Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

cảm hứng về quê hương trong thơ chữ hán nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.87 KB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Mai

CẢM HỨNG VỀ QUÊ HƯƠNG TRONG THƠ
CHỮ HÁN NGUYỄN DU

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Mai

CẢM HỨNG VỀ QUÊ HƯƠNG
TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ THU YẾN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, phòng sau đại
học, tập thể thầy cô khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn Thư viện trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Quốc gia, Thư viện Khoa học
Tổng hợp đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý báu, bổ ích.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã
khích lệ, động viên, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình
học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Lê
Thu Yến, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn
thành luận văn Thạc sĩ này.
Xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013
Người thực hiện luận văn

Trần Thị Mai

3


MỤC LỤC

MỤC LỤC ...............................................................................................................................4
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................6
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................7
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................10

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................11
6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................12
7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................12
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .............................................................................14
1.1. Thời đại Nguyễn Du...................................................................................................14
1.2. Cuộc đời Nguyễn Du (1766 – 1820) ..........................................................................16
1.3. Thơ chữ Hán Nguyễn Du ..........................................................................................17
1.3.1. Thanh Hiên thi tập (1786 – 1804) .......................................................................18
1.3.2. Nam Trung tạp ngâm (1804 – 1813) ...................................................................19
1.3.3. Bắc hành tạp lục (1813 – 1814) ..........................................................................19
1.4. Khái quát về cảm hứng và cảm hứng về quê hương trong thơ ca trung đại (Qua
một số tác giả: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến) ...20
Tiểu kết: .............................................................................................................................38
Chương 2: CẢM HỨNG VỀ QUÊ HƯƠNG NƠI CON NGƯỜI THA HƯƠNG
NGUYỄN DU QUA THƠ CHỮ HÁN ................................................................................40
2.1. Từ hình tượng con người tha hương ........................................................................40
2.1.1. Quê hương trong tâm thức Nguyễn Du ...............................................................41
2.1.2. Nhận thức của con người về thân phận tha hương .............................................46

4


2.2. Đến cảm hứng về quê hương ....................................................................................54
2.2.1. Cảm hứng về quê hương thông qua cảnh đẹp thiên nhiên ..................................54
2.2.1.1. Quê hương - thiên nhiên là kho ngâm vịnh..................................................54
2.2.1.2. Quê hương - thiên nhiên là nơi gắn bó.........................................................61
2.2.1.3. Quê hương - thiên nhiên là nơi mơ về .........................................................63
2.2.2. Cảm hứng về quê hương thông qua suy cảm về gia đình, người thân ................65
2.2.2.1. Quê hương gắn với cha mẹ, vợ con, anh em ................................................65

2.2.2.2. Quê hương gắn với bạn bè, bà con làng xóm...............................................69
2.2.3. Cảm hứng về quê hương thông qua nỗi niềm nhớ quê, nhớ nước ......................74
Tiểu kết: .............................................................................................................................83
Chương 3: PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM HỨNG VỀ QUÊ
HƯƠNG TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU ..........................................................84
3.1. Thể thơ ........................................................................................................................84
3.1.1. Thể thơ cổ phong .................................................................................................84
3.1.2. Thể thơ Đường luật..............................................................................................86
3.2. Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh ...............................................................................88
3.2.1. Từ ngữ ..................................................................................................................88
3.2.2. Hình ảnh ............................................................................................................100
3.3. Giọng điệu ................................................................................................................104
3.3.1. Giọng bi .............................................................................................................104
3.3.2. Giọng tự hào, lạc quan ......................................................................................109
3.3.3. Giọng triết luận .................................................................................................110
Tiểu kết: ...........................................................................................................................112
KẾT LUẬN .........................................................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................115

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Du là một trong những tác gia vĩ đại nhất của nền văn học dân tộc. Ông được
biết đến như một cây đại thụ rợp bóng không chỉ trong giai đoạn văn học trung đại mà còn
kéo dài đến tận ngày nay. Tên tuổi của Nguyễn Du gắn liền với kiệt tác Đoạn trường tân
thanh – một đỉnh cao trong văn nghiệp của thi nhân, một tòa tháp nghệ thuật mà hơn hai
trăm năm qua chưa từng vắng bóng trên thi đàn và cả trong tâm thức người Việt, chưa từng
ngủ yên mà luôn được đánh thức, phân tích, bình phẩm để tham gia vào dòng chảy của cuộc

sống hiện đại. Tuy nhiên, cũng chính vì sự kết tinh quá rực rỡ của kiệt tác này mà nhiều
người chỉ biết đến Nguyễn Du với tư cách là cha đẻ của thiên tuyệt bút Truyện Kiều mà ít
biết đến một thế giới khác cũng sâu rộng, uyên thâm và cũng không kém phần thú vị đang
được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đó là mảng thơ chữ Hán của ông.
Nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên đã từng viết: “Truyện Kiều là “diễn âm”, “lỡ tay” mà
thành kiệt tác, còn thơ chữ Hán mới là đích “sáng tác”, nên xem nó là phát ngôn viên chính
thức của Nguyễn Du” [41, tr. 7], thơ chữ Hán mới là nơi giãi bày trực tiếp tấm lòng của
Nguyễn Du, ghi dấu trung thành những sự biến trong cuộc đời thăng trầm của nhà thơ. Ba
tập thơ chữ Hán chứa đựng những suy tư, những tâm sự về thân thế, thời thế, những tâm sự
cả đời của Nguyễn Du mà ông đã viết dưới sự thôi thúc của những nỗi niềm không nói ra
được, đồng thời 250 bài thơ chữ Hán ấy cũng chính là cách Nguyễn Du đặt vấn đề trực tiếp
về số phận của mình. Đó “là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm
năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một ngàn năm thơ chữ Hán của ông cha
ta đã đành mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa” [41, tr. 7]. Bởi vậy,
thơ chữ Hán của Nguyễn Du xứng đáng là một đỉnh cao khác trong sự nghiệp của ông, có
giá trị to lớn về cả nội dung lẫn tư tưởng nghệ thuật, góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo
của thơ văn Việt Nam. Thơ chữ Hán của ông là đỉnh cao của thơ chữ Hán Việt Nam trong
mười thế kỉ.
Cũng như bất cứ một tác phẩm vĩ đại nào, thơ chữ Hán của Nguyễn Du là một khu
rừng muôn ngả, một vườn hoa muôn màu mà cửa luôn rộng mở, ai nấy cũng có thể tự do ra
vào để thưởng thức. Mỗi người khi bước vào đều muốn tìm ra cho riêng mình một cách nhìn
để mong lĩnh hội được toàn diện vẻ đẹp của vườn hoa đầy sắc màu ấy. Nhưng rồi khi ra về,
vẻ đẹp nơi góc khuất của vườn hoa ấy vẫn còn nguyên vẹn, chưa được khám phá. Và những
người đến sau cũng lại mang theo khát vọng có thể khám phá thêm được những bí ẩn chưa

