Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 112 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 32 (2006 – 2010)
ĐỀ TÀI

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI
ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Giảng viên hướng dẫn:
Thạc Sĩ: Võ Duy Nam
Bộ môn: Luật Hành Chính

Cần Thơ, Tháng 04/2010

Sinh viên thực hiện:
Huỳnh My
MSSV: 5062339
Lớp: Luật Tư pháp 2-K32


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 32 (2006 – 2010)
ĐỀ TÀI

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI
ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Giảng viên hướng dẫn:
Thạc Sĩ: Võ Duy Nam
Bộ môn: Luật Hành Chính

Sinh viên thực hiện:
Huỳnh My
MSSV: 5062339
Lớp: Luật Tư pháp 2-K32

Cần Thơ, Tháng 04/2010
GVHD: Võ Duy Nam

2

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

GVHD: Võ Duy Nam

3

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

GVHD: Võ Duy Nam

4

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

MỤC LỤC


............................................................................................................................Trang
LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................................................................
1.Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài..............................................................................
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài......................................................................................
5. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ............................................................. 1
1.1. Khái niệm vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa .......................................................... 1
1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính
1
1.1.2. Xử phạt vi phạm hành chính và các hình thức xử phạt ................................ 2
1.1.2.1. Xử phạt vi phạm hành chính ................................................................. 2
1.1.2.2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính............................................ 4
1.2. Quy định về giao thông đường thủy nội địa ...................................................... 7
1.2.1. Khái niệm giao thông đường thủy nội địa ................................................... 7
1.2.2. Một số định nghĩa liên quan trong giao thông đường thủy nội địa ............... 8
1.2.3. Nguyên tắc hoạt động của giao thông đường thủy nội địa ........................ 10
1.3. Quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa ........................................................ 13
1.3.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường thủy nội địa................................................................................................ 13
1.3.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường thủy nội địa....................................................................................... 14
1.3.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường thủy nội địa ............................................................................... 15
1.3.4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao

thông đường thủy nội địa và biện pháp quản lý hành chính đối với thuyền
viên, người lái phương tiện................................................................................... 20
GVHD: Võ Duy Nam

5

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

1.3.5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường thủy nội địa................................................................................................. 21
1.3.6. Xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường thủy nội địa .............................................................................. 22
1.3.6.1. Vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ công trình thuộc kết
cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa............................................................. 22
1.3.6.2. Vi phạm quy định về phương tiện thủy nội địa.................................... 23
1.3.6.3. Vi phạm quy định về thuyền viên, người lái phương tiện ................. 23
1.3.6.4. Vi phạm quy tắc giao thông và tín hiệu của phương
tiện giao thông đường thủy nội địa ........................................................................ 24
1.3.6.5. Vi phạm quy định về hoạt động của cảng, bến thủy nội
địa và vận tải đường thủy nội địa........................................................................... 24
1.4. Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực an toàn giao thông đường
thủy nội địa .......................................................................................................... 26
1.4.1. Đối với cấp Bộ và cơ quan ngang Bộ ........................................................ 26
1.4.2. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ............................................................. 29
1.4.3. Các quy hoạch trong thời gian tới ............................................................. 31
1.5. Quy định mới của dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa so với Nghị định
09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa ...................................... 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG
ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU ........................... 35
2.1. Công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường
thủy nội địa ở tỉnh Bạc Liêu .................................................................................. 35
2.1.1. Những chủ trương của tỉnh về quản lý trật tự an toàn giao thông
ở tỉnh Bạc Liêu..................................................................................................... 36
2.1.2. Đối với cơ quan chức năng ....................................................................... 45
2.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy
nội địa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu .......................................................................... 51
2.2.1. Người lái phương tiện, thuyền viên không có bằng lái, chứng chỉ
chuyên môn ........................................................................................................... 53
2.2.2. Tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường thủy
nội địa ................................................................................................................... 54
GVHD: Võ Duy Nam

6

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

2.2.3. Phương tiện không đăng ký, đăng kiểm .................................................... 55
2.2.4. Phương tiện không được đảm bảo các điều kiện về tiêu chuẩn,
chất lượng, an toàn kỹ thuật.................................................................................. 57

