Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

khảo sát hàm lượng cod trong nước ở một số điểm thuộc hệ thống kênh nhiêu lộc thị nghè và kênh tàu hủ bến nghé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA HỌC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Sư phạm hóa học
TÊN ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG COD TRONG NƯỚC
Ở MỘT SỐ ĐIỂM THUỘC HỆ THỐNG
KÊNH NHIÊU LỘC-THỊ NGHÈ
VÀ KÊNH TÀU HỦ- BẾN NGHÉ

GVHD : ThS. Trần Thị Lộc
SVTH : Đào Thị Tuyết Hoa
Lớp

:

4A

Niên khóa: 2009-2013

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít
hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở
giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô,


gia đình và bạn bè.
Với long biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở khoa Hóa trường Đại học Sư
Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho chúng em làm nền tảng trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Bỉnh, cô Trần Thị Lộc đã tận tâm hướng dẫn em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy
cô thì em nghĩ bài khóa luận này của em khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa em xin chân
thành cảm ơn thầy, cô.
Bên cạnh đó, em cũng xin được gởi lời cám ơn chân thành tới cô Lê Thị Diệu đã giúp đỡ
chúng em nhiệt tình về trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất trong suốt thời gian làm khóa luận.
Đồng thời chân thành gửi lời cám ơn đến tất cả những người bạn đã giúp đỡ, cùng em đi lấy
nước phân tích, thực hiện đề tài.
Bài khóa luận được thực hiện lần đầu tiên trong thời gian ngắn, kiến thức của em còn hạn chế
và còn nhiều bỡ ngỡ, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được
những ý kiến, đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn để kiến thức emtrong lĩnh vực này được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Đào Thị Tuyết Hoa


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
BOD: Nhu cầu oxy cho quá trình sinh học
BOD 5 : Nhu cầu oxy cho quá trình sinh học trong thời gian 5 ngày
BOD 20 : Nhu cầu oxy cho quá trình sinh học trong thời gian 20 ngày
COD: Nhu cầu oxy cho quá trình hóa học
FAS: Fe(NH 4 ) 2 (SO 4 ) 2 .6H 2 O
KHP: Kali hidrophtalat
TFE: Tetra florua etylen

BVMT : Bảo vệ môi trường
NL- TN : Nhiêu Lộc- Thị Nghè
TH- BN : Tàu Hủ- Bến Nghé
DANH MỤC HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hình 6.2: Bản đồ địa điểm các nơi lấy mẫu.

59

Hình 6.8: Biểu đồ biểu diễn lượng COD trong mỗi mẫu trong các lần phân tích.

64

Hình 6.12. Toàn cảnh môi trường kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè (1980-2013).

70

Hình 6.13. Hành vi xả rác bừa bãi ven kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè.

71


DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Bảng 2.1: Thành phần các chất gây ô nhiễm nguồn nước mặt

15

Bảng 2.2: Các ion đa lượng có mặt trong nước

17


Bảng 2.3: Các ion vi lượng trong môi trường nước

18

Bảng 3.1: Lượng chất bẩn trong nước thải sinh hoạt của thành phố

23

Bảng 4.1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo nghị định số
4/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ áp dụng tại Việt Nam

35

Bảng 5.1: Phương thức bảo quản và thời gian lưu trữ mẫu

42

Bảng 6.1: Các thông số lúc lấy mẫu

56

Bảng 6.3: Kết quả chuẩn độ dung dịch FAS

60

Bảng 6.4: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các ion Fe2+, Cl─, NO 2 ─

60

Bảng 6.5 Kết quả phân tích COD trong nước lần phân tích I


63

Bảng 6.6: Kết quả phân tích COD trong nước lần phân tích II

63

Bảng 6.7 Kết quả phân tích COD trong nước lần phân tích III

64

Bảng 6.9. Kết quả phân tích COD/ BOD lần phân tích I ở kênh Tàu Hủ- Bến Nghé 68
Bảng 6.10. Kết quả phân tích COD/BOD lần phân tích II ở kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè68
Bảng 6.11. Kết quả phân tích COD/BOD lần phân tích III ở kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè

68


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... 1
MỤC LỤC........................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................ 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 1
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 1
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.................................................... 2
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2
6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................... 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC ............................. 3

1.1 NGUỒN NƯỚC TOÀN CẦU [3] ............................................................................. 3
1.2 TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM [7] ................................................................. 3
1.3. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC KÊNH NHIÊU LỘC- THỊ NGHÈ[6] ................... 4
1.3.1. Vị trí địa lý và lưu vực ................................................................................................................. 4
1.3.2. Vai trò của tuyến kênh và lưu vực trong tổng thể thành phố hiện nay ........................................ 4
1.3.3. Thủy văn ...................................................................................................................................... 5
1.3.4. Chế độ thủy triều ......................................................................................................................... 5

1.4. Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC [13] ...................................... 6
1.4.1 Vai trò của nước đối với sự sống .................................................................................................. 7
1.4.2 Vai trò của nước đối với cơ thể con người ................................................................................... 7
1.4.3 Vai trò của nước với sản xuất nông nghiệp .................................................................................. 8
1.4.4 Vai trò của nước với sản xuất công nghiệp .................................................................................. 8
1.4.5 Nước đối với giao thông vận tải ................................................................................................... 9
1.4.6 Nước cho sự phát triển du lịch và giải trí ..................................................................................... 9
1.4.7 Sử dụng nước để phát điện ........................................................................................................... 9

CHƯƠNG 2: HÓA HỌC NƯỚC SÔNG ....................................................... 10
2.1 CÁC NGUỒN CUNG CẤP NƯỚC CHO SÔNG [3]............................................. 10
2.1.1 Nguồn nước mặt ......................................................................................................................... 10
2.1.2 Nguồn nước ngầm ...................................................................................................................... 11

2.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HÓA HỌC NƯỚC SÔNG [8] ................................. 12
2.2.1 Thành phần hóa học của nước sông............................................................................................ 12
2.2.2 Các khí hòa tan trong nước ......................................................................................................... 13
2.2.3 Ion H+.......................................................................................................................................... 15
2.2.4 Các chất rắn lơ lửng .................................................................................................................... 15
2.2.5 Các chất hữu cơ .......................................................................................................................... 15



2.3 TÍNH KHÔNG ĐỒNG ĐỀU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NƯỚC .... 16
2.3.1 Tính không đồng đều về thành phần hóa học của nước sông theo chiều dài của sông .............. 16
2.3.2 Tính không đồng đều về thành phần hóa học của nước sông theo chiều rộng của sông ............ 16

CHƯƠNG 3: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC ........................................ 17
3.1 Ô NHIỄM NƯỚC DO TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI [8]................................ 17
3.1.1 Sinh hoạt của con người ............................................................................................................. 17
3.1.2 Các hoạt động công nghiệp......................................................................................................... 18
3.1.3 Các hoạt động nông nghiệp ........................................................................................................ 18
3.1.4 Hồ chứa nước và các hoạt động thuỷ điện .................................................................................. 19

3.2 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC DO YẾU TỐ TỰ NHIÊN [1] ..................... 19
3.2.1 Nhiễm phèn ................................................................................................................................. 19
3.2.2 Nhiễm mặn.................................................................................................................................. 19
3.2.3 Ô nhiễm nguồn nước do vi khuẩn gây bệnh ............................................................................... 19
3.2.4 Ô nhiễm nguồn nước do kí sinh trùng ........................................................................................ 20
3.2.5 Ô nhiễm các chất vô cơ............................................................................................................... 20
3.2.6 Ô nhiễm các chất rắn .................................................................................................................. 20
3.2.7 Ô nhiễm mùi của môi trường nước ............................................................................................. 20

