Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

các cách xưng hô trong tiếng nùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.19 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM NGỌC THƯỞNG

CÁC CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG NÙNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 1998



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xing cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Phạm Ngọc Thưởng

3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 3
MỤC LỤC .................................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. .................................................................................7
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. ...........................................................................8


3.Ý NGHĨA KHÔA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ . ...................................................10
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.......................................10
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. ........................................................12
6.GIẢ THIẾT KHÔA HỌC CỦA ĐỀ TÀI. ......................................................................13
7.LỊCH SỬ VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. ......................................................13
8. CÁI MỚI CỦA LUẬN ÁN. ...........................................................................................15
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN. .......................................................................................15

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỚ LÝ THUYẾT VỀ XƯNG HÔ ............................. 16
1.1.KHÁI NIỆM XƯNG HÔ ............................................................................................16
1.2. NHỮNG CHỨC NĂNG CỦA TỪ XƯNG HÔ..........................................................18
1.2.1. CHỨC NĂNG ĐỊNH VỊ CỦA TỪ XƯNG HÔ. .................................................18
1.2.2. CHỨC NĂNG CHIẾU VẬT CỦA TỪ XƯNG HÔ............................................22
1.2.3. CHỨC NĂNG THỂ HIỆN QUAN HỆ LIÊN CÁ NHÂN. .................................27
1.3. CÁC NGỮ VỰC* CHI PHỐI CÁCH SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ. ..........................32
1. 3.1. VAI GIAO TIẾP VÀ VỊ THẾ XÃ HỘI CỦA NHÂN VẬT GIAO TIẾP. ..........32
1.3.2. TÍNH QUI THỨC (FOKMAL) VÀ KHÔNG QUI THỨC (INFOKMAL) CỦA
NGỮ CẢNH GIAO TIẾP. .............................................................................................38
1.4. CÁC PHƯƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ. ........................................................40
1.4.1. ĐẠI TỪ XƯNG HÔ. ...........................................................................................40
1.4.2. DANH TỪ CHỈ NGƯỜI DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ...............................................44

4


1.4.3. DANH TỪ CHỈ CHỨC NGHIỆP ĐỂ XƯNG HÔ. ............................................46
1.4.4. HỌ VÀ TÊN RIÊNG CỦA NGƯỜI DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ. ............................47

CHƯƠNG 2: CÁCH XƯNG HÔ BẰNG ĐẠI TỪ TRONG TIẾNG NÙNG ....... 54
2.1. DANH SẮCH ĐẠI TỪ XƯNG HÔ TIẾNG NÙNG .................................................55

2.2. ĐẠI TỪ XƯNG HÔ NGÔI THỨ NHẤT SỐ ÍT .......................................................57
2.2.1. ĐẠI TỪ CAU. .....................................................................................................59
2.2.2. ĐẠI TỪ LẠI. .......................................................................................................65
2.2.3. ĐẠI TỪ KHỎI LAI. ............................................................................................66
2.2.4. ĐẠI TỪ NGÒ. .....................................................................................................67
2.3. ĐẠI TỪ XƯNG HÔ NGÔI THỨ HAI SỐ ÍT. ..........................................................69
2.3.1. ĐẠI TỪ MƯNG ..................................................................................................71
2.1.2. ĐẠI TỪ NÌ. .........................................................................................................72
2.3.3. ĐẠI TỪ CAU ......................................................................................................74
2.4. ĐẠI TỪ XƯNG HÔ LƯỠNG NGÔI .........................................................................75
2.4.1. ĐẠI TỪ LÀU ......................................................................................................75
2.4.2. ĐẠI TỪ HAU ......................................................................................................78

CHƯƠNG 3: CÁCH XƯNG HÔ BẰNG DANH TỪ THÂN TỘC TRONG
TIẾNG NÙNG ........................................................................................................... 81
3.1. XƯNG NOỌNG (EM) TRONG GIA TỘC NGƯỜI NÙNG .....................................83
3.2. XƯNG HÔ GIỮA DÂU, RỂ VỚI CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA TỘC NÙNG:
............................................................................................................................................85
3.2.1. XƯNG HÔ KHI DÂU, RỂ CHƯA CÓ CON. ....................................................86
5.2.2. XƯNG HÔ KHI DÂU, RỂ CÓ CON. .................................................................91
3.3. XƯNG HÔ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI NÙNG. ............96
3.3.1. XƯNG HÔ GIỮA VỢ CHỒNG KHI CHƯA CÓ CON. ....................................96
3.3.2. XƯNG HÔ GIỮA VỢ CHỒNG KHI CÓ CON. ................................................98

5


3.3.3. XƯNG HÔ GIỮA VỢ CHỒNG KHI CÓ CHÁU.............................................100
3.4. XƯNG HÔ GIỮA ANH, CHỊ VÀ EM TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI NÙNG .......102
3.4.1. XƯNG HÔ KHI ANH, CHỊ - EM CÒN NHỎ VÀ CHƯA CÓ GIA ĐÌNH

RIÊNG. ........................................................................................................................103
3.4.2.XƯNC HÔ GIỮA ANH, CHỊ - EM Ở TUỔI KHÔN LỚN VÀ CÓ GIA ĐÌNH
RIÊNG . ......................................................................................................................105
3.5. XƯNG HÔ GIỮA CHA MẸ VÀ CON TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI NÙNG........109
3.5.1. KHI CON CÁI CÒN NHỎ................................................................................ 110
3.5.2. KHI CON CÁI KHÔN LỚN ............................................................................. 113
3.6. XƯNG HÔ GIỮA ÔNG BÀ VÀ CHÁU TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI NÙNG. .... 115

CHƯƠNG 4: CÁCH XƯNG HÔ NGOÀI XÃ HỘI Ở NGƯỜI NÙNG ............. 121
4.1. XƯNG HÔ TRONG VÀ SAU ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI NÙNG. ........................121
4.1.1. XƯNG HÔ TRONG ĐÁM CƯỚI.....................................................................121
4.1.2. XƯNG HÔ SAU ĐÁM CƯỚI. .........................................................................125
4.2. XƯNG HÔ TRONG DÂN CA CỦA NGƯỜI NÙNG..............................................128
4.3. XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CỦA NGƯỜI NÙNG. ................131
4.3.1. XƯNG HÔ TRONG NGHỀ THEN ..................................................................135
4.3.2. XƯNG HÔ TRONG GIỚI THẦY MO .............................................................136

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 144
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 157

6


MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
1.1. Vấn đề ngôn ngữ trong quan hệ với văn hóa của các dân tộc là vấn đề đang được
thể giới quan tâm. Vấn đề dạy tiếng Việt chô học sinh các dân tộc ít người đang là vấn đề
nóng bỏng của giáo dục nước ta hiện nay.

Ngày 03 thâng 02 nám 1997, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có thông tư số 01 hướng dẫn
việc dạy tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số. Thông tư có đoạn viết, “Sở Giáo dục - đào
tạo các tỉnh, thành phố có đồng bào các dân tộc thiểu số chịu trách nhiệm phối họp với các
cơ quan chức năng của Bộ để cụ thể hóa xây dựng chương trình chô phù họp với từng thứ
tiếng và biên soạn tài liệu, đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc..." [15,4]
Theo chúng tôi nghĩ, muốn xây dựng được chương trình, tài liệu dạy tiếng nói và chữ
viết dân tộc thiểu số chô phù họp với từng dân tộc thì đòi hỏi đầu tiên là phải hiểu được
phông tục, tập quán, văn hóa truyền thống cũng như ngôn ngữ của dân tộc mà mình trực tiếp
giảng dạy. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải xây dựng được tài liệu giảng dạy đúng với
ngôn ngữ của từng dân tộc. Có như vậy việc dạy tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số mới
mang lại kết quả cao.
1 .2. Ngay từ năm 1961, chúng ta đã có "Phương án chữ Tày - Nùng" [86]. Theo đó,
sắch dạy chữ Tày - Nùng [135], [137] chô học sinh dân tộc Tày và Nùng được xuất bản và
dạy trong các trường học. Tuy nhiên việc gom những đặc điểm phổ biến của hai ngôn ngữ
Tày và Nùng để trở thành một ngôn ngữ, một chữ viết để giảng dạy chô học sinh dân tộc
Tày và dân tộc Nùng đã không thu được kết quả như mong muốn. Đó cũng là một trong
những nguyên nhân tan rã của phông trào học chữ Tày - Nùng. Giải thích điều này, Hôàng
Tuệ đã phát biểu, "Thiết tưởng cần rút ra những kinh nghiệm thích đáng trong quan niệm về
"tiếng Tày - Nùng". Trong quan niệm này, phải chăng đã có sự chú trọng thiên lệch về sự
đồng dạng cấu trúc của tiếng Tày và tiếng Nùng, mà ít có quan tâm cần thiết đển những yếu
tố văn hóa, tâm lý dân tộc... của những cộng đồng tuy có giống nhau nhưng thực sự vẫn là
khác nhau ấy?"! [112,8]