2.2.5. Tình trạng phương tiện chở hàng quá tải trọng cho phép,
quá số người quy định ........................................................................................... 58
2.2.6. Bến thủy nội địa hoạt động không phép, không đủ điều kiện
hoạt động an toàn .................................................................................................. 59
2.3. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ...................................................... 61
2.3.1. Lực lượng thanh tra còn quá mỏng so với phạm vi trách nhiệm,
quyền hạn được giao.............................................................................................. 61
2.3.2. Khó khăn trong việc xử phạt người vi phạm quy định Luật
Giao thông đường thủy nội địa khi họ có hành vi trốn tránh .................................. 63
2.3.3. Việc chấp hành quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa còn nhiều vướng mắc...................... 65
2.3.4. Khó khăn về kinh phí, phương tiện vật chất, kỹ thuật đảm
bảo việc xử phạt của Cảnh sát giao thông đường thủy nội địa................................ 66
2.3.5.Vi phạm vào ban đêm ................................................................................ 70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN VỀ VIỆC
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO
THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU ............. 72
3.1. Nguyên nhân của những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường thủy nội địa ........................................................................ 72
3.2. Giải pháp làm giảm vi phạm hành chính và khắc phục khó khăn
trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
thủy nội địa ........................................................................................................... 74
3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
giao thông đường thủy nội địa ............................................................................... 74
3.2.2. Tăng cường việc bố trí lực lượng thanh tra trong lĩnh
vực giao thông đường thủy nội địa ....................................................................... 76
3.2.2.1. Bố trí đội ngũ, lực lượng thanh tra đầy đủ, hợp lý ............................... 76
3.2.2.2. Nâng cao năng lực, trách nhiệm, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý và cán bộ có liên quan.................................... 78

3.2.2.3. Đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần cho lực lượng
thanh tra và Cảnh sát giao thông đường thủy nội địa............................................. 80
GVHD: Võ Duy Nam

7

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

3.2.3. Đảm bảo việc đăng ký, đăng kiểm của chủ phương tiện............................ 81
3.2.4. Tăng cường đầu tư biên chế, tài chính, cơ sở vật chất kỹ
thuật cho lực lượng thanh tra giao thông đường thủy nội địa ................................ 86
3.2.4.1. Đầu tư cho lực lượng thanh tra các trang thiết bị phục
vụ việc phát hiện hành vi vi phạm ........................................................................ 86
3.2.4.2. Xây dựng các kho, bến bãi để lưu giữ các phương
tiện vi phạm.......................................................................................................... 88
3.2.5. Các địa phương cần tích cực xây dựng và tổ chức thực
hiện quy hoạch, phát triển giao thông đường thủy nội địa...................................... 89
3.2.6. Tập trung đào tạo chuyên môn cho người điều khiển phương tiện............. 91
3.2.7. Một số giải pháp khác ............................................................................... 93
KẾT LUẬN...............................................................................................................

GVHD: Võ Duy Nam

8

SVTH: Huỳnh My



Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao thông đường thủy nội địa là một lĩnh vực vô cùng quan trọng và không thể
thiếu đối với mỗi quốc gia, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước
nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Là một tỉnh của Đồng bằng sông
Cửu Long, Bạc Liêu có một mạng lưới giao thông đường thủy nội địa phục vụ tích
cực cho nhu cầu kinh tế và xã hội của người dân.
Trước sự phát triển của đất nước thì nhu cầu đó càng tăng cao, số lượng phương
tiện và lực lượng tham gia giao thông đường thủy nội địa tăng nhanh chóng. Thế
nhưng không phải ai cũng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc, đảm bảo trật tự
khi tham gia giao thông nên đã làm cho tình hình trật tự an toàn giao thông đường
thủy nội địa trở nên phức tạp. Trong những năm gần đây, số hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã
không ngừng tăng lên.
Để điều chỉnh tình hình trật tự giao thông đường thủy nội địa, Nhà nước đã ban
hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa nhằm xử
lý, chế tài những hành vi vi phạm, mục đích để đảm bảo trật tự và an toàn giao
thông. Tuy nhiên trên thực tế ở tỉnh Bạc Liêu, việc áp dụng pháp luật để xử lý các
hành vi vi phạm còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
Cần phải có những giải pháp kịp thời để khắc phục những khó khăn trong việc
xử phạt để làm giảm tối đa những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường thủy nội địa của cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nói
riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tác giả ngiên cứu đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” trước hết là để bản thân hiểu biết và
vận dụng những quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa. Tác giả
đã tìm hiểu những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, đây là những hành vi vi phạm thường xuyên
nhất, và là nguyên nhân chủ yếu gây ra việc ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông
đường thủy nội địa của tỉnh. Khi tìm hiểu những hành vi vi phạm cùng với việc
phân tích nguyên nhân của những lỗi vi phạm, tác giả đã đề xuất những giải pháp để
làm giảm tối đa những hành vi vi phạm này.
GVHD: Võ Duy Nam

