Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm tại đại học quy nhơn trong thực tập sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 233 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Như Hồng

KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TẠI ĐẠI HỌC
QUY NHƠN TRONG THỰC TẬP SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Như Hồng

KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TẠI ĐẠI HỌC
QUY NHƠN TRONG THỰC TẬP SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Chuyên ngành: Tâm lí học
Mã số

: 60. 31. 04. 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HUỲNH VĂN SƠN



Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Khả năng thích ứng nghề nghiệp ở sinh viên sư phạm tại Đại học Quy
Nhơn trong thực tập sư phạm” là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Tâm lý học của tôi
tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác.

Tác giả


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô Khoa Tâm lý - Giáo
dục và các thầy, cô giảng dạy lớp Cao học Tâm lý học K23 đã tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, người thầy kính mến
đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn nghiên cứu tạo điều kiện giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Xin được cảm ơn các giảng viên và sinh viên trường Đại học Quy Nhơn, Ban
giám hiệu, giáo viên và học sinh các trường Tiểu học: Quang Trung, Ngô Mây,
Nguyễn Văn Cừ; các trường Mầm non: 2/9, Hương Sen, Quy Nhơn đã tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình khảo sát thực trạng và thực nghiệm những biện pháp trong đề
tài.
Xin phép gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Quy Nhơn, Khoa
Tâm lý - Giáo dục & Công tác xã hội, các phòng ban của trường đã tạo điều kiện thuận

lợi cho tôi trong quá trình vừa công tác vừa học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRONG THỰC TẬP SƯ PHẠM ..............................8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về TUNN - TTSP.......................................................8
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về TUNN - TTSP ........................................8
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước về TUNN - TTSP ........................................11
1.2. Lý luận về khả năng TUNN của SVSP trong TTSP ...........................................14
1.2.1. Khả năng TUNN ...........................................................................................14
1.2.2. Thực tập và TTSP .........................................................................................26
1.2.3. Sinh viên sư phạm và các đặc điểm của sinh viên sư phạm .........................34
1.2.4. Khả năng TUNN của SVSP trong TTSP ......................................................38
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng TUNN của SVSP trong TTSP............42
1.3. Tiêu chí và thang điểm đánh giá khả năng TUNN của SVSP trường Đại học
Quy Nhơn trong TTSP ...............................................................................................45
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN SƯ PHẠM TẠI ĐẠI HỌC QUY NHƠN TRONG THỰC TẬP SƯ
PHẠM ...........................................................................................................................51
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu .......................................................51

2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu - Trường Đại học Quy Nhơn .......................51
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu ...............................................................52
2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu ..................................................................53


2.2.1. Nghiên cứu lý luận........................................................................................53
2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn.....................................................................................54
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng khả năng TUNN của SVSP trường Đại học Quy
Nhơn trong TTSP .......................................................................................................59
2.3.1. Nhận thức của SVSP trường Đại học Quy Nhơn về khả năng TUNN trong TTSP
................................................................................................................................59
2.3.2. Biểu hiện của khả năng TUNN của SVSP trong TTSP ................................69
2.3.3. Mức độ giải quyết các vấn đề trong TTSP thông qua tình huống giả định ..88
2.3.4. Tổng hợp khả năng TUNN của SVSP trường Đại học Quy Nhơn trong TTSP
................................................................................................................................94
2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng TUNN của SVSP trường Đại học Quy
Nhơn trong TTSP ....................................................................................................98
2.3.6. Nguyên nhân SVSP chưa thực sự thích ứng với hoạt động nghề nghiệp
trong quá trình TTSP ............................................................................................101
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG
NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TẠI ĐẠI HỌC QUY NHƠN
TRONG TTSP............................................................................................................104
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp nâng cao khả năng TUNN của SVSP tại Đại
học Quy Nhơn trong TTSP ......................................................................................104
3.2. Một số biện pháp nâng cao khả năng TUNN của SVSP tại Đại học Quy Nhơn
..................................................................................................................................106
3.3. Kết quả nâng cao khả năng TUNN của SVSP tại Đại học Quy Nhơn theo mô
hình thực nghiệm......................................................................................................111
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm ..................................................................................111
3.3.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ................................................................114

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................131


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt

Điểm trung bình

ĐTB

Độ lệch chuẩn

ĐLC

Giảng viên

GV

Giáo viên hướng dẫn

GVHD

Kết quả học tập

KQHT

Nghiệp vụ sư phạm


NVSP

Phần trăm

%

Sinh viên sư phạm

SVSP

Số lượng

SL

Số thứ tự

STT

Thích ứng nghề nghiệp

TUNN

Thực tập sư phạm

TTSP

Xếp hạng

XH



DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
1
2

TÊN BẢNG
Bảng 2.1: Mô tả mẫu nghiên cứu đề tài.
Bảng 2.2: Kết quả nhận thức của SVSP về khái niệm khả năng TUNN
trong TTSP.

TRANG
53
60

3

Bảng 2.3: Kết quả nhận thức của SVSP về tầm quan trọng của khả năng
TUNN trong TTSP.

61

4

Bảng 2.4: Kết quả nhận thức của SVSP về các đặc điểm của khả năng
TUNN trong TTSP.

63


5

Bảng 2.5: Kết quả nhận thức của SVSP về các biểu hiện của khả năng
TUNN trong TTSP.

66

6

Bảng 2.6: Đánh giá chung nhận thức của SVSP về khả năng TUNN trong
TTSP.

67

7

Bảng 2.7: Tâm trạng của SVSP khi tham gia TTSP.