7


Trong lịch sử phát triển của mình "Người Nùng, người Tày sống bên nhau, rất gần gũi
nhau về ngôn ngữ, văn hóa, phông tục tạp quán và do đó rất dễ hôà hợp với nhau" [62,22].
Tuy nhiên, sự "gần gũi" và "là một" là hai khái niệm khác nhau. Để phân biệt cần phải có
những công trình nghiên cứu nghiêm túc, dài hơi. Nhưng một điều chắc chắn rằng, xu

hướng coi văn hóa cũng như ngôn ngữ của dân tộc Tày và dân tộc Nùng là một để tìm hiểu,
nghiên cứu sẽ không giúp chúng ta hiểu đươc những đặc trưng văn hóa, ngôn ngữ của hai
dân tộc này. Đúng như Mông Ký SLay nhận xét, "Không thể gắn đặc trưng văn hôá, ngôn
ngữ vốn chỉ có ở dân tộc này thành của cả hai dân tộc, dẫu chô chúng có những nét văn hôá
gần gũi nhau như dân tộc Tày và dân tộc Nùng." [97, 3].
Nhítn nói về cuốn sắch của mình, Lục Văn Páo đa xác nhận một thực tế "Việc xây
dựng tiếng chữ Tày - Nùng thống nhất trước đây đã làm một số người lăn lộn : nhiều lĩnh
vực thuộc văn hôá Tày được đồng nhất coi như văn hôá Nùng và ngược lại. Nên không thấy
được tính dân tộc người và thích đặc thù địa phương của . Vì vậy, trong điều kiện hiện nay,
chúng tôi thấy làm rõ sự khác nhau đó là cần thiết và có lợi chô việc hiểu thấu đáo các nền
văn hôá dân tộc”[80, 6].
Đã đển lúc chúng ta cần có một cái nhìn rạch ròi hơn về văn hôá cũng như ngôn ngữ
của dân tộc Tày và dân tộc Nùng. Có như vậy chúng ta mới có thể nhìn nhận, phán ánh
đúng hơn đối tượng được tìm hiểu, nghiên cứu.
1 .3. Hệ thống từ xưng hô, các cách xưng hô trong tiếng Nùng rất phông phú, đa dạng.
Nghiêu cứu từ xưng hô tiếng Nùng không những giúp chúng ta nắm bắt được những đặc
điểm ngôn ngữ (ở đây là cách xưng hô) của người Nùng mà còn hiểu được những ứng xử
văn hôá - ngôn ngữ của người Nùng qua cách xưng hô. Đây cũng là vấn đề mà nhiều công
trình nghiên cứu về ngôn ngữ cũng như văn hôá của người Nùng còn bỏ ngỏ.
Xuất phát từ tình hình nghiên cứu văn hôá, ngôn ngữ của dân tộc Tày và dân tộc Nùng
như vừa nêu trên, đề tài "Các cách xưng hô trong tiếng Nùng" nhằm giới thiệu những đặc
điểm riêng biệt trong xưng hô của người Nùng. Đề tài này sẽ góp thêm một tiếng nói, một
cách nhìn về văn hôá, ngôn ngữ của dân tộc Nùng trong mối quan hệ với dân tộc Tày.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
2.1.Giao tiếp bằng ngôn ngữ, nhất là giáo tiếp bằng hội thoại có đặc điểm là người nói
và người nghe không thể trốn, không thể tránh mặt ngay trong diễn ngôn (ngôn bản, lời
nói). Có nghĩa là xưng hô là yếu tố đầu tiên mà người hội thoại phải dùng và là yêu tố đầu

8



tiên (đập vào mắt hay tai) của người ngoài cuộc (bysfanders) chứng kiến cuộc thoại. Qua
các yếu tố người nói dùng để tự xưng - tức đưa mình vào trong diễn ngôn - và yếu tố hô tức người nói dùng để đưa người nghe đương diện của mình vào diễn ngôn mà cuộc giao
tiếp mới diễn ra một cách bình thường. Cũng qua chúng, quan hệ giao tiếp - từ quan hệ vai
đối thoại đển các quan hệ liên cá nhân được thiết lập và các cuộc hội thoại thường bị quyết
định bởi cách xưng hô mà người nói muốn đặt ra trong trò chuyện. Xưng hô chô đúng, xưng
hô chô hay sẽ góp phần làm tăng hiệu qủa của lời ăn tiếng nói. Xưng hô không đúng sẽ gây
nên những hậu qủa hết sức tai hại.
2.2.Vấn đề xưng hô mặc dầu đã được ngôn ngữ học chú ý từ lâu nhung do ảnh hưởng
của chủ nghĩa cấu trúc, nhiều nhà nghiên cứu chỉ chú ý đển các đại từ, trong đó nhập đại từ
chỉ ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai với đại từ chỉ ngôi thứ ba làm một. Tuy đã có nhiêu tác giả
chú ý đển cách sử dụng các từ chỉ quan hệ thân thuộc lâm thời như đại từ nhưng quan điểm
xem đại từ đóng vai trò trung tâm trong xưng hô là quan điểm chi phối việc nghiên cứu các
từ xưng hô.
Với sự phải triển của ngôn ngữ học theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong hôạt động
hành chức, trước hết là hành chức trong giao tiếp, vấn đề xưng hô được xem xét trong phạm
vi rộng hơn, không còn là vấn đề thuần túy ngôn ngữ học mà còn là vấn đề của ngữ dụng
học, của xã hội ngôn ngữ học, của vấn đề ngôn ngữ học xuyên văn hôá. Trước hết lý thuyết
hội thoại đã rọi nhiều ánh sáng từ đó định ra nhiều hướng tìm hiểu mới chô việc nghiên cứu
từ xưng hô.
2.3. Nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ đã vận dụng những thành tựu của các ngành học
mới kể trên để nghiên từ xưng hô tiếng Viêt và đã thu được nhiều kết qủa tốt. Đó là các
công trình của Nguyễn Văn Chiến [30], [33], của Hôàng Anh Thi, [109], của Nguyễn Minh
Thuyết và Kim Young Soa [113]... Ngược lại, từ xưng hô trong tiếng Nùng chưa có cách
tiếp cận và được nghiên cứu một cách thôả đáng. Vì thể, chúng tôi vận dụng cơ sở lý thuyết
của dụng học, của hội thoại, của xã hội ngôn ngữ học để nghiên cứu từ xưng họ tiếng Nùng
một cách toàn diện.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể chứng minh rằng, xưng hô không chỉ quyết
định bằng “ngôi” tức vai giao tiếp và một số nhân tố có tính chất biểu thị thái độ như tuổi,

trọng, khinh...v.v...mà xưng hô còn chịu chi phối của chức năng trong đó quan trọng nhất là
định khung quan hệ, sự chi phối của các quan hệ liên cá nhân, rõ nhất là nhân tố quyền tực ở

9


trục dọc (power) và nhân tố khôảng cách (còn gọi là thân hữu-solidarity), nhân tố ngữ
vực.v.v...Mặt khác không chỉ dùng các đại từ mà còn dùng các yếu tố khác, đặc biệt trong
tiếng Nùng, tiếng Việt...thì yếu tố khác lại quyết định hơn là các đại từ thực sự đó là từ chỉ
quan hệ thân hữu các từ chỉ chức vụ, cá tên riêng và sự phối hợp các nhân tố đó với nhau để
có được nhưng cách xưng hô cụ thể trong từng ngữ cảnh cụ thể.