9

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

Vấn đề thứ hai, tác giả muốn góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà
cơ quan chức năng gặp phải trong quá trình xử phạt. Trong đề tài này, tác giả chủ
yếu tìm ra những bất cập, khó khăn vướng mắc trong công tác xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, đồng thời tác giả đề xuất
một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết, khắc phục những bất cập này giúp cho
công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
được dễ dàng, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã tập hợp khá nhiều phương pháp nghiên
cứu như phương pháp sưu tầm và nghiên cứu tài liệu, phương pháp tổng hợp và
thống kê số liệu, phương pháp phân tích luật viết, phương pháp phân tích và so sánh
các quy định của pháp luật, phương pháp thực tập thực tế và qua quá trình trải

nghiệm trên thực tế để nghiên cứu, so sánh xem trên thực tế thì pháp luật có mức độ
đáp ứng như thế nào. Đồng thời qua quá trình này tác giả thấy được tình hình vi
phạm hành chính, những khó khăn trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường thủy nội địa. Qua đó biết được cách giải quyết những bất cập
này của cơ quan chức năng trên thực tế như thế nào để từ đó tác giả đề xuất giải
pháp của mình nhằm góp phần khắc phục những bất cập trên.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” tác giả đã tìm hiểu Công
tác quản lý Nhà Nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn
tỉnh Bạc Liêu, những hành vi vi phạm hành chính và phạt hiện những khó khăn của
cơ quan chức năng trong quá trình xử phạt những hành vi này. Đồng thời tác giả đã
nêu ra những đề xuất, giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong Công
tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa nhanh
chóng và hiệu quả. Qua quá trình nghiên cứu Luật Giao thông đường thủy nội địa,
quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, tác giả đã nêu được một số
quy định chung nhất về xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
Trong luận văn này chắc hẳn có nhiều sai sót, kính mong quý đọc giả, Hội đồng
phản biện vui lòng bỏ qua và đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có 3 chương
GVHD: Võ Duy Nam

10

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh

Bạc Liêu

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI
ĐỊA
Chương 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
Chương 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN VỀ VIỆC XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
NỘI ĐỊA.

GVHD: Võ Duy Nam

11

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
1.1 Khái niệm vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường thủy nội địa
1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là một loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống

xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội phạm hình sự,
nhưng vi phạm hành chính là những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho lợi ích của nhà nước, của tập thể, lợi ích của cá nhân, cũng như lợi ích chung
của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân dẫn đến tình hình phạm tội nảy sinh trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu như không được xử lý và ngăn chặn kịp thời,
để xác định rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạm này, đặc
biệt là việc xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm, tạo cơ sở pháp
lý cần thiết cho việc xử lý cũng như đấu tranh, chống một cách có hiệu quả đối với
các vi phạm hành chính, cần thiết để đưa ra một định nghĩa chính thức về vi phạm
hành chính.
Về phương diện pháp lý cũng như thực tiễn, định nghĩa vi phạm hành chính
phải phản ánh đầy đủ những dấu hiệu đặc trưng của loại vi phạm này, trong đó thể
hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của chúng, dồng thời cũng thể hiện được sự
khác biệt giữa loại vi phạm này với tội phạm về mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi.
Định nghĩa vi phạm hành chính lần đầu tiên được nêu ra trong pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính ngày 30/11/1989, Điều 1 Pháp lệnh này chỉ rõ “ Vi phạm
hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995 không trực tiếp đưa ra định nghĩa
về vi phạm hành chính nhưng Khoản 2 Điều 1 của pháp lệnh này đã định nghĩa vi
phạm hành chính một cách gián tiếp, theo đó “ Xử phạt vi phạm hành chính được áp
dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản
GVHD: Võ Duy Nam