70

8

Bảng 2.8: Những khó khăn của SVSP biểu hiện ở tâm thế nghề
nghiệp.

71

9


Bảng 2.9: Mức độ thích ứng với nội dung TTSP của SVSP.

73

10

Bảng 2.10: Những khó khăn của SVSP trong việc thích ứng với nội dung
TTSP.

74

11

Bảng 2.11: Mức độ thích ứng với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của
SVSP.

76

12

Bảng 2.12: Những khó khăn của SVSP trong việc thích ứng với việc
rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

78

13

Bảng 2.13: Mức độ thích ứng với các điều kiện phương tiện của
SVSP.


80

14

Bảng 2.14: Những khó khăn của SVSP trong việc thích ứng với các
điều kiện phương tiện TTSP.

82

15

Bảng 2.15: Mức độ thích ứng với các mối quan hệ trong đợt TTSP.

84

16

Bảng 2.16: Những khó khăn của SVSP trong việc thích ứng với các
mối quan hệ trong đợt TTSP.

85

17

Bảng 2.17: Các mặt biểu hiện TUNN của SVSP.

87

18


Bảng 2.18: Mức độ giải quyết vấn đề trong TTSP thông qua tình huống giả
định của SVSP.

88


19

Bảng 2.19: Mức độ TUNN của SVSP theo chuyên ngành.

95

20

Bảng 2.20: Mức độ TUNN của SVSP theo công việc làm thêm.

96

21

Bảng 2.21: Mối tương quan giữa mức độ TUNN và KQHT của SVSP.

97

22

Bảng 2.22: Kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng TUNN của
SVSP trường Đại học Quy Nhơn.

99


23

Bảng 2.23: Đánh giá của SV, GV và GVHD về những nguyên khiến
SVSP chưa thực sự thích ứng với hoạt động nghề nghiệp trong quá

101

trình TTSP.
24

Bảng 3.1: Khả năng TUNN trong TTSP thể hiện ở “tâm thế nghề
nghiệp” của SVSP trước và sau thực nghiệm.

115

25

Bảng 3.2: Kiểm định T -Test kết quả khả năng TUNN trong TTSP thể
hiện ở “tâm thế nghề nghiệp” của SVSP trước và sau thực nghiệm

116

26

Bảng 3.3: Mức độ sẵn sàng với hoạt động TTSP của SVSP trước và sau
thực nghiệm.

116


27

Bảng 3.4 Kết quả tâm trạng của SVSP trong đợt TTSP trước và sau
thực nghiệm.

117

28

Bảng 3.5. Kiểm định T- Test kết quả tâm trạng của SVSP trong đợt
TTSP trước và sau thực nghiệm.

118

29

Bảng 3.6: Kết quả nhận thức của SVSP về khả năng TUNN trong
TTSP trước và sau thực nghiệm.

121

30

Bảng 3.7: Kiểm định T - Test kết quả nhận thức của SVSP về khả
năng TUNN trong TTSP trước và sau thực nghiệm.

122

31


Bảng 3.8: Kết quả biểu hiện của khả năng TUNN trong TTSP trước và sau
thực nghiệm.

123

32

Bảng 3.9: Kiểm định T - Test kết quả biểu hiện của khả năng TUNN
trong TTSP trước và sau thực nghiệm.

124

33

Bảng 3.10: Kết quả mức độ giải quyết vấn đề trong TTSP thông qua
tình huống giả định của SVSP trước và sau thực nghiệm.

124

34

Bảng 3.11: Kiểm định T - Test kết quả mức độ giải quyết vấn đề trong
TTSP thông qua tình huống giả định của SVSP trước và sau thực
nghiệm.

125

35

Bảng 3.12: Kết quả khả năng TUNN của SVSP trong TTSP trước và sau

thực nghiệm.

126

36

Bảng 3.13: Kiểm định T - Test kết quả khả năng TUNN của SVSP
trong TTSP trước và sau thực nghiệm.

126


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TÊN BIỂU ĐỒ

STT
1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

Biểu đồ 2.1: Đánh giá chung nhận thức của SVSP về khả năng TUNN
trong TTSP.
Biểu đồ 2.2: Mức độ giải quyết vấn đề trong TTSP thông qua 5 tình
huống giả định.
Biểu đồ 2.3: Kết quả giải quyết tình huống thích ứng với điều kiện
phương tiện.
Biểu đồ 2.4: Kết quả giải quyết tình huống thích ứng với các mối quan hệ
trong đợt TTSP.
Biểu đồ 2.5: Kết quả giải quyết tình huống thích ứng với kỹ năng
nghề nghiệp.
Biểu đồ 2.6: Kết quả giải quyết tình huống thích ứng với nội dung
TTSP.
Biểu đồ 2.7: Kết quả giải quyết tình huống thích ứng với tâm thế
nghề nghiệp.
Biểu đồ 2.8: Đánh giá chung kết quả khả năng TUNN của SVSP
trong TTSP.
Biểu đồ 3.1. Mức độ sẵn sàng với hoạt động TTSP của SVSP trước và
sau thực nghiệm.
Biểu đồ 3.2: Kết quả tâm trạng của SVSP trong đợt TTSP trước và sau
thực nghiệm.
Biểu đồ 3.3. Những khó khăn của SVSP trong TTSP trước và sau
thực nghiệm.