6


được ai tìm hiểu. Vườn hoa thơ chữ Hán của Nguyễn Du vẫn còn quá nhiều điều bí ẩn thôi
thúc các nhà nghiên cứu bàn luận, đánh giá. Càng đi sâu tìm hiểu mảng thơ này, người đọc

càng hiểu hơn về con người lo cho đời, đau cho đời, mang đầy tinh thần nhân đạo cao cả
của Nguyễn Du.
Nghiên cứu sự nghiệp thơ văn nói chung, đi sâu nghiên cứu thơ chữ Hán của Nguyễn
Du nói riêng, không thể không nhận thấy bên cạnh những chủ đề nổi bật về số phận con
người, hiện thực cuộc sống xã hội đương thời, chủ đề về ý thức tài năng, thân phận của
mình… còn có một chủ đề ám ảnh không chỉ trong kiệt tác Truyện Kiều mà còn trong thơ
chữ Hán đó là chủ đề về quê hương. Trong thơ chữ Hán của ông, không ít lần ta bắt gặp
những hình ảnh của sông Lam, núi Hồng, những nỗi lòng của người con khi xa xứ nhớ về
quê hương, gia đình. Cảm hứng về quê hương, vì thế luôn dâng trào trong lòng nhà thơ. Chủ
đề này chưa được các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nên dường như vẫn còn được bỏ ngỏ.
Cuối cùng, xuất phát từ sự yêu thích thơ ca Nguyễn Du nói chung, thơ chữ Hán của
ông nói riêng, đề tài “Cảm hứng về quê hương trong thơ chữ Hán Nguyễn Du” đã thực sự
gây hứng thú cho chúng tôi. Đó chính là động lực để chúng tôi thực hiện đề tài này.
Trên đây là những lí do chúng tôi lựa chọn đề tài “Cảm hứng về quê hương trong thơ
chữ Hán Nguyễn Du”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi tiến hành tìm hiểu các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, chúng tôi
nhận thấy các công trình nghiên cứu hầu như không nhắc đến vấn đề cảm hứng về quê
hương trong thơ chữ Hán Nguyễn Du mà chủ yếu nói về hình tượng con người Nguyễn Du
với khát vọng công danh, với những nỗi băn khoăn, lo lắng cho thời cuộc, với tấm lòng
nhân đạo khi bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc với số phận con người…Điều đó vừa là khó
khăn nhưng cũng vừa là sự thôi thúc cho chúng tôi khi làm đề tài này. Dưới đây là một số
công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Lê Thu Yến trong công trình nghiên cứu Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du
đã tiến hành khảo sát và phân tích cụ thể về hình ảnh con người nghệ thuật, không gian và
thời gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Tác giả đã nhận xét: “Con người khi đi
xa thường cảm thấy thiếu vắng bàn tay chăm sóc của quê hương. Nguyễn Du cũng vậy, ông
luôn thấy nhớ, nhớ đến chết người từ khi mới bắt đầu ra đi, chứ không phải đi lâu rồi mới
nhớ…Điều đáng quý trọng là trong không gian lữ thứ xa vời ấy con người luôn tự nhắc
mình phải nhớ quê hương, phải làm sao cho quê hương thường xuyên vào trong giấc


7


mộng…Đó cũng là cách níu giữ hình ảnh quê hương không để nó bị xóa nhòa đi trong
khoảng không gian rộng lớn và nó cũng chứng tỏ một điều chỉ có quê hương mới là nơi có
thể chở che, an ủi cho mọi kiếp đời.” [95, tr. 159 - 160]
Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính trong cuốn sách Nguyễn Du – cuộc đời và tác
phẩm có nhận xét về những bài thơ chữ Hán được Nguyễn Du sáng tác khi làm quan ở Bắc
Hà (1802 – 1804) trong Thanh Hiên thi tập: “Đọc những bài thơ Nguyễn Du làm trong
chặng đường làm quan đầu tiên này thấy ông luôn luôn nhớ núi Hồng, nhớ những cuộc đi
săn…” [22, tr. 105]. Khi nhắc đến tập thơ Bắc hành tạp lục, hai nhà nghiên cứu cũng đã
nhận xét có không ít bài thơ trong tập thơ này nói về nỗi “nhớ nhà, nhớ nước, nhớ người
thân, muốn về sống nhàn tản ở quê nhà, không màng danh lợi” [22, tr. 126]. Điều đó chứng
tỏ quê hương luôn in đậm trong tâm trí Nguyễn Du, dù đi đâu, ông cũng luôn nhớ thương,
trông ngóng về quê nhà.
Nguyễn Thạch Giang và Trương Chính trong cuốn sách Nguyễn Du và lịch sử văn
bản, trong lời dẫn tập thơ Nam Trung tạp ngâm, trên cơ sở phân tích hoàn cảnh của Nguyễn
Du lúc bấy giờ (làm quan xa nhà, xa quê), đã đưa ra nhận xét: “Tình cảnh như thế cho nên
ông lại ao ước về nhà, ăn canh rau rút, gỏi cá vược, làm bạn với hươu nai” [21, tr. 669].
Trong lời dẫn của tập Bắc hành tạp lục, các tác giả cũng đánh giá: “Tư tưởng muốn về ở ẩn,
nhớ núi Hồng Lĩnh, sông Lam, nhớ chuyện đi săn hươu nai lại xuất hiện nhiều lần trong
những bài làm trên đất khách. Càng xa nước, càng vất vả, càng nhiều tuổi thì tư tưởng trên
càng đậm hơn cả thời kỳ “mười năm gió bụi” hay thời kỳ làm quan ở Bắc Hà, ở Phú Xuân
hay ở Quảng Bình” [21, tr. 717]. Những nhận xét trên đã cho thấy dù ở đâu, Nguyễn Du vẫn
đau đáu nhớ về quê nhà, vì thế cảm hứng về quê hương luôn trở đi trở lại trong các tập thơ
chữ Hán của ông.
Nguyễn Thị Nương, trong luận án Tiến sĩ Con người Nguyễn Du qua thơ chữ Hán đã
nghiên cứu một cách khá đầy đủ và có chiều sâu vấn đề con người của chính Nguyễn Du
qua ba tập thơ chữ Hán. Tác giả luận án cũng khẳng định: “Dù đang ở đâu, nỗi nhớ quê

hương da diết cũng trở thành tâm trạng bao trùm cuộc sống tinh thần của nhà thơ.” Luận án
cũng đã liệt kê nhiều câu thơ có hình ảnh quê hương trong ba tập thơ chữ Hán. Việc này
giúp ích rất nhiều cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu, khảo sát tư liệu.
Nguyễn Thị Nguyệt, trong bài viết Thơ chữ Hán Nguyễn Du – Nhật kí tâm trạng có
nhận xét: “Vọng cố hương là nỗi niềm canh cánh của Nguyễn Du, gần như trong suốt cả
cuộc đời, trừ mấy năm “đắc ý” được về dưới chân núi Hồng. Không dưới 50/ 248 bài trong

8


Thơ chữ Hán nói đến nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương”. Tuy tác giả thống kê chưa thật đẩy đủ
và chính xác, nhưng cũng góp phần khẳng định vị trí của quê hương trong lòng Nguyễn Du
là vô cùng quan trọng. [104]
Nguyễn Huệ Chi, trong bài viết Biểu tượng đa nghĩa của Thăng Long trong thơ
Nguyễn Du đã dẫn ra câu hỏi rất đáng lưu ý của một số nhà nghiên cứu khác: “Không hiểu
sao Nguyễn Du không sinh ra ở Hà Tĩnh và cho đến tận “mười năm gió bụi” lênh đênh trôi
nổi ở Quỳnh Hải, Thái Bình quê vợ ông cũng chưa, hoặc nếu có chỉ rất ít những tháng ngày
sống ở Hà Tĩnh, song hình ảnh quê hương Hồng Lĩnh lại đi về thường xuyên trong thơ
ông?’’ nhưng có lẽ vì tập trung làm rõ chủ đề biểu tượng của Thăng Long trong thơ
Nguyễn Du, nên tác giả bài báo chưa quan tâm đến việc lí giải câu hỏi này. Trong bài viết
này, tác giả đi sâu phân tích sự gắn bó sâu sắc giữa Nguyễn Du với kinh thành thông qua
các bài thơ ông viết về Thăng Long. [101]
Trà Sơn (Phạm Quang Ái), trong bài viết tham luận tại Hội thảo “Nguyễn Du và các
danh sĩ dòng họ Nguyễn Tiên Điền với Thăng Long - Hà Nội” nhân kỷ niệm 245 năm ngày
sinh và 190 năm ngày mất đại thi hào với tiêu đề Thăng Long và Hà Tĩnh trong thơ chữ Hán
của Nguyễn Du đã lí giải câu hỏi của Nguyễn Huệ Chi khá hợp lí. Tác giả đã dựa vào những
hiểu biết của mình về lịch sử và gia phả của họ Nguyễn để trả lời cho câu hỏi tại sao thời
gian Nguyễn Du ở Hà Tĩnh không nhiều bằng ở Thăng Long, nhưng trong ba tập thơ chữ
Hán của ông, tần số xuất hiện của hình ảnh sông Lam, núi Hồng – những địa danh nổi tiếng
ở Hà Tĩnh lại lớn hơn gấp nhiều lần so với kinh thành Thăng Long. Tác giả bài viết cũng