12

SVTH: Huỳnh My



Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

lý Nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, cũng quy
định “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức
(sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy
định của pháp luật về quản lý của Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt, quan niệm về vi phạm hành chính
trong các văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất với nhau về những dấu hiệu,
bản chất của loại vi phạm pháp luật này. Trên cơ sở những nội dung đã được nêu ra
trong 3 văn bản pháp luật nêu trên, có thể nêu ra định nghĩa về vi phạm hành chính
như sau: “ Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý
hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý hành chính nhà nước mà
không phải là tội phạm và phải bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật”.
1.1.2 Xử phạt vi phạm hành chính và các hình thức xử phạt
1.1.2.1 Xử phạt vi phạm hành chính
* Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt hành chính là một loại hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền ,
căn cứ vào các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính để quyết định
các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác đối
với chủ thể vi phạm hành chính. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính có các đặc
điểm sau:
- Xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật; thẩm quyền, hình thức và mức độ xử phạt của các chủ
thể này được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản
dưới luật khác;

- Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng với cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo những nguyên tắc,
trình tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành;

GVHD: Võ Duy Nam

13

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

- Việc xử phạt vi phạm hành chính được thể hiện bằng quyết định xử phạt vi
phạm hành chính, trong đó ghi nhận hình thức cũng như biện pháp áp dụng đối với
tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
Việc quyết định hình thức, mức phạt tiền thể hiện tính nghiêm khắc của Nhà
nước, thông qua đó nhằm giáo dục và răn đe cá nhân, tổ chức không tiếp tục vi
phạm nữa, từ đó ý thức chấp hành pháp luật sẽ tốt hơn.
* Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Pháp lệnh xử lý
vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung các năm 2007, 2008 (Gọi là
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính) rất cụ thể:
Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ
ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh,
triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng
quy định của pháp luật.

Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do
pháp luật quy định.
Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nếu thuộc một
trong các đối tượng được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 của Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính.
Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo
đúng quy định của pháp luật.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người
vi phạm đều bị xử phạt.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng
hành vi vi phạm.
Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm,
nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình
thức, biện pháp xử lý thích hợp.
Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp
thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang
GVHD: Võ Duy Nam

14

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình.
1.1.2.2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà chủ thể vi phạm hành chính phải bị
xử phạt một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật, thông qua đó
trước hết là nhằm trừng phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính và
giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật tốt hơn. Đối với mỗi
hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình
thức xử phạt sau:
* Hình thức xử phạt hành chính
+ Cảnh cáo
Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do
người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện . Phạt cảnh cáo được
quyết định bằng văn bản.
Như vậy, hình thức cảnh cáo được áp dụng đối với người chưa thành niên từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính; Còn người từ đủ 16 tuổi trở lên
hoặc tổ chức vi phạm hành chính chỉ được áp dụng hình thức này khi có các dấu
hiệu sau:
- Hành vi vi phạm mà cá nhân, tổ chức thực hiện được văn bản pháp luật
quy định là có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Điều này có thể hiểu rằng,
hành vi mà cá nhân, tổ chức trong trường hợp này vi phạm hành chính phải là vi
phạm nhỏ, còn nếu hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức trong trường hợp này là vi
phạm mà theo quy định của pháp luật chỉ áp dụng hình thức phạt tiền thì không áp
dụng hình thức phạt cảnh cáo được.
- Việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính chỉ được thực hiện khi đó là hành vi vi phạm lần đầu có tình tiết giảm
nhẹ theo quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
được sửa đổi bổ sung các năm 2007, 2008.
+ Phạt tiền
Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, nếu cá nhân, tổ chức
thực hiện hành vi vi phạm hành chính nếu không thuộc trường hợp xử phạt cảnh cáo
GVHD: Võ Duy Nam


15

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

thì có thể bị áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành
chính là từ 10.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh
vực quản lý Nhà nước được quy định như sau:
- Phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi
phạm hành chính trong các lĩnh vực: an ninh,trật tự, an toàn xã hội; quản lý và bảo
vệ các công trình giao thông; khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi; lao động;
đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa; kế toán; thống kê; tư pháp; bảo hiểm xã
hội; phòng cháy, chữa cháy;
- Phạt tiền tối đa đến 40.000.000 đồng được áp dụng đối với các hành vi vi
phạm hành chính trong các lĩnh vực: Giao thông đường bộ; giao thông đường thủy
nội địa; văn hóa – thông tin; du lịch; phòng, chống tệ nạn xã hội; đê điều; phòng
chống lụt, bão; y tế; giá; điện lực; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; bảo vệ nguồn lợi
thủy sản; thú y; giống cây trồng; giống vật nuôi; quốc phòng; dân số và trẻ em; lao
động đi làm việc ở nước ngoài; dạy nghề; biên giới quốc gia;
- Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng được áp dụng đối với các hành vi vi
phạm hành chính trong các lĩnh vực: Thương mại; phí, lệ phí; hải quan; an toàn và
kiểm soát bức xạ; giao thông đường sắt; bưu chính, viễn thông và tầng số vô tuyến
điện; chuyển giao công nghệ; kinh doanh bảo hiểm; quản lý vật liệu nổ công
nghiệp; thể dục, thể thao;
- Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng được áp dụng đối với các hành vi vi