3.3 HIỆN TƯỢNG NƯỚC BỊ Ô NHIỄM [8] ............................................................... 20
3.3.1 Màu sắc ....................................................................................................................................... 20
3.3.2 Mùi và vị ..................................................................................................................................... 21
3.3.3 Độ đục ......................................................................................................................................... 21
3.3.4 Nhiệt độ ...................................................................................................................................... 21
3.4 Độ oxy hoá [13] ............................................................................................................................... 21

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT
LƯỢNG NƯỚC KÊNH NHIÊU LỘC- THỊ NGHÈ, KÊNH TÀU HỦBẾN NGHÉ[6] .................................................................................................. 24
4.1. Công cụ quản lý ...................................................................................................... 24

4.1.1. Công cụ pháp lý ......................................................................................................................... 24
4.1.2. Công cụ kinh tế .......................................................................................................................... 25

4.2. Áp dụng mô hình hóa quản lý chất lượng nước trong từng chi lưu thuộc lưu
vực ................................................................................................................................... 26
4.3. Giáo dục cộng đồng ................................................................................................ 27

CHƯƠNG 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH COD TRONG NƯỚC
............................................................................................................................ 29
5.1 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN MẪU [17] ....... 29
5.1.1 Dụng cụ- hóa chất ....................................................................................................................... 29
5.1.2 Tiến hành lấy mẫu ...................................................................................................................... 29
5.1.3 Bảo quản và vận chuyển mẫu ..................................................................................................... 31


5.2 XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXY HÓA HỌC (COD) TRONG NƯỚC THEO
PHƯƠNG PHÁP HỒI LƯU HỞ ................................................................................. 32
5.2.1 Phương pháp dùng kali pemanganat [17] .....................................................................................32
5.2.2 Phương pháp hồi lưu hở dựa trên phép chuẩn độ [17].................................................................. 33

5.3 XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXY HÓA HỌC (COD) TRONG NƯỚC THEO
PHƯƠNG PHÁP HỒI LƯU KÍN [20] ........................................................................... 36
5.3.1 Phương pháp hồi lưu kín dựa trên phép chuẩn độ thể tích ......................................................... 36
5.3.2 Phương pháp hồi lưu kín dựa trên phép so màu ......................................................................... 39

CHƯƠNG 6: THỰC NGHIỆM ...................................................................... 42
6.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ CÁC THÔNG SỐ KHI LẤY MẪU ............................................ 42
6.1.1 Địa điểm: .................................................................................................................................... 42
6.1.2 Các thông số của mẫu lúc lấy ..................................................................................................... 42


6.2 XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ FAS THEO K 2 Cr 2 O 7 ..................................................... 45
6.2.1 Tiến hành: ................................................................................................................................... 45
6.2.2 Kết quả: ....................................................................................................................................... 45

6.3 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ ION TRONG NƯỚC ĐẾN QUÁ
TRÌNH XÁC ĐỊNH COD[10]......................................................................................... 45
6.4 XÁC ĐỊNH COD THEO PHƯƠNG PHÁP HỒI LƯU KÍN DỰA TRÊN PHÉP
CHUẨN ĐỘ THỂ TÍCH............................................................................................... 46
6.4.1 Dụng cụ và hóa chất ................................................................................................................... 46
6.4.2 Tiến hành .................................................................................................................................... 47
6.4.3 Kết quả ........................................................................................................................................ 47
6.4.4. Kết quả phân tích COD/BOD. ................................................................................................... 51

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55
BẢNG PHỤ LỤC ............................................................................................. 57


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Môi trường cung cấp cho con
người những điều kiện sống (như ăn, uống, ở, hít thở …). Nếu không có điều kiện đó con người
không thể sống tồn tại và phát triển được. Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị
ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Viêt Nam. Nhất là trong
những năm gần đây do nền kinh tế phát triển, nước ta đang đi lên con đường công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa dẫn đến tình trạng môi trường ngày càng ô nhiễm,
trong đó có nguồn nước. Ngoài việc thiếu nước ngọt cho sinh hoạt, ô nhiễm nguồn nước cũng là
một thực trạng. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều đó khi đi qua những con sông, kênh, ví dụ: sông
Sài Gòn, kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, kênh Tàu Hủ- Bến Nghé…
Để có cái nhìn chủ quan hơn về mức độ ô nhiễm nguồn nước ở một số kênh rạch trong

thành phố và ở một số đoạn trong hệ thống sông Sài Gòn, nơi cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt
của người dân toàn thành phố, tôi chọn đề tài: “Khảo sát hàm lượng COD trong nước sông ở
một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, kênh Tàu Hủ- Bến Nghé ”. Hy vọng
đề tài này sẽ làm cho mỗi người chúng ta đặc biệt là người dân thành phố nhận thức rõ mức độ ô
nhiễm của nguồn nước nơi họ đang sống và có ý thức hơn về vấn đề này. Đồng thời tìm ra giải
pháp khắc phục sao cho nguồn nước trở nên sạch hơn, ít ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Phân tích hàm lượng COD trong nước sông.




Trang bị một số kiến thức căn bản về môi trường, bảo vệ môi trường. Giúp con người nhận

thức rõ vai trò của nước đối với đời sống, những tác động của con người làm cho nguồn nước
ngọt biến đổi xấu đi và hậu quả của nó. Giáo dục cho con người lòng yêu thiên nhiên, có ý thức
bảo vệ giữ gìn nguồn nước sạch, chống lại những hành vi phá hoại hoặc gây ô nhiễm nguồn
nước.

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu tổng quan về nước.



Nghiên cứu các cơ sở lí luận của phương pháp nghiên cứu, phân tích COD trong nước.




Khảo sát hàm lượng COD trong mẫu nước ở một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc-

Thị Nghè, kênh Tàu Hủ – Bến Nghé thuộc hệ thống kênh của sông Sài Gòn.


Những kiến nghị nhằm làm giảm ô nhiễm nguồn nước ngọt.


4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
 Nước Sông Sài Gòn ở kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Tàu Hủ- Bến Nghé qua một số
địa điểm lấy mẫu.
 Hàm lượng COD trong nước ở những địa điểm trên đây.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu tài liệu và hệ thống kiến thức.
 Phân tích và tổng hợp.
 Sử dụng phương pháp hồi lưu kín, dựa trên phép chuẩn độ thể tích để phân tích hàm lượng
COD trong nước.
 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số ion trong nước tới hàm lượng COD trong nước.
 Phương pháp so sánh

6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
 Nước ở Cầu Khánh Hội
 Nước ở Cầu Nguyễn Văn Cừ
 Nước ở Cầu Chà Và
 Nước ở Cầu Lò Gốm
 Nước ở Cầu Rạch Cây
 Nước ở Cầu Thị Nghè
 Nước ở Cầu Khánh Dư