tiến hành thống kê số lần xuất hiện các địa danh này trong ba tập thơ [105]. Những số liệu
này rất hữu ích cho việc thống kê của chúng tôi được đầy đủ và chính xác hơn.
Nguyễn Thị Huyền Thương trong luận văn Thạc sĩ Con người nhân văn trong tiến
trình văn học trung đại qua thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Du đã phân
tích, lí giải vẻ đẹp của con người nhân văn trong các mối quan hệ với xã hội, với thiên nhiên
và với chính bản thân mình. Trong chương hai (Con người nhân văn đẹp trong tình yêu
thiên nhiên và lối sống hài hòa cùng vạn vật), tác giả có nhận xét về thiên nhiên trong thơ
chữ Hán Nguyễn Du: “Thiên nhiên đúng là đã khúc xạ qua tâm hồn thi nhân, nên bao bài
thơ xuân vẫn chỉ quẩn quanh một nỗi niềm không thể dứt: xa nhà, xa quê, anh em li tán…
rốt cuộc chỉ triền miên một mối lo, một nỗi sầu, một mong ước cháy lòng là đoàn tụ gia
đình, quê hương mà chẳng thể toại nguyện. Tâm sự trĩu nặng đó, Nguyễn Du chỉ còn biết
chia sẻ cùng thiên nhiên.” [82, tr. 136]. Tác giả cũng khẳng định: “Trong nỗi buồn mênh

9


mang mà thi nhân gửi vào cảnh vật ngời lên tình yêu tha thiết dành cho quê hương, xứ sở”.
[82, tr. 149]
Cao Thị Liên Hương, trong luận văn Thạc sĩ với đề tài Văn hóa ứng xử trong thơ chữ
Hán Nguyễn Du có dành ra một vài trang để nói về nỗi nhớ quê hương của nhà thơ trong
khoảng “mười năm gió bụi” và khi đi sứ ở Trung Quốc để bàn về vấn đề ứng xử với bản
thân và ứng xử với thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Đó là một trong những nét
đẹp trong văn hóa ứng xử được thể hiện qua thơ chữ Hán của ông. [26]
Nguyễn Thị Thanh Diễm, trong luận văn Thạc sĩ Những thành tựu của thơ đi sứ thời
Nguyễn, trong mục “Thơ đi sứ thời Nguyễn – khúc hát nhớ nước thương nhà” (thuộc
chương hai: Thơ đi sứ thời Nguyễn – những thành tựu về mặt nội dung) cũng dành một
phần để nói về nỗi nhớ nước thương nhà trong thơ của các sứ thần - nhà thơ thời Nguyễn,
trong đó có Nguyễn Du. Cảm hứng về quê hương, vì thế mà luôn trở đi trở lại trong thơ ông.
[9]
Tác giả Trần Thị Thu Trang, trong luận văn Thạc sĩ Thiên nhiên trong thơ chữ Hán

Nguyễn Du, đã nghiên cứu khá tỉ mỉ từ cảm thức thiên nhiên đến tâm trạng và triết lí về
cuộc đời của Nguyễn Du thể hiện qua thơ chữ Hán. Tác giả cũng có phân tích một số hình
ảnh thiên nhiên của quê hương Nguyễn Du như sông Lam, núi Hồng trong thơ ông để làm
rõ cho cảm thức thiên nhiên gần gũi, hiền hòa và thiên nhiên dữ dội, nguy hiểm cũng như
tâm trạng cô đơn, trăn trở, băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du khi miêu tả thiên nhiên nơi
quê hương nhà thơ vì ông luôn xem thiên nhiên như một đối tượng để khám phá, giãi bày
tâm trạng. [83]
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tư liệu, chúng tôi nhận thấy thực sự chưa có một
công trình cụ thể nào nghiên cứu về đề tài “cảm hứng về quê hương trong thơ chữ Hán
Nguyễn Du” một cách đầy đủ, toàn diện. Tiếp nối hướng nghiên cứu của những người đi
trước, chúng tôi xin lĩnh hội những thành tựu đã đạt được, coi đó là tiền đề quan trọng để
chúng tôi thực hiện đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc triển khai đề tài này một mặt giúp chúng ta hiểu thêm về tài năng và tâm hồn của
Nguyễn Du, mặt khác cũng lí giải được sức sống và vị trí của thơ chữ Hán trong sự nghiệp
sáng tác của nhà thơ. Từ đó, người đọc có thể thấy những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và
tầm vóc tư tưởng thơ chữ Hán Nguyễn Du đã có những đóng góp lớn lao vào kho tàng văn
học dân tộc.

10


Chúng tôi cũng hi vọng những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có tác dụng trong
việc vận dụng để nghiên cứu, giảng dạy, học tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du trong trường
phổ thông.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du được in trong
Nguyễn Du toàn tập (tập 1) do Mai Quốc Liên phiên âm – dịch nghĩa – chú thích với sự
cộng tác của Nguyễn Quảng Tuân, Ngô Linh Ngọc, Lê Thu Yến, nhà xuất bản Văn học,
trung tâm nghiên cứu Quốc học (1996). Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm của những bản

dịch trước, trong lần dịch này, nhóm tác giả cuốn sách đã cân nhắc kĩ lưỡng để giữ được sự
chính xác nhất từ phiên âm, dịch nghĩa đến dịch thơ để chuyển tải được những suy tư, tình
cảm của Nguyễn Du đến bạn đọc một cách tốt nhất.
- Phạm vi nghiên cứu: Như trên đã nói, thơ chữ Hán Nguyễn Du có rất nhiều vấn đề,
nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu cảm
hứng về quê hương trong ba tập thơ chữ Hán Nguyễn Du cũng như những phương thức
nghệ thuật mà ông sử dụng trong những bài thơ này. Trước đó, chúng tôi dành một phần để
nói về hình tượng con người tha hương trong thơ chữ Hán Nguyễn Du vì trong thơ ông, quê
hương luôn song hành với hình tượng của con người, đặc biệt là hình tượng con người tha
hương. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng dành một chương để giới thiệu đôi nét về thời đại, cuộc
đời Nguyễn Du, khái quát thơ chữ Hán của ông và tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm thơ ca
trung đại có nói đến cảm hứng về quê hương.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp: được sử dụng để xem xét, phân tích các yếu tố nội
dung, nghệ thuật có liên quan đến đề tài, từ đó đi đến các nhận xét chung, hình thành các
luận điểm.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: phương pháp này được áp dụng khi cần so sánh, đối
chiếu thơ chữ Hán Nguyễn Du với thơ văn của một số tác giả khác trong giai đoạn văn học
trung đại khi nói đến cảm hứng về quê hương.
Phương pháp thống kê: được sử dụng để tiến hành khảo sát từng bài thơ có liên quan
đến đề tài, từ đó đưa ra nhận xét dựa vào tần số xuất hiện của những bài thơ đó. Các con số
thống kê được đưa ra nhằm làm tăng sức thuyết phục cho các kết luận được nêu ra trong