phạm hành chính trong các lĩnh vực: Hàng hải; hàng không dân dụng; khoa học,
công nghệ; đo đạc, bản đồ; giáo dục; công nghệ thông tin; tài nguyên nước; thuế;
- Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với các hành vi vi
phạm hành chính trong các lĩnh vực: Bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng;
đất đai; ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
nghiên cứu, thăm dò và khai thác nguồn lợi thủy sản, dầu khí và các loại khoán sản
khác.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quản lý Nhà nước
chưa được quy định tại khoản 2 điều 14 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì
Chính phủ quy định mức phạt tiền, nhưng tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.
Trong trường hợp luật quy định mức phạt tiền tối đa khác với quy định tại
điều 14 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính , thi áp dụng theo quy định của luật.
GVHD: Võ Duy Nam

16

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

* Hình thức xử phạt bổ sung
Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có
thể bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt bổ sung sau tùy theo tính chất, mức
độ vi phạm hành chính:
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không
thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy

phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động
ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Hình thức này được áp dụng khi có đủ
hai điều kiện sau:
Văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính có thể áp dụng biện pháp
xử phạt này đối với vi phạm hành chính cụ thể nào đó.
Cá nhân, tổ chức đã có hành vi trực tiếp vi phạm quy tắc sử dụng giấy phép.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề do những người có
thẩm quyền được pháp luật quy định áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.
Pháp luật quy định rõ ai có thẩm quyền được tước quyền sử dụng những loại giấy
phép, chứng chỉ hành nghề nào. Trong trường hợp xử lý vụ vi phạm hành chính,
nếu phát hiện giấy phép,chứng chỉ hành nghề cấp không đúng thẩm quyền hoặc
giấy phép có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành
thu hồi ngay, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là việc
sung vào quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi
phạm hành chính.
Không tịch thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người
sử dụng hợp pháp. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính được văn bản pháp luật quy định rất cụ thể.
Ví dụ: Điều 59, 60 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật,
phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là hình thức phạt bổ sung, vì vậy
GVHD: Võ Duy Nam

17

SVTH: Huỳnh My



Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

mà nó không thể áp dụng để xử phạt một cách độc lập mà nhất thiết nó phải được áp
dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Như vậy, khi tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi
phạm hành chính thì nhất thiết sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính và có thể có
hình thức phạt bổ sung kèm theo và việc áp dụng hình thức phạt bổ sung kèm theo
này không nhất thiết phải do một người có thẩm quyền quyết định và cũng không
nhất thiết phải ghi nhận trong cùng một quyết định hình thức xử phạt chính, mà nó
có thể do các cấp chính quyền khác nhau quyết định và ghi nhận trong các văn bản
khác nhau.
* Trục xuất
Trục xuất là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt nam
phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ quy
đĩnh thủ tục trục xuất.
Trục xuất vừa là hình thức phạt chính, vừa là hình thức phạt bổ sung. Trục
xuất là hình thức phạt chính khi được áp dụng độc lập hoặc áp dụng cùng với hình
thức phạt bổ sung: “tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu
tang vật được sử dụng để vi phạm hành chính”. Trục xuất là hình thức phạt bổ sung
khi nó được áp dụng kèm theo các hình phạt chính: “Cảnh cáo; phạt tiền”.
1.2 Quy định về giao thông đường thủy nội địa
1.2.1 Khái niệm giao thông đường thủy nội địa
Để hiểu rõ hơn về giao thông đường thủy nội địa, thì trước hết ta cần phải
làm rõ khái niệm giao thông và khái niệm đường thủy nội địa
Theo từ điển tiếng Việt, giao thông là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của
người và phương tiện chuyên chở.
Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập,
thác trên sông, kênh, gạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra
đảo, nối các đảo thuộc nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

được tổ chức, quản lý, khai thác giao thông vận tải.
Như vậy, giao thông đường thủy nội địa là toàn bộ hoạt động của con người
tự mình hoặc sử dụng phương tiện thủy nội địa để tiến hành các hoạt động trên
đường thủy nội địa.