TRANG
68

88

89

90

91

92

93

94

117

118

119


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, chất lượng

nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia và là động lực chủ yếu đảm bảo
sự phát triển bền vững của mỗi nước. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 2020 đã chỉ rõ: “Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển
xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Do vậy cần “giáo dục con người Việt
Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ, phát triển được
năng lực của cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp,
năng động, sáng tạo, trong đó “đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ
trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực
tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…” [63].
Khả năng thích ứng là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao cho xã hội. Trong cuộc sống, con người có khả năng thích ứng sẽ
dễ dàng hòa nhập với môi trường và đáp ứng nhanh những tác động tích cực và tiêu
cực từ môi trường. Trong đào tạo nghề nghiệp tại các trường Đại học - Cao đẳng, khả
năng TUNN lại càng quan trọng hơn, nhất là đối với SVSP. SVSP chính là thế hệ
người giáo viên - những người sẽ quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo trong
tương lai. Vì thế SVSP cần được quan tâm phát triển khả năng TUNN. Khả năng
TUNN giúp SVSP nhanh chóng tiếp thu các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp;
tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc lĩnh hội tay nghề. Khi ra trường, SVSP bớt
bỡ ngỡ với công việc, nhanh chóng hòa nhập để thực hiện hoạt động nghề nghiệp có
chất lượng và hiệu quả cao.
Trong chương trình đào tạo giáo viên có trình độ Đại học, TTSP chính là môi
trường thuận lợi giúp SVSP chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp của mình. Đây là giai
đoạn khả năng TUNN của SVSP được thể hiện rõ ràng nhất, vì trong hoạt động TTSP,
SVSP có cơ hội được thử sức mình với vai trò mới - người giáo viên, vận dụng những
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã học để tiến hành hoạt động giảng dạy, giáo dục có hiệu


2

quả. Chính vì vậy TTSP được các nhà giáo dục gọi là hình thức “rút ngắn khoảng cách

giữa nhà trường và xã hội”, tạo điều kiện để SVSP thâm nhập môi trường thực tế học
hỏi kiến thức chuyên môn, thực hành nghề nghiệp, từ đó nâng cao khả năng TUNN.
Trường Đại học Quy Nhơn là một trường Đại học đa ngành thuộc khu vực
Miền Trung Tây Nguyên, ước tính mỗi năm có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp phục vụ
nhu cầu lao động cho khu vực và trên cả nước, trong đó có hơn một nữa là SVSP.
SVSP năm thứ 4 ở tất cả các chuyên ngành đào tạo đều phải tham gia TTSP, do đó
không tránh khỏi sự bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra cách thức phù hợp
để đáp ứng yêu cầu của hoạt động TTSP. Vì vậy để hoạt động TTSP có kết quả, SVSP
phải có khả năng thích ứng với những đặc điểm, điều kiện mới của hoạt động TTSP.
Ngược lại, sinh viên dễ rơi vào trạng thái thụ động, chán nản và không hoàn thành tốt
được đợt TTSP theo yêu cầu của nhà trường.
Xuất phát từ những lý do đó, đề tài nghiên cứu “Khả năng TUNN của SVSP
tại Đại học Quy Nhơn trong TTSP” được thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng khả năng TUNN của SVSP tại Đại học Quy Nhơn trong
TTSP, trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng TUNN cho
SVSP tại Đại học Quy Nhơn trong TTSP.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khả năng TUNN của SVSP tại Đại học Quy Nhơn trong TTSP.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính là SVSP năm thứ 4 trường Đại học Quy Nhơn.
Khách thể nghiên cứu bổ trợ là các GV trường Đại học Quy Nhơn, các GVHD
SVSP tại các cơ sở thực tập.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Khả năng TUNN của SVSP trường Đại học Quy Nhơn trong TTSP chỉ ở mức
trung bình là chủ yếu. Nếu có một số biện pháp tác động cho SVSP như: đa dạng hóa
các hình thức tổ chức trong hoạt động TTSP, phối hợp chặt chẽ giữa GV trường sư
phạm với các GVHD trong việc giáo dục nghề nghiệp cho SVSP, phát triển năng lực



3

tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp,… thì có thể nâng cao khả
năng TUNN cho SVSP.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: khả năng, khả năng thích
ứng, nghề nghiệp, khả năng TUNN, khả năng TUNN của SVSP,…
5.2. Xác định thực trạng khả năng TUNN của SVSP tại Đại học Quy Nhơn trong
TTSP.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng TUNN của SVSP tại Đại học
Quy Nhơn.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu mức độ của khả năng TUNN của SVSP tại Đại học
Quy Nhơn trong TTSP.
Đề tài nghiên cứu khả năng TUNN trong TTSP tập trung chủ yếu ở TTSP đợt 2.
6.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể chính: SVSP năm thứ 4 thuộc hai ngành Giáo dục Tiểu học và Giáo
dục Mầm non trường Đại học Quy Nhơn.
Khách thể bổ trợ: GV tại Đại học Quy Nhơn và GVHD thực tập tại các cơ sở
thực tập.
6.3. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu khả năng TUNN trong TTSP tại 6 trường Tiểu học và
Mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - nơi các SVSP thuộc
Khoa Giáo dục Tiểu học & Mầm non đã và đang TTSP. Cụ thể:
+ Tiểu học Nguyễn Văn Cừ
+ Tiểu học Ngô Mây
+ Tiểu học Quang Trung
+ Mầm non Quy Nhơn

+ Mẫu giáo Hương Sen
+ Mầm non 2/9.