 Nước ở Cầu Công Lý
 Nước ở Cầu Số 8
 Nước ở Cầu Số 1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.1 NGUỒN NƯỚC TOÀN CẦU [3]
Theo đánh giá của Shiklomanov (1993) tài nguyên nước bao gồm nước trong không khí,
nước mặt, nước ngầm, nước biển. Tổng khối lượng nước toàn bộ trên thế giới ước tính được
1.454.000.000 km3.
Diện tích nước mặt bao phủ đến ¾ bề mặt trái đất. Hơn 97% lượng nước toàn cầu là nước
mặn. Còn khoảng 3% là nước ngọt, hơn 2% nước ngọt tập trung dưới dạng băng ở 2 cực, nên chỉ
còn khoảng 1% ở sông, suối, ao, hồ, nước ngầm....
Theo F.Sargent, tổng lượng nước trên thế giới được phân bố như sau:
• Biển và đại dương: 1.370.322.000 km3
• Nước ngầm: 60.000.000 km3
• Băng: 26.660.000 km3
• Hồ nước ngọt: 125.000 km3
• Hồ nước mặn: 105.000 km3
• Khí ẩm trong đất: 75.000 km3
• Hơi nước trong khí quyển: 14.000 km3
• Nước sông: 1.200 km3
• Tuyết lục địa: 250 km3
Như vậy chỉ khoảng 215.000 km3 tức là gần 1/7000 tổng lượng nước có vai trò quan trọng là
bảo tồn sự sống trên hành tinh.

1.2 TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM [7]
Việt Nam thuộc vào nhóm những nước có tài nguyên nước tại chỗ giàu có, hệ thống sông
ngòi dày đặc và phân bố tương đối đồng đều, có khoảng 2500 sông có chiều dài từ 10 km trở
lên, hằng năm trên lãnh thổ Việt Nam tiếp nhận một lượng mưa trung bình là 634 tỉ m3 nước.

Trong đó đi vào hình thành dòng chảy sông ngòi là 316 tỉ m3 nước. Trong toàn bộ dòng chảy
sông ngòi thì dòng chảy sông chiếm 34% hay 107 tỉ m3 nước còn lại 66% là dòng chảy mặt hay
209 tỉ m3 nước. Dự trữ ẩm trong đất là 426 tỉ m3. Ngoài ra Việt Nam còn thu nhận nguồn nước
ngoại lai từ Trung Quốc, Lào và Campuchia là 132,8 tỉ m3/năm.
Lượng mưa trên lãnh thổ Việt Nam tuy lớn nhưng phân bố không đều tập trung chủ yếu
trong các tháng mùa mưa (từ tháng 4 tháng 5 đến tháng 11). Do tài nguyên nước phân bố không


đều và dao động phức tạp theo thời gian nên việc khai thác và sử dụng nước gặp nhiều khó
khăn.
Nước trong lòng đất là một bộ phận quan trọng của tài nguyên nước của Việt Nam từ lâu
đời nước dưới đất đã được sử dụng cho mục đích sinh hoạt và các hoạt động kinh tế khác.
Trong tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước dưới đất chiếm một tỉ lệ nhỏ bé so với nước
mặt, khai thác sử dụng còn thô sơ nhưng đạt hiệu quả tốt nhất là những nơi bị khô hạn. Những
cánh đồng bông, cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên và một số nơi khác chủ yếu dựa vào nước dưới
đất. Nhìn chung nước dưới đất ở Việt Nam phong phú và phân bố rộng rãi.
Tài nguyên nước của Việt Nam bao gồm nước mặt và nước ngầm, trong việc khai thác và
sử dụng tài nguyên nước cần thấy rằng sự dư thừa và phân bố không đều trong năm của lượng
mưa đã gây nhiều tai họa cho đời sống và sản xuất như lũ lụt, hạn hán. Đây là một khía cạnh
môi trường cần quan tâm của tài nguyên nước

1.3. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC KÊNH NHIÊU LỘC- THỊ NGHÈ[6]
1.3.1. Vị trí địa lý và lưu vực
Kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè (NL-TN) nằm trong khu trung tâm của nội thành
TP.HCM, chảy qua địa bàn 5 quận: Tân Bình, Phú Nhuận, quận 3, quận 1 và Bình Thạnh. Toàn
tuyến kênh là 9.470 m, bắt đầu từ địa bàn quận Tân Bình (khu vực ở ngã tư Bảy hiền ) và kết thúc
ở ngã ba sông Sài Gòn. Lưu vực kênh NL-TN có diện tích 3.935 ha nằm trên địa bàn 7 quận
nội thành (quận 1, quận 3, quận 10, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp và quận
Tân Bình) với dân số hiện hữu 1.200.000 người. Tập trung dân cư với mật độ cao vì bao gồm 2
khu vực chính: khu Thành phố cũ (quận 1, quận 3 và 1 phần quận Phú Nhuận, quận Tân Bình,

quận Bình Thạnh sát dọc kênh) có dáng dấp đô thị với các đặc trưng: mật độ đường giao thông
cao, tương đối có quy hoạch và khu Thành phố mới phát triển được hình thành do làn sóng
dân cư từ nông thôn đổ về, do có tính chất tự phát nên hạ tầng kỹ thuật rất kém, không đáp
ứng các tiêu chuẩn đô thị. Quá trình phát triển của thành phố đã mở rộng trung tâm ra đến gần
như toàn bộ lưu vực kênh. Vai trò của lưu vực kênh vì thế ngày càng trở nên nghiêm trọng đối
với bộ mặt thành phố.
1.3.2. Vai trò của tuyến kênh và lưu vực trong tổng thể thành phố hiện nay
Với nhiệm vụ thoát nước cho một diện tích 3.935 ha, lại nằm trong khu vực tập trung cao
dân cư, đây là lưu vực quan trọng bậc nhất về mặt thoát nước. Là 1 trong 5 lưu vực thoát nước
của nội thành TP.HCM nhưng lưu vực này chiếm đến 21,4% diện tích (3.935/ 18.372ha ) và


30,7% dân số (1.200.000/ 3.913.000 dân ) của cả thành phố và có mật độ dân số rất cao 361
người/ha. Tình trạng ô nhiễm và bồi lấp của kênh hiện nay đã gây ảnh hưởng trầm trọng đến
việc thoát nước của lưu vực, cụ thể các lưu vực dọc kênh từ đường Phạm Văn Hai kéo dài
xuống cầu Lê Văn Sỹ thường xuyên bị ngập khi mưa, các khu vực ngã tư Bảy Hiền, Lý Thường
Kiệt, Tô Hiến Thành, 3 Tháng 2, khu rạch Miếu Nổi- quận Bình Thạnh cũng thường ngập lụt và
rút rất chậm sau khi mưa do các chi lưu của kênh bị lấn chiếm, bồi lấp. Rạch cũng chịu ảnh
hưởng chế độ thủy triều sông Sài Gòn truyền vào nên trong ngày chiều nước chảy cũng thay đổi
hai lần. Nhưng do kênh ngắn, nông, nhỏ hẹp, uốn khúc, lòng rạch lại bị lấn chiếm nhiều bởi nhà
dân nên ảnh hưởng của thủy triều bị suy giảm nhanh dọc theo kênh rạch. Nước từ sông Sài Gòn
trong quá trình triều lên chỉ vào được tới cầu Kiệu cách sông 4,5m. Khi triều đã rút hết ở sông
Sài Gòn thì mực nước ở đầu nguồn Nhiêu Lộc vẫn cao hơn mức bình thường.
1.3.3. Thủy văn
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các khu công
nghiệp và dân cư trong TP.HCM, Biên Hòa và Thủ Dầu Một đang sử dụng lượng nước khoảng
13,5m3/s từ sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đặc biệt là các nhà máy nước Bến Than, Bình An,
Thiên Tân, và nhà máy Quốc Lộ 1 đang sử dụng 21 m3/s. Lượng nước lấy từ sông Sài Gòn và
sông Đồng Nai dùng cho thủy nông ước tính khoảng 20 m3/s.
Các loại nguồn nước từ mưa, từ nước thải, từ thủy triều hình thành nguồn nước kênh