3.Ý NGHĨA KHÔA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ .
3.1.Luận án sẽ có đóng góp nhất định vào công việc điều chỉnh một số khái niệm ngôn
ngữ lý thuyết vốn được xuất phát từ các loại hình ngôn ngữ của châu Âu như cách quan
niệm đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, đại từ nhân xưng ngôi thứ hai và đại từ ngôi thứ ba.
- Hướng nghiên cứu của luận an có thể giúp nhiều nhà nghiên cứu có quan niệm rạch
ròi hôn vế ngôn ngữ cũng như văn hôá của người Nùng.
Vấn đề mà luận án đề cập là một vấn đề mới. Điều đó thể hiện ở chỗ đây là một luận
án đầu tiên bàn về vấn đề ngôn ngữ dân tộc thiểu số dưới ánh sáng của lý thuyết dụng học.
Cách làm này gợi mở chô chúng ta một hướng nghiên cứu mà sự phông phú về tư liệu của
các chỉn tộc thiểu số ở nước ta là vô tận. Cách tiếp cận này cùng với cách tiếp cận truyền
thống theo hướng mô tả cấu trúc các ngôn ngữ dân tộc chô thấy khu vực này đang là một
vùng trống trong nghiên cứu ngôn ngữ - văn hôá ở nước ta.
3.2.Đề tài này sẽ góp phần nhỏ bé vào việc bảo toàn và phát triển giá trị văn hôá của
dân tộc, góp phần vào thực hiện chủ trương chỉnh sắch của Đảng và Nhà nước, cụ thể là vấn
để giáo dục Sơng ngữ trong những năm tới đây. Những thành công của luận án sẽ góp phần
vào công việc biên soạn tài liệu, chương trình giảng dạy tiếng Việt chô người Nùng, tiếng
Nùng chô người Nùng theo thông tư số 01, của Bộ giáo dục - đào tạo [15]


4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
4.1. Xưng hô không chỉ bằng các đại từ nhân xưng. Trong tiếng Việt, tiếng Nùng và
nhiêu ngôn ngữ khác các danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức vụ, các tên riêng...có thể dùng
làm từ xưng hô. Các phương tiện xưng hô đó có thể kết hợp với nhau thành các cụm từ, các
ngữ xưng hô. Ví dụ: Kính thưa giáo sư Nguyễn Tài Cẩn. Ở cụm từ xưng hô này có sự kết
hợp của danh từ chỉ chức vụ (giáo sư) + họ và tên đệm (Nguyễn Tài) + tên riêng (Cẩn ).
Chúng tôi gọi các phương tiện được dùng làm từ xưng hô bằng cụm từ : từ xưng hô. Luận
án của chúng tôi nghiên cứu những phương tiện xưng hô trong tiếng Nùng.

10


4.2. Theo tác giá [62], "Tộc danh Nùng chắc chắn là bắt nguồn từ tên dòng họ Nùng,
một trong bốn dòng họ đông người, có thể tực lớn là Nùng, Hôàng, Chu, Vy ..." [62,31].
Dân tộc Nùng có nhiều nhóm tùy theo đặc điểm trang phục hay địa danh cư trú của tổ tiên
trước khi định cư ở Việt Nam mà có những phụ danh khác nhau như Nùng An, Nùng Inh,
Nùng Quí Rỉn, Nùng Cháo... Giải thích về các tên gọi khác nhau của các nhóm Nùng, Lã
Văn Lô viết "Nhiều bộ phận người Nùng còn mang theo nhũng tên quê hương cũ của họ
như Nùng Phạn Slình, quê ở Vạn - Thành - Chân, Nùng Cháo, quê ở Long Châu, Nùng Slìn,
quê ở Sùng - thiện, Nùng Inh , quê ở Long anh, Nùng Lòi, quê ở Hạ - lôi, Nùng Quí Rỉn,
quê ở Qui - Thuận..." [62,31]
Ở luận án này, chúng tôi chỉ nghiên cứu các cách xưng hô trong tiếng Nùng Cháo ở
địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Hạn chế như vậy là vì tiếng Nùng Cháo ở Lạng Sơn là một phương
ngữ của tiếng Nùng mà tôi đã được tiếp xúc và am hiểu từ lâu. Dĩ nhiên khi nghiên cứu về
xưng hô trong tiếng Nùng Cháo chúng tôi sẽ cố gắng so sánh với các từ liệu phương ngữ
không thuộc Nùng Cháo. Từ đây, khi chúng tôi nói từ xưng hô trong tiếng Nùng thì được
hiểu là từ xưng hô trong tiếng Nùng Cháo.
4.3. Cấu trúc tổng quát của một cuộc thoại bao gồm: đoạn thoại mở đầu, thân thoại, và
đoạn thoại kết thúc. Ở luận án này, chúng tôi chỉ nghiên cứu các từ xưng hô trong đoạn
thoại mở đầu.

4.3.1. Đoạn thoại mở đầu là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc hội thoại. Nó bao
hàm các lượt nói chô phép các nhân vật giao tiếp tiếp xúc với nhau và đặt quan hệ chô cuộc
thoại. V.Kalimeyer cũng nhìn thấy ở đoạn mở đầu một tầm quan trọng lớn, vì từ đây, "tất cả
các bình diện của tương tác được xác định một cách chặt chẽ hay ít ra là lâm thời để tạo ra
một cơ sở chô sự tiến triển của sự kiện" [Dẫn theo 47,2).
4.3.2. Ở đoạn mở đầu nhân vật giao tiếp dùng các từ xưng hô tiêu biểu nhất, để quan
sát nhất do chưa chịu ảnh hưởng của những biến động trong cuộc thoại tác động đển. Bởi vì,
trong nhiều cuộc thoại, các nhân vật giao tiếp có sự thay đổi từ xưng hô so với cách xưng hô
ban đầu. Có thể thay đổi từ xưng hô theo hướng tích cực - từ khôảng cách xa đển khôảng
cách gần và ngược lại, thay đổi từ xưng hô theo hướng tiêu cực - từ khôảng cách gần, thân
thiện đển xa cách. Chúng tôi sẽ nói rõ hơn vấn đề này ở mục 1.2.3. Tuy nhiên chúng tôi
không nghiên cứu sự vận động và biến đổi của từ xưng hô trong cuộc thoại mà chỉ nghiên
cứu từ xưng hô theo những phương diện được trình bày trong lý thuyết (chương 1).

11


5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
5.1. Chúng tôi chọn những địa bàn có đông dân cư người dân tộc Nùng Cháo sinh
sống trong tình Lạng Sơn như huyện Chi Lăng, huyện Văn Lãng, huyện Tràng Định... làm
địa bàn điển dã. Đển những điểm điền dã nói trên chúng tôi quan sát, phỏng vấn và ghi âm
các cuộc thoại của người Nùng. Từ đó, thống kê các từ xưng hô, các cách xưng hô được
người Nùng sử dụng trong hội thoại.
Chúng tôi mở rộng đối tượng quan sát và phỏng vấn: từ các cháu thiếu niên đển các
anh chị thanh niên và các cụ già. Đặc biệt, chúng tôi quan tâm khai thác ở các thầy Mo, thầy
Tào, các bà Then... vì họ là rông lóp "trí thức" dân tộc. Họ am hiểu phông tục tập quán của
dân tộc mình.
Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu xưng hô, cách xưng hô của người Nùng qua cứ liệu
văn học dân gian, nhằm khẳng định các cách xưng hô đó không chỉ được người Nùng sử
dụng trong giao tiếp hàng ngày mà còn được sư dụng trong văn học nghệ thuật để diễn đạt