11


luận văn. Thao tác này cũng giúp ích cho việc tập hợp ý kiến từ các bài viết, các công trình
khoa học, các sách chuyên khảo có liên quan đến nội dung của đề tài.
Phương pháp hệ thống: đặt Nguyễn Du và các tác phẩm thơ chữ Hán của ông trong các
mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành văn học trung đại Việt Nam như các hệ tư tưởng,

quan niệm, tác giả, tác phẩm…
6. Đóng góp của đề tài
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là một thế giới độc lập, một ánh sáng khác trong đời văn
của thi nhân, trong đó nhiều tác phẩm đã đạt đến tầm cao giá trị về cả mặt nội dung và nghệ
thuật. Bởi vậy, hiện nay, thơ chữ Hán của ông đã được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ
thông cũng như cao đẳng, đại học. Chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ
giúp cho việc giảng dạy và tìm hiểu về Nguyễn Du cũng như các sáng tác của ông được sâu
sắc, toàn diện hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành ba
chương
Chương1: Những vấn đề chung
Trong chương này, người viết tiến hành tìm hiểu về thời đại, cuộc đời, của Nguyễn Du
để có cái nhìn thấu đáo về thơ chữ Hán của ông, từ đó hiểu được vì sao cảm hứng về quê
hương lại trở đi trở lại nhiều lần trong mảng thơ này.
Người viết cũng tìm hiểu cảm hứng về quê hương trong thơ ca trung đại của một số tác
giả như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến để đối chiếu, so
sánh và thấy được sự vận động, thay đổi về tư tưởng, cách thể hiện cảm hứng về quê hương
trong thơ của từng tác giả.
Chương 2: Cảm hứng về quê hương nơi con người tha hương Nguyễn Du qua thơ chữ
Hán
Trong chương này, chúng tôi đi từ hình tượng con người tha hương đến cảm hứng về
quê hương trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Trong ba tập thơ chữ Hán của ông, ta luôn bắt
gặp hình tượng con người tha hương. Vì tha hương nên nhà thơ mới luôn nhớ quê nhà da
diết, những hình ảnh của quê hương cũng trở đi trở lại trong thơ. Cảm hứng về quê hương
trong thơ chữ Hán Nguyễn Du được hiện lên thông qua cảnh đẹp thiên nhiên, cuộc sống
sinh hoạt và suy cảm về gia đình, người thân.

12



Chương 3: Phương thức nghệ thuật thể hiện cảm hứng về quê hương trong thơ chữ
Hán Nguyễn Du
Một số phương thức nghệ thuật được chúng tôi tìm hiểu là thể thơ, cách lựa chọn từ
ngữ, hình ảnh, giọng điệu. Thông qua việc phân tích những phương thức nghệ thuật thể hiện
cảm hứng về quê hương trong ba tập thơ, chúng ta sẽ thấy được khả năng sử dụng ngôn ngữ
bậc thầy của Nguyễn Du.

13


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Thời đại Nguyễn Du
Nguyễn Du sống trong một thời đại rối ren, đầy biến động của xã hội Việt Nam vào
nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX: thời kì sụp đổ của chế độ phong kiến, phong trào
nông dân nổi lên mạnh mẽ, nền kinh tế hàng hóa phát triển cho thấy sức mạnh của đồng tiền
cũng như tư tưởng phóng khoáng của tầng lớp thị dân. Trường Chinh đã nhận xét: “Thời đại
Nguyễn Du là thời đại đau khổ và oanh liệt nhất trong lịch sử Việt Nam, thời đại của chế độ
phong kiến mục nát, thời đại của nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp…” [92, tr. 25] và
không khí chung của thời đại đó là “cái thời đại… tê đi và tái lại, cắt không ra máu đỏ của
niềm vui” [19, tr. 44]. Xã hội phong kiến giai đoạn này đang trải qua cơn khủng hoảng
nghiêm trọng.
Chính quyền phong kiến bộc lộ bản chất phản động, bất lực và tàn bạo một cách trắng
trợn chưa từng thấy, nạn tham nhũng, hối lộ ngày càng trầm trọng. Từ lâu, vua Lê đã mất
hết quyền hành, bộ máy thống trị phong kiến quan liêu dưới thời Trịnh Sâm đã phơi bày ra
với tất cả bản chất trơ tráo, bỉ ổi của nó. Nội bộ triều đình xảy ra nhiều vụ tranh chấp, phế
truất, giết hại lẫn nhau. Chúa Trịnh Sâm vì mê đắm Đặng Thị Huệ đã truất ngôi của con
trưởng Trịnh Khải, lập Trịnh Cán làm thái tử. Hành động này là nguyên nhân dẫn đến nạn
kiêu binh nổi dậy, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Khải làm chúa. Tiếp sau đó, kiêu binh lộng
hành, kéo nhau đi cướp phá các làng gây nên sự kinh hãi trong lòng nhân dân, chợ búa

không dám họp, đàn bà con gái không dám ra đường. Bởi vậy, hễ dân làng thấy có tên kiêu
binh nào đi một mình thì bắt lại giết. Vì thế, quân với dân xem nhau như thù địch. Chế độ
thi cử, lựa chọn nhân tài của xã hội phong kiến trước đây rất được coi trọng, các thí sinh
phải học hành, thi cử vô cùng vất vả, nhưng ở thời điểm này, có tiền là có thể mua được
chức tước. Vào trong trường thi, người coi bài, kẻ thuê người làm bài, học trò với quan giám
sát thông đồng với nhau. Quan hệ tiền tệ ngày càng chi phối con người, làm hư hỏng đạo
đức của tầng lớp quan lại. Thời kì này, đồng tiền đã trở thành một thứ quyền lực can thiệp
vào mọi mặt của đời sống xã hội. Thêm vào đó, nạn mất mùa, đói kém xảy ra khắp nơi, giá
lúa cao vọt, người chết đói đầy đường, nhân dân li tán, làng xóm tiêu điều… Có thể nói xã
hội phong kiến Việt Nam đã đi vào con đường tự sụp đổ không thể cứu vãn.
Đây cũng là thời kì chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy như vũ bão của nhân dân
mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Năm 1786, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy
tiến ra Bắc tiêu diệt thế lực phong kiến của họ Trịnh, chỉ trong một tháng quân Tây Sơn đã

14


lật nhào chế độ phong kiến xây dựng hơn hai trăm năm của chúa Trịnh (1570 – 1786) chấm
dứt tình trạng phân biệt Đàng trong Đàng ngoài, mở đường cho việc thống nhất đất nước,
hàn gắn hai miền, non sông thu về một mối. Sau đó, Tây Sơn đã trả quyền lại cho vua Lê rồi
rút quân về miền Nam. Tháng tư năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Huệ ra Bắc, vào thành
Thăng Long, bắt giết Vũ Văn Nhậm. Vua Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, cầu viện
hoàng đế nhà Thanh. Cuối năm 1788, vua Càn Long sai Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân
Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng
Thăng Long. Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788),
Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên
ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung. Năm 1789, với chiến lược hành bình thần tốc,
vua Quang Trung cùng nghĩa quân Tây Sơn đã quét sạch quân xâm lược Mãn Thanh ở
Đống Đa. Khi Quang Trung qua đời (1792), triều đình Tây Sơn dần đi vào con đường suy
thoái. Nguyễn Ánh nhờ cứu viện của thực dân Pháp đã kết thúc triều đại Tây Sơn, khôi phục