NL-TN. Nguồn nước kênh gắn liền với các điều kiện cụ thể của lưu vực, phụ thuộc chặt chẽ
vào thời điểm xuất hiện của từng quá trình. Mỗi loại sẽ có những tính chất, những đặc trưng
riêng về độ lớn và cường suất biến đổi hàm lượng vật chất gây mức độ độc và nó sẽ quyết định
nên tính chất cơ bản về nguồn nước của kênh NL-TN.
Vào mùa mưa, nhờ lượng nước mưa lớn, kênh bớt ô nhiễm hơn do nước thải được pha
loãng và đưa ngay ra sông Sài Gòn. Kênh bị thu hẹp và bồi lấp nên khi mưa lớn, lượng nước
mưa không thoát ngay ra sông mà kéo dài trong nhiều giờ, nhờ đó lưu lượng dòng kênh vẫn
lớn hơn mùa khô giảm bớt ô nhiễm. Tuy nhiên, bùn lắng đọng trên kênh vẫn phân hủy tạo
mùi hôi.
1.3.4. Chế độ thủy triều
Thủy triều ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM ) theo chế độ bán nhật triều, có 2 đỉnh
triều (một cao một thấp) và 2 đáy triều (một cao một thấp). Khác biệt giữa mực nước triều
cường và mực nước triều ròng thay đổi trong khoảng 2,7-3,3 m ở gần TP.HCM và 2,5-4,0 m tại
các cửa sông.


Một chu kỳ thủy triều đầy đủ kéo dài trung bình 12-15 ngày, gồm 5-7 ngày triều cường và
3-5 ngày triều ròng.
Thời gian triều lên thường vào khoảng 15-20 giờ, trong khi đó thời gian triều xuống
chỉ vào khoảng 4-8 giờ. Điều này không có lợi cho hệ thống thoát nước mưa. Có ba chu kỳ
thủy triều mỗi năm:
- Chu kỳ triều cao: Tháng 9, 10, 11, 12.
- Chu kỳ triều thấp: Tháng 4, 5, 6, 7, 8.
- Chu kỳ triều trung bình: Tháng 1, 2, 3.
Hàng tháng lại có 2 kỳ triều cường theo chu kỳ mặt trăng vào các ngày 1, 2, 3, 4, 14, 15,
16, 17 (âm lịch) và 2 kỳ triều kém vào giữa các ngày nói trên.
Biên độ triều khá lớn và ít biến động qua nhiều năm, tại trạm đo Phú An, biên độ triều
trung bình khoảng từ 1,7-2,5 m, cao nhất là 3,95 m. Độ chênh biên độ triều ở các tần suất khác
nhau nhỏ vào khoảng 20-30 cm.
Mức độ ảnh hưởng của thủy triều phụ thuộc vào địa hình lòng sông, kênh, rạch (độ sâu,

chiều rộng, quá trình truyền triều) đối với cửa sông. Ở đây cần lưu ý là tốc độ chảy ra phần lớn
đều lớn hơn tốc độ chảy vào, chỉ có một vài nơi tốc độ chảy ra bằng tốc độ chảy vào đặc biệt là
thời gian nước chảy ra bằng thời gian nước chảy vào. Cho nên ở một số kênh rạch thì khối
lượng nước bẩn chưa chảy ra khỏi cửa kênh thì đã bị nước đẩy trở vào làm cho tình hình ô
nhiễm càng trầm trọng thêm (vì tính chất bán nhật triều- hai lần nước lớn và hai lần nước
ròng). Thời gian quá ngắn chỉ 6 giờ nên lượng nước không kịp chảy ra ngoài sông chính và trên
kênh rạch còn tồn tại vùng giáp nước. Chính vì vậy nơi đây thường bị ô nhiễm rất nặng.
Trên kênh NL-TN, do lòng rạch nhỏ hẹp, nông, bị bồi lấp, lấn chiếm bởi nhà dân và
chất thải, bị cản trở bởi rau, bèo và do cao độ địa hình thay đổi nhanh, ảnh hưởng của thủy triều
suy giảm mạnh, nước từ sông Sài Gòn theo triều lên chỉ đến được cầu Kiệu (cách sông 2,5km),
phần còn lại của kênh bị dồn ứ bởi nước thải gây ô nhiễm lòng kênh.

1.4. Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC [13]
Nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống, môi
trường và phát triển kinh tế xã hội. Lịch sử phát triển của loài người luôn gắn liền với nhu cầu
về nước. Ngoài chức năng duy trì sự sống, nước còn có vai trò quan trọng đối với nhiều ngành
kinh tế: phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp, phục vụ giao thông vận tải
đường thủy, phục vụ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, phát triển du lịch sinh thái…. Dòng chảy
trên nhiều hệ thống sông suối còn tiềm tàng một nguồn năng lượng khổng lồ, nhờ đó giúp phát
triển ngành thủy điện.


1.4.1 Vai trò của nước đối với sự sống
Nước có vai trò quan trọng trong sự sống của sinh vật, không thể thiếu được trong các cơ
thể sống, thường nước chiếm từ 60% đến 90% cơ thể sinh vật, có khi đến 98% ở một số cây
mọng nước như cây nha đam…động vật ruột khoang như sứa….
Nước có trong toàn bộ các bộ phận của cơ thể sinh vật với các tỉ lệ khác nhau: mô xương
chứa ít nước hơn mô cơ, mô máu chứa nhiều nước nhất.
Nước rất cần thiết cho sự sống con người mỗi ngày cần 1,83 lít nước để uống. Nước giúp
cho con người, động thực vật trao đổi vận chuyển thức ăn, tham gia vào các phản ứng sinh hóa

học và các mối liên kết, cấu tạo trong cơ thể.
Nước là nguyên liệu cho cây quang hợp để tạo ra hợp chất hữu cơ.
Nước là phương tiện để vận chuyển chất hữu cơ và vô cơ trong cây, vận chuyển máu và
chất dinh dưỡng ở động vật.
Nước còn giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật và là môi
trường sống của nhiều loài sinh vật.
Nước tham gia vào quá trình trao đổi chất, năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Có thể nói, ở đâu có nước là ở đó có sự sống và ngược lại. Cuộc sống ngày càng phát triển
cao, nhu cầu nước sinh hoạt cho mỗi người mỗi ngày khoảng 150 lít. Ngoài ra chúng ta có thể
chữa bệnh bằng cách uống nhiều nước, tắm và uống nước khoáng nóng….
1.4.2 Vai trò của nước đối với cơ thể con người
Nhiều người trong chúng ta lầm tưởng không được ăn thì sẽ chết còn nếu thiếu nước
không thể chết được. Đó là một sai lầm! Đối với cơ thể, nước còn quan trọng hơn cả chất đạm,
chất béo, chất đường, vitamin và muối khoáng. Nếu một người không ăn gì cả, chỉ uống nước
thôi, sẽ có thể sống được 2 tháng, nhưng nếu không uống nước, chỉ sống được không quá một
tuần. Trong cơ thể con người, chất lỏng chiếm tỷ trọng nhiều nhất, khoảng 60-70% thể trọng.
Chất lỏng trong cơ thể như máu, tuyến dịch limpa. . . là do nước và một số chất khác tạo nên, đã
trở thành những “dòng sông, kênh rạch”, vận chuyển chất dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ
thể. Nước tham gia vào việc hình thành các dịch tiêu hóa, giúp con người hấp thụ chất dinh
dưỡng, cũng như tạo thành các chất lỏng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nước là
chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể.
Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được
chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước. Nước còn giúp cho các phế nang luôn ẩm ướt, có
lợi cho việc hô hấp. Nước còn được gọi là dầu bôi trơn của toàn bộ khớp xương trong cơ thể, là
một chất hoãn xung của hệ thống thần kinh. Vì vậy, uống nước không chỉ đơn thuần là giải