GVHD: Võ Duy Nam

18

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

1.2.2. Một số định nghĩa liên quan trong giao thông đường thủy nội địa
* Hoạt động giao thông đường thủy nội địa là hoạt động của người, phương
tiện tham gia giao thông, vận tải đường thủy nội địa; quy hoạch phát triển; xây
dựng; khai thác; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và quản lý
nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.
* Công trình giao thông đường thủy nội địa bao gồm: luồng chạy tàu, thuyền,
âu thuyền, kè, đập (trừ kè, đập thủy lợi), cảng, bến, kho bãi, phao tiêu báo hiệu và
các công trình thiết bị phụ trợ khác.
* Cảng, bến chuyên dùng là cảng (bến) xếp, dở hàng hóa, vật tư phục vụ cho
dây chuyền sản xuất, không có chức năng kinh doanh, xếp, dở hàng hóa.
* Vùng nước cảng, bến thủy nội địa bao gồm: Vùng nước trước cảng, bến;
vùng neo đậu; vùng chuyển tải và vùng dẫn từ vùng nước trước cảng, bến đến luồng
chạy tàu, thuyền.
* Luồng rộng là luồng có chiều rộng dãi tàu chạy lớn hơn hoặc bằng 5 lần
chiều dài của phương tiện, tại vị trí phương tiện đó đang hoạt động.

* Luồng hẹp là luồng có chiều rộng dãi tàu chạy nhỏ hơn 5 lần chiều dài của
phương tiện, tại vị trí phương tiện đó đang hoạt động.
* Luồng chạy tàu thuyền: là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo
hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại trong suốt, an toàn.
* Hành lang bảo vệ luồng là phần giới hạn của vùng nước hoặc dải đất dọc
hai bên đường để lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng và bảo đảm an toàn giao thông.
* Thanh thải là việc loại bỏ các vật chướng ngại trên đường thủy nội địa.
* Phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động
cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.
* Phương tiện thô sơ là phương tiện không có động cơ chỉ duy chuyển bằng
sức người hoặc sức gió, sức nước.
* Bè là phương tiện được kết ghép lại bằng sức tre, nứa, gổ, hoặc các vật nổi
khác để chuyển đi hoặc dùng làm phương tiện vận chuyển tạm thời trên đường thủy
nội địa.
* Hoán cải phương tiện là việc thay đổi tính năng, kết cấu, công dụng của
phương tiện.
GVHD: Võ Duy Nam

19

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

* Âu tàu: là công trình chuyên dùng dâng nước, hạ nước để đưa phương tiện
qua nơi có mực nước chênh lệch trên đường thủy nội địa.
* Vạch dấu mớn nước an toàn là vạch đánh dấu trên phương tiện để giới hạn
phần thân phương tiện được phép chìm trong nước khi hoạt động.

* Thuyền viên là người làm việc theo chức danh quy định trên phương tiện
không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng
công suất máy chính trên 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người.
* Thuyền trưởng là chức danh của người chỉ huy cao nhất trên phương tiện
không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng
công suất máy chính trên 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người.
* Người lái phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện không có
động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc phương tiện có đông cơ tổng công suất
máy chính đến 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở đến 12 người hoặc bè.
* Phương tiện đi đổi hướng nhau là hai phương tiện đi ngược hướng nhau mà
từ phương tiện của mình nhìn thấy mũi phương tiện kia thẳng trước mũi phương
tiện của mình.
* Đoàn lai là đoàn gồm nhiều phương tiện được ghép với nhau, di chuyển
nhờ phương tiện có động cơ chuyên lai kéo, lai đẩy hoặc lai áp mạn.
* Đoàn lai hỗn hợp là đoàn lai được ghép thành đội hình có ít nhất hai trong
ba phương thức lai kéo, lai đẩy, lai áp mạn.
* Trọng tải toàn phần của phương tiện là khối lượng tính bằng tấn của hàng
hóa, nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước trong khoan két, lương thực, thực phẩm, hành
khách và hành lý, thuyền viên và tư trang của họ.
* Sức chở người của phương tiện là số lượng người tối đa được phép chở
trên phương tiện, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và trẻ em dưới một tuổi.
* Mạn được gió của thuyền là mạn có hướng gió thổi vào cánh buồm chính.
* Hoa tiêu đường thủy nội địa (sau đây gọi là hoa tiêu) là người tư vấn, giúp
thuyền trưởng điều khiển phương tiện hành trình an toàn.
* Người vận tải là tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện để vận tải người,
hàng hóa trên đường thủy nội địa.