4

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài
7.1.1. Quan điểm lịch sử
Khả năng TUNN của SVSP được phân tích dưới quan điểm lịch sử. Đề tài
nghiên cứu tại một thời điểm lịch sử nhất định với khách thể nhất định do vậy kết quả
nghiên cứu của khả năng TUNN là kết quả ngay tại thời điểm được nghiên cứu trong
đề tài với chính khách thể đã được xác lập.
7.1.2. Quan điểm hệ thống cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Các khâu xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng được tiến hành trên cấu trúc đã xác
lập. Các biện pháp nâng cao khả năng TUNN được nghiên cứu trong mối liên hệ chặt
chẽ với nhau, không có biện pháp nào hoàn toàn biệt lập mà chúng nằm trong một
chỉnh thể thống nhất.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Khả năng TUNN của sinh viên nói chung, SVSP nói riêng là một vấn đề đang
được quan tâm. Hiện nay báo chí và các phương tiện truyền thông luôn đề cập đến vấn
đề SVSP ra trường không thể làm tốt nghề được đào tạo, thiếu kỹ năng sư phạm, thiếu
phẩm chất nhân cách nghề nghiệp dẫn đến những tác hại xấu như chất lượng giáo dục
đào tạo kém chất lượng, suy thoái nhân cách đạo đức người giáo viên. Vì vậy, việc tìm
hiểu khả năng TUNN, đề xuất biện pháp nâng cao khả năng TUNN cho sinh viên đáp
ứng với yêu cầu thực tiễn của xã hội.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Mục đích
Xây dựng đề cương nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài; lựa chọn phương
pháp làm cơ sở cho việc tiến hành khảo sát thực trạng khả năng TUNN của SVSP tại
Đại học Quy Nhơn trong TTSP.
- Nội dung
Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến thích ứng, khả năng, khả


5

năng thích ứng, khả năng TUNN, biểu hiện của khả năng TUNN của SVSP,…
- Cách thức nghiên cứu
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa lý thuyết để làm rõ cơ sở lý
luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích
Khảo sát mức độ của khả năng TUNN của SVSP; thu thập thông tin của GV và
GVHD TTSP về việc đánh giá mức độ của khả năng TUNN của SVSP, tìm hiểu các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng TUNN của SVSP cũng như những biện pháp đề xuất
nhằm nâng cao khả năng TUNN cho SVSP.
- Nội dung
Xây dựng phiếu điều tra bằng bảng hỏi với SVSP, GV trường Đại học Quy
Nhơn và GVHD thực tập tại các cơ sở TTSP.
- Cách thức nghiên cứu
Tổ chức điều tra thử bằng bảng thăm dò trước khi thiết kế bảng hỏi và quy trình
thực hiện cụ thể cho việc điều tra chính thức.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích
Thu thập bổ sung thêm một số thông tin chưa nghiên cứu được bằng phương

pháp điều tra bảng hỏi, khẳng định kết quả nghiên cứu thực trạng, tăng tính thuyết
phục, độ phong phú và thực tế của kết quả nghiên cứu.
- Nội dung
Xây dựng phiếu phỏng vấn đối với SVSP, GV trường Đại học Quy Nhơn và
GVHD thực tập tại các cơ sở TTSP về mức độ của khả năng TUNN của SVSP, khó
khăn SVSP thường gặp phải trong quá trình TTSP và nguyên nhân của thực trạng đó.
- Cách thức nghiên cứu
Soạn thảo phiếu phỏng vấn và quy trình thực hiện cụ thể, tiến hành phỏng vấn, ghi
chép và xử lý thông tin bổ trợ cho việc thực hiện đề tài.


6

7.2.2.3. Phương pháp quan sát
- Mục đích
Thu thập thêm thông tin và kiểm chứng mức độ của khả năng TUNN của
SVSP.
- Nội dung
Quan sát những biểu hiện của khả năng TUNN của SVSP trong quá trình TTSP,
cách thức giải quyết các tình huống nảy sinh của SVSP trong quá trình TTSP,…
- Cách thức nghiên cứu
+ Xây dựng các nội dung cần quan sát trước khi tiến hành quan sát, bao gồm:
• Tâm thế của SVSP trong tiết giảng.
• Khả năng giải quyết các tình huống nảy sinh trong tiết giảng.
• Mức độ thực hiện các kỹ năng nghề nghiệp trong tiết giảng.
+ Quan sát trong giờ lên lớp của SVSP tại các lớp TTSP.
+ Tiến hành ghi chép để tổng hợp thông tin, đồng thời so sánh, đối chiếu với
các kết quả thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng
vấn.
7.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm

- Mục đích
Kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp nâng cao khả năng TUNN của SVSP
trong TTSP.
- Nội dung
Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao khả năng TUNN
cho SVSP như: giao lưu, nói chuyện chuyên đề về khả năng TUNN, hoạt động TTSP
và những khó khăn thường gặp, tổ chức lớp học kỹ năng thích ứng,…
- Cách thức nghiên cứu
Chọn ngẫu nhiên một nhóm thực nghiệm. Trước khi thực nghiệm, tiến hành đo
mức độ TUNN của nhóm. Sau khi thực nghiệm, sẽ đo mức độ TUNN của nhóm một
lần nữa để có cơ sở kết luận về tác động của phương pháp thực nghiệm.
7.2.2.5. Phương pháp thống kê toán học
- Mục đích


7

Xử lý các thông tin thu được từ các phương pháp nghiên cứu thực tế ở trên.
- Nội dung
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 xử lý các thông tin thu được từ các
phương pháp trên, đồng thời kiểm định tính khách quan, độ tin cậy của các kết quả
nghiên cứu. Cụ thể: sử dụng một số phép tính như: tính tần số, tỷ lệ phần trăm, trị số
trung bình, độ lệch chuẩn, sử dụng phép so sánh giá trị trung bình (Compare means):
kiểm định t hay mẫu độc lập (Independent - Samples T Test), kiểm định t cặp đôi giữa
hai biến (Paired - Samples T Test), kiểm nghiệm tương quan (One - way ANOVA)…
- Cách thức nghiên cứu
Thống kê số liệu, nhập số liệu và xử lý số liệu theo phần mềm đã lựa chọn.
8. Đóng góp mới của đề tài
8.1. Xác định mức độ của khả năng TUNN của SVSP tại Đại học Quy Nhơn trong
TTSP bằng bảng câu hỏi.