khát. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách uống nước, có người uống nhiều nước (3 lít - 4
lít/ngày), có người lại uống quá ít (0,5 lít/ngày). Người uống quá nhiều nước gây áp lực cho
thận, người uống quá ít nước thì da khô, tóc dễ gãy, bị táo bón, bị sỏi thận…Hằng ngày, nếu

lượng nước nạp vào cơ thể không đủ, hoặc bị mất đi do các nguyên nhân như tiêu chảy, nôn
mửa, sốt cao, xuất huyết…sẽ sinh ra chứng mất nước
Nước cung cấp các chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, giúp thải các chất thừa, chất
độc hại ra khỏi cơ thể. Nước được hấp thụ thường xuyên nhằm bù đắp lượng nước bài tiết thoát
qua da, phổi, thận.
Mặt khác, nước giúp con người chống lại sự nóng bức. Nếu mất 10%- 20% lượng nước
trong cơ thể, con người có thể chết.
1.4.3 Vai trò của nước với sản xuất nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) nước là nhân tố quyết định hàng đầu "
nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống " vì vậy nếu thiếu nước, hoặc nguồn nước bị ô nhiễm thì
có khả năng gây ra các thảm họa trầm trọng như nạn đói, bệnh tật Để sản xuất 1kg lúa cần 750kg
nước; sản xuất 1kg thịt cần 7,5 kg nước. Ruộng lúa cấy 2 vụ thì cần 14-25000 m3/ha. Cây trồng
cần 5000 m3/ha, hoa màu cũng tương đương là 5000m3/ha. Hiện nay, con người dành 80% nguồn
nước ngọt để sản xuất nông nghiệp.
1.4.4 Vai trò của nước với sản xuất công nghiệp
Các hoạt động công nghiệp luôn gắn liền với nhu cầu khai thác sử dụng các nguồn nước
phục vụ sản xuất. Lượng nước sử dụng trong công nghiệp luôn thay đổi theo quy mô và trình độ
sản xuất. Các ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều nước có thể kể đến như: công
nghiệp khai khoáng, nhiệt luyện, công nghiệp bột giấy và giấy, công nghiệp dệt nhuộm, thuộc
da, phân bón, cao su, chế biến lương thực, thực phẩm …. Ngoài ra nước còn dùng làm lạnh
động cơ, hơi nước làm quay tuabin, làm dung môi hòa tan chất màu và các phản ứng hóa học.
Người ta còn sử dụng nước với áp lực lớn để sản xuất than, dầu mỏ, lưu huỳnh… Ví dụ: Để sản
xuất 1 tấn nhôm cần 1.400m3, 1 tấn dầu, 1 tấn thép cần 600m3, 1 tấn nhựa cần 500m3.
Tuy nhiên nước sử dụng trong công nghiệp thường được thải bỏ dưới dạng nước thải công
nghiệp. Trong thành phần nước thải công nghiệp thường chứa các chất ô nhiễm hữu cơ, chất rắn
lơ lửng, vi trùng, tác nhân độc hại gây đe dọa môi trường và đời sống con người. Ví dụ: Để khai
thác 17.700 tấn quặng Boxit mỗi năm ở Bảo Lộc- Lâm Đồng, phải cần đến hàng trăm mét khối
nước, đào bới và rửa trôi hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn tấn bùn đất thải ra suối, làm ô
nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai.



1.4.5 Nước đối với giao thông vận tải
Giao thông đường thủy thì yếu tố bề mặt là yếu tố tất yếu. Các sông ngòi, kênh rạch, biển,
đại dương, ao hồ, vịnh đều là những môi trường thuận lợi để giao thông vận tải. Ví dụ: đồng
bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi chằng chịt đến 0,4km/km2, riêng thành phố Hồ Chí
Minh đã có 800 km sông ngòi, kênh rạch đó là điều kiện rất tốt để phát triển giao thông đường
thủy. Vận tải bằng đường biển giá thành rẻ, chỉ bằng 1/10 đường không và bằng 1/2 hay 1/3
đường bộ. Không chỉ vậy ngành giao thông vận tải biển còn giúp đất nước mở rộng thêm trong
việc phát triển nền kinh tế nước nhà, phần nào khẳng định vai trò to lớn của nước đối với giao
thông vận tải.
Tuy nhiên, các hoạt động giao thông thủy và dịch vụ cảng cũng góp phần gây ô nhiễm môi
trường nước do việc xả thải dầu cặn, chất thải có nguồn gốc dầu mỡ khoáng và chất thải sinh
hoạt. Bên cạnh đó là các sự cố tràn đầu do tai nạn chìm tàu chở dầu….
1.4.6 Nước cho sự phát triển du lịch và giải trí
Việt Nam là một trong số những nước có rất nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên được
UNESCO công nhận trong đó có các hồ chứa nước và thác nước, chính vì thế ngành du lịch
cũng từ đó mà phát triển theo. rong phát triển du lịch nhu cầu sử dụng nước không lớn so với
các hoạt động khác nhưng đòi hỏi chất lượng cao.
Ví dụ về một số địa điểm du lịch nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, bãi biển Nha Trang, Vũng
Tàu, đảo…và rất nhiều loại hình du lịch sông nước đều rất phát triển. Điều này càng cho thấy
vai trò không thể thiếu của nước đối với ngành du lịch của Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung.
Bên cạnh đó, các hoạt động du lịch cũng tạo ra những áp lực nhất định đến môi trường
nước do việc thải bỏ chất thải của du khách và kinh doanh du lịch vào môi trường nước.
1.4.7 Sử dụng nước để phát điện
Thủy điện ở nước ta đóng vai trò rất lớn trong cung cấp điện năng cho đất nước. Tiềm
năng thủy điện của Việt Nam ước tính khoảng 17.700 MW, trong đó đã khai thác xấp xỉ 4.115
MW. Đến nay Việt Nam có trên 500 nhà máy thủy điện nhỏ với năng suất gần 4 triệu
KWh/năm. Trong tương lai Việt Nam có thể xây dựng được 3.000 trạm thủy điện có công suất
từ 100-1000kW và 2.500 trạm có công suất dưới 100kW.

Các hồ chứa thủy điện thường là các hồ chứa đa mục tiêu , bao gồm phát điện, chống lũ,
tưới giao thông thủy đẩy mặn, nuôi trồng thủy sản và du lịch….