lại nhà Nguyễn bằng sự kiện Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), lấy niên hiệu là Gia Long. Ngay
sau khi thắng thế, vua quan nhà Nguyễn lại hà hiếp bóc lột nhân dân thậm tệ, nước ta rơi
vào một giai đoạn khủng hoảng, đình trệ trầm trọng bởi lẽ “chính quyền nhà Nguyễn hoàn
toàn đối lập với nhân dân và dân tộc. Nó chỉ đại diện cho quyền lợi của những thế lực phong
kiến phản động, tàn tạ” [40, tr. 10], hệ tư tưởng phong kiến vốn đã khủng hoảng đến lúc này
lung lay tới tận gốc rễ, và “một bức màn đen tối phủ lên trên xã hội Việt Nam” [92, tr. 30].
Sống qua ba triều đại, Nguyễn Du đã được tận mắt chứng kiến cảnh sống xa hoa, đồi
trụy, sự thống trị dã man, tàn ác của các thế lực phong kiến, cảnh đau khổ nghèo đói, cảnh
bị áp bức đày đọa của đại đa số quần chúng nhân dân…
Giữa những phong ba bão táp của thời đại, Nguyễn Du như một chứng nhân lịch sử,
một nạn nhân của hoàn cảnh mà cuộc đời đã phải trải qua nhiều chìm nổi. Rõ ràng, thời đại
đã ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng của Nguyễn Du, là yếu tố khách quan làm nên tiếng
khóc nhân tình, nhân thế cho những năm tháng lăn lộn giữa cuộc đời gió bụi, cho nỗi đau
tha hương lưu lạc, nỗi đau của sự li tán gia đình, bạn bè…trong thơ ông. Khi đó, quê hương
- mảnh đất mẹ chính là nơi tác giả luôn hướng về với nỗi nhớ da diết, khôn nguôi. Cảm
hứng về quê hương xuất hiện dày đặc trong ba tập thơ chữ Hán đã chứng minh được điều
đó.

15


1.2. Cuộc đời Nguyễn Du (1766 – 1820)
Nguyễn Du thuộc dòng dõi một nhà thế phiệt trâm anh đệ nhất trong nước bấy giờ, lại
cất tiếng khóc chào đời trong cảnh nhà đang hết sức thịnh vượng, điều này thể hiện ngay
trên hai chữ “phúc đức” ở trước dinh thự của Nguyễn Nghiễm. Ít ai có thể ngờ, cuộc sống
của đại thi hào dân tộc tương lai lại gặp quá nhiều biến cố như thế.
Cuộc sống êm đềm trôi qua cho đến khi Nguyễn Du mười tuổi (1776), khởi đầu cho
những chuỗi ngày buồn đau bất hạnh của nhà thơ là cái chết của cha, cũng năm đó là cái
chết của người anh ruột tên Nguyễn Trụ. Hai năm sau Nguyễn Du lại đau đớn khi phải đón
nhận tang mẹ. Từ đây, cuộc sống của mấy anh em Nguyễn Du đều dựa vào người anh là

Nguyễn Khản.
Cảnh sống ăn đậu ở nhờ đã đeo bám Nguyễn Du từ rất sớm. Thân phận ở nhờ dường
như trở thành nghiệp chướng, đeo bám nhà thơ suốt cả cuộc đời. Năm 1782, Nguyễn Du
được Đoàn Nguyễn Tuấn đón về quê ở Sơn Nam Hạ tiếp tục học tập. Năm 1873, ông thi
đậu tam trường và giữ chức Chánh thủ đội quân hùng hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái
Nguyên. Sự nghiệp của Nguyễn Khản gắn chặt với chúa Trịnh nên những biến cố xảy ra
trong phủ chúa cũng ít nhiều liên quan đến ông. Nguyễn Du “chứng kiến tất cả, những việc
đó không khỏi lo âu cho gia đình và bản thân ông” [22, tr. 38]. Năm 1784, tư dinh Nguyễn
Khản bị kiêu binh phá, Nguyễn Khản phải trốn lên ở với người em là Nguyễn Điều đang
làm trấn thủ Sơn Tây.
Nguyễn Du vào đời lúc thời đại của vua Lê, chúa Trịnh đã đến bước suy tàn. Khi quân
Tây Sơn dẹp tan 29 vạn quận Thanh (1789), vua Lê Chiêu Thống buộc phải chạy sang Kinh
Bắc và mưu đồ việc phục hưng. Nguyễn Du chạy theo không kịp đành về quê vợ lánh nạn ở
Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam (Thái Bình), bắt đầu cuộc đời “mười năm gió bụi”. Sau này,
Quang Trung có ra tờ hiệu dụ các quan văn võ triều cũ, thậm chí Nguyễn Nễ (anh trai) và
Đoàn Nguyễn Tuấn (anh vợ) có ra phục vụ tân triều nhưng Nguyễn Du lại không ra làm
quan dù phải sống trong cảnh nghèo khó, đau ốm liên miên không tiền mua thuốc... Cuối
năm Ất Mão (1795) đầu năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du trở về quê nhà dưới chân núi
Hồng, nhưng chưa phải đã chấm dứt cuộc đời tha hương gió bụi. Thời kỳ này, nhà thơ
thường ngâm nga làm thơ tâm sự, vào núi tìm bạn hươu nai... Cũng trong khoảng thời gian
này, ông chứng kiến những biến đổi rất nhanh của thời cuộc. Nhà Nguyễn thay thế nhà Tây
Sơn, Nguyễn Du buộc phải ra làm quan cho triều đình mới. Ông được bổ làm tri huyện Phù
Dung (phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam), mấy tháng sau thăng Tri phủ Thường Tín (trấn Sơn

16


Nam thượng). Năm 1809, ông được bổ chức Cai bạ Quảng Bình. Con đường làm quan của
ông suôn sẻ và thuận lợi nhưng lòng ông luôn nhớ núi Hồng, nhớ những cuộc đi săn... nhiều
lần treo ấn từ quan nhưng không được, vua Gia Long lại liên tục có chỉ triệu Nguyễn Du

vào cung. Từ 1813 – 1814, Nguyễn Du được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh. Như vậy, cả
cuộc đời Nguyễn Du gần như phải sống nơi đất lạ, đây là điểm khởi nguồn cho cảm hứng về
quê hương trong ba tập thơ chữ Hán của ông.
Những biến động không ngừng của thời đại đã làm xáo trộn liên tục những trật tự cũ
và đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống êm đềm trong nhung lụa của Nguyễn Du, đẩy ông
vào cuộc sống tha hương bế tắc không thuộc về nơi nào và mang đến cho ông những mối
sầu hận mà hàng trăm năm sau vẫn còn làm nhức nhối trái tim người đọc. Sinh ra trong một
gia đình danh gia vọng tộc, nhưng cuộc đời lại lênh đênh như cánh bèo trôi dạt từ nơi này
đến nơi khác. Cánh bèo ấy chịu sự đưa đẩy của thời đại, của số phận và luôn mang trong
mình một tâm sự đầy u uất không thể chia sẻ cùng ai. Dù muốn dù không thì cảm giác mất
phương hướng, cảm thấy mình đi trong đêm tối mù mịt, trơ trọi một thân một mình vẫn luôn
là cảm giác thường trực, cũng giống như nỗi nhớ quê hương cứ trở đi trở lại trong tâm hồn
thi sĩ, để rồi những bài thơ chữ Hán về quê hương ra đời như một sự tất yếu của người con
đi xa, cảm thấy thiếu quê hương nên luôn mong mỏi được trở về.
1.3. Thơ chữ Hán Nguyễn Du
Theo gia phả họ Nguyễn Tiên Điền, Nguyễn Du có để lại ba tập thơ chữ Hán: Thanh
Hiên thi tập, Nam Trung tap ngâm, Bắc hành tạp lục. Tuy nhiên, số phận ba tập thơ chữ
Hán này không có may mắn như phần sáng tác bằng tiếng Việt của ông. Cho đến đầu thế kỷ
XX, cả ba tập thơ chữ Hán của ông mà ai cũng biết tên chỉ mới nằm dưới dạng bản thảo.
Các bài thơ chữ Hán đầu tiên chỉ được trích dẫn ít bài lẻ tẻ vào công trình Truyện cụ Nguyễn
Du của Lê Thước và Phan Sĩ Bàng, sau đó có rất nhiều tác giả đã bỏ công sưu tầm, dịch ra
tiếng Việt và giới thiệu tới người đọc (Đào Duy Anh, Bùi Kỷ, Phan Võ, Nguyễn Khắc
Hanh, Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính, Mai Quốc Liên...) để chúng ta có được tập thơ
chữ Hán đầy đủ như ngày hôm nay.
Trong sự nghiệp thi ca của Nguyễn Du, thơ chữ Hán chính là phần nhà thơ giãi bày
tâm sự của mình một cách trực tiếp nhất. Mỗi tập thơ, mỗi bài thơ đều gắn với những biến
động cụ thể trong cuộc đời tác giả. Rõ ràng, ba tập thơ chữ Hán có ảnh hưởng không nhỏ
đến việc tìm hiểu về con người cũng như nhiều vấn đề được đặt ra trong các sáng tác của
Nguyễn Du. Có thể nói, ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du là sự hoàn chỉnh một phong