8.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng TUNN của SVSP tại Đại học Quy
Nhơn trong TTSP.
8.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng TUNN của SVSP trường Đại
học Quy Nhơn.


8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG
NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRONG
THỰC TẬP SƯ PHẠM
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về TUNN - TTSP
Thích ứng và TUNN trong TTSP là một trong những vấn đề lý thú trong Tâm
lý học vì thế đã thu hút được sự quan tâm của các nhà Tâm lý học trong và ngoài nước.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu thích ứng, TUNN trong TTSP. Ở đây chúng tôi
xin nhóm lại thành hai hướng chính:
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về TUNN - TTSP
Năm 1925, Harvey Carr cho rằng học tập là một công cụ quan trọng được con
người sử dụng để thích nghi với môi trường, nghề nghiệp. Ông đã tập trung nghiên
cứu hành vi thích nghi. Theo ông, hành vi thích nghi gồm 3 thành phần: 1/ Một động
lực dùng như một kích thích cho hành vi (ví dụ: đói, khát); 2/ Một khung cảnh môi
trường hay hoàn cảnh mà sinh vật ở trong đó; 3/ Một phản ứng thoả mãn động lực kia
(ví dụ: ăn, uống).
Năm 1968, một số tác giả người Nga như N.D. Carsev, L.N. Khadecva và K.D.
Pavlov đã nêu ra các tiêu chuẩn sinh lý của sự TUNN, trong đó họ đã nghiên cứu khá
sâu sắc cơ sở sinh lý của sự thích ứng ở học sinh với chế độ học tập và rèn luyện trong
nhà trường. Những phản ứng sinh lý, những biến đổi của các hệ số tương quan đặc
biệt là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh được tác giả quan tâm và chỉ ra những biến đổi cụ
thể.

Năm 1969, E.A. Ermoleava nghiên cứu “Đặc điểm thích ứng xã hội và nghề
nghiệp ở sinh viên đã tốt nghiệp trường sư phạm”. Tác giả đã đưa ra khái niệm “thích
ứng là quá trình thích nghi của người lao động trong tập thể nhất định” và đã đưa ra
chỉ số cho sự TUNN của sinh viên đã tốt nghiệp trường sư phạm.
Năm 1971, X.A. Kughen và O.N. Nhicandov đã nghiên cứu “Sự thích ứng với
hoạt động lao động của các kỹ sư trẻ”. Các tác giả này đã đưa ra nhiều mức độ thích
ứng khác nhau trong hoạt động lao động của các kỹ sư vào nghề.


9

Năm 1972, A.S. Serbacov và A.B. Mudric đã nghiên cứu “Sự TUNN của người
thầy giáo” và đã nêu lên quan niệm chung về sự thích ứng của người thầy giáo. Những
yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng đến hiệu quả của sự thích ứng đó cũng
được phân tích khá cụ thể.
Năm 1973, N.I. Ivanov, A.V. Cleremov nghiên cứu TUNN của sinh viên Đại
học Kim loại - Mỏ mang tên G.I. Nôsôva khẳng định: “TUNN là một quá trình phức
tạp và nhiều mặt. Thích ứng nhanh hay chậm đối với việc học tập và thực hành nghề
nghiệp ở trường Đại học có tương quan rất lớn với kết quả học tập”.
Năm 1980, trong tập chí “Những vấn đề tâm lý học” số 4, A.A. Krintreva đã
trình bày những nghiên cứu của mình về những đặc điểm tâm lý của sự thích ứng đối
với sản xuất ở những học sinh mới ra trường ở các trường trung cấp kỹ thuật chuyên
nghiệp và trường phổ thông trung học. Tác giả cho rằng: thích ứng là quá trình làm
quen với sản xuất, là quá trình gia nhập dần vào sản xuất A.A. Krintreva cũng đưa ra
một số chỉ số đặc trưng của sự TUNN đó là:
+ Sự thích ứng nhanh chóng nắm vững chuyên ngành sản xuất, các chuẩn mực kỹ
thuật.
+ Sự phát triển tay nghề.
+ Vị trí xã hội trong tập thể.
+ Sự hài lòng đối với công việc và vị thế của mình trong tập thể.

Năm 1981, D.E. Super và E.G. Knasel trong nghiên cứu của mình đã cho rằng:
Sự phát triển nghề của giới trẻ được phát triển gợi mở và sự thích ứng trở thành một
năng lực chính dẫn đến sự thành công về nghề nghiệp [61].
Năm 1984, tác giả A.Kh. Roxtunov khi nghiên cứu về thích ứng nghề của sinh
viên đã nhận định: Sự thích ứng là một quá trình tiếp cận phức tạp của sinh viên đối
với các điều kiện và nhiệm vụ của các trường Đại học, nhờ sự “rung động” về tâm lý
và đạo đức của họ nhằm phù hợp với các đòi hỏi mới của hoạt động. Việc nghiên cứu,
tìm kiếm các yêu cầu và phẩm chất “mẫu mực” về giáo dục xã hội và tâm lý học của
sự TUNN đã buộc chúng ta phải nêu ra những “kỳ vọng” sau đây của sự thích ứng
giáo dục xã hội:


10

+ Phải xây dựng cấu trúc thích ứng gồm hai yếu tố liên quan với nhau là: nhu cầu thích
ứng và tình huống thích ứng.
+ Động lực TUNN phải được duy trì, phát triển và có kết quả.
+ Sự TUNN cho phép cá nhân sử dụng các khả năng hoạt động của con người.
Việc phân tích lý thuyết đã cho thấy, các yếu tố quan trọng của hoạt động nghề
nghiệp là phương hướng của cá nhân trong môi trường xã hội cụ thể; xác định được
mục đích đúng đắn, xây dựng được các nhiệm vụ nghề nghiệp; sự kết hợp các giá trị
của kết quả hoạt động - sự TUNN của các nhà chuyên môn tương lai bao gồm mức độ
am hiểu nghề, nghĩa là kiến thức về các đòi hỏi của nghề nào đó, cùng các điều kiện
hoạt động nghề nghiệp, tạo thuận lợi cho sự thích ứng, giúp thúc đẩy quá trình nắm
vững nghề nghiệp một cách tự lập và khắc phục được mọi khó khăn trong công tác
[24].
M.L. Savickas đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nghề và thích ứng nghề.
Trong các tác phẩm của mình, đặc biệt trong bài viết “Measuring career development:
Current status and future dereetion” (1994), ông đã đánh giá rất cao vai trò của thích
ứng nghề. Ông coi đó như là “sự trưởng thành về nghề nghiệp”. Ông cho rằng: Thích

ứng nghề biểu hiện ở sự sẵn sàng đối mặt với tất cả những công việc có thể dự đoán
được,… là sự tham gia vào những vị trí nghề nghiệp khác nhau, sự điều chỉnh sao cho
phù hợp để đáp ứng được những thay đổi và điều kiện làm việc [57, 58, 59].
Năm 1998, E.V. Tadevoxian cho rằng: Sự thích ứng với hoạt động học tập nghề nghiệp là năng lực của con người cải biến (cải tổ, cải tạo, biến đổi) có hiệu quả
và chiếm lĩnh đối tượng của hoạt động nhận thức ở mức độ đã định của tính tích cực
nhận thức mà không có sự rối loạn đáng kể nào,… [26].
Năm 2005, nhóm tác giả P.J. Rottinghaus, S.X. Day và F.H. Borgen trong một
công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Thích ứng nghề là xu hướng mà mỗi cá nhân đưa
ra khả năng của bản thân để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch nghề nghiệp của mình,
đặc biệt là đối mặt với những tình huống không biết trước. Đề cập đến tiến trình, tầm
quan trọng của mối quan hệ giao thoa giữa môi trường làm việc và năng lực của mỗi
cá nhân, nhấn mạnh đến khả năng điều chỉnh và vấn đề mà mỗi cá nhân phải đối mặt,
khả năng xoay sở với những vấn đề rắc rối về nghề nghiệp,…[56].


11

Cùng năm 2005, trong tác phẩm “The relationship between spirituality,
religiousness and career adaptibility” R.D. Duffy và D.L. Blustein đã cho rằng: Khả
năng thích ứng nghề được hiểu như sự tự quyết định về nghề, sự tự lựa chọn nghề, tự
mong muốn đạt được những kết quả nhất định về nghề, tìm kiếm những trường học
nghề phù hợp với khả năng của mình [53].
Năm 2009, Peter Creed, Tracy Fallon và Michelle Hood thuộc trường Đại học
Griffith Australia đã có công trình nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa thích ứng nghề
và mối quan tâm về nghề trong giới trẻ”. Họ đã tiến hành nghiên cứu 245 sinh viên
năm thứ nhất về các mối quan tâm về nghề nghiệp, sự thích ứng nghề, xu hướng về
nghề,… Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Thích ứng nghề có mối quan hệ bên trong
và có thể bị ảnh hưởng bởi những nhân tố đầu tiên (kế hoạch xây dựng nghề, khám
phá nghề, xu hướng nghề, sự quyết định nghề,…). Những nhân tố thích ứng nghề có
mối quan hệ nội hàm và bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác [52].

Khái quát những nghiên cứu trên thế giới về TUNN - TTSP cho thấy các
nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về TUNN
của sinh viên, người lao động. Vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu cụ thể về
TUNN của SVSP, đặc biệt là SVSP trong quá trình TTSP. Điều này một lần nữa
khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên cứu và triển khai đề tài.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước về TUNN - TTSP
Năm 1981, tác giả Bùi Ngọc Dung trong đề tài luận văn thạc sĩ “Bước đầu tìm
hiểu sự TUNN của giáo viên tâm lý giáo dục” đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá
khả năng TUNN của giáo viên tâm lý - giáo dục [6].
Năm 1982, tác giả Nguyễn Ngọc Bích, khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học
Sư phạm Hà Nội thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thích ứng học đường của SVSP”. Tác
giả đã phân tích hiện trạng về sự thích ứng của SVSP, những yếu tố khách quan và chủ
quan hướng đến sự thích ứng đó. Luận điểm mà tác giả đưa ra là: Sự thích ứng với
trường học và nghề nghiệp của sinh viên là quá trình thích nghi, hài lòng với các hoạt
động học tập, nghề nghiệp trong hoàn cảnh nhất định [1].
Năm 1991, tác giả Phạm Hồng Quang, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc viết
bài “Những khó khăn trong giờ lên lớp của sinh viên TTSP” [34]. Qua thống kê, tác