CHƯƠNG 2: HÓA HỌC NƯỚC SÔNG
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và phân bố tương đối đều trên toàn lãnh
thổ. Nếu tính riêng sông có độ dài trên 10 km đã có gần 2500 con sông với tổng chiều dài trên
52.000 km. Dọc bờ biển trung bình cứ 20 km có 1 cửa sông và mật độ mạng lưới sông thay đổi
từ 0,5-2 km/km2.

2.1 CÁC NGUỒN CUNG CẤP NƯỚC CHO SÔNG [3]
Có hai nguồn cung cấp nước cho sông là nguồn nước trên mặt đất và nước ngầm.
- Nước mặt: sông, suối, ao, hồ, biển.
- Nước ngầm: mạch nông, mạch sâu, giếng phun.
2.1.1 Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt chủ yếu ở sông, hồ chứa, biển.
Nguồn nước, hơi nước trong không khí ngưng tụ trên bề mặt và một phần do nước ngầm
chảy lộ thiên tạo thành những dòng sông.
Ở nước ta, với lượng mưa trung bình hàng năm thường vào khoảng 2000 pm phân bố
tương đối đồng đều so với nhiều nước trên thế giới. Hệ thống sông ngòi chằng chịt có lưu lượng
rất phong phú. Tuy nhiên, do chiều rộng từ Trường Sơn ra biển Đông hẹp, độ dốc lớn, ít hồ
thiên nhiên và nhân tạo nên lượng nước phân bố không đều trong năm. Về mùa mưa, nước thừa
gây ngập úng, ngược lại về mùa khô, nước không đủ để cung cấp cho nông nghiệp, công nghiệp
và dân sinh. Trong những năm qua, nhà nước đã đầu tư xây dựng nhiều công trình hồ chứa lớn
dùng trị thủy và điều tiết nước nhằm phục vụ cho nhiều mục đích, trong đó, có cấp nước cho
dân dụng và công nghiệp. Về phương diện chất lượng, nước sông ở nước ta do chảy qua nhiều
vùng đất khác nhau chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, mang theo nhiều tạp chất, có độ
đục cao về mùa lũ, lượng chất hữu cơ và vi trùng lớn, có độ màu cao….
Đối với các hồ lớn nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của các khu dân cư thì chất lượng nước
thường tốt. Các ao hồ nhỏ ở nông thôn tuy có hàm lượng cặn nhỏ nhưng độ màu rất cao, các

hợp chất phù du, hữu cơ và rong tảo lớn.
Nước ta có khoảng 3000 km bờ biển. Nước biển làm mặn những quãng sông sâu vào trong
đất liền tới 20-30 km. Nước ngầm ở vùng đồng bằng ven biển cũng bị nhiễm mặn do ảnh hưởng
của nước biển thấm sâu, có nơi tới 100 km vào đất liền.
Nguồn nước mặt có thể bị ô nhiễm do:
- Các chất thải của người và động vật trực tiếp hay gián tiếp thải vào.


- Các chất thải công nghiệp thải vào.
- Các chất thải trong quá trình bảo vệ thực vật.
- Các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp.
Nói chung, chất lượng nguồn nước mặt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ phát triển
công nghiệp, đô thị trong lưu vực; hiệu quả quản lí các nguồn nước thải xả vào nguồn, điều kiện
thủy văn, tốc độ, hình dạng, công suất dòng chảy và thời tiết vùng khí hậu.
Bảng 2.1 Thành phần các chất gây ô nhiễm nguồn nước mặt
CHẤT RẮN LƠ

CÁC CHẤT KEO

CÁC CHẤT HÒA TAN

LỬNG (d< 1 μm)

( d= 0,001-1 μm chủ yếu

(d< 0,0001 μm)

0,05-0,2 μm)
Đất sét


Đất sét

Các ion K+, Na+, Ca2+,

Cát

Protein

NH 4 +, SO 4 2-, Cl-, PO 3 3-…

Keo Fe(OH) 3

Silicat SiO 2

Các chất khí CO 2 , O 2 ,

Chất thải hữu cơ, vi Chất thải sinh hoạt hữu N 2 , CH 4 , H 2 S.
sinh vật

cơ.

Các chất hữu cơ

Vi trùng 1-10 μm

Cao phân tử hữu cơ

Các chất mùn

Tảo


Virut 0, 03 - 0, 3 μm

2.1.2 Nguồn nước ngầm
Nước mưa, nước mặt và hơi nước ngưng tụ trên bề mặt thẩm thấu vào lòng đất tạo thành
nguồn nước ngầm. Nước ngầm được giữ lại hoặc chuyển động trong các lỗ hổng hay khe nứt
của các lớp đất đá tạo nên tầng ngậm nước. Khả năng ngậm nước của các tầng đất đá phụ thuộc
vào độ rỗng và độ nứt của nó. Các loại đất sét, hoàng thổ không ngậm nước. Trong quá trình
thấm qua các lớp đất đá, các tạp chất và vi trùng được giữ lại, nhưng cũng trong quá trình đó, có
nhiều kim loại hòa tan vào nguồn nước. Vì thế, nước ngầm ít đục (hầu như không có các hạt
keo hay các hạt cặn lơ lửng), các chỉ tiêu vi trùng thấp. Tuy nhiên, đáng quan tâm là trong nước
ngầm có chứa nhiều tạp chất hòa tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, thời tiết, các quá
trình phong hóa và sinh hóa xảy ra trong khu vực và trong tầng đất đá. Ở những vùng có điều
kiện phong hóa tốt thì trong nước ngầm chứa nhiều chất bẩn, lượng nước mưa lớn thì nước
ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hòa tan, các chất hữu cơ, chất mùn lâu ngày theo nước
mưa thấm sâu vào nguồn nước. Nước ngầm cũng có thể bị nhiễm bẩn do tác động của con
người. Các chất thải do người và động vật, các chất thải hóa học, các chất thải sinh hoạt cũng
như việc sử dụng phân bón hóa học, …Tất cả các chất thải đó theo thời gian ngấm dần vào
nguồn nước, tích tụ dần và dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm.


Ở nước ta, nước ngầm có hàm lượng muối cao ở các vùng đồng bằng ven biển, ở các nơi
khai thác nước phổ biến có hàm lượng sắt, canxi và magiê lớn hơn tiêu chuẩn cho phép, phải xử
lí mới dùng được. Nước ngầm trong các tầng nứt nẻ của đá vôi phần lớn có chất lượng tốt.
Nước ngầm mạch sâu được các tầng địa chất phía trên bảo vệ nên ít bị nhiễm bẩn bởi các tạp
chất hữu cơ và vi trùng.
Nước ngầm do tiếp xúc rất tốt và lâu với các nham thạch trong đất nên thường có độ
khoáng hóa cao.
Nước ngầm có trong các tầng địa chất khác nhau và có thành phần hóa học khác nhau nên
khi chảy ra sông cũng làm cho thành phần hóa học của nước sông thay đổi.