tư tưởng tình cảm cũng như các mối quan hệ của người Nùng.
Người thực hiện đề tài nghiên cứu này là người Xứ Lạng. Từ nhỏ tôi đã được nghe,
lớn lên hiểu và biết tiếng nói dân tộc Nùng trên mảnh đất quê hương mình. Đó là điều may
mắn và giờ đây là một thuận lợi vô cùng to lớn để tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
5.2. Các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm cấu trúc đã giải quyết các vấn để ngôn ngữ
trên quan điểm hệ thống. Vận dụng phương pháp hệ thống để nghiên cứu từ xưng hô, chúng
tôi tiến hành miêu tả, phân tích cách dùng các từ xưng hô theo từng hệ thống, từng nhóm
như hệ thống đại từ, hệ thống danh từ thân tộc, hệ thống danh từ chỉ chức nghiệp được dùng
làm từ xưng hô... Tuân thủ phương pháp hệ thống, chúng tôi xem xét các từ xưng hô trong
mối quan hệ với các yếu tố khác như nhân vật giao tiếp, ngữ cảnh giao tiếp...
5.3. Phương pháp so sánh đối chiếu được chúng lôi sử dụng để làm nổi bạt đặc điểm từ
xưng hô, các cách xưng hô trong tiếng Nùng. Chúng tôi chọn tiếng Nùng làm ngôn ngữ cần
phân tích, làm sáng tỏ. Bên cậnh đó chúng tôi chọn tiếng Việt làm ngôn ngữ công cụ để đối
chiếu. Chúng tôi khẳng định rằng: phương pháp so sánh đối chiếu chỉ là một trong những
phương pháp chúng tôi sử dụng để nghiên cứu từ xưng hô tiếng Nùng. Mục đích chỉnh của
luận án không phải so sánh, đối chiếu hai hệ thống ngôn ngữ. Phương pháp so sánh, đối
chiếu được sử dụng trong những trường hợp cần thiết nhằm làm sáng tỏ hơn đặc điểm xưng
hô trong tiếng Nùng. Chúng tôi chọn tiếng Việt vùng đồng bằng Bắc bộ làm ngôn ngữ công

12


cụ để đối chiếu với tiếng Nùng, nhằm chỉ ra những đặc thù trong xưng hô của tiếng nùng.
Bên cậnh đó, một số phương ngôn của tiếng Việt như phương ngôn Nghệ An, phương ngôn
Nam Bộ cũng là những công cụ quan trọng được chúng tôi sử dụng để so sánh đối chiếu với
tiếng Nùng.
Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, chúng tôi nhằm chỉ ra những từ xưng hô
tương đương (có/ không) giữa hai hệ thống ngôn ngữ. Trên cơ sở đó, chúng tôi chỉ ra những
sự khác nhau về sắc thái biểu cảm, phạm vi sử dụng giữa các từ xưng hô có tương đương.
Xét về phạm vi nghiên cứu đối chiếu dấu hiệu, chúng tôi tiến hành đối chiếu cấu trúc

hệ thống và đối chiếu chức năng. Đối chiếu cấu trúc hệ thống nhằm làm sáng tỏ các đặc
điểm cấu tạo, những đặc điểm giống/ khác nhau ở các từ xưng hô giữa hai hệ thống.
Đối chiếu chức năng (hôạt động) nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm hôạt động, hành chức
cũng như làm sáng tỏ chức năng và sự chuyển đổi, khả năng diễn đạt của các từ xưng hô
giữa hai hệ thống.
Như vậy, chúng tôi đối chiếu từ xưng hô ở hai phương diện: cấu trúc và chức năng.

6.GIẢ THIẾT KHÔA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.
Chúng tôi giả định rằng, việc nghiên cứu từ xưng hô tiếng Nùng dưới ánh sáng của lý
thuyết dụng học sẽ gợi mở một hướng nghiên cứu mới đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam, điều mà nhiều công trình nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số ít để ý tới.
Những kết qủa nghiên cứu của luận án có thể chứng minh rằng trong tiếng Nùng, tiếng
Việt... xưng hô không chỉ dùng đại từ mà còn dùng nhiều phương tiện khác như danh từ
thân tộc, danh từ chức nghiệp...

7.LỊCH SỬ VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Tiếng Nùng thuộc hệ ngôn ngữ Tày - Thái. Ở Việt Nam có hơn 70 vạn người sử dụng
tiếng Nùng trên hầu khắp các tỉnh thành, đông nhất là ở Lạng Sơn, Cao Bằng. Không ít nhà
nghiên cứu chô rằng Tày, Nùng nói chung một ngôn ngữ "Sự khác nhau giữa Tày và Nùng
chỉ có tính "địa phương" [ 63,59], hôặc "có thể nói, người Tày và người Nùng nói chung
một thứ tiếng" [68,7]. Xuất phát từ quan niệm đó, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu tiếng
Tày và tiếng Nùng như một ngôn ngữ chung : ngôn ngữ Tày - Nùng. Hướng tiếp cận này
giúp các nhà nghiên cứu tìm ra được những đặc điểm chung giữa tiếng Tày và tiếng Nùng.

13


Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói ở mục 1.2. việc gom những đặc điểm phố biến của hai
ngôn ngữ Tày và Nùng (như đặc điểm về sự đồng dạng cấu trúc) thành một ngôn ngữ để
nghiên cứu khiến chúng ta không thể tìm ra những đặc điểm riêng biệt trong ngôn ngữ của

những cộng đồng tuy có giống nhau nhưng thực sự vẫn là khác nhau ấy.
Trong lĩnh vực nghiên cứu từ xưng hô cũng vậy, các tác giả [68] có đề cập đển các đại
từ xưng hô tiếng Tày - Nùng và chỉ ra cách dùng một số đại từ đó. Trong công trình [68] kể
trên, chúng ta không thể tìm thấy những điểm riêng biệt của từ xưng hô tiếng Nùng đúng
như nó đang tồn tại cùng với dân tộc Nùng. Do đó, việc phân biệt tiếng Tày và tiếng Nùng
để nghiên cứu là cần thiết.
Dân tộc Nùng gồm khôảng 10 nhóm khác nhau, ở một vài đặc điểm văn hôá, ngôn ngữ
thậm chí còn phải nghiên cứu cụ thể tới từng nhóm như các công trình của mông Ký Slay
[94], của Vi Thị Bé, J.E.Saul [133]...chúng tôi nghiên cứu từ xưng hô tiếng Nùng theo
hướng tiếp cận này.
Theo những tài liệu mà chúng tôi có được, những người đầu tiên nghiên cứu về từ
xưng hô tiếng Nùng có lẽ là các tác giả J.E Saul, N.F Wilson [142], Mông Ký Slay [93].
Trong công trình “vài nhận xét về hệ thống đại từ xưng hô tiếng Nùng” [93] Mông Ký Slay
đã giới thiệu hệ thống đại từ xưng hô tiếng Nùng, cách cấu tạo số nhiều của đại từ xưng hô
tiếng Nùng...Bên cậnh đó, tác giả người bản ngữ này cũng giới thiệu và chỉ ra cách dùng
một số danh từ thân tộc được dùng làm từ xưng hô trong triếng Nùng. Tuy nhiên ở công
trình này, Mông Ký Slay mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu những nét khái quát nhất về hệ
thống đại từ nhân xưng tiếng Nùng. Vì thể, nhiều từ xưng hô, cách xưng hô như danh từ
thân tộc, danh từ chỉ chức nghiệp...hay những kiêng kị, những nhân tố chi phối cách dùng từ
xưng hô tiếng Nùng chưa được tác giả chú ý tới.
Có thể khẳng định rằng, công trình và kết quả nghiên cứu của tác giá [93] về hệ thống
đại từ xưng hô tiếng Nùng là nhũng tư liệu quí giá, tạo tiền đề thuận lợi chô hướng nghiên
cứu của chúng tôi.
Vấn đề xưng hô trong tiếng Nùng chưa được nghiên cứu nhiều. Tiếp thu thành tựu của
các tác giả đi trước, chúng tôi nghiên cứu từ xưng hô tiếng Nùng ở những bình diện sâu
rộng hơn : cấu trúc và chức năng của từ xưng hô tiếng Nùng.