12

giả đã chỉ ra những khó khăn của sinh viên thực tập trong quá trình lên lớp như: quá lệ
thuộc vào bài soạn, nội dung giảng dạy rời rạc, chưa biết phối hợp nhịp nhàng các thao
tác sư phạm, năng lực diễn đạt yếu, từ đó tác giả rút ra kết luận rằng: giờ lên lớp của
GV trường Đại học có ý nghĩa quan trọng đối với SVSP; các GV trường Đại học và
các GVHD tại cơ sở TTSP cần tổng kết kinh nghiệm dạy học, xây dựng quy trình lên
lớp với các bước cụ thể nhằm giúp sinh viên hoàn thiện bài học. Thực chất đây cũng là
nghiên cứu theo hướng thích ứng của SVSP với hoạt động TTSP.
Cuối năm 1991, tác giả Nguyễn Văn Lê, Trường Đại học sư phạm 1 Hà Nội có
bài viết “Một số kết quả điều tra chất lượng TTSP về công tác chủ nhiệm lớp” [24]

trong đó khẳng định: Sinh viên TTSP chưa hiểu đúng mức về công tác chủ nhiệm lớp,
họ chưa coi TTSP là quá trình vận dụng tri thức lý luận vào thực tiễn. Trên cơ sở đó
tác giả kiến nghị Trường Đại học sư phạm phải khẩn trương tăng cường thực hành, coi
trọng hơn nữa việc rèn luyện nghiệp vụ trong trường sư phạm. Đây cũng là đề tài
nghiên cứu về sự thích ứng của SVSP trong hoạt động TTSP cụ thể là công tác chủ
nhiệm. Hướng nghiên cứu này gần với đề tài của chúng tôi.
Năm 1992, tác giả Nguyễn Xuân Thức với bài “Đánh giá sự thích ứng với các
hình thức hoạt động rèn luyện NVSP của sinh viên” [42] đã đưa ra kết luận: Đa số
giáo sinh đã thích ứng được với các hình thức rèn luyện NVSP, trong đó hình thức rèn
luyện NVSP mà sinh viên khó thích ứng nhất là tập giảng và xử lý tình huống sư
phạm. Quá trình thích ứng phát triển theo chiều hướng tăng dần từ năm thứ nhất trở
lên; những khối lớp có tổ chức nề nếp và phong trào rèn luyện tốt thì có mức độ thích
ứng cao hơn so với những khối lớp có phong trào ở mức trung bình, tổ chức chưa chặt
chẽ.
Năm 1993, Bùi Ngọc Hồ và tập thể tác giả nghiên cứu đề tài cấp bộ mang tên
“Tìm hiểu thực trạng hai đợt TTSP tập trung của sinh viên cuối khóa đào tạo ở các
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Quy Nhơn, Đại
học Sư phạm Huế, Đại học Cần Thơ trong hai năm học 91 - 92 và 92 -93” [15]. Với
công trình này, Bùi Ngọc Hồ và nhóm tác giả đã tổng kết quá trình TTSP tại bốn
trường Đại học trong vòng hai năm học. Đây là một công trình triển khai mang diện
rộng, qua công trình này nhóm tác giả cũng đã rút ra được những kinh nghiệm, những


13

biện pháp khắc phục cho công tác TTSP nói chung và công tác TTSP của từng trường
Đại học nói riêng.
Năm 2000, tác giả Nguyễn Văn Hộ đã có nhiều công trình nghiên cứu giá trị về
giáo dục hướng nghiệp và thích ứng nghề. Đặc biệt với tác phẩm “Thích ứng sư
phạm” tác giả đã đưa ra các khái niệm về thích ứng, thích ứng sư phạm, phân tích các

nội dung về hình thành khả năng thích ứng về lối sống của SVSP. Ngoài ra nội dung
hình thành khả năng thích ứng về tay nghề trong quá trình đào tạo cho SVSP, thích
ứng với quy trình lên lớp, thích ứng với hoạt động giảng dạy trên lớp, thích ứng với
hoạt động thiết kế nội dung công tác chủ nhiệm lớp, thích ứng với hoạt động ứng xử
trong công tác giáo dục cũng được đề cập. Bên cạnh đó, tác giả đề ra một số biện pháp
giúp sinh viên Đại học thích ứng với nghề sư phạm làm cho hướng nghiên cứu về
thích ứng đối với nghề sư phạm càng dày thêm [16, 17, 18].
Ngoài ra, có thể đề cập đến một số đề tài: “Quản lý hoạt động TTSP ở Trường
Cao đẳng Sư phạm Nha Trang - Thực trạng và giải pháp” (tác giả Phan Phú, 2003),
đề tài “Hình thành khả năng thích ứng nghề cho sinh viên CĐSP qua giảng dạy học
phần: Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm” (tác giả Dương Thị Nga, 2007).
Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Hoa nghiên cứu thành công đề tài: “Đánh giá
mức độ TUNN của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La”. Tác giả nhận xét: Có
sự khác biệt về mức độ TUNN giữa các sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai và năm
thứ ba. Trong đó, sinh viên năm thứ ba có mức độ thích ứng tốt nhất, kế tiếp là năm
thứ hai và cuối cùng là sinh viên năm thứ nhất. Điều đó cho thấy, quá trình học tập ở
trường Cao đẳng sư phạm giúp cho sinh viên ngày càng thích ứng với ngành học [14].
Năm 2010, tác giả Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy bảo vệ thành công luận văn thạc
sĩ “Kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình thực tập nhận thức của sinh viên trường
Đại học Hoa Sen”. Đây cũng là một nghiên cứu theo hướng tìm hiểu về kỹ năng giải
quyết vấn đề - một kỹ năng khá quan trọng giúp sinh viên thích ứng với hoạt động
thực tập [46].
Năm 2012, tác giả Đinh Thị Thu Hằng nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản lý
hoạt động TTSP của sinh viên khoa Giáo dục Mầm non - Trường Cao đẳng Sư phạm
Trung ương Nha Trang”. Đây cũng là một nghiên cứu theo hướng tìm hiểu hoạt động