2.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HÓA HỌC NƯỚC SÔNG [8]
Thành phần hóa học của nước sông được quyết định bởi đặc tính vốn có của con sông ấy.
Đặc tính ấy gồm các yếu tố sau:
• Nguồn nước cung cấp cho sông.
• Cấu tạo địa chất của lưu vực sông.
• Khí hậu của khu vực sông.
• Tốc độ dòng chảy của sông…
Ngoài ra, thành phần hóa học của nước sông còn được quyết định một phần bởi thái độ của
con người trong quá trình sử dụng nước sông.
Ở từng khu vực nhất định thì thành phần hóa học nước sông tương đối đồng đều do nước
chảy liên tục khả năng trộn lẫn các chất rất cao. Còn sự biến đổi thành phần hóa học của cả con
sông thì rất phức tạp vì sông chảy qua rất nhiều khu vực mà ở đó cả thổ nhưỡng, khí tượng thủy
văn, khí hậu… đều rất khác nhau.
2.2.1 Thành phần hóa học của nước sông
Gồm các hợp chất hữu cơ, vô cơ có thể tồn tại trong nước dưới dạng: ion hay hòa tan, khí
hòa tan, dạng rắn, lỏng. Do sự phân bổ các hợp chất này quyết định bản chất của nước tự nhiên:
nước ngọt, nước lợ hay nước mặn; giàu dinh dưỡng, nước nghèo dinh dưỡng, nước cứng, nước
mềm, nước bị ô nhiễm hay không….
Các ion trong môi trường nước: các axit, bazơ và muối hòa tan trong nước tạo nên các ion
mà thành phần của nó thể hiện trong các bảng sau:
Bảng 2.2 Các ion đa lượng có mặt trong nước [3]


Nồng độ mg/l
Thành phần

Nước biển

Sông, hồ


Cl-

19340

8

Na+

10770

6

SO 4 2-

710

11

Mg2+

194

4

Ca2+

412

15


K+

399

2

HCO 3 -

140

58

Br-

65

-

Sr2+

9

-

Bảng 2.3 Các ion vi lượng trong môi trường nước [3]
Thành phần

Nồng độ ( µ g/l)
Nước biển


Sông, hồ

B

4500

10

Si

5000

13000

F

1400

100

N

250

230

P

35


20

Mo

11

1

Zn

5

20

Fe

3

670

Cu

3

7

Mn

2


7

Ni

2

0,3

Al

1

00

2.2.2 Các khí hòa tan trong nước
Trong môi trường nước có mặt hầu hết các chất khí vì các khí đều có khả năng tan trong
nước, trừ CH 4 . Hàm lượng của các chất khí hòa tan vào nước phụ thuộc vào các yếu tố:


 Bản chất của chất khí.
 Nhiệt độ của nước.
 Cường độ của các quá trình quang hợp trong nước.
 Thành phần của các nguồn nước bổ sung cho sông.
 Áp suất riêng phần của các chất khí trên bề mặt nước.
Trong các khí đó, đáng chú ý nhất là: khí O 2 , CO 2 ,

2.2.2.1 Khí O2
Oxy là loại khí ít hòa tan trong nước và không tác dụng với nước về mặt hóa học. Oxy cần
thiết cho quá trình trao đổi chất. Độ hòa tan của oxy trong nước phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và

áp suất môi trường. Trong nước oxy tự do ở dạng hòa tan ít hơn nhiều lần so với không khí,
khoảng 8-10 ppm (mg/lit). Mức độ bão hòa oxy hòa tan hay DO vào khoảng 14-15 ppm trong
nước sạch ở 00C. Nhiệt độ càng tăng thì DO càng giảm và bằng 0 ở 1000C.
Nhìn chung về mùa hạ, hàm lượng oxi trong nước sông vào khoảng 6-8 mg/l vì nhiệt độ
cao.
Về mùa đông, hàm lượng oxi tăng lên ít, khoảng 8-12 mg/l vì nhiệt độ của nước thấp.
Hàm lượng oxi trong nước còn phụ thuộc vào nguồn sinh vật sống trong nước, phụ thuộc
vào khí hậu của khu vực sông chảy qua.

2.2.2.2 Khí CO2
Mặc dù chỉ chiếm 0,03% trong khí quyển nhưng đóng vai trò cực kì quan trọng trong
nước. Khí CO 2 hòa tan trong nước tạo ion bicacbonat và cacbonat: HCO 3 - và CO 3 2-. Nồng độ
CO 2 trong nước phụ thuộc vào pH: pH thấp, CO 2 ở dạng khí, ở pH = 8-9 dạng bicacbonat (
HCO 3 -), pH lớn hơn 10 ở dạng cacbonat (CO 3 2-).
CO 2 + H 2 O  H 2 CO 3
H 2 CO 3  HCO 3 - + H+ ( pH = 4,5)
HCO 3 -  CO 3 2- + H+ ( pH = 8,3)
Sự tồn tại trong nước CO 2 , HCO 3 - và CO 3 2- theo một tỉ lệ nhất định gọi là trạng thái cân
bằng. Nó quyết định sự ổn định của nước, tránh hiện tượng xâm thực của CO 2 và các hiện
tượng lắng cặn của các muối cacbonat. CO 2 ở dạng tự do trong nước và hidrocacbonat rất quan
trọng đối với hoạt tính quang hợp của thực vật xanh, nguồn sản xuất thức ăn, cung cấp oxy cho
nước và cả hai đều rất cần thiết cho cá và các động vật khác ở trong nước.


Về mùa đông, hàm lượng CO 2 cao vì sinh vật trong nước ít hoạt động nên lượng CO 2 tiêu
thụ ít, đồng thời nguồn nước cung cấp cho nước sông về mùa đông là nước ngầm thường có
nhiều khí CO 2 .
Về mùa hạ, nhiệt độ cao, hoạt động của các sinh vật nhiều nên hàm lượng CO 2 giảm
nhiều, chỉ vào khoảng 1- 3 mg/l, thậm chí có lúc không còn CO 2 trong nước, nên sinh vật phải
lấy CO 2 trong không khí.

2.2.3 Ion H+
Hàm lượng ion H+ trong nước sông phụ thuộc nhiều vào mùa vụ.
Giá trị pH của hầu hết các con sông trong mùa đông từ 6,8–7,8 còn trong mùa hạ cao hơn
từ 7,8 – 8,8.
Các con sông được bổ sung bằng nguồn nước của các đầm lầy thì thường có pH thấp (pH
< 6). Các con sông ở khu vực nhiệt đới vào mùa hạ độ pH có thể tăng lên đến 9.
2.2.4 Các chất rắn lơ lửng
Các chất rắn bao gồm các thành phần vô vơ, hữu cơ và sinh vật được phân thành 2 loại
dựa vào kích thước:
Chất rắn không thể lọc được: là loại có đường kính ≤ 10-6 m ví dụ: Chất rắn dạng keo, chất
rắn hoà tan (các ion và phân tử hoà tan).
Chất rắn có thể lọc: Loại này có đường kính > 10-6 m ví dụ như: Tảo, hạt bùn, sạn….
2.2.5 Các chất hữu cơ
Dựa vào khả năng bị phân huỷ do vi sinh vật trong nước, ta có thể phân làm hai nhóm:
- Các chất dễ bị phân huỷ sinh học như các chất đường, chất béo, protein, dầu mỡ động thực
vật. trong môi trường nước các chất này dễ bị vi sinh phân huỷ tạo ra khí cacbonic và nước.
- Các chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học như hợp chất clo hữu cơ, DDT, lindan, các hợp
chất đa vòng ngưng tụ như pyren, naphtalen, anthraxen, dioxin…. Đây là những chất có độc
tính cao, bền trong môi trường nước có khả năng gây tác hại lâu dài cho đời sống sinh vật và
sức khoẻ con người.