14



8. CÁI MỚI CỦA LUẬN ÁN.
Luận án là côngtrlình đâu tiên miêu tả một cách toàn diện bức tranh xưng hô tiếng
Nùng. Luận án xác định những phương tiện được dùng làm từ xưng hô trong tiếng Nùng
cũng như chỉ ra các nhân tố chi phối cách sử đụng các lớp từ xưng hô đó. Ngoài ra, luận án
đã giới thiệu và mô tả được cách dùng các từ xưng hô trong tiếng Nùng.

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN.
Ngoài mở đàu và kết luận, luận án gồm 4 chương:
Chương 1 : Những cư sở lý thuyết về xưng hô.
Chương 2 : Cách xưng hô bằng đại từ trong tiếng Nùng.
Chương 3 : Cách xưng hô bằng danh từ thân tộc trong tiếng Nùng
Chương 4 : Cách xưng hô ngoài xã hội trong tiếng Nùng.
Luận án kèm theo 150 thư mục tài liệu tham khảo và 3 phụ lục.

15


CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỚ LÝ THUYẾT VỀ XƯNG HÔ

Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ. Hành vi xưng hô chỉ diễn ra trong hội thoại. Vì thể,
ở chương này, những cơ sở của lý thuyết hội thoại được chúng tôi vận dụng để nghiên cứu
từ xưng hô. Lý thuyết hội thoại sẽ soi rọi và phát hiện ra những nét đặc sắc của xưng hô mà
cách tiếp cận truyền thống chưa nhận ra được.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là từ xưng hô, các cách xưng hô trong tiếng Nùng.
Tuy nhiên, trước khi nghiên cứu miêu tả từ xưng hô, các cách xưng hô tiếng Nùng, chúng
tôi sử dụng cơ sở lý thuyết chung để tìm hiểu những đặc điểm của từ xưng hô trong tiếng
Việt như những chức năng của từ xưng hô, những ngữ vực chi phối cách sử dụng từ xưng
hô... Những đặc điểm của từ xưng hô trong tiếng Việt sẽ là cơ sở để chúng tôi so sánh, làm
nổi rõ những đặc điểm của từ xưng hô trong tiếng Nùng.


1.1.KHÁI NIỆM XƯNG HÔ
Xưng hô là một bộ phận của lời nói. Chứng ta không thể trò chuyện với nhau nếu
không xưng hô. Từ xưng hô bao gồm hai hình vị : Xưng và hô, đây cũng là tên gọi của hai
hình vị ngôn ngữ tương ứng với nhau.
Xưng là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa mình vào trong lời
nói, để người nghe biết rằng mình đang nói và mình chịu trách nhiệm về lời nói của mình.
Đó là hành động tự qui chiếu của người nói (ngôi I).
Hô là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa người nghe vào trong
lời nói C.K Orecchioni viết, "Hô được hiểu là tập hợp nhưng biểu thức; mà người nói dùng
để chỉ người đối thoại với mình" [150.15].
Như vậy, đặc điểm của xưng hô lá tất yếu phải có sự hiện diện của người nói và người
nghe. Xưng hô khác với hô gọi. Chức năng chủ yếu của hô gọi là phát ra một biểu thức
hướng vào người nghe (biểu thức này không nhất thiết là đại từ nhân xưng ) nhằm làm chô
người nghe biết rằng người hô gọi muốn thực hiện một cuộc hội thoại với anh ta. Vì thể, hô
gọi thường chỉ diễn ra một lần trong cuộc thoại. Trong trường hợp người nghe không chú ý
vào cuộc thoại, hô gọi có thể lặp đi lặp lại (thường là lúc mở đầu) với chức năng "lôi kéo"
người nghe trở lại cuộc thoại. Ví dụ:
- Này Hùng, Cậu vẫn đang nghe tớ nói đấy chứ?

16


Hô gọi là hành động của người nói. Ngược lại, xưng hô là một hành động diễn ra
thường xuyên, liên tục trong cuộc thoại và ở lời của các nhân vật tham gia hội thoại.
Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ và là một hành vi ở lời. Đỗ Hữu Châu viết , "Hành
vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là
những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương
ứng với chúng ở người nhận "[24,24]".
Khi nhân vật hội thoại tựa chọn một từ xưng hô nào đó để xưng hô với người đối thoại
tin ngay lúc đó anh ta đã xác định và mặc nhiên bị lệ thuộc vào cái khung quan hệ của mình

với người đối thoại do chính từ xưng hô mang lại. Khung quan hệ mà từ xưng hô mang lại
có thể là tao - mày, anh -em, chị - em, bác - cháu, cha - con, ông - cháu... Việc tựa chọn từ
nào trong hệ thống từ xưng hô để giao tiếp cũng có thể tác động đển người đối thoại như
đồng tình hay phản đối cách xưng hô đó. Nói cách khác, khi thực hiện một hành vi xưng hô,
các nhân vật hội thoại cũng tự đặt mình vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình
trạng của họ trước khi thực hiện hành vi đó.
Điểu kiện để thực hiện một hành vi xưng hô là :
- Hành vi xưng hô chỉ diễn ra trong hội thoại. Ở đâu có hội thoại ở đó có xưng hô.
- Vì diễn ra trong hội thoại nên hành vi xưng hô phải được thực hiện bởi các nhân vật
hội thoại - chủ thể phát ngôn - chủ thể của hành vi xưng hô.
Mỗi một hành vi ngôn ngữ có những biểu thức ngôn ngữ để thực hiện hành vi đó.
Chẳng hạn như tương ứng với hành vi hỏi là các biểu thức ngôn ngữ để hỏi... Những biểu
thức ngôn ngữ để thực hiện hành vi xưng hô là các phương tiện xưng hô như các đại từ
xưng hô, các danh từ thân tộc các danh từ chỉ chức vụ, các tên riêng hay các cụm từ, các
ngữ xưng hô... Biểu thức đó chúng tôi gọi chung là từ xưng hô. Như vậy từ xưng hô được
dùng trong luận án này là một khái niệm rộng – cáic phương tiện dùng để xưng hô.
Trong thực tế, xưng hô là cách qui chiếu chô vai giao tiếp - vai người nói và vai người
nghe. Nhờ các từ xưng hô mà lời nói mới gá lắp vào một cuộc thoại cụ thể. Có thể coi các từ
xưng hô như là những dấu hiệu khởi động, nhờ đó mà nhân vật giao tiếp chuyển từ sự im
lặng sang nói năng - giao tiếp bằng lời.
Xưng hô liên quan tới khái niệm nhân vật giao tiếp. Hội thoại chỉ hình thành và diễn ra
khi có sự trao lời và đáp lời giữa các nhân vật giao tiếp. Trong đó, người phải được gọi là

17


ngôi thứ nhất (với người nói), người nhận đượi gọi là ngôi thứ hai (Vai người nghe). Ngôi
chỉ ra vai trò của nhân vật giao tiếp thể hiện trong lời nói - sản phẩm của giao tiếp. Ngôi thứ
nhất là kết quả của sự qui chiếu của người nói. Ngôi thứ hai là kết quả của sự qui chiếu do
người nói tiến hành trong giao tiếp với một hay nhiều người cùng đối thoại với mình. Ngôi

thứ ba qui chiếu tới người hay vật được nói tới trong thông điệp. Khác với ngôi thứ nhất và
ngôi thứ hai, ngôi thứ ba phải được người nghe chấp nhận, thôả thuận là đối tượng được nói
tới. Nói cách khác, các nhận vật ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai là những nhân vật đương
diện - nhân vật hội thoại. Ngược lại, các nhân vật ở ngôi thứ ba không phải là nhân vật hội
thoại, do đó các nhân vật này không thể thục hiện hành vi xưng hô.
Tóm lại, xưng hô là hành động ngôn ngữ của các nhân vật hội thoại - người nói và
người nghe. Nhân vật hội thoại sử dụng các đơn vị ngôn ngữ một cách thường xuyên, liên
tục để đưa mình vào trong lời nói(hành động xưng-ngôi 1) đưa người đối thoại vào trong
lời nói(hành động hô-ngôi 2).