GVHD: Võ Duy Nam

20


SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

* Người kinh doanh vận tải là người vận tải giao kết hợp đồng vận tải hàng
hóa, hành khách với người thuê vận tải để thực hiện việc vận tải hàng hóa, hành
khách mà có thu cước phí vận tải.
* Người thuê vận tải là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải hàng hóa,
hành khách với người kinh doanh vận tải.
* Người nhận hàng là tổ chức, cá nhân có tên nhận hàng ghi trên giấy vận
chuyển.
* Hành lý là vật dụng, hàng hóa của hành khách mang theo trong cùng
chuyến đi, bao gồm hành lý xách tay và hành lý ký gửi.
* Bao gửi là hàng hóa gửi theo bất kỳ phương tiện chở khách nào mà người
gửi không đi cùng trên phương tiện đó.
1.2.3 Nguyên tắc hoạt động của giao thông đường thủy nội địa
* Hoạt động giao thông đường thủy nội địa
- Phương tiện thủy nội địa bao gồm:
+ Tàu, thuyền có động cơ hoạt động không có động cơ;
+ Bè mang
+ Các cấu trúc nổi được sử dụng vào mục đích giao thông, vận tải hoặc kinh
doanh dịch vụ trên đường thủy nội địa.
+ Đậu là phương tiện đứng yên nhờ neo hoặc các dây chằn buộc khác.
Đò là loại phương tiện thủy cở nhỏ dùng để chở hành khách, hàng hóa,
chuyển động bằng chèo, buồm, dây kéo hoặc bằng máy công suất không quá 15CV,
trọng tải không quá 5 tấn hoặc dưới 13 khách được thiết kế và đóng theo tiêu chuẩn
kỹ thuật hoặc theo kinh nghiệm dân gian.

+ Đò ngang là đò vận chuyển hành khách, hàng hóa ngang qua sông, kênh.
+ Đò dọc là đò vận chuyển hành khách, hàng hóa đi dọc sông, kênh, hồ,
khoảng cách không quá 10 km.
+ Đò màn là phương tiện cập vào tàu khách để đón, trả hành khách trong khi
tàu khách đang hành trình.

GVHD: Võ Duy Nam

21

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

- Phương tiện thủy gia dụng là phương tiện chỉ phục vụ cho cá nhân, gia
đình, không tham gia kinh doanh vận tải, có trọng tải không quá 5 tấn hoặc công
suất máy không quá 15 CV.
- Phương tiện cơ giới là phương tiện di chuyển bằng động cơ.
- Phương tiện thô sơ là phương tiện dùng sức người, vật, gió, làm động lực
để duy chuyển.
- Đoàn tàu lai kéo là đoàn tàu được liên kết với nhau bằng các phương tiện
làm nhiệm vụ kéo (gọi là tàu kéo) và các phương tiện bị đẩy.
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy, Luật đường thủy nội địa
quy định chủ thể tham gia giao thông đường thủy bao gồm người và phương tiện
tham gia giao thông như sau:
- Thuyền viên: Điều 22 Luật đường thủy nội địa quy định thuyền viên trên
phương tiện phải có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn đúng với chức danh, phù hợp
với loại phương tiện do Bộ giao thông vận tải quy định và phải được cơ quan quản

lý Nhà nước chuyên ngành đăng ký vào danh bạ thuyền viên (thuyền viên làm
nhiệm vụ an ninh, quốc phòng do Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ quy định).
- Người điều khiển phương tiện thủy gia dụng: Nếu hoạt động trên tuyến
đường thủy nội địa phải học tập pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và được
cấp giấy chứng nhận.
Pháp luật nghiêm cấm các hành vi của người tham gia giao thông đường thủy
nội địa:
+ Sức khỏe không đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ theo quy định:
+ Trong máu có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá 50mg/100ml máu hoặc
25mg/ lít khí thở hoặc các chất kích thích khác.
- Phương tiện tham gia giao thông: Các phương tiện tham gia giao thông (trừ
phương tiện gia dụng phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn kỹ thuật
ngành) và phải có các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa;
+ Danh bạ thuyền viên: Trường hợp gia đình sống trên phương tiện phải có
sổ hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú;
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật;
GVHD: Võ Duy Nam