2.3 TÍNH KHÔNG ĐỒNG ĐỀU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NƯỚC
2.3.1 Tính không đồng đều về thành phần hóa học của nước sông theo chiều dài của
sông
Độ dài của các con sông trên trái đất đều có chiều dài rất khác nhau nhưng nhìn chung
nước sông khác hẳn các nguồn nước khác vì sông nào cũng có độ đài từ vài trăm km đến tới
hàng nghìn km.
Do sông có độ dài như vậy, nên theo chiều dài của sông, thành phần hóa học của nước
sông rất không đồng đều. Sự không đồng đều này do các yếu tố:

Sông chảy qua các khu vực có cấu tạo địa chất, tình hình địa lí, thủy văn khác nhau.
Nguồn cung cấp nước cho sông dọc theo chiều dài của sông rất khác nhau. Hoạt động của sinh
vật hai bên bờ sông dọc theo chiều dài của sông cũng rất khác nhau.
2.3.2 Tính không đồng đều về thành phần hóa học của nước sông theo chiều rộng của
sông
Tùy thuộc vào độ rộng của sông mà thành phần hóa học của nước sông thay đổi nhiều hay
ít.
Thông thường, các con sông có độ rộng lớn, tốc độ dòng chảy nhỏ thì sự khác biệt về
thành phần hóa học của nước sông theo chiều rộng là khá rõ rệt.
Còn các con sông nhỏ, độ rộng hẹp, tốc độ dòng chảy thường cao, thường thành phần hóa
học ít khác biệt theo chiều rộng.
Sự khác biệt về thành phần hóa học của nước sông theo chiều rộng của sông do một số các
nguyên nhân sau:
Cấu tạo địa chất, thổ nhưỡng của hai bờ sông khác nhau. Thành phần hóa học của các
nguồn nước cung cấp cho sông ở khu vực hai bờ sông khác nhau.
Hoạt động của dân cư, công nghiệp…. của hai bờ sông khác nhau.


CHƯƠNG 3: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
3.1 Ô NHIỄM NƯỚC DO TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI [8]
Khi con người bắt đầu trồng trọt, chăn nuôi thì đồng ruộng dần phát triển ở vùng đồng
bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông. Cư dân ít nên nguồn tài nguyên rất dồi dào đối với
các nhu cầu của họ. Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu.
Các đô thị trở thành nơi tập trung dân cư đông đúc. Các tác động của con người đối với nguồn
nước ngày càng trở nên rõ rệt, nhất là nguồn nước gần khu công nghiệp và đô thị. Trong điều
kiện dân số và sức sản xuất phát triển mạnh mẽ, các tác động này tăng lên nhanh chóng làm
thay đổi các chu trình tự nhiên trong thuỷ quyển. Các nguồn nước có thể bị ô nhiễm do các hoạt
động sau đây của con người.
3.1.1 Sinh hoạt của con người
Trong các đô thị, nước thải sinh hoạt được tạo thành từ các khu dân cư, các công trình

công cộng. Đặc điểm nước thải sinh hoạt đô thị là hàm lượng các chất hữu cơ không bền vững
tính theo BOD 5 cao, là môi trường cho các loài vi khuẩn gây bệnh. Trong nước thải chứa nhiều
nguyên tố dinh dưỡng, có khả năng gây hiện tượng phì dưỡng trong nguồn nước. Lượng chất
bẩn trong nước thải sinh hoạt của thành phố , tính theo gam/người/ngày, nêu trong bảng 3.1
Bảng 3.1 Lượng chất bẩn trong nước thải sinh hoạt của thành phố
(gam/người /ngày)
Số

Chất bẩn

TT

Theo

Theo B. J. Arceivala

X.N.Stroganov

(1985)

35 ÷ 50

70 ÷ 145

1

Hàm lượng cặn lơ lửng

2


BOD 5

30 ÷ 50

45 ÷ 54

3

Nitơ amôn NH 4 +

7÷8

6 ÷ 12

4

Clorua Cl-

8, 5 ÷ 9

4÷8

5

Phot phat PO 4 3-

1, 5 ÷ 1, 8

0, 8 ÷ 4


6

Kali K+

3, 0

2÷6

7

Sunphat SO 4 2-

1, 8 ÷ 4, 4

-

8

Dầu mỡ

-

10 ÷ 30


3.1.2 Các hoạt động công nghiệp
Thành phần nước thải sản xuất của các nhà máy xí nghiệp rất đa dạng và phức tạp, phụ
thuộc loại hình sản xuất, dây chuyền công nghệ, thành phần nguyên vật liệu, chất lượng sản
phẩm…Trong nước thải sản xuất, ngoài các loại cặn lơ lửng, còn có nhiều loại tạp chất hoá học
khác nhau: các chất hữu cơ (axit, este, phenol, dầu mỡ, chất hoạt tính bề mặt… ), các chất độc

(xianua, arsen, thuỷ ngân, muối đồng…), các chất gây mùi, các loại muối khoáng và một số
chất đồng vị phóng xạ.
Dầu và các sản phẩm dầu có tác động nguy hiểm nhất đối với nguồn nước, chúng tạo
thành màng mỏng trên mặt nước cản trở quá trình hoà tan oxy trong nguồn nước. Ngoài ra các
sản phẩm dầu còn tạo thành các nhũ tương bền vững, tan một phần trong nước. Trong nước thải
các nhà máy giấy ngoài các hợp chất hoá học như kiềm, este, cồn, axit sunfuric… còn có nhiều
loại cặn và xơ sợi với hàm lượng rất lớn. Ví dụ hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải công ty
Giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) là 130 ÷ 400 mg/l, trong đó lượng xơ sợi gần 100 mg/l. Các tạp chất
rắn này lắng đọng tại vùng cống xả nước thải vào sông hồ, gây hiện tượng yếm khí và gây ra
tình trạng thiếu hụt oxy nghiêm trọng trong nguồn nước.
Các loại muối kim loại nặng hoà tan trong nước, theo con đường của chuỗi thức ăn xâm
nhập vào cơ thể sống trong nguồn nước, chúng cản trở quá trình sinh hoá của cơ thể sinh vật.
3.1.3 Các hoạt động nông nghiệp
Nước từ đồng ruộng và nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi gây nhiễm bẩn đáng kể cho
sông hồ. Thành phần khoáng chất trong nước dẫn từ hệ thống tiêu thuỷ phụ thuộc vào đặc tính
đất, chế độ tưới, cấu tạo hệ thống tiêu…Lượng muối hoà tan trong nước có thể từ 1 đến 200
tấn/ha. Do việc sử dụng phân bón hoá học, một lượng lớn chất
dinh dưỡng nitơ và photpho có thể trôi vào nguồn nước, gây nên hiện tượng phì dưỡng trong
nước.
Các hợp chất hữu cơ có chứa clo như các loại thuốc trừ sâu DDT, Andrin, Endosunphan,
các loại thuốc diệt cỏ axit phenoxiaxetic, các loại thuốc diệt nấm hexaclobenzen,
pentaclorophennol… là các chất bền vững, tốc độ phân huỷ trong nước rất chậm. Chúng có thể
tích tụ trong bùn, tích tụ trong cơ thể thuỷ sinh vật, tan trong mỡ động vật nước…Số lượng
DDT thường bài tiết ra ít hơn so với mức thu vào. Vì thế tuy nồng độ DDT trong nước thấp
nhưng theo chuỗi thức ăn, sẽ tăng hàng ngàn lần trong các sinh vật bậc cao.


×