết các phương trình hoá học xảy ra nói trên.
c) Trình bày thêm 2 phương pháp điều chế khí B, 2 phương pháp điều chế T (chỉ viết phương
trình hoá học).
1.2. Nêu phương pháp hoá học để nhận biết các dung dịch : K2SO4, NaOH, K2CO3, HCl và
BaCl2 . Chỉ được dùng một kim loại duy nhất.
Câu 2 : (4 điểm)
2.1. Dung dịch muối A có nồng độ 40%, nếu thêm vào dung dịch A lượng nước bằng lượng
nước đã có trong dung dịch A thì nồng độ phần trăm dung dịch thu được là bao nhiêu ?
2.2. Cho từ từ dung dịch chứa 0,015 mol HCl vào dung dịch chứa a mol K2CO3 thu được dung


dịch X (không chứa HCl) và 0,005 mol CO2. Nếu thí nghiệm trên tiến hành ngược lại (cho từ từ
dung dịch K2CO3 vào dung dịch HCl) thì số mol CO2 thu được là bao nhiêu.
2.3. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/lít thu được
15,76g kết tủa. Tìm a.
Câu 3 : (4 điểm)
Nung a gam Cu trong b gam O2 thu được sản phẩm X. Cho X tan hoàn toàn trong c gam dung
dịch H2SO4 có nồng độ 85% (đun nóng) thu được dung dịch Y và khí Z. Toàn bộ khí Z phản
ứng hết với oxi dư (có xúc tác) tạo ra oxit T, tất cả lượng oxit này phản ứng vừa đủ với 150 ml
dung dịch NaOH 0,2M tạo ra 2,62 gam muối P.Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH thì phải
Chuyên luyện thi HSG Hóa 9, Luyện thi vào trường chuyên, trường năng khiếu (Tp.HCM)


Cô Hiếu

SĐT: 0937 76 77 13

dùng hết ít nhất 300ml dung dịch NaOH 1M mới tạo ra được lượng kết tủa tối đa. Nếu cho dung
dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 thì dùng ít nhất v ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M mới tạo
ra lượng kết tủa tối đa là 44,75 gam. Tìm a,b,c,v.
Câu 4 : (4 điểm)
4.1. Đốt cháy hoàn toàn 0,38 gam hỗn hợp hai khí metan và etilen rồi cho toàn bộ sản phẩm thu
được hấp thụ vào 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M.
a) Dung dịch Ca(OH)2 sau khi hấp thụ sản phẩm cháy có thu được kết tủa không?
b) Nếu tỉ lệ số mol metan và etilen là 3:1 thì sau khi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào
dung dịch Ca(OH)2 nói trên thì phần dung dịch thu được tăng hay giảm bao nhiêu gam.
4.2. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít khí hỗn hợp hai hidrocacbon mạch hở, thể khí, sau phản ứng
thu được 2 mol hỗn hợp khí và hơi. Lượng O2 dùng để đốt cháy (đủ) là 33,6 lít. Xác định công
thức phân tử, viết công thức cấu tạo có thể có của hai hidrocacbon trên. (Các thể tích khí đo ở
điều kiện tiêu chuẩn).
Câu 5 : (4 điểm)

5.1. Hoà tan hoàn toàn một miếng bạc kim loại vào một lượng dư dung dịch HNO 3 15,75% thu
được khí NO duy nhất và a gam dung dịch F trong đó nồng độ C% của AgNO3 bằng nồng độ
C% của HNO3 dư. Thêm a gam dung dịch HCl 1,46% vào dung dịch F. Hỏi có bao nhiêu %
AgNO3 tác dụng với dung dịch HCl.
5.2. Tiến hành 2 thí nghệm sau :
Thí nghiệm 1 : cho m gam bột sắt (dư) vào V1 (lít) dung dịch Cu(NO3)2 1M
Thí nghiệm 2 : cho m gam bột Fe (dư) vào V2 (lít) dung dịch AgNO3 0,1M
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu ở 2 thí nghiệm trên đều bằng
nhau. Tìm mối liên hệ giữa V1 và V2.

Chuyên luyện thi HSG Hóa 9, Luyện thi vào trường chuyên, trường năng khiếu (Tp.HCM)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×