14

TTSP của SVSP để góp phần nâng cao công tác quản lý đối với hoạt động TTSP và

giúp sinh viên thích ứng với hoạt động này tốt hơn.
Năm 2012, tác giả Dương Thị Nga bảo vệ thành công luận án tiến sĩ “Phát
triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng sư phạm”. Tác giả rút ra kết
luận: năng lực thích ứng nghề của sinh viên Cao đẳng sư phạm các tỉnh miền núi phía
Bắc còn nhiều hạn chế, chủ yếu ở mức độ trung bình và thấp. Cũng trong đề tài này,
tác giả đưa ra một số biện pháp thực nghiệm nhằm nâng cao năng lực thích ứng nghề
cho sinh viên Cao đẳng sư phạm như: năng lực thích ứng với việc tự học và hoàn thiện
các phẩm chất nhân cách nhà giáo, năng lực thích ứng với hoạt động dạy học, năng lực
thích ứng với hoạt động giáo dục, năng lực thích ứng với thực tế giáo dục ở trường
phổ thông,… [29].
Cùng năm 2012, tác giả Huỳnh Văn Sơn nghiên cứu đề tài “Thực trạng kỹ năng
giải quyết vấn đề của sinh viên Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong đợt
thực tập sư phạm theo hình thức gửi thẳng” [37].
Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước tập trung nghiên cứu về kỹ năng thích
ứng, năng lực thích ứng ở các đối tượng thầy cô giáo, học sinh, sinh viên hoặc sinh
viên đã tốt nghiệp trong các lĩnh vực như hoạt động học tập, môi trường đại học. Việc
nghiên cứu về khả năng TUNN của SVSP trường Đại học Quy Nhơn trong TTSP chưa
được làm rõ trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề
tài này với mong muốn làm rõ thực trạng khả năng TUNN của SVSP trường Đại học
Quy Nhơn trong TTSP, qua đó tìm ra các biện pháp giúp SVSP nâng cao được khả
năng TUNN.
1.2. Lý luận về khả năng TUNN của SVSP trong TTSP
1.2.1. Khả năng TUNN
1.2.1.1. Khả năng
Theo từ điển Tiếng Việt, khả năng được định nghĩa là cái có thể xuất hiện, có
thể xảy ra trong điều kiện nhất định hay cái vốn có về vật chất hoặc tinh thần để có thể
làm được việc gì [50].
Theo từ điển Oxford, khả năng (Ability) được xem như một mức độ của kỹ
năng hay trí thông minh, có thể hiểu là khả năng để làm một cái gì đó thực tế là ai/cái



15

gì có thể làm một cái gì đó. Chẳng hạn như: hệ thống này có khả năng chạy nhiều
chương trình cùng một lúc. Mọi người đều có quyền được chăm sóc y tế tốt bất kể khả
năng chi trả của họ. Một hình thức nhẹ nhàng của tập thể dục sẽ làm tăng khả năng của
bạn để thư giãn [63].
Theo triết học Marx-Lenin thì khả năng là phạm trù chỉ cái chưa xuất hiện,
chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện
tương ứng.
Ở góc độ Triết học, khả năng là “cái hiện chưa có” nhưng bản thân khả năng có
tồn tại, đó là một sự tồn tại đặc biệt tức là cái sự vật được nói tới trong khả năng chưa
tồn tại, song bản thân khả năng thì tồn tại. Ví dụ: Trước mắt ta có đủ gỗ, cưa, bào, đục,
đinh… đó là hiện thực. Từ đó nảy sinh khả năng xuất hiện một cái bàn. Trong trường
hợp này, cái bàn là chưa có, chưa tồn tại trên thực tế nhưng khả năng xuất hiện cái bàn
thì tồn tại trên thực sự [9]. Khi tính đến khả năng phải phân biệt được các loại khả
năng gần, khả năng xa, khả năng tất nhiên và ngẫu nhiên… Từ đó mới tạo được các
điều kiện thích hợp để biến khả năng thành hiện thực, thúc đẩy sự vật phát triển.
- Khả năng ngẫu nhiên (khả năng hình thức) được hình thành do các tương tác ngẫu
nhiên, những mối liên hệ ngẫu nhiên gây ra, do sự kết hợp với những đặc điểm bên
ngoài quyết định.
- Khả năng tất nhiên (khả năng thực tế): được hình thành do quy luật vận động nội tại
của sự vật (hay là khả năng do những mối liên hệ tất nhiên quyết định, nó xuất hiện do
bản chất bên trong của sự vật). Khả năng tất nhiên được chia làm hai loại:
+ Khả năng gần: khả năng đã có đủ hoặc gần đủ những điều kiện cần thiết để
biến thành hiện thực.
+ Khả năng xa: khả năng chưa đủ điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực,
còn phải trải qua nhiều giai đoạn quá độ nữa.
Để chuyển hóa khả năng thành hiện thực cần có điều kiện khách quan và chủ
quan:

- Điều kiện khách quan là sự tổng hợp các mối quan hệ về hoàn cảnh, không gian, thời
gian, để tạo nên sự chuyển hóa đó.
- Nhân tố chủ quan là tính tích cực xã hội của ý thức của chủ thể con người để chuyển


×