17


cách và một con người thơ Nguyễn Du, tài năng văn chương bậc thầy cùng tấm lòng thiết
tha với cuộc đời của một nghệ sĩ lớn.
1.3.1. Thanh Hiên thi tập (1786 – 1804)
Gồm 78 bài được sáng tác trong giai đoạn từ năm Tây Sơn kéo quân ra Bắc cho đến
những năm kết thúc giai đoạn Nguyễn Du làm quan ở Bắc Hà. Cả tập thơ có đến 40/78 bài
có liên quan đến cảm hứng về quê hương.
Tập thơ này được sáng tác trong những năm tháng đầy thăng trầm biến đổi, đau khổ và
bi thương nhất trong cuộc đời năm mươi tư năm của ông. Triều đình phong kiến bị sụp đổ,
gia đình ông tan tác mỗi người một phương, bản thân phiêu bạt về quê vợ, sống trong cảnh
nghèo khó. Ông vừa ôm trong mình nỗi đau thời thế, vừa ôm trong mình nỗi đau đời nên
những vần thơ viết về quê hương trong thời kỳ này thường thấy nhà thơ nhắc đến những
tâm trạng như đau lòng, tiếc nhớ, u sầu, buồn, ngậm ngùi,... Cô đơn nơi xứ lạ khiến ông
khao khát tình cảm gia đình, nhớ anh em, bà con họ hàng nhưng tất cả đều li tán, phiêu dạt.
Từ cảnh sống lầu son gác tía, yên ấm trong tình cảm gia đình, bất ngờ bị ném vào cuộc đời
dâu bể thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm, ông chới với hụt hẫng, trái tim ông lại càng khát
khao hướng về mảnh đất quê hương.
Trong tập thơ này, ta thấy hiện lên chân dung một con người chứa đầy mâu thuẫn, khát
vọng công danh vẫn còn day dứt, luôn khát khao được trở về quê hương. Ông băn khoăn vì
Thập niên vị tiết nam nhi hận (Mười năm chưa rửa được mối hận nam nhi - Ninh công
thành) để rồi lại đau xót nhận ra rằng Bạch phát hùng tâm không đốt ta (Tóc bạc rồi, dù còn
có hùng tâm, nhưng chỉ còn biết than thở - Khai song), cho nên hình ảnh nhà thơ hiện lên
thật đáng thương: tóc bạc, bệnh liên miên, tấm thân già yếu,... quẩn quanh, bế tắc không tìm
cho mình được lối ra. Đến khi làm quan ở Bắc Hà (1802 – 1804), một lần nữa rời xa quê
hương, hình ảnh quê hương và cảm hứng về quê hương lại luôn hiện lên trong thơ. Ông luôn
khao khát cảnh sống an nhàn dưới chân núi Hồng, nhiều lần nhà thơ thể hiện khát vọng
muốn trở về. Bao trùm tập thơ là tâm trạng chán trường, u uất, thất vọng, bế tắc của một con
người sống trong cảnh bơ vơ lưu lạc, quẩn quanh tìm lối thoát cho mình mà tất cả vẫn mịt

mờ để rồi Nguyễn Du cứ phải ôm trong lòng khối tâm sự nhức nhối không thể tỏ cùng ai.
Thời kì Nguyễn Du buộc phải rời xa quê hương, sống nhờ quê vợ ở Thái Bình là thời
kì nhà thơ mang nặng trong lòng mặc cảm tha hương, lữ thứ nên số lượng các bài thơ có
xuất hiện cảm hứng về quê hương chiếm khối lượng lớn (18/40) bài và trở thành nỗi ám ảnh
thường trực trong lòng nhà thơ. Cuối năm Ất Mão (1975), “sau nhiều năm lang thang nơi

18


quê vợ, Nguyễn Du trở về với căn nhà lá ở quê hương Tiên Điền bên dòng sông Lam trong
vắt” [37, tr. 317]. Mong ước bấy lâu nay của Nguyễn Du là được trở về quê hương giờ đã
được thỏa nguyện. Sống trong lòng đất mẹ, cảm hứng về quê hương cũng vì thế mà dâng
trào. Sông Lam, núi Hồng hiện lên trong thơ ông với niềm tự hào và mến yêu tha thiết. Ở
quê hương không được bao lâu, Nguyễn Du miễn cưỡng ra làm quan phục vụ tân triều.
Nguyễn Du bắt đầu nhận chức tri huyện Phù Dung ở trấn Sơn Nam, cũng là bắt đầu thời kỳ
“làm quan ở Bắc Hà” (1802 - 1804). Đọc những bài thơ Nguyễn Du làm trong chặng đường
làm quan đầu tiên này, ta thấy ông luôn nhớ núi Hồng, nhớ những cuộc đi săn, luôn mong
muốn được trở về quê hương.
1.3.2. Nam Trung tạp ngâm (1804 – 1813)
Gồm 40 bài được Nguyễn Du sáng tác trong thời gian làm quan ở Phú Xuân và làm
Cai bạ ở Quảng Bình. Dù không còn tâm trạng bế tắc, tuyệt vọng, chán chường như ở
Thanh Hiên thi tập nhưng trong tập thơ này, nổi bật lên là nỗi thất vọng sâu sắc về chốn
quan trường mà trước đây ông từng khao khát được bước chân vào để đem tài năng ra giúp
nước. Nam Trung tạp ngâm có 22 bài thơ nói đến cảm hứng về quê hương. 22 lần ông nhắc
đến quê hương trong tập thơ là 22 lần ông thấm thía nỗi buồn xa quê, muốn trở về, muốn
thoát khỏi vòng danh lợi, khát khao cuộc đời phóng khoáng tự do, nhất là khi chốn quan
trường lại đầy hiểm hóc, đố kỵ, ganh đua. Cách nhà thơ nói về mình thật đáng thương và
cũng thật chua xót: Thù phương độc thác hữu quan thân (Phương xa một mình gởi cái thân
làm quan - Ngẫu đắc), tất cả cũng chỉ vì đường sinh kế, chuyện cơm áo,... vì vậy mặc dù
đường về chỉ ba ngày là đến, mà ôm nỗi nhớ quê đã bốn năm (Nễ giang khẩu hương vọng).