22

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

+ Giấy phép vận tải trên đường thủy nội địa (đối với phương tiện kinh doanh
vận tải);
+ Số đăng ký và tên phương tiện phải được kẻ bằng sơn theo đúng quy định;

+ Phương tiện chỉ được phép khai thác đúng với công dụng, vùng hoạt động,
tuyến luồng đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép, cấm phương tiện chuyên chở
hàng hóa giấu chở hàng hóa hoặc chở hành khách quá số lượng quy định. Về mùa lũ
phải giảm tải đến mức không nguy hiểm để tránh tai nạn có thể xảy ra.
+ Đối với tàu khách: Tàu khách và đò dọc phải có danh sách hành khách.
Tàu khách phải đảm bảo tiêu chuẩn chổ ngồi theo quy định. Lối đi lại của hành
khách phải dễ dàng, thuận tiện. Không được để người ngồi trên mui và hai bên mạn
phương tiện. Tàu khách và đò dọc phải có nội quy an toàn. Trước khi khởi hành,
thuyền trưởng hoặc người lái đò phải phổ biến nội quy và cách sử dụng các trang bị
an toàn cho hành khách biết.
Đối với bến cảng, bến thủy nội địa ( trừ cảng, bến quân sự có quy định riêng)
phải có đủ hồ sơ thủ tục và phải được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;
phải được ghi vào danh bạ cảng, bến thủy nội địa theo quy định của Bộ Giao thông
vận tải, đó là:
+ Cảng, bến thủy nội địa phải có các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông, an toàn kỹ thuật, phòng chống cháy, nổ, trật tự, an toàn khu vực và phòng
ngừa ô nhiễm môi trường;
+ Cảng, bến thủy nội địa phải có phao tiêu báo hiệu xác định phạm vi vùng
nước, có đủ chỗ cho phương tiện buộc dây, đậu đỗ an toàn.
+ Cầu tàu phải có đệm chống va, có đủ cột bích; có cầu thang cho người lên
xuống. Các bến đò phải có cầu cho hành khách lên xuống. Ban đêm cầu tàu và bến
phải có đủ ánh sáng.
+ Các thiết bị xếp dở hàng hóa phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.
* Trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa thì cá nhân, cơ quan, tổ
chức phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Hoạt động giao thông đường thủy nội địa phải bảo đảm thông suốt, trật tự,
an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi
ích quốc gia.
GVHD: Võ Duy Nam


23

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa là trách nhiệm của
toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp
tham gia giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, an toàn của
phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; đào tạo; nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho
người tham gia giao thông đường thủy nội địa; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp
luật.
- Phát triển giao thông đường thủy nội địa phải theo quy hoạch, kế hoạch và
đồng bộ.
- Quản lý hoạt động giao thông đường thủy nội địa được thực hiện thống
nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đồng thời có
sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp.
1.3 Quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường thủy nội địa
1.3.1 Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội
địa
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là những
hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về giao thông đường
thủy nội địa một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:

- Vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao
thông đường thủy nội địa;
- Vi phạm quy định về phương tiện thủy nội địa;
- Vi phạm quy định về thuyền viên, người lái phương tiện;
- Vi phạm quy định về quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện;
- Vi phạm quy định về hoạt động của cảng, bến thủy nội địa và vận tải đường
thủy nội địa.
1.3.2 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
thủy nội địa

GVHD: Võ Duy Nam

24

SVTH: Huỳnh My


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu

- Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội
địa phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội
địa phải được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính,
Nghị định này và phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu
quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp
luật.
- Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường thủy nội địa khi có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội

địa phải do người có thẩm quyền quy định tại Nghị định này thực hiện.
- Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội
địa chỉ bị xử phạt một lần.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng
hành vi vi phạm; nếu hình thức xử phạt là phạt tiền thì được cộng lại thành mức
phạt chung và người có thẩm quyền xử phạt chỉ ra một quyết định xử phạt.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người
vi phạm điều bị xử phạt.
- Khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức
độ vi phạm, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 8 và Điều 9 của
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
- Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp
thiết, phòng vệ chính đáng, sự cố bất ngờ, bất khả kháng hoặc vi phạm hành chính
trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
1.3.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường thủy nội địa
* Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 500.000 đồng;
GVHD: Võ Duy Nam

25

SVTH: Huỳnh My


×