1.2. NHỮNG CHỨC NĂNG CỦA TỪ XƯNG HÔ.
Có thể nói, chức năng chủ yếu của từ xưng hô là thiết lập quan hệ tiếp xúc giữa những
người đối thoại và duy trì cuộc thoại giữa các bên tham gia. Sự im lạng hay thiếu vắng lời
xưng hô hay sự thay đổi cách xưng hô cũng có một giá trị xã hội - ngôn ngữ học nhất định.
Như vậy, xưng hô ngoài chức năng thiết lập quan hệ tiếp xúc (chức năng mở đầu cuộc
thoại) còn có chức năng biểu lộ thái độ, tình cảm cũng như vị thế của các nhân vật hội thoại.
Chúng tôi tìm hiểu ba chức năng cơ bản của từ xưng hô là chức năng định vị, chức
năng chiếu vật và chức năng thể hiện quan hệ liên cá nhân.
1.2.1. CHỨC NĂNG ĐỊNH VỊ CỦA TỪ XƯNG HÔ.
Trong công trình [23] Đỗ Hữu Châu đã khẳng định: “Trong ngôn ngữ tất cả các câu
nói, bằng cách này hay cách khác đều phải có những yếu tố đóng vai trò định vị" [23, 130].
Khái niệm định vị được J.Lyons phát biểu như sau : " Định vị được hiểu là sự xác định
và sự đẳng nhất người, quá trình, sự kiện mà người ta nói đển và qui chúng với một ngữ
cảnh không - thời gian nào đó được tạo nên và được duy trì bởi hành động phát ngôn và bởi
sự tham gia của một người nói duy nhất và ít ra là với một người nghe" [148, 260].
Từ định nghĩa của J.Lyons, chúng ta thấy, sự định vị trong lời nói phải được thực hiện
bởi các nhân vật hội thoại - người nói và người nghe.

18



Ba phạm trù định vị đã được ngữ pháp hôá và đã được nghiên cứu trong ngữ pháp cổ
điển là phạm trù ngôi (nhân xưng) địa điểm và thời gian. Ở luận án này, chúng tôi chỉ tìm
hiểu phạm trù định vị trong ngôi nhân xưng qua các từ xưng hô - yếu tố định vị của ngôi.
Theo quan sát của chúng tôi, yếu tố định vị đóng vai trò căn bản trong tất cả các phát
ngôn có sử dụng từ xưng hô.
Con người luôn ở vào thế giao tiếp với nhiều lớp người, loại người khác nhau về địa vị
xã hội, lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn ... và giao tiếp cũng diễn ra ở ngữ cảnh rộng, hẹp
khác nhau như không gian, thời gian cũng như tính chất qui thức hay bất qui thức của cuộc
giao tiếp. Chính vì thế, các nhân vật hội thoại luôn luôn phải tựa chọn và sử dụng các từ
xưng hô sao chô phù họp với từng loại quan hệ vai và phù họp với ngữ cảnh giao tiếp. Có
nghĩa là, tùy vào môi quan hệ của ego+ (+ ego là thuật ngữ của dân tộc học chỉ cái Tôi ) với
người đối thoại mà ego có thể xưng em ở vị trí 1 nhưng có thể xưng anh ở vị trí 2, hôặc
xưng bố ở vị trí 3 ... Việc thay đổi này được thực hiện nhờ vào điểm gốc qui định chỗ đứng
của ego. Nói rõ hơn, ego có thể thay đổi từ xưng hô khi vị thế của ego không còn giữ
nguyên vị trí ban đầu. Điều này chứng tỏ vị thế của nhân vật hội thoại là tương đối . C.K.
Orecchioni nhận xét "Tương tác là một qúa trình động. Ở T1, L1 có thể ở vị thế cao nhưng
ở T2, L1 lại ở vị thế thấp. Đồng thời anh ta có thể mạnh ở mặt này nhưng lại yếu mặt kia; ví
dụ người phỏng vấn và người được phỏng vấn" [I49,48]. Do dó, các nhân vật hội thoại
muốn sử đụng từ xưng hô chô hợp lý thì phải xác định (định vị) được vị thế của mình với vị
thế của người đối thoại.
Trong giao tiếp, chúng ta thường có một bộ tiêu chí để định vị vị thế của mình và vị
thế của người đối thoại như tuổi tác, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, vị thế giao tiếp ...
Căn cứ vào vai trò định vị của từ xưng hô trong hôạt động giao tiếp thì những từ mang
ý nghĩa chỉ quan hệ như "anh", "em", "cha", "mẹ", "ông", "bà", "chú", "bác" "cậu", "dì",
"thím" ...là những từ không có ý nghĩa biểu vật như những từ miêu tả chân chính. So sánh
các từ "anh", "cha", "chú", "cậu" ... với "đàn ông" và so sánh các từ "chị", "mẹ", "cô", "dì"
... với "đàn bà" sẽ làm nổi giá trị thực trong phạm vi định vị của các từ này. Ví dụ :
Nhân vật A là "em" của nhân vật B
"chị" của nhân vật C

"em" của nhân vật B

19


"cô" của nhân vật D
Nhưng dù mang vai là "em", "chị" hay "cô" với bất kỳ một nhân vật nào thì A vẫn chỉ
là một người "phụ nữ", một người "đàn bà" mà thôi.
Cũng như vậy, một người nào đó có thể là "em" đối với A ở điểm mốc này nhưng lại
là "anh" của B ở điểm mốc khác hay là "bác" là "ông" của C thì anh ta cũng chỉ là một
người "đàn ông" mà thôi.
Nói tư xưng hô có chức năng định vị trong quá trình hội thoại, điều ấy có nghĩa là từ
xưng hô có tác dụng tự bộc lộ vị thế của người nói về người nghe. Người nói tự xác định và
"ý thức" về vị thế của người đối thoại so với bản thân mình mà sử dụng các từ xưng hô
tương ứng. Đồng thời, qua các từ xưng hô, người nghe cũng nhận biết đươc thái độ, tình
cảm của người nói đối với mình.
Từ xưng hô có thể giúp chô người ngoài cuộc cũng có những hiểu biết nhất định về
quan hệ của các nhân vật hội thoại chẳng hạn, một người được gọi là "chú" hay tự xưng là
"chú" tất hẳn ẩn dấu quan hệ đã được xác định qua từ xưng hô đó. Tuy điểm gốc và vật
chuẩn đưa ra ta mới có thể kết luận được quan hệ của các nhân vật hội thoại. Nêu yếu tố
định vị ở đây là quan hệ xã hội đơn thuần thì người được gọi hay xưng là "chú", thường là
người có độ tuổi chênh lệch so với người đối thoại khôảng một thế hệ (từ 15 - 20 tuổi).
Chúng ta cũng chỉ đoán nhận được mối quan hệ giữa hai nhân vật hội thoại trên là quan hệ
tuổi tác, giới tính. Nếu yếu tố định vị là quan hệ trong gia tộc thì nhân vật được gọi là "chú"
thường là em trai ruột (hay em họ) của bố lấy thế hệ con là chuẩn.
Trong công trình [24] , khi giới thiệu về sự định vị xã hội, Đỗ Hữu Châu chỉ rõ "Trong
tiếng Việt, ngoài một số từ như "ngài", "bệ hạ" ... các từ định vị xã hội đều dựa vào sự định
vị trong gia đình, họ hàng như "ông", 'bà", "anh", "chị" ... làm cơ sở" [24, 237]. Sự định vị
này khiến chô các mối quan hệ ngoài xã hội trở nên thân thiết hơn.
Như vậy, gọi một nhân vật nào đó là "em" hay "anh" hôặc bất luận một từ nào khác

trong hệ thống từ xưng hô là phụ thuộc vào sự định vị vị thế của người nói.
Trong hôạt động giao tiếp, tùy vào từng ngữ cảnh giao tiếp, tùy vào từng đối tượng
giao tiếp cụ thể mà các nhân vật hội thoại có thể chọn tựa các nguyên tắc định vị khác nhau.
Hai nguyên tắc định vị thường được sử dụng trong giao tiếp là nguyên tắc tự ngã trung tâm
và nguyên tắc lấy người khác làm trung tâm.