Mệt mỏi, chán chường, thất vọng nhưng lại không thể buông xuôi, nỗi lòng với quê hương
dần trở thành tâm bệnh, vì thế tâm trạng dằn vặt của kẻ tha hương và cảm hứng về quê
hương luôn xuất hiện trong thơ ông.
1.3.3. Bắc hành tạp lục (1813 – 1814)
Gồm 132 bài được sáng tác khi Nguyễn Du đi sứ sang Trung Quốc. Tập thơ này có 16
bài thơ Nguyễn Du nói đến cảm hứng về quê hương, muốn được về sống nhàn tản ở quê
nhà, không màng danh lợi. Ở hai tập thơ trước, ta thấy Nguyễn Du chìm đắm trong mối bi
quan, tâm trạng chán trường, thất vọng, mối u sầu kết đọng thành khối bởi ông bế tắc, quẩn
quanh đi mãi mà vẫn không tìm được lối ra cho mình. Khi đi sứ Trung Quốc, một thế giới
mới mở ra trước mắt, thế giới mà ông mới chỉ biết qua sách vở nay được tận mắt chứng

19


kiến, những điều mới mẻ về phong tục, phong cảnh, cuộc sống của con người có sức hấp
dẫn với ông. Cứ qua mỗi vùng đất là ông lại làm thơ. Những chuyện đang diễn ra trước mắt
đã tác động đến tâm hồn đa cảm của Nguyễn Du, buộc ông không thể nhắm mắt làm ngơ.
Hiện thực cuộc sống trên nước bạn được ông phản ánh khá kĩ ở mọi góc cạnh, nhất là khi
sang đất người, lòng ông có phần nhẹ nhõm hơn, ông có thời gian nhìn ra ngoài và nói
chuyện với những con người bất hạnh mà ông có một mối cảm thông đặc biệt. Mối sầu tha
hương vẫn còn nhưng lúc này không nhuốm màu đau xót, bi quan nữa. Số lượng thơ đề cập
tới cảm hứng về quê hương trong tập thơ này không lớn bằng hai tập thơ trước nhưng trải
dài theo bước đường của vị sứ thần vẫn là nỗi nhớ quê hương. Thêm vào đó là những cảm
nhận của nhà thơ về những điều mắt thấy tai nghe ở xứ người. Tập thơ này, vì thế thiên về
quan sát, suy ngẫm về thế sự, lịch sử.
Điểm qua ba tập thơ chữ Hán Nguyễn Du với tổng số 250 bài thơ, ta thấy có tới 78 bài
thơ có cảm hứng về quê hương... Số lượng như vậy, xét thấy không phải là ít, đủ để khẳng
định quê hương là một chủ đề quan trọng, một mối ám ảnh sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ.
Điều này góp phần thôi thúc chúng ta tìm hiểu để khám phá rõ hơn những góc khuất trong
tâm hồn vị đại thi hào dân tộc.

1.4. Khái quát về cảm hứng và cảm hứng về quê hương trong thơ ca trung đại (Qua
một số tác giả: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến)
Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học luôn gắn liền với cảm xúc. Những cảm xúc
đó được khơi nguồn từ cảm hứng. “Cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng, là
một ham muốn tích cực đưa đến hành động. Điều quan trọng là cần nhận ra cảm hứng như
một nội dung đặc thù của tác phẩm văn học” [46, tr. 268]. Bất kì một tác phẩm văn học nào
được tạo ra cũng cần phải có cảm hứng. Nội dung của cảm hứng tư tưởng trong tác phẩm
bao giờ cũng là một tình cảm xã hội đã được ý thức. Đó có thể là những tình cảm khẳng
định như ngợi ca, vui sướng, yêu thương, đau xót… Đó cũng có thể là những tình cảm phủ
định các hiện tượng xấu xa, tiêu cực như tố cáo, căm thù, phẫn nộ, châm biếm, mỉa mai…
Các tình cảm đó được gợi lên từ các hiện tượng xã hội được phản ánh trong tác phẩm tạo
thành nội dung cảm hứng của tác phẩm đó.
Từ xưa đến nay, quê hương luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca. Với những
nhà thơ lớn, hình ảnh quê hương lại càng in đậm trong tâm trí họ và được đưa vào trong thơ
với một tình cảm vô cùng sâu sắc. Tuy cách thể hiện tình yêu đối với quê hương được thể
hiện ở mỗi nhà thơ là khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả luôn tự hào về cảnh đẹp, về

20


con người nơi quê hương mình. Khi đi xa, họ luôn nhớ và mong ngóng được trở về nơi chôn
rau cắt rốn của mình.
Trong nền văn học trung đại, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát,
Nguyễn Khuyến… đều dành một số lượng tác phẩm đáng kể để nói về quê hương. Điều đó
đã chứng minh được quê hương là nguồn cảm hứng vô tận và là đề tài không thể thiếu trong
thơ ca.
Nguyễn Trãi không chỉ là một vị anh hùng dân tộc, một nhà chính trị, quân sự toàn
tài, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của Việt Nam. Văn
chương của Nguyễn Trãi là văn chương “có đủ sức để sửa sang việc đời”. Bên cạnh đó, ông
còn có trái tim rất đằm thắm, nhân hậu và chứa chan tình người.

Sống vào giai đoạn đất nước có nhiều biến động, Nguyễn Trãi đau buồn vì vận nước,
lại thêm cảnh bản thân phải phiêu dạt, xa lìa quê hương khiến cho ông – một con người vốn
nặng lòng với quê hương, một hồn thơ tinh tế, mẫn cảm lại càng canh cánh, thao thức khôn
nguôi. Sau này, khi Nguyễn Trãi giúp Lê Lợi phục quốc, xây dựng nước Đại Việt, dẫu đang
làm quan trong triều hay đi sứ thì niềm hoài hương vẫn luống vọng về trong trái tim ông.
Thời gian bị giam lỏng tại thành Đông Quan, phải xa quê nhà, xa người thân, đối với
Ức Trai, quê nhà đã xa xôi lại càng xa xôi vạn dặm. Nỗi nhớ nhung, gắn bó với cảnh vật,
con người quê hương trong những ngày sống trên quê người đã được thể hiện một cách cảm
động trong những vần thơ chữ Hán.
Đọc Ức Trai thi tập, ta nhận thấy trái tim Nguyễn Trãi luôn dành những khoảnh khắc
để nhớ về quê hương. Khi công việc giúp Lê Lợi thành công, Nguyễn Trãi làm quan tại
triều, song niềm hoài hương luôn hiện hữu, khiến ông trăn trở. Do đó, trong giấc mộng, nhà
thơ cũng muốn gửi hồn về quê hương:
Miên tưởng cố viên tâm kính cúc,
Mộng hồn dạ dạ thượng quy đao.
(Nhớ nhung vườn cũ ba rặng cúc,
Hồn mộng đêm đêm lên thuyền để về.)
(Thu nhật ngẫu thành)
Hay:
Nhàn quải ngọ song triều thoái nhật,
Mộng hồi nghi thị cố viên xuân.
(Rỗi treo cửa sổ phía nam những ngày lui chầu

21


Trong giấc mơ về nhà ngỡ đó là vườn xuân cũ.)
(Đề sơn điểu hô nhân đồ)
Ước muốn được trở về quê nhà lúc nào cũng như cờ rung:
Thập niên phiêu chuyển thán bồng bình,