20


Nguyên tắc tự ngã trung tam có nghĩa là người nói tự lấy mình, lấy ego làm gốc để qui
chiếu và lấy tình thế giao tiếp mặt đối mặt (đương diện ) làm tình thế chuẩn. Nói cách khác,
Sữ dụng nguyên tắc tự ngã trung tâm tức là người nói lấy bản thân mình, lấy cái tôi (ego)
của mình mà giao tiếp với nhân vật khác.
Nguyên tắc lấy người khác làm trung tâm hay còn gọi là nguyên tắc gọi thay ngôi.
Nguyên tắc gọi thay ngôi "là một vế đặc biệt của sự xưng hô mà người được gọi lại giữ một
"vai" khác trong mối quan hệ xã hội với người khác thay vì chô người đang xưng hô với
mình" [30, 62].
Nguyên tắc gọi thay ngôi được các nhân vật hội thoại sử dụng hết sức linh hôạt, phông
phú và đa dạng. Nhờ nguyên tắc gọi thay ngôi mà các nhân vật giao tiếp có thể vượt qua
được những "mâu thuẫn", những băn khôăn khi phải tựa chọn từ xưng hô. Chẳng hạn, trong
gia tộc, A là anh của B nhưng B lại có địa vị xã hội cao hơn A. Nến A dùng cặp từ xưng hô
anh - em thì có sự "mâu thuẫn" giữa quan hệ gia tộc và địa vị xã hội. Do đó, "Trường hợp
gặp người đối thoại có thứ bậc thấp hơn mình nhưng đã lớn, đã có cương vị trong xã hội là
phải đổi lại cách xưng hô bằng cách thay vào đó cách xưng hô của bậc con, bậc cháu mình
(chẳng hạn, thay em bằng chú, bằng cô, thay cháu bằng anh, bằng chị)”[12, 142].
Nhiều khi không nhất thiết là người đối thoại có địa vị xã hội thấp hơn mình mới phải
sử dụng nguyên tắc gọi thay ngôi. Chẳng hạn, một vị giáo sư đi đón cháu ở mẫu giáo, gặp
cô giáo của cháu mình, vị giáo sư có thể nói : "Xin phép cô, tôi đón cháu về". Xét về tuổi
tác, vị giáo sư hơn tuổi cô giáo của cháu mình. Xét về cương vị xã hội, giáo sư cũng có
cương vị cao hơn nhưng vẫn gọi người đối thoại bằng "cô" thay chô cháu mình. Việc gọi

thay ngôi ở đây thể hiện thái độ tốn trọng của vị giáo sư đối với cô giáo của cháu mình.
Giáo sư gọi cô giáo của cháu mình là "cô" và tự xưng là "tôi". Cách xưng "tôi" vẫn giữ được
vị thế của giáo sư trước cô giáo của cháu mình.
Tóm lại, với những từ xưng hô nhất định, nhân vật giao tiếp có thể bộc lộ nhận thức
của mình với đối tượng cùng giao tiếp. Mặt khác từ xưng hô cũng xác định rõ hơn quan hệ
giữa người nói, người nghe qua chức năng định vị của mình.
J.Lyons từng coi chức năng định vị là chức năng thứ nhất, quan trọng của đại từ khi
ông viết : "Nói các đại từ đại diện về mặt ngữ nghĩa chô danh từ và đó là chức năng thứ nhất
của chúng thì thật sai lầm. Thứ nhất, theo cách hiểu như vậy, người ta không phân biệt giữa
tên và các biểu thức định danh, các biểu thức danh ngữ. Các đại từ là các biểu thức chiếu vật

21


đều tương đương theo quan điểm ngữ pháp với các tên gọi, với các danh từ. Nói các đại từ
trước hết là các từ thay thế là bất kể nó thay thế chô danh từ hay chô các biểu thức danh
ngữ. Nghĩa là, người ta chô rằng, các chức năng thay thế trong văn bản (chức năng hồi chỉ)
quan trọng hơn chức năng định vị của chúng mà chúng ta hiểu rằng, trong hai chức năng đó
thì chức năng định vị mới là chức năng thứ nhất . (Chúng tôi nhấn mạnh) " [148, 261].
1.2.2. CHỨC NĂNG CHIẾU VẬT CỦA TỪ XƯNG HÔ.
Ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm là hai khái niệm của ngữ nghĩa học. Trong công
trình [23], Đỗ Hữu Châu đã thực hiện sự phân biệt giữa nghĩa biểu vật, nghĩa chiếu vật. Ông
viết:"Ý nghĩa biểu vật (trong hệ thống) sẽ được chuyển hôá thành ý nghĩa chiếu vật (trong
lời nói)" [23, 149]
Nghĩa chiếu vật lại được phân thành : chiếu vật cá thể, chiếu vật loại (chiếu loại) và
chiếu vật bộ phận (chiếu một số bộ phận trong loại ). Các đại từ nhân xưng tiếng Việt là
những tín hiệu chuyên dùng để thực hiện chức năng chiếu vật. Nghĩa chiếu vật của từ xưng
hô là chiếu vật cá thể. Bởi vì, các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai mỗi khi
được dùng, chúng đều qui chiếu tới người nói, người nghe có mặt trong cuộc thoại. Ở mục
1.4.1. ( Đại từ xưng hô), chúng tôi nói tới tính duy nhất của nhân vật hội thoại, thực chất là

nói tới tính chiếu vật cá thể của các đại từ nhân xưng. Luận điểm này từng được tác giả [24]
chỉ rõ "Trong ngôn ngữ những đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, thứ hai cũng có tính chất chỉ
hiệu vì mỗi khi chúng được dùng, chúng đều qui chiếu với người nói, người nghe đang có
mặt trong giao tiếp" [24, 233].
Như chúng ta đều biết, trong hệ thống ngôn ngữ có nhũng từ không có ý nghĩa biểu vật
nhưng trong lời nói chúng vẫn có ý nghĩa chiếu vật. Hệ thống từ xưng hô tiếng Việt rơi vào
trường hợp này. Nói tới vai trò chiếu vật của từ xưng hô trong hội thoại thực chất là sự cụ
thể hôá vai trò định vị và vai trò biến thái của từ xưng hô.
Dựa vào chức năng chiếu vật của từ xưng hô, các nhân vật hội thoại có thể tựa chọn
một từ xưng hô bất kỳ để tự qui chiếu và qui chiếu nhân vật đang đối thoại cùng mình.
Như vậy, nếu vai trò định vị và vai trò biểu thái là vấn đề chung chô từ xưng hô thì ý
nghĩa chiều vật lại chỉ có riêng khi từ xưng hô đã được cá thể hôá và đi vào hôạt động.
Trở lại ví dụ đã dẫn, so sánh các từ xưng hô em, anh, bố, ông, chú, cậu ... với đàn ông,
so sánh các từ chị, cô, mẹ, bà, thím, dì ... với đàn bà, chúng ta thấy các từ đàn ông, đàn bà

22


dùng để chỉ một tập hợp người nhất định và có các tiêu chỉ tập hợp riêng, có các thuộc tính
riêng để phân biệt. Trong khi đó, các từ chị, anh, bà, cô, chú ... lại hình thành do những
quan hệ xã hội nhất định và được cụ thể hôá của từ đàn ông (hôặc đàn bà) trong hệ thống để
đi vào hôạt động. Các từ xưng hô như chú, anh, ông, cậu ... dùng để chỉ một cá nhân bất kỳ,
đồng thời cũng dùng để chỉ một người đàn ông cụ thể. Việc tựa chọn từ nào để xưng hô là
phu thuộc vào vị trí người nói, vào vật chuẩn tính quan hệ và thay đổi tuy theo điểm gốc.
Những điều vừa trình bày ở trên chô chúng ta thấy, một từ có ý nghĩa biểu vật có thể
có rất nhiều từ có ý nghĩa chiếu vật xoay quanh. Chúng ta có thể hình dung các từ có ý
nghĩa biểu vật như đàn ông, đàn bà qua mô hình đơn giản sau :