Quy tứ dao dao nhật tự tinh.
(Mười năm xiêu dạt thân mình như cỏ bồng cánh bèo
Lòng muốn về nhà ngày nào cũng như cờ rung động luôn).
(Quy Côn Sơn chu trung tác)
Đối với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là mảnh đất ông đã gắn bó suốt tuổi ấu thơ. Hướng về
quê, nhiều lần ông nhắc đến núi ở Côn Sơn. Với ông, núi xưa đã hóa thân thành một mảnh
tâm hồn, một phần của sự sống. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy dường như trong suốt những
năm tháng bận rộn đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho lí tưởng nhân nghĩa,
chưa một lúc nào ông quên mảnh đất Côn Sơn muôn quý ngàn yêu. Cho nên, có lúc ông nhớ
Côn Sơn trong giấc ngủ:
Cố sơn tạc dạ triền thanh mộng,
Nguyệt mãn Bình Than tửu mãn thuyền.
(Núi cũ đêm qua vấn vương vào mộng nhẹ,
Trăng chứa đầy sông Bình Than, rượu đầy thuyền.)
(Mạn hứng)
Có lúc ông lại nhớ Côn Sơn khi vừa tỉnh giấc:
Mộng giác cố viên tam kính cúc,
Tâm thanh hoạt thuỷ nhất âu trà.
(Tỉnh mộng nhớ vườn cũ có ba rặng cúc,
Rửa lòng cho sạch có nước chảy với một âu trà.)
(Mạn hứng 3)
Sau loạn về Côn Sơn, thấy cảnh vườn nhà tiêu điều hoang rậm, ông đã không sao cầm
lòng được và thương cảm như muốn khóc. Tình thương Côn Sơn của ông ở đây thật đúng
như tình thương đối với một người thân, như đối với một mảnh máu thịt của mình. Trong
bài Thất nhân hoạ Côn Sơn đồ tình cảm của ông vô cùng não nuột:
Bán sinh khâu hác phế đăng lâm,
Loạn hậu gia hương phí mộng tầm.
Thạch bạn tùng phong cô thắng thưởng,

22



Giản biên mai ảnh phụ thanh ngâm.
Yên hà linh lạc trường kham đoạn,
Viên hạc tiêu điều ý phỉ cầm...
(Nửa đời phải bỏ cái thú leo trèo khe núi,
Sau loạn quê nhà chỉ phí chiêm bao mà tìm về.
Gió tùng trên bậc đá không có ai thưởng thức,
Bóng hoa mai bên suối đành phụ thú ngâm nga.
Thấy yên hà vắng vẻ lòng ta muốn đứt,
Thấy vượn hạc tiêu điều tâm ý khó cầm...)
Gắn bó với Côn Sơn như vậy, cho nên khi cuộc đời Nguyễn Trãi gặp bế tắc trên con
đường thực hiện lí tưởng nhân nghĩa thì tình yêu Côn Sơn đã lên tiếng gọi, thôi thúc ông trở
về đây sống cuộc đời nhàn dật. Và khi được về sống ở Côn Sơn, ông cảm thấy rất nhẹ
nhàng, thanh thản:
Côn Sơn hữu tuyền,
Kỳ thanh lãnh lãnh nhiên,
Ngô dĩ vi cầm huyền.
Côn Sơn hữu thạch,
Vũ tẩy đài phô bích,
Ngô dĩ vi đạm tịch.
Nham trung hữu tùng,
Vạn lí thuý đồng đồng,
Ngô ư thị hồ yển tức kì trung.
Lâm trung hữu trúc,
Thiên mẫu ấn hàn lục,
Ngô ư thị hồ ngâm tiếu kì trắc.
(Côn Sơn có khe,
Tiếng nước chảy rì rầm.
Ta lấy làm đàn cầm.

Côn Sơn có đá,
Mưa xối rêu xanh đậm,
Ta lấy làm chiếu thảm.
Trên núi có thông,

23


Muôn dặm rờn rơn biếc một vùng,
Ta tha hồ ngơi nghỉ ở trong.
Trong rừng có trúc,
Nghìn mẫu in biếc lục,
Ta tha hồ ca ngâm bên gốc.)
(Côn Sơn ca)
Ngoài bài Côn Sơn ca, các bài thơ chữ Hán ông viết về Côn Sơn đều được sáng tác
trong hoàn cảnh ông phải sống xa quê hay trong những lúc ông ghé thăm ít bữa mừng mừng
tủi tủi rồi lại đi cho nên tình cảm thường rất thiết tha, cảm động.
Phần lớn những bài thơ viết về Côn Sơn trong Quốc âm thi tập được viết khi Nguyễn
Trãi đã về sống ở Côn Sơn. Ông về Côn Sơn sống một cuộc đời rất bình dị và thanh đạm.
Nhà thơ ở trong những gian lều cỏ, kiến trúc sơ sài và tạm bợ:
Chụm tự nhiên một thảo am,
Dầu lòng đi bắc miễn về nam.
(Thuật hứng 19)
Trong nhà cũng chỉ thấy có một chiếc giường thấp, một nồi hương, một cây đàn, mấy
cuốn sách...Thậm chí còn không dùng cả đèn dầu và chổi quét, bởi lẽ:
Gió tịn rèm thay chổi quét,
Trăng kề cửa kẻo đèn khêu.
(Bài 67, Quốc âm thi tập)
Nghĩa là ông đã lấy trăng làm đèn và lấy gió làm chổi. Ngoài ngôi lều tạm ấy ra,
những người hàng xóm gần gũi và thân thiết của ông là núi, là chim, là mây, là trăng:

Núi láng giềng, chim bầu bạn
Mây khách khứa, nguyệt anh tam.
(Thuật hứng 19)
Nguồn sống của Ngyễn Trãi dựa vào cái Vườn còn thông trúc đáng năm mẫu (Mạn
thuật 2); cái Ruộng đôi ba khóm đất con ong (Thuật hứng 11); cái Ao cạn vớt bèo thả
muống (Thuật hứng 24). Cũng có khi ông còn phải nhờ cả đất vườn của nhà chùa Côn Sơn
này:
Ao quan thả gửi hai bè muống,
Đất bụt ương nhờ một lảnh mùng.
(Thuật hứng 23)

24


Tâm hồn Nguyễn Trãi lúc này hoàn toàn không để ở công danh phú quý, không để ở
ăn ngon mặc đẹp. Trái lại ông đắm mình vào trong cái thế giới thiên nhiên tạo vật kỳ thú
của Côn Sơn:
Bẻ cái trúc hòng phân suối,
Quét con am để chứa mây.
Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá,
Rừng tiếc chim về ngại phát cây.
(Mạn thuật 6)
Trong thơ ông, từ hình ảnh một ngày đi núi, đến một buổi chiều vãng cảnh hay một
buổi tối thưởng hoa, ở đâu ta cũng thấy hiện ra một Nguyễn Trãi rất phóng khoáng và ung
dung tự tại.
Nhưng sống trong sáng, sống đam mê với cảnh vật Côn Sơn, thực chất cũng chỉ an ủi,
chỉ khuây khoả được đôi phần nỗi đau đời của Nguyễn Trãi. Trong đáy sâu tâm hồn ông vẫn
cứ dây dưa một nỗi buồn không thể nguôi đi được:
Thấy nguyệt tròn thì kể tháng,
Nhìn hoa nở mới hay xuân.

(Bài 102, Quốc âm thi tập)
Có thể nói tình cảm của Nguyễn Trãi đối với Côn Sơn vừa là một biểu hiện tự nhiên
của tình yêu quê hương đất nước, lại vừa là một thái độ chính trị, một quan điểm nhân sinh
của một nhân cách lớn. Đồng thời nó cũng là một nỗi đau lớn, một bế tắc lớn của một lí
tưởng xã hội không thể được thực hiện trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Lúc ấy Nguyễn
Trãi tuy mới độ năm mốt, năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu
chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con
người như Nguyễn Trãi không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng
không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú
riêng của ông chính là trở về sống nhàn dật ở Côn Sơn.
Khi trở về sống đời thanh bần giữa núi rừng, dù ở đâu thiên nhiên vẫn chiếm một địa
vị quan trọng, một người bạn tâm giao để Nguyễn Trãi kí thác nỗi lòng luôn quặn thắt
những ưu tư thời thế. Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi giúp ta yêu hơn quê hương
đất Việt, hiểu hơn tấm lòng trung quân ái quốc cũng như sự nhạy cảm, tinh tế của thi sĩ, qua
đó tự hào về nền văn hóa dân tộc.

25


×