Với ý nghĩa biểu vật, các từ đàn ông, đàn bà ... chủ yếu mang chức năng định danh,
chức năng miêu tả - ít khi trở thành từ xưng hô.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận hôàn toàn chức năng chiếu vật của các
từ đàn ông, đàn bà. Ví dụ :
- Đàn ông ngồi bên trái, đàn bà ngồi bên phải.
Ở phát ngôn trên, hai từ đàn ông, đàn bà rõ ràng có chức năng chiếu vật - chiếu vật
loại. Trong giao tiếp, các từ ông, chú, anh, cậu ... và bà, cô, chị, dì...(vốn được cụ thể hôá từ
các từ đàn ông, đàn bà) thưòng được dùng làm từ xưng hô vì chức năng chiếu vật - chiếu vật
cá thể rất rõ ràng của chúng.
Vai trò chiếu vật của từ xưng hô trong hội thoại suy chô cùng chính là sự thể hiện các
mối quan hệ và thái độ, tình cảm của nhân vật giao tiếp.
Trong thực tế sử dụng - khi hành chức, một từ xưng hô có thể có ý nghĩa chiếu vật
khác nhau nếu như xưng hô đó được các nhân vật hội thoại dùng qui chiếu với các nhân vật
nhau.

23


Giả sử có một từ xưng hô "X" bất kỳ (X có thể là tôi, tao, anh, em ...) :
Nhân vật A dùng X để xưng với nhân vật N.
Nhân vật B dùng X để xưng với nhân vật N.
Nhân vật C hay một nhân vật bất kỳ cũng có thể dùng X để xưng với nhân vật N.
Chúng ta dễ đàng nhận thấy, từ "X" ở các trường hợp trên có vỏ âm thanh giống nhau
nhưng vì qui chiếu ở những con người khác nhau nên "X" trong các trường họp vừa nêu có
thể khác nhau về ý nghĩa chiếu vật. Cùng là đại từ tôi để xưng với nhân vật N nhưng nếu tôi
của A khác tôi của B, khác tôi của C thì vấn đề cần xem xét ở đây là nghiên cứu quan hệ
giữa các nhân vật A, B, C ... với nhân vật N. Mối quan hệ giữa các nhân vật A, B, C ... với
nhân vật N có thể khác nhau, vì thế từ xưng hô qui chiếu vào các nhân vật tuy có vỏ âm
thanhh giống nhau nhưng về ý nghĩa quan hệ lại khác nhau. Đó là hiện tượng thứ nhất dể
xảy ra trong giao tiếp.
Hiện tượng thứ hai không kém phổ biến là hiện tượng nghĩa không xác định của từ
xưng hô, đặc biệt là lớp từ xưng hô thực thụ. Chúng ta khó mà định nghĩa được các từ tôi,

tao, tớ, mày ... khi chúng đứng trong hệ thống. Nhưng khi đi vào hôạt động, chúng ta có thể
tìm thấy nghĩa của các từ này trong tương quan với các từ xưng hô khác, hay trong một kết
cấu xưng hô cụ thể. Vì thế, trong hội thoại, khi gặp một phát ngôn có sử dụng từ xưng hô
chúng ta có thể đoán biết mối quan hệ nhất định và thái độ, tình cảm của các nhân vật hội
thoại. Tuy nhiên, không phải bao giờ từ xưng hô cũng bộc lộ chính xác, đích thực quan hệ
của các nhân vật hội thoại. Ngược lại, trong nhiều trường họp, từ xưng hô có độ lệch tương
đối lớn so với quan hệ thực của người nói và người nghe. Trường hợp các nhân vật hội thoại
dùng những danh từ thân tộc như chú, bác, ông, bà, anh, chị, em ... để xưng hô với những
người vốn không có quan hệ huyết thống với mình là một ví dụ tiêu biểu. Đây là cách dùng
các yếu tố của trục dọc để tạo sự gần gũi thân thiết. Chúng ta thường thấyngoài xã hội,
người Việt gọi nhau một cách thân mật và tự nhiên bằng các từ bố, mẹ, chú, dì, con ... Việc
sử dụng các danh từ thân tộc để xưng hô ngoài xã hội đã làm thân thiết hôá, gần gũi hôá các
quan hệ người - người. Chúng ta đều biết, toàn dân Việt Nam gọi chủ tịch Hồ Chỉ Minh là
Bác. Và đển lượt mình, Bác Hồ cũng gọi các bậc thượng thọ là cụ và tự xưng là cháu gọi
những người trong tuổi thanh thiếu niên là cháu và xưng là Bác. Những cách xưng hô như
vậy thiên về mặt tình cảm hơn là về lý trí, thiên về phông tục tập quán hơn là về pháp luật,
thiên về tầm lý xã hội hơn là về tư tưởng.

24


Nói tới quan hệ trong hội thoại là gắn liền về mặt nào đấy giữa con người hay sự vật
khác nhau hôặc giữa người và vật khiến chô sự giao tiếp có tác động và làm thay đổi trạng
thái, tinh thần hay tình cảm ở các nhân vật giao tiếp. Điều này thể hiện rõ rệt và trước hết ở
người nói.
Khi sử dụng từ để xưng, người nói tự bộc lộ nhận thức về quan hệ của mình đối với
người nghe. Trong nhiều trường họp, người nói lấn lướt người nghe và sử dụng "chiến lược
áp đặt" buộc người nghe phải tuân theo mình. Áp đặt có thể là thế mạnh cũng có thể là thể
yếu, tự xưng "em" hay "tôi" là buộc người nghe vào một khung quan hệ và khung hành vi ở
lời xưng hô nhất định. Nếu như các nhân vật hội thoại đã có những quan hệ rõ ràng, xác

định thì việc tựa chọn từ xưng hô để giao tiếp rất dễ đàng. Nhưng không ít trường hợp, các
nhân vật giao tiếp phải băn khôăn, tựa chọn từ xưng hô để thể hiện chô đúng mối quan hệ
của mình với người đối thoại. Trong tác phẩm "Nửa chừng xuân" nhà văn Khái Hưng mô tả
sự cân nhắc của bà Án trong việc tựa chọn từ xưng hô để mở đầu cuộc giao tiếp với Mai
như sau : "Bà An ngẫm nghĩ muốn hỏi chuyện Mai nhưng chẳng biết xưng hô như thế nào,
gọi là bà tham hay bà huyện thì ngượng mồm và sợ Huy cười mà gọi là cô thì cũng bất tiện
..."
Ở ví dụ trên, nếu ba Án gọi Mai bằng bà tham hay bà huyện tức là chấp nhận mối quan
hệ giữa Mai và Tộc. Nếu bà Án gọi Mai bằng cô, bà thấy không ổn, bởi Mai đã là vợ Tộc,
quan trọng hơn, cách gọi này càng làm chô khôảng cách giữa bà và Mai xa hơn và bà khó
thực hiện được mục đích đưa cháu Ái - con của Mai và Tộc - về nuôi để nối dõi tông đường
(Đoạn này dẫn theo [55,39 ]).
Như vậy, mỗi từ xưng hô cụ thể trong một phát ngôn nhất định đều hàm ẩn một mối
quan hệ nhất định, chô phép người nói thể hiện nhận thức của mình trong việc sử dụng nó.
Khi gắn một từ xưng hô nào đó chô người đang đối thoại cùng mình có nghĩa là chấp
nhận khá năng bộc lộ quan hệ do từ xưng hô đó đảm nhận.
Đồng thời, người nói cũng thể hiện nhận thức của mình không chỉ về quan hệ mà còn
có cả thái độ của mình đối với người nghe.
Nếu việc sử dụng từ xưng hô ở người nói có khả năng qui chiếu quan hệ và thái độ dù
điều ấy có nghĩa là ở người nghe cũng có sự phản xạ trở lại. Dựa vào mô hình xưng hô ban
đầu do người nói tạo lập, căn cứ vào việc thực hiện nó, người nghe xác định được quan hệ,
thái độ của người nói đối với mình.

25


×